Qua bài báo cáo này người đọc sẽ thấy và hiểu được một số vấn đề cơ bản về lãi suất, phân biệt lãi suất với một số phạm trù kinh tế, các nhân tố tác động đến lãi suất, và vai trò của lãi
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
BÀI BÁO CÁO NHÓM HỌC PHẦN: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2321101087320
Đề tài: - CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÃI SUẤT
-CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM SẮP TỚI
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Minh Thư – 2221000706
Nguyễn Thị Hồng Vương– 2221000803 Nguyễn Tuyết Ngân – 2221000588
Nguyễn Thanh Ngân – 2221003113 Ngô Duy An – 2221002868
Phạm Thị Tuyết Mai - 2221000554
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Trần Xuân Linh
TP Hồ Chí Minh, 2023
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Nguyễn Trần Xuân Linh Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường tài chính 1, nhóm em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Thầy đã giúp nhóm em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức mà thầy truyền đạt cũng như bài thuyết trình của nhóm, nhóm em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về: “Các vấn đề về lãi suất và Chính sách lãi suất của Việt Nam sắp tới” gửi đến thầy
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn này của nhóm em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này Chúng em mong thầy xem, ghi nhận và đóng góp ý kiến để bài báo cáo của nhóm em được hoàn thiện hơn Kính chúc thầy luôn hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1
LỜI CẢM ƠN 2
I Lời mở đầu 4
II Khái niệm và phân loại lãi suất 5
1 Khái niệm lãi suất 5
2 Phân loại lãi suất 5
2.1 Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng 5
2.2 Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi 6
2.3 Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất 6
2.4 Căn cứ vào loại tiền cho vay 6
2.5 Căn cứ vào nguồn tín dụng trong hay ngoài nước 7
III Phương pháp đo lường lãi suất 7
1 Lãi đơn và lãi kép 7
2 Giá trị tương lai – giá trị hiện tại 7
3 Lãi suất hòa vốn 8
3.1 Vay đơn 8
3.2 Trái phiếu chiếu khấu 8
3.3 Vay hoàn trả cố định 9
3.4 Trái phiếu coupon 9
IV Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 9
1 Mức cung và cầu tiền tệ trên thị trường 9
2 Lạm phát 10
3 Chính sách tiền tệ của chính phủ 10
4 Rủi ro tín dụng 12
5 Một số nhân tố khác 12
V Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất 12
1 Cấu trúc rủi ro 12
2 Cấu trúc kì hạn 15
VI Chính sách lãi suất của Việt Nam sắp tới 17
VII Kết luận 19
Trang 5I Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết, lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế Diễn biến của nó được đưa tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng Sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế Qua bài báo cáo này người đọc sẽ thấy và hiểu được một số vấn đề cơ bản
về lãi suất, phân biệt lãi suất với một số phạm trù kinh tế, các nhân tố tác động đến lãi suất, và vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế, Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lãi suất, thấy rõ tầm quan trọng của lãi suất, các cá nhân, doanh nghiệp đã vận dụng vào thực tiễn vào Việt Nam và nhận thấy lãi suất được điều hành dưới hình thức các chính sách lãi suất trong từng thời kỳ Chính sách lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát Lãi suất được sử dụng linh hoạt sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế Ngược lại nếu lãi suất được giữ một cách cố định, có thể kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng sang thời kỳ khác, nó có thể trở thành vật cản cho sự phát triển kinh tế
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nhóm em đã tìm hiểu và hoàn thành bài báo nhóm với đề tài: “Các vấn đề về lãi suất và Chính sách lãi suất của Việt Nam sắp tới” với hi vọng sẽ mang lại cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động lãi suất và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả lãi suất trong tương lai
Hình 1 Lãi suất
Trang 6II Khái niệm và phân loại lãi suất
1 Khái niệm lãi suất
“Lãi suất là giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên một thị trường bất kì” – Marshall
Kể từ khi hoạt động kinh tế xã hội của loài người đang còn ở hình thức sơ khai cho đến nay đã phát triển đến trình độ cao, trong nền kinh tế luôn tồn tại mâu thuẫn, đó là: tại một thời điểm nhất định trong nền kinh tế tồn tại những tác nhân tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn Mâu thuẫn này xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn của vốn trong nền kinh
tế và có thể được giải quyết thông qua hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng Với mạng lưới hoạt động rộng khắp của mình trong nền kinh tế, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, đã huy động được phần lớn lượng vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để tạo lập các quỹ cho vay Như bất cứ một doanh nghiệp nào khác, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng muốn kinh doanh phải có sản phẩm mang ra trao đổi trên thị trường và vốn tiền tệ là “hàng hoá” đặc biệt mà các tổ chức này mang ra trao đổi Nhưng hàng hoá đặc biệt này không được mua, bán theo đúng nghĩa đen của nó như
là việc mua, bán các hàng hoá thông thường khác, chúng ta xem quá trình mua, bán là việc trao đổi hàng hoá tiền tệ thì giá cả được tính như thế nào? Lãi suất chính là giá cả của loại hàng hoá này Thật vậy ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh của mình bằng cách đi vay để cho vay Để đảm bảo hoạt động an toàn và có hiệu quả thì giữa khoản tiền đi vay và cho vay của ngân hàng phải có sự chênh lệch nhất định, khoản chênh lệch này được gọi là lợi tức (tiền lãi) Vậy lãi suất là gì?
Cách tiếp cận thứ nhất: Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong
một đơn vị thời gian nhất định (thường là ngày, tuần, tháng hoặc năm)
Cách tiếp cận thứ hai: Lãi suất cũng được xem là tỷ lệ sinh lời mà người chủ sở hữu
thu được từ khoản vốn cho vay
Tóm lại : Lãi suất là tỷ lệ phần trăm được tính theo tiền gốc (tiền vốn) gửi vào hoặc
cho vay mà người nhận tiền/người vay tiền phải trả cho người gửi tiền/người cho vay tiền trong khoảng thời gian xác định (theo tháng hoặc theo năm)
VD: Bạn vay ngân hàng 100 triệu đồng để thực hiện kế hoạch cá nhân, ngân hàng đồng
ý cho vay với điều kiện mỗi năm bạn phải trả ngân hàng 10% số tiền bạn đã vay cho tới
khi bạn trả hết nợ Con số 10% chính là lãi suất
2 Phân loại lãi suất
Tùy theo tính chất và cách tiếp cận khác nhau, có nhiều loại lãi suất:
2.1 Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
Lãi suất tiền gửi ngân hàng: Là mức lãi suất mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
phải chi trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng đã gửi vào đó
Lãi suất tiền vay ngân hàng: Là lãi suất tính trên số vốn mà bên vay phải trả kèm
theo tiền gốc vay
Trang 7 Lãi suất chiết khấu: Là mức lãi mà Ngân hàng trung ương (NHTW) ấn định, được
tính dựa trên khoản cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) vay nhằm đáp ứng nhu cầu dòng tiền ngắn hạn
Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc
giấy tờ có giá trước khi đến hạn thanh toán
Lãi suất tái cấp vốn: Là lãi suất mà ở đó NHTW cho các nghiệp vụ tái cấp vốn
cho NHTM Là hình thức cấp tín dụng của NHTW nhằm cung ứng vốn ngắn hạn
và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng
Lãi suất liên ngân hàng: Là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho vay trên
thị trường liên ngân hàng Lãi suất liên ngân hàng được hình thành qua quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất của NHTW
Lãi suất cơ bản: Là lãi suất do NHTW quy định đối với NHTM làm cơ sở để ấn
định mức lãi suất kinh doanh
2.2 Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi
Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời
điểm xem xét hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ tỷ lệ lạm phát
Lãi suất thực: Là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự
2.3 Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất
Lãi suất cố định: Là lãi suất được quy định cố định trong suốt thời hạn vay
Lãi suất thả nổi: Là lãi suất được quy định là có thể biến động theo lãi suất thị
trường trong thời hạn tín dụng
2.4 Căn cứ vào loại tiền cho vay
Lãi suất nội tệ: Là lãi suất cho vay và đi vay đồng nội tệ
Lãi suất ngoại tệ: Là lãi suất cho vay và đi vay đồng ngoại tệ
đoái hay đồng ngoại tệ
𝒊𝑫 = 𝒊𝑭 + Delta 𝑬𝒆
Trang 82.5 Căn cứ vào nguồn tín dụng trong hay ngoài nước
Lãi suất trong nước: Là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng trong một
quốc gia
Lãi suất quốc tế: Là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng quốc tế
III Phương pháp đo lường lãi suất
1 Lãi đơn và lãi kép
Lãi suất đơn: là lãi suất chỉ tính trên số tiền gốc, không có yếu tố lãi mẹ đẻ lãi con
Công thức:
PV là tiền gốc ban đầu
i là lãi suất cho vay
n là kỳ hạn ( ngày, tháng, quý, năm) Theo cách tính lãi đơn, tiền lãi của kỳ trước không được cộng vào tiền gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo
VD: Gửi tiết kiệm 100.000.000 triệu đồng , lãi suất 10%/ năm Sau 2 năm thu về ?
Áp dụng công thức lãi đơn= 100.000.000 x ( 1 + 2 x 0.1)= 120.000.000 triệu đồng
Lãi kép: Là phương thức tính lãi mà số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà
còn dựa vào số tiền lãi phát sinh của kỳ trước đó Hình thức này áp dụng cho các hợp đồng dài hạn thường trên 1 năm
Công thức:
PV là tiền gốc ban đầu
i là lãi suất cho vay
n là kỳ hạn ( ngày, tháng, quý, năm)
VD: Gửi tiết kiệm 100.000.000 triệu đồng , lãi suất 10%/ năm Sau 2 năm thu về ?
Áp dụng công thức lãi kép= 100.000.000 x ( 1 + 0.1)2= 121.000.000 triệu đồng Vậy cũng với 100.000.000 ban đầu nhưng với lãi kép sẽ cho số lãi lớn hơn là lãi đơn
2 Giá trị tương lai – giá trị hiện tại
Giá trị tương lai: Để xác định được giá trị tương lai của một lượng tiền tệ hiện tại
Công thức:
(1+𝑖)𝑛 được gọi là hệ số giá trị tương lai
FV = PV( 1 + n*i )
FV = PV ( 𝟏 + 𝒊)𝒏
F 𝑽𝒏 = PV * (1+ 𝒊)𝒏
Trang 9 Giá trị hiện tại: Để xác định giá trị hiện tại của một khoản thu hoặc chi trong tương lai
Công thức:
1/(1+i)n được gọi là hệ số giá trị hiện tại
3 Lãi suất hòa vốn
Lãi suất hòa vốn: là loại lãi suất làm cân bằng hiện giá của tất cả khoản thu nhận được
từ một công cụ nợ với giá trị hiện tại của nó
Công thức: Lãi suất hòa vốn = (giá hiện tại – giá ban đầu)/ giá ban đầu * 100%
VD: Giả sử bạn đã mua 1 cổ phiếu trị giá 100 đô la một năm trước Bây giờ, cổ phiếu
đó trị giá 115 đô la Lãi suất hòa vốn sẽ là 15%
Căn cứ vào cách thức trả lãi và tiền gốc, có thể chia các công cụ nợ thành bốn nhóm:
3.1 Vay đơn
Với khoản nợ đơn thì khi đi vay người vay nợ đồng ý trả cho người cho vay theo phương thức: tiền gốc + tiền lãi khi đáo hạn.
VD: Ngân hàng ACB cung cấp cho công ty H 1 khoản nợ đơn 1 tỷ đồng với kỳ hạn
1 năm Sau 1 năm công ty H phải trả cho ngân hàng ACB tổng số tiền là 1,1 tỷ đồng ( tiền gốc 1 tỷ và tiền lãi 100 triệu )
3.2 Trái phiếu chiếu khấu
Người đi vay trả cho người cho vay 1 khoản thanh toán đơn bằng đúng mệnh giá của trái phiếu Sự tính toán lãi suất hoàn vốn đối với trái phiếu chiết khấu giống như nợ đơn
VD: Công ty A phát hành trái phiếu chiết khấu có thời gian 1 năm với mệnh giá là
10 triệu đồng Khi đó công ty A nhận được số tiền vay là 9,174 triệu và thanh toán
10 triệu đồng sau 1 năm
Dựa vào công thức tính lãi đơn, ta cũng có thể tính được :
P : giá hiện hành của trái phiếu chiết khấu
Nếu trái phiếu chiết khấu có thời gian n năm thì lãi suất hoàn vốn được tính như sau :
Trang 103.3 Vay hoàn trả cố định
Toàn bộ vốn vay và lãi được chia thành những phần bằng nhau và hoàn trả định
kỳ cho đến khi hết thời hạn tín dụng Để tính lãi suất của hoàn vốn chúng ta thực hiện cách thức giống như khoản vay đơn, cân bằng giá trị hôm nay của khoản nợ với giá trị tương lai của nó
C:số tiền trả cố định hàng năm N: số năm tới ngày mãn hạn tín dụng Với P, C và N biết trước ta có thể tính được i*
3.4 Trái phiếu coupon
Là lãi được trả định kỳ hàng năm, hết hạn tín dụng thì trả nốt gốc Để tính lãi suất hoàn vốn đối với trái phiếu coupon, ta dùng phương pháp như khoản vay hoàn trả cố định Ta áp dụng công thức sau:
𝑷𝑩 = 𝒊𝑪∗∗ (𝟏 − (𝟏+𝒊𝟏∗)𝑵)+ 𝑴
(𝟏+𝒊 ∗ ) 𝑵
C: số tiền coupon hàng năm ( C = M * 𝒊𝒄 𝑣ớ𝑖 𝑖𝑐 là lãi suất công bố trên trái phiếu)
N: số năm tới ngày mãn hạn trái phiếu
𝑃𝐵: giá mua trái khoản coupon tại thời điểm hiện tại
IV Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
1 Mức cung và cầu tiền tệ trên thị trường
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành lãi suất trên thị trường
Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để thanh toán trên thị trường Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của các đơn vị, cá nhân, tổ chức để làm phương tiện giao dịch, trao đổi hàng hoá, dịch vụ … Lãi suất cân bằng được xác định là giao điểm của đường cung và cầu tiền
Nhà nước có thể tác động vào mức cung và cầu tiền tệ này và khống chế lãi suất
để thực hiện các mục tiêu kinh tế và xã hội của mình
Giả sử khi lo sợ nền kinh tế có nguy cơ bị suy thoái, NHTW sẽ tăng mức cung tiền bằng cách bơm tiền vào lưu thông và lãi suất sẽ có xu hướng giảm
Còn khi nền kinh tế phát triển quá nóng và có thể xảy ra lạm phát thì nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm lượng cung tiền và khi đó lãi suất sẽ tăng lên
VD: Khi sản lượng hoặc giá cả tăng, để mua được khối lượng hàng hóa như trước chúng
ta sẽ cần nhiều tiền hơn để chi tiêu Vì vậy lượng cầu tiền sẽ gia tăng Khi lượng cầu tiền tăng trong điều kiện lượng cung tiền không đổi thì lãi suất cân bằng sẽ tăng
P = 𝑪
𝒊 ∗∗ (𝟏 −(𝟏+𝒊)𝟏 𝑵)
Trang 11i 𝑆𝑀
𝑖2
Biểu đồ 1: Sự thay đổi của cầu tiền ảnh hưởng đến lãi suất
Như vậy qua đây chúng ta có thể thấy được mức cung cầu tiền tệ trên thị trường là nhân tố hình thành và hưởng rất lớn đến thay đổi lãi suất tín dụng trên thị trường
2 Lạm phát
Có thể nói rằng là lạm phát là một trong những nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng
Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, chính bởi vậy chúng ta không thể tránh khỏi
nó mà chỉ có kiềm chế nó ở mức ít hay nhiều
Khi lạm phát tăng lên một trong những biện pháp của Nhà nước để giảm lạm phát chính là áp dụng các biện pháp để hút bớt lượng tiền lưu thông về Đồng thời các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế đang nắm giữ lượng vốn, tiền cũng sẽ không dám cho vay do lo sợ đồng vốn của mình sẽ bị mất giá, bởi vậy họ sẽ chuyển hướng sang dự trữ các loại hàng hoá như vàng, ngoại tệ hay đầu tư ra nước ngoài Hai điều này khiến cho khả năng cung ứng vốn trên thị trường sẽ giảm nhanh chóng, như đã nói ở trên thì khi cung ứng vốn giảm thì tất yếu sẽ khiến cho lãi suất tăng
Mặt khác, khi áp dụng các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát cho sản xuất, đầu tư sẽ bị thu hẹp khiến cho nền kinh tế có khả năng đi vào suy thoái Chính bởi vậy, một khi lạm phát đã được kiềm chế, NHTW sẽ giảm lãi suất tín dụng nhằm giúp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn để có thể mở rộng sản xuất, đầu tư giúp cho nền kinh tế phục hồi
Trong nền kinh tế thị trường thì lạm phát và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại mật thiết với nhau
3 Chính sách tiền tệ của chính phủ
Như chúng ta đã biết một khi lãi suất tín dụng tăng quá cao hay giảm thấp thì đều có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế
VD: Đối với chính sách tiền tệ- khi nền kinh tế rới vào tình trạng suy thoái ( Y t <Y p ), các
doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn vì thiếu vốn kinh doanh Để ngăn chặn tình trạng này, NHTW sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tức là làm tăng cung tiền khi
đó lãi suất sẽ giảm