1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các hiệp định thương mại tự do fta thế hệmới và sự ảnh hưởng tới các hoạt động phát triển kinh tế việt nam

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và sự ảnh hưởng tới các hoạt động phát triển kinh tế Việt Nam
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Chính sách thương mại quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,91 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới; tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự doFTA, trong đó có

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC

- - 

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài: Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và sự ảnh hưởng tới các hoạt động phát triển

kinh tế Việt Nam

Hà Nội, tháng 2 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC:

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC HÌNH ẢNH iii

DANH MỤC BẢNG iii

TÓM TẮT 1

Phần I GIỚI THIỆU 1

1 Bối cảnh hình thành nghiên cứu 1

2 Phương pháp nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2

Phần II TỔNG QUAN VỀ FTA THẾ HỆ MỚI 2

1 FTA “thế hệ mới” là gì? 2

1.1 FTA là gì? 2

1.2 Tại sao có một số FTA được coi là thế hệ mới 3

1.3 Các hiệp định FTA thế hệ mới 3

2 Nội dung của FTA thế hệ mới 4

2.1 Thương mại hàng hóa 4

2.2 Thương mại dịch vụ, hành chính công và phát triển bền vững 5

3 Cơ sở pháp lý của FTA “thế hệ mới” 6

3.1 Các quy định của WTO về FTA 6

3.2 Cơ sở pháp lý của EVFTA và TPP 7

4 Hiệu ứng bát mì Spaghetti 7

Phần III ẢNH HƯỞNG CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 9

1 Ảnh hưởng tích cực đối với các hoạt động phát triển kinh tế Việt Nam 9

1.1 Đối với xuất khẩu 9

1.2 Đối với nhập khẩu 11

1.3 Đối với thúc đẩy cạnh tranh 12

1.4 Đối với thị trường lao động 13

1.5 Đối với sở hữu trí tuệ 13

1.6 Đối với chuyển đổi số 14

1.7 Đối với vấn đề môi trường 14

2 Một số thách thức đặt ra đối với các hoạt động phát triển kinh tế Việt Nam 15

Trang 3

Phần IV KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO NHÀ NƯỚC, HIỆP HỘI

VÀ DOANH NGHIỆP 16

1 Kết luận 16

2 Một số khuyến nghị 17

2.1 Đối với Nhà nước 17

2.2 Đối với các hiệp hội 18

2.3 Đối với doanh nghiệp 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 FTA Free Trade Agreement

(Hiệp định thương mại tự do)

2 WTO World Trade Organization

(Tổ chức thương mại quốc tế)

3 DDA Doha Development Agenda

(Chương trình nghị sự phát triển Doha)

4 TRIPS Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights

5 CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific

Partnership(Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương)

6 EVFTA European Vietnam Free Trade Agreement

(Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam)

7 AEC ASEAN Economic Community

(Cộng đồng kinh tế ASEAN)

8 VKFTA Vietnam Korea Free Trade Agreement

(Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc)

9 VCUFTA

Vietnam and Customs Union of Russia - Belarus - Kazakhstan

Free Trade Agreement(Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan

Nga - Belarus - Kazakhstan)

10 ASEAN Association of South East Asian Nations

(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

Trang 5

11 EU European Union

(Liên minh Châu Âu)

12 TBT Technical Barriers to Trade

(Hàng rào kỹ thuật thương mại)

13 ROO Rules of Origin

15 FDI Foreign Direct Investment

(Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

16 GATT General Agreement on Tariffs and Trade

(Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan)

17 GATS General Agreement on Trade in Services

(Hiệp định chung về thương mại dịch vụ)

18 TPP Trans-Pacific Partnership Agreement

(Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương)

19 GDP Gross Domestic Product

(Tổng sản phẩm quốc nội)

20 SHTT Sở hữu trí tuệ

21 R&D Research and Development

(Nghiên cứu và Phát triển)

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Hiệu ứng bát mì Spaghetti 8

Trang 6

Hình 2 FDI tháng 1 trong giai đoạn từ năm 2017 - 2021 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Thay đổi trong tổng kim ngạch nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước đối tácFTA 11Bảng 2.Các nước giảm xuất khẩu sang Việt Nam nhiều nhất 12

