1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Xây Dựng Thương Hiệu Tại Công Ty TNHH Xây Dựng Điện Thái Dương
Tác giả Lưu Huy Hoàng
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Ý Nhi
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,65 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (9)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (9)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài (9)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (10)
  • 6. Kết cấu đề tài (10)
  • CHƯƠNG 1: GÍỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐIỆN THÁI DƯƠNG (11)
    • 1.1. Lịch sử hình thành (11)
    • 1.2. Bộ máy tổ chức của công ty (13)
    • 1.3. Tình hình nhân sự; đánh giá sự đáp ứng với tính hình kinh doanh hiện nay (15)
    • 1.4. Hệ thống kinh doanh của công ty (18)
    • 1.5. Địa bàn kinh doanh (19)
    • 1.6. Doanh số (20)
    • 1.7. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (23)
    • 1.8. Phân tích SWOT của doanh nghiệp (24)
    • 1.9. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới (25)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY (26)
    • 2.1. Tầm nhìn thương hiệu (26)
      • 2.1.1. Sứ mệnh (26)
      • 2.1.2. Mục tiêu (26)
      • 2.1.3. Giá trị cốt lõi (26)
    • 2.2. Hệ thống nhận diện thương hiệu (28)
      • 2.2.1. Tên gọi (28)
      • 2.2.2. Bộ nhận diện thương hiệu (28)
    • 2.3. Định hướng phát triển thương hiệu (36)
      • 2.3.1. Đặc trưng của thị trường năng lượng tại Việt Nam (36)
      • 2.3.2. Vị thế dẫn đầu (38)
      • 2.3.3. Chiến lược tập trung khác biệt hóa – Focus Differentiation Strategy trong xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty TNHH xây dựng điện Thái Dương (Chiến lược cạnh tranh M. Porter 1985) (39)
      • 2.3.4. Định vị và tái định vị thương hiệu - Thay đổi logo (40)
    • 2.4. Những thành tựu nổi bật của hoạt động quản trị thương hiệu (41)
    • 2.5. Những hạn chế trong hoạt động quản trị thương hiệu (43)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ (44)
    • 3.1 Đánh Giá Vấn Đề Cần Nghiên Cứu (44)
      • 3.1.1. Thuận lợi (44)
      • 3.1.2. Khó khăn (46)
    • 3.2 Một số kiến nghị (48)
  • KẾT LUẬN ................................................................................................................. 43 (50)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 44 (51)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐIỆN THÁI DƯƠNG NGÀNH: QUẢN

Lý do lựa chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng sau tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 và hiện tại đang đối mặt với những biến đổi bất thường về lãi suất, tình hình chính trị trong nền kinh tế vĩ mô Trong bối cảnh ấy, các doanh nghiệp cần phải có những biện pháp thích nghi và chuyển mình cho phù hợp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng hoặc các doanh nghiệp trước nay chưa từng quan tâm đến nền thương mại điện tử và sự phát triển nhanh chóng của truyền thông trực tuyến

Interrnet đang là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp khai thác, tận dụng để tiếp cận khách hàng trong và ngoài nước thay vì tiếp cận truyền thống như trước đây Năm

2019 là năm mà Công Ty TNHH Xây Dựng Điện Thái Dương bắt đầu những bước chuyển mình đầu tiên từ doanh nghiệp truyền thống, không chú trọng vào thương hiệu bằng cách tái định vị thương hiệu Như vậy, đại dịch COVID vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho những lần ra quân tiếp theo

Nhằm giảm thiểu những thách thức, chuyển hóa những nguy cơ thành thời cơ và tận dụng tối đa, hiệu quả hoạt động xây dựng thương hiệu với các mục tiêu và chiến lược đã đề ra Xuất phát từ thực trạng và mong muốn được đóng góp vào mục tiêu chung của công ty, em xin chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐIỆN THÁI DƯƠNG” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích, đưa ra các thực trạng về tình hình xây dựng thương hiệu tại Công Ty TNHH Xây Dựng Điện Thái Dương Từ đó, nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của hoạt dộng xây dựng thương hiệu và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp từ tổng quan hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ số liệu báo cáo kết quả chỉ số, doanh thu sau các hoạt động xây dựng thương hiệu

Phân tích, so sánh các số liệu đã thu thập được.

Kết cấu đề tài

Kết cấu đề tài gồm ba chương:

Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH Xây Dựng Điện Thái Dương Chương 2: Thực trạng xây dựng thương hiệu tại Công Ty TNHH Xây Dựng Điện Thái Dương

Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị

GÍỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐIỆN THÁI DƯƠNG

Lịch sử hình thành

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Xây dựng điện Thái Dương - Thai Duong Electrics Construction Co., Ltd được thành lập ngày 29 tháng 08 năm 1995 bởi ông Nguyễn Hồng Thái (Một kỹ sư tốt nghiệp tại nước ngoài với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam) với số vốn điều lệ là 4.000.000.000 đồng (Bốn tỷ đồng), đến nay, doanh nghiệp đã đổi Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp lần thứ 24 với số vốn điều lệ là 240.000.000.000 đồng (Hai trăm bốn mươi tỷ đồng) Trong vòng 10 năm trở lại đây, doanh nghiệp đã thi công hơn 28 dự án cáp ngầm cao thế và xuyên biển với tổng chiều dài 245km và tổng giá trị hợp đồng là 181 triệu đô (Khoảng Bốn nghìn ba trăm tỷ đồng) Tên viết tắt: TDEC - Thai Duong Electrics Construction Địa chỉ trụ sở chính: 11 Tú Xương, phường Hiệp Phú, quận 9, TP.HCM

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Lĩnh vực hoạt động: Thi công xây lắp điện

• Thi công lắp đặt trụ điện

• Hạ ngầm cáp cao thế trên bờ

• Thi công cáp ngầm xuyên biển

• Tư vấn và thiết kế bản vẽ tuyến điện, thi công

• Bảo hành các công trình điện hạ ngầm cao thế

• Cung cấp cáp điện và các phụ kiện điện liên quan

Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, công ty đã trải qua nhiều bước chuyển mình và những cột mốc đáng nhớ:

• 1995-2002: Là đơn vị thi công lắp đặt trụ điện, đường dây tải điện trên không (Cao thế - HV và Trung thế -MV) hàng đầu của Việt Nam

• Năm 2002, TDEC chuyển mình, trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thi công cáp ngầm cao thế của cả nước

• Năm 2012, TDEC là đơn vị trong nước đầu tiên thực hiện thành công lắp đặt công trình cáp biển

• Hiện nay: TDEC là đơn vị dẫn đầu, giữ vị thế tiên phong trong công tác thi công cáp ngầm cao thế và cáp ngầm biển tại Việt Nam Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn là nhà phân phối độc quyền của các sản phẩm cáp ngầm 110-220kV và các phụ kiện của hãng sản xuất Pirelli - Italia (nay là tập đoàn Prysmian - tập đoàn sản xuất cáp ngầm cao thế danh tiếng nhất thế giới)

Các dự án điển hình:

• TP.HCM: Hệ thống cáp ngầm 110kV Tao Đàn - Sở thú, 110kV Hỏa Xa - Tân Sơn Nhất, 110kV Cát Lái - Xa lộ Hà Nội, 110kV Nhà Bè - Việt Thánh

2 - Việt Thành 1; 110kV Nhà Bè - Việt Thành 2; 110kV Thủ Đức - An Khánh, 220kV Tân Định - Bến Cát, 220kV Nhà Bè - Tao Đàn, 220kV Hóc Môn - Hiệp Bình Phước, 220kV Cát Lái - Khu công nghệ cao, 220kV băng kênh Bến nghé, Ngầm hóa đường dây 110kV đi qua khu dân cư Phú Mỹ,

• Hà Nội: Hệ thống cáp ngầm 110kV Làng Hạ - Thanh Xuân, 110kV khu dự án xây dựng Bộ Công An, 110kV Mai Dịch đến trụ sở Bộ Công An, 220kV Hà Đông - Thành Công, 220kV Chèm - Tây Hồ,

