1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch hà nội

116 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Du Lịch Hà Nội
Tác giả Học Viên Chương Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Xuân Thành
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Chính Sách Công
Năm xuất bản 2015
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 12,64 MB

Nội dung

Trước thực trạng trên, nghiên cứu này tập trung giải quyết hai câu hỏi là 1 Cụm ngành du lịch Hà Nội được hình thành như thé nao và đầu là những tác nhân chính trong cụm ngành du lịch H

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC KINH TE TP HO CHI MINH

CHUONG TRINH GIANG DAY KINH TE FULBRIGHT

NANG CAO NANG LUC CANH TRANH CUM NGANH DU LICH HA NOI

LUAN VAN THAC Si CHINH SACH CONG

TP HO CHI MINH - Nam 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Xuân Thành Thây đã tận tình hướng dẫn

tôi hình thành định hướng nghiên cứu, phương pháp và những ý kiến sâu sắc qua từng buỗi

thảo luận để tôi hoàn thành luận văn này

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thây, cô giảng dạy tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình, miệt mài truyền đạt cho tôi những kiến thức

quý giá trong suốt thời gian kê từ khi tôi còn bỡ ngỡ bước chân vào ngôi trường Fulbright cho đến nay

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị nhân viên làm việc tại Chương trình Giảng

dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học

tập và hoàn thành luận văn này

Trong suốt thời gian qua, tôi cũng được các anh chị và các bạn cùng học tập tại lớp MPP6

động viên, giúp đỡ và hỗ trợ tôi hoàn thành nội dung học tập và làm luận văn

Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình

học tập và hoàn thành luận văn này

Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Trang 3

TOM TAT

Hà Nội được đánh giá là thành phố có tài nguyên du lịch đặc sắc, đa dạng và phong phú Tuy nhiên, các chính sách phát triển du lịch trong thời gian vừa qua chưa giúp thành phố khai thác

được các lợi thế và đạt được các mục tiêu mong muốn Trước thực trạng trên, nghiên cứu này

tập trung giải quyết hai câu hỏi là (1) Cụm ngành du lịch Hà Nội được hình thành như thé nao

và đầu là những tác nhân chính trong cụm ngành du lịch Hà Nội? (2) Đâu là những yếu tố làm nâng cao và làm giảm năng lực cạnh tranh của cụm ngành?

Qua phân tích, tác giả cho rằng, Hà Nội có yến tố thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân văn để

phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc và du lịch hội nghị, hội

thảo Tuy nhiên, trong những năm qua thành phố tập trung nhiều nguồn vốn và hoạt động vào đầu tư đường xá, thu hút các dự án đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng Các chính sách này cũng không được xây dựng dựa trên những cơ sở nghiên cứu kỹ về nhu cầu của

khách du lịch Trong khi đó, việc khai thác các giá trị nhân văn và tạo môi trường du lịch cạnh

tranh lành mạnh, thân thiện, an toàn để phát triển du lịch đã không được quan tâm đúng mức Chính vì vậy, các chính sách phát triên du lịch trong những năm qua đã không phát huy được

tác dụng, không nâng cao được năng lực trạnh tranh của cụm ngành du lịch Hà Nội

Từ đó, gợi ý chính sách dé nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội đó là ()

Chính quyên thành phố cần xác định lại hướng ưu tiên để xây dựng chiến lược phát triển du

lịch theo hướng đầu tư bảo tổn, tôn tạo và khai thác các giá trị di sản văn hóa và tạo ra môi trường du lịch thân thiện, an toàn cho du khách, (1) Thành phổ cần tạo ra môi trường kinh doanh du lịch theo hướng cạnh tranh, đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh du lịch, giảm các

rio can gia nhập ngành, (ii) Ngành du lịch cần phối hợp với các hiệp hội, tổ chức đề nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực du lịch, (¡v) Các hiệp hội, tổ chức quốc tế và các tác nhân tham gia

cụm ngành khác cần phải được liên kết chặt chẽ, phối hợp trong các hoạt động xúc tiến, dao tạo và nâng cao chất lượng sản phâm du lịch (v) Thành phố cần tăng đầu tư cho hoạt động xúc tiễn quảng bá du lịch

Trang 4

MỤC LỤC LOI CAM DOAN i LOI CAM ON ii TOM TAT iii MUC LUC iv DANH MUC TU VIET TAT vii DANH MUC HINH viii DANH MUC HOP ix CHƯƠNG 1 GIGI THIEU 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.7 Câu trúc luận văn 5 CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH NÊN TẢNG CỦA HÀ NỘI .-:-cccc -e 6

2.1 Khung phân tích các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh . -2¿©zz+2zz+cvszs+zssccxx 6

2.2 Nhóm nhân tố lợi thế tự nhiên 7 2.2.1 Vị trí địa lý 7

2.2.3 Quy mô địa phương 9

2.3.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch 9

Trang 5

2.3.3 Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng và co cau kinh té

4.2.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ phát triển du lịch

4.3 Các điều kiện cầu

Trang 6

4.5 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch

4.6 Vai trò của chính phủ

4.7 Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội

4.8 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các tác nhân trong sơ đỗ cụm ngành du lịch

CHƯƠNG 5 KÉT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ

Trang 7

DANH MUC TU VIET TAT

Từ viết tắt Từ tiếng Anh

UNESCO United Nations of Educational,

Scientific and Cultural

Ủy ban nhân dân

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và

Giáo dục của Liên Hợp Quốc

Trang 8

Khách du lịch nội địa đến Hà Nội giai đoạn 2008 — 2013 che 18

Lượng khách du lịch quốc tế tại 10 TP khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2013 .31

Cơ cấu chỉ tiêu của khách du lịch quốc tế đến Hà Nội 222222222222 2222222 22212 xe2 32

Đánh giá các tác nhân trong sơ đồ cụm ngành du lịch Hà Nội ©5-2222222z+c2Sce2 43

Trang 9

DANH MỤC HỘP

Hập 4.1 Các sản phâm du lịch của Hà Nội

Hộp 4.2 Đào tạo nhân lực ngành du lịch

Hập 4.3 Xây dựng sản phẩm của đoanh nghiệp lữ hành

Hip 4.4 Quy định vẻ tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch

Hip 4.5 Quy định về ký quỹ kinh doanh lữ hành

26

27

36

39 40

Trang 10

CHUONG 1 GIOT THIEU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Hà Nội là trung tâm ở khu vực phía Bắc, cũng như của cả Việt Nam Hà Nội cũng được đánh

giá là thành phố có tài nguyên du lịch đặc sắc, đa đạng và phong phú cả về tự nhiên và nhân

văn Giá trị nỗi trội về tài nguyên du lịch Hà Nội là các giá trị văn hóa vật thể và phi vat thé

được hình thành qua lịch sử hàng nghìn năm của Thăng Long — Hà Nội và không gian văn hóa

Xứ Đoài (Hà Tây cũ)

Chiến lược và Quy hoạch Tổng thê Phát triển Du lịch Việt Nam đã xác định Hà Nội là trung

tâm du lịch, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch quan trọng ở khu vực phía Bắc Trong đó,

trọng tâm phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành

và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận (Tông cục Du lịch, 2013)

Về phía TP Hà Nội, quy hoạch chung phát triển Hà Nội với tầm nhìn 2030 xác định “Phát trién Thủ đô Hà Nội trở thành TP xanh - văn hiến - van minh - hiện đại, trên nền tảng phát

triển bền vững một trung tâm du lich và giao dịch quốc tế có tầm cỡ trong khu vực Châu Á -