Trang 7

TÓM TẮT

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới; tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do(FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới Việc ký kết và tham gia các FTA nói chung vàcác FTA thế hệ mới nói riêng đã, đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế - xãhội Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau Tiểu luận này sẽ tập trung nghiên cứu, phântích làm rõ về các hiệp định FTA thế hệ mới và những ảnh hưởng nổi bật của chúng đếnhoạt động phát triển kinh tế Việt Nam Đồng thời, tiểu luận có đề xuất một số giải pháp,khuyến nghị đối với Nhà nước, hiệp hội và các doanh nghiệp nhằm tranh thủ những ưuđãi thuế quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng khả năng tham gia vào chuỗicung ứng mới hình thành trong khu vực hay hoàn thiện thể chế cơ chế kinh tế tạo đà thựchiện mục tiêu kép trong phát triển là tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô

Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, FTA thế hệ mới, ảnh hưởng của FTA thế hệ mới

Phần I GIỚI THIỆU

1 Bối cảnh hình thành nghiên cứu

Trước đây, khi các vòng đàm phán giữa các quốc gia thành viên của WTO khôngđạt được sự đồng thuận do sự bất đồng về chính sách thương mại trong các lĩnh vực (gầnđây nhất là vòng đàm phán Doha - DDA) dẫn đến các thỏa thuận không được ký kết, cảntrở quá trình thương mại tự do Để giải quyết những bế tắc đó, các quốc gia có xu hướngquay trở lại việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do - FTA

Tính đến tháng 11/2018, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết hoặc đang đàmphán tổng cộng 16 FTA Trong đó các FTA: CPTPP; EVFTA; AEC; VKFTA; VCUFTA làcác FTA thế hệ mới với phạm vi vượt ra ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ và đầu tư

và ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động phát triển kinh tế Việt Nam Đó chính là giá trịquan trọng nhất mà các hiệp định này đóng góp vào thực hiện thành công các mục tiêuchiến lược phát triển lâu dài của Việt Nam

Trang 8

Có thể nói “FTA thế hệ mới” đã phản ánh quyết tâm đổi mới và ghi nhận sự trưởngthành về nhận thức và năng lực của Việt Nam sau 20 năm tích cực và chủ động hội nhậpvào kinh tế thế giới.

2 Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích, đánh giá về những ảnh hưởng của FTA thế hệ mới đến kinh tế ViệtNam, nhóm tác giả chủ yếu lấy nguồn thông tin thứ cấp thu thập từ các tài liệu sách, tạpchí, kỷ yếu hội nghị khoa học chuyên đề và một số tổng luận về tăng trưởng kinh tế ViệtNam các năm gần đây

3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào các mục tiêu sau:

- Chỉ ra tổng quan về FTA thế hệ mới và lý thuyết Hiệu ứng “Bát mì Spaghetti”cũng như ảnh hưởng của nó tới nghiệp vụ thương mại quốc tế của Việt Nam đối với cácquốc gia đối tác, đặc biệt là trong khoảng thời gian gần đây

- Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy FTA và ảnh hưởng tích cựccủa FTA thế hệ mới với Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị đối với nhà nước các hiệp hội và doanh nghiệpnhằm đáp ứng yêu cầu và áp dụng hiệu quả những điều khoản trong hiệp định

Phần II TỔNG QUAN VỀ FTA THẾ HỆ MỚI

1 FTA “thế hệ mới” là gì?

1.1 FTA là gì?

Hiệp định FTA hay còn là Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement) làmột hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia Theo đó, các nước sẽ tiến hànhtheo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằmtiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do Theo thống kê của Tổ chức Thươngmại Thế giới có hơn 200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực Các Hiệp định thươngmại tự do có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt được giữa mộtkhối thương mại và một quốc gia như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu -

Trang 9

Chi Lê, hoặc Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc”

1.2 Tại sao có một số FTA được coi là thế hệ mới

Các FTA thế hệ mới thường được phân biệt trên 5 đặc điểm sau:

Thứ nhất là về phạm vi cam kết toàn diện Khác với sự bó hẹp trong thương mại và

đầu tư như các FTA truyền thống, các “FTA thế hệ mới” còn bao gồm lĩnh vực môitrường, sở hữu trí tuệ, lao động, …nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch và cạnhtranh công bằng giữa các thành viên

Thứ hai là sự yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn về cơ chế giám sát của các FTA thế hệ

mới Nếu phát hiện gian lận xuất xứ hoặc nước xuất khẩu không xác minh xuất xứ mộtcách có hệ thống thì các thỏa thuận của FTA cho phép bên nhập khẩu tạm ngừng ưu đãithuế quan

Thứ ba, các FTA thế hệ mới có cam kết linh hoạt hơn so với các FTA truyền thống.

Lộ trình cắt giảm thuế được đẩy nhanh trong vòng 5 - 10 năm ngoài trừ một số mặt hàngnhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan

Thứ tư, các cơ chế pháp lý mới mà các FTA thế hệ mới áp dụng trong giải quyết các

mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh Các FTA thế hệ mới nêu rất rõ quy chế giải quyết tranhchấp bằng việc Nhà nước kiện Nhà nước hoặc nhà đầu tư kiện Nhà nước mà các FTA thế

hệ cũ không có

Thứ năm, nhờ việc xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan, các FTA thế hệ mới có mức

độ tự do hóa thương mại cao Khi đó, thị trường hàng hóa của các bên liên quan có độ mởrộng cao hơn, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được tự do luân chuyển khắp các quốc giathành viên

1.3 Các hiệp định FTA thế hệ mới

Việt Nam hiện nay đã tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệpđịnh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thươngmại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA, cụ thể:

Trang 10

- Hiệp định CPTPP: Các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 65-95% sốdòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực,các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế quan trong vòng 5-10 năm.

Trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ số dòng thuế ở mức cao, theo đó: 65,8% sốdòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuếsuất 0% vào năm thứ 4 khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0%vào năm thứ 11 khi Hiệp định có hiệu lực Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa

bỏ phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình từ 5-15 năm saukhi Hiệp định có hiệu lực

- Hiệp định EVFTA: Các nội dung chính của Hiệp định, bao gồm: Thương mại hànghóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biệnpháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật trongthương mại, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững;các vấn đề pháp lý, hợp tác và xây dựng năng lực

Trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99% sốdòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam Theo

đó, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% sốdòng thuế, sau 3 năm là 58,7% số dòng thuế, sau 5 năm là 79,6% số dòng thuế, sau 7 năm

là 91,8% số dòng thuế và sau 10 năm là 98,3% số dòng thuế

Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu hàng hóasang EU với lộ trình lên đến 15 năm

2 Nội dung của FTA thế hệ mới

2.1 Thương mại hàng hóa

Các nội dung chính về thương mại hàng hóa thường được các nước thành viên thỏathuận trong Hiệp định FTA gồm: thuế quan, hạn ngạch thuế quan, thuận lợi hóa thươngmại, hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm vàkiểm dịch động thực vật (SPS), các biện pháp phòng vệ thương mại, (ROO) Để đánh giá

Trang 11

ảnh hưởng của FTA đến thương mại hàng hóa, cần phân tích sự thay đổi của các hàng ràothương mại trước và sau khi FTA đó được thực hiện.

Xét về xuất khẩu, các FTA thế hệ mới xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa củacác quốc gia thành viên Trong đó có những đối tác đặc biệt lớn như Hoa Kỳ hay EU.Đây là cơ hội sản phẩm hàng hóa của các nước tăng sức cạnh tranh về giá Nếu so sánhvới WTO - các quốc gia thành viên chỉ cam kết cắt giảm thuế, không phải loại bỏ thuế, vàchỉ áp dụng với một số dòng thuế chứ không phải với hầu hết các dòng thuế thì các FTAmang lại những lợi thế hơn hẳn về thuế quan ưu đãi

