"Tài liệu ''''Bài tập Công pháp Quốc tế'''' là một nguồn tài liệu quý giá dành cho sinh viên và người nghiên cứu trong lĩnh vực luật quốc tế. Tài liệu này cung cấp một loạt các bài tập thực hành đa dạng và phong phú, giúp người học nắm vững kiến thức về công pháp quốc tế và áp dụng vào các tình huống thực tế. Với cấu trúc rõ ràng và nội dung chi tiết, đây là tài liệu không thể thiếu cho quá trình học tập và ôn luyện của bạn."
Trang 1CONG PHAP QUOC TE
HA NOI, THANG 12 NĂM 2020
Trang 2
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
DANH MỤC CAC CHU VIET TAT
Chương L
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
1 TOM TAT LY THUYET
1 Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của Công pháp quốc tế
2 Nguồn của Công pháp quốc tế
3 Các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế
IL BAI TAP
- lý thuyết
B Bài tập trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất
C Bài tập trắc nghiệm đúng/sai có giải thích
D Bài tập tình huống
Chương II
DÂN CƯ TRONG CÔNG PHÁP QUOC TE
1 TOM TAT LY THUYET
1 Khái niệm dân cư
2 Các bộ phận dân cư
3 Thực hiện chủ quyền quốc gia đối với công dân
4 Bảo hộ công dân
¡chỉnh pháp lý đối với người nước ngoài
- lý thuyết
B Bài tập trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất
C Bai tập trắc nghiệm đúng/sai có giải thích
D Bài tập tỉnh huống
Chương III
LANH THO TRONG CONG PHAP QUOC TE
1 TOM TAT LY THUYET
1 Khai niém, phan loai Kinh thé
2 Lãnh thô thuộc chủ quyền quốc gia
3 Biên giới quốc gia
4 Lãnh thô quốc gia có quyền chủ quyền
Trang 3C Bài tập trắc nghiệm đúng/sai có giải thích 83
4 Hệ thống các cơ quan hệ đối ngoại của nhà nước 93
B Bai tap trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất 99
1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại tổ chức quốc tế 114
2 Khái niệm, các nguyên tắc, nguồn của pháp luật về tổ chức quốc tế 115
3 Những vấn đề pháp lý cơ bản về tô chức quốc tế 116
B Bài tập trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất 118
1 Khái niệm tội phạm quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế, tội phạm hình
2 Khái niệm của hợp tác quốc tế đầu tranh phòng chống tội phạm 135
3 Nguyên tắc của hợp tác quốc tế đầu tranh phòng, chống tội pham 135
4 Nội dung hợp tác quốc tế đầu tranh phòng, chống tội phạm 135
Trang 45 Phương thức hợp tác quốc tế đầu tranh phòng, chống tội phạm
IL BAIT,
A Bai tap ly thuyét
B Bài tập trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất
C Bài tập trắc nghiệm đúng/sai có giải thích
D Bài tập tỉnh huống
Chương VII
GIẢI QUYET TRANH CHAP QUOC TẾ
1 TOM TAT LY THUYET
1 Khái niệm tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chap quốc tế
2 Đặc điểm của tranh chấp quốc tế
3 Phân loại tranh chấp quốc tế
4 Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
5 Thông qua cơ quan tài phán quốc tế
6 Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án công lý quốc tế
7 Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án công lý Châu Âu
8 Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án Luật biển quốc tế
9 Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế
I BAI TAP
A Bài tập lý thuyết
B Bài tập trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất
C Bài tập trắc nghiệm đúng/sai có giải thích
D Bài tập tình huống
Chương VIII
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ
1 TOM TAT LY THUYET
1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế
2 Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan
3 Trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan
II BÀI TẬP
A Bài tập lý thuyết
B Bài tập trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất
C Bài tập trắc nghiệm đúng/sai có giải thích
Trang 5Loi giới thiệu
Là một trường đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, do vậy để
ét giữa lý luận với thực tiễn đời sống giúp nâng cao hiệu quả đảo tạo của
Nhà trường, Khoa Luật thuộc Trường Đại học Lao động - Xã hội đã biên soạn
cuốn sách Bài tập Công pháp quốc tế dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên
Bài tập Công pháp quốc tế là cuốn sách tham khảo dành cho các sinh viên được đào tạo chuyên về luật Cuốn sách này giúp sinh viên có được hệ thống các vấn đề dưới dạng câu hỏi lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập tình huống gắn với học phần Công pháp quốc tế Sách này không chỉ định hướng cho
sinh viên nắm bắt các vấn đề của học phần mà còn làm cơ sở để nghiên cứu các
van dé thực tiễn phục vụ cho nghiên cứu khoa học pháp lý
Tham gia biên soạn gồm có:
TS Nguyễn Thị Tuyết Vân Chương I, chương II
TS Khuất Thị Thu Hiền Chương V, chương VI
Tran trọng giới thiệu cùng bạn đọc, chúng tôi rắt mong nhận được các ý
kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách càng ngày hoàn thiện hơn./
KHOA LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT TÁT
1 [ASEAN sociation of Southeats Asian Nation
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2_ |FAO Food and Agriculture Organization
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
3 [IAEA International Atonic Energy Agency
Co quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế
4 [CAO International Civil Aviation Organization
Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế
Tổ chức liên chính phủ
Tổ chức Lao động Quốc tế
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Tổ chức phi chính phủ
Lién hop quéc
Tổ chức Y tế thế giới
II [WTO Tổ chức Thương mại thể giới World Trade Organization
Trang 7
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG PHÁP QUOC TE
1 TOM TAT LY THUYET
1 Khái niệm, lịch sử hình thành va phát triển của Công pháp quốc tế
1.1 Khái niệm Công pháp quốc tế
Định nghĩa Công pháp quốc tế
Công pháp quốc tế là hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của công pháp quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm điều chỉnh
những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế, trong trường hợp cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng
biện pháp cưỡng chế theo quy định của Công pháp quốc tế
Đặc điểm của Công pháp quốc tế
Công pháp quốc tế có 4 đặc điểm cơ bản, đó là: Về chủ thẻ, về quan hệ điều
chỉnh, về sự hình thành và về thực thỉ
* Về chủ thể của Công pháp quốc tế
Việc xác định một thực thẻ là chủ thẻ của Công pháp quốc tế phải dựa vào các dấu hiệu sau:
~ Có tham gia vào các quan hệ xã hội do Công pháp quốc tế điều chỉnh;
~ Có ý chí độc lập trong quan hệ quốc tế;
- Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc
phạm vi điều chỉnh của Công pháp quốc tế;
Trang 8- Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thẻ đã thực hiện gay ra
Như vậy, chủ thể của Công pháp quốc tế là thực thể độc lập, có khả năng
tham gia vào những quan hệ do Công pháp quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ quyền,
la vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà
chính chủ thể đó thực hiện
Chủ thể của Công pháp quốc tế bao gồm: Quốc gia; tổ chức quốc tế liên quốc gia (hay còn gọi là tổ chức quốc tế liên chính phủ); dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết; một số chủ thẻ đặc biệt Tính chất quyền năng chủ thể Công pháp quốc tế của mỗi nhóm chủ thể có sự khác nhau nhất định
- Quốc gia
Quốc gia được coi là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Công pháp quốc tế
Khi đề cập đến khái niệm quốc gia với tư cách chủ thể của Công pháp quốc tế, khoa học pháp lý quốc tế thường viện dẫn đến các dấu hiệu nhận biết quốc gia được ghi nhận trong Công ước Montevideo năm 1993 về quyền và
nghĩa vụ của các quốc gia Theo đó, "một quốc gia với tư cách là chủ thể của
luật pháp quốc tế phải đáp ứng các điều kiện sau: a) lãnh thổ xác định; b) dân cư thường trú; c) chính quyền và d) khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia
khác"!