Thái Bình Dương” Phát triên du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế trọng điêm của Thủ đô

chiếm 15 - 16% GDP của TP (Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội, 2012) Xây dựng Hà Nội thực sự

là một trung tâm du lịch của cả nước và khu vực, là trung tâm phân phối khách hàng đầu của

vùng du lịch Bắc bộ và cả nước, thực hiện chức năng cầu nối giữa Thủ đô với các tinh, TP

trong cả nước và quốc tế Mục tiêu đến năm 2020 đưa du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm

của Thủ đô; đến năm 2030, trở thành TP dịch vụ du lịch cao cấp, điểm đến du lịch được ưa

chuộng trên thế giới (Thành ủy Hà Nội, 201 1)

Tuy nhiên thực tế kết quả trong những năm qua cho thấy, TP Hà Nội vẫn chưa sử dụng được

các lợi thế về vị trí, tài nguyên du lịch dé phat trién du lich tương xứng với tiềm năng và đạt được các mục tiêu trong chính sách của TP

Cu thé, nếu so sánh về tài nguyên du lịch, Hà Nội không thua kém Băng Cốc (Thái Lan) về

các giá trị lịch sử, văn hóa Trong khi Hà Nội có lịch sử từ năm 1010, thì Băng Cốc có lịch sử

từ năm 1782 Nếu như Băng Cốc nỗi bật với các ngôi chùa phật giáo bề thế thì Hà Nội lại bao

Trang 11

Nội cũng gần với các di sản văn hóa thế giới nổi bật như Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng;

trong khi đó tính trên phạm vi cả đất nước Thái Lan cũng mới chỉ có 3 đi san thế giới (xem chi

tiết tại Phụ lục 1)

Tuy nhiên, TP Băng Cốc lại thu hút được số lượng khách du lịch nhiều hơn hẫn so với Hà Nội

Số khách du lịch nội địa đến Băng Cốc cao gấp trên 2 lần so với Hà Nội (Hình 1.1), trong khi

đó khách quốc tế đến Băng Cốc cũng gấp trên 7 lần so với Hà Nội (Hình 1.2)

Hình 1.1 Khách du lịch nội địa đến Hà Nội so với Băng Cốc (lượt khách)

Nguồn: Tông hợp từ số liệu thống kê của Sở VH, TT & DL Hà Nội và Cục du lịch Băng Cốc.

Trang 12

Hình 1.2 Khách du lich quốc tế đến Hà Nội so với Băng Cốc (lượt khách)

Nguồn: Tông hợp từ số liệu thống kê của Sở VH, TT & DL Hà Nội và Cục du lịch Băng Cốc Một trong số những nguyên nhân mà chính quyền TP Hà Nội cho rằng sức cạnh tranh của du

lịch Hà Nội còn thấp, chưa thu hút được nhiều khách du lịch đó là do san pham du lịch còn quá nghèo nàn và đơn điệu (UBND TP Hà Nội, 2012) Để khắc phục được tinh trang nay,

trong suốt nhiều năm qua, TP đã đây mạnh thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào các hoạt động vui chơi giải trí, sân gôn, nghỉ đưỡng Tính tổng diện tích dat cla cdc dy an dan

tư du lịch này cho đến nay lên đến trên 5.000 ha, với tổng số vốn đầu tư vào khoảng trên

12.400 tỷ đồng (xem chỉ tiết tại Phụ lục 2) Tuy nhiên cho đến nay, chỉ có một số rất ít dự án

đầu tư du lịch đã triển khai đi vào hoạt động (khu Thiên Đường Bảo Sơn, sân gôn Sóc Sơn), còn lại các dự án khác tiên độ triên khai sau một sô năm đên nay vẫn rât chậm

Mặc dù vậy, quy hoạch tổng thé phat triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến

năm 2030 cũng tập trung phát triển các dự án bất động san du lịch, các khu nghỉ dưỡng, vui

chơi giải trí, sân gôn với tổng số vốn lên đến 9,5 tỷ USD và diện tích đất sử dụng vào khoảng

14.200 ha (xem chỉ tiết tại Phụ lục 3)

Việc xác định nguyên nhân và các yếu tố ưu tiên đầu tư như trên đã kéo theo một loạt các

chính sách như tập trung chủ yếu nguồn lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thu hút kêu gọi đầu tư

Trang 13

khai thác những giá trị di sản sẵn có cũng không được đầu tư thỏa đáng và có hiệu quả Chính

vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi các chính sách phát triển du lịch tại Hà Nội

có đi đúng hướng, và có góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) cụm ngành du lịch

Hà Nội hay không

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu và xác định các nhân tô trong cụm ngành du lịch Hà Nội, xác định các nhân tố làm nâng cao và làm giảm NLCT cụm ngành du lịch Hà Nội

Trên cơ sở đó, đánh giá các chính sách của Hà Nội trong những năm vừa qua đã tập trung vào các nhân tổ giúp nâng cao NLCT cụm ngành hay chưa và cũng là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị chính sách

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Dé đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Cụm ngành du lịch Hà Nội được hình thành như thế nào và đâu là những tác nhân chính

trong cụm ngành?

(2) Đâu là những yếu tố làm nâng cao và làm giảm NLCT của cụm ngành du lịch Hà Nội?

1.4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: NLCT của cụm ngành du lịch Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứn các yếu tổ có liên quan trong cụm ngành du lịch trong

phạm vi TP Hà Nội

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý thuyết về NLCT và mô hình kim cương trong lý thuyết

về cụm ngành của Micheal E Porter.

Trang 14

1.6 Nguồn thông tin

Dữ liệu thứ cấp: số liệu được công bố từ Tổng cục Thống kê, báo cáo và số liệu từ Sở Văn hóa, Thê thao và Du lịch Hà Nội, Tổng cục Du lịch Việt Nam

Dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn 5 đổi tượng liên quan bao gồm doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn

viên du lịch, hiệp hội du lịch, giảng viên du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

1.7 Cấu trúc luận văn

Luận văn được trình bày bao gồm 5 chương Trong đó, Chương 1 giới thiệu về vấn đề chính

sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và

phương pháp nghiên cứu Chương 2 trình bày về năng lực cạnh tranh nên tảng của Hà Nội

gồm có nhóm nhân tế lợi thế tự nhiên, NLCT ở cấp độ địa phương, và NLCT cấp độ doanh

nghiệp Chương 3 nói về sự hình thành của cụm ngành du lịch Hà Nội Chương 4 phân tích

NLCT của cụm ngành du lịch Hà Nội Kết luận và các khuyến nghị chính sách sẽ được trình

bày tại Chương 5.

Trang 15

2.1 Khung phân tích các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh

Năng suất và tốc độ tăng trưởng của năng suất là yếu tố quyết định đến NLCT Trong đó, năng

suất đo bằng giá trị tăng do một đơn vị lao động (hay vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian (Porter, 2008)

Theo Porter (1990), có ba nhóm nhân tổ quyết định NLCT của một quốc gia là (¡) các yêu tố lợi thế tự nhiên quốc gia, (ii) NLCT vi mé và (ii) NLCT vi mô

Hình 2.1 Khung phân tích NLCT cắp độ địa phương

Nguồn: Porter (1990) được điều chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh (2012)

Vũ Thành Tự Anh (2012) đã chỉnh sửa khuôn khổ phân tích NLCT ở cấp độ địa phương của Porter Theo đó, các nhân tố nền tảng quyết định năng suất của địa phương gồm ba nhóm chính Nhóm thứ nhất “các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương” bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay quy mô địa phương Nhóm “Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương”

Trang 16

bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trường hoạt động của doanh nghiệp gồm (1) chất

lượng hạ tầng xã hội, thê chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; (2) các thé

chế chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín đụng và cơ cấu kinh tế Nhóm cuối cùng

“Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp” bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh,

trình độ phát triên cụm ngành và hoạt động, chiến lược của doanh nghiệp (Hình 2.1) 2.2 Nhóm nhân tổ lợi thế tự nhiên

2.2.1 Vị trí địa lý

Hà Nội năm ở phía Tây Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh: phía Bắc giáp

với tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình

Từ Hà Nội đi các tỉnh, TP của miền Bắc cũng như của cả nước bằng đường bộ, đường sắt,

đường thủy và đường hàng không Hà Nội có 2 sân bay dân dụng, 5 tuyến đường sắt đi TP Hỗ

Chí Minh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng và Thái Nguyên Hà Nội cũng có vị trí quan trọng trên hành lang kinh tế Việt Nam — Trung Quốc: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh — Lang Son — Ha Nội - Hải Phòng.

Trang 17

Nguồn: Nhà xuất bản Bản đồ (2014)

2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên

Diện tích đất toàn TP là 332.452,4 ha Hà Nội có địa hình tương đối đa dạng gồm núi cao, đổi

thấp và đồng bằng Vùng núi cao tập trung chủ yếu ở Ba Vì, đây cũng là khu vực có Vườn

Trang 18

quốc gia Ba Vì với điện tích khoảng 1.200 ha và có điều kiện để khai thác phát triển du lịch

Khí hậu Hà Nội mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa Địa bàn Hà Nội cũng có nhiều

con sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đà TP cũng là nơi tập trung của nhiều hồ nước

lớn nhự Hồ Tây, Hồ Gươm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Quan Sơn (xem chỉ tiết tại Phụ

lục 4)

2.2.3 Quy mô địa phương

Tính đến năm 2013, Hà Nội chỉ chiếm 1% diện tích của Việt Nam nhưng lại bằng 158,6% diện tích so với TP Hồ Chí Minh Về dân số, Hà Nội chiếm 7,73% dân số cả nước và bằng 88,72% so với TP Hồ Chí Minh (Tổng cục Thống kê, 2013)

2.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương

2.3.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

VỀ giao thông

Hà Nội có hệ thống giao thông khá đầy đủ kết hợp giữa đường bộ, đường sông, đường sắt và

đường hàng không Đường bộ với khoảng 3.974 km, 73 tuyến xe buýt, gần 500 tuyến xe

khách liên tỉnh, khoảng 100 hãng taxi với trên 9.000 đầu xe Hệ thống đường sắt có chiều đài

90 km Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của đường sắt còn cũ, lạc hậu, chưa được đầu tư hiện đại,

việc vận tải hành khách và hàng hóa còn nhiều hạn chế Đường hàng không có sân bay Nội

Bài (quốc tế, nội địa), Gia Lâm (bay dịch vụ kết hợp quân sự), Bạch Mai, Hoà Lạc và Miễu

Môn (đều là sân bay quân sự) Đường sông có hệ thống sông với quy mô lớn nhỏ khác nhan

với 9 cảng sông có hệ thống kho bãi, công trình phụ trợ; 17 bến thủy nội địa và 58 bến khách

ngang sông (xem chỉ tiết tại Phụ lục 5)

VỀ điện, thông tin - viễn thông, cấp và thoát nước

So với mặt bằng chung cả nước, Hà Nội được cung cấp khá đầy đủ thệ thông điện, thông tin viễn thông, nước sạch, thu gom và xử lý chat thải Tuy nhiên, do nhu câu tăng trưởng nhanh,

hệ thống cấp, truyền tải điện cũng khó đáp ứng được nhu câu trong những năm tới và gặp nhiều rủi ro khi xảy ra sự cố Dịch vụ thông tin viễn thông của TP trong những năm qua phát

Trang 19

trién nhanh, dap ing duoc nhu cau cia ngudi din va phuc vu cho phat triển kinh tế Về cấp nước sạch, cho đến nay, hệ thống này mới chỉ cấp cho chủ yếu các quận nội thành, và việc mở

rộng mạng lưới cấp nước sạch diễn ra rất chậm Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt được tổ chức khá toàn diện, tuy nhiên, việc xử lý nước thải vẫn dựa vào hệ théng thoát nước tự nhiên gay 6 nhiễm môi trường tại các dòng sông Đặc biệt, việc xử lý chất thải tại các khu công

nghiệp tập trung, lang nghé, tại các địa bàn dân cư ngoại thành còn rất tự phát, gây ra ô nhiễm

môi trường (xem chỉ tiết tại Phụ lục 5)

2.3.2 Hạ tầng xã hội phục vụ phát triển du lịch

Hà Nội có mạng lưới các cơ sở giáo dục, y tế khá đây đủ và toàn diện Hệ thống các cơ sở giáo

dục có từ mầm non đến đại học TP có lợi thế là nơi tập trung các cơ sở giáo dục bậc đại học,

học nghề lớn nhất ở phía Bắc Hệ thống y tế từ tuyến cơ sở đến trung ương cũng khá đây đủ

Tuy nhiên, do địa bàn tập trung nên các cơ sở y tế tại khu vực nội đô cũng thường xuyên xảy

ra tình trạng quá tải Trong những năm qua, TP cũng còn rất nhiều yếu kém trong việc xây dựng quản lý đô thị Việc đầu tư thiếu quy hoạch, chắp vá, manh mún và khả năng quản lý đô

thị chưa bắt kịp tốc độ phát triển đã tạo ra một bộ mặt đô thị Hà Nội tương đối nhếch nhác

Các tệ nạn như bán hàng rong, chèo kéo khách, lừa đảo, an toàn giao thông còn diễn ra khá

phô biến (xem chỉ tiết tại Phụ lục 6)

2.3.3 Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng và cơ cấu kinh tế

Bình quân giai đoạn 2009 - 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội là 9,4%/năm Tính

đến năm 2013, GDP của Hà Nội (tính theo giá hiện hành) là 451.213 tý đồng Cơ cầu kinh tế này gần như không có sự thay đổi trong giai đoạn 2008-2013 Về chỉ tiêu ngân sách, chi

thường xuyên luôn có tỷ trọng cao, đặc biệt năm 2013 chỉ thường xuyên chiếm gần 55% (xem

chỉ tiết tại Phụ lục 7)

2.4 Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp

2.4.1 Môi trường kinh doanh

Mặc dù là TP lớn và trung tâm của cả nước, nhưng nhiều năm qua chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội luôn ở vị trí thấp hoặc trung bình và không ổn định Nếu như năm

Trang 20

2011, chỉ số PCI của Hà Nội xếp thứ 36/63 thì đến năm 2012 giảm 15 bậc xếp hạng và xếp ở

vị trí thứ 51/63 Năm 2013 chỉ số PCI của Hà Nội đạt 57,67 điểm, tăng 4,27 điểm so với năm

2012 và xếp vị trí thứ 33/63 (tăng 18 bậc so với năm 2012), nằm ở nhóm chất lượng điều hành khá (UBND TP Hà Nội, 2013)

Mặc dù trong những năm qua, Hà Nội đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình và kế hoạch

nhằm cải thiện chỉ số PCI cấp tỉnh nhưng kết quả đạt được không đáng kê Chỉ số PCI có mối

liên hệ chặt chế với công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, minh bạch hóa

các cơ quan quản lý nhà nước và tăng cường năng lực điều hành của các cơ quan này Điều này chứng tỏ, trong những năm vừa qua, Hà Nội đã có rất ít cải thiện trong các lĩnh vực này

2.4.2 Trình độ phát triển của cụm ngành

Ngành vận tải kho bãi và thông tin truyền thông chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kinh tế của TP Tiếp đó là ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn thứ hai Nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ ba đó là các ngành công nghiệp xây dựng và thương mại Tiếp đó, các ngành vận tải — kho bãi, giáo dục, tài chính, nông nghiệp, bất động sản và ngành lưu trú - ăn uống

Các ngành chiếm ty trong cao so với cả nước đó là các ngành hành chính va dich vu hỗ trợ, dịch vụ chuyên môn và khoa học công nghệ, xây dựng và vận tải — kho bãi Các ngành có tốc

độ thay đổi tỷ trọng nhanh đó là các ngành vận tải kho bãi và thông tin truyền thông; hành

chính và dịch vụ hỗ trợ, xây dựng, văn hóa thông tin và giải trí

Ngành du lịch, bao gồm ngành dịch vụ lưu trú - ăn uống, là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ ba, và có tốc độ tăng trưởng khoảng 10%/năm.

