Thế nhưng Côn Sơn thì khác, trước sau vẫn là một danh thắng có thực và sau sự lựa chọn của Trần Nguyên Đán, quả núi này đã trở nên nổi tiếng, trở thành nơi ở ẩn của một bậc trí giả, “tỏ
Trang 1CÔN SƠN - MIỀN ẨN CƯ TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI
TRẦN THỊ BĂNG THANH Tạp chí Hán Nôm
1 Côn Sơn, miền đất thiêng và sự lựa chọn của Trần Nguyên Đán
Trong Lịch triều hiến chương loại chí, ở phần ghi chép về huyện Chí Linh, Phan Huy Chú có đoạn viết: “Trong huyện có nhiều núi đẹp, cảnh lạ như Côn Sơn, cảnh vật thanh vắng âm u, là nơi Băng Hồ người đời Trần về hưu trí ở đấy, núi hang rất đẹp” Về Côn Sơn, Phan Huy Chú lại ghi: “Côn Sơn ở xã Chi Ngại, trước thuộc về huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc, hình như con
Kỳ Lân Trên núi có động Thanh Hư, dưới núi có cầu Thấu Ngọc, cây và đá xanh um thật là cảnh đẹp ở nhân gian Về triều Trần, sư Pháp Loa làm nhà tu ở đấy; sư Huyền Quang cũng thường tu
ở núi này Đến cuối Trần, Băng Hồ về hưu, khi uống rượu, khi ngâm thơ ung dung thích ý ”(1) Huyền Quang đã được Trần Minh Tông coi là “Bậc thầy lớn ở Côn Sơn, vì ta làm ruộng phúc” (Côn Sơn đại đạo sư, vị ngã tác phúc điền - Tặng Huyền Quang tôn giả )(2) Côn Sơn cùng với núi Phượng Hoàng là hai cảnh đẹp của Chí Linh Phượng Hoàng đã được Chu Văn An chọn làm nơi ở ẩn, trong sách vở, Phượng Hoàng đã thành ngọn núi huyền thoại: “Lưng núi có chùa Lệ
Kỳ Đầu đời Trần có đạo sĩ là Huyền Vân ẩn ở đấy, luyện thuốc tiên nên gọi là động Huyền Vân” ( Lịch triều hiến chương loại chí)(3) Về sau trong văn học trung đại, núi Phượng Hoàng đã trở thành một miền đất bí ẩn, có các đạo sĩ đi về và đôi khi những người có đạo duyên đã may mắn được lạc tới Thế nhưng Côn Sơn thì khác, trước sau vẫn là một danh thắng có thực và sau
sự lựa chọn của Trần Nguyên Đán, quả núi này đã trở nên nổi tiếng, trở thành nơi ở ẩn của một bậc trí giả, “tỏ rõ sự sáng suốt giữ mình”(4) Côn Sơn từ một khu đất hoang đã được sắp đặt, xây cất để làm ngôi nhà nghỉ cho quan Tư đồ Trần Nguyên Đán Với con mắt nghệ sĩ của ông, sự hỗ trợ của hai vua Nghệ Tông và Duệ Tông nhà Trần, chỉ chưa đầy một tháng bằng sức lực “muôn người xúm lại, phạt bụi san đồi, thế là suối nguồn được gạn trong, cỏ rác được dọn sạch, phu thợ