~ Tổ chức quốc tế liên chính phủ (IGO)
- Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
* Nguyên văn iếng Anh ại Điều Icha Cong we Montevideo nbursau: "ARTICLE 1 The state as a person of international law should possess the following qualificaitons: a) a defined territory, b) a permanent population; c) government; and d) capacity to ener into relations with the other states”
9
Trang 9“Dân tộc” được hiểu theo nghĩa cộng đồng người được hình thành trong quá trình lịch sử trên một lãnh thổ chung và được biểu hiện trong một nền văn hóa chung, theo đó công đồng người này có thể tạo nên một quốc gia
“Dân tộc” đang trong giai đoạn “đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết”
tức là đang đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc Dân tộc đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết thành lập ra cơ quan lãnh đạo phong trào, đại diện cho dân tộc đó trên trường quốc tế Ví dụ: Dân tộc Palestine
~ Một số chủ thể đặc biệt
+ Toa thanh Vatican;
+ Vùng lãnh thổ
* Về đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế là các quan hệ xã hội thỏa mãn hai yếu tố sau:
~ Quan hệ đó phát sinh giữa các chủ thể của Công pháp quốc tế
= Quan hệ đó phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế
Đặc trưng về đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế là các quan hệ
mang tính liên quốc gia, liên chính phủ
* Về cách thức xây dựng, hình thành Công pháp quốc tế
Sự hình thành Công pháp quốc tế là quá trình thỏa thuận mang tính chất tự nguyện của các chủ thể của Công pháp quốc tế mà chủ yếu là các quốc gia
Sự thỏa thuận giữa các chủ thể của Công pháp quốc tế để xây dựng nên
các quy phạm pháp luật quốc tế có thể bằng hai phương pháp:
~ Thỏa thuận rõ ràng minh bạch thông qua việc ký kết điều ước quốc tế;
10
Trang 10~ Thỏa thuận ngầm thông qua việc các chủ thể cùng thừa nhận những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế trở thành những quy
phạm có tính chất bắt buộc
* Về thực thi Công pháp quốc tế
Thực thi Công pháp quốc tế là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hop
pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của Luật quốc tế được thi hành và được
tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế
1.2 Quy phạm của Công pháp quốc tế
* Khái niệm, đặc điểm quy phạm của Công pháp quốc tế
~ Khái ni
Quy phạm của Công pháp quốc tế (quy phạm pháp luật quốc tế) là các
quy tắc xử sự, được hình thành bởi sự thỏa thuận của các chủ thể của Công pháp
quốc tế và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay
trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế
- Đặc điểm:
Quy phạm pháp luật quốc tế có một số đặc điểm sau đây:
+ Quy phạm pháp luật quốc tế là do các chủ thể của Công pháp quốc tế
thỏa thuận, tự nguyện xây dựng nên
+ Quy phạm pháp luật quốc tế là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với các chủ thẻ của Công pháp quốc tế
* Phân loại quy phạm của Công pháp quốc tế
Quy phạm của Công pháp quốc tế được phân loại dựa trên các tiêu chí:
- Căn cứ theo giá trị hiệu lực, quy phạm của Công pháp quốc tế được chia
thành 2 loại như sau: Quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung và quy phạm khác
11
Trang 11- Căn cứ theo hình thức thể hiện, quy phạm của Công pháp quốc tế được
chia thành 2 loại như sau: Quy phạm điều ước và quy phạm tập quán
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Công pháp quốc tế
Công pháp quốc tế ra đời và phát triển cùng với quá trình xuất hiện nhu
cầu thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia với nhau Theo đó,
cùng với quá trình phát triển của nhà nước và pháp luật, luật quốc tế cũng có lịch
sử hình thành, phát triển và hoàn thiện qua 4 giai đoạn chính là: Công pháp quốc
tế Cổ đại; Công pháp quốc tế Trung đại; Công pháp quốc tế Cận đại và Công pháp quốc tế hiện đại
- Công pháp quốc tế Cỏ đại
Công pháp quốc tế cổ đại hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan
hệ giữa các quốc gia đơn lẻ, rời rạc, lại bị cản trở bởi điều kiện tự nhiên và phát
triển xã hội rất hạn chế nên luật quốc tế thời kỳ này mang tính khu vực là chủ
yếu và hầu như chỉ được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ về chiến tranh
- Công pháp quốc tế Trung đại
Công pháp quốc tế trong thời kỳ này đã có những bước phát triển nhất định Do nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học - kỳ thuật nên tính khu vực trong thời kỳ này dần bị phá vỡ và thay vào đó là các quan hệ có tính liên khu vực
trong quan hệ giữa các quốc gia Cũng trong thời kỳ này, bên cạnh vấn đề chiến
tranh, sự hợp tác của các quốc gia còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác như:
kinh tế, chính trị
- Công pháp quốc tế Cận đại
Đây là thời kỳ các quốc gia tăng cường mối quan hệ hợp tác trén hau hét
các lĩnh vực của đời sống quốc tế, là thời kỳ Công pháp quốc tế được phát triển trên cả hai phương điện luật thực định và khoa học pháp lý quốc tế
12
Trang 12- Công pháp quốc tế hiện đại
Công pháp quốc tế thời kỳ này phát triển hết sức đa dạng, các lĩnh vực
hợp tác đã mở rộng sang hằu hết các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa Đây
cũng là thời kỳ ghỉ nhận một loạt các nguyên tắc tiến bộ của pháp luật quốc tế
như: nguyên tắc cắm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế,
dân tộc tự quyết, hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Song song với đó
là sự phát triển hiện đại về nội dung của nhiều ngành luật như: Luật Biển quốc
tế, Luật hàng không quốc tế Đặc biệt, trong thời kỳ này pháp luật quốc tế đã bắt đầu xuất hiện những chế định mới không mang tính truyền thống như: hợp tác chống khủng bố quốc tt
Đây cũng là thời kỳ ghi nhận sự ra đời của hành loạt các tổ chức quốc tế toàn cầu, khu vực hay liên khu vực như: Liên hợp quốc
(UN), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
(ICAO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN)
2 Nguồn của Công pháp quốc tế
2.1 Khái niệm và căn cứ xác định nguồn của Công pháp quốc tế
* Khái niệm nguồn của Công pháp quốc tế
Nguồn của Công pháp quốc tế bao gồm: Điều ước quốc tế, tập quán quốc
tế, nguyên tắc chung của luật, các phán quyết của tòa án, học thuyết của các luật
gia, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ và hành vi pháp lý đơn
phương của quốc gia
* Căn cứ xác định nguồn của Công pháp quốc tế
Nguồn của Công pháp quốc tế được xác định như sau:
13
Trang 13- Căn cứ vào giá trị pháp lý của các loại nguồn: Theo tiêu chí này, nguồn của Công pháp quốc tế được xác định bao gồm: Nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ
- Căn cứ vào hình thức của các loại nguồn: Theo tiêu chí này, nguồn của Công pháp quốc tế được xác định gồm 2 loại, đó là nguồn thành văn và nguồn
tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghỉ nhận trong một
văn kiện duy nhất hay trong hai hoặc nhiều văn kiện có liên quan với nhau, cũng
như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó
* Đặc điểm
- Về bản chất: Điều ước quốc tế có bản chất là sự thỏa thuận giữa các các
quốc gia và các chủ thể của Công pháp quốc tế
-_ Về hình thức: Hình thức của điều ước quốc tế được thể hiện bằng văn
bản không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản đó là gì
~ Về nội dung: Nội dung của điều ước quốc tế chính là quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các bên chủ thẻ
~ Về chủ thể: Chủ thể của điều ước quốc tế là các chủ thể của Công pháp quốc tế - đó là quốc gia, tổ chức quóc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh
giành quyền dân tộc tự quyết và một số chủ thê đặc biệt khác
- Về luật điều chỉnh việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế: Là các nguyên tắc và quy phạm của Công pháp quốc tế Cụ thể là: Công ước Viên về
14
Trang 14Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia năm 1969 và Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế giữa quốc gia và tổ chức quốc tế và giữa các tổ chức quốc tế năm 1986 và tập quán quốc tế
* Phân loại điều ước quốc tế
- Căn cứ vào số lượng các chủ thể tham gia ký kết, điều ước quốc tế được
- Căn cứ vào loại chủ thể ký kết điều ước quốc tế: Các loại điều ước quốc
tế bao gồm, điều ước quốc tế được ký kết giữa các chủ thể là quốc gia với nhau; điều ước quốc tế được ký kết giữa chủ thể là quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ và điều ước quốc tế được ký kết giữa các tổ chức quốc tế với
nhau
* Ký kết điều ước quốc tế
~ Tham quyền ký kết điều ước quốc tế
+ Thẩm quyền của quốc gia: Quốc gia là chủ thể cơ bản có thẩm quyền ký
kết điều ước quốc tế Về nguyên tắc, mọi quốc gia đều có quyền ký kết điều ước quốc tế như quy định tại Điều 6 Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc
tế
+ Thẩm quyền của tổ chức quốc tế liên chính phủ: Thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế của tổ chức quốc tế được ghi nhận trong các văn bản pháp lý
quốc tế
+ Thẩm quyền của các chủ thể đặc biệt:
15
Trang 15* Hiệu lực của điều ước quốc tế
- Điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế
+ Điều ước quốc tế phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng; + Nội dung của điều ước quốc tế phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
~ Hiệu lực về thời gian của điều ước quốc tế
Hiệu lực về thời gian của điều ước quốc tế được xác định theo thời gian, không gian và đối tượng chịu sự rằng buộc
+ Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của điều ước quốc tế
Một điều ước sẽ có hiệu lực theo những thể thức và vào thời điểm mà điều ước ấn định hoặc theo sự thỏa thuận của các quốc gia tham gia đảm phán
Nếu không có những quy định hoặc thỏa thuận như thế, điều ước sẽ có giá trị hiệu lực ngay sau thời điểm tất cả các quốc gia tham gia dam phán nhất trí
chịu sự ràng buộc của điều ước
'Khi một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước vào một thời
điểm điều ước đã có hiệu lực, thì điều ước này, trừ khi có quy định khác, sẽ có hiệu lực đối với quốc gia này từ thời điểm đó
+ Thời điểm hết hiệu lực của điều ước quốc tế
Thời điểm hết hiệu lực của điều ước quốc tế sẽ theo quy định của điều ước
quốc tế đó, theo thỏa thuận giữa các quốc gia, hoặc khi điều ước quốc tế bị chấm
dứt hiệu lực
~ Hiệu lực về không gian của điều ước quốc tế
16
Trang 16Điều ước quốc tế có hiệu lực ràng buộc quốc gia thành viên trên toàn bộ
lãnh thổ của quốc gia đó, trừ khi điều ước quốc tế có quy định khác Ví dụ như
Công ước Luật Biển năm 1982 áp dụng cho cả nội thủy và lãnh hải thuộc lãnh
thổ quốc gia, và cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, vùng đáy biển quốc
tế và biển cả; Hiệp ước về Mặt trăng năm 1979 quy định tại Điều 1 rằng Hiệp
ước này áp dụng cho Mặt trăng và tắt cả các thiên thể khác bên trong hệ mặt trời
2.3 Tập quán trong Công pháp quốc tế
* Khái niệt
‘ap quán trong Công pháp tế là hình thức pháp lý chứa đựng
quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể Công pháp quốc tế thừa nhận là luật
* Các yếu tố cầu thành tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế được cấu thành từ 2 yếu tố, đó
các quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế; Yếu tố tỉnh
thar
à sự thừa nhận của các chủ thể Công pháp quốc tế đối với các quy tắc xử
sự đã hình thành là quy phạm pháp luật quốc tế
* Giá trị pháp lý của tập quán quốc tế:Hình thành và phát triển các quy
phạm Công pháp quốc tế; điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh giữa các chủ thể Công pháp quốc tế
2.4 Các nguôn bồ trợ khác
Ngoài điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, nguồn của Công pháp quốc tế
còn có các nguyên tắc chung của Công pháp quốc tế; các án lệ và các học thuyết
của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về Công pháp quốc tế
3 Các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế
3 1 Khái niệm, đặc điểm các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế
17
Trang 17* Khái niệm:
