1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

câu chuyện chính sách bảo hộ ô tô trong nước tranh cãi về thông tư 20 bổ sung thủ tục nhập khẩu ô tô

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Câu chuyện chính sách bảo hộ ô tô trong nước: Tranh cãi về Thông tư 20 bổ sung thủ tục nhập khẩu ô tô
Tác giả Nhóm 3
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Chính sách thương mại quốc tế
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

Tác dụng chính của các biện pháp bảo hộnày luôn là để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất trong nước phát triển trong giai đoạn sơkhai của ngành, và sẽ được bãi bỏ một khi sản x

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ

KINH DOANH QUỐC TẾ

-

-BÀI TẬP NHÓMHọc phần: Chính sách thương mại quốc tế

CÂU CHUYỆN CHÍNH SÁCH BẢO HỘ Ô TÔ TRONG NƯỚC:

TRANH CÃI VỀ THÔNG TƯ 20 BỔ SUNG

THỦ TỤC NHẬP KHẨU Ô TÔ

Hà Nội, tháng 06 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CASE STUDY 6

Câu chuyện: 6

DANH MỤC CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN 7

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN 8

Câu hỏi 1: 8

Câu hỏi 2: 10

Câu hỏi 3: 19

Câu hỏi 4: 23

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ô tô là một mặt hàng quan trọng đối với tất cả các xã hội, đặc biệt là đối với những quốc giaphát triển, quốc gia thu nhập cao, trung bình cao, cũng như các quốc gia đang phát triển với mộttầng lớp trung lưu hình thành và mở rộng Chính vì vậy, chế tạo, lắp ráp và sản xuất ô tô nội địađược coi là những hoạt động công nghiệp quan trọng, cần được tạo điều kiện phát triển Một ngànhcông nghiệp ô tô vững mạnh sẽ giúp đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất, phân phối, bảohành trong nước, cũng như giúp quốc gia chủ động hơn trong cân bằng cung - cầu nội địa và còntạo đà xuất khẩu ô tô sang các thị trường nước ngoài Nhằm đạt được mục tiêu này, nhiều chính phủ

đã sử dụng nhiều các biện pháp nhằm hỗ trợ cho sản xuất ô tô nội địa, trong đó bao gồm nhữngbiện pháp được coi là bảo hộ sản xuất ô tô trong nước Tác dụng chính của các biện pháp bảo hộnày luôn là để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất trong nước phát triển trong giai đoạn sơkhai của ngành, và sẽ được bãi bỏ một khi sản xuất trong nước đã đủ năng lực cạnh tranh với sảnphẩm ô tô nhập khẩu

Việt Nam, như nhiều các quốc gia công nghiệp đi trước như Mỹ, Nhật Bản, , cũng đã ápdụng các biện pháp bảo hộ, bao gồm các biện pháp từ thuế quan đến phi thuế quan, gồm quy định

về sản lượng ô tô nhập khẩu (cấm nhập ô tô cũ, hạn ngạch nhập khẩu, rào cản giấy phép nhậpkhẩu), tiêu chuẩn kỹ thuật, tỷ lệ nội địa hóa Sau khi Việt Nam tham gia WTO, các biện pháp đơngiản như cấm nhập ô tô cũ hay hạn ngạch nhập khẩu đã được bãi bỏ, buộc chính phủ phải áp dụngcác biện pháp phi truyền thống như giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều hơn

Nhằm góp phần làm rõ nội dung, tác động thực tế cũng như hiệu quả của các chính sách bảo

hộ hiện nay đối với ngành ô tô trong nước, Nhóm 3 chúng em xin được trình bày case study “Câu chuyện chính sách bảo hộ ô tô trong nước: Tranh cãi đối với Thông tư 20 bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô” Câu chuyện xoay quanh sự tác động tới thị trường của Thông tư 20/2011/TT-

BCT về “Quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống”.Thông qua câu chuyện này, nhóm chúng em muốn truyền tải thông điệp rằng việc điềuchỉnh các chính sách bảo hộ ô tô trong nước sao cho hài hòa các nhóm lợi ích (của quốc gia, củadoanh nghiệp, của người tiêu dùng) chưa bao giờ là một bài toán đơn giản cho các nhà ban hànhchính sách; cũng như thực trạng việc bảo hộ ngành ô tô trong nước còn nhiều luẩn quẩn của ViệtNam

Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ kiến thức và kinh nghiệm cònhạn chế, nên bài làm của chúng em không tránh khỏi có những sơ sót Chúng em rất mong được sựnhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của thầy để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn

Trang 4

CASE STUDY Chủ đề: Chính sách bảo hộ

Case study: “Câu chuyện chính sách bảo hộ ô tô trong nước: Tranh cãi đối với Thông tư 20

bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô”

Trang 5

DANH MỤC CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu hỏi 1: Bối cảnh nào khiến Bộ Công thương ra thông tư 20 năm 2011 quy định về ô tô

nhập khẩu?

 Thực trạng thị trường ô tô Việt Nam trước thông tư 20?

 Đâu là mục tiêu của Bộ Công thương khi đưa ra thông tư 20?

Câu hỏi 2: Cách mà thông tư số 20/2011/TT-BCT tác động đến thị trường xe ô tô?

 Bộ Công thương đã sử dụng công cụ gì?

 Thông tư 20 đem đến lợi ích gì cho thị trường xe ô tô tại Việt Nam?

 Đâu là mặt trái của thông tư số 20/2011/TT-BCT?

 Ai hưởng lợi, ai thiệt hại nhất từ thông tư 20?

 Các doanh nghiệp ô tô chính hãng đã làm gì để nắm bắt cơ hội này?

 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phản ứng như thế nào trước thông tư 20?

Câu hỏi 3: Tính pháp lý của thông tư 20?

 Tính pháp lý của Thông tư 20/2011-BCT theo luật pháp Việt Nam?

 Đánh giá tính phù hợp của thông tư 20/2011 với các Điều ước quốc tế?

 Tính pháp lý của thông tư 20 với các Hiệp định thương mại tự do (FTAs - Free TradeAgreements)

Câu hỏi 4: Liệu Thông tư số 20/2011/TT-BCT có đạt hiệu quả và mục tiêu ban đầu?

 Thông tư 20 liệu có phải là một sự thất bại?

 Cái kết đối với Thông tư 20/2011/TT – BTC?

 Ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam liệu có cải thiện?

 Sau khi Thông tư 20/2011/TT-BCT được bãi bỏ, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phản ứng ra sao?

Trang 6

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu hỏi 1: Bối cảnh nào khiến Bộ Công thương ra thông tư 20 năm 2011 quy định về ô

tô nhập khẩu?

Luẩn quẩn và thiếu tầm nhìn dài hạn - Trong thời gian khoảng 4 năm từ 2007 - 2010, Việt

Nam liên tục mắc kẹt trong vòng quay giảm thuế, tăng thuế những chiếc ô tô nguyên chiếc đượcnhập khẩu từ nước ngoài trong nỗ lực phát triển ngành công nghiệp ô tô nội địa Việt Nam Thông tư

20 được ra đời như một nỗ lực tiếp theo của Chính phủ để bảo vệ tiêu dùng, kiểm soát lượng ô tônhập khẩu, tránh thất thoát thuế và phát triển ngành công nghiệp ô tô

Thực trạng thị trường ô tô Việt Nam trước thông tư 20?

Với quan điểm phát triển “Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được

ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xâydựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước” và mục tiêu “Xây dựng và phát triển ngành côngnghiệp ô tô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước,

có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khuvực và thế giới” trong Quyết định của thủ tướng chính phủ số 177/2004/QĐ-TTG ngày 05 tháng 10năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2010,tầm nhìn đến 2020; Việt Nam liên tục có những bước đi để hiện thực hóa tầm nhìn này

Việt Nam gia nhập WTO, tiến hành nhập khẩu xe để tạo động lực cạnh tranh, phát triển chongành công nghiệp ô tô trong nước Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO và tiến hành mở cửa thịtrường cho các loại xe nhập khẩu

Năm 2007, Việt Nam quyết định giảm thuế nhập khẩu khi kéo mức thuế suất thuế nhập khẩu

ô tô nguyên chiếc từ 90% xuống còn 60% với mục tiêu tạo cạnh tranh, tạo đà phát triển cho ngànhcông nghiệp ô tô nội địa Dẫu vậy, bất chấp việc giá xe nhập khẩu giảm, giá thành ô tô lắp ráp nộiđịa không có dấu hiệu biến chuyển, đồng thời, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô nội địa cũng không

có được những đổi mới sáng tạo, bước phát triển cần thiết để có thể cạnh tranh với những ô tô nhậpkhẩu nước ngoài, thể hiện sự thụt lùi đáng kể so với ô tô nhập khẩu

Trước tình cảnh trên, chính phủ quyết định tăng thuế nhập khẩu và các loại thuế khác lênnhững chiếc xe nhập khẩu với mục đích bảo hộ, tạo điều kiện để ngành công nghiệp ô tô nội địaphát triển

Vào năm 2008, Việt Nam thực hiện các đợt tăng thuế xe nguyên chiếc nhập khẩu, theo BộTài chính các mức thuế 80%, 85%, thậm chí là 90% với mục tiêu bảo hộ và phát triển ngành công

Trang 7

nghiệp lắp ráp ô tô nội địa Ngoài ra từ 1/7/2008 lệ phí trước bạ với mặt hàng ôtô cũng tăng từ 5%lên 10% và 12% Khi thuế tăng giá xe cũng tăng liên tục và đến nay theo tính toán, một chiếc ôtônhập khẩu giá 20.000 USD, khi về đến VN và đến tay người tiêu dùng đã đội giá lên thành gần50.000 USD.

Tiếp theo, từ tháng 4/2009, mặt hàng ô tô lại phải chịu sự điều chỉnh của Luật thuế tiêu thụđặc biệt, nhiều loại xe đã chịu mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 15% - 30%

Tuy nhiên, chính sách bảo hộ không những không giúp phát triển ngành ô tô nội địa mà cònmang lại vô cùng nhiều những rủi ro, thất thoát cho người dân, các doanh nghiệp địa và cả chínhphủ:

Với người tiêu dùng: người tiêu dùng Việt Nam phải chấp nhận mức giá mua xe cao hơn so

với thế giới từ 2 - 3 lần

Với các doanh nghiệp nội địa: tuy được hưởng lợi nhiều từ chính sách bảo hộ nhờ lợi thế

cạnh tranh về giá sản phẩm, khả năng phân phối; tuy nhiên, do thiếu cạnh tranh nên không cónhững sự đầu tư cần thiết để phát triển công nghệ

Với toàn ngành công nghiệp ô tô: việc tăng thuế để bảo hộ công nghiệp ô tô nội địa đã cản

trở những tiến bộ kỹ thuật và phát triển của nền công nghiệp ô tô Việt Nam Đồng thời, các nhà đầu

tư nước ngoài ngừng chuyển giao công nghệ, bởi vì thị trường hiện tại vẫn cạnh tranh bởi giá.Những vấn đề trên cộng thêm việc lượng nhập khẩu mặt hàng này vẫn gia tăng đáng kể(Năm 2010, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi đáp ứng gần 40% thị trường cả nước) đãkhiến Việt Nam tiếp tục cam kết với WTO với nội dung sẽ giảm mạnh thuế nhập khẩu Và dự đoáncủa các chuyên gia kinh tế thì không cần chờ đến 2018, mà xu thế nhập khẩu ô tô sẽ bùng nổ sớmhơn, vào khoảng năm 2015

Trước những bối cảnh trên, thông tư 20 đã được ban hành.

Đâu là mục tiêu của Bộ Công thương khi đưa ra thông tư 20?

(1) Bảo vệ người tiêu dùng: bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm và

các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng chính hãng

(2) Với doanh nghiệp kinh doanh thương mại và ngành công nghiệp ô tô nội địa: Tạo môi

trường kinh doanh lành mạnh, hạn chế thị trường ô tô nhập khẩu không chính thức, tạo điều kiệnthu hút các nhà đầu tư lâu dài tại Việt Nam khi các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã đầu tư kinh phírất lớn xây dựng nhà xưởng, máy móc sửa chữa, bảo hành, hệ thống đại lý phân phối

Trang 8

(3) Mục tiêu thuế: Nguồn thuế lớn hơn từ các nhà nhập khẩu chính hãng, thay vì thất thu

thuế vào thị trường ô tô nhập khẩu không chính hãng

Câu hỏi 2: Cách mà thông tư số 20/2011/TT-BCT tác động đến thị trường xe ô tô?

Bộ Công thương đã sử dụng công cụ gì?

Với thông tư số 20/2011/TT-BCT, Bộ Công thương sử dụng công cụ hành chính

- giấy phép nhập khẩu thuộc nhóm các công cụ phi thuế quan với nội dung:

“Thương nhân nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoàiviệc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhànước có thẩm quyền:

1 Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãngsản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô

tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quyđịnh của pháp luật: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân

2 Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vậntải cấp: 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.”

Thông tư 20 đem đến lợi ích gì cho thị trường xe ô tô tại Việt Nam?

Hạn chế thị trường ô tô nhập khẩu không chính thức, chống nhập siêu

Thông tư 20 về quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trởxuống được ban hành với mục đích hỗ trợ ngành sản xuất ô tô trong nước và đảm bảo về chất lượngnhập khẩu ô tô Để thực hiện mục đích bảo hộ đó, thông tư 20 đã đề ra nội dung quan trọng là xenhập khẩu mới phải do đại lý chính hãng nhập khẩu và có các giấy phép kèm theo Yêu cầu này đãtạo ra rào cản đối với những doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh xe tư nhân và qua đó hạn chế thịtrường ô tô nhập khẩu xe không chính thức, lượng xe nhập khẩu giảm và khắc phục tình trạng nhậpsiêu dẫn đến ư đọng nguồn cung trên thị trường (diễn ra điển hình vào giai đoạn 2006 - 2009).Lượng xe nhập khẩu giảm cũng làm cho nguồn cung xe ô tô nhập khẩu trên thị trường giảm, thúcđẩy và tạo cơ hội cho xe ô tô sản xuất trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

Cụ thể, vào năm 2011 khi thông tư 20 được ban hành và có hiệu lực, lượng xe nhập khẩuloại dưới 9 chỗ ngồi đã có tín hiệu giảm nhẹ, khoảng 100 xe so với năm 2010 khi chưa có thông tư

20 Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại vàoViệt Nam trong năm 2011 chỉ tăng hơn 1% so với năm 2010 và giảm hơn 30% so với năm 2009

Trang 9

Với rào cản phi thuế quan được đề ra bởi thông tư 20, các doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh ô tô

tư nhân không thể nhập khẩu xe mới, chỉ có thể "lách" theo đường quà biếu, tặng Nhiều doanhnghiệp kinh doanh phải giải thể, chuyển sang buôn bán mặt hàng khác, sang nhượng lại mặt bằng.Điều này tạo ra cuộc thanh lọc thị trường và đem lại kết quả tức thì đó là năm 2012, thị trường ô tôghi nhận lượng xe nhập khẩu các loại về Việt Nam đạt mức thấp nhất đó là 27400 chiếc, giảm gần50% so với năm 2011; trong đó, lượng xe nhập loại dưới 9 chỗ ngồi là 13700 chiếc, chỉ bằngkhoảng 40% lượng xe cùng loại được nhập về vào năm 2011

Tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư lâu dài tại Việt Nam

Thông tư 20/2011/TT-BTC có mục đích chính để bảo hộ cho ngành sản xuất ô tô trong nướcbằng việc hạn chế lượng xe nhập khẩu về Việt Nam Khi lượng xe nhập giảm xuống thì sẽ tạo điềukiện thúc đẩy sản xuất trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường Theo số liệu thống kê từTổng cục Hải Quan và VAMA, trong giai đoạn 2011- 2016, số lượng xe được sản xuất lắp ráp tạiViệt Nam tăng gần gấp 3 lần

Việc sản xuất ô tô trong nước được hỗ trợ để phát triển thì cũng tạo điều kiện thu hút đượcnhiều nhà đầu tư lâu dài tại Việt Nam Điều này đã được nhóm các nhà nhập khẩu ô tô chính hãngnêu ý kiến, Thông tư 20 đã tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hạn chế thị trường ô tô nhậpkhẩu không chính thức, chống nhập siêu và tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư lâu dài tại ViệtNam Họ cho rằng nếu không có Thông tư 20, xe nhập sẽ ồ ạt vào Việt Nam, gây ảnh hưởng tới sựphát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đã đầu tư lớn vàolĩnh vực này nói riêng Thêm nữa, trong bối cảnh xu thế loại bỏ hàng rào thuế quan của các FTA thìcần xây dựng các quy định tập trung vào hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật hơn để đảm bảo quyền lợi vàlợi ích người tiêu dùng cũng như góp phần đẩy mạnh đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực sảnxuất còn non trẻ của Việt Nam như sản xuất ô tô

Đâu là mặt trái của thông tư số 20/2011/TT-BCT?

Tính đến ngày 1/7/2016, thông tư số 20 do Bộ công thương quy định về bổ sung thủ tụcnhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi xuống đã chính thức hết hiệu lực Tuy nhiên vấn đềnội dung của thông tư nên bác bỏ hay tiếp tục vẫn là câu chuyện lan giải, chưa có hồi kết Và đâytiếp tục là vấn đề nóng hổi của báo chí

Cụ thể, thông tư 20 có quy định: Đối với thương nhân nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trởxuống khi làm thủ tục nhập khẩu phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền, được công nhận là nhà

Trang 10

nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý đã được cơ quan đại diệnngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa sự quy định pháp luật.

Nhưng trên thực tế, thông tư 20 không làm thị trường ô tô tại Việt Nam tốt lên mà ngày càngxấu thêm Thông tư ra đời nhằm mục đích kiềm chế nhập khẩu ô tô Nhưng nếu để ý năm 2011,tổng giá trị nhập khẩu xe nguyên chiếc chỉ là 1 tỷ USD thì con số này liên tiếp tăng theo từng năm

và nhảy vọt lên 1,5 tỷ USD vào năm 2014, cũng như đạt mốc kỷ lục 2,5 tỷ USD trong 2015 vừaqua Đồng thời người tiêu dùng cũng phải chịu giá mua tăng mạnh qua từng năm

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định đã tới lúc cần loại bỏ những quy định vô lý này.Hiện, các hãng xe vừa tự mình sản xuất trong nước, vừa tự chỉ định đơn vị nhập khẩu, chính điềunày làm giảm sức cạnh tranh nói chung và còn dẫn tới tình trạng độc quyền về giá

Thực tế cũng đã chứng minh Thông tư 20 không làm thị trường ô tô Việt Nam tốt lên Ra đờivới mục đích kiềm chế nhập siêu của mặt hàng ô tô nhưng nếu như năm 2011, tổng giá trị nhậpkhẩu xe nguyên chiếc chỉ là 1 tỷ USD thì con số này đã liên tiếp tăng theo từng năm và nhảy vọt lên1,5 tỷ USD vào 2014 cũng như đạt mốc kỷ lục 2,5 tỷ USD trong 2015 vừa qua Đồng thời ngườitiêu dùng cũng phải chịu giá mua tăng mạnh qua từng năm

Nói tới Thông tư 20, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định đã tới lúc cần loại bỏ nhữngquy định này Hiện tại, các hãng xe vừa tự mình sản xuất trong nước, vừa tự chỉ định đơn vị nhậpkhẩu, điều này không chỉ làm giảm sức cạnh tranh nói chung mà còn dẫn tới tình trạng độc quyền

về giá và thiệt hại vẫn là người tiêu dùng

Ai hưởng lợi, ai thiệt hại nhất từ thông tư 20?

Nếu xem xét kỹ yếu tố ai là người có lợi, ai là người chịu thiệt thòi khi thông tư 20 đượcduyệt thì không khó để nhận thấy, người hưởng lợi nhiều nhất là các nhà sản xuất nước ngoài, vàcác ông lớn nhập khẩu ô tô

Thông tư giúp các nhà sản xuất và ông lớn nhập khẩu chiếm ưu thế hơn hẳn cả về giá cũngnhư thị phần Còn bên chịu thiệt hại lớn nhất là ai, đầu tiên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhữngngười bị chính sách loại bỏ khỏi chơi Sau nữa, xét cho cùng thì chính người tiêu dùng là người bịbất lợi nhất khi phải mua một sản phẩm ở thị trường kém cạnh tranh bởi chính cơ chế độc quyềntrong phân phối ngăn cản họ trong lúc mua

Các doanh nghiệp ô tô chính hãng đã làm gì để nắm bắt cơ hội này?

Trang 11

Hòa cùng sự kiện nóng trên, các bên có lợi, đã kiến nghị bảo vệ quyền lợi cũng như quanđiểm của mình nhằm thuyết phục chính phủ giữ thông tư 20 Trong văn bản gửi thủ tướng chínhphủ và các quan chức ban ngành liên quan, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam, chorằng thông tư giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hạnchế thị trường ô tô nhập khẩu không chính thức, thu hút các nhà đầu tư lâu dài.

Cùng với đó, hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), nhập khẩu ô tô chính hãngcũng kiến nghị với thủ tướng bày tỏ mong muốn giữ lại điều kiện nhập khẩu ô tô Những doanhnghiệp này chiếm phần lớn thị trường xe ô tô Điển hình là vào năm 2016, với 18 công ty có têntrong danh sách, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã bán ra 271.833 xe, chiếm tới89% doanh số của toàn ngành công nghiệp ôtô Việt Nam Số lượng còn lại là của các doanh nghiệpkhác không gia thuộc VAMA, như Hyundai, Nissan Việt Nam (với các mẫu xe nhập khẩu nguyênchiếc) hay các nhà phân phối xe nhập khẩu chính hãng như Audi, BMW, Porsche

Bên cạnh đó, khi thông tư 20 được áp dụng, miếng bánh thị trường ô tô tại Việt Nam càngngon bởi chỉ còn sự phân chia giữa các đại gia chính hãng Doanh số thấp, thuế cao so với khu vực,thị trường ôtô Việt Nam bấy lâu nay bị phàn nàn là khó đoán, khó làm bởi chính sách bất ổn Tuynhiên, hầu hết các thương hiệu xe lớn đều có đại diện chính hãng tại đây và đáng chú ý phần lớncác nhãn siêu sang như Lamborghini, Rolls-Royce, Bentley đều gia nhập thị trường sau năm 2011.Những thông tư như thế này chính là dịp làm ăn siêu lợi nhuận của các hãng xe phân phối chínhhãng

Sau khi cánh cửa thị trường ôtô nhập ngoài đóng lại năm 2011 với thông tư 20/2011-TTBTC về quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống, các nhànhập khẩu thương mại hết cửa đưa xe mới về nước, tưởng chừng tình trạng gian lận thuế sẽ biếnmất Tuy nhiên, trên thực tế trong lúc các nhà nhập khẩu thương mại phải dùng đủ chiêu từ biến xemới thành cũ, đưa xe về nước qua đường biếu tặng, các nhà phân phối chính hãng "một mình mộtchợ" không gian lận thuế thì cũng định giá cao và ăn lãi khủng Dù mua nhập ngoài (đi đườngvòng) hay chính hãng (đi đường thẳng), người tiêu dùng đều phải mua giá cao hơn giá trị thực củasản phẩm họ nhận được

Có thể nói, điều này một phần làm cho thị trường xe thêm sự méo mó Việc mở tung thịtrường như trước năm 2011 mà không có sự quản lý là không ổn nhưng đóng chặt để tạo thế độcquyền cũng không mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và khiến thị trường lệch lạc Một chuyêngia giấu tên cho rằng: "Nhiều liên doanh chỉ muốn nhập khẩu thay vì đầu tư lắp ráp đơn giản vì

Ngày đăng: 05/08/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w