Về kiến thức: - Thiết lập được bảng tần số ghép nhóm, bảng tần số tương đối ghép nhóm.- Thiết lập được biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm ở dạng biểu đồ cột và dạng biểu đồđoạn thẳng.- L
Trang 1Tổ:
Họ tên giáo viên:
Tuần:
Tiết:
CHƯƠNG 7: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ BÀI 3 BIỂU DIỄN SỐ LIỆU GHÉP NHÓM
Môn học/Hoạt động giáo dục: Thống kê; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (04 tiết)
I Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1 Về kiến thức:
- Thiết lập được bảng tần số ghép nhóm, bảng tần số tương đối ghép nhóm
- Thiết lập được biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm ở dạng biểu đồ cột và dạng biểu đồ đoạn thẳng
- Lí giải và thiết lập được dữ liệu vào bảng thích hợp
- Lí giải và thực hiện được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác
- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức của các môn học khác trong Chương trình lớp 9 và trong thực tiễn
2 Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp Đọc SGK, trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập, trong SGK, câu hỏi trên lớp
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: tham gia hoạt động nhóm các hoạt động Khám phá và Vận dụng để trình bày kiến thức về biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm ở dạng biểu đồ cột và dạng biểu đồ đoạn thẳng
* Năng lực Toán học:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học và Năng lực tư duy, lập luận toán học: Vận dụng kiến thức toán học để thực hiện các hoạt động Thực hành và Vận dụng
3 Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức để giải một
số bài toán
- Trung thực thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn
- Trách nhiệm của học sinh khi hoạt động học tập cá nhân, thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm
II Thiết bị dạy học và học liệu
1 Giáo viên: máy chiếu, laptop.
2 Học sinh: máy tính cầm tay, đồ dùng học tập.
III Tiến trình dạy học
Tiết 1
1 Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
Trang 2a) Mục tiêu: Giúp HS có ý tưởng ban đầu về cách xác định các giá trị thoả mãn yêu cầu
bài toán theo nhóm, gợi sự tò mò về việc tìm hiểu cách biểu diễn số liệu ghép nhóm
b) Nội dung: Video clip phân loại trái cây theo khối lượng.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: Xem
video clip và trả lời câu hỏi
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt
động cá nhân
* Báo cáo, thảo luận
- Gọi một HS lên bảng trình bày
- HS khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét
và dẫn dắt vào bài
Xem video clip và trả lời câu hỏi
Trái cây đã được phân loại bằng cách nào? Dựa trên tiêu chí gì?
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)
Hoạt động 2.1: Bảng tần số ghép nhóm (25 phút)
a) Mục tiêu:
- Thiết lập được bảng tần số ghép nhóm
- Chỉ ra được mỗi giá trị thuộc nhóm nào
- Xác định được nhóm có tần số cao nhất và tần số thấp nhất
b) Nội dung: Khám phá 1/39 SGK, định nghĩa, chú ý, ví dụ 1.
c) Sản phẩm: Từ nội dung phần Khám phá 1/39 SGK, HS rút ra được:
- Chỉ ra được mỗi giá trị thuộc nhóm nào
- Thiết lập được bảng tần số ghép nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: HS
đọc và thực hiện Hoạt động khám
phá 1/39 SGK
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động theo nhóm (mỗi
nhóm 2 bạn)
- Thảo luận và thực hiện các
Khám phá: 1/39 SGK
Hoàn thành bảng số liệu:
Định nghĩa: SGK/40
- Số lượng các giá trị của mẫu số liệu thuộc vào một nhóm được gọi là tần số của nhóm
Trang 3Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
nhiệm vụ
- Rút ra định nghĩa, các nhận xét,
các chú ý
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm xung phong lên
bảng ghi đáp án,
- Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung
* Kết luận, nhận định: GV nhận
xét, bổ sung, chốt kiến thức
đó
- Bảng tần số ghép nhóm biểu diễn tần số của các nhóm số liệu Bảng gồm hai dòng (hoặc hai cột), dòng (hoặc cột) thứ nhất ghi các nhóm số liệu, dòng (hoặc cột) thứ hai ghi các tần số tương ứng với mỗi nhóm đó
- Kí hiệu [a; b) là nhóm chứa các giá trị X của mẫu số liệu thoả mãn a ≤ X <b Hiệu b –
a được gọi là độ rộng của nhóm [a; b)
Giá trị a+b2 được gọi là giá trị đại diện của nhóm
Chú ý:
Các nhóm số liệu phải chứa tất cả các giá trị của mẫu số liệu
Các nhóm số liệu thường được chọn sao cho
có độ rộng bằng nhau, thuận tiện cho việc tính toán và phù hợp với mục đích của việc thống kê
Trong chương này, ta luôn sử dụng các nhóm
có độ rộng bằng nhau
Ví dụ 1:
Điểm kiểm tra của các học viên được ghi lại ở bảng sau đây:
a) Hãy chỉ ra các giá trị thuộc nhóm [0; 2,5) và tần số của nhóm này
b) Lập bảng tần số ghép nhóm của mẫu số liệu
Giải a) Nhóm [0; 2,5) gồm hai giá trị là 1,4 và 1,7 Tần số của nhóm này là 2
b) Bảng tần số ghép nhóm của mẫu số liệu:
3 Hoạt động 3: Luyện tập (13 phút)
a) Mục tiêu:
- Thiết lập được bảng tần số ghép nhóm
- Xác định được nhóm có tần số cao nhất và tần số thấp nhất
b) Nội dung: Bài thực hành 1.
Trang 4c) Sản phẩm: Giải được các thực hành 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc và thực hiện
hoạt động Thực hành 1
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện hoạt động cá nhân
* Báo cáo, thảo luận
Cá nhân HS lên bảng trình bày kết
quả hoạt động Thực hành 1 HS
khác nhận xét bài làm của bạn
* Kết luận, nhận định: GV nhận
xét, đánh giá bài làm của HS qua
hoạt động Thực hành 1 và bổ sung
nếu cần thiết
Thực hành 1:
a) Bảng tần số ghép nhóm
b)
- Nhóm có tần số cao nhất là nhóm 5;6,5 và
6,5;8
- Nhóm có tần số thấp nhất là nhóm 9,5;11.
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Học định nghĩa, các chú ý
- Xem lại các ví dụ 1, thực hành 1
- Làm bài tập 1/46 SGK
Tiết 2
1 Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)
a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức đã học ở tiết 1.
b) Nội dung:
Câu 1: Kết quả kì thi trắc nghiệm môn Toán với thang điểm 100 của 32 học sinh được
cho trong mẫu số liệu sau:
a) Hãy chia bảng dữ liệu thành 6 nhóm, với nhóm thứ nhất có điểm thi từ 40 điểm đến dưới 50 điểm và lập bảng dữ liệu ghép nhóm
b) Xác định nhóm có tần số cao nhất và nhóm có tần số thấp nhất
c) Sản phẩm:
Trang 5Câu 1:
a)
b)
- Nhóm có tần số cao nhất là nhóm 60;70.
- Nhóm có tần số thấp nhất là nhóm 90;100.
Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc
và thực hiện Câu 1
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện hoạt động cá nhân
* Báo cáo, thảo luận
Cá nhân HS lên bảng trình bày kết quả Câu 1 HS
khác nhận xét bài làm của bạn
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá bài làm
của HS qua Câu 1 và củng cố kiến thức
Như sản phẩm ở trên
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15 phút)
Hoạt động 2.2: Bảng tần số tương đối ghép nhóm (15 phút)
a) Mục tiêu:
– Khái niệm về tần số tương đối của một nhóm và bảng tần số tương đối ghép nhóm – Thiết lập được bảng tần số tương đối ghép nhóm
– Lí giải và thiết lập được dữ liệu vào bảng thích hợp
b) Nội dung: Khám phá 2/40 SGK, định nghĩa, ví dụ 2.
c) Sản phẩm:
– Khái niệm về tần số tương đối của một nhóm và bảng tần số tương đối ghép nhóm – Thiết lập được bảng tần số tương đối ghép nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập:
GV tổ chức cho HS làm việc
nhóm, đọc và thực hiện hoạt động
Khám phá 2 GV đặt thêm các câu
hỏi phụ để gợi ý cho HS
* HS thực hiện nhiệm vụ
Khám phá: 2/40 SGK
- Bảng tần số ghép nhóm:
- Bảng tần số tương đối ghép nhóm:
Trang 6Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
- HS làm việc theo nhóm, quan sát
đề bài và thực hiện hoạt động
Khám phá 2
- Thảo luận và thực hiện các
nhiệm vụ
- Rút ra định nghĩa, các nhận xét,
các chú ý
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm xung phong lên
bảng ghi đáp án,
- Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung
* Kết luận, nhận định: GV nhận
xét, bổ sung, chốt kiến thức
Định nghĩa: SGK/40
- Tần số tương đối của một nhóm được tính theo công thức f = m
N.100 %
Trong đó, m là tần số của nhóm và N là cỡ mẫu
- Bảng ghi lại tần số tương đối của các nhóm số liệu được gọi là bảng tần số tương đối ghép nhóm
- Bảng tần số tương đối ghép nhóm gồm hai dòng (hoặc hai cột), dòng (hoặc cột) thứ nhất ghi các nhóm số liệu, dòng (hoặc cột) thứ hai ghi các tần
số tương đối tương ứng với mỗi nhóm đó
Ví dụ 2:
Hãy lập bảng tần số ghép nhóm và bảng tần số tương đối ghép nhóm cho dữ liệu về thời gian truy cập Internet của bác Quang, trong đó các
nhóm được phân theo mức độ sử dụng ở bảng
tiêu chí ở hoạt động Khám phá 2.
Giải
* Bảng tần số ghép nhóm
* Bảng tần số tương đối ghép nhóm
* Ghép hai bảng tần số lại với nhau:
3 Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Thiết lập được bảng tần số tương đối ghép nhóm
- Vận dụng kiến thức về bảng tần số ghép nhóm – tần số tương đối ghép nhóm để tìm số liệu còn thiếu
b) Nội dung: Thực hành 2/41 SGK, Vận dụng 1/42 SGK.
Trang 7c) Sản phẩm: Tìm được kết quả các bài tập trên.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu
cầu HS đọc và thực hiện hoạt động
Thực hành 2, Vận dụng 1
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động theo nhóm (chia theo tổ
của mỗi lớp)
- Thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm xung phong lên bảng
ghi đáp án,
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét,
bổ sung, nhấn mạnh kiến thức
Thực hành 2:
Vận dụng 1:
Hướng dẫn tự học ở nhà (5 phút)
- Học định nghĩa, chú ý
- Xem lại các ví dụ 2, thực hành 2, vận dụng 1
- Làm bài tập 2/46 SGK
Tiết 3
1 Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Làm quen được với việc đọc biểu đồ tỉ lệ của nhóm
b) Nội dung:
– HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu hoạt động Khám phá 3
– GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm, đọc hoạt động Khám phá 3 và đặt các câu hỏi bổ sung để HS tìm hiểu hoạt động
c) Sản phẩm:
– Khoảng thời gian dùng điện thoại phổ biến nhất là từ 90 đến 120 phút
– Khoảng này có tần số tương đối là 40% nên có 40% 150 = 60 người có thời gian sử dụng điện thoại thuộc khoảng từ 90 đến 120 phút
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức Như sản phẩn ở trên.
Trang 8Hoạt động của GV - HS Tiến trình nội dung
cho HS làm việc nhóm đôi, đọc và thực
hiện hoạt động Khám phá 3 GV đặt thêm
các câu hỏi phụ để gợi ý cho HS
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát đề
bài và thực hiện hoạt động Khám phá 3
* Báo cáo, thảo luận
- HS đại diện các nhóm nêu câu trả lời cho
câu hỏi của hoạt động Khám phá 3 Các
nhóm khác nhận xét hoặc bổ sung ý kiến
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá
trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt
lại kiến thức
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15 phút)
Hoạt động 2.2: Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Thiết lập được biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm ở dạng biểu đồ cột và dạng biểu đồ đoạn thẳng
b) Nội dung: Định nghĩa, ví dụ 3.
c) Sản phẩm:
– Khái niệm về tần số tương đối của một nhóm và bảng tần số tương đối ghép nhóm – Thiết lập được bảng tần số tương đối ghép nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập:
GV đặt các câu hỏi để gợi ý cho
HS về định nghĩa
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trở lời các câu
hỏi giáo viên đặt ra
* Báo cáo, thảo luận
- HS còn lại lắng nghe và nhận xét
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến
thức
Định nghĩa: SGK/42
- Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột gồm các cột kề nhau, mỗi cột tương ứng với một nhóm Cột biểu diễn nhóm [a; b) có đầu mút trái
là a, đầu mút phải là b và có chiều cao tương ứng với tần số tương đối của nhóm
Ví dụ 3: SGK/42 Thuỷ thống kê lại độ dài quãng đường (đơn vị: km) mình đi bộ mỗi ngày trong tháng 6 ở bảng sau:
Trang 9Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
Hãy vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột biểu diễn mẫu số liệu trên
Giải
* Bảng tần số tương đối ghép nhóm
* Biểu đồ tần số tương đối ghép nhôm dạng cột
Chú ý: Trong biểu đồ trên, nếu ta nối trung điểm các cạnh phía trên của các cột kề nhau bởi một đoạn thẳng thì nhận được một đường gấp khúc như hình dưới đây.
Định nghĩa: SGK/42
- Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng là đường gấp khúc đi từ trái qua phải, nối các điểm trên mặt phẳng, mỗi điểm có hoành độ
là giá trị đại diện của nhóm số liệu và có tung độ tương ứng với tần số tương đối của nhóm số liệu đó
3 Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)
a) Mục tiêu:
- Lập bảng tần số ghép nhóm, bảng tần số tương đối ghép nhóm
Trang 10- Thiết lập được biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm ở dạng biểu đồ cột và dạng biểu đồ đoạn thẳng
b) Nội dung: Ví dụ 4, ví dụ 5, thực hành 3, 4.
c) Sản phẩm: Tìm được kết quả các bài tập trên.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu
cầu HS đọc và thực hiện ví dụ 4, ví dụ 5
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động theo nhóm ( mỗi nhóm 2
bạn)
- Thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm xung phong lên bảng
ghi đáp án,
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét,
bổ sung, nhấn mạnh kiến thức
Ví dụ 4:
- Giá trị đại diện của các nhóm dữ liệu lần lượt là 8,6; 8,8; 9,0; 9,2; 9,4
- Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng biểu diễn số liệu đã cho:
Ví dụ 5:
a) Số học sinh chạy 100 m hết ít hơn 12 giây là 3
b) Số học sinh tham gia khảo sát là 3+6+4+2+1 = 16 (học sinh)
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu
cầu HS đọc và thực hiện thực hành 3,
thực hành 4
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động theo nhóm ( theo số thứ
tự ngẫu nhiên – 6 bạn 1 nhóm)
- Thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm xung phong lên bảng
ghi đáp án,
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét,
bổ sung, nhấn mạnh kiến thức
Thực hành 3:
a)
b) Có 61 bóng đèn thuộc loại I
c) Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm đoạn thẳng
Trang 11Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
Thực hành 4:
a)
b)
Trang 12Hoạt động của GV và HS Tiến trình nội dung
4 Hoạt động vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng biểu đồ đoạn thẳng để phân tích số liệu
b) Nội dung: Vận dụng 2/ SGK /45.
c) Sản phẩm:
- Kết quả của vận dụng 2/ SGK/ 45
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – HS Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực
hiện vận dụng 2/ 40-41/ SGK ở nhà
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ và làm việc cá nhân thực
hiện nhiệm vụ
* Báo cáo, thảo luận
- Xung phong trình bày vào buổi học sau
* Kết luận, nhận định
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét
mức độ hoàn thành của HS
Vận dụng 2/SGK/45: Hai bạn Hà
và Hồng thống kê lại chỉ số chất lượng không khí (AQI) nơi mình ở tại thời điểm 12:00 mỗi ngày trong tháng 9/2022 ở bảng sau:
a) Hãy vẽ trên cùng một hệ trục hai biểu đồ dạng đoạn thẳng biểu diễn tần số tương đối cho bảng chỉ số chất lượng không khí tại nơi ở của bạn
Hà và tại nơi ở của bạn Hồng
b) Chỉ số AQI từ 150 trở lên được coi là không lành mạnh Dựa vào biểu đồ tần số tương đối trên, hãy so sánh tỉ lệ số ngày chất lượng không khí được coi là không lành mạnh ở mỗi khu vực
Giải a)