1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao trinh an toan lao dong va bao ve moi truong ta dang thuan

267 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề An toàn lao động và bảo vệ môi trường
Tác giả Tạ Đăng Thuần, Lộ Thành Huy, Hoàng Thị Loan, Trần Thị Trang, Nguyễn Việt Thủy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Chuyên ngành An toàn lao động
Thể loại Giáo trình
Định dạng
Số trang 267
Dung lượng 5,96 MB

Nội dung

Nội đung của giáo trình có sự tham khảo, kế thừa một số giáo trình, tải liệu cũng như các văn bản pháp luật, quy định hiện hành của nhà nước trong các lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU’ PHAM KY THUAT HU'NG YEN

TS Tạ Đăng Thuần (Chủ biên) 'TS Lê Thành Huy; TS Hoàng Thị Loan; ThS Trần Thị Trang;

ThS Nguyễn Việt Thùy

GIÁO TRÌNH

AN TOAN LAO BONG

VÀ BẢO VỆ MôI TRƯỜNG

_T/ NHA XUAT BAN KHOA HOC VA KY THUAT

Trang 2

LOINOI DAU Hiện nay, vấn đề an toàn lao động và bảo vệ môi trường là lĩnh vực được nhiều thành phần trong xã hội quan iâm đặc biệt là trong các doanh

nghiệp Việc đâm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp, giúp cho người lao động tránh được những rủi ro do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời giúp cho các quá trình sản xuất trong

các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả cao

Cuến “Giáo trình An toàn lao động và bảo vệ môi trường” được biên soạn đựa trên đề cương môn học An toàn lao động và bảo vệ môi trường do

bộ môn Hóa môi trường - Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường — Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên phụ trách giảng dạy cho sinh viên các ngành kỹ thuật trong trường Nội đung của giáo trình có sự tham

khảo, kế thừa một số giáo trình, tải liệu cũng như các văn bản pháp luật, quy

định hiện hành của nhà nước trong các lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, Bên cạnh đó, giáo trình đã được nhóm biên soạn cập nhật nhiều thông tin phù hợp với những thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, công nghệ như các quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hiện trạng ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

Với các mục tiêu nêu trên, nhóm tác giả biên soạn đã đưa vào trong

giáo trình những nội dung chính, nhằm cung cấp cho sinh viên trong trường cũng như những người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp những kiến thức cơ bản, luật pháp chính sách, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và môi trường Thêm vào đó trong quá trình giảng dạy, giảng viên sẽ cung cấp thêm các ví dụ minh họa để làm rõ hơn cho các nội dung được đề

cập trong giáo trình

Nội dung của giáo trình gồm:

Chương 1: Những van dé chung vé an toàn, vệ sinh lao động;

Chương 2: Pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động:

Trang 3

Chương 3: Kỹ thuật an toàn lao động:

Chương 4: Kỹ thuật vệ sinh môi trường lao động:

Chương 5: Bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh Nhóm the gia được phận công biện soạn 2 gido trình bao ¡ gồm: "

-_T§ Tạ Đăng Thuần biên soạn Chương 1, 5 và tổng hợp giáo trình

‘ThS Nguyễn Việt Thủy biên soạn Chương 2.' ,

TS, Hoang Thi Loan, Ths Tran Thi Trang biên soạn chương 4

Mặc dù, nhóm tác giả có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót Mọi góp ý xin gửi về bộ môn

Hóa môi trường - Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường — Trường Ì Đại

Trang 4

Danh mục chữ việt tất ceee — —.- —- 111 8

Chuong 1 NHU'NG VAN DE CHUNG VE AN TOÀN, -

VỆ SINH LAO ĐỘNG tệ ngà rệt tên là 2 are 9

1.1 Khái niệm chùng về an toàn, vệ sinh lao động -cccseee 9 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động —.- 9 1.12 Mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, tính chất của công tác

an toàn, vệ sinh lao động :

1.1.3 Nội đung công tác an toàn, vệ sinh lao động

1.2 Tai nạn lao động .- -eeseerrrerrerrrre HH Tri

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản - ceeee — 14

1.2.2 Tình hình tai nạn lao động tran

1.2.3 Nguyên nhân gây tai nạn lao động « eerisrrierirrdrereer 18

1.2.4 Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro tai nạn lao động "¬ , 20 1.2.5 Các biện pháp phòng ngừa tai nan lao động

Câu hỏi ôn tập chương 1 -s.52122227221220111.euf

Chương 2 PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN chân

VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

2.1.Nội dung chủ yếu của pháp luật an toàn và VỆ sinh lao động

2.2 Pham vi, đối tượng của luật an toàn, vệ sinh lao động 20 15 ` "

2.3 Nội dung an toản, vệ sinh lao động trong luat _

an toàn, vé sinh 1a0 dONg .ssssseseecseseseeseseeeeeeecneeterereenesneecaneaeenennersets 29

231, Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động .29

2.3.2 Quản lý nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động - 32 2.3.3 Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi Hee „.39

2.3.4 Những quy định riêng đối với lao động nữ

Trang 5

2.4 Cac quy dinh vé kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động 49 2.4.1 Biện pháp phòng, chống các yếu tổ nguy ny hiém, yếu tố

2.3.4 Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối

với một số lao động đặc thù LH HH rrervry 61 2.3.5 Đảm bảo, an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất,

Chương 3 KỸ THUAT AN TOÀN LAO ĐỘNG no 71

3.1, Các yếu tố nguy hiểm trong lao động ccccccccccStcccrrrrrrre 77

3.2 Kỹ thuật an toàn -c.c ,

3.2.2 Kỹ thuật an toàn hóa chất TH 2211111 re

3.2.3 Kỹ thuật an toàn máy, thiết bị cơ khí «-cccccccrcccccrcecee 3.2.4 Kỹ thuật an toản điện c7 +

3.2.5 Kỹ thuật an toàn trong một số lĩnh vực khác ssoccccei 153

Câu hỏi ôn tập chương 3 HH HH H111 tre ccercey 165

Chương 4 KỸ THUẬT VỆ SINH MOI TRUONG LAO DONG 167 4.1 Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh môi trường lao động 167 4.2 KY thuat vé sinh mOi trong lao d6ng ec cssesessesceaeseeccsesecsesseaes

4.2.1 Vi khí hậu trong môi trường lao động

4.2.3 Bụi và biện pháp phòng chống - tot vrvervrrrecrrrrccee

4.2.4 Tiếng ồn và rung động trong lao động

4.2.5 Chiếu sáng trong sản XUẤT cssc vcooe12 1101111

4.2.6 Thông gió trong công nghiỆp s55 se nxsekrkerszrzrecree

4.3 Bệnh nghề nghiệp trong cơ sở sản xuất, kinh doanh

Trang 6

Chương 5 MÔI TRƯỜNG BẢO VỆ CƠ SỞ SÂN XUẤT

TRONG KINH DOANH ăn 202

5.2.1 Ô nhiễm môi trường do nước thải eco-ocosrrerrrrrriireree 5.2.2 Ô nhiễm môi trường do khí thải -ccsieererreerrrrrrirerree

5.2.3 Ô nhiễm môi trường do chất thai ran

5.3 Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất,

Trang 7

DANH MUC CHU VIET TAT ˆ ị

ATVSLĐ: An toàn, vệ sinh lao động

BLIĐ: Bộ luật Lao động

BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT: Bảo vệ môi trường

CCN: Cum céng nghiép

CTNH: Chất thải nguy hai

CTR: Chất thải rắn

EMS (Environmental management system):

Hệ thông quán lý môi tường

Trang 8

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE AN TOAN,

VE SINH LAO DONG

Chương này giúp người đọc:

- Trình bày được một số khái niệm cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động, -

~ Phân tích được mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, tính chất của công tác an

toàn, vệ sinh lao động;

- Trình bày được các nội dung chính của công tác an toàn, vệ sinh lao động;

+ Trình bày được nguyên nhân, tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam hiện nay

1.1 Khái niệm chung về an toàn, vệ sinh lao động

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố

nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá irình lao động

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác “động của yếu tố có hại : gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động Nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xây ra tai nạn trong quá trình lao động Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến ngành nghề đang làm Vậy an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tổ nguy hiểm khi

Trang 9

hại được phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và

bệnh nghề nghiệp, bạn chế ốm đau làm giảm sút sức khée cũng như những

thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn về tính mang người lao động và cơ sở vật chất, trực tiếp góp phần bảo

vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động

1.1.2.2 Ý nghĩa

4) Ý nghĩa xã hội

Công tác ATVSLĐ tốt góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe,

tính mạng và đời sống người lao động

Nếu công tác ATVSLĐ không được thực hiện tốt, điều kiện lao động của người lao động còn quá nặng nhọc, độc hại, để xảy ra nhiều tai nạn

nghiêm trọng thì uy tín của nhà nước, doanh nghiệp sẽ bị giám sút

An toản, vệ sinh lao động đâm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh,

mọi người được sống khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng

đáng trong xã hội đồng thời làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật

b) Lợi ích kinh tế

Năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, luôn hoàn thành tốt

kế hoạch sản xuất và công tác tốt Do vậy, phúc lợi tập thể được tăng lên có thêm những điều kiện để cải thiện đời sống vật chất và tình thần của tập thể

và cá nhân người lao động

Ngược lại nếu để môi trường làm việc không tốt dẫn đến tai nạn lao

động hoặc ốm đau xảy ra nhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất

1.1.2.3 Nguyên tắc bảo đâm an toàn, vệ sinh lao động

- Bao dam quyển của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động

- Tuan thi day đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động: ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu

tố nguy hiểm, yếu tổ có hại trong quá trình lao động

- Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại điện người sử dụng

lao động, hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng,

Trang 10

thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động

1.1.2.4 Tỉnh chất của công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động có ba tính chất chủ yếu là: pháp lý, khoa học

kỹ thuật và tính quần chúng Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau

- _ Án toàn, vệ sinh lao động mang tính chất pháp lý

Những quy định và nội dung về ATVSLĐ được thể chế hóa chúng

thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho

mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác bảo

hộ lao động là luật pháp của Nhà nude Xuất phát từ quan điểm: Con người

là vốn quý nhất nên luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu và thực hiện Đó

là tính pháp lý của công tác ATVSLĐ

-_ An toèn, vệ sinh lao động mang tính khoa học và kỹ thuật

Mọi hoạt động của ATVSLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiỆp đều xuất phát từ những

cơ sở của khoa học kỹ thuật Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để