Trang 21

Hình 2.3: Các ngành kinh tế của TP Hà Nội so với cả nước

Nguồn: Tông hợp từ số liệu Niên giám thống kê Việt Nam 2013 và TP Hà Nội 2.4.3 Hoạt động và chiến lược doanh nghiệp

Giai đoạn 2006-2013, số lượng doanh nghiệp Hà Nội tăng nhanh về số lượng với tốc độ

khoảng 20% mỗi năm Mặc dù số lượng doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm, tuy nhiên chủ yếu vấn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo kết quả điều tra Tổng cục Thống kê năm 2010, bình quân một doanh nghiệp chỉ có 26

lao động Cũng theo kết quả điều tra này, một doanh nghiệp nhà nước có bình quân lao động

là 476 lao động, doanh nghiệp có vên đầu tư nước ngoài bình quân có 143 lao động Nhìn

chung, các doanh nghiệp chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hận làm cho hiệu quả kinh doanh không cao, khả năng cạnh tranh thấp.

Trang 22

CHUONG 3 SU HINH THANH CUM NGANH DU LICH HA NOI

3.1 Sự hình thành cụm ngành du lịch Hà Nội

“Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”

(Porter 1990, 1998, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2011)

Thăng Long — Hà Nội từ xa xưa luôn là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của

Việt Nam TP này là nơi tập trung nhiều công trình kiến trúc, văn hóa, tôn giáo nỗi tiếng như Văn Miều —- Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, đền Quán Thánh, chùa Trần Quốc, đình Kim Liên

Ngoài ra, đây cũng là nơi tập trung nhiều phố phường buôn bán sầm nắt (khu 36 phố phường), các làng nghè thủ công truyền thông (đúc đồng, gốm ) và nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng

Tuy nhiên, các hoạt động du lịch chỉ được chính thức khai thác, tổ chức một cách chuyên

nghiệp kê từ khi người Pháp đến trong chương trình khai thác thuộc địa vào thé ky 19 va dau

thế kỷ 20 Người Pháp thời kỳ đó đã nhận ra tiềm năng về giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo và

danh lam thắng cảnh đề tổ chức các hoạt động du lịch Dựa vào các thế mạnh săn có của vùng đất Thăng Long — Ha Ndi, ho da tiến hành các hoạt động khai thác du lịch một cách có hệ

thống: xây dựng các công trình văn hóa (nhà hát lớn, bảo tàng lịch sử Việt Nam), cơ sở vật

chất phục vụ du khách

Bên cạnh đó, người Pháp cũng đã thiết kế các tour du lịch hấp dẫn và tiến hành quảng bá du

lịch như tổ chức các hội chợ, phát hành các tập tem dé quảng bá cho du lịch các nước Đông

Dương Các hoạt động này đã giúp cho Hà Nội trở thành một điểm đến không thê thiếu trong bản đồ du lịch các nước Đông Dương

Giai đoạn từ năm 1945 đến 1960, trong bối cảnh chiến tranh và điều kiện kinh tế - xã hội của

Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, các hoạt động du lịch ở Hà Nội gan nhu khéng dién ra Su quan tâm và hoạt động du lịch trên địa bàn TP chỉ bắt đầu khởi động trở lại gan liền với sự hỏi

phục của ngành du lịch Việt Nam vào đầu thập ký 60 Tuy nhiên, trong thời kỳ 1960 - 1975,

Trang 23

các cơ sở hoạt động du lịch chủ yếu dé phuc vu nhu cau phuc vu cac doan khach cua Dang va

Chính phủ, các đoàn ngoại giao, các chuyên gia đến từ các nước xã hội chủ nghĩa Từ sau năm

1975 đến cuối thập kỷ 90, TP mới bắt đầu tiếp cận đến việc tổ chức các hoạt động kinh doanh

du lịch, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cap

Lực lượng kinh doanh du lịch trên địa bàn TP cũng phát triển mạnh, thích nghi dân cơ chế

mới, từng bước làm ăn có hiệu quả Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Trước đó, trong kinh đoanh lữ hành chỉ có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được phép hoạt động, nay mở rộng cho cả doanh nghiệp tư

nhân Chính những thay đổi đó đã tạo điều kiện tăng nhanh lượng khách đu lịch đến Hà Nội Nếu như năm 1993 chỉ có khoảng 200.000 lượt khách quếc tế và 150.000 lượt khách nội địa đến Hà Nội, thì đến năm 2000 có khoảng 550.000 lượt khách quốc tế, 3,1 triệu khách nội địa

và năm 2005 con số này là 1.100.000 lượt khách quốc tế và 4,2 triệu lượt khách nội địa (UBND TP Hà Nội, 2012)

Sau khi mở rộng về địa giới hành chính vào năm 2008, Hà Nội có thêm nhiều điểm du lịch phục vụ cho thị trường nội địa và quốc tế Năm 2008, Hà Nội đón khoảng 8,9 triệu lượt khách

du lịch, trong đó có khoảng 1,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế TP có gần 1.500 doanh nghiệp

đăng ký kinh doanh lữ hành, trong đó có trên 300 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh

lữ hành quốc tế TP có 779 cơ sở lưu trú với 17.630 phòng Tổng số hướng dẫn viên (HDV) du

lịch khoảng 1.460 người

3.2 Các tác nhân trong cụm ngành du lịch Hà Nội

Dựa trên các nghiên cứu đặc thù ở Hà Nội, đề tài nghiên cứu đưa ra mô hình khái quát hóa cau trúc cụm ngành du lịch Hà Nội theo Hình 3.1 dưới đây

Trang 24

Hinh 3.1 So dé cum ngành du lịch Hà Nội

Hà Nội có lợi thế là Thủ đô của Việt Nam Tài nguyên du lịch Hà Nội được đánh giá là đa

dạng và phong phú Giá trị nôi trội về tài nguyên du lịch Hà Nội là tài nguyên du lịch nhân văn được kết tỉnh qua quá trình hình thành và phát triển của lịch sử hàng ngàn năm Thăng Long —

Hà Nội và không gian văn hóa Xứ Đoài

Các di tích lịch sử - văn hóa - tôn giáo của Thủ đô có vẻ đẹp cỗ kính, đơn sơ, trầm mặc là diém hap dan thu hút du khách quốc tế Tính đến nay ở Hà Nội có 5.175 đi tích văn hóa lịch

sử trong đó có 1.050 đi tích được xếp hạng cấp quốc gia, chiếm tỉ lệ gần 20% của cả nước TP

có khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là đi sản văn hóa thé

Trang 25

gidi; hé théng cac van bia tiễn si thoi L@ Mac tai Van Miéu - Quốc Tử Giám được UNESCO

công nhận là đi sản tư liệu thể giới thuộc chương trình ký ức thế giới ca UNESCO

Điểm đặc biệt khác của tài nguyên du lịch nhân văn ở Hà Nội đó chính là phố cô - phố nghề

và làng cô - làng nghè Phổ cô - phố nghề độc đáo trong kiến trúc và còn lưu giữ được một số hoạt động nghề truyền thống Hiện nay, Hà Nội còn trên 50 phố được gọi chung là “Khu phố

cổ” Hà Nội cững có tiềm năng lớn về du lịch các làng cổ, làng nghề Toàn TP có 1.270 làng

có nghề, trong đó có 272 làng nghề (244 làng nghề truyền thống) với 47 nghề trên 52 nghề của

toàn quốc (UBND TP Hà Nội, 2012) Bên cạnh đó, Hà Nội còn có các làng cô nôi tiếng như

làng cô Đường Lâm, Đông Ngạc, Nhị Khê, Cự Đà Mỗi làng quê giỗng như một viện bảo tàng sống động về văn hoá truyền thông, mang đậm bản sắc của dân tộc tạo ra sức hấp dẫn đối với

du khách

Thăng Long - Hà Nội là một trong những địa phương tập trung nhiều lễ hội của Việt Nam