đủ các nghề, xây đắp không nghỉ”(5), một khu Thanh Hư động, các nơi nghỉ ngơi, chơi ngắm đều có tên riêng, đẹp đẽ lạ kỳ, “đứng xa thấy một màu xanh, khu động vây bọc”(6) đã hình thành Thanh Hư động đã trở thành một khu ẩn cư sang trọng, nhiều mầu sắc vương giả nhưng vẫn có đủ cảnh đẹp tự nhiên cỏ rừng hoa suối, “mọi hình trạng trong mát, tiếng vi vu, xa xa mà không vẳng không, sâu thẳm mà lặng lẽ”(7) đủ cho người ngắm cảnh cảm nhận được “như đã hòa với bầu trời mênh mông mà vui chơi ngoài cõi vật”(8), cũng khiến cho người bỏ triều đình ra
đi có được cảm giác thỏa mãn trong lòng Tiểu sử về Nguyễn Trãi các sách đều ghi thuở ấu thơ Nguyễn Trãi đã được theo ông ngoại về sống ở sơn trại này Thời gian cũng ngắn ngủi, Nguyễn Trãi sinh năm 1380, năm 1385 Trần Nguyên Đán mới về Côn Sơn, mà năm 1390 ông đã mất Nguyễn Trãi cũng dời Côn Sơn từ đó Về sau, khi làm quan với nhà Hồ, khi luân lạc tìm đường cứu nước dưới thời thuộc Minh, dường như Nguyễn Trãi ít có dịp về Côn Sơn Thơ văn làm trong thời gian này, một đôi lần ông “ngẫu nhiên” nhắc tới chốn cũ Nhưng dù thế nào thì Côn Sơn - miền đất tuổi thơ luôn luôn vẫn là “nơi ước hẹn”, vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong tình cảm, trong tâm hồn thơ ông
Trang 22 Côn Sơn - miền đất hoài niệm trong hồn thơ Ức Trai
Nguyễn Trãi có gần 350 bài thơ, trong đó thơ chữ Hán, kể cả phần tồn nghi, có 105 bài, số thơ viết về Côn Sơn chừng hơn chục bài(9) Ở đó bao giờ cũng thể hiện một tình cảm gia đình sâu nặng, gắn bó và hầu như trĩu nặng những ưu tư, những ước muốn khó thành Chỉ có một lần Giấc
mơ trong núi (Mộng sơn trung) đem đến cảm giác trong trẻo:
“Thanh Hư động lý trúc thiên can,
Phi bộc phi phi lạc kính hàn
Tạc dạ nguyệt minh thiên tự thủy,
Mộng ky hoang hạc thướng tiên đàn”
(Trong Thanh Hư động trúc muôn ngàn,
Nước đổ gương rơi lạnh suối tràn
Đêm trước trăng trong, trời tựa nước,
Hạc vàng mơ cưỡi lên tiên đàn)
Lần sau đó là một ý nghĩ “ngẫu nhiên”, thể hiện một mong muốn:
“Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư,
Giác lai vạn sự tổng thành hư
Như kim chỉ ái sơn trung trú,
Kết ốc hoa biên độc cựu thư”
(Ngẫu thành)
(Cuộc thế mơ hồ, giấc mộng dư,
Tỉnh ra, muôn việc thảy không hư
Như nay chỉ muốn vào trong núi,
Nhà dựng bên hoa đọc sách xưa)
Mong muốn này trở nên da diết hơn khi ông có dịp trở về Côn Sơn sau buổi loạn ly Có hai bài được đặt cạnh nhau trong Ức Trai thi tập đều nói về tâm trạng của Nguyễn Trãi khi trở lại Côn Sơn mà ông coi là quê nhà Bài trước là tâm trạng khi đã về đến “gia sơn”:
“Nhất biệt gia sơn kháp thập niên,
Quy lai tùng cúc bán tiêu nhiên
Lâm tuyền hữu ước na kham phụ,
Trang 3Trần thổ đê đầu chỉ tự liên.