đề ra các giải pháp chẳng ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoa học và kỹ thuật

Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật mới vào

công tác bảo hộ lao động ngày cảng phổ biến Trong quá trình kiểm tra môi hàn bằng tia gamma, nếu không hiểu biết về tính chất và tác đụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh có hiệu quả Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục, không thể chỉ có hiểu biết

về cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như sự cân bằng của

cần cầu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ nâng chuyển

Muôn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp không những phải hiểu biết về kỹ thuật

Trang 11

chiéu sang, ky thuật thông gió, cơ khí hóa, tự động hóa mà còn cần phải

có các kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động Vì vậy, công tác bảo hộ lao động mạng tính chất khoa học và kỹ thuật tổng hợp

- An toan, vé sinh lao déng mang tinh quan ching

TAt ca moi người từ người sử dụng lạo động đến người lạo động đều

là đối tượng cần được bảo vệ Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia

vào công tác ATVSLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác

An toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến tất cả mọi người tham gia

sản xuất Công nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với máy, thiết

bị, trực tiếp thực hiện các quy trình công nghệ do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong công tác báo hộ lao động, đồng gop xây dựng

các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về mẫu mã, quy cách dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc

Mặt khác dù các quy trình, quy phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuằẫn, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó thì rất đễ vi phạm

Muốn làm tốt công tác báo hộ lao động, phải vận động được đông đảo mọi người tham gia Cho nên ATVSLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp,

mọi ngành quan tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và tự giác

thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện "pháp để cái thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

An toàn, vệ sinh lao động là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và

trước hết là người trực tiếp lao động Nó liên quan với quần chúng lao động ATVSLD bao vệ quyén lợi và hạnh phúc cho moi ngudi, moi nha, cho toàn

xã hội, vì thế ATVSLĐ luôn mang tinh quan chúng sâu rộng

1.1.3 Nội dung công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công tác ATVSLĐ bao gồm những nội dụng chủ yếu sau:

-_ Kỹ thuật an toàn;

-_ Vệ sinh lao động;

-_ Các chính sách, chế độ ATVSLĐ

Trang 12

1.1.3.1 Kỹ thuật an toàn

Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức

kỹ thuật nhằm 'phỏng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản

ˆ Đề đạt được muc đích phòng ngừa tác động của các yếu tổ nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, phải quán triệt các biện pháp đó ngay từ khi thiết kế, xây đựng hoặc chế tạo các thiết bị máy, thiết bị, các quá trình công nghệ Trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức kỹ thuật, sở đựng các thiết bị an toàn và các thao tác

- Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể tại các quy phạm, tiêu

chuẩn và các văn bản khác về lĩnh vực kỹ thuật án toàn

Nội dung kỹ thuật an toan chủ yếu gồm những ví vấn đề sau đây

- Xác định vùng nguy hiểm

- Xác định các biện pháp an ¡toàn về quản lý, tổ chức và thao tac dam

bao an toàn

- Sử dựng các thiết bị an toàn thích ứng: “Thiết bị che e chấn, thiết bị

phòng ngừa, thiết bị tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhận

1.1.3.2 Vệ sinh lao động

/ Vệ sinh lao động là hệ thong các biện pháp phòng ngùa và phương tiện về tố chức và kỹ thuật nhằm ngừa sự tác động của các yếu tế có hại trong sản xuất đối với người lao động Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại phải tiến hành một loạt các công ' việc cần thiết Trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tổ đó với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định giới hạn cho phép của các yếu tố có hại trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động

Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động gồm:

`- Xác định khoảng cách về an toàn, vệ sinh;

~_ Xác định các yếu tế có hại cho sức khỏe;

-_ Biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo đối quản lý sức khỏe, tuyên dụng lao động;

-_ Biện pháp về sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

Trang 13

Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động: kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc; kỹ thuật chống tiếng ồn và rung động: kỹ thuật chiếu sáng: kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường

Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh phải được quán triệt ngay từ khâu thiết

kế xây dựng các công trình nhà xướng, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế chế tạo

các máy, thiết bị, quá trình công nghệ

“Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các

yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

1.1.3.3 Chính sách, chế độ an toàn, vệ sinh lao động

Các chính sách, chế độ ATVSLĐ chủ yếu bao gồm: các biện pháp kinh

tế - xã hội (KT- -XH), tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác ATVSLĐ Các chính sách ATVSLĐ nhằm đảm bảo thúc đây thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ: kế hoạch

hóa công tác ATVSLĐ, các chế độ việc tuyên truyền, huấn luyện, chế độ

thanh tra, kiểm tra, chế độ khai báo điều tra, kiểm tra, chế độ khai báo điều

tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động

Những nội dung của công tác ATVSLĐ kế trên là rất lớn, bao gồm nhiều công việc thuộc nhiễu lĩnh vực công tác khác nhau Hiểu được nội dung của công tác ATVSLĐ sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ đạt được kết quả tốt nhất 1.2 Tai nạn lao động

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

Một số khái niệm cơ bản được quy định trong điều 3 Luật An †oàn, vệ sinh lao động năm 2015:

- Yếu tố nguy hiểm là yêu tố gây mất an toàn, làm tén thương hoặc gây

tử vong cho con người trong quá trình lao động

-_ Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người

trong quá trình lao động

-_ Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy,

thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra

Trang 14

trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho

con người, tài sản và môi trường

~_ Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng là sự

cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương

- Tai nạn lao động là tai nạn gây tốn thương cho bat ky bộ phận, chức

năng nào của cơ thê hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá

trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động

1.2.2 Tình hình tai nạn lao động

Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ tai nạn lao động (TNLĐ) trong các ngành nghề, đặc biệt là ngành kỹ thuật ngày càng tăng Mặc dù công tác huấn luyện an toàn đã được điễn ra nhưng những tai nạn nghề nghiệp vẫn tiếp tục xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng người lao động, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sản phẩm, máy, thiết bị và tiễn độ sản xuất của doanh nghiệp, xí nghiệp

Thông báo số 647/TB-LĐTBXH về tình hình tai nạn lao động năm

2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo báo cáo của 63/63

tinh, thành phố trực thuộc Trưng ương trên toàn quốc đã xảy ra 7.130 vụ

TNLĐ làm 7.267 người bị nạn trong đó:

-_ Số người chết: 610 người

-_ Số vụ TNLĐ chết người: 572 vụ

-_ Số người bị thương nặng: 1.592 người

-_ Nạn nhân là lao động nữ: 2.535 người

-_ Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 119 vụ

Những địa phương có nhiều người chết vì TNLĐ trong khu vực có

quan hệ lao động như: Thành phô Hồ Chí Minh, Hà Nội; các tỉnh Bình

Dương, Quảng Ninh, Hải Dương

Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2019 so với năm

2018 cụ thể như sau:

Trang 15

Bảng 1.1 So sánh tình hình TNLĐ năm 2019 và 2018

khu vục có quan hệ lao động

Nguôn: Bộ Lao động - Thuong binh va Xã hội 2019

Phận tích từ các biên bản điều tra tai nạn lao động chết người nhận được, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có một số đánh giá như sau:

- Tinh hinh tai nan lao động chết người theo loại hình cơ sở sản xuất được miêu tả trong.Hình 1.1:

Tỷ lệ số người chết 4.24%

+ Loại hình công ty cỗ phần chiếm 29,66% số người chết

+ Loại hình doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 19,49% số người chết

+ Loại hình doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 4,24%

số người chết

6

Trang 16

+ Các loại hình khác chiếm 5,08%

- Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động

chết người được biểu thị trong Hình 1.2

Tỷ lệ số vụ tai nạn lao động chết người Tỷ lệ số người chết

Hình 1.2 Tỷ lệ tại nạn lao động chết người

ở các hình thúc sẵn xuất kinh doanh + Lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,2% tổng số vụ và 22,03% tổng số người chết

+ Lĩnh vực xây dựng chiếm 17,12% tổng số vụ tai nạn và 17,8% tổng

Tỳ lệ số vụ tai nạn lao động chết người Tỷ lệ số người chết Ì Ì

'#8Tai nạn giao thông MRơi nga tir tan cao

Máy, thiết bị căn, kep, cuỗn

Điện giật a6 sap Cập lĩnh vực khác

4

E Ti nọn gio thông, vet

mE AC

Roi ng tir trénicao-

fay, thidt bj “te \ ị ij

Trang 17

+ Tai nạn giao thông chiếm 30,64% tổng số vụ và 28, 81% tổng số người chết

+ Ngã từ trên cao, rơi chiếm 18,92% tổng số vụ và 17,8% tổng số người chết

+ Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 15,32% tổng số vụ và 14,41% tổng số người chết

+ Điện giật chiếm 9,01% tổng SỐ Vụ và 8,47% tổng số người chết

+ Để sập chiếm 7,21% tổng số vụ và 9,32% tổng số người chết,

1.2.3 Nguyên nhân gây tai nạn lao động

Tỷ lệ số vụ, số người chết của các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai

nạn lao động chết người được hiểu thị trong Hình 1.4

Tỷ lệ sổ vự tai nạn lao động chết người Tỷ lệ số người chết

Người sử dụng lao động Người sử dụng lao động

saNguy€n nhén khée

Hình 1.4 Tỷ lệ số vụ, số người chết của các nguyên nhân xảy ra TNLĐ

* Nguyên nhân do người sử dung lao động chiếm 47,74% 6 tổng số vụ

và 49,004 tổng số người chết, cụ thể:

Người sử đụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm

việc an toản chiếm 24,32% tổng số vụ và 26,27% tổng số người chết

- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn,vệ sinh lao động

hoặc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chưa đầy đủ cho người lao động

chiếm 14,41% tổng số vụ và 13,56% tổng số người chết

- Dotd chức lao động và điều kiện lao động chiếm 7,21% tổng số vụ và 8,47% tổng số người chết

Trong môi trường lao động thì sẽ xuất hiện những khoảng không gian

có thể gây nguy hiểm cho người lao động về tính mạng và sức khỏe, thường

xảy ra những tai nạn sau:

Trang 18

+ Máy kẹp, cuộn quần áo và chân tay ở các thiết bị truyền động, các

mảnh dụng cụ trong quá trình thi công bị bắn ra

+ Bui, hơi khí động do các máy gia công vật liệu gây ra gây ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa của con người

