Nguyễn Tuân về phong cách sáng tác và những tác phẩm trong Vang bóng một thời, trong đó có Chữ người tử tù
Trang 1Nguyễn Tuân và các tác phẩm Vang bóng một thời
Phong cách Nguyễn Tuân qua một truyện ngắn tự chọn trong Vang bóng một thời
Tên và trật tự trong VBMT Thời gian xuất bản trên Tao Đàn
1 Chém treo ngành Bữa rượu máu, Tao đàn, số 4, 1939
2 Những chiếc ấm đất Tao đàn, số 8 / 16-6-1939
3 Thả thơ Tao đàn số 6/ 16-5-1939
4 Đánh thơ Tao đàn số 7/ 1-6-1936
5 Ngôi mả cũ Cái mả cũ, Tao đàn số 9-10/ 16-7-1939
6 Hương cuội Chưa tra được thời gian
7 Chữ người tử tù Dòng chữ cuối cùng, Tao đàn, số 1, 1-3- 1939
8 Một đám bất đắc chí Ném bút chì, Tao đàn số 2, 16-3-1939
9 Ấm trà trong sương sớm Chén trà sương, Tao đàn số 3, 1-4-1939
10.Đèn đêm thu Chưa tra được thời gian
11 Trên đỉnh non Tản Trên đỉnh núi Tản, Tao đàn số 13, 16-10- 1939
12.Khoa thi cuối cùng Báo oán, Tao đàn số 12, 16-9-1939
Sắp xếp theo trật tự dưới đây => có thể rút ra ý nghĩa gì?
NCÂĐ (2) Hương
Cuội (6)
Chén trà sương (9)
TĐNT (11)
(8)
KTCC (12) Thả thơ
(3)
Đánh thơ (4)
Đèn đêm thu (10) cái chết ←— - trung
tâm
– -> cái chết
Trang 21 Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
● Người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái
đẹp, nhìn thế giới, con người từ
góc độ văn hoá nghệ thuật, theo
tiêu chuẩn tài hoa nghệ sĩ.
Trước CM: vì bất mãn với thực tại, ko tìm thấy cái đẹp trong hiện tại
→ tìm vẻ đẹp của một thời đã qua Sau CM: cái đẹp gắn bó với quá khứ, hiện tại và tương lai
● Cây bút tài hoa, uyên bác - Tài hoa trong việc dựng người, dựng
cảnh + sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật
- Uyên bác trong vận dụng những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để làm phong phú và giàu có khả năng diễn tả
● Cá tính mạnh mẽ, lối sống tự do,
phóng khoáng - ý thức cái “tôi”
cá nhân sâu sắc
- Ông ko thích những gì yên ổn, bằng phẳng, nhợt nhạt - luôn thèm khát cái mới lạ
- Tô đậm những cái phi thường, xuất chúng → xu hướng vươn tới cái tuyệt vời, tuyệt đích
Xê dịch Vang
bóng
một thời
Truỵ lạc Yêu
ngôn
tài hoa - khí phách - thiên lương
Những nhân vật mà ông xây dựng nên đều là những bậc tài hoa, nghệ sĩ Nhân vật tài hoa, nghệ sĩ là những nhân vật có tài, hơn người hoặc mang trong mình một chất tài tử hơn đời
Hệ thống nhân vật của Nguyễn Tuân bao giờ cũng mang dáng vẻ riêng, độc đáo và rất đẹp - vẻ đẹp của tài hoa, của nhân cách Ở cả hai giai đoạn sáng tác, nhà văn luôn trân trọng những “đấng tài hoa” và say mê miêu tả, chiêm ngưỡng
Hiện tại:
sự phá
phách,
ngông
cuồng,
liều lĩnh
Quá
khứ: vẻ
đẹp xưa
cũ
Hiện tại:
truỵ lạc
Sự ma quái + 1,2,3
→ Điểm giống: Sự nỗi bất mãn, chán
nản - thoát li hiện tại
Trang 3họ Mỗi nhân vật thường sành hơn người ở một thú chơi hoặc một ngón nghề nào đó, đầy tính nghệ thuật
Dựng lại không khí cổ xưa trong các tác
phẩm,đậm chất hiện thực và lịch sử
