1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy định hạn chế nhập khẩu của nhật bản của đối với mặt hàng nông sản vàgiải pháp cho việt nam

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản đối với mặt hàng nông sản và giải pháp cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Chính sách thương mại quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHẬP KHẨU (5)
    • 1.1. Khái niệm nhập khẩu và các công cụ quản lý nhập khẩu (5)
      • 1.1.1. Khái niệm nhập khẩu (5)
      • 1.1.2. Các công cụ quản lý nhập khẩu (5)
    • 1.2. Các công cụ và biện pháp hạn chế nhập khẩu tại Nhật Bản (10)
      • 1.2.1. Thuế quan (10)
      • 1.2.2. Các biện pháp hạn chế định lượng (11)
      • 1.2.3. Các biện pháp hành chính kỹ thuật (12)
      • 1.2.4. Các biện pháp quản lý khác (13)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT (16)
    • 2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu (16)
    • 2.2. Khả năng thích ứng của hàng nông sản Việt Nam (18)
    • 2.3. Những lợi thế và ưu đãi trong quan hệ thương mại với Nhật Bản (20)
  • CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN (23)
    • 3.1. Giải pháp từ phía nhà nước (23)
    • 3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp (26)
  • KẾT LUẬN (28)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

hóa của Việt Nam và chiến lược tăng trưởng kinh tế của mô hình kinh tếAbenomics của Nhật Bản, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục cónhững bước phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên,

TỔNG QUAN QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHẬP KHẨU

Khái niệm nhập khẩu và các công cụ quản lý nhập khẩu

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.

Nhập khẩu là biện pháp bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng yêu cầu Nhập khẩu còn được dùng để thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những hàng hóa mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển nền kinh tế quốc dân, trong đó, cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất: Công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động.

1.1.2 Các công cụ quản lý nhập khẩu

1.1.2.1 Thuế nhập khẩu a Khái niệm:

Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch, khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước.

Hiểu theo góc độ kinh tế, thuế nhập khẩu là khoản tiền đối tượng nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nước có hàng hóa đi qua khu vực hải quan của nước đó. b Các phương pháp đánh thuế:

 Thuế tính theo giá: Là loại thuế đánh một tỷ lệ phần trăm (%) nhất định trên giá hàng nhập khẩu.

 Thuế tuyệt đối: Là loại thuế quy định mức thuế theo giá trị tuyệt đối tính trên đơn vị hàng hóa nhập khẩu

 Thuế theo mùa: Là loại thuế áp dụng mức thuế khác nhau tùy vào mùa nhập khẩu.

 Hạn ngạch thuế: Là chế độ thuế áp dụng mức thuế suất bằng 0% hoặc thấp khi hàng hóa nhập khẩu trong giới hạn số lượng hạn ngạch nhập khẩu quy định, nhưng khi nhập khẩu vượt quá hạn ngạch thì phải chịu mức thuế cao hơn đối với phần vượt đó.

Ngoài ra còn một số phương pháp tính thuế khác như: thuế lựa chọn, thuế hỗn hợp, thuế tính theo giá tiêu chuẩn (có nước gọi là “thuế giá chênh lệch”)…

1.1.2.2 Các hàng rào phi thuế quan (NTM) a Khái niệm:

Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 1997

Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng.

WTO b Ưu và nhược điểm khi sử dụng các biện pháp phi thuế quan:

 Phong phú về hình thức: Nhiều biện pháp phi thuế quan khác nhau có thể đáp ừng cùng một mục tiêu, áp dụng cho cùng một mặt hàng.

 Đáp ứng nhiều mục tiêu: Một NTM có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao.

 Nhiều NTM chưa bị cam kết ràng buộc cắt giảm hay loại bỏ.

 Không rõ ràng và khó dự đoán.

 Khó khăn, tốn kém trong quản lý.

 Không tăng thu ngân sách.

 Gây bất bình đẳng thậm chí dẫn đến độc quyền ở một số doanh nghiệp.

 Làm cho tín hiệu thị trường kém trung thực.

1.1.2.3 Các rào cản phi thuế quan liên quan đến đến nhập khẩu a Các biện pháp hạn chế định lượng:

Là các cấm đoán hoặc hạn chế thương mại đối với một quốc gia khác, dù thực hiện bằng hạn ngạch, giấy phép hoặc các biện pháp có tính chất tương tự, kể cả các biện pháp và các yêu cầu hành chính hạn chế thương mại.

 Khái niệm: Hàng hóa cấm nhập khẩu là những loại hàng hóa tuyệt đối không được phép đưa vào thị trường nội địa để lưu thông tiêu dùng.

 Mục đích: Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước và quyền lợi của người tiêu dùng…

 Khái niệm: Là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng hay một nhóm hàng được nhập về từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).

 Đặc điểm: o Quản lý về số lượng và giá trị hàng hóa o Quản lý về thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu o Quản lý về thời gian

 Mục đích: Bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ, thực hiện các cam kết của Chính phủ với nước ngoài.

 Các loại hạn ngạch: o Hạn ngạch quốc gia: Thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là một quốc gia. o Hạn ngạch khu vực: Thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là một khu vực. o Hạn ngạch toàn cầu: Thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là tất cả các nước.

Ngoài ra các hạn ngạch hạn chế nhập khẩu thường được quy định kèm theo quản lý bằng biện pháp thuế quan nên được gọi là hạn ngạch thuế quan (tariff quotas)

- Giấy phép nhập khẩu hàng hóa:

 Khái niệm: Là một biện pháp quản lý nhập khẩu dưới dạng hạn chế số lượng Giấy phép nhập khẩu khác với hạn ngạch vì không quy định số lượng mà chỉ yêu cầu phải xuất trình để kiểm tra, được áp dụng rộng rãi hơn.

 Mục đích: o Quản lý được hàng hóa xuất đi, nhập về phục vụ cho công tác thống kê lập kế hoạch. o Chống các hiện tượng gian lận, buôn lậu. o Góp phần bảo vệ thị trường và sản xuất nội địa o Thực hiện các cam kết với nước ngoài. b Các biện pháp tương đương thuế quan (Para-tariff measures):

- Khái niệm: Các biện pháp tương đương thuế quan là các biện pháp làm tăng giá hàng nhập khẩu theo cách tương tự thuế quan.

- Các biện pháp quản lý giá bán trong nước có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá các mặt hàng xuất nhập khẩu do:

 Duy trì giá của hàng sản xuất trong nước, khi giá hàng nhập khẩu thấp hơn giá nội địa của hàng cùng loại một mức nhất định, nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

 Ấn định giá trong nước của một mặt hàng nào đó khi giá cả trên thị trường trong và ngoài nước biến động bất lợi.

 Triệt tiêu những tác động bất lợi gây ra bởi hoạt động ngoại thương bất bình đẳng. c Quyền kinh doanh của các doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp có quyền kinh doanh nhập khẩu:

- Doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật và cam kết tuân thủ các quy định pháp luật.

Các công cụ và biện pháp hạn chế nhập khẩu tại Nhật Bản

Nhật Bản áp dụng 4 hệ thống thuế như sau

- Thuế suất chung: mức thuế cơ bản căn cứ vào Luật thuế quan hải quan, áp dụng trong một thời gian dài.

- Thuế suất tạm thời: là thuế suất trong một thời gian ngắn, thay thế cho thuế suất chung.

- Thuế suất ưu đãi phổ cập (GSP): là mức thuế áp dụng cho các nước đang phát triển hay các khu vực lãnh thổ Mức thuế có thể thấp hơn mức thuế đang áp dụng cho các nước phát triển Hệ thống GSP của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực vào từ ngày 1/8/1971.

- Thuế suất WTO: là mức thuế căn cứ vào cam kết WTO và các hiệp định quốc tế khác.

Về nguyên tắc, mức thuế áp dụng theo thứ tự mức thuế GSP, mức thuế WTO, mức thuế tạm thời và mức thuế chung Tuy nhiên, mức thuế GSP chỉ được áp dụng trong trường hợp thoả mãn các điều kiện cần thiết mà Nhật Bản đưa ra như: là nước đang phát triển, là thành viên của hiệp ước Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), là quốc gia mà Nhật Bản cho là thích hợp để hưởng quy chế GSP Đối với mức thuế WTO, nó chỉ được áp dụng khi thấp hơn cả mức thuế tạm thời và mức thuế chung Như vậy, mức thuế chung là mức thuế áp dụng cho các nước không phải là thành viên của WTO Trong trường hợp mức thuế tạm thời thấp hơn các mức thuế trên, nó sẽ được áp dụng.

1.2.2 Các biện pháp hạn chế định lượng

Tại Nhật Bản, hạn ngạch nhập khẩu được tính toán trên cơ sở dự đoán các nhu cầu về hàng hóa và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước Vào đầu và giữa năm tài chính (từ tháng 4 năm trước đến tháng 4 năm tiếp theo), Bộ Công nghiệp và Ngoại Thương (MITI) Nhật Bản phê chuẩn những mặt hàng nhập khẩu theo quy chế hạn ngạch được ghi rõ trong thông báo nhập khẩu. Trong thông báo hàng năm của MITI có quy định rõ trình tự các bước để xin hạn ngạch cho một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng Khi nhập khẩu các mặt hàng có quy định hạn ngạch, nhà nhập khẩu phải xin hạn ngạch nhập khẩu trước của MITI, thì mới xin được giấy phép của ngân hàng quản lý ngoại hối hay của cơ quan quản lý khác

Hạn ngạch được áp dụng với 3 nhóm hàng sau:

- Các mặt hàng thương mại thuộc kiểm soát của nhà nước, bao gồm vũ khí, rượu, chất nổ, súng cầm tay và dao, vật liệu hạt nhân, ma tuý và các thực phẩm chịu sự kiểm soát (như gạo).

- Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu.

- Các loại thực vật và động vật có tên trong Bản phụ lục I của Công ước về thương mại quốc tế về các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trong hệ thống động thực vật (CITES).

Theo các quy định trước đây của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịchGATT (nay là tổ chức thương mại thế giới WTO) thì các nước thành viên của tổ chức này không được sử dụng hạn ngạch để tạo rào cản phi thuế quan cản trở buôn bán với các nước khác Tuy nhiên, các nước có thể sử dụng hạn ngạch trong một số trường hợp ngoại lệ như: để bảo hộ nông nghiệp, chống bán phá giá và đảm bảo an toàn tạm thời trong trường hợp hàng nhập khẩu có thể làm tổn thương các ngành công nghiệp khác

Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu vào Nhật Bản không cần giấy phép của Bộ Công Nghiệp và Ngoại thương Nhưng các mặt hàng sau vẫn cần giấy phép nhập khẩu:

- Hàng hoá liệt kê trong thông báo nhập khẩu thực hiện quản lý bằng hạn ngạch.

- Hàng hoá sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực quy định trong thông báo nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu.

- Hàng hoá đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt.

- Hàng hoá cần sự xác nhận của hải quan về nhập khẩu và phải đáp ứng được các quy định đặc biệt của chính phủ, như các loại vắcxin nghiên cứu.

1.2.3 Các biện pháp hành chính kỹ thuật

Tại Nhật Bản, các biện pháp hành chính được áp dụng rât đa dạng và nó đã hình thành nên một rào cản rất lớn đối với doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản Trong quan hệ ngoại thương, giá cả thường rất quan trọng Tuy nhiên, tại thị trường Nhật Bản thì chất lượng của sản phẩm được đặt lên hàng đầu Ngay cả đối với những mặt hàng rẻ tiền, hạ giá thì người tiêu dùng Nhật Bản cũng rất quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của mặt hàng đó.

Thực tế là là các tiêu chuẩn về chất lượng và độ an toàn của hàng hoá của Nhật Bản còn cao hơn và chặt chẽ hơn so với yêu cầu thông thường và các tiêu chuẩn quốc tế Vì vậy nên các sản phẩm của Nhật Bản thường có chất lượng cao và dễ tràn ngập vào các thị truờng các nước khác Các dấu chứng nhận chất lượng mà Nhật Bản sử dụng có thể kể đến như:

Dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản “JIS” là một trong những dấu được sử dụng rộng rãi nhất ở Nhật Bản Tiêu chuẩn này dựa trên “luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp” được ban hành vào tháng 6 năm 1949 Dấu JIS được áp dụng cho tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành như dược phẩm, phân hoá học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác được quy định trong luật về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản Các nhà sản xuất trong nước hay nước ngoài muốn được cấp giấy chứng nhận JIS phải làm đơn xin cấp giấy chứng nhận này Bộ trưởng bộ Công nghiệp và ngoại thương có phê đuyệt đơn xin phép cấp JIS cho nhà sản xuất hay không dựa vào kết luận của Hội đồng thẩm định Quyết định của Bộ trưởng sẽ được thông báo cho người nộp đơn. Nếu đơn xin phép được phê duyệt thì sẽ đăng trên Công báo Thời gian cần thiết kể từ khi nộp đơn cho đến lúc nhận được quyết định và thông báo là 3 tháng

Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản được ban hành vào tháng 5 năm 1970. Luật này quy định các tiêu chuẩn về chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi Luật JAS bao gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn và mỡ, các nông, lâm thuỷ sản chế biến Các tiêu chuẩn JAS bao quát cả sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu Tại Nhật Bản việc sử dụng dấu chứng nhận sản phẩm JAS lên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện và các nhà sản xuất cũng như các nhà bán lẻ không bị bắt buộc phải sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn JAS Tuy nhiên, các quy định về việc ghi nhãn mác sản phẩm là bắt buộc với những sản phẩm do bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp quy định Người tiêu dùng Nhật Bản rất tin tưởng vào chất lượng của các sản phẩm đã được đóng dấu JAS.

Vì vậy, các nhà sản xuất nước ngoài khi xuất khẩu hàng hoá vào Nhật Bản có được dấu chứng nhận chất lượng JAS sẽ tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá của mình tại đây

1.2.4 Các biện pháp quản lý khác

Ngoài các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe đối với hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, Nhật Bản còn ban hành nhiều văn bản pháp luật cơ bản điều chình các hàng hoá mà có thể gây nguy hại đến sức khoẻ, vệ sinh, đạo đức và sự an toàn chung của người dân Nhật.

Vấn đề môi trường cũng rất được quan tâm tại Nhật Bản Cục môi trường Nhật Bản đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu). Các sản phẩm đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được đóng dấu “Ecomark”:

1 Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm tới môi trường hoặc có nhưng ít.

2 Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.

3 Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại ít

4 Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo các cách khác không được kể đến ở trên.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT

Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu nông - lâm - thủy sản mang tính chiến lược của Việt Nam trong 10 năm gần đây với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 11%/năm, trong đó, năm 2020 đạt 3,34 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2019.

Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Nhật Bản đạt 1,14 tỷ USD, tăng 5,8%; kim ngạch nhập khẩu đạt

221 triệu USD tăng 15,1% so cùng kỳ năm ngoái Các mặt hàng thế mạnh của nông sản Việt Nam có mức tăng trưởng xuất khẩu cao, như hạt tiêu tăng 35,23%, hạt điều tăng 20,35%, cà phê tăng 14% Nhưng tính chung giá trị xuất khẩu cả nhóm hàng nông thủy sản và thực phẩm mới chỉ chiếm khoảng 8,2% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Nhật Bản.

Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sang Nhật Bản thông qua CPTPP tổng hợp từ số liệu hải quan Nhật Bản, nhập khẩu nhiều mặt hàng, vốn là thế mạnh của Việt Nam khá lớn nhưng Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường đối tác khác. Như nhóm hàng nông thủy sản – thực phẩm được nhập chủ yếu từ Hoa Kỳ, chiếm xấp xỉ 23,3% tổng nhập khẩu nhóm hàng từ tất cả các thị trường, Trung Quốc chiếm 11,8% Thị phần của khối ASEAN đối với nhóm hàng này chiếm 13,4%, trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 18,3% tổng nhập khẩu từ khối ASEAN và chỉ chiếm gần 2,4% tổng nhập khẩu nhóm hàng của Nhật Bản từ các thị trường trên thế giới.

Trong khi đó, Nhật Bản hiện có nhu cầu nhập nhiều mặt hàng như cá, sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả Tỷ trọng của nhóm hàng nông thủy sản – thực phẩm nhập khẩu chiếm xấp xỉ 10% tổng trị giá nhập khẩu các loại hàng hóa.

So với Trung Quốc hay Hoa Kỳ thì Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh do được ưu đãi thuế quan theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với Nhật Bản, đặc biệt là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP Như vậy, dư địa xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản còn rất lớn.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu trên 46 triệu USD các sản phẩm rau quả sang Nhật Bản Nhiều chuyên gia cho rằng, con số này có thể gia tăng hơn nữa nếu doanh nghiệp trong nước cải thiện sản xuất, tận dụng tốt ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Nhật Bản hay các hiệp định thương mại tự do mà 2 nước là thành viên.

Giá trị rau quả nhập khẩu của Nhật Bản từ Việt Nam (2016 - 2020)

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 15,74 tỷ USD, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2019; tính riêng tháng 10 đạt 1,73 tỷ USD tăng 11,9% so với tháng 9/2020 và giảm 5% so với tháng 10/2019.Dưới đây là bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản năm 2020.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tháng 10/2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 14/11/2020 của TCHQ) ĐVT: USD

+/- so với tháng 9/2020 (%) +/- so với cùng tháng năm 2019 (%)

+/- so với cùng kỳ năm 2019 (%)

Cà phê 13,065,179 -4.78 11.02 159,072,191 16.49 1.01% Sản phẩm từ cao su 16,293,266 24.42 33.59 118,064,399 -0.05 0.75% Hàng rau quả 8,837,166 -7.13 -20.22 107,771,454 6.85 0.68%

Xơ, sợi dệt các loại 6,321,370 43.96 -23.83 60,512,525 -13.31 0.38%

Khả năng thích ứng của hàng nông sản Việt Nam

Trơng thời gian qua, hàng nông sản Việt Nam vẫn duy trì được thị phần tại thị trưòng Nhật Bản, giá trị xuất khẩu tăng theo từng năm Điều này cho thấy, hàng nông sản của Việt Nam ngày càng thích nghi tốt hơn với thị trường khá là “khắt khe” này Các sản phẩm của chúng ta ngày càng được đa dạng hoá về mẫu mã và chủng loại sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản.

Ngày 2/6/2021, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM – Bộ Công Thương) phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN – Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam – Nhật Bản 2021.

Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối hàng nông sản, thực phẩm. Đối tác thương mại, đầu tư lớn

Trong những năm qua, Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu củaViệt Nam Theo thống kê của Hải quan Viêt• Nam, 4 tháng đầu năm nay, bất chấp dịch COVID19, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản vẫn đạt 15,6 tỷ USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,61 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 7,08 tỷ USD.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau Nhật Bản có nhu cầu nhâ •p khẩu lớn nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng các loại…, trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về các sản phẩm này.

Về hợp tác đầu tư, Nhâ •t Bản đứng thứ 2 trong số 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Viê •t Nam với số vốn đầu tư đăng ký trên 2,5 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm nay

Hiê •n nay, Viê •t Nam và Nhâ •t Bản đang là thành viên của 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Việc hai nước cùng tham gia những hiệp định này tạo rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mở rô •ng hợp tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, đă •c biê •t là những triển vọng hợp tác cùng gia nhâ •p vào chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.

Theo kế hoạch của Tập đoàn AEON, nhà phân phối lớn của Nhật Bản sẽ nâng giá trị xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nhật lên 1 tỷ USD (khoảng 110 tỷ yên) vào năm 2025, gấp khoảng 4 lần so với năm 2017.

Phân tích sâu hơn về nhu cầu của thị trường thực phẩm Nhật Bản, bình quân cứ 2,17 người/1 hộ gia đình sẽ tiêu thụ sản phẩm đóng gói nhỏ hoặc khẩu phần thức ăn nhỏ Những mặt hàng nông, thủy sản và thực phẩm mà Nhật Bản có nhu cầu nhập nhiều hiện nay là cá, sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả (xoài, thanh long, nho…).

Theo các chuyên gia, Việt Nam có thế mạnh về những mặt hàng trên và có khả năng cung ứng cho thị trường Nhật Bản.

Tạo “lực bẩy” cho bước tiến sâu

Tạo “lực bẩy” thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang Nhật Bản, các cơ quan quản lý nhà nước luôn song hành với doanh nghiệp trong công tác XTTM.

Cục XTTM thường xuyên hợp tác với các cơ quan, tổ chức liên quan của Nhật Bản thực hiện các chương trình kết nối giao thương Trong những năm qua, Cục đã tổ chức nhiều chương trình XTTM với Nhât• Bản và luôn nhân• được sự phối hợp, hỗ trợ nhiêt• tình, hiêu• quả của các tổ chức XTTM Nhật Bản, trong đó có AJC, Thương vụ Viêt• Nam tại Nhât• Bản, các đối tác và doanh nghiêp• Nhât• Bản.

Cục XTTM luôn ủng hộ, nỗ lực làm tốt vai trò cơ quan xúc tiến, là cầu nối để doanh nghiệp Việt Nam và Nhât• Bản tăng cường giao lưu, kết nối kinh doanh và đầu tư hiệu quả.

Tại Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam – Nhật Bản

2021, trên 40 doanh nghiệp Viêt• Nam đã giới thiệu tới gần 50 nhà nhập khẩu,phân phối của Nhật Bản nhiều mặt hàng nông sản (rau củ quả, các loại hạt ),thực phẩm khô (xoài, thanh long sấy ), thủy hải sản, đồ uống (cà phê, sữa ),gia vị, bánh k攃⌀o, hàng tiêu dùng các loại khác Đây là những sản phẩm có chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu tiêu thụ cao của các nhà máy sản xuất, người tiêu dùng phía Nhật.

Những lợi thế và ưu đãi trong quan hệ thương mại với Nhật Bản

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần phải tận dụng tối đa các ưu đãi mà Nhật Bản dành cho Việt Nam trong quan hệ thương mại giữa hai nước thông qua các cam kết, hiệp định ưu đãi thuế quan đã kí kết Đó là các ưu đãi sau:

- Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP: đây là hệ thống thuế ưu đãi mà

Nhật Bản dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản Ưu điểm của GSP là có mức thuế thấp hơn mức thuế xuất nhập khẩu tối huệ quốc MFN và có tính cạnh tranh hơn Hằng năm, vào tháng 4 thì Bộ tài chính Nhật Bản sẽ công bố danh mục các loại hàng hoá được hưởng GSP.

- Thuế quan ưu đãi trong khuôn khổ Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP): Ngày 01/04/2008, Việt Nam chính thức kí hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản Các nước ASEAN khác cũng đã hoàn thành xong việc kí kết hiệp định này Trong khuôn khổ của Hiệp định AJCEP, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị thương mại hai chiều Việt - Nhật trong vòng 16 năm Đổi lại, Việt Nam được hưởng lợi từ ưu đãi của Nhật Bản cam kết dành chung cho ASEAN Theo cam kết AJCEP, Nhật Bản đã loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị thương mại Việt - Nhật trong vờng 10 năm Những cam kết này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng nông sản nói riêng thâm nhập vào thị truờng Nhật Bản.

- Những ưu đãi trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO từ ngày 11/01/2007 với cam kết giảm thuế nhập khẩu hàng hoá từ mức bình quân hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm và mở cửa 11/12 ngành dịch vụ gồm 110 phân ngành theo quy định của WTO, trong đó một số ngành quan trọng như dịch vụ kinh doanh, viễn thông, phân phối, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán…

- Ưu đãi thuế suất trong Hiệp định đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA): EPA là hiệp định hợp tác mang tầm chiến lược trên nhiều lĩnh vực gồm thương mại hoá, thương mại dịch vụ, thủ tục hải quan, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, hợp tác kiểm dịch động thực vật và các nội dung hợp tác kinh tế khác Nhật Bản yêu cầu phía Việt Nam mở cửa hơn nữa cho sản phẩm công nghiệp của Nhật Ngược lại, Nhật Bản cũng sẽ mở cửa nhiều hơn cho hàng dệt may, thuỷ sản, nông sản xuất khẩu vào thị trường này Theo đó, 90% kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ được cắt giảm thuế suất xuống 0% trong quá trình thực hiện Hiệp định.

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

Giải pháp từ phía nhà nước

- Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xuất khẩu tập trung: Cùng với xu hướng sụt giảm giá của hàng loạt nông sản chính, tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam đang phải đánh đổi rất lớn về môi trường, phá rừng, mất đa dạng sinh học Cùng với đó là nhiều thất bại về thị trường, khiếm khuyết về hệ thống tổ chức sản xuất, thương mại Vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu sang Nhật Bản thời gian tới, Nhà nước cần chỉ đạo và điều phối việc xây dựng các kế hoạch chiến lược xuất khẩu Để khắc phục những hạn chế này, không còn cách nào khác phải tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, phát triển sản phẩm lợi thế, ứng dụng khoa học, tổ chức lại sản xuất Việc xây dựng được vùng nguyên liệu sẽ là khâu đột phá, giải quyết được các khâu tiếp theo trong chuỗi giá trị Trên nền tảng này sẽ phát triển hạ tầng cho nông nghiệp Việc cần đầu tư từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến áp dụng khoa học công nghệ… nhưng quan trọng nhất vẫn phải bắt đầu từ tổ chức sản xuất, đó là chính là phát triển hợp tác xã.

- Nhà nước thực hiện các chính sách đầu tư và tài chính nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản: nhà nước cần thực hiện nhiều dự án đầu tư vào khu vực sản xuất nông sản phục vụ cho xuất khẩu Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia sản xuất nông sản xuất khẩu như ưu đãi về thuế, cho vay tín dụng, hoặc thông qua việc đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đựoc tiếp cận dễ dàng với các nhân tố sản xuất đầu vào: Để thực hiện được mục tiêu này, cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật đồng bộ để tạo môi trường, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn Trong đó, tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân, doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực một cách bình đẳng, minh bạch, như đất đai, tài nguyên, nguồn vốn, khoa học - công nghệ… Đây là giải pháp quan trọng nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu nền nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho hình thành có hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương; nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản Tập trung phát triển sản phẩm có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; đa dạng hóa thị trường, cả thị trường trong nước và xuất khẩu Tổ chức lại sản xuất, cơ chế hóa và hiện đại hóa nền sản xuất lớn, đưa kỹ thuật số, tự động hóa, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, gắn kết sản xuất và tiêu thụ giữa người sản xuất với người tiêu dùng Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo động lực sản xuất cho các vùng chuyên canh lớn.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước đối với thị trường Nhật Bản: Cục xúc tiến thương mại (VIETTRADE) cần phối hợp chặt chẽ với JETRO của Nhật Bản để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm và thu thập các thông tin cần thiết về thị trường Nhật Bản, các nhà nhập khẩu Nhật Bản, các sản phẩm tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Bộ thương mại thông qua Website và các ấn phẩm, tạp chí của bộ giới thiệu và cung cấp thông tin về thị trưòng Nhật Bản, các nhà nhập khẩu của họ cùng với những biến động của thị trường, đặc biệt là đối với các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội chợ, triển lãm tại Nhật Bản để quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm của Việt Nam xâm nhập thị trường Ngoài ra, Nhà nước cần nghiên cứu triển khai xây dựng một số trung tâm thương mại Việt Nam tại Nhật Bản để phục vụ cho việc trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của Việt Nam cho người Nhật Bản.

- Ngoài ra, đối với các hoạt động quảng bá tại thị trường nước ngoài, do dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, và tác động ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và nhiều nước, các biện pháp hỗ trợ cụ thể được áp dụng linh hoạt, phù hợp như:

 Phối hợp với các địa phương xây dựng nội dung và kế hoạch, chiến lược tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và xây dựng các sản phẩm truyền thông nhằm giúp tăng cường nhận biết các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể của Việt Nam đến khách hàng, người tiêu dùng quốc tế thông qua các kênh thương mại điện tử, các sự kiện xúc tiến thương mại, các sự kiện ngoại giao ở nước ngoài;

 Thực hiện các hoạt động tư vấn gián tiếp và trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu đáp ứng được hệ thống tiêu chí của Chương trình;

 Phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới cho các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh.

Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Diễn biến dịch COVID-19 đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu, giao thương trực tiếp của các doanh nghiệp với đối tác nước ngoài, các đơn vị chức năng của Bộ Công thương cần chủ động nghiên cứu thực hiện đa dạng các phương thức kết nối doanh nghiệp nhằm đáp ứng với tình hình mới như tổ chức các buổi làm việc và hội thảo - giao thương trực tuyến, xây dựng website B2B phục vụ kết nối giao thương, kêu gọi doanh nghiệp cung cấp thông tin và gửi hàng mẫu

Với vai trò là cầu nối cũng như đơn vị phối hợp triển khai các hoạt động tại Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cần triển khai những hình thức hỗ trợ mời gọi doanh nghiệp có nhu cầu kết nối với các nhà mua hàng Nhật Bản bằng cách gửi hàng mẫu và catalogue sang trưng bày tại gian hàng quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế thực phẩm – đồ uống FOODEX 2021, trưng bày hàng mẫu tại showroom của Thương vụ

Nhằm mục tiêu tiếp tục tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, trong thời gian qua Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã và đang chú trọng đẩy mạnh công tác kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản – thực phẩm của Việt Nam với các nhà nhập khẩu và chuỗi phân phối của Nhật Bản.

Mặt hàng nông thủy sản - thực phẩm có xuất xứ Việt Nam đang được ưa chuộng tại Nhật Bản nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đang tăng mạnh qua từng năm (với khoảng gần 500.000 người trong năm 2021) Cùng với sự đổi mới trong thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật Bản ngày càng quan tâm đến các sản phẩm chất lượng nhập khẩu từ nước ngoài, hàng Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng để tiếp tục thâm nhập và nâng cao thị phần tại thị trường Nhật Bản Các sản phẩm nông thủy sản - thực phẩm có chất lượng của Việt Nam đang ngày càng xuất hiện phổ biến trên các kệ hàng của nhiều chuỗi siêu thị lớn tại Nhật Bản như AEON, Donkihote…

Mặc dù hàng nông thủy sản – thực phẩm Việt Nam có nhiều tiềm năng được đón nhận tại Nhật Bản, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần lưu ý một số đặc thù của thị trường để việc xuất khẩu và bán hàng hiệu quả và bền vững. Người tiêu dùng Nhật Bản có sự nhạy cảm cao với sự thay đổi liên tục giá bán của một sản phẩm nào đó, do vậy các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn đề cao sự ổn định của giá cả và lượng cung ứng từ phía đối tác Việt Nam Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chú trọng đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng, đa dạng hóa chủng loại, hình thức sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu riêng biệt của nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Theo Thương vụ, các sản phẩm sữa đậu nành VINASOY hay sản phẩm nước dừa – sữa dừa chế biến mang nhãn hiệu VietCoco (được nhập khẩu bởi công ty TNHH KOME), thông qua sự kết nối của Thương vụ, đang được bán tại Nhật với nhiều chủng loại, mùi vị đa dạng và nhận được sự yêu thích của đông đảo người tiêu dùng.

Cùng với đó, do đặc thù văn hóa kinh doanh của người Nhật là sẽ có thêm sự tin tưởng vào đối tác được bên thứ ba uy tín giới thiệu, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng nên chú ý theo dõi thông tin, đăng ký tham gia các chương trình kết nối giao thương do các cơ quan nhà nước (Bộ Công thương, UBND các tỉnh ) tổ chức để có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài, trong đó có Nhật Bản.

Ngày đăng: 06/08/2024, 14:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. VIETRADE. Tạo “lực đẩy” cho nông sản, thực phẩm Việt Nam tiến sâu vào thị trường Nhật Bản. [online] Available at: vietrade.gov.vn/[Accessed 3 Jun. 2021] Sách, tạp chí
Tiêu đề: lực đẩy
1. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải, (2006). Giáo trính Kinh tế Ngoại thương (tr262-356) Khác
2. Những điều Doanh nghiệp cần biết về hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). [ebook] Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP). Available at: Thư viện Đại học Luật Hà Nội. [Accessed 2014] Khác
3. Đánh giá về chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. [ebook] Trương Đình Tuyển. Available at: Thư viện Đại học Luật Hà Nội Khác
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2020), Báo cáo xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản. Hà Nội Khác
5. Nguyễn Trọng Khương, Trương Thị Thu Trang (2017). Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 14(342), 42-50 Khác
6. Trademap ITC, (2021). List of supplying markets for the product imported by Japan. [online] Available at: trademap.org. [Accessed 1 Apr. 2021] Khác
7. Tổng cục Hải quan - Số liệu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn 2015-2019. [online] Available at: Tổng cục hải quan Việt Nam . [Accessed Jan. 2020] Khác
8. USDA (2020). World fruit and vegetable market report 2019. New York, US: USDA Khác
9. Công tác xúc tiến thương mại phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường. [online] Available at: Bộ Công Thương Việt Nam [Accessed 26 Oct. 2020] Khác
10.Phương Thúy. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản tháng 10/2020. [online] Available at: Trang thị trường thông tin điện tử Vinanet. [Accessed 25 Nov. 2020] Khác
11. Lê Hòa. Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản mang tính chiến lược của Việt Nam. . [online] Available at: Báo kiểm toán Nhà nước. [Accessed 18 June. 2021] Khác
12. Báo cáo kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2020. [online] Available at: Bộ Tài chính Việt Nam [Accessed Nov. 2020] Khác
13. A.N/dangcongsan.vn. Kết nối doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam – Nhật Bản. [online] Available at: Tạp chí tài chính [Accessed 6 Aug. 2021] Khác
15. Phúc Huy. Phát triển vùng nguyên liệu bền vững, nâng cao năng lực cho nông sản Việt. [online] Available at: Báo Nhân dân [Accessed 5 Dec. 2019] Khác
16. TS Bùi Kim Thanh. Những yêu cầu đặt ra cho phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới. [online] Available at: Báo Nhân dân [Accessed 14 Nov. 2020] Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w