Hương lý tài qua như mộng đáo,
Can qua vị tức hạnh thân tuyền
Hà thời kết ốc vân phong hạ,
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên”
(Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác)
(Núi quê từ giã mười năm trọn,
Tùng cúc nay về nửa xác xơ
Trót hẹn núi rừng đâu nỡ phụ,
Cúi đầu cát bụi chỉ thương ta
Xóm làng rảo bước như trong mộng,
Thân hãy còn binh lửa chửa qua
Mây núi bao giờ nhà dựng được,
Đá êm gối ngủ, suối pha trà)
(Sau loạn về Côn Sơn cảm tác - Huy Cận dịch)
Còn bài sau biểu hiện nỗi trăn trở của ông trên suốt dọc đường đi thuyền trở về:
“Thập niên phiêu chuyển thán bồng bình,
Quy tứ dao dao nhật tự tinh
Kỷ thác mộng hồn tầm cố lý,
Không tương huyết lệ tẩy tiên quynh
Binh dư cân phủ ta nan cấm,
Khách lý giang sơn chỉ thử tình
Uất uất thốn hoài vô nại xứ,
Thuyền song thôi chẩm đáo thiên minh”
(Quy Côn Sơn chu trung tác)
(Mười năm phiêu dạt cỏ bình bồng,
Lòng nhớ nhà như cờ gió rung
Trang 4Thác mộng cố hương đà mấy dạo,
Rửa mồ tiên tổ lệ tuôn dòng
Búa rìu thời loạn mong sao thoát,
Đất khách tình này gửi núi sông
U uất nỗi niềm khôn giãi tỏ,
Song thuyền trở gối đến hừng đông)
(Về Côn Sơn làm trong thuyền)
Hai bài thơ cho chúng ta một vài dữ kiện rất đáng chú ý, đó là con số mười năm và sau loạn Rất
có thể hai bài thơ này được làm trong cùng một chuyến trở về (Côn Sơn) Nguyễn Trãi xa Côn Sơn, phiêu dạt mười năm vì loạn Ông trở về vì nỗi nhớ cố hương không nguôi nhưng trong cảm giác không được an toàn - cảm giác này không thấy xuất hiện trong thời điểm Bình Ngô đại cáo,
Hạ quy Lam Sơn Loạn yên rồi, tấm thân may được thoát, nhưng “sau cơn binh lửa khó ngăn nạn búa rìu”, chỉ có thể “đem huyết lệ rửa mồ tiên tổ” và “cúi đầu tự thương mình” Lâu nay các nhà nghiên cứu, kể cả bài viết gần đây nhất của nhà nghiên cứu người Mỹ O.W.Wolters đăng trên Tạp chí Văn học số 10 - 2002, vẫn cho tất cả các chữ “loạn” trong Ức Trai thi tập đều nói về cuộc xâm lược của nhà Minh Theo chúng tôi thì không hoàn toàn như thế Chữ “loạn” trong Loạn hậu cảm tác thì đúng như vậy, nhưng ở đây, chữ “loạn” Nguyễn Trãi nói về cuộc “tiếm đoạt” của Hồ Quy Ly (Chúng tôi xin trở lại kỹ vấn đề này vào một dịp khác) Các tài liệu ghi chép về Côn Sơn đều cho biết Trần Nguyên Đán đã xây dựng Thanh Hư động rất tráng lệ Trên
có động, dưới có cầu, cảnh tự nhiên xinh đẹp tươi duyên đến “đáng vốc, đáng nuốt” thế mà bây giờ quá nửa tùng cúc đã tiêu điều Nguyễn Trãi không nói cụ thể về sơn trang của ông ngoại mình nhưng cái nhìn tổng quát “vườn cũ nửa phần đã tiêu sơ” và cái cảm giác “xóm làng vừa đi qua, tưởng như trong giấc chiêm bao” cũng đủ gợi nên ý tưởng: Côn Sơn, Thanh Hư động qua loạn lạc đã thay đổi quá nhiều Và người trở về chỉ còn một mong ước nhưng cũng rất khó thực hiện, đó là được làm một kẻ ẩn dật sống trong ngôi nhà nhỏ bên núi mây, uống nước suối pha trà