Tuy nhiên ưu đãi thuế quan chỉ dành cho các sản phẩm xuất khẩu có xuất xứ nộikhối phù hợp (quy tắc xuất xứ - ROO) Hàng hóa đáp ứng ROO sẽ được cấp CO ưu đãi,

là căn cứ pháp lý quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế quan FTA Mục đích của ROO làgiúp cân bằng giữa thuận lợi hóa thương mại và phòng tránh gian lận thương mại Nhưvậy, sản phẩm hàng hóa của Việt Nam muốn được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩusang các nước FTA thành viên thì sản phẩm phải đạt mức tiêu chuẩn 40% nguyên vật liệu

có xuất xứ sở tại hoặc xuất xứ từ các quốc gia thành viên FTA

2.2 Thương mại dịch vụ, hành chính công và phát triển bền vững

FTA hiện đại còn bao phủ các nội dung khác như thương mại dịch vụ, đầu tư, muasắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững, lao động vàmôi trường

Một trong những lợi ích mà các FTA thế hệ mới mang lại là giúp các nước thànhviên như Việt Nam xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hỗ trợ tích cựctrong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng Các FTA này sẽhoàn thiện thể chế theo hướng cải thiện cơ chế điều hành kinh doanh, tạo ra môi trườngkinh doanh mới với những đặc trưng: thuận lợi, thông thoáng hơn, minh bạch hơn và dễ

dự đoán hơn trước đây Việc hoàn thiện môi trường kinh doanh, kết hợp với những cơ hộimới được mở ra trên thị trường xuất khẩu sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, cả đầu tư trong nướclẫn đầu tư nước ngoài, giúp tạo ra năng lực sản xuất mới cho doanh nghiệp và tốc độ tăngtrưởng GDP tốt hơn

Trang 12

Những tiêu chuẩn về quản trị công và chính sách phát triển bền vững hay lao động

và môi trường của FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam xây dựng cơ chế, chính sách, kiệntoàn bộ máy nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủtục trên cơ sở tăng cường trách nhiệm, kỷ luật của các bên liên quan

3 Cơ sở pháp lý của FTA “thế hệ mới”

3.1 Các quy định của WTO về FTA

Cơ sở pháp lý cho phép các nước thành viên WTO ký kết các FTA về thương mạihàng hoá đã được quy định từ lâu trong Điều XXIV của 1947 và sau này là GATT 1994.Tổng hợp một số ý chính của quy định như sau:

Thứ nhất, WTO ghi nhận việc thành lập các khu vực mậu dịch tự do (Free Trade

Area) thông qua các FTA Mục tiêu của khu vực thương mại này đó là tạo thuận lợinhưng không được làm gia tăng rào cản cho các nước thành viên khác

(Điều XXIV trong Hiệp định thuế quan và thương mại (GATT) )

Thứ hai, các quy định về thuế không được cao hơn so với các mức thuế trước khi ký

kết hoặc các hoạt động thương mại khác giữa các quốc gia thành viên FTA không đượchạn chế hơn các quy định về thương mại khác so với trước

(Điều XXIV trong Hiệp định thuế quan và thương mại (GATT) )

Thứ ba, các bên ký kết FTA buộc phải gỡ bỏ “gần như toàn bộ” rào cản đối với

thương mại nội khối

(Điều XXIV trong Hiệp định thuế quan và thương mại (GATT) )

Thứ tư, WTO cho phép các quốc gia được ký kết các FTA với mục tiêu loại bỏ các

rào cản đối với thương mại dịch vụ

(Điều V và V.bis trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS))

Thứ năm, các quốc gia khi ký kết FTA phải cam kết gỡ bỏ rào cản thương mại với

hầu hết tất cả các ngành dịch vụ chính (tương tự Điều XXIV tại GATT)

(Điều V trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS))

Trang 13

3.2 Cơ sở pháp lý của EVFTA và TPP

Theo EVFTA, hiệp định này được dựa trên:

Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam EU (PCA Partnership and Cooperation Agreement) năm 2012

Hiến chương của Liên hiệp quốc ký tại San Francisco ngày 26/06/1945 và cácnguyên tắc ghi nhận trong Tuyên bố chung về Nhân quyền được thông qua bởi Đại hộiđồng Liên hiệp quốc ngày 10/12/1948

