MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH .....................................................................................1 MỞ ĐẦU................................................................................................................2 1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3 5. Kết cấu của đề tài ...............................................................................................4 NỘI DUNG ............................................................................................................5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP..........................................5 1.1. Giới thiệu chung..............................................................................................5 1.2. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................5 1.3. Sứ mệnh, tầm nhìn ..........................................................................................6 1.3.1. Sứ mệnh.....................................................................................................6 1.3.2. Tầm nhìn....................................................................................................6 1.4. Các sản phẩm của doanh nghiệp .....................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................7 2.1. Social Media Marketing..................................................................................7 2.1.1. Lý thuyết....................................................................................................7 2.1.2. Phân loại Social Media Marketing ............................................................7 2.2. Banner .............................................................................................................9 2.2.1. Lý thuyết....................................................................................................9 2.2.2. Các loại và kích thước banner...................................................................9 2.2.3. Phương thức thiết kế banner....................................................................10 2.3. Bố cục trong thiết kế banner .........................................................................12 2.4. Màu sắc trong thiết kế banner.......................................................................15 2.4.1. Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế................................................................15 2.4.2. Nguyên tắc phối màu trong thiết kế ........................................................18 2.5. Typography trong thiết kế banner.................................................................23 2.5.1. Khái niệm Typography và 3 thuật ngữ Kerning, tracking và leading.....24 2.5.2. Typeface (kiểu chữ) và font (phông chữ)................................................27 2.5.3. Các quy tắc Typography trong thiết kế ...................................................30 2.5.4. Các ứng dụng chính của typography.......................................................33 2.6. Tầm quan trọng của banner sản phẩm đối với giá trị thương hiệu ...............35 2.7. Thời điểm cần được thiết kế banner sản phẩm .............................................36 2.8. Các bước thiết kế banner...............................................................................36 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BANNER..........................................40 3.1. Thiết kế banner thông báo livestream...........................................................40 3.2. Thiết kế banner quảng cáo sản phẩm............................................................44 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.....................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ BANNER QUẢNG CÁO SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ SẮC ĐẸP CHO
CÔNG TY TNHH FG CARE
Giảng viên hướng dẫn: ThS HUỲNH QUỐC DŨNG
Sinh viên thực hiện: PHAN HOÀNG ĐĂNG KHOA
MSSV: 2108110444 Lớp: K15KTS02 Khóa: 2021_ĐHCQ_K15
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến những tâm huyết và tri thức mà thầy cô Khoa Công nghệ Thông tin đã chỉ bảo cho tôi Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy Huỳnh Quốc Dũng – người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn và theo dõi sát sao tôi trong quá trình đi thực tập Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới chị Nguyễn Thị Hoàng Khuyên - lãnh đạo công ty TNHH FG CARE cùng với các anh, chị nhân viên của công ty đã tạo điều kiện tốt nhất, nhiệt tình hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và cung cấp đầy đủ các thông tin để đợt thực tập của tôi diễn ra tốt đẹp
Trong khoảng thời gian thực tập tại công ty, tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc nhưng vẫn không thể tránh khỏi các sai sót Tôi rất mong sẽ tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy Huỳnh Quốc Dũng cũng như của ban lãnh đạo công ty để tôi có thể hoàn thiện mình hơn trong tương lai Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô Khoa Công nghệ Thông tin, ban lãnh đạo và tập thể nhân viên công ty TNHH FG CARE luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt!
Trang 3ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1 Thái độ tác phong trong thời gian thực tập:
2 Kiến thức chuyên môn:
3 Nhận thức thực tế:
4 Đánh giá khác:
5 Đánh giá chung kết quả thực tập:
………, ngày ……… tháng ……… năm …………
TM Đơn vị thực tập
(Ký tên, đóng dấu)
Trang 4MỤC LỤC (Bold, size 16, in hoa)
(size 14)
Mở đầu: - Trang… Giới thiệu về đơn vị thực tập - Trang… Chương 1 - Trang…
1.1 - Trang… 1.2 - Trang… 1.3 - Trang…
2 Kiến thức chuyên môn:
3 Nhận thức thực tế:
4 Đánh giá khác:
5 Đánh giá chung kết quả thực tập:
………, ngày ……… tháng ……… năm …………
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Trang 5Trường Đại học Gia Định Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoa Công Nghệ Thông Tin Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HÀNG TUẦN
Họ và tên SV: PHAN HOÀNG ĐĂNG KHOA MSSV: 2108110444 Lớp: K15KTS02
Giảng viên hướng dẫn: ThS HUỲNH QUỐC DŨNG
Tên doanh nghiệp (đơn vị) đến thực tập: CÔNG TY TNHH FG CARE
Địa chỉ: 16 Trương Định, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0283 620 6820 Email:contact@fgcare.vn
Tên cán bộ phụ trách thực tập tại doanh nghiệp: Nguyễn Thị Hoàng Khuyên Thời gian thực tập: 2 tháng Từ: 20/05/2024 Đến: 28/07/2024
Stt Tuần thứ Nội dung CV thực tập
trong tuần
Nhận xét của
CB hướng dẫn tại DN
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
Trang 62.Thiết kế banner Thông báo livestream 04/06
2.Resize banner sản phẩm
2.Thiết kế banner Thông báo livestream 11/06 và 14/06
3.Thiết kế photo album sản phẩm
Trang 72.Thiết kế banner Thông báo livestream 18/06 và 21/06
2.Resize banner sản phẩm
3.Thiết kế banner Thông báo livestream 05/07
4.Chỉnh sửa banner sản phẩm
Trang 82.Thiết kế standee nhà thuốc 80x180
3.Thiết kế banner Collagen
2.Thiết kế banner Linh chi đỏ
3.Thiết kế banner Collagen hồng
2.Thiết kế banner Nước uống đông trùng hạ thảo
Trang 9MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH 1
MỞ ĐẦU 2
1 Tính cấp thiết của đề tài 2
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của đề tài 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 5
1.1 Giới thiệu chung 5
1.2 Quá trình hình thành và phát triển 5
1.3 Sứ mệnh, tầm nhìn 6
1.3.1 Sứ mệnh 6
1.3.2 Tầm nhìn 6
1.4 Các sản phẩm của doanh nghiệp 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Social Media Marketing 7
2.1.1 Lý thuyết 7
2.1.2.Phân loại Social Media Marketing 7
2.2 Banner 9
2.2.1 Lý thuyết 9
2.2.2 Các loại và kích thước banner 9
2.2.3 Phương thức thiết kế banner 10
2.3 Bố cục trong thiết kế banner 12
2.4 Màu sắc trong thiết kế banner 15
2.4.1 Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế 15
2.4.2 Nguyên tắc phối màu trong thiết kế 18
2.5 Typography trong thiết kế banner 23
Trang 102.5.1 Khái niệm Typography và 3 thuật ngữ Kerning, tracking và leading 24
2.5.2 Typeface (kiểu chữ) và font (phông chữ) 27
2.5.3 Các quy tắc Typography trong thiết kế 30
2.5.4 Các ứng dụng chính của typography 33
2.6 Tầm quan trọng của banner sản phẩm đối với giá trị thương hiệu 35
2.7 Thời điểm cần được thiết kế banner sản phẩm 36
2.8 Các bước thiết kế banner 36
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BANNER 40
3.1 Thiết kế banner thông báo livestream 40
3.2 Thiết kế banner quảng cáo sản phẩm 44
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Logo Công ty TNHH FG CARE 5
Hình 2 Hiệu ứng lân cận 12
Hình 3 Căn chỉnh 13
Hình 4 Tương phản 13
Hình 5 Phân cấp 14
Hình 6 Sự lặp lại 15
Hình 7 Phối màu đơn sắc 19
Hình 8 Phối màu tương đồng 20
Hình 9 Phối màu tương phản 20
Hình 10 Phối màu bộ ba 21
Hình 11 Phối màu bổ túc xen kẽ 22
Hình 12 Phối màu bổ túc bộ bốn 23
Hình 13 Typography 24
Hình 14 Kerning 25
Hình 15 Leading 26
Hình 16 Tracking 27
Hình 17 Typeface và Font 28
Hình 18 Sans Serif 29
Hình 19 Serif 30
Hình 20 Thông báo livestream 1 40
Hình 21 Thông báo livestream 2 41
Hình 22 Thông báo livestream 3 42
Hình 23 Thông báo livestream 4 43
Hình 24 Cardio Fujina 44
Hình 25 Hyaluron & Collagen Plus 45
Hình 26 Đông trùng hạ thảo 47
Hình 27 Collagen tinh chất tổ yến 48
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy gay gắt, hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đã ra mắt trước đó, khai thác sản phẩm mới và triển khai các hoạt động xây dựng phát triển, quảng cáo cho thương hiệu đó trên thị trường Các nhà kinh doanh không những mong muốn sản phẩm của doanh nghiệp mình được người tiêu dùng ưa chuộng trên thị trường mà còn làm cho người tiêu dùng có được thiện cảm, trung thành, yêu thích đối với thương hiệu của doanh nghiệp mình Khi đó, khách hàng
sẽ trở lại tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình thêm nhiều lần nữa
Tuy nhiên, theo sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế khách hàng không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến giá trị kèm theo của nó Đó là khi tiêu dùng sản phẩm, người tiêu dùng không chỉ mong muốn chất lượng của sản phẩm đó mà họ còn muốn mua một sản phẩm thứ mà giúp họ khẳng định được giá trị, đẳng cấp của họ với những người xung quanh Chính vì thế, trong môi trường kinh doanh ngày nay doanh nghiệp nên xây dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của công ty mình Và xây dựng thương hiệu đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thành công của các công ty trong kinh doanh Dù doanh nghiệp có kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ, của tập đoàn lớn hay một công ty nhỏ thì vấn đề thương hiệu luôn là yếu tố đầu tiên chi phối đến sự thành công hay thất bại của nó
Đối với một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho người tiêu dùng có thể cảm nhận được sau khi sử dụng sản phẩm thì yếu tố thương hiệu là một yếu tố vô cùng quan trọng làm nên con đường thành công của doanh nghiệp Nhưng xây dựng thương hiệu không thì vẫn chưa đủ mà doanh nghiệp phải quan tâm tới duy trì và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
Sau thời gian đi thực tập, tôi nhận thấy vai trò của việc xây dựng thương hiệu qua thiết kế banner quảng cáo sản phẩm cho công ty về kinh doanh sản phẩm
Trang 13chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp là khá quan trọng Công ty TNHH FG CARE là một công ty kinh doanh sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp có phạm vi hoạt động quốc tế và được nhiều người tin dùng Điều đó có nghĩa các banner quảng cáo sản phẩm của công ty phải chuộng mắt người xem, phải tạo được ấn tượng, thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm lâu dài
Với mong muốn góp phần cho sự phát triển của công ty, tôi xin nghiên cứu đề tài “THIẾT KẾ BANNER QUẢNG CÁO SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ SẮC ĐẸP CHO CÔNG TY TNHH FG CARE” nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty TNHH FG CARE dựa trên việc lên ý tưởng, hình ảnh thương hiệu, thiết kế và cải tiến các banner quảng cáo sản phẩm nhằm tăng cường hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty TNHH FG CARE
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nắm rõ kiến thức, cơ sở lý luận về Thiết kế Banner
Tìm hiểu thị trường kinh doanh sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của
FG CARE
Phát triển kỹ năng thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh bằng các phần mềm chuyên dụng, thiết kế bố cục và sắp xếp hình ảnh, kiểm tra và hoàn thiện hình ảnh trước khi sử dụng, thiết kế mẫu banner, poster sáng tạo và thẩm mỹ
Đảm bảo rằng thiết kế không chỉ đảm bảo chức năng bảo vệ mà còn thể hiện giá trị thương hiệu, tăng mức độ tin dùng và thu hút người tiêu dùng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu công ty TNHH FG CARE
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu thiết kế banner quảng cáo sản phẩm để xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty TNHH FG CARE
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 14Quan sát và phối hợp trong quá trình thực tập tại bộ phận thiết kế của công ty, quan sát các thông tin liên quan đến thiết kế cũng như hợp tác với các nhân viên thiết kế đưa ra các ý tưởng cho các banner, cách thiết kế các ấn phẩm hình ảnh có liên quan
5 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mục lục, danh mục hình ảnh, tài liệu tham khảo thì nội
dung của đề tài được chia làm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đơn vị thực tập
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Nghiên cứu thiết kế bao bì
Chương 4: Kết luận và hướng phát triển
Trang 15NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu chung:
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH FG CARE
vụ độc đáo, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường Công ty tập trung vào việc xác định hướng đi chiến lược và mục tiêu phát triển Nhờ vào sự tận tâm của đội ngũ quản lý và nhân viên, công ty đã thiết lập được sự khác biệt trong cách tiếp cận thị trường và cách phục vụ khách hàng Nhờ vào sự tập trung đến
Trang 16chất lượng sản phẩm và dịch vụ, công ty bắt đầu xây dựng thương hiệu vững mạnh Với uy tín đã xây dựng được, công ty bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động
và đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ Sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển đã giúp công ty đáp ứng nhanh chóng các thay đổi trong thị trường và đáp lại sự mong đợi từ phía khách hàng
Hiện tại, công ty TNHH FG CARE đang dần trở thành một trong những địa chỉ tin cậy cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng Với sự cam kết về chất lượng, công ty liên tục tìm kiếm cơ hội mở rộng và phát triển để đem lại giá trị tốt nhất cho khách hàng
1.3 Sứ mệnh, tầm nhìn:
1.3.1 Sứ mệnh:
Công ty TNHH FG CARE luôn ghi nhớ rằng ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp là ngành công nghiệp lương tâm Bởi sản phẩm là thứ chăm sóc cho cơ thể con người Khi phát triển bất kỳ sản phẩm nào, công ty FG CARE luôn nhớ rằng đó là những thứ mà chính người tiêu dùng kể cả bản thân chúng tôi Sứ mệnh của chúng tôi là sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng
1.3.2 Tầm nhìn:
Công ty TNHH FG CARE đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà phân phối sản phẩm hàng đầu Việt Nam Hơn nữa, công ty đang cố gắng chuyển mình theo hướng doanh nghiệp phát triển bền vững thông qua việc tích cực quảng bá trên các trang xã hội và ra sức nghiên cứu cải tiến sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng
1.4 Các sản phẩm của doanh nghiệp:
Công ty TNHH FG CARE chuyên cung cấp các sản phẩm thuốc viên hoặc thuốc uống như collagen, cordyceps, fucoidan và các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp khác trên thị trường toàn Việt Nam Trong tương lai, doanh nghiệp sẽ cho ra mắt nhiều sản phẩm mới và hoạt động trên nhiều thị trường trong và ngoài nước
Trang 17CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Social Media Marketing:
2.1.1 Lý thuyết:
Social Media Marketing là một phần của Digital Marketing sử dụng nền tảng mạng xã hội để gắn kết khách hàng qua đó tạo sự nhận biết, xây dựng thương hiệu, gia tăng lượt truy cập website và thúc đẩy doanh số bán hàng
Hoạt động Marketing Social Media bao gồm: Sáng tạo nội dung, tương tác với người dùng, phân tích kết quả, chạy quảng cáo
2.1.2 Phân loại Social Media Marketing:
Content Marketing:
Content Marketing là quá trình phát triển và phân phối nội dung bằng các hình thức như bài đăng, blog, video, hình ảnh, podcast, v.v nhằm thu hút và giữ chân khách hàng
Quảng cáo:
Quảng cáo là một hình thức truyền tải thông điệp bằng âm thanh, hình ảnh sử dụng nguồn tài trợ cộng đồng, hoặc phi cá nhân để quảng bá hoặc bán sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng social media
Quảng cáo thường được coi là một thông điểm trả tiền mà doanh nghiệp kiểm soát Các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay có thể kể đến như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên website, quảng cáo trên mạng xã hội, v.v
Người tài trợ mạng xã hội là một loại kết hợp, nơi mà thương hiệu đưa sản phẩm hoặc tiền cho một tài khoản người dùng để quảng cáo và bán hàng Người tài trợ có thể là một người hoặc một tổ chức cung cấp tiền cho một tài khoản mạng xã hội khác để đổi lại các lợi ích khác
Influencer Marketing:
Sử dụng người ảnh hưởng trong các hoạt động Marketing trên mạng xã hội là một cách làm hiệu quả giúp doanh nghiệp hiện thực các mục tiêu đề ra Người
Trang 18ảnh hưởng thường sở hữu số lượng người theo dõi, và tương tác rất lớn trên các nền tảng mạng xã hội
Qua đó, khi doanh nghiệp hợp tác với người ảnh hưởng trong chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội sẽ giúp tiếp cận đến đông đảo công chúng mục tiêu, kích thích hành vi mua của khách hàng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của thương hiệu trong mắt công chúng, v.v
Dưới đây là một vài ví dụ về Influencer Marketing:
- Chia sẻ mã giảm giá, công chúng mục tiêu có cơ hội để nhận những deal hấp dẫn
- Review sản phẩm trên mạng xã hội
- Chia sẻ các bài quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới
- Tạo ra sản phẩm đồng thương hiệu và kết hợp influencer trong các chiến dịch
- Sử dụng người ảnh hưởng để sáng tạo nội dung cho thương hiệu, chẳng hạn qua các video quảng cáo trên TikTok, blog, v.v
Quản trị mạng xã hội:
Quản trị mạng xã hội là một cách tiếp cận tự nhiên, doanh nghiệp nỗ lực tương tác với công chúng, qua đó từng bước gia tăng lượt tích, lượt theo dõi và xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa công chúng và thương hiệu
Truyền thông Marketing trả tiền:
Truyền thông trả phí đề cập tới nỗ lực Marketing không tự nhiên trên nền tảng được trả phí Truyền thông trả phí là một phần quan trọng trong các doanh nghiệp kinh doanh online Do đó, để quảng cáo một sản phẩm đến nhiều đối tượng hơn, cần phải mua không gian quảng cáo trực tuyến Truyền thông trả phí
là một phần trong chiến lược tổng thể của thương hiệu nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập, doanh số bán hàng
Các loại truyền thông trả phí bạn có thể tham khảo như:
- Truyền thông mạng xã hội trả phí
- Quảng cáo tìm kiếm
Trang 19- Quảng cáo banner
- Quảng cáo tự nhiên
2.2 Banner:
2.2.1 Lý thuyết:
Banner là một thuật ngữ dùng để chỉ các biển hiệu treo ngoài trời, trên website hoặc các trang mạng xã hội Đây được xem như ấn phẩm truyền thông giúp truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ hay sự kiện với mục đích thu hút mọi người quan tâm Từ đó khơi gợi và tạo ra nhu cầu sử dụng
Banner xuất hiện lần đầu vào ngày 27/10/1994 trên tạp chí Wired Để tạo ra một banner chuẩn chỉnh, bạn cần kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố bao gồm kích thước, màu sắc, nội dung, hình ảnh, logo, tên thương hiệu,…
2.2.2 Các loại và kích thước banner:
• Các loại Banner: Có nhiều loại banner, mỗi loại sẽ đi kèm với mục đích
- Banner thể thao: Là loại banner sử dụng trên khán đài, nơi diễn ra các hoạt động thể thao Trên banner thường có đầy đủ nội dung như logo, tên, bí danh, tiêu ngữ, màu cờ sắc áo của đội… Phần lớn các banner thể thao sẽ do fan hâm
mộ đem vào, treo trên khán đài nhằm cỗ vũ cho đội họ yêu thích
- Banner quảng cáo: Là loại banner mang tính truyền thông, quảng cáo sản phẩm dịch vụ cụ thể để tăng sức hút, gây ấn tượng với người dùng
• Kích thước banner:
- Banner báo, tạp chí: Đây là loại banner được đăng trên các trang báo giấy hay tạp chí Kích thước của nó khá đa dạng tùy vào layout của tờ báo và quy định
Trang 20của từng tòa soạn Thông thường kích cỡ tối ưu nhất của banner là chiều ngang bằng với độ rộng của nội dung đăng tải
- Banner đường phố: Banner đường phố sẽ được bố trí ngoài trời, những nơi
mà người đi đường có thể nhìn thấy dễ dàng Những banner này thường có kích thước chuẩn là 1 x 4 mét hoặc 0.8 x 3 mét (đặt ngang), 0.6 x 1.6 mét hoặc 0.8 x 1.8 mét hoặc 0.8 x 2 mét (đặt dọc) Banner đường phố cần được thiết kế đẹp, có tính thu hút ngay từ cái nhìn thoáng qua
- Banner online: Đây là các banner dùng trên website, mạng xã hội hay báo điện tử Hiện tại banner online được ứng dụng phổ biến và đem về hiệu quả cao Kích thước của nó thường nhỏ, thay đổi theo từng kênh khác nhau Chẳng hạn: + Kích thước banner website: 728 x 90 px (vị trí Leader board), 300 x 100 px
và 300 x 250 px (website hai cột) Cần tối ưu kích thước và dung lượng của banner để tránh tình trạng web tải chậm, mất thời gian của người dùng
+ Banner mạng xã hội: Đối với banner chạy quảng cáo trên Facebook, kích thước là 1280 x 682 px Đối với banner chạy trên Instagram, kích thước là 1200
x 1200 px
2.2.3 Phương thức thiết kế banner:
Hiểu rõ các loại kích thước:
Kích thước banner quyết định đến khả năng thành công hay thất bại của một chiến dịch truyền thông Bạn cần nắm rõ kích thước tiêu chuẩn của từng kênh online, offline để tạo ra một banner thu hút người nhìn và có tính hiển thị tốt nhất
Tuân theo quy tắc 3B: Quy tắc 3B gồm có Brand - Buzz - Badge, trong đó:
- Brand tức là thêm logo của thương hiệu để người xem nhận diện được banner do ai thực hiện
- Buzz nghĩa là tiếng vang, một banner hiệu quả cần tạo ra tiếng vang đến đối tượng muốn truyền thông
Trang 21- Badger nghĩa là xuất hiện một cách liên tục Kết hợp với nút CTA có thể
làm tăng hiệu ứng truyền thông và tỷ lệ chuyển đổi
Nội dung cô đọng:
Nội dung trên banner cần đơn giản, cô đọng và dễ nhớ Theo nguyên tắc, thông điệp trên banner phải gói gọn trong 4 dòng Các nội dung chính - phụ được nhấn mạnh bằng kích cỡ chữ Cần hạn chế dùng font chữ uốn lượn, vòng vèo, không viết in hoa quá nhiều vì người xem sẽ cảm thấy rối mắt và nặng nề
Màu sắc cân xứng:
Màu sắc thể hiện trên banner có thể tác động trực tiếp tới cảm xúc, tâm trạng của người nhìn Hãy chắc chắn đã chọn đúng màu để làm nổi bật cá tính, thông điệp thương hiệu muốn truyền tải
Cân nhắc những quảng cáo động:
Theo thống kê, hầu hết các banner động sẽ thu hút người nhìn tốt hơn so với banner tĩnh Hơn nữa nó còn cho thấy sự đầu tư chỉn chu và tâm huyết của thương hiệu Việc này sẽ giúp khách hàng có lý do để tiếp tục ủng hộ, tạo thiện cảm cao
Dùng hình ảnh sắc nét:
Chất lượng hình ảnh luôn được nhiều người quan tâm Thông qua những hình ảnh sắc nét, chân thực trên banner, khách hàng có thể đánh giá bạn đang thực sự nghiêm túc với chiến lược quảng cáo sản phẩm hay không
Có tiêu điểm rõ ràng:
Banner cần có tiêu điểm rõ ràng để giúp bất kỳ ai cũng dễ dàng nhìn thấy thông điệp ngay cả khi họ lướt vội qua Bạn có thể sử dụng hình ảnh tương phản, nhấn mạnh văn bản quan trọng hoặc tăng kích thước chủ thể… Chỉ khi khiến người xem có hứng thú với một điểm trên banner, bạn mới khiến họ chú ý vào nội dung tổng thể
Chọn định dạng và chất liệu in ấn phù hợp:
Trước khi in ấn, hãy kiểm tra và chắc chắn banner của bạn đã đúng chính tả
và định dạng Nếu lựa chọn chất liệu in cao cấp sẽ giúp hình ảnh, màu sắc trên
Trang 22banner được thể hiện trọn vẹn, hơn nữa còn khẳng định với khách hàng rằng thương hiệu của bạn thật sự chú trọng đến chiến dịch truyền thông sản phẩm này
2.3 Bố cục trong thiết kế banner:
Bố cục trong thiết kế banner đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một sản phẩm hấp dẫn và thu hút sự chú ý từ khách hàng
Bố cục là việc sử dụng các mẫu, đồ họa và không gian để tạo ra một thiết kế, cảm xúc và tạo sự tương tác Nó là một trong những công cụ cốt lõi của thiết kế
đồ họa Theo nhiều cách, dàn trang và bố cục tạo thành các khối trong thiết kế, giúp cho thiết kế trông có cấu trúc và dễ dàng điều hướng, từ lề các cạnh đến nội dung trung tâm Bố cục trong thiết kế rất quan trọng Nếu không có bố cục hợp
lý, tác phẩm về cơ bản sẽ sụp đổ Để thiết kế bao bì được tối ưu nhất cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
Hiệu ứng lân cận (Proximity):
Hình 2 Hiệu ứng lân cận (Proximity)
Hiệu ứng lân cận là một phương pháp sử dụng không gian thị giác để
tạo mối liên hệ giữa các phần nội dung Đơn giản nhưng hiệu quả, việc nhóm
các phần liên quan lại với nhau là cách để áp dụng hiệu ứng này
Không gian trắng (White Space):
Trong mọi bố cục, không gian trống (hay khoảng trống) đóng vai trò
quan trọng Không gian trống không chỉ có màu trắng, mà còn được gọi là
không gian âm, là khoảng trống giữa các phần nội dung, giữa các dòng hoặc
thậm chí là phần ngoài lề Không có một cách cụ thể để áp dụng khoảng
trống đúng cách, vì vậy tốt hơn hết là hiểu rõ mục đích của nó Khoảng trống
giúp phân tách rõ ràng các phần khác nhau, cho nội dung một khoảng trống
để thở Nếu thiết kế nhìn quá lộn xộn và khó chịu, có thể việc sử dụng một
Trang 23chút khoảng trống sẽ giúp cải thiện
Căn chỉnh (ALIGNMENT):
Hình 3 Căn chỉnh (ALIGNMENT)
Khi tự căn chỉnh các đối tượng như hình ảnh hoặc hộp văn bản, cần tuân thủ một số nguyên tắc để thực hiện đúng cách Điều quan trọng nhất là phải tạo sự nhất quán giữa các đối tượng trong bố cục Một cách hữu ích để làm điều này là tưởng tượng nội dung được sắp xếp trong một khung lưới Chú ý đến việc căn thẳng tâm của hình ảnh với văn bản, và đảm bảo rằng mỗi nhóm đối tượng được căn chỉnh với khoảng cách và kích thước lề đều nhau Nếu không có sự căn chỉnh nhất quán, sản phẩm thiết kế có thể trông lộn xộn và thiếu sự chuyên nghiệp
Tương phản (CONTRAST):
Hình 4 Tương phản (CONTRAST)
Trang 24Sự tương phản nghĩa là một yếu tố khiến đối tượng nổi bật so với phần còn lại Trong thiết kế và bố cục, sự tương phản có thể mang lại nhiều lợi ích, như thu hút sự chú ý của người xem, tạo điểm nhấn hoặc nhấn mạnh những thông tin quan trọng
Để tạo sự tương phản trong hình dưới đây, chúng tôi sử dụng màu sắc, nhiều kiểu chữ và các kích cỡ khác nhau cho đối tượng Điều này làm cho thiết kế năng động hơn, do đó, truyền đạt thông điệp hiệu quả hơn
Phân cấp (HIERARCHY):
Hình 5.Phân cấp (HIERARCHY)
Sự tương phản khá gần gũi với sự phân cấp – một kĩ thuật thị giác giúp người xem điều hướng trên tác phẩm của bạn Nói cách khác, nó cho biết nên bắt đầu đọc từ đâu đến đâu bằng cách dùng những cấp độ nhấn mạnh khác nhau
Thiết lập hierarchy khá đơn giản: Làm nổi bật phần mà bạn muốn người đọc chú ý đầu tiên Những mục cấp cao thường được viết to hơn, đậm hơn hoặc trông hút mắt hơn
Sự lặp lại (REPETITION):
Trang 25Hình 6 Sự lặp lại (REPETITION)
Sự lặp lại gợi nhắc rằng mọi tác phẩm nên có cái nhìn và cảm nhận nhất quán
Có nghĩa là bạn cần củng cố bố cục trong thiết kế của mình bằng cách lặp lại những đối tượng chính
Ví dụ nếu bạn có một bảng màu cụ thể, hãy tìm cách để sử dụng nó Nếu bạn
đã chọn được một kiểu tiêu đề đặc biệt, hãy luôn sử dụng nó trong suốt thiết kế Điều này không chỉ vì lí do thẩm mỹ, mà tính nhất quán sẽ giúp sản phẩm của bạn dễ đọc hơn Khi người xem biết mong chờ điều gì, họ sẽ thoải mái và tập trung hơn vào nội dung
2.4 Màu sắc trong thiết kế banner:
2.4.1 Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế:
Màu sắc là một yếu tố rất quan trọng trong thiết kế Chúng không chỉ là một phần của thẩm mỹ mà còn có tác động đến cảm xúc của người nhìn và truyền tải thông điệp của sản phẩm Màu sắc góp phần tạo nên sự tươi mới và trẻ trung Một bảng màu sáng tạo ra cảm giác tươi mới và trẻ trung, thu hút sự chú ý của khách hàng, đặc biệt là đối tượng là những người trẻ tuổi Mỗi màu sắc có một ý nghĩa khác nhau và có thể truyền tải một thông điệp riêng
Sử dụng màu sắc đúng cách có thể tạo nên sự hài hòa và cân đối cho sản phẩm Điều này giúp cho sản phẩm trở nên hấp dẫn và thu hút khách hàng hơn
Trang 26Tạo nên sự phân biệt với đối thủ cạnh tranh: Bằng cách nhà thiết kế sử dụng bảng màu phù hợp, sản phẩm của sẽ trở nên khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng Điều này giúp cho sản phẩm có thể cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ trên thị trường, tạo được độ nhận diện thương hiệu cao
Mỗi màu sắc đều có những ý nghĩa đặc biệt của riêng nó Và những ý nghĩa này đôi khi không phụ thuộc vào các nhà thiết kế, mà chúng được định hình trong tâm trí của người nhìn và chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ tư tưởng cộng đồng khác nhau, giữa các thế hệ và những nền văn hóa khác nhau Sau đây là ý nghĩa của các màu sắc cơ bản được liệt kê thông qua các chương trình khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu thị trường:
Màu Vàng:
Màu vàng mang đến sự năng động, nhiệt huyết, những tư tưởng sáng tạo, luôn trở mình và thay đổi không ngừng nghỉ Màu vàng cũng là màu của ánh nắng, niềm tin và sức mạnh, thể hiện sự lạc quan, tích cực, nhẹ nhàng, ấm áp, sự sáng tạo và sinh lực Mắt người nhận ra màu vàng trước tiên, vậy nên các sản phẩm có màu vàng sẽ bắt mắt người mua hàng hơn khi đặt trên kệ hàng cùng với các sản phẩm khác
Màu Đỏ:
Màu đỏ là màu của lửa, của khát vọng, của nhiệt huyết Trong thiết kế đồ họa màu đỏ thường được sử dụng để nhấn mạnh vấn đề quan trọng, nhằm thu hút sự chú ý của người xem Phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với màu đỏ làm cho con người năng nổ, mạnh mẽ và kích thích hơn Vì thế, các thương hiệu đồ ăn nhanh thường chọn màu đỏ làm màu chủ đạo
Màu Xanh Dương:
Xanh dương thể hiện sự tươi trẻ, nhiệt huyết, và sáng tạo, là màu của hòa bình, sự tương ái và sẻ chia Bên cạnh đó, xanh dương còn mang ý nghĩa bảo vệ
và đảm bảo tài chính vững chắc, cảm nhận về sự tin tưởng, sự trông cậy Các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh tài chính, ngân hàng thường chọn màu xanh vì nó truyền đạt sự ổn định và gợi lên sự tin cậy cho khách hàng Một số
Trang 27công ty về lĩnh vực công nghệ cũng sử dụng màu xanh dương cho thương hiệu của họ vì nó thể hiện được cái tốc độ xử lý siêu nhanh trong công nghệ và mang tính toàn cầu
Màu Xanh Lá Cây:
Màu xanh lá cây là màu của sự sống, sự sinh sôi và trưởng thành, hứa hẹn một thế hệ, một tương lai tươi đẹp sẽ trỗi dậy mạnh mẽ Màu xanh lá còn mang ý nghĩa sức khỏe, tươi mát và êm đềm nhẹ nhàng Màu xanh lá thường được thấy tại các bệnh viện, văn phòng khám và chữa bệnh vì nó tạo ra cho người nhìn hi vọng về sự sống Gam màu xanh lá đậm nhạt cũng có những ý nghĩa riêng Trong khi màu xanh lá đậm biểu trưng cho sự giàu có và thanh thế thì màu xanh lá nhạt thể hiện cho sự tươi mới trẻ trung Đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn vươn mình phát triển mạnh mẽ, màu xanh lá cây được lựa chọn để thiết kế
Màu Tím:
Màu tím tượng trưng cho sự sáng tạo, trí tưởng tượng, sự sang trọng, bí ẩn, lãng mạn, hoàng gia, tâm linh và sự giàu có Màu tím là màu khá khó kết hợp với các màu khác Tuy nhiên, màu sắc này lại mang đến cho khách hàng cảm giác yên tâm và phù hợp với lĩnh vực thẩm mỹ – spa – chăm sóc sắc đẹp
Màu Trắng:
Màu trắng là màu đơn giản, thuần khiết nhưng và nhiều ý nghĩa tích cực Màu trắng tượng trưng cho sự hòa bình, tinh khiết, nhân hậu, sức khỏe, lòng tốt và tuổi trẻ Đôi khi, vì màu trắng quá đơn giản nên thường tạo cảm giác lạnh lẽo, cô
Trang 28đơn Vì vậy, khi thiết kế, màu trắng thường được kết hợp với các màu khác Tận dụng khoảng trắng âm có thể tạo ra nhiều sự kết hợp có ý nghĩa
Màu Hồng:
Màu hồng là biểu tượng của tình yêu Thể hiện sự bay bổng, mộng mơ, thư thái nhẹ nhàng Chứa đựng sự hồn nhiên, ngây thơ mang đến những cảm xúc tích cực Màu hồng khá kén người dùng do khó kết hợp Tuy nhiên, nếu được thiết kế
và sử dụng đúng cách Màu hồng sẽ giúp thương hiệu nổi bật và in sâu vào tâm trí khách hàng Màu hồng cũng được các hãng mỹ phẩm sử dụng phổ biến Thể hiện sự nữ tính và lãng mạn
Màu Nâu:
Màu nâu là màu của đất, màu của sự mộc mạc Mang đến sự tĩnh lặng, cổ điển, bình yên Những sản phẩm mang yếu tố truyền thống, mộc mạc thường sử dụng gam màu này Trong kinh doanh cà phê, màu nâu, cam đất và nâu sẫm thường được đưa vào thiết kế Ngoài ra, có thể kể đến lĩnh vực trang trí nội thất,
ăn uống và nhà hàng Cũng kết hợp tốt với màu nâu, vì màu nâu cũng liên quan đến màu sắc của đất, gỗ và đá Điều này mang lại cảm giác ấm áp và khỏe mạnh cho thiết kế
Màu Xám:
Màu xám không mạnh mẽ và huyền bí như màu đen Thay vào đó, màu xám tượng trưng cho trí tưởng tượng và sự sáng tạo hiện đại Màu xám tượng trưng cho sự bảo thủ, nghiêm túc và kỷ luật Phù hợp với các thiết kế có tính quy tắc, tiêu chuẩn và tính chuyên nghiệp Vì thế màu xám rất phù hợp với những lĩnh vực liên quan đến nam giới Bao gồm các lĩnh vực như thời trang, mỹ phẩm, thể thao
2.4.2 Nguyên tắc phối màu trong thiết kế:
Màu sắc chính là yếu tố quan trọng quyết định thẩm mỹ cho sản phẩm thiết
kế Chúng tạo nên cảm xúc cho người nhìn, xây dựng và phát triển thương hiệu, nghệ thuật phối màu giúp người thiết kế nói lên ý tưởng
Trang 29Quá trình chọn màu cho sản phẩm thiết kế không được dựa trên màu sắc yêu thích cá nhân hoặc cảm giác Cần phải dựa theo một nguyên tắc nhất định như sau:
Phối màu đơn sắc (Monochromatic):
Hình 7 Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Phối màu đơn sắc là cách sử dụng một màu chủ đạo hoặc dùng nhiều sắc độ khác nhau của cùng một màu Kiểu phối màu này không quá cầu kỳ và tạo cho người nhìn cảm giác dễ chịu Tuy nhiên, đôi lúc bạn sẽ gặp rắc rối khi muốn tạo điểm nhấn với một số chi tiết trong sản phẩm vì sự đơn điệu của kiểu phối màu đơn sắc
Phối màu đơn sắc thường được sử dụng nhiều trong những thiết kế mang phong cách tối giản Nó giúp người xem không bị xao nhãng quá nhiều vào các yếu tố khác mà tập trung hoàn toàn vào yếu tố chính
Phối màu tương đồng (Analogous):
Trang 30Hình 8 Phối màu tương đồng (Analogous) Phối màu tương đồng (Analogous) là cách phối các màu gần nhau (thường là
3 màu) trên bánh xe màu Cách phối màu này phong phú về màu sắc hơn so với phối màu đơn sắc Chính vì vậy, khi sử dụng nó, bạn có thể phân biệt dễ dàng hơn những nội dung khác nhau trên một sản phẩm
Với cách phối màu tương đồng, bạn sẽ phải lựa chọn một màu chủ đạo Đây
là màu được sử dụng nhiều nhất và các màu khác phải có sự tương tác tốt với màu chủ đạo Sau đó, kết hợp với những màu sắc nằm liền kề nó trên bánh xe màu Các màu sắc có vị trí gần nhau có tính tương đồng bổ trợ cho nhau Việc bố trí hợp lý sẽ tạo ra dòng chảy tự nhiên của màu sắc
Phối màu tương phản (Complementary):
Hình 9 Phối màu tương phản (Complementary)