Tất cả các cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân trừ những cá nhân khôngcó quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.Đặc điểm v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT -*** -
TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 2
1 Khái niệm doanh nghiệp tư nhân 2
2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân 2
3 Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân 5
CHƯƠNG II SO SÁNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NGUỒN LUẬT KHÁC TRÊN THẾ GIỚI 7
1 So sánh với luật Singapore 7
2 So sánh với luật Mỹ 9
CHƯƠNG III LẬP BỘ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 12
1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân 12
2 Hồ sơ doanh nghiệp 13
3 Trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân 21
4 Nơi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân 22
5 Thời hạn giải quyết 22
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, việc xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động kinh tế là một điều vô cùng bức thiết Đi cùng với việc công nhận sự tồn tại của các loại hình doanh nghiệp thì nhà nước cũng
đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của chúng Trong đó doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam được đánh giá là một trong các hình thức kinh tế năng động
và linh hoạt nhất trong tổng thể bức tranh kinh tế hiện nay Với sự hướng dẫn và điều chỉnh của bộ luật doanh nghiệp từ năm 1990 đến 2020, bô phận kinh tế này đã khởi sắc và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia
Chúng ta có thể thấy việc phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam dưới sự điều chỉnh của các bộ luật kinh tế, đặc biệt là bộ luật doanh nghiệp 2020 là một vấn đề rất đáng quan tâm
và cần nghiên cứu tìm hiểu kĩ, đặc biệt đối với các bạn sinh viên Vì vậy nhóm em qua việc nghiên cứu đề tài này muốn tìm hiểu và mang đến những kiến thức về các vấn đề liên quan đếndoanh nghiệp tư nhân, từ các vấn đề khái quát đến cách lập bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Nội dung của tiểu luận bao gồm 3 phần chính:
1 Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân
2 So sánh doanh nghiệp tư nhân trong Luật doanh nghiệp 2020 với các nguồn luật khác trên thế giới
3 Lập bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Trong quá trình thực hiện đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế và thiếu sót Nhóm chúng em mong sẽ nhận được những lời góp ý từ cô ạ!
1
Trang 4CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1 Khái niệm doanh nghiệp tư nhân
1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
1.2 Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân
Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”
2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Bên cạnh những đặc điểm chung của một doanh nghiệp kinh doanh thì doanh nghiệp
tư nhân còn có những đặc điểm nhận diện riêng sau:
2.1 Về chủ sở hữu và số lượng thành viên góp vốn
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, thành lập và làm chủ có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ Tất cả các cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân trừ những cá nhân không
có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.Đặc điểm về chủ sở hữu (doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của một chủ) sẽ phân biệt doanh nghiệp tư nhân với những loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhiều chủ như công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.Khác với việc góp vốn vào công ty, những người góp vốn vào công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty thì tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp Như vậy, so với các loại hình công ty là những tổ chức kinh tế có tài sản riêng thì doanh nghiệp tư nhân không có tài sản riêng Tài sản của doanh nghiệp tư nhân vẫn là tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân
Trang 52.2 Về tư cách pháp nhân
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi
có đủ các điều kiện sau:
- Được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Khi nhận diện doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đầu tư vốn và làm chủ Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền sở hữu tài sản đầu tư vào doanh nghiệp tưnhân; doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015
2.3 Về trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng nên trách nhiệm tài sản đối với đối tác, khách hàng, chủ nợ, những người có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ doanh nghiệp
tư nhân phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm cả tài sản chủ doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào doanh nghiệp và tài sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân không đầu tư vào doanh nghiệp.Trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân có điểm tích cực
và điểm hạn chế như sau:
Đứng ở góc độ nhà đầu tư thì trách nhiệm vô hạn không phân tán được rủi ro trong kinh doanh cho cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân Do không có tư cách pháp nhân nên mức
độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình mà không có sự phân tán rủi ro cùng những chủ thể khác như những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
3
Trang 6Tuy nhiên, chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân lại tạo sự “an toàn” hơn cho chủ nợ vì chủ nợ có khả năng đòi được nợ không chỉ giới hạn trong số vốn đầu
tư của chủ doanh nghiệp tư nhân vào doanh nghiệp đó Do đó, khoản 3, Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định rằng: "Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh."
Sở dĩ như vậy là vì, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất
cả tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đối tác, kể cả chủ nợ của các doanh nghiệp tư nhân nên luật chỉ cho phép mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân
2.4 Về quyền phát hành chứng khoán
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020)
Quy định trên của pháp luật đã hạn chế quyền huy động vốn để đầu tư mở rộng quy
mô kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân Hiện nay, ngoài doanh nghiệp tư nhân còn có công ty hợp danh là hai loại hình doanh nghiệp không có quyền phát hành chứng khoán để huyđộng vốn So với công ty TNHH được quyền phát hành trái phiếu và Công ty cổ phần được phát hành chứng khoán để huy động vốn thì rõ ràng doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danhkhó khăn hơn khi tìm kiếm các nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh
Bên cạnh quy định doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán thì Khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 còn xác định rõ "Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công
ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần."
2.5 Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân
Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ ra 3 đặc điểm về vốn đầu tư của doanh nghiệp
tư nhân:
1 Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số
Trang 7vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tàisản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2 Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Quy định này nhằm bảo đảm cơ chế giám sát của Nhà nước và xã hội được thực hiện thông qua kiểm soát hoạt động tài chính trong doanh nghiệp
3 Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán Trường hợp giảm vốnđầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh
Chủ doanh nghiệp có quyền chủ động trong kê khai vốn đầu tư và có quyền chủ động sử dụng vốn đầu tư một cách linh hoạt theo yêu cầu kinh doanh và nhu cầu bản thân Tuynhiên, việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư thể hiện quy mô kinh doanh và trong một chừng mực nhất định thể hiện sự thay đổi năng lực tài chính, khả năng bảo đảm nghĩa vụ tài sản của doanhnghiệp với các chủ thế có liên quan, nên pháp luật quy định việc tăng giảm vốn đầu tư phải được ghi chép đầy đủ trong sổ sách kế toán, và nếu giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn mức vốn đầu tư đã đăng ký thì chỉ được giảm sau khi đã đăng với cơ quan đăng ký kinh doanh
3 Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Từ những đặc điểm pháp lý về doanh nghiệp tư nhân cũng như vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân ở trên, ta có thể rút ra những ưu điểm và hạn chế của doanh nghiệp tư nhân nhưsau:
Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân:
- Do chỉ có 1 chủ sở hữu, nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp
- Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp
- Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác
5
Trang 8- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản.
- Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh
Hạn chế của doanh nghiệp tư nhân:
- Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân Tư cách pháp nhân trao cho doanh nghiệp khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không cần phải nhân danh một ai khác Đồng thời, tư cách pháp nhân là cơ sở để tách bạch tài sản củachủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân đó, điều này giảm bớt sự rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
- Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình Do đó, hiện nay từ khi có công ty TNHH do 1 cá nhân làm chủ sở hữu thì hầu như loại hình doanh nghiệp tư nhân ít được ưu tiên lựa chọn bởi nhược điểm tính chịu trách nhiệm vô hạn của loại hình doanh nghiệp này
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường nên việc huy động vốn đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ khó khăn hơn so với một số loại hình doanh nghiệp khác
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần Đồng thời, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân
Trang 9CHƯƠNG II SO SÁNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NGUỒN LUẬT
KHÁC TRÊN THẾ GIỚI
1 So sánh với luật Singapore
Hệ thống pháp luật Singapore đối với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật Anh thuộc hệ thống Common Law và có nhiều điểm tiến bộ đem lại hiệu quả cao đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào nềnkinh tế được đánh giá là một trong những con rồng Châu Á Doanh nghiệp tư nhân hiện nay thuộc các loại hình doanh nghiệp được ưu chuộng hàng đầu tại Singapore Loại hình kinh doanh này có những đặc điểm pháp lý khá tương đồng so với pháp luật Việt Nam nhưng cũng
có nhiều điểm khác biệt mà Việt Nam có thể học hỏi nhằm đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế quốc gia
Giống nhau: Về cơ bản, pháp luật hai nước đều có sự tương đồng về các đặc điểm pháp
lý của doanh nghiệp tư nhân như:
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và người chủ này có toàn quyền định đoạt côngviệc kinh doanh của mình cũng như được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được
Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân độc lập với chủ sở hữu
Doanh nghiệp tư nhân trong luật của Singapore không được điều chỉnh bởi các quy định cụ thể, riêng biệt mà được quy định chung tại Luật đăng ký têndoanh nghiệp (2014) (Business Names Registration Act (2014)) Doanh nghiệp tư nhân được coi là doanh nghiệp của
cá nhân Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch với tài sản khác của chủ doanh nghiệp Khi tham
7
Trang 10gia các quan hệ kinh tế, dân sự,doanh nghiệp tư nhân được đối
xử như thể nhân
Chủ sở hữu
Doanh nghiệp tư nhân do một
cá nhân làm chủ sở hữu
Doanh nghiệp tư nhân do một
cá nhân hoặc pháp nhân (có thể
là công ty hợp danh hoặc công
ty trách nhiệm hữu hạn) làm chủ sở hữu
Khả năng chuyển nhượng
quyền sở hữu
Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển nhượng quyền sở hữu
Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì ngườithừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư
nhân đó (theo khoản 2 điều
193 luật doanh nghiệp Việt Nam).
Doanh nghiệp tư nhân gắn liền với chủ sở hữu và không được phép chuyển nhượng quyền sở hữu Một khi chủ doanh nghiệp
tư nhân qua đời hoặc ngừng hoạt động kinh doanh thì doanhnghiệp cũng sẽ sụp đổ theo
Thủ tục đăng ký
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp phức tạp Chủ doanh nghiệp tư nhân phải nộp đơn lên phòng Đăng ký Kinh doanh, sở Kế hoạch đầu
tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp theotrình tự quy định, thủ tục và trả phí theo quy định Trong vòng 3 ngày, Cơ quan đăng
ký kinh doanh có trách nhiệmxem xét tính hợp lệ của hồ sơđăng ký doanh nghiệp và cấp
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đơn giản, nhanh gọn
Việc đăng ký có thể rút gọn thành 4 bước sau: đăng ký tên doanh nghiệp, chọn địa chỉ, chỉđịnh người đại diện được ủy quyền (nếu có) và đăng ký trực tuyến qua BizFile Thông thường sẽ mất không tới 15 phút để được duyệt
Trang 11đăng ký doanh nghiệp
Thuế
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ phải chịu các loại thuế sau: lệ phí môn bài, thuếgiá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
Doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế theo mức thuế thu nhập cá nhân
từ 0% tới 22% do không có sự phân biệt về pháp lý giữa doanh nghiệp tư nhân và chủ sởhữu của nó và tất cả lợi nhuận kinh doanh được coi là thu nhập cá nhân của chủ sở hữu
Nghĩa vụ nộp báo cáo tài
chính
Căn cứ Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh nghiệp tư nhân phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất
là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Doanh nghiệp tư nhân được miễn nghĩa vụ nộp báo cáo thường niên và báo cáo tài chính năm
- Nhận thức cộng đồng thấp: Doanh nghiệp tư nhân có thời gian tồn tại ngắn và không ổn định, vì vậy rất có thể doanh nghiệp sẽ không thể huy động vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc ngân hàng hoặc thuê nhân viên có năng lực
- Ít quyền lợi: Doanh nghiệp tư nhân không nằm trong diện những loại hình được hưởng nhiều chính sách thuế ưu đãi và hiệp ước thuế như một pháp nhân Bên cạnh
đó, theo quy định pháp luật Singapore, thuế doanh nghiệp cao nhất chỉ là 17% trong khi mức thuế cao nhất với doanh nghiệp tư nhân là 22%
Qua phân tích trên, nhóm đề xuất luật pháp Việt Nam nên đơn giản hóa các thủ tục hànhchính và linh hoạt hơn trong các quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp
9
Trang 122 So sánh với luật Mỹ
Mỹ là đất nước có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới và có những chính sách hỗ trợ cũng như luật lệ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Do đó, việc tham khảo hệ thống pháp luật của Mỹ có thể giúp nhìn thấy và phát huy được những điểm mạnh của luật nước ta và những điểm hạn chế cần khắc phục
Pháp luật doanh nghiệp ở Mỹ quy định về 4 loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân một chủ, doanh nghiệp hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
Giống nhau: Loại hình doanh nghiệp này gần như là tương đồng với pháp luật Việt
Nam:
Chỉ do cá nhân thành lập, pháp nhân không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của mình
Khác nhau:
Tính bắt buộc trong đăng
ký kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nếu muốn hoạt động, bắtbuộc phải đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân Mỹ xem đây là một hình thức kinhdoanh của một cá nhân nên có thể không bắt buộc phải đăng
ký kinh doanh
Thủ tục đăng ký
Thủ tục thành lập doanh nghiệp phức tạp Chủ doanh nghiệp tư nhân phải nộp đơn lên phòng Đăng ký Kinh doanh, sở Kế hoạch đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự quy định, thủ tục và trả phí theo quy định
Thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản, gọn nhẹ, chỉ cần điền đơn và gửi đến các cơ quan ở bang hoặc quận
Hệ thống pháp luật
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam
Hệ thống pháp luật của Mỹ bao gồm hệ thống pháp luật liên bang, hệ thống pháp luật bang Khi thực hiện hoạt độngkinh doanh ở Mỹ, doanh
Trang 13nghiệp phải tuân thủ quy định pháp luật của cả địa phương, tiểu bang và liên bang.
Doanh nghiệp tư nhân của Mỹchỉ phải đóng thuế thu nhập cánhân thay vì áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp
Nhận xét:
Về cơ bản, pháp luật hai nước đều có sự tương đồng về các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp tư nhân, tuy nhiên cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Mỹ sẽ không cần thực hiện những thủ tục phức tạp như đối với Luật doanh nghiệp Việt Nam
Cần học tập để thiết lập cổng thông tin điện tử để cung cấp toàn bộ nội dung liên quan đến điều kiện kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho Doanh nghiệp và giúp tiết kiệm được thời gian trong quá trình làm thủ tục
Nên học tập Mỹ trong việc chú trọng hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chưa được quan tâm nhiều
11