Sử dụng triệt để thủ pháp tương phản
đối lập (hội hoạ, điện ảnh)
→ Làm nổi bật tư tưởng, chủ đề tác
phẩm
Sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện,
sắc sảo và tài hoa → bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam (Mai Quốc
Liên) Ngôn từ có sự chọn lọc, được gọt giũa
kĩ lưỡng và vận dụng sáng tạo trong quá trình sáng tác
Đặc biệt sử dụng những ngôn từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, vừa lạ hóa những ngôn ngữ thông thường, đồng thời kết hợp giữa ngôn ngữ tả và ngôn ngữ kể, tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm
2 Khái quát về VANG BÓNG MỘT THỜI
Nói về quá khứ (lưu luyến vẻ đẹp xưa cũ)
→ Sự thoát li hiện tại - bất mãn - chán nản của Nguyễn Tuân
"Vang bóng một thời" là tập truyện ngắn lần lượt đăng trên tạp chí Tao Đàn và Tiểu thuyết thứ Bảy từ năm 1939, in lần đầu năm 1940 Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan
trong Nhà văn hiện đại, nhận định rằng: “Tác phẩm đầu tay của ông là một văn phẩm gần tới sự toàn thiện toàn mỹ Đó là tập Vang bóng một thời”
Bao gồm 12 truyện dẫn dắt người đọc tìm lại thưởng thức những thú chơi tao nhã của người xưa như ẩm trà, ẩm tửu với hương cuội, thả thơ, đánh thơ, cho chữ Cũng có những truyện rùng rợn như nghệ thuật chém treo ngành của một đao phủ, ngón bút chì của đám cướp, hay yêu ma như người nữ báo oán chàng nho sinh lều chõng đi thi, hay kỳ bí như xem đất coi huyệt
Đó đều là những hoài niệm về một thời vàng son của Tổ quốc trước những biến đổi văn hóa, đồng hóa và giao thoa văn hóa phương Tây trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc (thực dân Pháp đặt đô hộ lên nước ta, phong trào Cần Vương thất bại, những anh khóa thi nốt khoá thi Hán học cuối cùng, những nho sĩ cuối mùa trở thành lớp người lạc lõng)
Trang 4Nguyễn Tuân không tìm thấy cái đẹp hiện hữu trong cuộc đời, nên đã trở về với quá khứ, với cội nguồn dân tộc Ông đã đi tìm và chắt chiu, gạn lọc tất cả những nét đẹp trong quá khứ để thể hiện trong tác phẩm của mình.Cũng chính từ tập sách
này của Nguyễn Tuân, bốn chữ "vang bóng một thời" đã trở nên một thành ngữ để
chỉ sự hoài niệm những gì đẹp đẽ, đáng nhớ của quá khứ, dĩ vãng." (Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên)
3 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - trung tâm của Vang bóng một thời
Hội tụ đủ trong đó tất cả vẻ đẹp mà Nguyễn Tuân hướng tới
Là sự bất tử, rực rỡ hơn bao giờ hết
“Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng“ in trên tạp chí Tao Đàn năm 1939 sau đó được tuyển in trong “Vang bóng một thời“ và đổi tên thành “Chữ người tử tù“
Chữ người tử tù thể hiện rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân
1 Nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến một người suốt đời đi tìm cái đẹp, nhìn thế giới, con người từ góc độ văn hoá nghệ thuật, theo tiêu chuẩn tài hoa nghệ sĩ.
Cái đẹp mà ông trân trọng nâng niu và giữ gìn, làm sống dậy trong lòng người đọc một thú chơi tao nhã của người xưa được thể hiện trong “Chữ người tử tù”, đó
là thú chơi chữ Nguyễn Tuân đã cho ta rạo rực sống lại cái thuở còn kim Hán học, với nghệ thuật thư pháp điêu luyện từng “vang bóng một thời” Với những mảnh lụa trắng, bút lông nghiên mực, hai câu đối, hoành phi Cái đẹp thanh khiết của cả người cho chữ và người chơi chữ, tất cả cuốn người đọc về hồn dân tộc Nguyễn Tuân tha thiết với những giá trị văn hóa, tinh thần của cha ông gửi gắm một tấm lòng yêu nước thầm kín, một tinh thần dân tộc có màu sắc độc đáo Giáo sư Nguyễn
Đăng Mạnh đã từng nhận xét “lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền, là tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Tuân đã tạo nên giá trị chân chính và lâu bền cho tác phẩm của ông” Đọc văn Nguyễn Tuân, ta như luyến
tiếc một thời đã qua và trân trọng những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống
2 Chất tài hoa nghệ sĩ
2.1 Được bộc lộ qua việc ông luôn nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
Các nhân vật trong “Vang bóng một thời” hầu hết đều là những nhân vật tài hoa, nghệ sĩ Mỗi nhân vật thường sành hơn người ở một thú chơi hoặc một ngón nghề nào đó Họ dường như cố ý lấy cái tôi tài hoa, ngông nghênh của mình để đối
Trang 5lập với xã hội phàm tục, phô diễn lối sống đẹp, thanh cao như một thái độ phản ứng trước trật tự xã hội Trong số những người tài hoa ấy nổi bật lên hình tượng nhân vật Huấn Cao với ba phẩm chất hội tụ đó là, tài hoa, khí phách và thiên lương
*Vẻ đẹp tài hoa: Huấn Cao nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn với cái tài viết chữ
nhanh và đẹp được mọi người biết đến và khao khát muốn có chữ của ông Huấn,
“có chữ đó mà treo trong nhà chẳng khác nào có một báu vật ở trên đời”, “chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm” Chính vì thế mà có được chữ của ông Huấn Cao đã trở thành tâm nguyện lớn nhất, thiêng liêng nhất của quản ngục
*Vẻ đẹp khí phách
Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu Những ngày chờ thi hành án, Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là
“một lũ tiểu nhân thị oai” Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc” Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội
→ Cá tính mạnh mẽ, lối sống tự do, phóng khoáng - ý thức cái “tôi” cá nhân sâu sắc của Nguyễn Tuân
*Vẻ đẹp thiên lương
Huấn Cao là người không chấp nhận cái xấu cái ác Tuy rằng rơi vào bi kịch anh hùng thất thế nhưng Huấn Cao chưa bao giờ chấp nhận một sự xấu xa nào Với nhân vật, tù ngục là nơi của “lũ quay quắt” cặn bã, là nơi cái xấu tồn tại Huấn Cao không chỉ thể hiện sự “khinh ghét đến điều” mà còn khuyên quản ngục – người giữ tấm lòng
“biệt nhỡn liên tài” phải từ bỏ ngục tù kẻo vấy bẩn cuộc đời lương thiện
Vẻ đẹp thiên lương của Huấn Cao hiện lên sáng nhất trong đêm viết chữ cho viên quản ngục Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử Dưới ánh đuốc
đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván” Sáng mai ông sẽ bị
tử hình, nhưng những nét chữ vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão tung hoành
cả một đời của ông trên lụa bạch sẽ mãi còn đó Đặc biệt ở đây còn diễn ra một sự đổi ngôi xưa nay chưa từng có Kẻ cầm quyền hành trong tay thì bị tước hết quyền uy, khúm núm trước Huấn Cao Kẻ bị mất cả quyền sống là ông Huấn Cao lại trở nên đầy quyền uy khi chăm chú tô đậm từng nét chữ và cho quản ngục những lời khuyên Và
Trang 6quản ngục vái lạy Huấn Cao như vái lạy một bậc thánh nhân: “ Kẻ mê muội này xin bái lĩnh “ Cảnh cho chữ là sự khẳng định chiến thắng của cái đẹp, của thiên lương trước cái xấu, cái ác Trong căn phòng giam ẩm thấp đó, ánh sáng rực rỡ của bó đuốc đã đẩy lùi bóng tối, mùi thơm của chậu mực đã xua đuổi mùi phân chuột, phân gián, màu trắng của tấm lụa bạch đã xóa tan sự u ám cửa nhà tù Lúc này cái đẹp đang lên ngôi, cái đẹp đang đăng quang, lấn át hoàn toàn cái xấu Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách
→ Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm” Trong cái “tài” có cái “tâm”
và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài
hoa, nghệ sĩ mà Nguyễn Tuân quan niệm Cái đẹp luôn song hành cùng cái “tâm” và
“tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự.
Có thể thấy, Nguyễn Tuân luôn trân trọng và say mê chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của tài hoa, của nhân cách Ở đây, vẻ đẹp của con người tài hoa, nghệ sĩ đã được nâng lên đến mức độ “thiên tính” và chủ nghĩa duy mỹ được trân trọng một cách tuyệt đối
2.2 Sự tài hoa, uyên bác còn được thể hiện trong việc dựng người, dựng cảnh + sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật:
- NT xây dựng nhân vật
Huấn Cao là nhân vật chính, là hình tượng thể hiện rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, (tượng trưng cho vẻ đẹp của tài năng, khí phách…) Tác giả không trực tiếp miêu tả Huấn Cao mà dùng nghệ thuật miêu tả gián tiếp theo kiểu “vẽ mây nẩy trăng”, tức là qua thái độ và sự cảm nhận của người khác (Suy nghĩ của viên quản ngục, thầy thơ lại, thái độ của bọn lính gác ngục) Hầu như không có chi tiết nghệ thuật nào thừa Tiếng đồn đại, lai lịch, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của nhân vật được tác giả lựa chọn rất "đắt" làm hiện lên một Huấn Cao hiên ngang bất khuất, tài
tử tài hoa, quý trọng bằng hữu và trân trọng những tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong Thiên hạ
- NT dựng cảnh: sử dụng thủ pháp đối lập tương phản
+ “Bóng tối”: Theo nghĩa thực là của đêm khuya, của buồng giam tử tù- nơi ánh sáng không thể lọt qua được; theo nghĩa tinh thần lại chính là cảnh ngộ éo le mà con người phải đối mặt (Huấn Cao- án tử hình, quản ngục- môi trường sống không phù hợp với tính cách con người ông) Là biểu tượng cho cái xấu xa
Trang 7+ “Ánh sáng”: Theo nghĩa thực là bó đuốc tẩm dầu khói toả như đám cháy nhà- thứ ánh sáng khá mờ nhạt; theo nghĩa tinh thần là ánh sáng toả ra từ cái đẹp của nghệ thuật (chữ Huấn Cao) và của tư thế tâm hồn con người Chính thứ ánh sáng này soi sáng con đường để những kẻ tri âm đến với nhau
→ Với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng à ánh sáng ở đây là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách
- NT sử dụng ngôn ngữ
Bằng việc sử dụng tối đa lớp từ Hán Việt, Nguyễn Tuân đã đưa người đọc trở
về với thời quá khứ một đi không trở lại Trong truyện Chữ người tử tù, một loạt từ
Hán Việt được nhà văn sử dụng: viên quản ngục, thầy thư lại, án thư, pháp trường,
tử tù, tử hình, thập bát, đao phủ, khí phách, tri kỷ, thiên lương, lương thiện, ngục quan, từ biệt, vũ trụ, biệt đãi, tâm điền, tiểu nhân, mãn nguyện, quản ngục, nhất sinh, hoài bão, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ, thiên lương, lương thiện,bái lĩnh … Tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng Đó còn thể
hiện Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, sử dụng các từ Hán Việt khiến cho câu văn lịch lãm, uy nghiêm và tạo ấn tượng mạnh Có thể nói, Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn có phương pháp sử dụng từ Hán Việt tài tình nhất Ông có biệt tài trong việc gợi không khí cổ kính Đó là kết quả của sự khổ công tìm tòi mà nhờ
đó, nhà văn có thể bộc lộ rõ nhất tính cách, sở trường của mình trong một phong cách riêng không thể lẫn Đúng như nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã khẳng định:
“Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức” Ông xứng đáng được mệnh danh là
"người thợ kim hoàn của chữ"