Các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế được hiểu là những tư
tưởng chính trị, pháp lý mang tính chủ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung
pháp quốc tế Ví du, vu Nicaragua kién My nam 1986
3.2 Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế
~ Nguyên tắc bình đăng về chủ quyền giữa các quốc gia: Tắt cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền Các quốc gia bình đăng về quyền và nghĩa vụ
và là thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bắt kể khác biệt về kinh tế, xã
hội, chính trị hay các khác biệt khác
~ Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện thực hiện cam kết quốc tế (Pacta
Sunt servanda): Một là, các điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với các bên ký
kết thì đều ràng buộc đối với các bên đó, bất kể chính điều ước quóc tế có ghi nhận trong điều khoản về nguyên tắc Pacta Sunt Servanda hay không Một điều
ước quốc tế đang có hiệu lực thì sẽ tạo ra rằng buộc pháp lý đối với quốc gia thành viên Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda có hai điều kiện để có thể áp dụng:
Văn kiện liên quan phải là điều ước quốc tế và đã bắt đầu có hiệu lực đối với
quốc gia thành viên; Hai là, các bên ký kết có nghĩa vụ phải thực thi các điều
ước quốc tế đang có hiệu lực một cách thiện chí Khi điều ước quốc tế đã bắt đầu
18
Trang 18có hiệu lực rằng buộc, thì các quốc gia cũng bắt đầu thực thi điều ước quốc tế đó
và phải thực thi theo cách thức thiện chí
- Nguyên tắc cảm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực: Cấm xâm
chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của Công pháp quốc tế; cắm
các hành vi tran áp bằng vũ lực; không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thỏ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba; không tổ chức, xúi
giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia
khác; không tỏ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lực lượng vũ trang phi chính quy, linh đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác
Lưu ý: Riêng đối với Hội đồng bảo an, Điều 42, Hiến chương quy định:
Tùy từng trường hợp, nếu những biện pháp phi quân sự được khuyến nghị không đủ để giải quyết tranh chấp thì Hội đồng bảo an có thể tiến hành các biện pháp cần thiết, như sử dụng lực lượng không quân, hải quân hoặc lục quân đẻ duy trì hoặc lập lại hòa bình và an ninh quốc tế
- Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế: Theo Hiến chương của Liên hợp quốc, hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nghĩa
vụ phải thực hiện của các quốc gia thành viên Đề giải quyết tranh chấp quốc tế,
các quốc gia có thể lựa chọn một trong các biện pháp quy định trong Hiến chương hoặc tùy theo sự lựa chọn của mình sao cho phù hợp nhất, nhưng bắt buộc phải là các biện pháp hòa bình
~ Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia: Cắm
can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm
chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia;
cắm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc
quốc gia khác phụ thuộc vào mình; cắm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá
19
Trang 19hoại hoặc khủng bố nhằm lật đỏ chính quyền của quốc gia khác; cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác; tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự
lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phù hợp với
giáo, sắc tộc, chủng tộc.các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh
vực kinh tế, xã hội, văn hóa, thương mại và kỹ thuật, công nghệ theo nguyên tắc
bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ; các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện các hành động chung hay riêng trong việc hợp tác với Liên hợp quốc theo quy định của Hiến chương; các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, khoa học, công nghệ nhằm khuyến khích sự tiến bộ về văn hóa, giáo dục, phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển
~ Nguyên tắc dân tộc tự quyết: Các dân tộc có quyền tự do quyết định chế
độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình mà không có sự can thiệp từ các
quốc gia khác Tương lai của mỗi quốc gia là do quốc gia đó quyết định Tuy nhiên, cần bảo đảm rằng kết quả của việc thực hiện quyền tự quyết cần phải ít
nhất là có một chính phủ đại diện cho toàn thể dân thuộc thuộc lãnh thổ đó trên
cơ sở không phân biệt chủng tộc, dòng dõi hay màu da
II BÀI TẬP
A Bài tập lý thuyết
1 Phân tích khái niệm, đặc điểm của Công pháp quốc tế?
20
Trang 202 Phân tích khái niệm, đặc điểm về chủ thể của Công pháp quốc tế Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO) thuộc loại chủ thể nào của công pháp quốc tế?
3 Phân tích các điều kiện để xác định tư cách chủ thể của quốc gia trong Công
pháp quốc tế? Lấy ví dụ một quốc gia là chủ thể của Công pháp quóc tế?
4 Phân tích các đặc điểm của Tổ chức quốc tế liên chính phủ? Lấy ví dụ một tổ
chức quốc tế liên chính phủ và ứng dụng phân tích các đặc điểm của tổ chức đó?
5 Khái niệm và tính chất về thực thi trong Công pháp quốc tế? Sự khác nhau cơ: bản giữa chế tài của công pháp quốc tế với chế tài trong hệ thống pháp luật quốc
gia?
6 Phân tích đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế Quan hệ thương mại giữa Công ty A của Việt Nam với Công B của Hoa kỳ có do Công pháp quốc tế điều chỉnh không? Vì sao?
7 Phân tích khái niệm, đặc điểm của điều ước quốc tế? Lấy ví dụ một điều ước
quốc tế?
§ Phân tích trình tự ký kết điều ước quốc tế?
9 Phân tích hiệu lực của điều ước quốc tế?
10 Phân tích khái niệm, các yếu tố cấu thành và giá trị pháp lý của tập quán
quốc tế? Lấy ví dụ một tập quán quốc tế?
11 Khái niệm, đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản trong Công pháp quốc tế
12 Phân tích nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia?
13 Phân tích nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện thực hiện cam kết quốc tế
(Pacta Sunt servanda)?
14 Phân tích nguyên tắc cắm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực?
15 Phân tích nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế?
21
Trang 2116 Phân tích nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
17 Phân tích nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác?
18 Phân tích nguyên tắc dân tộc tự quyết?
19 Khái niệm, đặc điểm quy phạm, phân loại quy phạm của Công pháp quốc tế?
20 Khái niệm, căn cứ xác định nguồn của Công pháp quốc tế?
B Bài tập trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất
1 Chủ thể của Công pháp quốc tế là:
a Thực thé độc lập, có khả năng tham gia vào những quan hệ do pháp luật quốc gia điều chỉnh, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm
e Thực thể độc lập, có khả năng tham gia vào những quan hệ của các quốc gia,
có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể đó thực hiện
d Thực thể độc lập, có khả năng tham gia vào những quan hệ do Công pháp
quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ quyền và trách nhiệm pháp lý quốc tế
2 Chủ thể là quốc gia được xác định bởi các điều kiện:
a Lãnh thổ xác định, dân cư thường trú, chính quyền, khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác
b Lãnh thổ xác định, dân số thường trú, chính quyền, khả năng tham gia vào
quan hệ với các quốc gia khác
2
Trang 22c Lãnh thổ xác định, dân cư thường trú, chính thẻ, khả năng tham gia vào quan
hệ với các quốc gia khác
d Lãnh thổ đất
èn, dân cư thường trú, chính quyền, khả năng tham gia vào
quan hệ với các quốc gia khác
3 Tổ chức quốc tế liên chính phủ là:
a Thực thể do các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ thỏa thuận thành lập
trên cơ sở các điều ước quốc tế, có quyền năng chủ thẻ riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp đề thực hiện các quyền năng đó theo đúng mục
đích và tôn chỉ của tô chức
b Thực thể do các quốc gia và các tổ chức quốc tế thỏa thuận thành lập có quyền
năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các
quyền năng đó theo đúng mục đích và tôn chỉ của tổ chức
e Thực thể do các quốc gia va các chủ thể khác của Công pháp quốc tế thỏa
thuận thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế, có quyền năng chủ thẻ riêng biệt
và một hệ thống cơ cấu tô chức phù hợp dé thực hiện các quyền năng đó theo
đúng mục đích và tôn chỉ của tổ chức
d, Thực thể chỉ do các quốc gia thỏa thuận thành lập trên cơ sở các điều ước
quốc tế, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức phù
hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng mục đích và tôn chỉ của tổ chức
4 Cơ sở pháp lý hình thành tổ chức quốc tế liên chính phủ là:
a Tập quán quốc tế
b Công ước quốc tế
c Hiệp ước quốc tế
d Điều ước quốc tế
23
Trang 235 Các loại chủ thể của Công pháp quốc tế bao gồm:
a Quốc gia, tổ chức quốc tế, vùng lãnh thỏ
b Quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh giành quyền
§ Các biện pháp cưỡng chế đối với các chủ thể của Công pháp quốc tế
a Kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự
b Chính trị, kinh tế, quân sự
° - Quân sự cắm vận kinh tế, trục xuất viên chức ngoại giao
24
Trang 24d Chính trị, kinh tế, quân sự, hành chính
9 Quy phạm của Công pháp quốc tế là:
a Các quy tắc xử sự, được hình thành bởi sự thỏa thuận của các chủ thể của
Công pháp quốc tế và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế
b Các quy tắc xử sự, được hình thành bởi sự thỏa thuận của các quốc gia và có
giá trị rằng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm
pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế
c Các quy tắc xử sự, được hình thành bởi sự thỏa thuận của các tổ chức quốc tế
liên chính phủ và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế
được hình thành bởi sự thỏa thuận của các tổ chức quốc tế
d Các quy tắc xử sĩ
và có giá trị rằng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách
nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế
10 Căn cứ theo hình thức thẻ hiện, quy phạm của Công pháp quốc tế được chia thành:
a Quy phạm điều ước (thành văn) và quy phạm tập quán (không thành văn)
b, Quy phạm mệnh lệnh và quy phạm khác
c Quy phạm điều ước (thành văn) và quy phạm bắt buộc
d Quy phạm tập quán và quy phạm mệnh lệnh
11 Nguồn của Công pháp quốc tế bao gồi
a Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế
25
Trang 25b Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, nguyên tắc chung của luật, các phán quyết của tòa án, học thuyết của các luật gia, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính
phủ và hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia
c Điều ước quốc tế, các phán quyết của tòa án quốc
d Điều ước quốc tế
12 Điều ước quốc tế là:
a Thỏa thỏa thuận quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể của Công pháp quốc
tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó
được ghỉ nhận trong một văn kiện duy nhất hay trong hai hoặc nhiều văn kiện có
liên quan với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó
b Thỏa thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia Công
pháp quốc tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc
thỏa thuận đó được ghỉ nhận trong một văn kiện duy nhất hay trong hai hoặc nhiều văn kiện có liên quan với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó
e Thỏa thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của Công pháp quốc tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh được ghi
nhận trong một văn kiện pháp lý quốc tế
d Thỏa thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các
chủ thể của Công pháp quốc tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, không phụ
thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay trong hai hoặc nhiều văn kiện có liên quan với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó
13 Chủ thể cơ bản của công pháp quốc tế là:
26
Trang 26a Vùng lãnh thổ
b Quốc gia
e Tổ chức quốc tế liên chính phủ
d Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
14 Chủ thể nào sau đây là chủ thể cơ bản của Công pháp quốc tế?
15 Biện pháp nào sau đây không phải là chế tài của Công pháp quốc tế:
a Trục xuất viên chức ngoại giao
điều ước quốc
a Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia năm 1969
b Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế giữa quốc gia và tổ chức quốc tế và giữa các tổ chức quốc tế năm 1986
c Hiến chương Liên hợp quốc
d Tập quán quốc tế
27
Trang 2717 Chủ thể nào sau đây không được coi là đại diện đương nhiên của quốc gia ký
d Bộ trưởng Bộ ngoại giao
18 Luật Điều ước quốc tế đang có hiệu lực được Quốc hội Việt Nam ban hành
19 Theo quy định của Luật Điều ước quốc tế
ban hành: Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước
Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về
cùng một vấn đề thì áp dụng:
a Điều ước quốc tế
b Điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp
e Văn bản quy phạm pháp luật của Việt Namn
d Hiến pháp
20 Tập quán trong Công pháp quốc tế là:
a Hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn
quan hệ quốc tế và được các quốc gia thừa nhận là luật
28
Trang 28b Hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn
quan hệ quốc tế và được các tổ chức quốc tế liên chính phủ thừa nhận là luật
c Hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn
quan hệ quốc tế và được các chủ thể của Công pháp quốc tế thừa nhận là luật
d Hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong quá trình lập pháp và được các chủ thể của Công pháp quốc tế thừa nhận là luật
21 “Tất cả các quốc gia đều bình đăng về chủ quyền Các quốc gia bình đăng về quyền và nghĩa vụ và là thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bắt kể khác
biệt về kinh tế, xã hội, chính trị hay các khác biệt khác” là nội dung của nguyên
tặc:
a Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
b Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực
c Tan tam, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Paca Sun servanda)
d Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
22 “Các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và
xã hội của mình mà không có sự can thiệp từ các quốc gia khác Tắt cả các quốc
gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, không có hành vĩ
ngăn cản việc thực thi quyền này, và cần hỗ trợ, giúp đỡ các dân tộc và Liên hợp
quốc trong việc chấm dứt chủ nghĩa thuộc địa và hiện thực hóa quyền này
Quyền dân tộc tự quyết không cho phép chủ nghĩa thực dân tiếp tục tồn tại,
không cho phép một quốc gia cưỡng ép, bóc lột một dân tộc khác” là nội dung
của nguyên tắc:
a Dân tộc tự quyết
b Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực
29
Trang 29c Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta Sunt servanda)
d Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
23 “Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chồng lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
quốc gia; Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác đề bắt
buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình; Cắm tổ chức, khuyến khích các phần tử
phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác; Cấm can
thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác; Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phù hợp với
nguyện vọng dân tộc” là nội dung của nguyên tắc:
a Cae quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
b Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực
c Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacra Sunt servanda)
d Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
24 "Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ phải thực hiện của
các quốc gia thành viên Để giải quyết tranh chấp quốc tế, các quốc gia có thể
lựa chọn một trong các biện pháp quy định trong Hiến chương hoặc tùy theo sự
lựa chọn của mình sao cho phù hợp nhất, nhưng bắt buộc phải là các biện pháp
hòa bình” là nội dung của nguyên t
a Cae quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
b Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
c Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacra Sunt servanda)
d Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
C Bài tập trắc nghiệm đúng/sai có giải thích
30
Trang 301 Chỉ có quốc gia mới là chủ thể của Công pháp quốc tế
cần và đủ để xác định chủ
2 Lãnh thổ và dân cư thường trú là những điều
thể đó là quốc gia
3 Dân cư của một quốc gia đồng nghĩa với khái niệm dân số của một quốc gia
4 Để xác định là một quốc gia, tiêu chí dân cư thường trú phải đảm bảo số lượng
nhất định theo quy định của Liên hợp quốc
5 Chính thể cộng hòa hay chính thể quân chủ không là yếu tố ảnh hưởng đến xác định tư cách của quốc gia
6 Các tổ chức quốc tế đều là chủ thể của Công pháp quốc tế
7 Chỉ có các quốc gia mới là chủ thể tham gia vào các tổ chức quốc tế liên chính phủ
8 Cơ sở pháp lý hình thành nên tổ chức quốc tế liên chính phủ là văn bản luật do
quốc gia ban hành
9 Cũng như tổ chức quốc tế liên chính phủ, tổ chức quốc tế phi chính phủ là chủ thể của Công pháp quốc tế
10 Đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế là các quan hệ xã hội giữa các
chủ thể phát sinh trong mỗi quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
11 Quan hệ giữa các quốc gia trong Tổ chức Lao động quốc tế thuộc đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế
12 Quan hệ giữa các chủ thẻ trong Tổ chức Thương mại thế giới thuộc đối
tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế
13 Đối với các chủ thể không thực hiện đúng các cam kết quốc tế, nị
quốc tế thì biện pháp duy nhất được Công pháp quốc tế áp dụng là biện pháp
quân sự
31
Trang 3114 Tập quán quốc tế chỉ có giá trị rằng buộc với các quốc gia đã ra đời trước khi tập quán đó được hình thành
15 Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế có thẩm quyền xây dựng nên các điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc các quốc gia thành viên
16 Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 là điều ước quốc tế do Liên hợp quốc ban hành
D Bài tập tình huống
Bài tập 1
Nam Sudan trước đây là một phần lãnh thỏ của nước Cộng hòa Sudan ở châu Phi Ngày 9/7/2011, Nam Sudan tách ra khỏi Cộng hòa Sudan và cũng ngày này Cộng hòa Sudan công nhận Nam Sudan là một quốc gia độc lập Ngày 14/7/2011, Nam Sudan chính thức trở thành thành viên thứ 193 của Liên hợp
quốc Hiện tại, Cộng hòa Sudan, Nam Phi và một số quốc gia đã tuyên bố công khai công nhận Nam Sudan Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác thì chưa đưa ra bắt
kỳ tuyên bố nào về sự kiện Nam Sudan tuyên bố độc lập Hỏi:
a Tư cách chủ thể Luật quốc tế của Nam Sudan có bị ảnh hưởng do nhiều
quốc gia chưa đưa ra tuyên bố công khai công nhận hay không? Giải thích tại
sao?
b Nếu chưa được công nhận rộng rãi, Nam Sudan sẽ gặp những khó khăn
gì khi tham gia quan hệ quốc tế? Giải thích tại sao?
Bài tập 2
Do không đồng ý với các chính sách kinh tế của chính phủ, phe đối lập đã huy động người dân tại thủ đô của quốc gia Kata tiến hành biểu tình với quy mô
lớn trước trụ sở của đảng cằm quyền Ngay lập tức, thủ tướng Kata đã ra lệnh
cho lực lượng cảnh sát trần áp những người biểu tình Tuy nhiên, quyết định này
32
Trang 32đã khiến hàng loạt những cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp tục diễn ra tại nhiều thành phố lớn Bất đồng tại Kata đã trở thành xung đột vũ trang sau khi thủ
tướng Kata điều động máy bay chiến đấu bắn vào những người biểu tình trong
khi phe đối lập cũng huy động xe tăng và máy bay chống lại đảng cằm quyền Nhiều người bị chết và bị thương, bao gồm cả công dân Kata và những người
nước ngoài Các dòng người bỏ chạy khỏi Kata sang các nước láng giềng đã ảnh
hưởng tới an ninh của các nước trong khu vực
Trước tình hình bất ổn nghiêm trọng tại Kata (quốc gia thành viên Liên
hợp quốc), Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết về việc
triển khai lực lượng gìn giữ hỏa bình tại quốc gia này Thực hiện nghị quyết của
Hội đồng bảo an, năm nước Ủy viên thường trực và một số quốc gia thành viên khác đã cử lực lượng quân đội tham gia vào lực lượng liên quân của Liên hợp
quốc đề tới Kata Hãy cho biết việc thông qua nghị quyết của Hội đồng bảo an
và sự có mặt của lực lượng liên quân tại Kata có phù hợp với Luật quốc tế hay không? Tại sao?
Bài tập 3
Tháng 3/2010 quốc gia A xảy ra nội chiến, hàng ngàn người nổi dậy đã
tiến hành đập phá các cửa hàng, nhà kho, sân bãi nhằm tăng sức ép đề nghị
Chính phủ đương nhiệm phải từ chức Cuộc giao tranh trở nên căng thẳng, khiến
nhiều dân thường bị chết và bị thương Trước bối cảnh đó, Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng tại
quốc gia A và thông qua Nghị quyết triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại nước này
Hỏi: Hành vi thông qua Nghị quyết triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại quốc gia A của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có phù hợp với quy định của
Công pháp quốc tế không? Vì sao?
33
Trang 33Bài tập 4
Bén quốc gia A, B, C và D đã ký kết điều ước quốc tế về chống khủng bố,
trong đó có điều khoản quy định: Quốc gia thành viên sẽ dẫn độ cá nhân đã thực hiện hoặc bị tình nghỉ thực hiện hành vi khủng bố đang hiện diện trên lãnh thỏ
quốc gia mình cho quốc gia nơi hành vi khủng bố diễn ra, không phụ thuộc vào quốc tịch của cá nhân đó Điều ước quốc tế đã được cả 4 quốc gia phê chuẩn và
phát sinh hiệu lực theo quy định của điều ước Tuy nhiên, trong văn kiện phê
chuẩn điều ước, quốc gia D đưa ra tuyên bố bảo lưu với nội dung quốc gia D sẽ chỉ dẫn độ đối với công dân nước mình nếu hành vi khủng bố hoàn toàn được
thực hiện tại lãnh thỏ bên kí kết khác Theo quy định của điều ước về chống
khủng bố đã kí, tuyên bố bảo lưu của D là hợp pháp Trước tuyên bố của D, quốc gia A chấp thuận, quốc gia B phản đối nhưng khăng định phản đối của B không làm ảnh hưởng tới quan hệ điều ước giữa D và B, quốc gia C phản đối bảo lưu của D và tuyên bố giữa hai quốc gia sẽ không có quan hệ điều ước
Hỏi: Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc
tế, tác động của tuyên bố bảo lưu, chấp thuận và phản đối bảo lưu đối với hiệu lực của điều khoản dẫn độ và của điều ước quốc tế về chống khủng bố đã ký
giữa các bên?
Bài tập 5
Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đoạn: “ chúng rồi, lâm thời chính phú của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bồ thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ
hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tắt cả mọi đặc quyên của Pháp trên đất nước Việt Nam ” Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam vẫn
tôn trọng và thực hiện Công ước Pháp - Thanh ký năm 1887 về hoạch định biên
34
Trang 34giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc trước khi hai nước ký Hiệp ước mới
về biên giới trên bộ ngày 30/12/1999”
Hỏi:
1 Vấn đề pháp lý quốc tế nào được đặt ra trong tình huống nêu trên?
2 Tuyên bố và hành động thực tiễn của Việt Nam có phù hợp với pháp
luật quốc tế hay không? Tại sao?
Bài tập 6
Năm 1991, Đài Loan đã nộp đơn xin gia nhập Liên hợp quốc Trước sự kiện này, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ với lập luận rằng: Đài
Loan không phải là một quốc gia mà chỉ là một phần lãnh thổ không thẻ chia cắt
của Trung Quốc Do đó, Đài Loan không đủ tư cách gia nhập Liên hợp quốc -
một tổ chức quốc tế liên chính phủ với thành viên là những quốc gia độc lập, có chủ quyền
Hãy xác định tính hợp pháp và những tác động của hành vi phản đối của
Trung Quốc đối với khả năng tham gia quan hệ quốc tế cũng như gia nhập Liên
hợp quốc của Đài Loan? Tại sao?
Bài tập 7
Quốc gia A và quốc gia B có chung một con sông Năm 1996, hai quốc gia ký kết một điều ước quốc tế về việc xây dựng hàng loạt đập trên sông Tuy nhiên, đến tháng 01 năm 1997, trong khi đang tiến hành xây dựng, quốc gia A
cho tạm dừng mọi hoạt động với lý do việc xây dựng đập đã làm thay đổi dòng
hại
chảy của con sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và gây ra thiệ
lớn cho quốc gia A Vì vậy, quốc gia A đã viện dẫn Điều 62 Công ước Viên
1969 về Luật Điều ước quốc tế để rút khỏi điều ước được ký kết giữa hai bên
35
Trang 35năm 1996 Trước hành động này, quốc gia B đã lên tiếng phản đối, và cho rằng
việc quốc gia A đưa ra tuyên bố dừng hoạt động xây dựng không phải là do sự
thay đổi cơ bản của hoàn cảnh (Điều 62 Công ước Viên 1969), và quốc gia B đơn phương tiếp tục cho xây dựng các con đập như dự định ban đầu
Hỏi: Hành vi rút khỏi điều ước quốc tế của quốc gia A có phù hợp với pháp luật quốc tế không? Tại sao?
Bài tập 8
Điều 25 Nghị định thư Kyoto 1997 của Công ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu quy định: “ Nghị định thư này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 90 kể từ ngày có không ít hơn 55 thành viên công ước, kết hợp với số thành viên nêu tại phụ lục I mà chiếm ít nhất 55% tổng mức khí thải các- bon đi- ô- xít
năm 1990 của các thành viên nêu tại phụ lục 1, nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt, khẳng định chính thức hoặc gia nhập ”
Căn cứ vào Luật Điều ước quốc tế và thực tiễn ký kết các điều ước quốc tế
đa phương, anh (chị) hãy bình luận về quy định trên
Bài tập 9
Ngày 09/4/1984, Nicaragoa gửi đơn đến Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) khởi kiện Mỹ về việc đã tiến hành các hoạt động quân sự chống lại Nicaragoa trái với nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong, quan hệ quốc tế Tuy nhiên, Mỹ cho rằng Tòa án Công lý quốc tế không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp bởi nước này đã có bảo lưu đối với thâm quyền của Tòa án Công lý quốc tế trong các vụ việc liên quan đến điều ước quốc tế đa phương (nguyên tắc cắm dùng vũ lực được quy định tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc) Trong khi đó, Nicaragoa lập luận rằng Tòa án Công lý
36
Trang 36quốc tế có thẩm quyền bởi nguyên tắc cắm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực là một tập quán được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế
2 Nguyên tắc này khi đã được ghỉ nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc
thì còn tồn tại với tính chất là tập quán quốc tế hay không? Tại sao?
Bài tập 10
Năm 1923, Balan đang có chiến tranh với Nga Tàu Wimbledon của Anh chở đạn dược vượt qua kênh Kiel (nằm trên lãnh thỏ Đức) để tới Balan Các sỹ quan của Đức đã dừng chiếc tàu này lại với lý do tập quán quốc tế không cho phép chở vũ khí chiến tranh qua lãnh thỏ của quốc gia trung lập (lãnh thổ Đức), tới lãnh thổ của một bên tham chiến (lãnh thổ Balan) Tuy nhiên, Anh phản đối
hành vi chặn dừng tàu của Đức Anh cho rằng theo quy định của Điều 380 Hiệp
ước Versailles năm 1919 (Anh và Đức đều là thành viên của Hiệp ước): Kênh
'Kiel luôn mở rộng cho tàu thuyền của tắt cả các quốc gia có quan hệ hòa bình
với Đức Do đó, hành vi của Đức đã vi phạm Hiệp ước Versailles Vụ việc được Anh và Đức đưa ra Pháp viện thường trực quốc tế (cơ quan tài phán của Hội
quốc liên) Hãy cho biết: Quan điểm của anh/chị về cơ sở pháp lý (Hiệp ước
Versailles năm 1919 hay tập quán quốc tế) được áp dụng đẻ xác định tính hợp pháp của hành vi chặn dừng tàu Wimbledon của Đức Giải thích tại sao?
Bài tập 11
Ngày 16/8/2011, quốc gia Tunyza tập trung hàng nghìn binh sỹ để chuẩn
bị cho cuộc tập trận sát dọc tuyến biên giới giữa Tunyza và Bravia Chính quyền
37
Trang 37Tunyza cho rằng cuộc tập trận nảy mang tính chất phòng thủ và diễn ra hàng
năm Trong khi đó, chính quyền Bravia lại cho rằng đây là một hành động có
tính chất khiêu khích quân sự và đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Bravia
Để phản đối hành động này, ngày 17/8/2011 Bravia đã gửi tối hậu thư yêu cầu Tunyza rút quân ngay lập tức ra khỏi khu vực biên giới giữa hai quốc gia và
đe dọa sẽ sử dụng quân đội đề tấn công nếu Tunyza không rút quân Bất chấp lời
cảnh báo của Bravia, Tunyza vẫn không tiến hành rút quân Trước thái độ đó của
Tunyza, Bravia đã dùng đạn pháo bắn về phía Tunyza làm thiệt mạng nhiều dân
thường và binh sĩ của TunyZa
Hỏi: Hành động của Bravia đã dùng đạn pháo bắn về phía Tunyza làm thiệt mạng nhiều dân thường và binh sĩ của Tunyza có vi phạm nguyên tắc của
Công pháp quốc tế không? Đó là nguyên tắc nào? Vì sao?
Bài tập 12
Tháng 4-1994, tại Rwanda (miền trung châu Phi) đã xảy ra một cuộc điệt
chủng tàn khốc Phần lớn nạn nhân là cộng đồng người Tutsi bị một nhóm vũ
trang có tên gọi Interhahamwe sát hại Tham gia Interhahamwe có cả các quan chức quân sự, chính khách thuộc cộng đồng người Hutu (Tutsi và Hutu là hai tộc người chính ở Rwanda)
Tháng 7/1994, Mặt trận yêu nước Rwanda (RPE) do người Tutsi thành lập
chiếm cứ thủ đô, lật đỏ Chính phủ cũ và tuyên bố thành lập Chính phủ mới
Ngay sau khi Chính phủ mới được thành lập, ước tính có tới 2 triệu người Hutu
trốn sang miền đông Zaire (từ năm 1997 đến nay là Cộng hoà dân chủ nhân dân
Côngô), bao gồm cả những người thuộc nhóm Interhahamwe Những người này
tiếp tục tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại Chính phủ mới Rwanda
38
Trang 38Năm 1997, Chính phủ Rwanda đã triển khai lực lượng quân đội tấn công vào miền đông Zaire để truy quét lực lượng Interhahamwe Hỏi:
1 Hành vi nói trên cho Chính phủ Rwanda thực hiện có vi phạm Luật
quốc tế không? Tại sao?
2 Quan điểm cá nhân về những hành động hợp pháp mà Chính phủ Rwanda có thể thực hiện để ngăn chặn những hành động chống phá của lực lượng Interhahamwe
Bài tập 13
Sau một vụ lật đỗ không thành ở Peru, lãnh đạo phong trào phiến quân nồi loạn đã xin tị nạn chính trị và được phép cư trú tại Đại sứ quán Colombia ở Lima, thủ đô của Peru Chính phủ Peru phản đối việc cho phép tị nạn và cư trú
trên, đồng thời tuyên bố sẽ bắt kẻ phiến loạn ngay khi người này ra khỏi Đại sứ
quán Colombia
Colombia cho rằng, giữa các nước trong khu vực Mỹ la tỉnh có tồn tại tập quán về tị nạn chính trị và cư trú ngoại giao (cư trú tại cơ quan ngoại giao của nước đồng ý cho ti nạn chính trị) và tập quán này cũng ràng buộc Peru- một quốc
gia Mỹ la tỉnh Peru cho rằng, tập quán trên không tồn tại và nếu có tồn tại thì
cũng không ràng buộc Peru vì nước này liên tục phản đối việc cho phép tị nạn
chính trị và cư trú ngoại giao, đồng thời cũng không tham gia các điều ước quốc
tế cho phép điều này Vụ việc được thỏa thuận giải quyết tại Tòa Công lý quốc
tế
Dưới góc độ lý luận chung về nguồn của luật quốc tế, hãy cho biết:
1 Tòa Công lý quốc tế phải lập luận và dựa vào những cơ sở nào dé
chứng minh sự tồn tại của tập quán khu vực Mỹ la tỉnh về tị nạn chính trị và cư
trú ngoại giao?
39
Trang 392 Nếu tập quán đó có tồn tại thì nó có rằng buộc Peru không? Vì sao? Bài tập 14
Vì cho rằng Nicaragoa đã tích cực ủng hộ các nhóm vũ trang hoạt động
chống phá trên lãnh thổ của một số quốc gia (En Sanvađo, Costa Rica, Ônđurat)
thông qua việc cung cấp vũ khí, Mỹ đã tiến hành đặt mìn trong các cảng và vùng
nước của Nicaragoa, cho máy bay quân sự bay qua vùng trời Nicaragoa Đồng
thời, Mỹ cũng trợ giúp lực lượng lính đánh thuê tắn công trực tiếp vào các cảng,
công trình thiết bị dầu khí của Nicaragoa nhằm gây sức ép buộc Chính phủ Nicaragoa tổ chức các cuộc bầu cử tự do tại nước này Khi tiến hành các hoạt động trên, Mỹ cho rằng hành động của mình là hoàn toàn hợp pháp vì dựa trên quyền tự vệ tập thể chính đáng Anh/ chị hãy cho biết:
1 Hành động của Mỹ trong tình huống trên có được hiểu là đang thực hiện quyền tự vệ tập thẻ chính đáng hay không? Tại sao?
2 Dựa vào những nguyên tắc cơ bản nào của Luật quốc tế để xác định các hành vi do Mỹ thực hiện có hợp pháp hay không? Tại sao?
Bài tập 15
Các quốc gia A, B, C và D là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về
Luật điều ước quốc tế Ngày 11/4/2004 các nước nay da ky “Hiép ước chống
khủng bó bằng mọi biện pháp” Hiệp ước này thành lập một tổ chức chống khủng bố (bao gồm nhân viên quân sự cao cấp của các bên) hoạt động bí mật,
thường xuyên Nhiệm vụ của tổ chức này là vô hiệu hóa tất cả các hoạt động
khủng bố, dù ở đâu và bằng mọi biện pháp, kể cả các biện pháp tra hỏi đến mức
tra tấn Hiệp ước này yêu cầu phải phê chuẩn và có cho phép bảo lưu
Quốc gia A ngay khi ký Hiệp ước đã đưa ra bảo lưu đối với điều khoản áp
dụng biện pháp tra tấn Sau đó, ngày 19/11/2004, cả 3 quốc gia A, B và C đã phê
40
Trang 40chuẩn Hiệp ước mà không có bảo lưu (quốc gia A khi ký có bảo lưu nhưng khi
phê chuẩn không nhắc lại bảo lưu đó) Quốc gia D đã gửi kèm văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu: “Các điều khoản của Hiệp ước ràng buộc quốc gia
D, trừ điều khoản áp dụng biện pháp tra tấn” Quốc gia C phản đối bảo lưu này
của quốc gia D và tuyên bó hai bên không có quan hệ điều ước; Quốc gia B cũng
Hãy phân tích và xác định hiệu lực của /#Ởiệp ước chống khủng bó bằng
mọi biện pháp và điều khoản áp dụng biện pháp tra tấn trong mối quan hệ giữa
bốn quốc gia: Quốc gia A, quốc gia B, quốc gia C và quốc gia D
Bài tập 16
Nhằm tăng cường hiệu quả trong hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, một điều ước quốc tế về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã được
ký kết giữa các quốc gia, trong đó Điều 20 về giải quyết tranh chấp quy định:
“Tranh chấp phát sinh trong việc giải thích, áp dụng các điều khoản của điều ước sẽ được giải quyết tại Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc hoặc Tòa trọng
tài thường trực Lahaye ”
Trong văn kiện gia nhập điều ước trên, quốc gia D đưa ra tuyên bố bảo lưu với nội dung như sau: “Các (ranh chấp phát sinh trong quá trình giải thích, áp
dụng các điều khoản của điều ước sẽ được giải quyết theo thủ tục trọng tài tại
Tòa trọng tài thường trực Lahaye ” Tuyên bỗ bảo lưu này là hợp pháp và được
thực hiện theo đúng quy định của Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc
tế
Trước tuyên bố bảo lưu của quốc gia D, hai quốc gia A và B đều phản đối
và khẳng định sẽ không có quan hệ điều ước với D; quốc gia C phản đối nhưng
khẳng định vẫn duy trì quan hệ điều ước giữa 2 bên; E bảy tỏ sự tán thành đối
4I