Hiện có tới 1.095 lễ hội được tổ chức quanh năm, và nhiều nhất vào mùa Xuân Trong đó, có những lễ hội rất lớn, thu hút hàng triệu lượt khách (lễ hội chùa Hương), có lễ hội đã được

UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thê Giới (hội Gióng)

Hà Nội có hàng chục bảo tàng đang hoạt động phục vụ công chúng Trong đó, rất nhiều bảo

tàng là những điểm đến hấp dẫn du khách như: bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng Lịch sử Việt

Nam, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một tài nguyên du lịch quan trọng nữa đó là âm thực ở Hà Nội Văn hóa âm thực ở Hà Nội là

sự giao thoa và kết tỉnh những tỉnh hoa ẩm thực ở các địa phương khác ở khu vực phía Bắc nhưng cũng giữ được những nét đặc trưng riêng Năm 2012, Tổ chức sách Kỷ lục châu Á đã vinh danh ba món ăn Hà Nội là Phở, Bún chả và Bún thang xác lập kỷ lục châu Á theo bộ tiêu

chí “Giá trị âm thực châu Á”

Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Hà Nội cũng được đánh giá là có tiềm năng phát triển du lịch

về cảnh quan, sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì, khu thắng cảnh Hương Sơn — Quan Sơn, cảnh quan vùng đồi núi Sóc Sơn.

Trang 26

Cuối cùng, với vị trí trung tâm và đầu mỗi về giao thông, tiềm năng du lịch ở Hà Nội còn được

thé hiện ở khía cạnh liên kết tận tiện với các điêm đến du lịch khác ở khu vực phía Bắc như

Hạ Long, Sapa, Ninh Bình, Hà Giang

Sản phẩm du lịch

Khu vực nội thành, trong những năm qua, Hà Nội đã định hình phát triển được một số sản phẩm du lịch như tham quan di tích văn hoá, lịch sử, tôn giáo; tham quan phố cô, các điểm

danh thắng của Thủ đô; tham quan, mua sắm hàng thủ công, mỹ nghệ các làng nghé; du lịch lễ

hội; du lịch âm thực; du lịch hội thảo, hội nghị (MICE)

Tại khu vực ngoại thành, đã hình thành các sản phâm du lịch như các chương trình du lịch gắn với thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa lâu đời, các làng nghè, làng cỗ với những phong tục

đặc trưng của vùng Hà Nội như du lịch sinh thái Ba Vì, Hương Sơn; du lịch văn hóa tại làng

Đường Lâm, Cô Loa, lễ hội chùa Hương, hội Gióng

3.2.2 Khách du lịch

Khách du lịch quốc tế

Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế ở mức ôn định trong những năm gần đây, đạt khoảng từ 10 -

13%/năm Năm 2013 Hà Nội đón 2,581 triệu lượt khách quốc tế; đến năm 2014 đón khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế (Sở VH, TT & DL Hà Nội, 2013)

Khách quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160 vùng, lãnh thổ, trong đó khách từ các thị trường có khả năng chỉ trả cao như Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ Có 10 thị trường chiếm 75 - 80% tổng số khách vào Hà Nội 10 thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội

gồm Trung Quốc, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Singapore (xem chi tiết tại Phụ lục 15)

Khách du lịch nội địu

Hà Nội là nơi đón nhiều khách du lịch nội địa với lượng khách trung bình chiếm khoảng 15%

tổng lượng khách du lịch hàng năm của cả nước Năm 2008 đón 7,6 triệu lượt khách, năm

Trang 27

2013 đón 13,99 triệu lượt khách Tốc độ tăng trưởng khách nội địa tăng ốn định, giai đoạn năm 2008 - 2013 khoảng 12,89%/năm

Hình 3.2 Khách du lịch nội địa đến Hà Nội giai đoạn 2008 — 2013

Nguồn: Sở VH, TT & DL Hà Nội (2014)

3.2.3 Nhà cung cấp dịch vụ

Dich vu leu tra

Hiện TP có 1.751 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với hon 25.532 buồng trong đó có 315 cơ sở

đã được thâm định đạt tiêu chuẩn và các hạng sao theo qui định, chiếm 58,3% với 14.894

buồng Số khách sạn 5 sao là 12 khách sạn với 3.976 buông, số khách sạn 4 sao là 10 khách sạn với 1.640 buồng; số còn lại là từ 1 sao đến 3 sao (Sở VH, TT & DL Hà Nội, 2014)

Dịch vụ ăn uống, m thực

Tính đến hết năm 2013, toàn TP có 33.984 cơ sở dịch vụ ăn uống Bên cạnh, các nhà hàng Âu,

Á, Việt Nam tại các khách sạn lớn từ 3 - 5 sao; hé thống các nhà hàng khác, các cửa hàng ăn

nhanh, các quán ăn cũng phát triển khá phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu khách du lịch nội

Trang 28

-19-

Co sé mua sam

Hiện tại, chưa có thống kê chính thức về số lượng, phân loại các cơ sở mua sam dành cho

khách du lịch Tuy nhiên tông hợp lại, các cơ sở mua sắm tập trung đông dành cho khách du lịch có thê được phân thành các loại sau (1) các cơ sở mua sắm tập trung tại khu vực phế cỗ và

phụ cận, (2) các cơ sở mua sắm tại các làng nghề du lịch, (3) các cơ sở mua sắm tại các điểm

du lịch và (4) các cơ sở mua sắm tại các trung tâm thương mại lớn trên toàn TP

Dich vu vui chơi giải trí

Tại Hà Nội tập trung nhiều các cơ sở văn hoá, giải trí như nhà hát, chiếu phim, Lang Van hoa

du lịch các dân tộc Việt Nam, các bảo tàng lớn, các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như hát chèo, múa rối, ca trù

Tính đến năm 2013, TP có 1.103 cơ sở nghệ thuật, vui chơi và giải trí Trên địa bàn TP cũng

có khoảng trên 10 bảo tàng chủ yếu là bảo tàng quốc gia, các đoàn nghệ thuật của Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội (NGTK, 2013)

Các công viên công cộng cũng là nét hấp dẫn đối với khách du lịch, hiện tại trên địa bàn TP có một số công viên lớn như công viên Thống Nhất, Bách Thảo, Thủ Lệ, Đồng Đa, Lê Nin,

Gandi,

Tại các khách sạn từ 3 sao trở lên hầu hết đều có các tiện nghi, trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí như bể bơi, sân quần vợt, trung tâm thê thao, quay rượu, câu lạc bộ đêm, vũ trường, phòng hát, máy đánh bạc, Ở khu vực ngoại thành cũng có các sân gôn Sóc Sơn, Vân Trì,

Đồng Mô để phục vụ khách du lịch

Dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch

Tính đến hết năm 2014, toàn TP có 1.600 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành trong

đó có khoảng gần 700 doanh nghiệp lữ hành quốc tế

Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1.100 xe ô tô chuyên dụng chở khách du lịch Hà Nội

cũng có khoảng hơn 91 doanh nghiệp được cấp phép vận chuyên taxi với 17.600 đầu xe và