• Hải Phòng: Hệ thống cáp ngầm 220kV Đình Vũ - Hải Phòng

• Đà Nẵng: Hệ thống cáp ngầm 110kV Liên Trì

• Cáp ngầm xuyên sông, xuyên biển

• Từ năm 2012 đến nay, TDEC là nhà thầu liên danh, độc lập thi công thành công các hệ thống cáp ngầm xuyên biển như hệ thống cáp biển: 22kV Đảo Trần, 22kV Nhơn Châu, 22kV Cô Tô, 22kV Lý Sơn, 22kV Thạnh An, 22kV Cù Lao Chàm, 22kV Hòn Thơm, 22kV Cái Chiên, 110kV Hà Tiên

• Các dự án xuyên sông bằng cáp ngầm: 110kV vượt sông Tiền - Hồng Ngự

- Phù Châu, 110kV vượt sông Tiền, Cao Lãnh 2 - Thạnh Hưng,

• Cáp ngầm cho các dự án điện gió: Viên An - Cà Mau, Phú Cường, Tân Phú Đông, Thạnh Phú

Bộ máy tổ chức của công ty

Bảng 1 Danh sách Hội Đồng Quản Trị

Tên thành viên Giá trị phần vốn góp (VND) Tỷ lệ (%)

Nguồn: Giấy phép kinh doanh của Công Ty TNHH Xây Dựng Điện Thái Dương

Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp

Từ sơ đồ tổ chức, ta có thể thấy bộ máy công ty có xu hướng tinh giản, rút ngắn thời gian chờ chuyển tiếp thông tin giữa các phòng ban, tổ chức dựa theo cấu trúc phân cấp Theo đó, các phó tổng giám đốc sẽ quản lý các khối phòng liên quan đến chức năng của mình, và tập hợp thông tin về báo cáo tổng giám đốc

Mô hình tổ chức này có các ưu điểm như sau:

• Xác định rõ hơn các cấp quyền hạn và trách nhiệm

• Hiển thị những người mà mỗi người báo cáo hoặc những người để nói chuyện về các dự án cụ thể

• Tạo động lực cho nhân viên với con đường sự nghiệp rõ ràng và cơ hội thăng tiến (Đội trưởng - Trưởng phòng - Phó Tổng Giám Đốc)

• Mỗi nhân viên đều có chuyên môn riêng và kỹ năng cao trong lĩnh vực của mình Tuy nhiên, nó có thể đem đến một số nhược điểm như sau:

• Nhân viên có thể hành động vì lợi ích của bộ phận thay vì lợi ích của toàn công ty

• Nhân viên cấp dưới cảm thấy có ít quyền và khó bày tỏ ý kiến của mình với công ty

Thoạt nhìn, ta có thể mô hình này khá mất thời gian khi phải báo cáo thông qua nhiều tầng (Trưởng phòng - Phó Tổng Giám Đốc - Tổng Giám Đốc) và Phó Tổng Giám Đốc phải thông qua sự đồng ý của Tổng Giám Đốc mới được quyết định (đối với các quyết định vượt quá tầm kiểm soát hoặc có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng về nhân, vật lực)

Tuy nhiên, tại TDEC, mỗi ngày, các lãnh đạo đứng đầu đều sẽ họp với nhau và họp mỗi khi trước dự án hoặc có phát sinh trong dự án với sự tham mưu của ban cố vấn, điều này giúp cho các thông tin được liên tục, chọn lọc (không gây quá tải cho Tổng Giám Đốc) và đảm bảo không bị đứt gãy, thiếu sót thông tin Hơn nữa, các nhánh tổng giám đốc quản lý đều liên quan đến kỹ thuật, trong doanh nghiệp Tổng Giám Đốc là người có kinh nghiệm về kỹ thuật nhiều hơn cả nên phải thông qua Tổng Giám Đốc để quyết định nhằm tránh tối đa những sai sót, nguy hiểm có thể xảy ra (vì doanh nghiệp thi công điện cao thế) Sự báo cáo, trình duyệt theo cấp bậc là hoàn toàn hợp lý đối với các trường hợp yêu cầu kỹ thuật và an toàn cao như lĩnh vực doanh nghiệp đang thi công

Thêm nữa, các phòng hành chính, kế hoạch - kỹ thuật, chăm sóc khách hàng sẽ làm việc trực tiếp với tổng giám đốc Điều này giúp các thông tin đòi hỏi sự nhanh chóng, chắc chắn và bí mật được truyền tải đảm bảo an toàn và kịp thời trong các tình huống phức tạp phát sinh

Như vậy có thể thấy, bộ máy công ty có những thế mạnh để phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế mà vẫn đảm bảo an toàn cho đội ngũ nhân sự và tiềm lực kinh tế trong thời đại kinh tế vĩ mô đang biến đổi nhanh chóng và bất thường như hiện nay.

Tình hình nhân sự; đánh giá sự đáp ứng với tính hình kinh doanh hiện nay

Bảng 2 Danh sách nhân sự chủ chốt

TT Họ và tên Kinh nghiệm thi công dự án cáp ngầm 110kV - 220kV

Kinh nghiệm thi công dự án cáp ngầm sông/biển

1.1 Nguyễn Hồng Thái - Kỹ sư điện >26 năm >08 năm 1.2 Nguyễn Thị Thanh Nga - Kỹ sư điện >20 năm >07 năm

2 Chỉ huy trưởng công trường

2.1 Ngô Minh Vương - Kỹ sư điện >15 năm >08 năm

3.1 Phạm Văn Minh - Kỹ sư xây dựng >14 năm >07 năm 3.2 Phạm Phước Khánh - Kỹ sư xây dựng >12 năm

3.3 Nguyễn Cảnh Huy - Kỹ sư điện >15 năm >08 năm 3.4 Trần Thanh Thảo - Kỹ sư điện >11 năm >07 năm 3.5 Thạch Thái Phong - Kỹ sư điện >12 năm >08 năm

3.6 Lương Văn Liêm >08 năm >06 năm

4.1 Nguyễn Đình Lý >10 năm >5 năm

Nguồn: Hồ sơ kỹ thuật Công Ty TNHH Xây Dựng Điện Thái Dương

Bảng 3 Danh sách chuyên viên nối cáp

TT Họ và tên Chức danh

1 Nguyễn Văn Thắng Đội trưởng

2 Hoàng Thanh Hải Chuyên viên nối cáp

3 Phạm Văn Trường Chuyên viên nối cáp

4 Đặng Văn Thanh Chuyên viên nối cáp

5 Nguyễn Văn Thứ Chuyên viên nối cáp

6 Trần Thanh Chung Chuyên viên nối cáp

7 Nguyễn Văn Tuấn Chuyên viên nối cáp

Nguồn: Hồ sơ kỹ thuật Công Ty TNHH Xây Dựng Điện Thái Dương

Bảng 4 Danh sách thợ lặn chuyên thi công cáp ngầm biển

TT Họ và tên Chức danh

1 Nguyễn Văn Tuấn Đội trưởng

2 Nguyễn Văn Thứ Thợ lặn chuyên nghiệp

3 Thạch Thái Phong Thợ lặn chuyên nghiệp

4 Nguyễn Văn Thắng Thợ lặn chuyên nghiệp

5 Đỗ Thanh Bắc Thợ lặn chuyên nghiệp

6 Thạch Hiền Thợ lặn chuyên nghiệp

7 Dương Văn Thuận Thợ lặn chuyên nghiệp

Nguồn: Hồ sơ kỹ thuật Công Ty TNHH Xây Dựng Điện Thái Dương

Từ các bảng nhân sự được doanh nghiệp cung cấp có thể thấy các nhân sự ở công ty đều đã gắn bó với công ty từ 05 năm trở lên đối với đội nối cáp, đội lặn và từ 08 năm trở lên đối với đội ngũ kỹ sư Công việc thi công điện cao thế đòi hỏi phải có kinh nghiệm và các kiến thức vững về dòng điện, một sai sót nhỏ cũng có thể gây thiệt mạnh và các vấn đề phát sinh gây tổn thất nghiêm trọng Với đội ngũ nhân lực như hiện tại, TDEC hoàn toàn có đủ khả năng để đáp ứng tình hình kinh doanh hiện tại với các ưu điểm như sau:

• Đã hòa nhập và hiểu văn hóa công ty

Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm đối với tình hình nhân sự tại doanh nghiệp như sau

Một là, nhân sự yêu cầu chất lượng cao, khó thay thế, các nhân sự chủ chốt đều đã ngoài

40 tuổi, không còn đảm bảo đủ sức khỏe để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ (do tính chất công việc ngoài công trường mang nhiều nguy hiểm, các điều kiện thời tiết, ngoại cảnh, thức ăn, chế độ sinh hoạt, bào mòn sức khỏe nhanh chóng) Tổng giám đốc hiện tại đã ngoài 60 tuổi, nhưng hiện tại vẫn chưa có ai đủ năng lực để tiếp nhận vị trí

Hai là, công việc thi công cáp ngầm mang tính chất thời vụ, phụ thuộc nhiều và trực tiếp bởi các yếu tố vĩ mô cũng như vốn đầu tư công và các chính sách đầu tư, giải ngân từ nhà nước Sẽ có giai đoạn nhân sự phải làm việc ngoài giờ, áp lực lớn (phải tuyển thêm nhân sự thời vụ), nhưng cũng có những thời điểm nhân sự không có việc làm và phải cho nghỉ luân phiên (đối với các nhân sự không phải chủ chốt) Nhân sự mới trong mùa cao điểm sẽ không đáp ứng hoàn toàn các chỉ tiêu do công ty đề ra, có thể gây giảm chất lượng công trình và mất nhiều thời gian hơn để đào tạo và giám sát Cho nghỉ luân phiên nhân sự (70%) lương vừa tạo nên những chi phí không đáng có khi không tạo ra thu nhập vừa tạo ra nguy cơ mất nhân sự do đối thủ lôi kéo và giảm gắn kết với công ty

Như vậy có thể thấy, tình hình nhân sự tại công ty vẫn đáp ứng được yêu cầu tình hình kinh doanh hiện tại và các năm về sau (khi đội ngũ cũ chưa quá tuổi lao động) Nhưng về lâu dài, vấn đề về đội ngũ nhân lực mới cũng như người tiếp nhận vị trí Tổng Giám Đốc (do tính chất công ty gia đình) sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Hệ thống kinh doanh của công ty

Công ty TNHH Xây dựng điện Thái Dương cung cấp dịch vụ thi công lắp đặt cáp ngầm bao gồm các công đoạn tư vấn, thiết kế bản vẽ, khảo sát thực địa, đào hầm, kéo cáp, đảm bảo vận hành và bàn giao, đóng điện, đưa vào vận hành thương mại (bán điện cho EVN (Tổng công ty điện lực Việt Nam) - EVN bán điện lại cho người dân sử dụng)

Ngoài ra, TDEC còn cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa cho các công trình cáp ngầm cao thế, tư vấn thi công lắp đặt cho các công trình trung và hạ thế

Bên cạnh đó do tính chất bảo mật và đặc thù của các dự án thi công Các dự án mà doanh nghiệp thi công hầu hết đều từ đấu thầu Bởi ngành điện là ngành đặc thù, các chủ đầu tư từ nước ngoài muốn tham gia vào thị trường Việt Nam đều phải nộp đơn và chờ phê duyệt dự án từ nhà nước, nếu được duyệt sẽ công bố mời thầu rộng rãi để kêu gọi các nhà thầu thi công, Thái Dương là một trong số đó Việc được chọn thi công sẽ phụ thuộc vào chính sách giá, trình độ chuyên môn, Do vậy, chính sách giá thuộc về vấn đề bảo mật của công ty, không thể công khai dưới bất kỳ hình thức nào ngoài trao đổi và trình duyệt với các cơ quan chức năng thông qua hồ sơ dự thầu.

Địa bàn kinh doanh

Hiện tại, thị trường kinh doanh của công ty là tại Việt Nam, ngoài ra có cái thị trường phụ ở Thái Lan và các nước khu vực lân cận Việt Nam (do trang thiết bị và chi phí vận chuyển trang thiết bị tốn kém không đáng có) Sắp tới, doanh nghiệp dự kiến sẽ tham gia dự thầu vào dự án truyền tải xuyên biển giữa Việt Nam và Singapore (đã được trình bày trong chuyến thăm của thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Singapore nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước và bàn về các hợp tác kinh tế tiếp theo)

Tiếp đến, cũng cần đề cập đến danh sách các khách hàng, đối tác có thể kể đến của doanh nghiệp như:

NOVALAND, VINGROUP, DAI PHUC GROUP, EVN HÀ NỘI, EVN HCMC, EVN CPC, EVN SPC, EVN NPC Đối tác quốc tế:

• PRYSMIAN: một công ty của Ý có trụ sở chính tại Milan, chuyên sản xuất cáp điện sử dụng trong lĩnh vực năng lượng và viễn thông cũng như sợi quang Prysmian hiện có mặt ở Bắc Mỹ với 23 nhà máy, 48 nhà máy ở Châu Âu, 13 nhà máy ở LATAM, 7 MEAT, 13 APAC

• LS Group: một trong những tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc lĩnh vực thiết bị điện, năng lượng và vật liệu điện

• SIEMENS: hãng thiết bị công nghiệp lớn nhất của CHLB Đức và châu Âu, các trụ sở quốc tế của Siemens đóng ở Berlin và München Công ty này có 6 lĩnh vực kinh doanh: tự động hóa & điều khiển, điện lực, vận tải, y tế, thông tin và liên lạc và chiếu sáng

• TAIHAN: tập đoàn Hàn Quốc nổi tiếng về sản xuất dây điện và các sản phẩm thép không gỉ phục vụ ngành điện và thông tin liên lạc

• ZTT: doanh nghiệp sản xuất và thi công cáp ngầm hàng đầu Đài Loan

Doanh số

Hình 2 Báo Cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2020

Hình 3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2021

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 là 7.656.821.724 đồng, năm 2020 là 17.514.582.465 đồng, năm 2021 là 3.003.894.305 Có thể thấy, lợi nhuận và doanh thu tăng gần như gấp đôi từ năm 2019 đến 2020 và sụt giảm mạnh vào năm 2020 đến

2021 Giai đoạn 2019 - 2021 là giai đoạn toàn nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID - 19 Trong đó, mạnh nhất là vào cuối năm 2019 và cả năm 2021, trong hai năm này doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm mạnh do đặc thù công việc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kinh tế vĩ mô Cũng vậy năm 2020 nền kinh tế có phục hồi lại đôi chút và nhà nước đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đạt tỉ lệ cao kỉ lục (389.982,80 tỷ đồng, đạt 82,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao vào ngày 31/12/2020), điều này làm doanh thu của doanh nghiệp tăng gần như gấp đôi sau khi bị suy yếu mạnh vào năm

Như vậy, có thể thấy, doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với các điều kiện biến đổi vĩ mô và dòng lợi nhuận qua các năm kinh tế bị tổn thất nặng do dịch COVID không bị âm Điều này là do tính chất điều kiện thanh toán hợp đồng của doanh nghiệp (thanh toán tạm ứng qua từng giai đoạn, thanh toán giai đoạn và thanh toán cuối cùng), thời gian hoàn thành hợp đồng (thường từ 1 - 2 năm) và các điều khoản nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng như các yếu tố thiên tai hoặc dịch COVID.

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Hiện nay, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đang đứng ở vị trí đầu và gần như tiên phong trong ngành thi công cáp ngầm cao thế tại Việt Nam Doanh nghiệp chỉ có một đối thủ cạnh tranh là PC1 - Công ty xây lắp điện 1, một doanh nghiệp với hơn 59 năm xây dựng và phát triển với tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước Tuy nhiên, PC1 cung cấp toàn bộ các dịch vụ như một tổng thầu EPC cho các dự án lưới điện, cáp ngầm, Nếu chỉ xét riêng lĩnh vực thi công cáp ngầm và cáp xuyên biển như TDEC đang thực hiện thì năng suất và tốc độ của TDEC vượt trội hơn hẳn Cụ thể, TDEC hiện đang sở hữu 03 sà lan thi công kéo cáp (CLV - TD01: 2100 tấn, CLV - TD02: 2600 tấn, CLV - TD03: 500 tấn) trong khi PC1 chỉ vừa mua tàu sà lan thi công cáp ngầm xuyên biển và chưa có kinh nghiệm Vì thế nên hiệu suất thi công giữa hai doanh nghiệp khác biệt rất nhiều, PC1 thi công được khoảng 200 - 400m cáp trong 01 ngày, trong khi TDEC thi công được 3 -4 km cáp trong 01 ngày nếu điều kiện thời tiết cho phép

Ngoài ra các yếu tố khác đáp ứng tùy theo hồ sơ mời thầu của các dự án khác nhau trong các gói thầu thi công cáp ngầm như yêu cầu về đội ngũ nhân sự, kinh nghiệm thi công, của doanh nghiệp luôn nằm trong top đầu Bên cạnh đó, TDEC còn giữ vai trò chủ chốt trong liên danh xây dựng, thi công với các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các dự án điển hình, yêu cầu nguồn vốn lớn Đội ngũ TDEC cũng sở hữu khả năng chế tạo các loại thiết bị thích hợp, phù hợp với các điều kiện địa hình thi công như máy xẻ đất, đá, máy cày kéo cáp,

Hơn nữa, thị trường ngách mà TDEC đang tham gia có rào cản gia nhập ngành rất lớn Các nhà thầu muốn nộp hồ sơ dự thầu (để thi công công trình sau khi thắng thầu) phải có kinh nghiệm từ trước và được thành lập tối thiểu 05 năm, có tối thiểu 03 kỹ sư trưởng với kinh nghiệm hơn 10 năm, đội ngũ công nhân nối cáp, thi công phải được nhà sản xuất cấp giấy chứng nhận đào tạo mới có đủ khả năng thi công)

Từ các yếu tố trên, có thể thấy khả năng cạnh tranh của TDEC trong ngành là rất cao.

Phân tích SWOT của doanh nghiệp

Mô hình SWOT của Công Ty TNHH Xây Dựng Điện Thái Dương Điểm mạnh – Strength (S)

• Đội ngũ nhân viên, kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm và tay nghề cao, được cung cấp chứng chỉ đào tạo, thi công bởi các doanh nghiệp sản xuất cáp hàng đầu thế giới như Prysmian, ZTT, LS Cable &

• Những mối quan hệ và hình ảnh tốt đẹp trong ngành

• Đã hoàn thành nhiều dự án với chất lượng cao và chứng chỉ hoàn thành, đưa vào hoạt động

• Vị trí tiên phong trong ngành, dẫn đầu trong thi công cáp ngầm và cáp biển tại

Việt Nam Điểm yếu – Weakness (W)

• Chưa chú trọng trong xây dựng hình ảnh thương hiệu

• Ngành hẹp, có nguy cơ bị xâm nhập cao

Cơ hội – Opportunities (O) Đe dọa – Threats (T)

• Vị trí tiên phong trong thi công các dự án trong và ngoài nước

• Xây dựng mạng lưới khách hàng, đối tác thân thuộc

• Kinh doanh các thiết bị hỗ trợ thi công cáp

• Điều kiện thanh toán đối với các nhà thầu ngày càng khó khăn, không thuận lợi

• Các đối thủ đang trở nên mạnh hơn với vốn đầu tư mạnh từ nhà nước

• Các khó khăn về tài chính (lãi suất hiện hành cao, nguồn tín dụng khó khăn)

Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới

Trong giai đoạn 2023 - 2025, ông Nguyễn Hồng Thái - Tổng giám đốc công ty dự đoán thị trường vĩ mô sẽ còn nhiều biến động, đặc biệt ở chiến tranh siêu lợi nhuận Nga - Ukraina và các thảm họa thiên nhiên (động đất, bão lũ, ) có xu hướng xảy ra ngày càng nhiều hơn Những điều này làm gia tăng giá nhiên liệu, thiếu hụt nguồn cung năng lượng ở nước ta Hơn nữa là tình trạng thua lỗ của EVN (do bán giá điện thấp hơn so với giá mua) sẽ còn kéo dài và tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công, lãi suất biến động phức tạp như hiện nay TDEC tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực, tìm kiếm thêm các nhân lực trẻ để đào tạo, bổ sung vào bộ máy nhân lực chủ chốt của công ty Đồng thời tận dụng dòng chảy đầu tư công, tham gia vào các dự án mới được nhà nước phê duyệt và kêu gọi mời thầu.

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY

Tầm nhìn thương hiệu

TDEC mang trong mình hoài bão thực thi và cung cấp giải pháp kết nối công trình điện năng một cách an toàn, toàn diện, hiệu quả và không ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên

Từ đó, góp phần truyền tải năng lượng đến mọi nơi và thúc đẩy phát triển cộng đồng bền vững

Giữ vững vị thế tiên phong trong ngành thi công cáp ngầm cao thế tại Việt Nam, tiến tới trở phát triển thành tập đoàn vững mạnh chuyên cung cấp các giải pháp kết nối các công trình năng lượng tái tạo trong khu vực Đông Nam Á

Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp tương ứng với các chữ cái đầu ở tên viết tắt tiếng anh của doanh nghiệp (TDEC) với ý nghĩa các giá trị cốt lõi là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thương hiệu bền vững

Hình 4 Các giá trị cốt lõi của TDEC

Các giá trị đó lần lượt là:

Thoughtful - Thể hiện lời hứa của doanh nghiệp

"Với mong muốn đem lại sự hài lòng và an tâm cho khách hàng trên mỗi dự án mà chúng tôi vinh dự có cơ hội cùng đồng hành Toàn thể đội ngũ TDEC luôn tận tâm, chu đáo trong mọi công đoạn từ tư vấn, thiết kế đến thi công và bảo hành để những giờ làm việc căng thẳng trở thành những giây phút thoải mái bên gia đình dành cho riêng bạn." Khi theo đuổi giá trị cốt lõi này, khách hàng sẽ cảm nhận được sự chu đáo và cảm giác thoải mái, tin tưởng khi làm việc với TDEC

Xa hơn nữa, điều này sẽ dẫn tới những cảm giác thân thuộc, được chăm sóc như khi ở bên gia đình Như vậy, những giây phút làm việc sẽ không còn căng thẳng mà sẽ là những khoảnh khắc hoạt động hết mình vì một lý tưởng chung, bên cạnh gia đình thứ hai là TDEC đối với đội ngũ nhân viên và khách hàng

Distinctive - Thể hiện tầm nhìn và tiềm năng của doanh nghiệp

"Trong suốt 25 năm hình thành và phát triển, TDEC luôn không ngừng học tập và bứt phá các giới hạn của bản thân để giữ vững vị thế tiên phong trong ngành, hiện thực hóa mọi ý tưởng, thực thi mọi công trình khó Chúng tôi cam kết sẽ trở thành một mảnh ghép mang lại những giá trị khác biệt trong bức tranh tả về những con người tận tụy đưa điện năng đến mọi nơi "

Khi theo đuổi giá trị này, TDEC sẽ trở thành điểm sáng, là lựa chọn đầu tiên mỗi khi khách hàng cần tìm đơn vị thực thi ý tưởng

Và với lựa chọn đó, khách hàng nhận được một đơn vị thi công có chung niềm tin, khát khao đem điện năng đến mọi nơi và luôn sẵng sàng đồng hành cùng họ trong những công trình khó với bất kỳ ý tưởng táo bạo

Nhân viên TDEC cũng sẽ có thêm niềm tin, sự hãnh diện khi làm việc tại một doanh nghiệp với vị thế tiên phong và khác biệt hoàn toàn với các đối thủ cạnh tranh

Efficient - Thể hiện đặc tính của doanh nghiệp

"Đội ngũ TDEC luôn hoàn thành các dự án với hiệu suất cao nhất theo yêu cầu của chủ đầu tư bằng trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm Chúng tôi khao khát thực thi các công trình khó trong thời gian nhanh nhất nhằm đưa điện năng đến mọi nơi trên thế giới trong thời gian sớm nhất với chất lượng thi công tốt nhất "

Creative - Thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp

"Chúng tôi không ngừng sáng tạo, tiếp thu những hướng tư duy mới, đưa ra những giải pháp mới, ứng dụng, phát triển khoa học kĩ thuật vào công tác thi công để đảm bảo chất lượng công trình ngày càng tốt hơn nữa."

Hệ thống nhận diện thương hiệu

Công ty TNHH Xây dựng điện Thái Dương - Thai Duong Electrics Construction (TDEC) Thường được biết đến bởi chủ đầu tư và nhà thầu trong nước là: Thái Dương và chủ đầu tư nước ngoài là: TDEC

2.2.2 Bộ nhận diện thương hiệu a Logo

Logo được hoàn thành và tái thiết kế dựa trên logo cũ được vẽ vào năm 1995 bởi đội ngũ kỹ sư của doanh nghiệp Phần trung tâm vòng tròn thể hiện hình ảnh cách điệu của trụ điện, trạm biến áp và các đường dây điện Hình ảnh trọng tâm là mặt trời màu đỏ nổi bật đang chiếu sáng tượng trưng cho Thái Dương

Màu sắc sử dụng để thiết kế logo là xanh đen và đỏ, thích hợp sử dụng trên các trang phục sáng màu với độ tương phản cao như cam, vàng, đỏ (tính chất an toàn và dễ nhận biết khi làm việc tại công trường và làm việc vào ban đêm)

Hiện tại doanh nghiệp đang từng bước thay đổi logo bằng cách kết hợp thêm với dòng chữ “TDEC” với font chữ tối giản, cứng cáp, thể hiện được doanh nghiệp xây dựng Kết hợp với logo mới với phần trung tâm không đổi, vừa giữ được lịch sử lâu đời của doanh nghiệp, vừa thể hiện những giá trị cốt lõi của Thái Dương sẽ không thay đổi theo thời gian b Slogan:

Build to Connect - Xây dựng để kết nối

TDEC xây dựng, thực thi các công trình để kết nối:

• Năng lượng: o Bên trong: Những khao khát cống hiến cho thế giới o Bên ngoài: Tinh thần tích cực, ánh sáng phát triển từ điện năng

• Con người: o Bên trong: Những con người với chung khát vọng thắp sáng thế giới o Bên ngoài: Các chủ đầu tư, đối tác từ mọi ngành nghề

Một thế giới phát triển vượt bậc với những đường dây tải điện bên dưới lòng đất, năng lượng tuôn chảy khắp mọi nơi, không còn nơi nào thiếu ánh sáng điện năng và cảnh quan thiên nhiên sẽ không còn bị cản trở và ảnh hưởng bởi các đường dây trên không c Bộ nhận diện văn phòng

Bộ nhận diện văn phòng được thiết kế đơn giản với màu xanh, trắng chủ đạo và phong cách tối giản, tinh tế với các đường nét thẳng, hình khối cơ bản (tròn, chữ nhật…) Qua đó, thể hiện được tính kỹ thuật, xây dựng của doanh nghiệp nhưng không gây cảm giác khó gần với người xem

Hình 7 Bì thư A4 và Giấy A4

Name card với hình ảnh mã QR nổi bật dẫn đến tài khoản mạng xã hội hoặc email của nhân viên Cách làm này với mục đích rút ngắn thời gian liên hệ và kêu gọi khách hàng kết nối qua mạng xã hội thay vì email và số điện thoại Qua đó, doanh nghiệp dễ dàng tìm được insight khách hàng thông qua trang cá nhân và các thông tin cung cấp trên mạng xã hội (LinkedIn là nền tảng mạng xã hội được các khách hàng, chủ đầu tư

Hình 9 Name Card và các đối tác, nhân viên sử dụng nhiều nhất do tính chất của ngành kinh doanh B2B) Name card được sử dụng nhiều khi tham gia các hội nghị để tiếp cận với các chủ đầu tư và đối tác tiềm năng d Bộ nhận diện công trường

Hình 10 Áo và nón bảo hộ ở công trường xây dựng

Bộ nhận công trường với áo xanh, nón trắng dành cho đội ngũ kỹ sư và áo cam, nón vàng hoặc trắng (khi thiếu mũ và thuê thêm nhân sự tại địa phương phục vụ cho các công đoạn không yêu cầu kỹ thuật cao) dành cho đội ngũ công nhân nhằm mục đích dễ dàng nhận biết và phân chia nhiệm vụ Ngoài ra khi thực hiện công tác trên trụ điện, công nhân, thợ nối sẽ được cung cấp áo khoác jean bảo hộ với các tính năng chống nóng, thấm hút tốt và giảm thiểu khả năng tích điện do cọ xát

Hình 11 Trang phục công nhân (trái) và áo bảo hộ lao động(phải)

Hình 12 Phó tổng giám đốc (áo vest đen) và đội ngũ chuyên gia nối cáp tại công trường Đội ngũ thợ lặn sẽ có trang phục bảo hộ đặc thù với màu đen đặc trưng và bộ dụng cụ dưỡng khí bao gồm bình ô xi, dây thở, chân vịt, bao tay bảo hộ và máy quay chống nước đeo đầu hoặc cầm tay để phục vụ các công tác thi công kéo cáp ngầm xuyên biển

Hình 13 Trang phục bảo hộ và các bộ dụng cụ chuyên biệt dành cho thợ lặn

Ngoài ra, các tàu, xà lan của doanh nghiệp cũng có sự xuất hiện của dòng chữ “Thái Dương” hoặc “TDEC” (Vì logo hình tròn có tuổi thọ không lâu trước các tác động của môi trường như hơi muối biển nên dễ bị rỉ sét)

Hình 14 Xà Lan thi công TD01 của TDEC với tên thương hiệu “Thái Dương” bằng đèn led

Hình 15 Xà Lan thi công TD02 với tên doanh nghiệp vẽ bằng sơn phản quang ở hai mạn tàu

Định hướng phát triển thương hiệu

2.3.1 Đặc trưng của thị trường năng lượng tại Việt Nam

Thị trường năng lượng tại Việt Nam là một thị trường “độc quyền”, chỉ có các doanh nghiệp trực thuộc chính phủ được phép mua và bán năng lượng, đó là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, từ đó chia thành Tổng công ty điện lực miền Bắc (EVN NPC), Tổng công ty điện lực miền Trung (EVN CPC), Tổng công ty điện lực miền Nam (EVN SPC) cùng 04 tổng công ty và một công ty nhiệt điện khác Bên cạnh đó còn chia thành

18 đơn vị trực thuộc và nắm giữ vốn điều lệ của 08 công ty xây dựng điện khác Cụ thể ở hình bên dưới:

Hình 16 Các doanh nghiệp trực thuộc EVN

Có rất nhiều nguồn để tạo ra năng lượng (điện năng): thủy năng, nhiệt năng, năng lượng gió, mặt trời và năng lượng sinh học (biogas và các chất thải hữu cơ) Trong đó, thủy năng là nguồn cung cấp có giá mua điện rẻ nhất nhưng lại không ổn định theo mùa (nắng, mưa) và dẫn tới tình trạng thiếu hụt điện năng vào các mùa, giờ cao điểm

Trong khi đó, năng lượng đến từ cao nguồn khác như than và khí đốt có giá cao hơn và phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước khác nên giá rất cao còn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) trong giai đoạn hiện tại vẫn chưa thống nhất được giá mua và bán giữa các chủ đầu tư với bộ công thương (Ngày 20.03.2023, đã tổ chức hội nghị họp khẩn nhưng chỉ 01 chủ đầu tư soạn thảo hồ sơ bán điện) Chính những điều này dẫn đến việc EVN bắt buộc phải bỏ ra một số tiền lớn để mua điện từ nguồn cao giá hơn (than và khí đốt) nhưng vẫn bán với giá cũ cho người dân Từ đó gây nên thua lỗ nặng (Dự kiến 90.000 tỷ đồng) và góp phần thúc đẩy EVN đề xuất với Bộ Công Thương về việc tăng giá điện và nhanh chóng thống nhất khung giá điện dành cho năng lượng tái tạo Đồng thời, chính phủ cũng tăng ngân sách đầu tư công nhằm thúc đẩy, thu hút các nhà đầu tư vào thị trường năng lượng và xây dựng tại Việt Nam Đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thi công xây dựng điện Sau khi được chính phủ thông qua, các dự án sẽ được đấu thầu công khai rộng rãi để kêu gọi các nhà thầu xây dựng Những nhà thầu thỏa mãn các tiêu chí của hồ sơ mời thầu và có hình ảnh thương hiệu tốt (đã hoạt động lâu năm và thực hiện nhiều dự án tương tự mà không có các phát sinh gây nguy hại nào đáng kể) sẽ trúng thầu và thực hiện gói thầu theo đúng điều kiện hợp đồng

Bên cạnh được nhà nước khuyến khích, các chủ đầu đầu tư nước ngoài cũng đang đầu tư vào thị trường điện gió tại Việt Nam - vì chúng ta có đường bờ biển dài và tốc độ gió phù hợp để vận hành các tua-bin gió ngoài khơi Cho đến nay, đã có rất nhiều nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam cho thị trường năng lượng tái tạo, gần đây nhất là sự kiện ADB ký kết dự án tài trợ 107 triệu đô la Mỹ với công ty cổ phần năng lượng BIM cho dự án điện gió tại Ninh Thuận Tại Ngày 16/12/2022, đại sứ đặc mệnh toàn quyền

Na Uy cũng đề xuất đầu tư dự án điện gió trên vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu và nhiều bài báo đưa tin khác cho thấy sự quan tâm sâu sắc của các nhà đầu tư nước ngoài về thị trường điện gió tại Việt Nam

Hình 17 TDEC đang thực hiện thi công đưa cáp ngầm lên trụ điện gió

Tiền thân là công ty xây dựng điện (đường dây trên không), TDEC đã từng bước chuyển bình thành doanh nghiệp cung cấp các giải pháp cáp ngầm, đặc biệt là cáp ngầm biển bắt đầu từ năm 2013 khi tham gia dự án nối điện xuyên biển đến huyện đảo Lý Sơn với chủ thầu Prysmian Kể từ 2013 - 2018, TDEC là doanh nghiệp duy nhất có thể thi công cáp ngầm cao thế xuyên biển trong nước

Hình 18 Tàu kéo cáp ngầm cao thế duy nhất tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 của

TDEC Đến năm 2019, Xây lắp điện 1 (PC1) - Công ty trực thuộc nhà nước đã thực thi được những mét cáp cao thế xuyên biển đầu tiên, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với TDEC trong lĩnh vực cáp ngầm cao thế Tuy nhiên, tốc độ thi công của TDEC vẫn vượt trội hơn hẳn do đã có lâu năm kinh nghiệm và khả năng chế tạo công cụ kéo cáp phù hợp với các loại địa hình khác nhau (máy xẻ đá, máy kéo cáp, máy cày cáp, máy bơm khuấy )

2.3.3 Chiến lược tập trung khác biệt hóa – Focus Differentiation Strategy trong xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty TNHH xây dựng điện Thái Dương (Chiến lược cạnh tranh M Porter 1985)

Nhận thấy tiềm năng của thị trường điện gió và sự thuận tiện, tính tất yếu của thị trường cáp ngầm tại Việt Nam, kể từ năm 2003, doanh nghiệp định hướng phát triển theo chiến lược tập trung khác biệt hóa Bởi lẽ, rào cản thâm nhập của thị trường rất lớn Các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường này phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm và đã hoàn thành tối thiếu 02 công trình đưa vào vận hành tối thiểu 05 năm (Mới đủ điều kiện trúng thầu theo điều kiện chung của các hồ sơ mời thầu)

Kể từ đó, doanh nghiệp đã cử đội ngũ kỹ sư trưởng sang học, làm việc tại Prysmian và tiếp nhận chuyển giao công nghệ đấu nối và kéo cáp ngầm Do Prysmian là nhà thầu nước ngoài nên nếu không liên danh với các nhà thầu Việt Nam thì sẽ gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể tham dự các gói thầu tại Việt Nam Hơn thế nữa, Prysmian là một tổng thầu, và lợi nhuận chính đến từ việc sản xuất và cung cấp cáp, không phải từ thi công cáp ngầm nên việc làm này là có lợi cho cả hai bên

Với các bước đệm như vậy, TDEC trở thành doanh nghiệp tiên phong của ngành thi công cáp ngầm từ trung thế đến cao thế của Việt Nam

Năm 2013, vẫn theo đuổi chiến lược tập trung khác biệt hóa, doanh nghiệp chuyển hẳn sang mảng thi công cáp ngầm cao thế (không thi công cáp ngầm trung thế nữa do hao tốn nhân lực và lợi nhuận không cao) và chiếm toàn bộ thị phần (các doanh nghiệp tư nhân), cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước (về thi công cáp ngầm) Đến năm 2019, TDEC muốn chuyển mình một lần nữa và đón thêm các tiềm năng từ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thay vì chỉ tham gia đấu thầu các gói thầu với vốn đầu tư công của nhà nước như trước đây (Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn, doanh nghiệp có quyền tự chọn nhà thầu thi công sau khi được chính phủ phê duyệt dự án, nhà nước chỉ khuyến khích các doanh nghiệp công bố thông tin trên các trang đấu thầu.) Để làm được điều này doanh nghiệp đang từng bước thay đổi bộ nhận diện thương hiệu và tập trung phát triển bộ phận marketing (trước đây không có) để đón đầu và tiếp cận các chủ đầu tư một cách nhanh chóng)

Khi theo đuổi chiến lược này, doanh nghiệp phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn như sau:

- Thuận lợi: Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao và tránh được sự đe dọa, cạnh tranh từ các đối thủ trên thị trường để tập trung phát triển chất lượng sản phẩm

Và quan trọng hơn là sự đi đầu của thương hiệu trong tâm trí các chủ đầu tư

- Khó khăn: Tốn khá nhiều chi phí và thời gian để nghiên cứu, phát triển và tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm nhất là trong giai đoạn đầu Đối thủ có thể học theo sự khác biệt và cạnh tranh trực tiếp bằng cách cung cấp mức giá thấp hơn

2.3.4 Định vị và tái định vị thương hiệu - Thay đổi logo

Logo trước đây của doanh nghiệp (1995 - 2019)

Hình 19 Logo cũ của TDEC

Logo hiện tại (2019 đến nay) vẫn giữ nội dung là “Công ty TNHH Xây dựng điện Thái Dương” nhưng chuyển sang tiếng Anh để dễ tiếp cận với các chủ đầu tư nước ngoài hơn (Vì TDEC đang nhắm đến thị trường năng lượng tái tạo)

Hình 20 Logo hiện tại của TDEC

Bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng mới như phần 2.2 với các màu sắc chủ đạo là đỏ, trắng, xanh lần lượt tương ứng với 04 giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Thoughtful - Distinctive - Efficient - Creative (màu vô sắc - không có màu sắc tượng trưng cho yếu tố sáng tạo - Creative) Trong tương lai, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thay đổi logo để phù hợp với ngành thi công cáp ngầm (vì hiện tại thay đổi đột ngột sẽ làm thương hiệu trở nên xa lạ với các chủ đầu tư trong nước)

Những thành tựu nổi bật của hoạt động quản trị thương hiệu

Với kế hoạch thay đổi bộ nhận dạng thương hiệu là bước đầu quan trọng của việc theo đuổi chiến lược tập trung khác biệt hóa như đã nêu bên trên Doanh nghiệp cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định trong 03 năm gần đây là sự tham gia của các liên minh nhà thầu từ nước ngoài khác ngoài Prysmian như ZTT, LS-Vina và các thỏa thuận hợp tác khác với Hengtong, ZMS, nếu có cơ hội

Tên của doanh nghiệp tiếp tục xuất hiện trang các trang báo đấu thầu và các trang báo nhà nước vào năm 2020 khi thực hiện dự án kéo cáp ngầm đến đảo Nhơn Châu cùng với hơn 15 bài báo về doanh nghiệp từ năm 2014 đến năm 2023

Hình 21 Các bài báo về TDEC trên trang báo Đấu Thầu vào năm 2020

Hình 22 Thông tin về TDEC trên trang Tin Tức Thông Tấn Xã Việt Nam

Các số liệu về gói thầu, tỷ lệ trúng thầu của doanh nghiệp được trang web duy nhất trong nước chuyên về các dự án thầu thống kê chi tiết qua các năm Qua đó, có thể thấy được tổng giá trị trúng thầu của doanh nghiệp bắt đầu tăng trưởng mạnh từ năm 2019 (năm 2021, 2022 chịu ảnh hưởng của dịch bệnh) Biểu đồ này có vai trò đặc biệt quan trọng khi các chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu thi công

Hình 23 Số liệu về TDEC được trang web chuyên về đấu thầu cập nhật

Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2023, các nhà thầu, đối tác nước ngoài như ZTT và ZBS (các doanh nghiệp lớn chuyên cung cấp cáp ngầm ở Trung Quốc) liên tục ghé thăm trụ sở công ty và muốn hợp tác trong các dự án về cáp ngầm tiếp theo tại Việt Nam.

Những hạn chế trong hoạt động quản trị thương hiệu

Hiện tại, việc quản trị thương hiệu vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Một là, phải cực kỳ cẩn trọng khi truyền thông và phát ngôn trên các trang mạng xã hội vì có rất nhiều thông tin không thể cung cấp ra bên ngoài (giá, chất lượng cam kết, đội ngũ nhân sự, ), đối thủ có thể theo dõi và cung cấp những phúc lợi tốt hơn, bôi xấu hoặc lôi kéo đội ngũ nhân sự của công ty Điều này đã xảy ra vào năm 2020, khi Thái Dương dính phải nghi án thông thầu do nhà thầu khác tố cáo khắp các mặt báo trong dự án cấp điện cho Đảo Trần, Cô Tô và đảo Cái Chiên

Hai là, ngoài ban lãnh đạo công ty và phòng marketing, các nhân sự khác vẫn chưa nhận định được tầm quan trọng của việc xây dựng và giữ vững thương hiệu nên quá trình thu thập tư liệu truyền thông gặp nhiều khó khăn

Ba là, các nội dung truyền tải mang tính chất kỹ thuật cao và khó tiếp cận nên việc gia tăng người theo dõi và lượt tương tác trên các trang mạng xã hội còn phải tiêu tốn quá nhiều ngân sách để quảng cáo Hơn nữa, do tính chất môi trường B2B nên cũng không thể thực hiện truyền thông theo các phương pháp truyền thống như phát tờ rơi, tiếp thị, (Vì các chủ đầu tư đa số không hiểu nhiều về kỹ thuật, họ chỉ quan tâm các con số Nhưng đây là thông tin mật chỉ được cung cấp trực tiếp giữa hai bên).

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Đánh Giá Vấn Đề Cần Nghiên Cứu

Thông qua những thông tin và sự phân tích nhằm làm rõ thực trạng xây dựng thương hiệu tại công ty, chúng ta nhận thấy một số điểm như sau:

TDEC (Xây dựng điện Thái Dương) đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Đặc biệt là khi doanh nghiệp đang theo đuổi chiến lược khác biệt hóa (sau khi nghiên cứu và nhận thấy tiềm năng của thị trường cáp ngầm tại Việt Nam

Có thể xem đây là một bước tiến đột phá đối với các doanh nghiệp xây dựng điện (chỉ có được hợp đồng thông qua hình thức đấu thầu và hầu như không chú trọng xây dựng thương hiệu)

Qua đó, doanh nghiệp đang tiến hành các chiến dịch nhằm tăng nhận diện và tái định vị thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội (LinkedIn, Facebook, ) Các bài đăng thuộc chiến dịch được đầu tư chỉnh chu về nội dung ở cả tiếng Anh và tiếng Việt với mục đích truyền tải tư tưởng ngầm hóa (lưới điện) cho chủ đầu tư các dự án năng lượng

Doanh nghiệp cũng đạt được các kết quả khả quan ở bước đầu xây dựng thương hiệu, lượng follower ở trang mạng xã hội B2B của doanh nghiệp (LinkedIn) tăng mạnh hơn

200 qua tháng đầu tiên tạo lập Các bài đăng đều có lượng hiển thị trên 400 (impression), đảm bảo nhất quán về màu sắc và font chữ

Hình 24 Tình hình tăng trưởng người theo dõi tự nhiên của doanh nghiệp từ 13.03 -

Hình 25 Phân tích dữ liệu trong tháng 03 của doanh nghiệp

Tín hiệu khả quan nhất là doanh nghiệp bắt đầu nhận được một số lời mời hợp tác từ các doanh nghiệp nước ngoài thông qua nền tảng mạng xã hội LinkedIn như ZBS Cable và ZTT International

3.1.2 Khó khăn a Sự thống nhất và liên kết

• Bộ nhận diện trang phục ở công trường vẫn chưa thống nhất (chưa cập nhật và tái thiết kế trang phục bảo hộ lao động dành cho đội ngũ thợ nối và kỹ sư) Trang phục màu cam và áo khoác bảo hộ jean

• Truyền thông nội bộ: sự thiếu liên kết giữa khối thi công và khối văn phòng, nhân viên vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mới

• Phòng Marketing chưa tập trung hoàn toàn vào công việc, vẫn còn phải phân tán nhân sự để hỗ trợ vào các thời điểm có hồ sơ thầu dẫn đến việc chậm trễ tiến độ truyền thông (Nội bộ và Bên ngoài) b Thông điệp truyền tải và nền tảng hỗ trợ

• Nội dung truyền thông bị giới hạn do ngành mang tính kỹ thuật cao (các chủ đầu tư không biết nhiều về kỹ thuật) và phải cẩn thận che giấu các công nghệ để không bị đối thủ sao chép (phương thức thi công khác nhau sẽ đem lại hiệu suất khác nhau)

• Thiếu các trang thiết bị phù hợp (Flycam) để có những tấm ảnh, video góc rộng toàn công trường phục vụ cho công tác nghiệm thu và viết nhật ký công trình cũng như tư liệu để truyền thông

• Kênh truyền thông chưa đa dạng, phụ thuộc vào nền tảng LinkedIn, đặc biệt là trang chính thức của doanh nghiệp Nhân viên Marketing chưa chủ động học hỏi các kiến thức vĩ mô (ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp cận khách hàng, vì chủ đầu tư quan tâm đến các tin tức vĩ mô, những suy luận vì tình hình vĩ mô giúp họ đưa ra các quyết định) và tìm kiếm, kết nối với các chủ đầu tư từ các nguồn bên ngoài

• Website chưa thể hiện rõ nội dung cũng như các dự án mà doanh nghiệp đã thực hiện (Hơn 50 dự án trong suốt 25 năm) c Quản lý thông tin

• Chưa xử lý các tin tức xấu được đăng tải từ năm 2022 về nghi vấn thông thầu

• Các bài báo (do phóng viên đưa tin thường trực qua mỗi dự án lớn) nhắc đến doanh nghiệp đều ở tiếng Việt, các chủ đầu tư và đối tác nước ngoài khó tiếp cận và tìm kiếm d Chiến lược

• Các hoạt động phân tích đối thủ cạnh tranh vẫn còn chưa được chú trọng và gặp nhiều khó khăn (thiếu nhân lực và các phần mềm, dữ liệu chuyên dụng…) Doanh nghiệp hiện tại chỉ tập trung vào phân tích tình hình vĩ mô mà bỏ quên các đối thủ cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Một số kiến nghị

a Sự thống nhất và liên kết

• Tập trung hoàn thiện và thống nhất các trang phục và bộ nhận diện thương hiệu với hai màu xanh dương, trắng Vì ngoài việc truyền thông thông qua Internet, truyền thông trực tiếp tại công trường cũng là một kênh truyền thông vô cùng hiệu quả

• Tổ chức các lễ kỷ niệm, tri ân dành cho những nhân viên đã cống hiến lâu năm (trước nay không có) và các chương trình vui chơi, lễ hội kết nối nhân viên khối văn phòng và đội ngũ công nhân thi công (Teambuilding, cắm trại, dã ngoại, )

• Chú trọng dành nhiều thời gian cho công tác của các nhân viên marketing, cần xác định rõ tầm quan trọng của phòng marketing và hạn chế việc cắt giảm nhân sự để hỗ trợ các phòng ban khác làm chậm trễ tiến độ của chiến dịch truyền thông

• Đội ngũ marketing cũng cần chú trọng tạo lập văn hóa truyền thông nội bộ do phần lớn nhân sự không quen với các sản phẩm công nghệ thông tin (>35 tuổi) và tính cách của nhân sự ngành xây dựng, kỹ thuật (khó gần, bộc trực…) Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần như thư động viên, cảm ơn vào các ngày lễ, trước, trong và sau khi kết thúc công trình, những buổi tiệc sinh nhật bất ngờ, b Thông điệp truyền tải và nền tảng hỗ trợ

• Tập trung sáng tạo làm mới các nội dung truyền thông để dễ tiếp cận với khách hàng nhằm truyền tải tư tưởng ngầm hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường thay vì chỉ tập trung vào các số liệu và bài đăng về kỹ thuật, kinh tế

• Bổ sung các trang thiết bị phục vụ việc quay phim, chụp ảnh và tổ chức tập huấn cho các đội ngũ giám sát viên và marketing

• Mở rộng nền tảng truyền thông sang Wechat, Whatsapp, Youtube và Instagram để dễ tiếp cận với các đối tác và khách hàng tiềm năng nước ngoài hơn

• Đầu tư nhiều hơn vào hình ảnh và bố cục trên website, tạo thêm một tab chuyên về tin tức và tái đăng tải lại các bài báo và các nội dung liên quan đến ngành ở hình thức song ngữ Anh - Việt để trở nên thân thiện hơn đối với người truy cập từ các nước khác nhau và đảm bảo các nhà đầu tư nước ngoài luôn tiếp cận được các thông tin về doanh nghiệp Thêm nữa, doanh nghiệp cũng cần cập nhật các dự án đã hoàn thành để tăng độ tin cậy và làm đẹp hình ảnh thương hiệu

• Tổ chức cập nhật, truyền tải các kiến thức về tình hình vĩ mô cho phòng marketing thông qua các khóa học, buổi tập huấn để hiểu rõ hơn về chân dung của các khách hàng tiêm năng c Quản lý thông tin

• Các chủ đề về đấu thầu, đầu tư công chỉ được quan tâm nhiều bởi các nhà đầu tư, nhưng hiện tại họ đang bị thu hút bởi các biến động mạnh hơn về nền kinh tế vĩ mô nên chưa cần thiết phải có các động thái để xử lý khủng hoảng truyền thông do đối thủ gây nên Tuy nhiên cũng nên chuẩn bị sẵn kế hoạch và các nội dung phù hợp để sử dụng ngay khi cần đến

• Phòng Marketing cần tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nhà báo và chủ biên ở các tờ báo thích hợp (báo đầu tư, báo kinh tế, báo đấu thầu, ) và chú trọng khi xây dựng chiến dịch truyền thống, tránh đề cập đến các nội dung chính trị và các trend không phù hợp (của giới trẻ) nhằm thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp, nghiêm túc nhưng vẫn sáng tạo d Chiến lược

• Chú trọng hơn đến các đối thủ tiềm ẩn và đối thủ chính, vì hiện nay các nhà đầu tư, nhà thầu Trung Quốc đang đẩy mạnh khai thác, đầu tư và hỗ trợ thị trường năng lượng tại Việt Nam (theo nhận định của công ty) Nên công tác nghiên cứu các đối thủ và đưa ra các biện pháp, chiến dịch truyền thông thích hợp với các hoàn cảnh biến đổi khác nhau là vô cùng quan trọng Nếu không, doanh nghiệp sẽ trở nên bị động và đánh mất lợi thế đi đầu trong ngành

• Điển hình như việc tổng hợp và phân tích thông tin các gói thầu mà đối thủ đã tham gia; tích cực tham gia hội nghị, sự kiện năng lượng để tiếp cận đối tác mới và nhận định năng lực của các đối thủ.

Ngày đăng: 06/08/2024, 18:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 Danh sách Hội Đồng Quản Trị - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Bảng 1 Danh sách Hội Đồng Quản Trị (Trang 13)
Hình 1.  Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp (Trang 14)
Bảng 3 Danh sách chuyên viên nối cáp - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Bảng 3 Danh sách chuyên viên nối cáp (Trang 16)
Bảng 4 Danh sách thợ lặn chuyên thi công cáp ngầm biển - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Bảng 4 Danh sách thợ lặn chuyên thi công cáp ngầm biển (Trang 17)
Hình 2. Báo Cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2020 - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 2. Báo Cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2020 (Trang 21)
Hình 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2021 - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2021 (Trang 22)
Hình 4. Các giá trị cốt lõi của TDEC - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 4. Các giá trị cốt lõi của TDEC (Trang 26)
Hình 2.2 Logo  Hình 5. Logo - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 2.2 Logo Hình 5. Logo (Trang 28)
Hình 6. Logo đầy đủ - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 6. Logo đầy đủ (Trang 29)
Hình 8. Bì thư A5 - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 8. Bì thư A5 (Trang 31)
Hình 10. Áo và nón bảo hộ ở công trường xây dựng - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 10. Áo và nón bảo hộ ở công trường xây dựng (Trang 32)
Hình 11. Trang phục công nhân (trái) và áo bảo hộ lao động(phải) - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 11. Trang phục công nhân (trái) và áo bảo hộ lao động(phải) (Trang 33)
Hình 12. Phó tổng giám đốc (áo vest đen) và đội ngũ chuyên gia nối cáp tại công trường - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 12. Phó tổng giám đốc (áo vest đen) và đội ngũ chuyên gia nối cáp tại công trường (Trang 33)
Hình 13. Trang phục bảo hộ và các bộ dụng cụ chuyên biệt dành cho thợ lặn - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 13. Trang phục bảo hộ và các bộ dụng cụ chuyên biệt dành cho thợ lặn (Trang 34)
Hình 14. Xà Lan thi công TD01 của TDEC với tên thương hiệu “Thái Dương” bằng  đèn led - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 14. Xà Lan thi công TD01 của TDEC với tên thương hiệu “Thái Dương” bằng đèn led (Trang 35)
Hình 15. Xà Lan thi công TD02 với tên doanh nghiệp vẽ bằng sơn phản quang ở hai  mạn tàu - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 15. Xà Lan thi công TD02 với tên doanh nghiệp vẽ bằng sơn phản quang ở hai mạn tàu (Trang 35)
Hình 16. Các doanh nghiệp trực thuộc EVN - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 16. Các doanh nghiệp trực thuộc EVN (Trang 36)
Hình 17. TDEC đang thực hiện thi công đưa cáp ngầm lên trụ điện gió - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 17. TDEC đang thực hiện thi công đưa cáp ngầm lên trụ điện gió (Trang 38)
Hình 18. Tàu kéo cáp ngầm cao thế duy nhất tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 của - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 18. Tàu kéo cáp ngầm cao thế duy nhất tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 của (Trang 39)
Hình 19. Logo cũ của TDEC - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 19. Logo cũ của TDEC (Trang 41)
Hình 22. Thông tin về TDEC trên trang Tin Tức Thông Tấn Xã Việt Nam - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 22. Thông tin về TDEC trên trang Tin Tức Thông Tấn Xã Việt Nam (Trang 42)
Hình 21. Các bài báo về TDEC trên trang báo Đấu Thầu vào năm 2020 - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 21. Các bài báo về TDEC trên trang báo Đấu Thầu vào năm 2020 (Trang 42)
Hình 23. Số liệu về TDEC được trang web chuyên về đấu thầu cập nhật - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 23. Số liệu về TDEC được trang web chuyên về đấu thầu cập nhật (Trang 43)
Hình 24. Tình hình tăng trưởng người theo dõi tự nhiên của doanh nghiệp từ 13.03 - - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 24. Tình hình tăng trưởng người theo dõi tự nhiên của doanh nghiệp từ 13.03 - (Trang 45)
Hình 25. Phân tích dữ liệu trong tháng 03 của doanh nghiệp - một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu tại công ty tnhh xây dựng điện thái dương
Hình 25. Phân tích dữ liệu trong tháng 03 của doanh nghiệp (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w