1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của việt nam vào thị trường eu trong giai đoạn 2014 2022

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 2014 - 2022
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Chính sách thương mại quốc tế
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 4,79 MB

Nội dung

Nhờ có chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, kýkết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do FTA song phương, đa phương, đặcbiệt là các FTA

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

~~~~~~*~~~~~~

TIU LUÂN GIỮA KỲ

Môn: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 2014 - 2022

Hà Nô i

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY 6

1.1 Một số vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày 6

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 6

1.1.2 Hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày 6

1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2014 – 2022 8

2.1 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam giai đoạn trước khi thực thi EVFTA (2014 - 7/2020) 8

2.1.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng 8

2.1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 9

2.1.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 10

2.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sau khi thực thi EVFTA (8/2020 - 8/2022) 10

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng 10

2.2.2 Đánh giá tình hình tận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA đối với mặt hàng da giày khi EVFTA có hiệu lực 13

2.3 Đánh giá về thực thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2014 - 2022 17

2.3.1 Những thành tựu, kết quả đạt được 17

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại 20

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 22

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 24

3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 24

3.1.1 Nâng cao năng lực sản xuất 24

3.1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu 24

3.1.3 Tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng thị trường xuất khẩu 24

3.1.4 Xây dựng và phát triển thương hiệu 24

3.2 Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp 25

Trang 3

3.2.1 Nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm 25

3.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm 25

3.2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm 25

3.2.4 Chuyển từ phương thức gia công sang sản xuất theo phương thức FOB 25

3.2.5 Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu 26

3.2.6 Xây dựng và phát triển thương hiệu 26

3.3 Giải pháp từ phía Hiệp hội Da – Giầy – Túi xách LEFASO 26

KẾT LUẬN 27

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Da giày là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàngnăm đem về khoản thu ngoại tệ đáng kể phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động, đồng thời đóng góp thiếtthực vào việc thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) đất nước

Trên thực tế, xuất khẩu da giày của Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượngtrong thời gian qua Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giầy dép của ViệtNam năm 2020 đạt 16,75 tỷ USD, chiếm gần 6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóacủa cả nước và luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớnnhất của Việt Nam Xuất khẩu giầy dép tăng nhanh là nhờ vào thị trường xuất khẩukhông ngừng được mở rộng và đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu, đặc biệt

là phát triển sang các thị trường cao cấp gồm cả Mỹ, EU, Nhật Bản Nhờ có chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, kýkết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, đặcbiệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA… đã tạo ra nhiều tiềmnăng và cơ hội mới cho xuất khẩu giầy da của Việt Nam hiện tại và trong tương lai.Việc thực hiện Hiệp định EVFTA đã có những ảnh hưởng nhất định với xuấtkhẩu da giày Việt Nam, tạo cơ hội tăng trưởng xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh chohàng da giày tại thị trường EU Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩugiầy dép các loại của Việt Nam năm 2021 đã tăng gần 6% so với năm 2020, từ mức16,79 tỉ USD năm 2020 lên 17,75 tỉ USD năm 2021, trong đó xuất khẩu sang EU đạt4,64 tỉ USD, tăng 6,1% so với năm trước Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng da giày củaViệt Nam vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần phải giải quyết như các mặt hàng da giàyViệt Nam hiện vẫn bị đánh giá yếu về mặt thiết kế cũng như tiếp cận thị trường, dochưa phát triển được thương hiệu mạnh và đội ngũ thiết kế trong nước, nguồn nhân lựcchất lượng cao còn thiếu và yếu; thiếu các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứuphát triển sản phẩm cho ngành da giày

Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục khai thác tốt các lợi thế và cơ hội xuất khẩumặt hàng da giày vào thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA, cần đánh giá toàndiện thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU, phân tích được nhữngđiểm mạnh, những hạn chế còn tồn tại để từ đó tìm ra được cơ hội và thách thức choViệt Nam Đồng thời, từ những phân tích và đánh giá thực trạng, nhóm nghiên cứu đềxuất những giải pháp khoa học nhằm thúc đẩy xuất khẩu da giày của Việt Nam sangthị trường EU cho giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế Do đó, việc thực hiện đề tài:

"Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường

EU trong giai đoạn 2014 – 2022” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị

thực tiễn

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vàothị trường EU trong giai đoạn 2014 - 2022, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2030

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a, Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giàycủa Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2014 - 2022

da giày trong tiến trình thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU(EVFTA) thời kỳ đến năm 2030

- Về không gian: Xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị

trường EU

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau đểthu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm: Phương phápluận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế thừacác kết quả nghiên cứu đã công bố; Phương pháp thu thập dữ liệu; Phương pháp thống

kê, tổng hợp; Phương pháp phân tích; Phương pháp so sánh, đối chứng; Phương pháp

dự báo; Phương pháp phân tích SWOT (ma trận SWOT)

5 Kết cấu của bài tiểu luận

Bài tiểu luận bao gồm 3 chương:

Chương I: Một số lí luận chung về hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày.Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vàothị trường EU giai đoạn 2014 – 2022

Chương III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vàothị trường EU

Trang 6

CHƯƠNG I MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG

XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY1.1 Một số vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Trong giáo trình Thương mại quốc tế của (Robert C Feenstra, 2021), khái niệm

về xuất khẩu được đưa ra là “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau.Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”

Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu hàng hóa cụ thểnhư sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Namhoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật.” (Luật thương mại, 2005)

Như vậy, xuấtz khẩuz hàngz hóaz nóiz mộtz cáchz đơnz giảnz nhấtz làz việcz bánz mộtz sảnz

phẩm ra thị trường nướcz z z z z ngoài Xuấtz khẩu thuần túy là một chức năng của hoạtz z z z z z z z z

động thương mại.z z

1.1.2 Hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày

Ngành da giày có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có lẽ chỉ sau nhómsản phẩm lương thực, thực phẩm; không chỉ đơn thuần là mặt hàng thiết yếu, bảo vệsức khỏe người tiêu dùng, mà còn mang tính thời trang, tạo ra nhiều giá trị gia tăng.Theo phân loại, mặt hàng da giày nói chung gồm 3 nhóm mặt hàng chính là giày dép,cặp – túi – ví các loại, và da thuộc Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài này, nhóm tác giảchọn phân tích mặt hàng giày dép xuất khẩu thuộc nhóm HS64

Theo hệ thống hài hòa mô tổ và mã hóa hàng hóa (HS Code) của Vụ Chính sáchThương mại Đa biên, sản phẩm giày dép thuộc chương 64 bao gồm: Giày, dép, ghệt vàcác sản phẩm tương tự, các bộ phận của các sản phẩm trên HS64 Cụ thể như sau:

HS 6401: Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc

plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy

HS 6406: Các bộ phận của giày, dép (kể cả mũ giày đã hoặc chưa gắn đế trừ đế

ngoài); miếng lót của giày, dép có thể tháo rời, đệm gót chân và các sản phẩm tương

Trang 7

tự; ghệt, ống ôm sát chân (leggings) và các sản phẩm tương tự, và các bộ phận củachúng.

1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày

Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU giúp khai

thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam và nângcao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm da giày

Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU góp phần

xây dựng và phát triển thương hiệu đối với sản phẩm xuất khẩu Việt Nam

Thứ ba, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU góp phần

thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển

Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU góp phần gia

tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ phục vụ nhập khẩu hàng hóa

Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày góp phần tăng nguồn thu đối

với ngân sách quốc gia và nguồn thu cho các doanh nghiệp

Thứ sáu, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU giúp Việt

Nam khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong quan hệ thương mại với EU

Thứ bảy, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam góp phần quan

trọng trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhiều người laođộng

Thứ tám, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU là cơ sở để

doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thực hiện trách nhiệm xã hội

Trang 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

GIAI ĐOẠN 2014 – 2022.

2.1 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam giai đoạn trước khi thực thi EVFTA (2014 - 7/2020)

2.1.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng

Thị trường EU là thị trường xuất khẩu giày dép chủ lực thứ hai của Việt Nam(chỉ sau Mỹ) Các loại giày dép xuất khẩu sang thị trường này liên tục tăng với tốc độtăng trưởng bình quân 6,1%/năm trong giai đoạn 2014 - 2020 Theo số liệu của Tổngcục Hải quan, năm 2014 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang EUđạt 3,76 tỷ USD chiếm 34,13% tổng kim ngạch xuất khẩu da giày của cả nước Từnăm 2016 đến năm 2019, xuất khẩu da giày sang EU liên tục tăng và đạt mức 5,1 tỷUSD (năm 2019) Đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, kim ngạchxuất khẩu vào thị trương EU đã giảm mạnh xuống mức 4,25 tỷ USD, giảm 17,47% sovới năm 2019

Nguồn: Tổng cục Hải quan 2021

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang EU

trong giai đoạn 2014 – 2020Trong năm 2020, Đại dịch Covid 19 lan rộng đã gây ảnh hưởng lớn đến ngànhgiày dép trên toàn thế giới, trong đó diễn biến tình hình dịch bệnh rất phức tạp tại cácthị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU Ngành giày dép của Việt Nam cũng gặp khókhi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhu cầu hàng hóa sụt giảm, hoạt động xuất khẩu bị đìnhtrệ và gă ‚p nhiều khó khăn Từ những tháng đầu tiên của Quý I năm 2020 dịch bệnh

Trang 9

bùng phát tại nhiều tỉnh/thành của Trung Quốc dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nguyênliệu phục vục cho sản xuất dẫn đến sản lượng giảm Cùng với đó, khi chuỗi cung ứngđứt gẫy, hoạt động xuất khẩu da giày của Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi các đối tácđặt hàng thay đổi phương thức đặt hàng và nhà cung cấp buộc phải thay đổi năng lựcđáp ứng nhu cấu sản xuất và giao hàng

Các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện giao hàng bất lợihơn như thời gian giao hàng rút ngắn, giá giao hàng lên tàu giảm, minh bạch chuỗicung ứng để người mua kiểm soát chuỗi do vậy mà đơn hàng da giày của Việt Nam bịgiảm mạnh Những tháng cuối năm 2020, tình hình dịch bệnh tại các thị trường xuấtkhẩu chính của Việt Nam Hoa Kỳ, Anh, EU vẫn diễn biến phức tạp nhiều đơn hàngtrong bị kéo giãn thời gian giao hàng, các đơn đặt mới bị sụt giảm mạnh khiến cho kimngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh

2.1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu da giày lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020 khuvực EU tập trung tại các thị trường trọng điểm là Đức, Bỉ, Anh, Hà Lan, Pháp, Italia;trong đó, Bỉ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu0,987 tỷ USD năm 2020, chiếm 22,15% kim ngạch xuất khẩu da giày sang EU Xuấtkhẩu sang thị trường Đức - thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong EUnăm 2020 cũng đạt 0,90 tỷ USD, chiếm 20,20% tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU.Tiếp đến là thị trường Hà Lan đạt kim ngạch 0,683 tỷ USD, chiếm 15,33%; Anh đạt

633 triệu USD, chiếm 11,25%; Pháp đạt 515 triệu USD, tăng chiếm 9,52%, Italychiếm 5,93%

Nguồn: Cơ sở dữ liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)

Hình 2.2 Thị trường xuất khẩu da giày của Việt Nam vào EU

Trang 10

Như vậy, trong 5 thị trường lớn là Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh, chiếm tỷ trọngđến 78,45% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu da giày của Việt Nam sang EU Cácthị trường còn lại chiếm tỷ trọng không lớn trong kim ngạch xuất khẩu da giày củaViệt Nam sang EU.

2.1.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Các nhóm mặt hàng giày dép xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường

EU bao gồm nhóm giày dép vải (HS 6404); nhóm giày dép da (HS 6403) và nhómgiày cao su/nhựa (HS 6402), chỉ riêng 3 nhóm này đã chiếm đến 96,42% tổng kimngạch xuất khẩu mặt hàng da giày năm 2020 Cụ thể năm 2020, đối với mã HS 6404,kim ngạch xuất khẩu đạt 2,157 tỷ USD, chiếm đến 48,41% tổng kim ngạch xuất khẩu

da giày sang thị trường EU; tiếp đến là sản phẩm da giày có mã HS 6403, kim ngạchxuất khẩu đạt 1,44 tỷ USD, chiếm 32,39% Mặt hàng da giày có mã HS 6402, kimngạch xuất khẩu đạt 0,694 tỷ USD chiếm 15,62% Nhóm các bộ phận của giày dép(HS 6406) đạt 114 triệu USD, chiếm 2,56%; nhóm giày dép khác (HS 6405) đạt 42triệu USD, chiếm 0,94%

2.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sau khi thực thi EVFTA (8/2020 - 8/2022)

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mang lại nhiều lợi thế cho ngành giày dépViệt Nam, tạo cơ hội tăng trưởng xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh tại thị trường EU.Trước khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam được hưởng quy chế GSP đối với giày dépvới mức thuế thấp hơn 3,5% so với mức thuế cơ sở (12,5%) Khi Hiệp định có hiệulực mức thuế của các sản phẩm da thuộc và túi, ví, cặp, giày bảo hộ và giày thể thao sẽ

về 0%; nhưng các sản phẩm giày dép da sẽ giảm từ mức cơ sở (12,5%) xuống 0% theo

lộ trình từ 3 - 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực Tính trong dài hạn, các doanhnghiệp giày dép Việt Nam sẽ hưởng lợi đáng kể do các ưu đãi thuế quan theo EVFTA

là ổn định, không phụ thuộc vào tỷ trọng trong tổng nhập khẩu vào EU và giảm dầnxuống 0%

Sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA, giày dép là mặt hàng nằm trong danhmục các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực về xuấtkhẩu Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệulực, xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang thị trường EU dần hồi phục trở lại.Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU đạt 4,684 tỷ USDtăng 10,21% so với năm 2020 Tính chung 7 đầu năm 2022, xuất khẩu giày dép củaViệt Nam sang các nước đối tác trong EVFTA đạt 3,456 tỷ USD, tăng 25,8% so vớicùng kỳ năm 2021

Trang 11

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang một

số thị trường chủ lực thuộc EU khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực 2

8/2021-Tăng/giảm (%)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của tổng cục Hải quan, 2022

Sau hai năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu mặt hàng giày dép củaViệt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực tại EU đều tăng mạnh, điển hình nhưItalia tăng (15,72%); Hà Lan tăng (12,89%); Bỉ tăng (1,77%), Tây Ban Nha (8,27%),Đức (1,83)

Ngay khi EVFTA chính thức có hiệu lực, mức thuế của giày thể thao được cắt giảm vềmức 0% Mặt hàng giày dép này của Việt Nam đã tận dụng rất tốt mức ưu đãi, khi kimngạch xuất khẩu tăng mạnh và là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường

EU Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chủng loại giày thể thao, giàytennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày tập và những thứ tương tự, với đế ngoài bằngcao su hoặc nhựa và mũ giày bằng vật liệu dệt (HS 640411) sang EU trong năm đầuthực thi EVFTA đạt 1,47 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng giai đoạn trước đó Xuấtkhẩu các chủng loại giày dép có mã HS: 640419, 640299, 640391, 640291 vào thịtrường EU kể từ khi EVFTA có hiệu lực cũng tăng trưởng tích cực, đặc biệt là trong 7tháng đầu năm 2022 đều tăng ở mức 2 con số

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu chủng loại giày có đế ngoài bằng cao su, nhựahoặc da tổng hợp, có mũ bằng da (HS 640399) sang EU sau 2 năm kể từ khi EVFTA

có hiệu lực giảm 6,5% so với cùng giai đoạn trước đó

Trang 12

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại giày dép sang

T8/2021-Tăng giảm 8/2020- 7/2021

640411

Giày, dép thể thao, giày tennis, giày bóng rổ,

giày thể dục, giày luyện tập và các loại tương

640391 Giàycó đế ngoài và đế bằng cao su hoặc nhựa 545.706 547.889 0,4

640291 Giày có đế ngoài bằng cao su, nhựa hoặc da

tổng hợp, có mũ bằng da, che mắt cá chân 278.752 327.812 17,6

640291 Giày dép che mắt cá chân, có đế ngoài và mũ

bằng cao su hoặc nhựa 69.709 90.064 29,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Đặc biệt trong bối cảnh chung khi kinh tế EU bị tác động nghiêm trọng bởi đạidịch khiến sức tiêu thụ và nhập khẩu hàng hóa tại thị trường suy giảm, nhập khẩu giàydép của EU từ Việt Nam vẫn chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể; thị phần cạnh tranhcủa giày dép Việt Nam đang có dấu hiệu cải thiện tại thị trường EU Theo tính toán từ

số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong 7 tháng năm 2022, cũng làthời điểm tròn hai năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU nhập khẩu mặt hàng giày dép

từ Việt Nam đạt kim ngạch 2,829 tỷ EUR, tăng 21,46%; chiếm thị phần 23,55%, caohơn so với mức 20,04% cùng kỳ năm 2021

Trang 13

Bảng 2.3 Nhập khẩu của EU và thị phần giày dép Việt Nam tại EU

thời điểm tròn 2 năm EVFTA có hiệu lực

Đơn vị tính: triệu Eur

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat)

Từ những số liệu trên cho thấy, EVFTA đã có những tác động hết sức tích cựclên xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam Sau hai năm thực thi Hiệp định, xuấtkhẩu hàng giày dép Việt Nam sang EU đã chứng kiến sự tăng trưởng rất khả quan bấtchấp những khó khăn, phức tạp do đại dịch Covid-19, nhờ tận dụng tốt ưu đãi thuếquan trong EVFTA bằng việc đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa tươngứng trong Hiệp định này Tiêu chí xuất xứ đối với giày dép theo EVFTA mặc dù đượcxem là chặt hơn so với các FTA khác nhưng không phải là tiêu chí mới do trước đódoanh nghiệp đã xuất khẩu sang EU với tiêu chí tương tự theo cơ chế ưu đãi GSP Quytắc xuất xứ áp dụng gần như không thay đổi; đây là thuận lợi lớn cho doanh nghiệpgiày dép Việt Nam

2.2.2 Đánh giá tình hình tận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA đối với mặt hàng da giày khi EVFTA có hiệu lực

* Về kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sử dụng quy tắc xuất xứ

Hiện nay hầu hết sản phẩm giày dép các loại sản xuất tại Việt Nam là có xuất

xứ không thuần túy Quy tắc xuất xứ theo cam kết trong EVFTA, sản phẩm giày dépđược sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ ngoại khối, ngoại trừ các bộ phận lắp ghép

từ mũi giày và đế giày Do vậy, tiêu chí xuất xứ này được xem là chặt hơn so với một

số FTA khác nhưng không phải là tiêu chí mới đối với ngành giày dép do trước đó giàydép đã xuất khẩu sang EU với tiêu chí tương tự trong GSP Quy tắc xuất xứ áp dụnggần như không thay đổi, đây là thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp ngành da giày hiện

Trang 14

nay Hơn nữa các doanh nghiệp da, giày có thể linh hoạt trong việc áp dụng nguyên tắccộng gộp xuất xứ để tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng, phù hợp với thị hiếu vànhu cầu thị trường của EU.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, hàng da giày của ViệtNam phải đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định này hayđược cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1

Có thể mô tả sản phẩm giày, dép da theo mã HS 6403 (Giày, dép có đế ngoàibằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc) được xem

là có xuất xứ khi các nguyên vật liệu sản xuất đáp ứng các điều kiện như sau: Mũ giàygắn với đế trong HS 6406 (có xuất xứ); Đế giày HS 6406 (không có xuất xứ); DaHS4107 (không xuất xứ) tạo ra sản phẩm HS 6403 có xuất xứ

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuấtkhẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) năm 2021 đạt69,08 tỷ USD, chiếm 32,66% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường có FTA.Trong năm 2021, đã có 1,2 triệu bộ C/O ưu đãi được cấp, tăng 24% về trị giá và tăng23% về số lượng bộ C/O so với năm 2020.Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sử dụngC/O mẫu EUR.1 sang thị trường EU và Anh không quá cao (lần lượt ở mức 20,18% và17,19%) Một số nhóm hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu EUR.1 rất tốt như gạo(100%), giày dép (98,02%), thủy sản (76,9%), nhựa và sản phẩm nhựa (70,63%).Đối với mặt hàng da giày, trong quý I năm 2021, kim ngạch xuất khẩu (baogồm giày dép và các mặt hàng túi xách, ví, vali…) vào thị trường EU được các cơquan, tổ chức được cấp C/O mẫu EUR.1 theo Hiệp định EVFTA là 1,37 tỷ USD, tỷ lệmặt hàng giày dép xuất khẩu sang thị trường EU có sử dụng C/O mẫu EUR.1 theoHiệp định EVFTA là 98,98%

* Về cơ cấu thị trường xuất khẩu theo C/O mẫu EUR.1

Từ bảng số liệu 3.1 cho thấy thị trường Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp và Ý là các thịtrường xuất khẩu có kim ngạch cấp C/O đối với mặt hàng da giày cao nhất Trong QuýI/2021, hai thị trường có kim ngạch cấp C/O mẫu EUR.1 lớn nhất là Bỉ và Đức lầnlượt đạt 0,38 tỷ USD và 0,207 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lần lượt là 32,4% và 17,7%trong tổng trị giá C/O cấp cho hàng da giày xuất khẩu vào thị trường EU

Bảng 2.4 Thị trường xuất khẩu của hàng da giày Việt Nam tại EU

theo C/O mẫu EUR.1

TT Thị z trường EU z

Tháng z 8-12/2020 Quý z I/2021 Kim ngạch z z

Ngày đăng: 05/08/2024, 17:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w