+ Các bộ phận của máy, thiết bị hay đất, đá va đập vào con người

trong các khu vực nguy hiểm

- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 1,8% tổng số vụ và 1,69% tổng số người chết; ví đụ như:

+ Máy, thiết bị không được hoàn chỉnh, các thiết bị thiếu an toàn đo

đã bị hỏng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng bảo vệ an toàn lao động

đo làm việc quá tính năng cho phép

+ Thiếu các thiết bị âm thanh, ánh sáng cảnh báo, thiếu các thiết bị như

áp kế, vôn kế, thiết bị chỉ các sức nâng của cần trục và độ vương tương ứng + Các máy, thiết bị đã hỏng nhưng vẫn còn sử dụng, thiết bị đã bị rạn

nit, cong vénh, dut gay

+ Hộp số bị trục trặc làm cho vận tốc vận hành của các máy, thiết bị

không kiểm soát được làm cho người lao động bị ảnh hưởng

+ Việc thiếu ánh sáng trong quá trình lao động khiến cho người điều khiển máy, thiết bị đễ bị mệt mỏi, gây ra phản xạ thần kinh chậm, lâu ngày

làm giảm thị lực của người lao động, gây ra những chân thương trong quá trình lao động

* Nguyên nhân người lao động vì phạm quy trình, quy chuẩn an loàn

lao động chiếm 14,41% tổng số số vụ và 14,41% tổng số người chất

~ _ Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an toàn lao động -_ Không sử đụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân

-_ Do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động

* Côn lại 37,85% tổng số vụ tại nạn lao động và 35,6% tổng số người

chất, xảy ra do các nguyên nhân Rhác như: tai nạn giao thông, nguyên nhân tai nạn lao động do người khác, khách quan khó tránh

Trang 19

1.2.4 Tô chức đánh giá nguy cơ rủi ro tai nạn lao động

Được quy định trong Điều 3 Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH

Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

Điều 3: Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

1 Đi với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong

nội quy, quy trình làm việc

2 Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời điểm sau đây:

a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh

b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh it nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy

định khác Thời điểm đánh giá định kỳ đo người sử dụng lao động quyết định

©) Đánh giá bổ sung khí thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mắt an toàn,

vệ sinh lao động nghiêm trọng

3 Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện

theo các bước sau đây:

a) Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

b) Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

c) Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động 1.2.5 Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động

Để đâm bảo an toàn cho người lao động cũng như tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra về lao động Bộ luật Lao động (BI:LĐ) có đưa ra

những cách thức phòng ngửa tai nạn lao động như sau:

- Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Trang 20

+ Cac loai may, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

+ Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về

an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

~_ Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động

+ Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử

dụng lao động phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao

động và cải thiện điều kiện lao động

-_ Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động

+ Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được

người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải

sử đụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng

- Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động

+ Người sử đụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ

sinh lao động phải tham đự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao

động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toản lao động, vệ sinh lao động thực hiện

+ Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao

động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi

tuyển đụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động,

vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi

quản lý của người sử dụng lao động ‘

+ Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn huyện an toàn lao động,

vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây

Trang 21

dựng chương trình khung công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh

lao động; danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,

vệ sinh lao động

- Thong tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động

+ Người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động -_ Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

+ Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy

định cho từng loại công việc để tuyên dụng và sắp xếp lao động

+ Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kế cá người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết (ật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần + Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế

+ Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động

đúng theo quy định của pháp luật

+ Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khóe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động

+ Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động và hồ sơ theo đối tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế

+ Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm

trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các

biện pháp khử độc, khử trùng

Trang 22

CÂU HỒI ÔN TẬP CHUONG 1

Câu 1: Các khái niệm chung về an toàn, vệ sinh lao động?

Câu 2: Mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, tính chất của công tác an toàn,

vệ sinh lao động?

Câu 3: Trình bày các nội dung của công tác an toàn, vệ sinh lao động? Câu 4: Đánh giá tình trạng tai nạn lao động ở Việt Nam thời gian gần đây?

Câu 5: Phân tích các nguyên nhân xảy ra fai nạn lao động?

Câu 6: Trình bày, phân tích các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

1, luật An toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội thông qua ngày 25

tháng 6 năm 2015

Thông báo số 647/TB-LĐTBXH về tình hình tai nạn lao động năm

2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư số 07⁄2016/TT-BLĐTBXH Quy định một số nội đưng

tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở

sản xuất, kinh doanh

Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm

2019

Giáo trình Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Trường Đại học

Công nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007

Fundamental principles of occupational health and safely/ Benjamin O.Alli

International Labour Office - Geneva: ILO, 2008;

Trang 23

Chương này giúp người đọc:

~ Phân tích được các nội dung chủ yếu của pháp luật an toàn và vệ sinh lao động;

- Trình bày được phạm vi, đối tượng của pháp luật ATVSLĐ năm 2015;

- Phân tích được nội dung an toàn, vệ sinh lao động trong luật ATVSLĐ, nghị

định thông tư, quy chuẩn hiện hành

2.1 Nội dung chủ yếu của pháp luật an toàn và vệ sinh lao động

Luật ATVSLĐ 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

'Việt Nam khóa XTIH, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 bao

gồm 7 chương 93 điều, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 với các nội dung cơ bản như sau:

- _ Thể hiện chính sách của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức,

-_ Vẫn đề bảo đâm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh đoanh

- _ Vấn đề quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

Bộ luật Lao động 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm

2019 bao gầm 17 chương 220 điều, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 nim

2021 với các nội dung cơ bản như sau:

- Quy dinh về việc lam, tuyển đựng, quản lý lao động, hợp đồng lao động

Trang 24

- Gido duc nghé nghiép và kỹ năng nghề, đối thoại tại nơi làm việc, tiền lương

- Quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật và trách nhiệm lao động

- Quy dinh về an toàn, vệ sinh lao động, quy định với lao động nữ, lao động chưa thành niên và một số lao động khác

-_ Vấn đề bảo hiểm, giải quyết tranh chấp và các van dé vi phạm luật lao

động Hiên quan

Với hai bộ luật trên thì quá trình thực hiện được quy định theo các

nghị định và thông tư chung về an toàn, vệ sinh lao động được phân loại

theo từng nội dung cụ thể như sau:

Nghị định thông tư hướng dẫn chung về an toàn, vệ sinh lao động

- _ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động

~ Thông tư số 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động

- Thong tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về việc thu thập, lưu trữ, tống hợp, cung cắp, công bó, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và

sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng (hiệu lực

15/01/2021)

- Quyét dinh sé 1037/QD-TTg thanh lập Hội đồng quốc gia về an toàn,

vệ sinh lao động

Quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn

luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

- Văn bản hợp nhất số 631/VBHN-BLĐTBXH năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về boạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn,

vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

Trang 25

- Thông tư số 245/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp,

quản lý và sử dụng phí thắm định điều kiện kinh đoanh trong hoạt động

kiểm định kỹ thuật an toàn lao động: huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

- Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoạt động kiểm định

kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm

ngặt về an toàn lao động

-_ Thông tư số 31/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoạt động huấn luyện

an toàn, vệ sinh lao động

-_ Thông tư số 110/2017/TT-BTC về sửa đổi biểu mức thu phí thắm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động kèm theo

- Thông tư số 08/2017/TT- -BQP quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật

an toàn may, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

trong Bộ Quốc phòng

- Thông tư số 09/2017/TT-BCT quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật

an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

- Thông tư liên tịch số 35/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV về Quy định

mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

- Thông tư số 114/2020/TT- -BQP về ban hành 18 quy trình kiểm định

kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng

Quy định về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

- Nghị định số 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tại nan lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc (hiệu lực 15/9/2020)

-_ Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội

bất buộc vào Quỹ báo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (hiệu lực

Trang 26

- Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH về quy định và hướng dẫn thực

hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

- Công văn số 3647/BHXH-CSXH năm 2016 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động

Danh mục nghề, công việc các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu

nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động |

- Quyết định 86 558/2002/QD-BLDTBXH vé Danh muc nghé, công việc được hưởng chế độ bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện

có yếu tố nguy hiểm, độc hại của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

v Thông tư số ö 06/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (hiệu lực 5/10/2020)

~ Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

- Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc

nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

trong quân đội

- Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH về Danh mục các loại máy, thiết

bị, vật tư, chât có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động trong một số lĩnh vực cụ thể

- Thông tư số 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây đựng công trình

- Thông tư số 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao

động thuộc lĩnh vực y tế

- Quyết định số 2968/QĐ-BYT năm 2018 công bế thủ tục hành chính

sửa đổi được quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế

- Thông tư số 03/2017/TT-BVHTTDL quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao

Trang 27

ˆ Thông tư số 29/2016/TT-BXD quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn

đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sản treo nâng người sử dụng trong

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính, thanh tra trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

- Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt

Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (hiệu lực 15/4/2020)

- Thông tr số 20/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế phối hợp

trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao

động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính

2.2 Phạm vi, đối tượng của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

Điền 2: Đối tượng áp dụng

1 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người thử việc, người học nghà, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

2 Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

3 Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động

4 Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp

đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

5 Người sử dụng lao động

6 Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có Hiên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động

Trang 28

2.3 Nội dung an toàn, vệ sinh lao động trong luật an toàn, vệ sinh lao động

2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động được quy định trong Luật ATVSLĐ 2015 như sau:

Điều 6: Quyển và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động

1 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:

a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh

lao động: yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tô có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống: được dao tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm

tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám

định mức suy giảm khá năng lao động và được trả phí khám giám định trong

trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức

hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

đ) Yêu cầu người sử dựng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi

điều trị ỗn định đo bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy

cơ xây ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án

xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách

công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để báo đảm an

toàn, vệ sinh lao động

Trang 29

e) Khiếu nại, tổ cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật,

2 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể

b) Sử dung va bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang

cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mắt an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động

hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tại

nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có

lệnh của người sử đụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền

3 Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:

8) Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn,

vệ sinh lao động

b) Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toản, vệ sinh lao động, được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khí làm các công

việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

c) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do chính phủ quy định

Căn cứ vào điều kiện phát triển KT-XH, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chỉ tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện

đ) Khiếu nại, tế cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật

4 Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ

sau đây:

a) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do

minh thyc hiện theo quy định của pháp luật

Trang 30

b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên

quan trong quá trình lao động

c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mat an toàn, vệ sinh lao động

5, Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân

đân có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật áp đụng riêng với đối tượng này có quy định khác

6 Người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đổi với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này

7 Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền và

nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều này, riêng việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ

Điều 7: Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người

sử dụng lao động

1 Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện

pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao

động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động

c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật

đ) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự

cố, tai nạn lao động

2 Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan,

tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc

phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Trang 31

b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình,

biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động: trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động: thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

©) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xây ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng

tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động

đ) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện

pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của

đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động:

phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn,

vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn,

vệ sinh lao động

e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp, sự cổ kỹ thuật gây mắt an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động: chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn,

vệ sinh lao động

8) LÁy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch

nội quy, quy trình, biện pháp bảo đâm an toàn, vệ sinh lao động

2.3.2 Quản lý nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động

Điều 82: Nội dung quản lý nhà nước về an toàn, Vệ sinh lao động

1 Ban hành và tế chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn,

vệ sinh lao động; xây dựng, ban hành hoặc công bồ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vé sinh lao động, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về

an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền được phân công quản lý

2 Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh

lao động

3 Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động

Trang 32

4 Quản lý tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ trong lĩnh vực an

toàn, vệ sinh lao động

5 Tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về

an toàn, vệ sinh lao động

6 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

7 Bồi đưỡng, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động

8 Hợp táo quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động

Điều 83: Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

2 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính

phủ thống nhất thực hiện quán lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

3 Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của minh cd trach nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

4 Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

rnình thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

Điều 84 Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao

động của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1 Chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành hoặc ban hành theo thắm quyền và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách,

kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động, chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; lập hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

2 Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu

nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 28

của Luật này; chủ trì thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động

huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

3 Xây dựng hoặc tham gia ý kiến theo thẩm quyền các tiêu chuẩn,

quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại

Điều 87 của Luật này

Trang 33

4 Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về an toàn, vệ sinh lao động: thống kê về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp hật về thống kê

5 Chủ trì tổ chức thực hiện tuyên truyền, phô biến, giáo đục pháp luật

về an toàn, vệ sinh lao động; phòng ngừa sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ

sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

6 Trình chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần

thiết để bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động

7 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện, phối hợp điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất

an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân

dân tối cao điều tra, xử lý tai nạn lao động có đấu hiệu tội phạm

8 Hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động

Điều 85 Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế

1 Xây dung, trinh co quan nhà nước có thâm quyền ban hành hoặc

ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về quan trắc môi

trường lao động; đánh giá, kiểm soát, quản lý các yếu tế có hại tại nơi làm việc; quản lý, tổ chức quan trắc môi trường lao động

2 Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đối với các yêu tố vệ sinh lao động trong môi trường lao động;

tham gia ý kiến về nội đung vệ sinh lao động theo thấm quyền quy định tại khoản 5 điều 87 của luật này

3 Hướng dẫn theo thẩm quyển công tác quản lý vệ sinh lao động,

phòng, chống bệnh nghề nghiệp

4 Hướng dẫn việc khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp giám định mức suy giảm khả năng lao động, điều trị, phục hồi chức năng đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quan lý hồ sơ sức khỏe lao động

5 Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng nội

dung huấn luyện về vệ sinh lao động; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật về vệ sinh lao động

Trang 34

6 Xây dựng, ban hành và định kỳ rà soát sửa đổi, bố sung Danh mục

bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của luật này; tổ chức giám định bệnh nghề nghiệp; xây đựng và ban hành tiêu chuẩn sức khỏe cho từng loại nghề, công việc san khi có ý kiến của các bộ, ngành có liên quan

7 Theo đối, tông hợp, cung cấp thông tin về công tác vệ sinh lao

động; thống kê, xây đựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc

8 Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng tiêu chí đánh giáo cho Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

9, Phối hợp với Bộ Lao động - Thương bỉnh và Xã hội thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật

10 Hằng năm, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về

tình hình thực biện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong

lĩnh vực quản lý

Điều 86 Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao

động của Ủy ban nhân dân các cấp

1 Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thấm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương

2 Chịu trách nhiệm quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao

động tại địa phương

3 Hằng năm, báo báo về tình hình thực hiện chính sách, pháp | luật an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương với Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc

báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thấm quyền theo

quy định của pháp luật

4 Hằng năm, bố trí nguồn lực tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên đại bản phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo đục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương

Trang 35

5 Thanh tra, kiếm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm

pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương

Điều 87: Trách nhiệm xây đựng, công bố các tiêu chuẩn quốc gia

về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quắc gia về an toàn, vệ sinh lao động

1 Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch xây dung tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và công bề tiêu chuẩn quốc gia

về an toàn, vệ sinh lao động

2 Bộ Lao động - Thương bỉnh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ,

Cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức lập kế hoạch xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

3 Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về

an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi quản lý được Chính phủ phân công sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương bình và Xã

hội; trường hợp không thống nhất ý kiến, cơ quan chủ trì xây dựng tiêu

chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ

xem xét, quyết định

Việc thâm định tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Khoa học và Công nghệ tô chức thực hiện theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

4 Bộ Lao động - Thương binh va Xã hội xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thấm quyền quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều này; có trách nhiệm phân công trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, xay dung va

ban hanh quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới hoặc liên quan đến phạm vi quản

lý của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ

5, Bộ Y tế xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

bao hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định tại Điều §5 của Luật này; có ý kiến thống

nhất về nội dung vệ sinh lao ' động trong quá trình các bộ, CƠ quan ngang bộ xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn,

vệ sinh lao động

Trang 36

Điều 88: Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, Hội đồng

an toàn, vệ sinh lao động cấp tính

1 Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động là tổ chức tư vấn

cho Chính phủ trong việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách,

pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động Hội đồng đo Thủ tướng Chính phủ

thành lập, bao gồm đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, tổ chức đại

diện người sử dung lao động, các bộ, ngành có liên quan và một số chuyên

gia, nhà khoa học về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

2 Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tinh là tổ chức tư vấn cho

Ủy ban nhân dân trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toản, vệ sinh lao động tại địa phương Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, bao gồm đại điện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động, Hội Nong | dân, một số doanh nghiệp, cơ

quan, tổ chức và chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao

động tại địa phương

3 Hằng năm, Hội đồng An toan, vệ sinh lao động có trách nhiệm tô chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tang cường sự hiểu biết giữa người sử

dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tô chức đại điện người

sử đụng lao động và các cơ quan nhà nước để thúc đẩy việc cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động, nâng cao hiệu

quả xây đựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

4 Chính phủ quy định chỉ tiết việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, tổ

chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và

Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tinh

Điều 89 Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động

1 Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành thuộc

cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương và cấp tỉnh

2 Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng

xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường

thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự

phối hợp của thanh tra an toàn, vệ sinh lao động

Trang 37

3 Chính phủ quy định chỉ tiết về tổ chức và hoạt động của thanh tra

an toàn, vệ sinh lao động quy định tại khoản 1 điều này và cơ chế phối hợp liên ngành quy định tại khoản 2 điều này

Điều 90: Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

1 Người nào vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì tùy

theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật

2 Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luat này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyển và lợi ích hợp pháp của tổ

chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, tức độ vi phạm mà bị xử lý ký luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật

3 Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chiếm đụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm

tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoải việc phái đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm

đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng

hai lần mức lãi suất đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước

liền kè tính trên số tiền, thời gian chậm đóng: nếu không thực hiện thì theo

yêu cầu của người có thâm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dung

lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tải khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội

4 Chính phủ quy định chỉ tiết về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động quy

định trong Luật nảy

Điều 91, Cơ chế phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động

1 Cơ chế phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ,

co quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nội dung phối hợp quy định tại khoán 2 Điều nảy trong phạm vỉ

trách nhiệm của mình

Trang 38

b) Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động các cấp phối

hợp với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác trong công tác an toàn, vệ sinh lao động theo lĩnh vực có liên quan

2 Nội dung phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

a) Xây đựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; tiêu

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động

b) Xây dựng chương trình, hồ sơ quốc qua về an toàn, vệ sinh lao động

c) Điều tra tai nạn lao động, tai nạn, sự cố kỹ thuật gây mat an toàn, vệ

sinh lao động, chính sách, chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

đ) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, thống kê, báo cáo về

an toàn, vệ sinh lao động; kiêm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

đ) Thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động và xử lý

vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

e) Khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động

g) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh

lao động

3 Chính phủ quy định chỉ tiết Điều này '

2.3.3 Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

Chương VI BLLĐ 2019 quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi của người lao động

Mục 1 Thời giờ làm việp

Điều 105 Thời giờ làm việc bình thường

1 Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và

không quá 48 giờ trong 01 tuần

2 Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp

Trang 39

theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày

và không quá 48 giờ trong 01 tuần

Nhà nước khuyến khích người sử đụng láo động thực hiện tần làm

việc 40 giờ đối với người lao động

3 Người sử đụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới bạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tế có hại đúng theo quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia và pháp luật có Hên quan

Điều 106 Giờ làm việc ban đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 Điờ sáng ngày hôm sau Điều 107 Làm thêm giờ

1 Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể

hoặc nội quy lao động

2 Người sử dụng lao động được sử đụng người lao động làm thêm giờ

khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm

thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều nay

3 Người sử dụng lao động được sử đụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc

trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, đa, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dẫu; cấp, thoát nước

©) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời

Trang 40

đ) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn

do tinh chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tế khách quan không dự liệu trước, do hậu quả

thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiểu ( điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ

thuật của đây chuyển sản xuất

đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định

4 Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều nảy, ngudi st đụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh

5 Chính phủ quy định chỉ tiết Điều này

Điều 108 Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy

định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chỗi

trong trường hợp sau đây:

1 Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đám nhiệm vụ quốc

phòng, an ninh theo quy định của pháp luật

2 Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản

của cơ quan, tô chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên

tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ

ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của

pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Mục 2 Thời giờ nghỉ ngơi

Điều 109 Nghĩ trong giờ làm việc

1 Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều

105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ

Ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ Ít nhất 45

phút liên tục

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên

thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc

Ngày đăng: 03/08/2024, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w