và gối đầu lên đá mà ngủ Cả tâm trạng này nữa cũng chưa thể là tâm trạng một người đang giữ chức vụ quan trọng trong Khu mật viện của triều đình nhà Lê vừa khôi phục đất nước Vậy thì phải chăng đây là chuyến trở về của Nguyễn Trãi sau khi nhà Hồ đã hạ bệ xong nhà Trần, đã lập nên nhà Đại Ngu Cuộc lật đổ chính quyền đã thực hiện xong nhưng chưa hẳn không còn những cuộc thanh trừng khốc liệt! Vì thế Nguyễn Trãi mang tâm trạng u uất, thấp thỏm khi trở về nơi ông coi là “làng cũ - cố lý” sau loạn nhưng cũng là nơi có dinh cơ cũ của một tông thất nhà Trần, một triều đại vừa bị thay thế mà ông dù sao cũng có liên hệ huyết thống ít nhiều Ước đoán này
có phần thêm chắc chắn nhờ ở con số “mười năm” mà chúng tôi đã nêu Như các tài liệu khác đã cho biết, Nguyễn Trãi dời Côn Sơn sau khi ông ngoại tạ thế, năm 1390, mười năm sau chính là năm 1400, Quý Ly lên ngôi vua khởi nghiệp họ Hồ, hoàn tất quá trình đổi thay triều đại Thêm nữa những tứ thơ trong hai bài này còn phảng phất thấy ở bài Ký cữu Dịch Trai Trần công:
Trang 5“Bình dư thân thích bán ly tinh,
Vạn tử thân tàn ngẫu nhất sinh
Vãng sự không thành Hòe quốc mộng,
Biệt hoài thùy tả Vị Dương tình
Bất lai tự nghĩ tòng Vương Thức,
Tỵ loạn chung đương học Quản Ninh
Dục vấn tương tư sầu biệt xứ,
Cô trai phong vũ dạ tam canh”
(Loạn rồi thân thích nửa điêu linh,
Vạn tử thân tàn được nhất sinh
Hòe Quốc luống thành cơn ảo mộng,
Vị Dương khôn tả mối thâm tình
Chẳng theo, tự ví cùng Vương Thức(10)
Tránh loạn, âu đành học Quản Ninh(11)
Hỏi chốn tương tư sầu cách biệt,
Thư phòng mưa gió suốt ba canh)
(Gửi cậu là Trần Dịch Trai - Phan Võ và Lê Thước dịch)
Những bài thơ trên có thể cho thấy tình cảm của Nguyễn Trãi đối với nhà Trần gắn bó sâu nặng đến nhường nào Và phải chăng cũng chính vì từ sự trải nghiệm của bản thân, từ những điều trông thấy mà sau này khi đã trở thành một nhà chiến lược, một anh hùng cứu nước dưới ngọn cờ của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã rất thẳng thắn phê phán nhà Hồ mặc dù ông chấp nhận nhà Hồ và coi Hồ Quý Ly là anh hùng trong thiên hạ Người đọc ngày nay có thể không coi những điều ông viết trong Bình Ngô đại cáo về nhà Hồ thực sự là nhận định của ông, bởi đó là văn kiện chính thức, công bố quan điểm của triều đại mới, nhưng trong Băng Hồ di sự lục, một ghi chép cho riêng mình Nguyễn Trãi cũng vẫn phê phán sự thoán đoạt của Hồ Quý Ly:
“Công tuy thân gửi suối rừng, mà chí thì ở tông xã, tấm lòng ưu ái chưa từng một ngày quên Hoặc đi hoặc ở, khi động khi tĩnh, đều là có ý can gián Rút cục Nghệ Tông đều không xét đến
Do đó uy thế nhà Hồ uy thế càng thịnh, kẻ xu phụ ngày càng nhiều, thế nước ngày càng suy, không làm sao được nữa, cái chí lui về hưu của công mới quyết Đến cuối cùng, ốm mà không uống thuốc, con cháu có người khuyên thì công nói: “Thời sự như thế, ta được chết là may rồi, sao còn sống để thấy họa loạn” “Công mất chưa được bao lâu, thì họ Hồ quả cướp nước, giết hại
Trang 6con cháu họ Trần không sót Công con trai con gái có mười một người, sau cuộc binh đao ít người còn sống” (Văn Tân dịch)
Như vậy có thể hiểu câu thơ “tùng cúc bán tiêu nhiên” trong bài Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác không hoàn toàn chỉ nói về cây cỏ trong vườn ! Song dù trải bao thăng trầm hiểm nguy Nguyễn Trãi vẫn mơ ước trở về Côn Sơn Ông coi đó như một lời hẹn, cả sau này dẫu đang ở vị trí quan cao lộc trọng trong triều nhà Lê thì ông vẫn không thôi dự định:
“Minh triêu Linh phố hoàn phi tích,
Hà nhật Côn Sơn cộng thính tuyền
Lão khứ cuồng ngôn hưu quái ngã,
Lâm kỳ ngã diệc thượng thừa Thiền”
(Tống tăng Đạo Khiêm quy sơn)
(Sáng mai gậy nhà sư lại bay về bến Chí Linh,
Ngày nào mới được cùng nhau nghe tiếng suối ở Côn Sơn,
Về già, hay nói ngông, ông đừng cười,
Đến ngả rẽ tôi cũng theo đạo Thiền)
(Tiễn sư Đạo Khiêm về núi)
Và trong khi còn chưa tới “ngả rẽ”, để vợi bớt tâm tư, Nguyễn Trãi đã “mượn người vẽ tranh Côn Sơn”, để treo:
“Bán sinh khâu hác phế đăng lâm,
Loạn hậu gia hương phí mộng tầm
Thạch bạn tùng phong cô thắng thưởng,
Giản biên mai ảnh phụ thanh ngâm
Yên hà lãnh lạc trường kham đoạn,
Viên hạc tiêu điều ý phỉ câm
Bằng trượng nhân gian cao họa thủ,
Bút đoan tả xuất nhất ban tâm”
(Nửa đời bỏ phí thú rừng xưa,
Sau loạn, hồn quê uổng đợi chờ
Vách đá tùng reo, đâu khách nhạc,
Trang 7Bờ khe mai đứng, thiếu người thơ.
Khói mây quạnh quẽ, bao đau xót,
Vượn hạc tiêu điều, luống ngẩn ngơ
Muốn cậy trên đời tay vẽ giỏi,
Vẽ giùm ta cả khối tâm tư.)
(Khất nhân họa Côn Sơn đồ - Ngô Linh Ngọc dịch)
Ý nghĩa và tình cảm của việc làm này, Nguyễn Trãi cũng ghi rõ trong Băng Hồ di sự lục: “Cũng định dựng lại nhà ở dưới núi Côn Sơn để tứ thời cúng tế mà chí chưa được thỏa Nhân mượn thợ
vẽ tranh, góp chuyện cũ chép ở sau, cất ở nhà để tỏ ý không quên, ngõ hầu cũng được gần với tấm lòng của Đào Công, Tô Công và Văn Công vậy”.(12)
Như vậy, Côn Sơn luôn luôn là một niềm hoài niệm đằm thắm trong hồn thơ Nguyễn Trãi Dù khi vui, khi buồn, khi vinh hoa hay luân lạc, Côn Sơn chưa bao giờ thôi là một điểm dừng nghỉ
mơ ước của Nguyễn Trãi
3 Côn Sơn, miền ẩn cư lý tưởng
Nguyễn Trãi thuộc hàng khai quốc công thần nhà Lê, nhưng chỉ sau ngày toàn thắng ba năm ông
đã bị bắt giam vào ngục Thời gian bị giam không lâu nhưng sau đó ông cũng không thật được trọng dụng Các chuyên gia về Nguyễn Trãi cho rằng sau khi nước nhà giành được độc lập, nhà
Lê không thực hiện được lý tưởng nhân nghĩa trong việc trị quốc an dân Nguyễn Trãi thất vọng
có ý muốn xin về nghỉ Nhưng điều đó có thật nhất quán trong tư tưởng của ông, một người luôn luôn đặt trách nhiệm kinh bang tế thế lên trên tất cả và ông thực sự được nghỉ vào năm nào thì cũng chưa thật rõ Nhưng tháng mười một năm 1437 (Đinh Tỵ)(13), còn ghi việc ông cùng Đào Công Soạn, Nguyễn Truyền, Nguyễn Văn Huyến, Nguyễn Liễu dâng sớ bàn cãi về thể lệ áo mũ triều phục do Lương Đăng vâng mệnh quy định Sau đó, các năm 1438, 1439, 1440, 1441 đều không thấy ghi gì về Nguyễn Trãi, mãi đến năm 1442 (Nhâm Tuất) mới ghi về vụ án Lệ Chi viên, ông bị tội tru di May mắn là trong Ức Trai di tập có ghi được tờ biểu của Nguyễn Trãi khi ông được phục hồi và trao chức Gián nghị đại phu kiêm Tri tam quán sự Bài biểu không đề năm tháng, nhưng trong có câu: “Cúi nghĩ: Sáu chục tuổi thân tàn, chức vụ đã yên phận mọn; chín trùng trời xuống chiếu, móc mưa lại đội ân trên” Theo cách tính tuổi ngày xưa suy ra thì năm Nguyễn Trãi viết bài biểu này là 1439 Lúc này trong chức vụ của ông có một phần liên quan đến Côn Sơn, đó là chức Đề cử Côn Sơn Tư Phúc Tự Á đại trí tự Như vậy nếu Nguyễn Trãi được nghỉ hưu về Côn Sơn thì cũng chỉ trong thời gian rất ngắn, khoảng 1438-1439 Đào Duy Anh cho
là chỉ vài tháng Tuy nhiên cụ Đào còn đưa ra một dự đoán khác: Trong thời Lê Thái Tổ và cả Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi đều có thời gian ngắn được về Côn Sơn, thậm chí còn được giao trông coi chùa Tư Phúc bên cạnh việc đặc trách trông coi hai đạo Đông và Bắc Ý kiến này cũng là một gợi ý có thể suy nghĩ, vì trong Quốc âm thi tập có bài thơ Nguyễn Trãi để lộ một cảm nghĩ: cuộc đời đầy bất trắc, được lúc nào ghé qua nhà thì chớ nên để lỡ:
Trang 8“Trùng dương mấy phát khách thiên nha,
Kịp phen này được đỗ nhà
Túi đã không tiền khôn chác rượu,
Vườn tuy có cúc chửa đâm hoa
Phong sương đã bén biên thi khách,
Tang tử còn thương tiếc cố gia
Ngày khác hay đâu còn việc khác,
Tiết lành mựa nỡ để cho qua”
(Quy Côn Sơn trùng cửu ngẫu tác)
Song có lẽ chỉ sau ngày được nghỉ quan, Nguyễn Trãi mới thực sự được thỏa chí Ông về Côn Sơn trong tâm trạng hòa đồng với thiên nhiên, trở thành một “phần” của tự nhiên Bài Côn Sơn
ca của Nguyễn Trãi ra đời trong thời điểm này Ở đây Côn Sơn không còn được nhìn với tư cách một “cố lý” tiêu điều hay một trang trại lộng lẫy, tư dinh quan Tư đồ mà là một vùng thiên nhiên trong suốt và tươi sáng, tươi sáng nhất trong thiên nhiên thơ Nguyễn Trãi Côn Sơn chưa từng bao giờ được miêu tả đẹp đến thế Côn Sơn có suối, có đá, có rêu, có thông, có trúc, tất cả đều tràn trề sức sống và thanh tân, trong đó chủ thể con người - được sống hòa đồng, thích chí và tự do:
“Côn Sơn hữu tuyền,
Kỳ thanh linh linh nhiên,
Ngỗ dĩ vi cầm huyền
Côn Sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch
Nham trung hữu tùng,
Vạn cái thúy đồng đồng,
Ngô ư thị hồ yển tức kỳ trung
Lâm trung hữu trúc,
Thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô ư thị hồ ngâm khiếu kỳ trắc”
Trang 9(Côn Sơn có suối,
Tiếng nước chảy rì rầm,
Ta coi làm đàn cầm
Côn Sơn có đá,
Mưa dội rêu phô xám,
Ta coi làm chiếu thảm
Trên đèo có thông,
Muôn dặm biếc mông lung,
Ta thảnh thơi nằm nghỉ bên trong
Giữa rừng có trúc,
Nghìn mẫu xanh chen chúc,
Ta đủng đỉnh ca ngâm dưới gốc)
Với Nguyễn Trãi bây giờ Côn Sơn không chỉ đẹp, thanh nhã mà còn trải rộng, hoành tráng, ông nghỉ ngơi thích ý và thỏa sức hoạt động Côn Sơn đã thức tỉnh Nguyễn Trãi hay chính Nguyễn Trãi đã tự thức tỉnh sau sự trải nghiệm “Nửa đời lợi danh ràng buộc trong cát bụi” nên đã phát hiện ra vẻ đẹp tinh khiết của Côn Sơn Dẫu sao thì phần sau của Bài ca Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã trình bày một quan niệm mới của ông về cuộc sống Ở đây, trong khoảnh khắc này con người chính khách – nhà nho đã lánh mặt, chỉ còn một ẩn sĩ với cái nhìn đạt quan Trang Tử Người ta ở đời giàu sang mà tham bỉ như Đổng Trác, Thạch Sùng, cùng khốn mà thanh cao như Bá Di, Thúc
Tề chẳng qua đều muốn thỏa “sở dục” của mình Họ, kẻ hiền, người ngu, được khen, bị chê, vinh nhục khác nhau nhưng “Chết rồi hỏi ai vinh ai nhục” Con người đều bình đẳng khi trở về với cát bụi Côn Sơn đem đến cho Nguyễn Trãi một sự thanh thản, bình yên Với Côn Sơn ông hiểu ra một ý nghĩa khác của cuộc sống:
“Muôn chung chín vạc để làm gì ?
