1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

26 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lấy 2 ví dụ thể hiện sự vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào quá trình học tập hoặc các hoạt động khác của bản thân....

Trang 1

Lấy 2 ví dụ thể hiện sự vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào quá trình

học tập hoặc các hoạt động khác của bản thân

CHỦ ĐỀ 3:

Trang 2

Khái niệm: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, thường được gọi tắt là quy luật mâu thuẫn là quy luật phổ quát của hiện thực, kể cả trong tư duy và sự nhận thức hiện thực đó bằng chính tư duy của con người.

QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

Trang 3

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chứa đựng thực chất và hạt nhân của phép biện chứng duy vật “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng”

Trang 4

Theo V.I.Lênin, “sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó , đó là thực chất của phép biện chứng”.

Trong phép biện chứng, mối liên hệ giữa các mặt đối lập chính là mâu thuẫn; sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập chính là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

Trang 5

1 Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất và vừa đấu tranh với nhau: 

- Sự thống nhất của các mặt đối lập chính là sự nương tựa, sự ràng buộc quy định lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau để cùng tồn tại; nếu không có sự thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không tạo ra sự vật 

- Có thể hiểu một cách đơn giản thì thống nhất chính là sự đồng nhất, sự phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đây là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn 

Trang 6

- Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tạm thời là tương đối có nghĩa là nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đó là trạng thái đứng im, ổn định tương đối của sự vật

- Việc đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp được diễn ra từ thấp đến cao và bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng.

Trang 7

2 Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển

- Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật 

- Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển háo thành một mặt đối lập mới 

- Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau và cải biến lẫn nhau.

Trang 8

Trong hoạt động sản xuất buôn bán hàng ngày thì bán ra và người tiêu dùng phát triển theo những chiều hướng trái ngược với nhau Buôn bán chính là việc tạo ra của cải vật chất, sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Còn tiêu dùng là mục đích cuối cùng của việc sản xuất, tất cả những sản phẩm được sản xuất ra đều cần có người tiêu dùng

Trang 9

Trong việc thuê nhà, nếu thuê một ngôi nhà ở mặt tiền, gần trường Đại học để thuận tiện cho việc đi lại học hành thì giá cả lại cao hơn so với một ngôi nhà ở xa trường, khó khăn cho việc đi học thì giá cả lại rẻ hơn (Giá cả luôn đi kèm với địa hình, thuận lợi  muốn cái tốt nhất, thuận tiện nhất thì phải chịu bỏ ra số tiền cao hơn và ngược lại).

Trang 10

Lấy ví dụ cụ thể làm rõ nội dung quy luật lượng - chất, quy luật phủ định của phủ định Từ đó rút ra ý nghĩa cho bản thân.

CHỦ ĐỀ 4:

Trang 11

Lượng là một phạm trù triết học được sử dụng để chỉ tính quy định có sẵn của sự vật hiện tượng về mặt số lượng, quy mô trình độ của sự vận động, phát triển và các thuộc tính khác cấu thành nên sự vật.

Theo triết học Mác – Lênin thì lượng là cái vốn có khách quan bên trong của sự vật Tất cả sự so sánh giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối chứ không phải tuyệt đối.

LƯỢNG LÀ GÌ?

Trang 12

Điểm đặc trưng của lượng là sẽ được biểu thị dưới dạng con số hay các đại lượng chỉ kích thước ngắn hoặc dài, tổng số, trình độ hay quy mô Tuy nhiên, đối với những trường hợp phức tạp hơn thì không thể diễn tả bằng các con số yêu cầu độ chính xác cao mà còn phải được nhận thức qua khả năng trừu tượng hóa.

LƯỢNG LÀ GÌ?

Trang 13

Chất là một phạm trù triết học thể hiện tính quy

định khách quan vốn có sẵn của sự vật hiện tượng Chất được xem là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính khiến cho sự vật là chính nó chứ không phải là sự vật nào khác.

Chất và thuộc tính không có sự đồng nhất với nhau Mỗi sự vật hiện tượng đều có thể chứa đựng nhiều thuộc tính khác nhau nhưng các thuộc tính này không thể cùng tham gia vào việc quy định chất như nhau, chỉ có các thuộc tính cơ bản nhất mới có quyền tham gia quyết định bản chất của sự vật.

CHẤT LÀ GÌ?

Trang 14

Chỉ khi nào các thuộc tính cơ bản có sự thay đổi thì chất của sự vật mới bắt đầu thay đổi theo Điều này đồng nghĩa với việc chỉ khi các thuộc tính không cơ bản dù có sự thay đổi hay không thì cũng không khiến bản chất của sự vật biến đổi.