- Hiệp định thành lập WTO và các hiệp định và thỏa thuận song phương, khu vực

và các hiệp định đa phương khác mà các bên là thành viên

Theo CPTPP, hiệp định này dựa trên:

- Hiệp định trị giá hải quan, thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan

và Thương mại 1994, trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO

- Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), trong Phụ lục 1B của Hiệp địnhWTO

- Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994), trong Phụ lục 1Acủa Hiệp định WTO

- Hiệp định trong phụ lục 1A của WTO khác như: Hiệp định về Trợ cấp và Các BiệnPháp Chống Trợ Cấp (SCM), Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS),

4 Hiệu ứng bát mì Spaghetti

Jagdish Bhagwati là người đầu tiên so sánh sự chồng chéo của các FTA như một

“bát mì Spaghetti” Trong thương mại quốc tế "hiê Žu ứng tô mỳ" thể hiê Žn rằng một quốcgia tham gia càng nhiều FTA nhưng mối quan hê Ž thương mại với các FTA khác lại giảm

đi Mỗi một sợi mỳ tượng trưng cho một FTA, mỗi FTA có chính sách thuế riêng và cùngvới đó là một quy tắc nguồn gốc xuất xứ khác nhau Số lượng FTA tăng lên nhanh chóng,quy tắc nguồn gốc cũng tăng như vâ Žy và chồng lấn lên nhau Và ở đây, sự bùng phát củacác FTA đã tạo ra một mê cung lộn xộn về ưu đãi và quy tắc xuất xứ “Bát mỳ Spaghetti”

Ngày đăng: 07/08/2024, 14:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công Thương (2013). Hiệp định EVFTA đang tác động tích cực đến thu nhập của người lao động, tháng 12/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định EVFTA đang tác động tích cực đến thu nhập của người lao động
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2013
2. Dương Yến Phi (2022). Một số tác động của hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA). Hội thảo khoa học: “Hai năm thực hiện Hiệp định EVFTA: Tác động kinh tế-xã hội và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Hà Nội ngày 4/8/2022, Viện Nghiên cứu châu Âu và Viện Pháp luật Kinh doanh và đầu tư châu Âu, 29-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo khoa học: “Hai năm thực hiện Hiệp định EVFTA: Tác độngkinh tế-xã hội và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”
Tác giả: Dương Yến Phi
Năm: 2022
4. Nguyễn Đức Thành, Phạm Văn Long, Phan Nhật Quang và cộng sự (2021). “Đánh giá một năm thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) tác động đến kinh tế Việt Nam và sự thay đổi chính sách”, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánhgiá một năm thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) tác động đếnkinh tế Việt Nam và sự thay đổi chính sách
Tác giả: Nguyễn Đức Thành, Phạm Văn Long, Phan Nhật Quang và cộng sự
Năm: 2021
8. Trần Thị Trang, Đỗ Thị Mai Thanh (2019). Những tác động nổi bật của FTA thế hệ mới đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia lần thứ V, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 60-61, 64-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia lần thứ V
Tác giả: Trần Thị Trang, Đỗ Thị Mai Thanh
Năm: 2019
9. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2015). Sách Tài chính Việt Nam năm 2014-2015, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Tài chính Việt Nam năm 2014-2015
Tác giả: Viện Chiến lược và Chính sách tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2015
10. Hoàng, T. Hải. (2022). Tổng hợp các FTA của Việt Nam hiện nay.Tạp chí Tri thức Xanh. thuvienphapluat.vn, (2021). Thư viện Pháp luật. [online] Available at:https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/hiep-dinh-TPP/11607/toan-van-noi-dung-hiep-dinh-tpp [Truy cập ngày 07/02/2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tri thức Xanh
Tác giả: Hoàng, T. Hải. (2022). Tổng hợp các FTA của Việt Nam hiện nay.Tạp chí Tri thức Xanh. thuvienphapluat.vn
Năm: 2021
12. Trần Thị Trang and Đỗ Thị Mai Thanh. (2020). Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019: Hướng tới chính sách tài khóa và hỗ trợ tăng trưởng. 1st ed. [pdf]Trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì, 60-71. Available at:https://khoahoc.neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/khoahoc/h%E1%BB%99i%20th%E1%BA%A3o/qu%E1%BB%91c%20gia/Ky%20yeu%20KTVN%202018/5.ThS.%20Tr%E1%BA%A7n%20Th%E1%BB%8B%20Trang.pdf [Truy cập ngày 06/02/2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019: Hướng tới chính sách tài khóa và hỗ trợ tăng trưởng
Tác giả: Trần Thị Trang and Đỗ Thị Mai Thanh
Năm: 2020
11. Nguyễn Hà (2020). Các FTA thế hệ mới: Cơ hội và thách thức với hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam. [online] Available at: https://ipvietnam.gov.vn/web/guest/bao-cao-nghien-cuu/-/asset_publisher/BjWuiJlBjAdp/content/cac-fta-the-he-moi-co-hoi-va-thach-thuc-voi-he-thong-so-huu-tri-tue-viet-nam [Truy cập 11/02/2023] Link
13. Từ Quỳnh Châu. Tác động của cam kết cắt giảm thuế quan trong một số hiệp định thương mại tự do đến nhập khẩu của Việt Nam. [online] Available at:https://vioit.org.vn/vn/hoc-tac-quoc-te/tac-dong-cua-cam-ket-cat-giam-thue-quan-trong-mot-so-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-den-nhap-khau-cua-viet-nam-4525.4086.html [Truy cập 10/2/2023] Link
14. Tuệ Minh (2022). Hiệp định EVFTA đang tác động tích cực đến thu nhập của người lao động. [online] Available at: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hiep-dinh-evfta-dang-tac-dong-tich-cuc-den-thu-nhap-cua-nguoi-lao-dong.html[Truy cập 11/02/2023] Link
15. cptpp.moit.gov.vn/ . (2021). Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [online]. Available at:http://cptpp.moit.gov.vn/?page=overview&category_id=949337b7-18f7-463d-8016-7c56827c143a#:~:text=V%E1%BB%9Bi%20m%E1%BB%A5c%20ti%C3%AAu%20t%E1%BA%A1o%20thu%E1%BA%ADn,Vi%E1%BB%87t%20Nam%20%C4%91%C3%A3%20k%C3%BD%20k%E1%BA%BFt. [Truy cập ngày 8 Feb.2023] Link
16. tapchitaichinh.vn. (2019). Tạp chí Tài chính. [online] Available at: https://tapchitaichinh.vn/cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-va-tac-dong-doi-voi-kinh-te-viet-nam.html [Truy cập ngày 07/02/2023] Link
17. trungtamwto.vn. (2021). Trung tâm WTO và Hội nhập. [online] Available at: https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den-thang-112018 [Truy cập ngày 07/02/ 2023] Link
18. (2019) Tác động của các hiệp định thương mại thế hệ mới đến vấn đề lao động, việc làm ở Việt Nam. [online] Available at:http://admin.ilssa.org.vn/UserFiles/files/AnPhamPhatHanh/BTCL%20so%201_2019_Tac_dong_cua_cac_FTA_den_van_de_lao_dong_viec_lam.pdf [Truy cập 11/2/2023].Tài liệu tiếng nước ngoài Link
1. Benedictis, L.D & Taglioni, D. (2010). “The Gravity Model in International trade. Available at: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2384045 [Truy cập ngày 10/01/2023] Link
3. Lê Huy Khôi (2021). Tác động của các FTA thế hệ mới tới tăng trưởng kinh tế - xã hội Việt Nam. Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 9/2019 Khác
5. Nguyễn Sơn (2021). Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Tạp chí Cộng sản Khác
6. Nguyễn Vũ Hoàng (2022). Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tới chuyển đổi số ở Việt Nam và một số hàm ý chính sách. Tạp chí Cộng sản Khác
7. Phạm Văn Hoành (2019). Tác động của các FTA thế hệ mới tới tăng trưởng kinh tế - xã hội Việt Nam. Tạp chí tài chính Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w