Nước lã cơm rau hãy tri túc”
Và khi đã khẳng định “cuộc sống hôm nay”, một cuộc sống khác xưa, Nguyễn Trãi ắt xem xét, phủ định quá khứ:
“Hỏi ai sao chẳng sớm quay về,
Nửa đời vùi mãi trong lầm đục
Người sống trong trăm năm,
Trang 10Khác đâu loài thảo mộc.
Vui buồn sướng khổ đổi thay nhau,
Một tươi một héo thường tiếp tục
Đồi rậm lầu hoa cũng ngẫu nhiên
Chết rồi hỏi ai vinh với nhục ?”
Nguyễn Trãi của Côn Sơn ca đã rất khác với Nguyễn Trãi của những ngày “viết thư thảo hịch hơn hết một thời” Song dường như trong sâu thẳm tâm tư, Nguyễn Trãi vẫn không hề phủ định
lý tưởng trí quân trạch dân của ông Về với Côn Sơn, nhìn cuộc đời bằng cái nhìn đạt quan, cũng chính là một cách tự thấy mình đã trả xong cái nợ nam nhi và có thể cũng còn là sự chấp nhận một thực tế: cuộc đời không cần ông gánh vác nữa Trong một bài thơ Nôm, Nguyễn Trãi cũng từng bộc bạch quan niệm xử thế đó của mình:
“Say hết tấc lòng hồng hộc,
Hỏi làm chi sự cổ câm (kim)”,
(Quốc âm thi tập - bài 70)
Côn Sơn ca thường gợi nhớ đến Quy khứ lai từ của Đào Tiềm Hai tác phẩm đều như lời tuyên ngôn về quan niệm sống của hai thi hào, hai nhân cách lớn trong lịch sử Song nếu như Đào Tiềm đóng cửa “tức giao tuyệt du” với thế tục thì Nguyễn Trãi mở cửa, vẫn chờ đợi tri âm:
“Nhân gian nếu có bọn Sào Do,
Khuyên hãy nghe ta một khúc”
Rất tiếc Nguyễn Trãi không thực hiện được đến cùng chí ẩn dật của mình Lê Thái Tông tiếc, trọng tài ông nhưng lại đem lụy đến cho ông Một lần nữa ông lại dời Côn Sơn nhưng không còn
cơ hội trở về và Côn Sơn sau Nguyễn Trãi dường như vẫn chưa tìm được tri âm
T.T.B.T
CHÚ THÍCH:
(1), (3) Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Bản dịch, tập 1, Nxb Sử học, H 1960, tr.105 - 106
(2) Thơ văn Lý - Trần, Nxb KHXH, H 1988, tập 2, quyển Thượng, tr.811
(4), (5), (6), (7) Nguyễn Phi Khanh (con rể Trần Nguyên Đán, thân phụ Nguyễn Trãi), Thanh Hư động ký, Bản dịch Thơ văn Lý - Trần, Nxb KHXH, H 1978, tập 3, tr.497
(8) Thanh Hư động ký, Bđd