Trang 29

thuỷ (tàu du lịch trên sông Hồng) được triển khai nối các điểm du lịch của Hà Nội và địa

phương trong vùng đọc theo sông Hồng Ngoài ra, trong khu vực nội thành cũng có 4 doanh nghiệp vận chuyên khách bằng phương tiện xích lô; 2 doanh nghiệp vận chuyên khách du lịch bằng xe điện và được TP quản lý chặt chẽ đồng thời quy định hạn chế trên một số tuyến phố

nhất định

Dich vu tw van du lich

Dịch vụ này bao gồm các hoạt động tư vấn chuyên nghiệp về du lich trong các lĩnh vực quy hoạch, thiết kế, nghiên cứu thị trường, truyền thông quảng bá trong du lịch TP là nơi đặt trụ

sở chính của Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch, các công ty, và tổ chức chuyên quy hoạch, thiết kế về xây dựng và du lịch Đồng thời, đây cũng là nơi tập trung một số công ty có năng lực về việc tiếp thị và quảng bá du lịch

3.2.4 Ngành hỗ trợ

Cơ quan quản [ý nhà nước về du lịch

Từ năm 2008, chức năng tham mưu cho UBND TP Hà Nội về quản lý nhà nước lĩnh vực du

lịch chuyên về Sở Văn hóa, Thê thao và Du lịch Hà Nội Đến cuối năm 2014, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch

Hà Nội thực hiện chức năng xúc tiến du lịch từ Trung tâm Thông tin Xúc tién du lịch Hà Nội (đang trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội), và tái lập lại Sở Du lịch Hà Nội

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn TP Ngoài ra, chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cấp quận, huyện do Phòng Văn hóa Thông tin đảm nhiệm và thường không có cán bộ chuyên trách

Hoạt động xúc tiễn, quảng bá điểm đến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước

Hà Nội cũng đã thực hiện được một số hoạt động tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch

trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, tô chức các trung tâm thông tin

du lịch tại các cửa ngõ đón khách du lịch, điểm du lịch quan trọng như sân bay quốc tế Nội

Trang 30

-21-

nghiệp du lịch trong và ngoài nước, tham gia các diễn đàn và chương trình hợp tác tiểu vùng,

khu vực, vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội

Các hiệp hội du lịch

Hiện nay, TP đã có Hiệp hội Du lịch Hà Nội đi vào hoạt động được nhiều năm Trên địa bàn

TP cũng là trụ sở hoạt động chính của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, một số câu lạc bộ về du lịch, và hướng dẫn viên du lịch Ngoài ra, trên địa bàn TP cũng là nơi đóng trụ sở chính của các cơ quan đại diện xúc tiên du lịch của các nước

Các tô chức quốc tế

Hà Nội cũng là nơi tập trung các tổ chức quốc tế hỗ trợ hoạt động du lịch Trong những năm

vừa qua, một SỐ CƠ quan như dự án dao tao nguồn nhân lực du lịch của EU, hay cơ quan hợp

tác Việt nam — Singapore cũng đã có những đóng góp quan trọng trong việc cải thiện môi trường và chất lượng du lịch ở Việt Nam Tuy nhiên, về phía ngành du lịch TP cũng chưa có

sự hợp tác, và gắn kết chặt chế với các cơ quan nay

Cơ sở đào tạo

Tính đến năm 2013, trên địa bàn TP có 112 trường cao đẳng và đại học, 336 cơ sở dạy nghề

Chỉ tính riêng các cơ sở đại học có dao tạo về du lịch, tính bình quân trong những năm gần

đây, các trường trên địa bàn Hà Nội có chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm khoảng 2.300 sinh viên

Riêng trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đảo tạo các ngành học chuyên về du lịch mỗi năm

cũng đào tạo khoảng trên 1.000 sinh viên gồm các ngành nghề khách sạn, lữ hành, hướng dẫn

du lịch, nấu ăn, Ngoài ra, tại nhiều trường đại học, cao đăng, trung cấp cũng mở các hình thức đảo tạo khác như tại chức mỗi năm lên đến hàng nghìn sinh viên

Ngân hàng, bảo hiển

Trên địa bàn TP có khoảng 30 ngân hàng trong và ngoài nước đặt trụ sở, chỉ nhánh giao dịch

Trong đó, có một số ngân hàng nước ngoài, liên doanh với nước ngoài đã có mặt tại Hà Nội

Trang 31

Chartered, Việt - Lào, Việt - Nga, Việt - Thái Các ngân hàng này hầu hết đã có những dịch vụ

về thanh toán và bảo hiểm cho khách du lịch

Nguồn von

Về đầu tư cơ sở hạ tang du lich

TP đã triển khai 6 dự án (409,746 tỷ đồng xây dựng 02 tuyến đường từ quốc lộ 3 vào cửa Tay,

cửa Nam và bãi đỗ xe khu di tích Cô Loa, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật múa rối nước Đào Thục,

xây dựng đường giao thông tại khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc (UBND TP Hà Nội, 2012)

Tinh Hà Tây (cũ) đã xây dựng một số công trình như đường Cầu Hội - Hương Sơn và các bến xe; công trình cải tạo suối Yến; đường hai bờ suối Yến; đường vào và đường nội bộ Khu du

lịch hồ Suối Hai; đường Khu du lịch hồ Đồng Mô; đường từ quốc lộ 21 vào Đôi Cấm, đường

vào Khu đu lịch chùa Thây; hạ tầng du lịch khu vực chùa Tây Phương; đường nối Vườn Quốc gia Ba Vì - Ao Vua và một số công trình đường vào làng nghề du lịch Vạn Phúc, Đa Sÿ, Phú Vinh, Nhị Khê, Chuyên Mỹ (UBND TP Hà Nội, 2012)

Về đầu nư vào các điềm du lịch

Tại khu vực nội thành, Hà Nội cũng đã có những đề án phát triên các sản phâm du lịch, tô

chức các dịch vụ nhằm bổ sung thêm các hoạt động thu hút khách du lịch tại khu vực phố cỗ

TP đã tô chức đường phố ẩm thực Tống Duy Tân; phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Đường - Đồng

Xuân phục vụ 3 tối cuỗi tuần và Chợ đêm Đồng Xuân, tạo điểm đến buôi tôi cho khách; các

chương trình biên diễn nghệ thuật truyền thống, trình diễn hoạt động văn hóa tại khu vực phố cổ,

TP cũng đã đầu tư phục chế, tôn tạo các di tích lịch sử nhự công trình Văn Miếu - Quốc Tử

Giám, Thành cô Hà Nội; chùa Hương

Tuy nhiên, do việc đầu tư quá dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm và chưa quan tâm đến hiệu

quả khai thác, chưa nghiên cứu kỹ đến nhu cầu của khách du lịch, cũng như yếu kém trong

Trang 32

muốn

Về đâu tư của các doanh nghiệp du lịch

Hà Nội đã chủ trương tập trung thu hút đầu tư vào khách sạn 3-5 sao, và đến nay đã có 52

khách sạn được xếp hạng 3-5 sao với hon 7.691 buồng lưu trú (xem chỉ tiết tại Phụ lục 17)

Việc đầu tư xây dựng mới các khu, điểm vui chơi giải trí chủ yêu được triển khai mạnh ở khu vực Ba Vì - Sơn Tây và một số huyện ngoại thành Tuy nhiên cho đến nay, chỉ có một số rất ít

dự án đầu tư du lịch đã triển khai đi vào hoạt động, còn lại các dự án khác tiến độ triển khai sau một số năm đến nay van rất chậm

Nhìn chung, việc đầu tư của các doanh nghiệp du lịch cũng gặp nhiều khó khăn Đặc biệt, đối với việc đầu tư vào các khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao Hà Nội có nhiều hạn chế đề thu hút đầu

tư vì các khách sạn này yêu cầu cần có quỹ đất, vị trí đẹp Đối với các khu vui chơi giải trí, các

dự án đầu tư cho đến nay cũng chỉ thu hút được chủ yếu các nhà đầu tư nội địa, với các dịch

vụ chỉ thu hút được khách là người dân TP nghỉ cuỗi tuần và phục vụ đôi tượng thu nhập

không cao Các doanh nghiệp lữ hành nhỏ chủ yếu sao chép từ các công ty lớn, hoạt động xây dựng các tour du lịch mới còn nhiều yếu kém và chưa được quan tâm

Trang 33

qua, đã có một số khách du lịch nước ngoài đến bệnh viện Châm cứu Trung ương để khám,

chữa bệnh và phục hỏi sức khỏe

Cơ chế liên kết

Du lịch là ngành kinh tế mang tính tông hợp, liên ngành, liên vùng; chính vì vậy, đê có thể

hoạt động hiệu quả ngành du lịch phải liên kết hiệu quả với các ngành khác (giao thông, điện, viễn thông, môi trường, xây dựng ), các địa phương, và các tỉnh, TP khác ở trong và ngoài nước Tuy nhiên, trong những năm qua, các cơ chế phối hợp giữa ngành du lịch với các ngành,

địa phương, các tỉnh không thật sự rõ ràng, thiết thực và có hiệu quả

Cộng đẳng dân cư

Cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch Liên quan trực tiếp nhất đó

là cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch Trong những năm qua, TP cũng có một vài hoạt

động như tổ chức các lớp học về văn hóa du lịch cho cộng đồng tại các điểm du lịch Tuy nhiên, các hoạt động này nhìn chung không thiết thực, hiệu quả Chính vì vậy, Hà Nội van chưa thu hút được cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động du lịch diễn ra được lành mạnh, tạo ấn tượng tốt cho du khách

Trang 34

-25-

CHUONG 4 PHAN TICH NANG LUC CANH TRANH CUA CUM

NGANH DU LICH HA NOI

4.1 Lý thuyết về cụm ngành

Theo Porter (2008), chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát gồm (¡) các điều kiện nhân tổ đầu vào, (1i) các điều kiện cần, (iii) các ngành

công nghiệp hỗ trợ và liên quan va (iv) chiến lược công ty, cầu trúc và cạnh tranh nội địa

Theo khung phân tích mô hình kim cương của Porter, bốn nhân tổ quyết định năng lực cạnh

tranh của cụm ngành du lịch Hà Nội được tóm tắt như sau:

Hình 4.1 Mô hình kim cương

Nguồn: Micheal Porter (2008).

Trang 35

4.2 Các điêu kiện về nhân tô đầu vào

4.2.1 Tài nguyên du lịch

Xét về tài nguyên du lịch, Hà Nội được đánh giá là điểm đến hấp dẫn vẻ khía cạnh tài nguyên

du lịch nhân văn và các giá trị tuyền thống

So với Băng Cốc (Thái Lan) là TP có những giá trị nỗi trội về các ngôi chùa Thái với quy mô lớn, bê thế Tuy nhiên, giá trị nỗi bật của Hà Nội đó là sự đa dạng của các di tích văn hóa - lịch

sử - kiến trúc Hà Nội có truyền thống nghìn năm, với các di tích qua nhiều thời kỳ từ phong

kiến, Pháp thuộc đến hiện đại Các di tích ở Hà Nội tuy không to lớn, nhưng giá trị của nó lại

thê hiện ở vẻ đẹp cỗ kính, đơn sơ, mộc mạc và hài hòa với khung cảnh thiên nhiên

Hà Nội cũng có những giá trị nỗi trội so với Băng Cốc về các lễ hội truyền thống Trên địa bàn

TP, hàng năm có hàng nghìn lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm với những nét đặc sắc

riêng biệt ở mỗi địa phương (xem thêm Phụ lục 1)

Hà Nội cũng có lợi thế với khả năng kết nối với các điểm du lịch nỗi tiếng khác như Hạ Long

(Quảng Ninh), Sapa (Lào

nơi hấp dẫn khách du lịch Các sản phẩm du lịch mà Hà Nội có thể phát triển đó là các

cũng có thê phát triên như Cô Loa, chùa Hương hay Ba Vì

Điêu này cũng phù hợp Nhưng thực tế, những điểm du lịch trên phát triển thời gian

với kết quả điều tra về qua cũng không tốt

nhìn chung, giá trị noi bat xây dựng sản phẩm du lịch bằng các điểm du lịch nằm trên địa

về tài nguyên du lịch bàn của mình Hà Nội nên coi những điểm du lịch ở các tỉnh

luôn là tiêu chí hàng đầu xung quanh là điểm du lịch của mình Có như vậy, sản phẩm quyết định đến việc lựa du lịch của Hà Nội mới hấp dẫn và phong phú và phát huy chọn điểm đến du lịch Hà được vai trò của thành phố trung tâm (Phụ lục 25)

Nội, và cũng là ấn tượng (Ong Vii Thé Binh - PCT Hiệp hội Du lịch Việt Nam)

tốt nhất khi khách du lịch

Trang 36

-27-

đến TP này Có 807 khách/1.500 khách (chiếm tỷ lệ 53,8%) khách du lịch quốc tế quyết định đến Hà Nội vì lý do sức hấp dẫn tài nguyên du lịch Đồng thời, có 890/1.500 khách (chiếm tỷ

lệ 60%) khách du lịch trả lời ấn tượng tốt về phong cảnh (Tổng cục Thống kê, 2014)

Tuy nhiên, có thê nhận thấy trong những năm qua TP chưa khai thác tốt các lợi thế này để

phục vụ phát triển du lịch Ở khu vực nội thành, ngoài các điểm du lịch thu hút khách du lịch

truyền thống, TP chưa khai thác hết các công trình kiến trúc từ thời Pháp vào phục vụ phát

triển du lịch như Phủ Chủ tịch, Bắc Bộ Phủ, và các công trình khác Tại các điểm du lịch đang

khai thác, việc tổ chức quản lý, phục vụ khách du lịch cũng thiếu chuyên nghiệp, công tác bảo

tồn di tích cũng còn yếu Tại các điểm du lịch ngoại thành, các hoạt động du lịch diễn ra còn

tự phát, thiếu quy hoạch, môi trường du lịch còn nhiều yếu kém, hệ thống giao thông, vận

chuyển khách đê kết nối vẫn còn thiếu

Việc quản lý và khai thác các lễ hội truyền thống vào phục vụ phát triển du lịch cũng còn bỏ

ngỏ Sự đông đúc, thiếu tổ chức, không đảm bảo vệ sinh môi trường, tệ nạn xã hội tại các lễ

hội truyền thông đã cản trở khách du lịch đến với các lễ hội này

4.2.2 Nguồn nhân lực du lịch

Năm 2013, toàn TP có 81.141 lao động trực tiếp trong ngành du lịch Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2010 -

2013 khoảng 15%/năm (Sở VH, TT & Hộp 4.2 Dao tao nhân lực ngành du lịch

DL Hà Nội, 2013) Điều này cho thấy Nguồn nhân lực đào tạo hiện nay tại các cơ sở du

vọng trong việc tạo việc làm và cải Hà Nội còn trên sách vở nhiều, thực tế trải

vở Cần đưa chuyên môn chính vào giảng day cho

So với mặt băng toàn quốc, ty lệ lao sát với thực tế (Phụ lục 25)

động được đào tạo chuyên môn nghiệp `

vụ một cách hệ thông trong ngành du

| Thuong mai va Du lich Hodng Anh)

lịch Hà Nội cao hơn, chiêm 70% tong

Trang 37

15% Trong lữ hành, tỷ lệ người có trình độ đại học cao hơn, chủ yếu là tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ Số hướng dẫn viên được cấp thẻ trên địa bàn TP là trên 2.300 người Trong

đó khoảng 50% là hướng dẫn viên tiếng Anh, 20% tiếng Trung Quốc, 10% tiếng Nhật, còn lại

là các thứ tiếng khác (Sở VH, TT & DL Hà Nội, 2014)

Lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đã chiếm 80% tổng số lao động ngành du lịch

Tại các khách sạn, lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn chủ yếu được đào tạo từ các

cơ cở như trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, trường Trung học Du lịch Thương mại

Hà Nội, Cao đăng Du lịch Hà Nội hoặc được đào tạo nghề trong thời gian 3 - 4 tháng tại các trung tâm dạy nghề về du lịch Bên cạnh đó còn một số lao động được đào tạo từ các khoa du lịch, khách sạn của các trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế, Đại học Mỡ

So sánh đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với chất lượng phục vụ du lịch giữa Hà Nội và

TP Hồ Chí Minh cho thấy khách du lịch quốc tế ấn tượng thấp về chất lượng phục vụ du lich

tại Hà Nội Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê đối với 1.500 khách du lịch tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; khách du lịch có ấn tượng tốt về chất lượng dịch vụ tại Hà Nội chi trên 20% trong tông số khách điều tra, trong khi đó tại TP Hồ Chí Minh là trên 50% (Tổng cục

Thống kê, 2013)

Tuy nhiên những đánh giá trên là những đánh giá chung về chất lượng phục vụ, cụ thé hon,

khách du lịch không có an tuong xấu về trình độ của lao đông phục vụ tại các cơ sở du lịch

như một số ý kiến đánh giá Chỉ có 43/1500 khách (chiếm tỷ lệ 2,9%) khách du lịch quốc tế có

ấn tượng xấu về trình độ của hướng dẫn viên còn kém và chưa nhiệt tình, trong khi đó tỷ lệ này ở TP HCM là 2,2% Cũng chỉ có 3,5% khách du lịch ấn tượng xấu về thái độ phục vụ

kém của nhân viên khách sạn, và ty lệ này ở TP HCM là 1,4% Có 5,7% khách du lịch cho

rằng nhân viên phục vụ kém về ngoại ngữ, trong khi đó tý lệ này ở TP HCM là 6,9% (Tổng cục Thống kê, 2014)

Những phân tích trên cho thấy, chất lượng phục vụ du lịch tạo ra an tugng chung cho khach du lich bao gom ca chat lượng lao động phục vụ tại các cơ sở du lịch và cả những đôi tượng phục

vụ khác Chính vì vậy, chính quyền TP và ngành du lịch trong những năm tới cần phải quan tâm nhiều đến cộng động dân cư.

Trang 38

-29-

4.2.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ phát triển du lịch

Giao thông và vận chuyên

Hệ thông giao thông nội thành gây ra nhiều khó khăn, đi lại cho khách du lịch Điều tra về

khách du lịch cho thấy có 39% khách du lịch quốc tế cho răng độ an toàn khi tham gia giao thông không cao là một trong chín điều khách có ấn tượng không tốt về du lịch của Hà Nội

(Tông cục Thống kê, 2014)

Các phương tiện vận chuyển bằng xe khách, xe buýt còn quá tải, nhồi nhét sẽ gây ra nhiều khó khăn cho khách du lịch muốn sử dụng Trong khí đó, tình trạng lừa đảo của hoạt động taxi còn diễn ra rất nhiều Chỉ tính riêng trong quý I⁄2015, các cơ quan chính quyền đã phải xử phạt 1.100 trường hợp vi phạm và phạt hơn 1 tỷ đồng đối với các xe taxi (Trí Dũng, 2015) Trên địa bàn TP có 10 bến xe liên tỉnh, tuy nhiên các bến xe này luôn xảy ra tình trạng lộn

x6n, mắt vệ sinh môi trường, chất lượng phục vụ kém và thiếu các thông tin hỗ trợ khách du

lịch Qua khảo sát các bến xe này cho thấy, chỉ có duy nhất bến xe Nước Ngầm là có chất lượng dịch vụ tương đối tốt Đây cũng là bến xe duy nhất của TP đã được tư nhân hóa từ năm

2005 Do tinh trang van còn chủ yếu là các bến xe thuộc sở hữu nhà nước nên vẫn xảy ra việc các cơ quan quản lý nhà nước phân biệt đối xử với các bến xe này thông qua các quyết định về quy hoạch, phân tuyến, phân luồng giao thông

Về vận tải đường thủy, cho đến nay, TP gần như chưa có hệ thống vận tải đường thủy dành cho khách du lịch đi tham quan các tuyến sông Chỉ có duy nhất một tuyến du lịch sông Hồng được tổ chức khá thường xuyên đi tham quan các điểm du lịch ở Hà Nội, Hưng Yên và Hà

Nam

Về vận chuyên đường sắt, ngoài tuyến du lịch Hà Nội - Sapa đã có nhà đầu tư tư nhân đầu tư

chuyên phục vụ khách du lịch và có chất lượng dịch vụ tốt, các tuyến còn lại đều có chất

Trang 39

có thê đón tiếp và phục vụ khách du lịch băng đường hàng không trong những năm tới

Đối với các hình thức vận tải khác phục vụ khách du lịch đặc thù như cáp treo, thuyền đỏ

(chùa Hương), xe điện, xích lô (khu vực phố cổ), xe trâu (Bát Tràng) mới chỉ được TP cho phép thử nghiệm áp dụng ở những khu vực rất nhỏ nên hiệu quả còn nhiêu hạn chế Đánh giá chung cho thấy, hệ thống giao thông và vận chuyên phục vụ khách du lịch ở Hà Nội còn nhiều yêu kém, điền này cũng phù hợp với kết quả điều tra tiêu chí lựa chọn điểm du lịch

cho thấy, trong tổng số 1500 khách du lịch được điều tra, chỉ có 113 khách du lịch quốc tế (chiếm tỷ lệ chỉ có 7,5%) cho rằng phương tiện vận chuyên đi lại thuận tiện.Trong khi đó, chỉ

tiêu này của TP HCM là 178 khách, chiếm tỷ lệ 11,9% (Tổng cục Thống kê, 2014)

Ngân hàng, bảo hiển

Các ngân hàng phục vụ hoạt động thanh toán khá tốt phục vụ cho khách du lịch Đặt biệt là

các ngân hàng nước ngoài như ANZ, Deutsche Bank, Standard Chartered đã có hệ thống các cây ATM phục vụ khách du lịch Tuy nhiên, hệ thống này mới chỉ phục vụ giới hạn chủ yếu ở

khu vực cảng Nội Bài, phố cổ và thiếu vắng ở các điểm du lịch xa trung tâm

đến các phòng khám tư nhân của nước ngoài dé chữa trị khi cần thiết Mô hình khám chữa

Trang 40

bệnh và phục hồi sức khỏe của bệnh viện Châm cứu Trung ương đã triển khai trong nhiều năm

dành cho khách du lịch

4.3 Các điều kiện cầu

4.3.1 Khách du lịch quốc tế

Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Hà Nội đạt mức ổn định trong những năm gần đây, đạt

khoảng từ 10 - 13%/năm Năm 2013 Hà Nội đón 2,581 triệu lượt khách quốc tế; đến năm 2014

đón khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế Tuy nhiên, néu so sánh với các TP khác ở châu Á thì quy mô còn rất nhỏ bé

So sánh với một số TP lớn khác ngoài lãnh thổ Việt Nam, trong khu vực châu Á - Thái Bình

Dương nhu Bang Céc (Thai Lan), Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia); Dai Bac (Dai Loan);

Quảng Châu (Trung Quốc) Số lượt khách quốc tế đến Hà Nội (nghỉ qua đêm) chiếm một tỷ lệ

rất nhỏ so với các TP khác

Hình 4.2 Lượng khách du lịch quốc tế (có ngủ qua đêm) tại 10 TP khu vực châu Á - Thái Bình

Dương năm 2013

Ngày đăng: 07/08/2024, 14:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN