Khái niệm• Người bệnh – Là người bị bệnh, là người đau khổ, bị rối loạn sự thoải mái về cơ thể, tâm lý và xã hội, bị rối loạn thích nghi sinh học, tâm lý, xã hội với cảm giác bị phụ thuộ
Trang 1TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH
ThS ĐD Võ Hữu Thuần
Trang 2Khái niệm
• Người bệnh
– Là người bị bệnh, là người đau khổ, bị rối loạn sự thoải mái về cơ thể, tâm lý và xã hội, bị rối loạn thích nghi sinh học, tâm lý, xã hội với cảm giác bị phụ thuộc vào bệnh với nhận cảm tự do bị hạn chế
Trang 3Các trạng thái tâm lý người bệnh
1 Biến đổi tâm lý
2 Loạn thần kinh chức năng khác với các triệu
chứng tâm lý bệnh
3 Loạn thần kinh thực thể
Trang 4Các nhận thức, thái độ, phản ứng của người
bệnh
1 Nhân cách tiền bệnh lý: gồm các kiểu
– Nhân cách bình thường
– Nhân cách đậm nét (trội về một nét tính cách như
hướng nội, hướng ngoại, kiểu hưng phấn, kiểu ức chế hoặc không ổn định hoặc cứng nhắc)
– Nhân cách bệnh thái (gần như bệnh lý)
– Nhân cách bệnh lý (mất bù trừ, không thích nghi,
hưng phấn, ức chế, NB quan tâm hiện tại, ít lo lắng cho tương lai, hậu quả của bệnh
– Nhân cách bệnh tâm lý
Trang 5Các nhận thức, thái độ, phản ứng của người
bệnh
2 Tính chất của bệnh
– Cấp tính, bán cấp tính, mạn tính
– Mức độ: nhẹ, vừa, nặng
– Thể: tiềm tàng, toàn phát
– Giai đoạn: khở bệnh, phát bệnh, lui bệnh
– Theo chuyên khoa: nội, ngoại, sản, nhi, nhiễm, da liễu…
Trang 6Các nhận thức, thái độ, phản ứng của người
bệnh
3 Hoàn cảnh khi bị bệnh
– Bản thân: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Trong
đó kinh tế là quyết định
– Gia đình: tình cảm ông bà, cha mẹ, anh chị em
– Cộng đồng: cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố, làng xã … (mối quan hệ bạn bè, sự quan tâm của lãnh đạo
Trang 7Các nhận thức, thái độ, phản ứng của người
bệnh
4 Các loại nhận thức của người bệnh
– Nhận thức đúng đắn bình thường (chính điệu)
– Nhận thức quá mức (cường điệu)
– Nhận thức yếu, nhược nhận (nhược điệu)
– Nhận thức không ổn định, loạn nhận thức (loạn điệu)
Trang 8Các phản ứng của người bệnh
• Phản ứng hợp tác
• Phản ứng nội tâm, bình tĩnh chờ đợi
• Phản ứng bàng quang
• Phản ứng hốt hoảng
• Phản ứng nghi ngờ
• Phản ứng tiêu cực
• Phản ứng phá hoại
Trang 9Các biểu hiện tâm lý thường gặp ở NB
• Sợ hãi
• Lo âu, xao xuyến
• Trầm cảm
• Bực tức
• Vị kỷ
• Thoái hồi
Trang 10Thoái hồi
• Là trạng thái quay lại thời kỳ sơ sinh, là phản ứng tự vệ để sinh tồn
• Đối với NB, tùy theo bệnh nặng hay nhẹ, tùy theo nhân cách từng người mà biểu hiện thoái hồi có nhiều mức độ khác nhau, khi bệnh đỡ
và dần khỏi thì các biểu hiện thoái hồi mất đi
Trang 11Thoái hồi
• Về tâm lý biểu hiện thoái hồi như sau
a) Không gian và thời gian hẹp lại: NB lấy mình làm
trung tâm, không quan tâm đến cái gì khác hơn khung cảnh mình đang sống Do đó họ khó hiểu rằng thầy thuốc, nhân viên y tế có rất nhiều việc phải làm ngoài việc lo cho họ, càng biểu hiện
người bệnh rất khó chịu khi phải chờ đợi lâu
Ta nhớ tới tâm lý TE, muốn có người chơi với nó, được chú ý, đòi cái gì được cái đó, được chiều chuộng
b) Lệ thuộc và ỷ lại
Trang 12Ứng dụng tâm lý trong điều trị
• Đối với người bệnh nội khoa
• Người bệnh tăng huyết áp
• Bệnh ung thư nội tạng
• Bệnh lao
• Người bệnh có tuổi
• Người bệnh ngoại khoa
• Trẻ em bị bệnh
• Bệnh ngoài da và hoa liểu
• Những bệnh tật khó chữa