Đo lường: xác định xem tiến độ thực sự có đang được thực hiện hay khách hàng có đang mong muốn sản phẩm này không và điều này liên quan đến việc đo lường kết quả thu được từ thử nghiệm
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
BỘ MÔN HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN)
Đề tài: Thiết kế một MVP và xây dựng doanh nghiệp trở nên
tinh gọn
GVHD: ThS Phạm Tô Thục Hân Sinh viên: Trương Ái Thoa
Lớp: AD007 MSSV: 31191025885
TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2022
Trang 2Mục lục
I Cơ sở lý thuyết 3
1 MVP là gì? 3
2 Sản xuất tinh gọn 4
II Thiết kế MVP 4
1 Giới thiệu lĩnh vực kinh doanh 5
2 Thiết kế MVP 5
2.1 Xác định vấn đề 5
2.2 Xác định khách hàng mục tiêu 5
2.3 Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh 6
2.4 Xác định các tính năng cốt lõi 6
2.5 Xây dựng MVP cho sản phẩm giày được sản xuất từ rác thải tái chế 6
III Xây dựng doanh nghiệp trở nên tinh gọn 8
IV Kết luận 12
Trang 3I Cơ sở lý thuyết
1 MVP là gì?
MVP (Minimum viable product - Sản phẩm khả dụng tối thiểu) là một dạng sản phẩm tối thiểu được thử nghiệm trên thị trường Chiến lược phát triển này cho phép doanh nghiệp của bạn xác thực các giả định về sản phẩm và tìm hiểu cách khách hàng mục tiêu phản ứng và trải nghiệm chức năng cốt lõi của sản phẩm Cách tiếp cận này
sẽ cung cấp thông tin chi tiết về việc phân bổ ngân sách hợp lý để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp Xây dựng MVP là một quá trình lặp đi lặp lại được thiết kế để xác định các điểm chưa được đáp ứng của người dùng và xác định chức năng sản phẩm thích hợp để giải quyết những nhu cầu đó theo thời gian MVP là một phương pháp phát triển trong đó doanh nghiệp chỉ phát triển các chức năng cốt lõi
để giải quyết một vấn đề cụ thể và làm hài lòng những người sử dụng đầu tiên Trên
cơ bản, MVP là mô hình cơ bản của sản phẩm sẽ thực hiện mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn đạt được Hoặc theo Eric Ries cho rằng: “MVP là phiên bản sản phẩm đổi mới được tạo ra càng nhanh càng tốt, cho chúng ta đi trọn một vòng Xây dựng
-Đo lường - Học hỏi, cho phép công ty học hỏi được kiểm chứng tối đa từ khách hàng với ít nỗ lực đầu vào và thời gian ngắn nhất, nhằm để kiểm tra giả thuyết tổng thể (The Lean Startup)
MVP là một trong những thành phần quan trọng của phương pháp khởi nghiệp tinh gọn Phải đảm bảo một vòng 3 yếu tố trong quá trình thiết kế MVP:
Trang 4 Xây dựng: mục tiêu của giai đoạn này là xây dựng hoặc phát triển ý tưởng thành một sản phẩm khả thi tối thiểu để kiểm tra một số giả định càng nhanh càng tốt
Đo lường: xác định xem tiến độ thực sự có đang được thực hiện hay khách hàng có đang mong muốn sản phẩm này không và điều này liên quan đến việc
đo lường kết quả thu được từ thử nghiệm được thực hiện trong giai đoạn XÂY DỰNG
Học hỏi: Đây là nơi mà doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ phải đưa ra quyết định dựa trên các phép đo đã tích lũy được là: nên “kiên trì” hay nên “xoay trục”? Kiên trì, trong bối cảnh này, có nghĩa là tiếp tục với cùng mục tiêu, trong khi xoay trục đòi hỏi phải thay đổi hoặc thay đổi một số hoặc tất cả, các khía cạnh của chiến lược sản phẩm
2 Sản xuất tinh gọn
Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) hay tinh gọn đã được giới thiệu với thế giới ở phương Tây thông qua ấn phẩm năm 1990 “The Machine That Changed the World”, dựa trên một nghiên cứu của MIT về tương lai của ô tô được chi tiết hóa bởi
hệ thống sản xuất tinh gọn của Toyota Lean bao gồm 5 nguyên tắc cốt lõi bao gồm: Giá trị, dòng giá trị, dòng chảy, sức kéo và sự hoàn hảo Năm nguyên tắc trên được sử dụng làm cơ sở để thực hiện Lean Đây một phương pháp tập trung vào việc giảm thiểu lãng phí trong hệ thống sản xuất đồng thời tối đa hóa năng suất
Một số lợi ích của sản xuất tinh gọn có thể được kể đến như: giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí vận hành và cải thiện chất lượng sản phẩm Chẳng những ảnh hưởng sâu sắc đến các khái niệm sản xuất trên toàn thế thới mà sản xuất tinh gọn còn ảnh hưởng đến các ngành bên ngoài sản xuất như: chăm sóc sức khỏe, phát triển phần mềm và các ngành dịch vụ Có rất nhiều công cụ được sử dụng và có thể kết hợp một cách linh hoạt với nhau để triển khai Lean bao gồm:
Chuẩn hóa quy trình để tránh sự thiếu nhất quán trong quy trình
Just in time (JIT) trong quản lý kho và dòng chảy
Kaizen để cải tiến liên tục
Trang 5 5S trong sắp xếp nơi làm việc
Kanban trong dây chuyền sản xuất kéo
II Thiết kế MVP
1 Giới thiệu lĩnh vực kinh doanh
Một vấn đề khá nghiêm trọng và hiện đang được mọi người trên khắp thế giới quan tâm đó chính là ô nhiêm môi trường Đây là một vấn đề gây nhứt nhối vì thiệt hại của
nó đối với sự sống trên Trái đất là quá lớn Hiện nay dù ở bất cứ đâu như ngoài đường
xá, bãi biển, trên rừng hay gần nhất là ở xung quanh nhà chúng ta đều có rất nhiều rác thải nhựa – một trong những yếu tố chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường Và cũng có nhiều biện pháp để xử lý chúng, nhưng tiếc rằng quá trình xử lý không bắt kịp
so với tốc độ con người xử dụng các món đồ tạo ra loại rác thải đó Từ mục đích bảo
vệ môi trường và hơn hết là ý thức của người dân đã cải thiện hơn rất nhiều, họ cũng rất quan tâm đến các sản phẩm sạch hoặc được tái chế từ rác thải nên doanh nghiệp quyết định sẽ kinh doanh mặt hàng giày được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là các loại rác thải nhựa
2 Thiết kế MVP
2.1 Xác định vấn đề
Việc tái chế và xử lý rác thải nhựa đang là một vấn đề cấp thiết đối với các quốc gia trên toàn thế giới vì rác thải nhựa đang dần phá hủy nền sinh thái trên trái đất Con người ngày càng quan tâm đến môi trường và sức khỏe bản thân hơn Và giày, dép là một trong những vật không thể thiếu của con người hiện nay, ngoài ra nó còn được coi
là một phụ kiện thời trang làm tôn lên được phong cách của một cá nhân Ngoài ra giày còn có nhiều công dụng đem lại sức khỏe cho con người như bạn cần một đôi giày êm ái để khi hoạt động thể thao không bị chấn thương bàn chân Từ hai lý do trên nên việc sản xuất giày từ rác thải nhựa vừa giải quyết được phần nào của vấn đề ô nhiễm môi trường vừa đem lại những đôi giày với thiết kế đẹp mắt, êm ái đến tay khách hàng
2.2 Xác định khách hàng mục tiêu
Trang 6Các thế hệ trẻ sẽ là người đồng hành cùng Trái Đất trong tương lai, hơn hết ý thức bảo vệ môi trường đang ngày một phát triển trong các cộng đồng trẻ, họ đang thể hiện mối quan tâm và trách nhiệm của bản thân từng ngày bằng các chiến dịch lớn về môi trường Và hơn hết các thế hệ trẻ hiện nay rất chú trọng đến vẻ bề ngoài, việc thể hiện phong cách cá nhân của bản thân Nên những đôi giày sẽ được thiết kế trẻ trung, năng động, bắt mắt để hướng đến đối tượng mục tiêu từ 15 – 30 tuổi Được chia thành 3 phong cách:
Giày thời trang: được thiết kế độc đáo, bắt mắt, thời trang phù hợp với việc thể hiện phong cách cá nhân
Giày chạy bộ: thiết kế đơn giản, tập trung vào độ êm ái và thoải mái
2.3 Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay các sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa xuất phát từ nhiều thương hiệu nổi tiếng điển hình là Adidas (UltraBOOST x Parley), Veja của Pháp (BMesh), dự án khởi nghiệp của anh anh Ashay Bhave từ Ấn Độ Vì là các thương hiệu lớn nên giá cả nằm trong phân khúc tầm trung và cao cấp
2.4 Xác định các tính năng cốt lõi
Nguyên liệu sản xuất chính được tái chế từ rác thải nhựa nên sẽ đem lại lợi ích lớn
là góp bảo vệ môi trường, độ bền cao
Mang tính thời trang: là một món đồ không thể thiếu khi ra ngoài, đem lại cho người sử dụng sự tự tin khi thể hiện được phong cách của bản thân thông qua đôi giày ấy
Bảo vệ sức khỏe: khi tập thể thao dễ gây ra các chấn thương cho bàn chân, vì vậy một đôi giày phù hợp, êm ái và thoải mái sẽ góp phần bảo vệ chúng ta khỏi những chấn thương nhỏ ấy
2.5 Xây dựng MVP cho sản phẩm giày được sản xuất từ rác thải tái chế.
Xây dựng và khởi chạy
Trang 7Ở bước này MVP không được quá tải về mặt chức năng Dó đó, các sản phẩm đầu tiên được sản xuất không thể thay thế hoàn toàn từ rác thải tái chế vì làm như vậy khách hàng có thể có tư tưởng “rác” => “giá thành rẻ”, hơn nữa vì dòng sản phẩm tái chế này trên thị trường còn khá hạn chế nên hầu như khách hàng chưa được trải nghiệm sẽ khó khăn cho việc đặt niềm tin vào chất lượng sản phẩm Vì vậy các sản phẩm ban đầu chỉ nên sản xuất bằng vật liệu như những đôi giày khác trên thị trường
và phần tái chế từ rác thải nhựa sẽ là những phần nhỏ như dây giày, phụ kiện trang trí bên ngoài, mũi giày… Hơn hết là chi phí từ việc thu gom, làm sạch và các công đoạn tái chế rất tốn kém nên phải sản xuất số lượng ít để xem xét nhu cầu thị trường nếu khả quan sẽ tiến hành sản xuất số lượng lớn để giảm chi phí Tung sản phẩm ra thị trường đã khảo sát trước đó
Nhận phản hồi và phân tích kết quả
Sau khi đã có lượng khách hàng đầu tiên, sau một tuần sử dụng sản phẩm doanh nghiệp sẽ tiến hành liên hệ các khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm để yêu cầu họ chia sẽ về sự hài lòng, đánh giá chất lượng và nhu cầu mong muốn cho sản phẩm tiếp theo, sau khi khách hàng đồng ý cung cấp thông tin doanh nghiệp sẽ tri ân bằng cách tặng voucher giảm giá cho lần mua kế tiếp hoặc các phụ kiện như dây giày thay thế Đồng thời cũng khảo sát các khách hàng tìm năng xem họ có nghĩ gia tăng thành phần
từ rác thải tái chế vào đôi giày kế tiếp (thêm thành phần này vào phần đế giày) hay không nhằm mục đích có thể xử lý nhiều hơn nguồn rác thải từ tự nhiên Các câu hỏi khảo sát xoay quanh việc sử dụng sản phẩm như sau:
Anh/chị sau một thời gian trải nghiệm sản phẩm có hài lòng với chất lượng sản phẩm hay không?
Thiết kế, kiểu dáng có phù hợp với xu hướng hiện nay hay không?
Theo anh/chị, chúng tôi có nên ra mắt một sản phẩm mới với thành phần tái chế
từ rác thải nhiều hơn trong một đôi giày nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hay không?
Anh/chị mong muốn gì cho một sản phẩm sắp tới? (màu sắc đa dạng, giá thành, thiết kế,…)
Trang 8Học hỏi và cải tiến
Sau khi đã có kết quả, giả sử khách hàng tiềm năng mong muốn nhiều hơn về thành phần sản xuất ra đôi giày từ rác thải tái chế để bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết kế, sản xuất Trong quá trình hoàn thành thiết kế thì hình ảnh sẽ được tung ra thị trường trước quá trình sản xuất và thực hiện chiến dịch đặt trước cùng nhiều ưu đãi Dựa vào nhu cầu của khách hàng có thể sản xuất thêm các loại dây giày, phụ kiện kèm theo để bán riêng lẻ cho khách hàng chưa có nhu cầu mua một đôi giày hoàn chỉnh mà mong muốn trải nghiệm sản phẩm từ rác thải tái chế
Sau khi kết thúc một vòng MVP, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện một vòng lặp mới với sản phẩm đã cải tiến Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và tiết kiệm chi phí bỏ ra, thời gian cho việc ra mắt sản phẩm đồng thời học hỏi và tối ưu hóa sản phẩm trong quá trình phát triển thì doanh nghiệp nên thực hiện liên tục các vòng lặp MVP này nhằm mục đích sản phẩm luôn được cải tiến, điều này còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa ý tưởng của mình trong quá trình phát triển
III. Xây dựng doanh nghiệp trở nên tinh gọn
Các kế hoạch kinh doanh truyền thống dần trở nên phức tạp, tốn nhiều thời gian và nguồn lực mà doanh nghiệp phải bỏ ra Ngày nay, Lean (sản xuất tinh gọn) đang là xu hướng dẫn đầu cho các nhà khởi nghiệp, là một trong những mô hình khởi nghiệp hiệu quả cho người mới bắt đầu Từ các lợi ích trên, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình áp dụng lean vào sản xuất để doanh nghiệp có thể trở nên tinh gọn hơn
Nhưng trước khi bước vào quá trình triển khai cần đánh giá và cân nhắc xem liệu doanh nghiệp có phù hợp để áp dụng Lean vào sản xuất hay không Đầu tiên, doanh nghiệp cần đánh giá lại các vấn đề gây nên sự lãng phí về chi phí, thời gian và nguồn lực
để có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất Bên cạnh đó thì các công cụ Lean cũng đồng thời phát sinh chi phí Nếu chi phí chúng ta bỏ ra cho việc áp dụng Lean vào sản xuất thấp hơn những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được, không góp phần làm gia tăng giá trị thì việc áp dụng này ngược lại đem lại tổn thất cho doanh nghiệp như tốn thời gian, chi phí gây nên lãng phí cho doanh nghiệp Để làm được điều này doanh nghiệp cần một nhà lãnh
Trang 9đạo có tinh thần trách nhiệm, sáng suốt để có thể nhìn nhận những lợi ích, những bất cập còn tồn tại trong doanh nghiệp cần khắc phục và hơn hết là khả năng dẫn dắt các thành viên tham gia vào quá trình, tạo nên một thói quen và biến nó thành một văn hóa nhất định trong doanh nghiệp
Đầu tiên cần phân tích lại dòng giá trị: xác định các hoạt động gây nên việc lãng phí tại nhà máy để loại bỏ nó – một trong những nguyên tắc cốt lõi của sản xuất tinh gọn Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tăng cường nỗ lực nhằm mục đích tìm ra những cách hiệu quả hơn để gia tăng giá trị cho dòng sản phẩm Ví dụ: hạn chế các sản phẩm khuyết tật như sản xuất giày, thành phần (dây giày, phụ kiện) không theo quy cách dẫn đến phế liệu, sản xuất lại, sản xuất thay thế, kiểm tra và vật liệu bị lỗi
Giảm hàng tồn kho không cần thiết: hàng tồn kho có thể gây nên việc hạn chế nguồn tài nguyên, làm chậm thời gian phản hồi và làm phức tạp các quy trình kiểm soát chất lượng và hơn hết chi phí để duy trì hàng tồn kho thường rất lớn Vì đây là sản phẩm giày – dễ thay đổi theo thị hiếu số đông nên việc để tồn kho quá mức sẽ dẫn đến tình trạng lỗi thời không thể bán được Do đó, doanh nghiệp sẽ sản xuất với số lượng nhỏ và ưu tiên sản xuất các mẫu mã có nhiều đơn đặt hàng, vật liệu gia công cũng không được dự trữ quá nhiều
Rút ngắn chu kỳ sản xuất: sử dụng các máy móc và công nghệ hiện đại, sản xuất theo
lô nhỏ để dễ cải tiến sản phẩm theo thời gian Lợi ích đem lại sẽ là những việc thường mất vài tuần hoặc vài ngày để hoàn thành sẽ được rút ngắn lại có thể trong vòng vài giờ Ví dụ như loại bỏ các bước không bắt buộc để tạo ra sản phẩm khỏi quy trình sản xuất
Tăng tốc thời gian phản hồi: cần dự báo trước về nhu cầu của thị trường đồng thời phát triển một hệ thống có thể phản ứng nhanh để tận dụng được những thay đổi của thị trường
Đảm bảo các thành phần của sản phẩm đều đạt yêu cầu chất lượng: doanh nghiệp sẽ xây dựng các quy trình kiểm tra và kiểm soát tại một số điểm kiểm tra trong quy trình sản xuất để phát hiện các vấn đề ở giai đoạn sớm nhất có thể Tinh chỉnh hệ thống để xác định các vấn đề, thực hiện các chỉnh sửa hoặc cải tiến cần thiết và tiến lên phía trước
Trang 10Cung cấp cho nhân viên quyền tự chủ: thành lập nên các nhóm để đo lường tiến độ công việc và cải tiến kỹ thuật Cung cấp cho nhân viên các công cụ và phương pháp để họ thực hiện công việc và trao cho họ quyền để đưa ra quyết định Khuyến khích nhân viên nêu lên những ý tưởng để cải tiến sản phẩm cũng như đề xuất cải tiến quy trình Điều này giúp cho doanh nghiệp cải thiện được tinh thần và hiệu suất công việc
Thu hút phản hồi của khách hàng: sử dụng phương pháp tiếp cận có hệ thống để thu thập nhanh chóng các đóng góp, phản hồi ý kiến từ khách hàng Thiết kế hệ thống sao cho
có thể thích ứng với những thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của nó để cho phép doanh nghiệp đáp ứng một cách nhanh nhất các nhu cầu của khách hàng
Để giảm thiểu chi phí doanh nghiệp có thể xem xét và kết hợp một cách linh hoạt các công cụ:
Phương pháp 5S: một trong những phương pháp được các tổ chức Nhật Bản rất ưa
chuộng, vừa đơn giản lại rất hiệu quả để huy động con người, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trước khi bắt đầu áp dụng 5S các quản lí
sẽ xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể và chi tiết, sau đó yêu cầu tất cả các thành viên phải
có một tinh thần 5S và áp dụng 5S vào công việc hằng ngày Cần phải triển khai đào tạo, cung cấp kiến thức cho các thành viên hiểu biết về 5S, lợi ích đem lại như thế nào đối với bản thân họ và doanh nghiệp Như vậy mới khuyến khích được tinh thần tham gia của toàn thể doanh nghiệp Kế tiếp sẽ tiến hành tổng vệ sinh toàn bộ khu vực làm việc và sản xuất, ở bước này cần thực hiện với quy mô lớn để thể hiện được sự quyết tâm, năng nổ thực hiện 5S Bắt đầu bước vào quy trình áp dụng 5S như sau:
Seiri – sàn lọc: đưa danh sách các vật dụng “cần và không cần thiết” đến mọi người, sau đó yêu cầu họ quan sát kỹ khu vực làm việc của mình và tiến hành việc phát hiện và loại bỏ những thứ không cần thiết hay không liên quan đến công việc
Seiton – sắp xếp: chắc chắn rằng những thứ không cần thiết đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi khu vực làm việc Lập nên một danh mục vật dụng, công cụ sau đó dán nhãn và nơi lưu trữ để mọi người có thể dễ dàng biết rõ vị trí của từng vật dụng