Các thuộc tính cũng giống chất của sự vật sẽ luôn có mối liên hệ cụ thể với nhau, do đó việc phân biệt này chỉ mang tính tương đối.

GÌ?

Trang 15

Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của nó thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng

NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG–CHẤT

Trang 16

-Lượng là yếu tố động  luôn luôn thay đổi (tăng hoặc giảm).

-Lượng biến đổi dần dần và tuần tự.-Biến đổi về lượng có xu hướng tích lũy  đạt tới điểm nút.

-Tại điểm nút, diễn ra sự nhảy vọt bằng biến đổi về chất bằng cái cũ mất đi  cái mới ra đời thay thế cho nó.

LƯỢNG ĐỔI DẪN ĐẾN CHẤT ĐỔI:

Trang 17

VÍ DỤ:

Khi chúng ta nấu nồi canh, nếu chúng ta nêm gia vị vừa đủ với lượng nước thêm vào thì món canh sẽ hài hòa, ngon hơn (Ngược lại, nếu chúng ta bỏ gia vị quá nhiều hoặc thêm nước quá nhiều thì món canh sẽ bị mặn hoạc nhạt  Món ăn sẽ dở hơn bình thường)

-Lượng: Gia vị, nước

-Chất: Món ăn ngon hoặc dở

Trang 18

-Chất là yếu tố ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi căn bản.

-Chất đổi bằng nhảy vọt tại điểm nút.-Biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản, toàn diện  chất cũ (sự vật cũ) mất đi, chuyển hóa thành chất mới (sự vật mới).

-Chất đổi sinh ra sự vật mới, mang lượng mới  tiếp tục biến đổi.

CHẤT ĐỔI LÀM CHO LƯỢNG ĐỔI:

Trang 19

-Vị trí của quy luật trong phép biện chứng: Chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng: tiến lên, nhưng theo chu kỳ, quanh co…-Khái niệm phủ định biện chứng:

+ Phủ định nói chung là sự thay thế 1 sự vật, hiện tượng này bởi 1 sự vật, hiện tượng khác (A  B).

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

Trang 20

+ Phủ định biện chứng: Là tự phủ định sự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

Trang 21

-Đặc trưng của phủ định biện chứng:

+ Tính khách quan: Do nguyên nhân bên trong, là kết quả đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật.

+ Tính phổ biến: Diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Tính đa dạng, phong phú: Thể hiện ở nội dung, hình thức của phủ định.

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

Trang 22

Quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do có kế thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn mà là điều kiện cho sự phát triển, nó lưu giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại 1 số đặc điểm chủ yếu của cái ban đầu trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn theo đường thẳng, mà theo đường xoáy trôn ốc

NỘI DUNG QUY LUẬT PĐ CỦA PĐ

Trang 23

VÍ DỤ 1:

Vòng đời của con người: Bào thai là sự khẳng định ban đầu – trẻ sơ sinh (phủ định lần 1) – trẻ em (phủ định lần 2) –vị thành niên (phủ định lần 3) – trưởng thành (phủ định lần 4) trung niên (phủ định lần 5) tuổi già (phủ định lần 6) mất đi (phủ định lần 7) Ở đây vòng đời của người trải qua 7 lần phủ định.

Trang 24

VÍ DỤ 2:

Quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người: Từ thời xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời là sự phủ định đối với xã hội nguyên thuỷ, đến lượt nó lại bị xã hội phong kiến phủ định, sau đó xã hội phong kiến lại bị xã hội chủ nghĩa tư bản phủ định Cuối cùng, lại bị xã hội cộng sản chủ nghĩa phủ định.

Trang 25

 Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng là sự thống nhất loại bỏ, kế thừa và phát triển Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới.

 Như thế, những lần phủ định biện chứng nối tiếp nhau sẽ tạo ra xu hướng tiến lên không ngừng Đó là kết quả phủ định của phủ định

Cần xem xét các vấn đề từ nguồn gốc và nhiều khía cạnh để có thể hiểu rõ vấn đề và phán xét, nhận định một cách đúng đắn, sáng suốt nhất.

Ý nghĩa đối với bản thân

Trang 26

BÀI THUYẾT TRÌNH

ĐÃ KẾT THÚC

CẢM ƠN CÔ VÀ LỚP

ĐÃ HỢP TÁC

Ngày đăng: 07/08/2024, 03:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN