TỔNG QUAN
Tổng quan về thiên tai và tình huống khẩn cấp
Thảm họa là một sự kiện tự nhiên hoặc nhân tạo, gây ra những tổn hại to lớn về vật chất, làm gián đoạn kinh tế - xã hội và đe dọa đời sống con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Khi đối mặt với thảm họa, để bảo vệ bản thân và giảm thiểu những thiệt hại, con người cần có những hành động tích cực và phù hợp Tuy nhiên, thảm họa có thể kéo dài và vượt qua khả năng kiểm soát của con người, gây ra những tình huống khẩn cấp [1]
Thiên tai là một thảm họa với nguyên nhân chính là do các sự kiện tự nhiên (bão, lũ lụt, động đất…) gây ra Thiên tai cũng dẫn đến những thiệt hại nặng nề về tài chính, môi trường và con người Thiệt hại do thiên tai phụ thuộc vào khả năng ứng phó và khắc phục thảm họa của con người [3] Trong những năm gần đây, nguyên nhân gây ra thiên tai không còn chủ yếu do các sự kiện tự nhiên nữa, một phần trong đó còn là hệ quả của biến đổi khí hậu toàn cầu mà con người là nguyên nhân chính Các loại thiên tai được phân loại theo các yếu tố kiểm soát được thể hiện trong Bảng 2.1
Bảng 2.1 Phân loại thảm họa tự nhiên [4,5]
Yếu tố kiểm soát Tên thiên tai Một số trận thiên tai Địa chất Động đất, núi lửa, lở đất, lở tuyết, hố sụt, cát lún, sóng thần,…
- Trận động đất ở Ấn Độ Dương năm 2004
- Vụ lở đá băng năm 2002 ở Kolka – Karmadon
- Sóng thần ở Thái Lan năm 2004 do ảnh hưởng của trận động đất lớn
Lũ lụt, sét, gió bão, giông bão, mưa đá, lốc xoáy, bão tuyết, hạn hán…
- Trận lũ lụt lịch sử Mozambique năm 2000 nhấn chìm nhiều nơi trong 3 tuần
- Cơn bão lịch sử Linda năm 1997 đổ bộ vào Nam Bộ Việt Nam
- Đợt hạn hán tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc ở Tứ Xuyên năm 2006
Khác (sinh học, vũ trụ, lửa)
Cháy rừng, bão lửa, dịch bệnh, bão từ, mưa sao băng,…
- Trận cháy rừng Victoria ở Australia năm
- Các trận đại dịch lớn trong lịch sử thế giới như: đại dịch HIV/AIDS, đại dịch cúm gia cầm H5N1, đại dịch xuất huyết Ebola…
5 Những năm vừa qua, thảm họa tự nhiên trên thế giới diễn ra vô cùng phức tạp, để lại hậu quả rất lớn về người và của, đánh dấu sự chuyển biến bất thường của khí hậu toàn cầu Hình 2.1 thể hiện các thảm họa tự nhiên năm 2017 của các quốc gia trên thế giới Có thể thấy rằng, lũ lụt và bão chính là hai thiên tai hay xảy ra nhất và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều thiệt hại về người và của nhất Cụ thể, bão và lũ đã gây ra gần 90% thiệt hại về kinh tế, 60% người tử vong và 85% người dân bị ảnh hưởng trong số 100% tổng thiệt hại do thiên tai trong năm 2017 [6]
Hình 2.1 Các thảm họa tự nhiên năm 2017 [6]
Việt Nam là một trong số những quốc gia chiu ảnh hưởng lớn nhất từ thiên tai năm
2017 (Bảng 2.2) Do đặc điểm về vị trí địa lý cũng như khí hậu nên hàng năm Việt Nam luôn phải gồng mình gánh chịu nhiều cơn bão, lũ lụt quét qua Các cơn bão đi qua thường kèm theo mưa to và lũ quét, làm hư hỏng mạng lưới điện, internet, cấp nước… và phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng khác Những đợt lũ sẽ làm tăng đáng kể hàm lượng cặn lơ lững, vi sinh vật và nhiều thành phần phức tạp khác trong nguồn nước mặt Điều này dẫn đến chất lượng nguồn nước bị giảm và gây ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân trong khu vực Do vậy, vấn đề cần quan tâm nhất ở Việt Nam là làm sao để cung cấp được một nguồn nước sạch và an toàn cho người dân sử dụng khi bão, lũ xảy ra
Lũ Bão Lở đất Động đất Cháy rừng Nhiệt độ cao
Hạn hán Núi lửa Sạc lở
Tần suất Số người chết Số người bị thương Thiệt hại kinh tế
Bảng 2.2 Những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai năm 2017 [6]
Quốc gia Số người tử vong Quốc gia
Số người bị ảnh hưởng (Triệu)
Thiệt hại về tiền (tỷ USD)
Sierra Leone 1102 China 15,15 Puerto Rico 68,0
Tình huống khẩn cấp được định nghĩa là một tình huống bất lợi, gây khó khăn, cản trở hoặc đau khổ đến con người phát sinh ra từ một thảm họa Tình huống khẩn cấp sẽ tiếp tục phát triển và gây nhiều thiệt hại hơn nếu không được ngăn chặn và khắc phục kịp thời
Xử lý nước trong tình huống khẩn cấp: là việc xử lý và lưu chứa nước trong các tình huống thiên tai, thảm họa như bão, lũ, lụt, động đất, sóng thần , khi hệ thống cung cấp nước sạch bị phá hủy và nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh [44]
Theo “Hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt tại hộ gia đình trong tình huống khẩn cấp”, trong tình huống khẩn cấp, mục tiêu xử lý nước nhiễm bẩn là xử lý vi sinh vật gây bệnh và chất rắn lơ lửng Ô nhiễm vi sinh vật trong nước xảy ra khi chất thải của con người, động vật và các chất ô nhiễm khác đi vào nguồn nước (như sông, hồ, ao hoặc giếng nước ngầm) Đây là vấn đề rất thường gặp trong các tình huống khẩn cấp như lũ lụt, động đất, sóng thần…Ô nhiễm vi sinh vật trong nước có thể làm cho người uống nước chưa được tiệt trùng bị tiêu chảy Các vi sinh vật đường nước gây ra bệnh tiêu chảy là: (1) vi khuẩn - chủ yếu là nhóm Coliform (ví dụ E coli, Salmonella và Shigella), (2) ký sinh trùng đơn bào (ví dụ Giardia và Cryptosporidium), (3) vi rút (ví dụ Norwalk và Rotavirus) Chất rắn lơ lửng trong nước (kết hợp của các trầm tích khác
7 nhau gồm bùn và chất hữu cơ) cũng phổ biến trong các nguồn nước bị ô nhiễm Tùy thuộc vào nguồn gốc của chúng, các chất rắn lơ lửng có thể tạo ra nguy cơ sức khỏe ngoài việc tạo ra màu đục của nước và mùi hôi Sông, hồ, ao, giếng, suối bị ô nhiễm thì thường xuyên có một lượng lớn chất rắn lơ lửng
2.1.3 Nguồn nước có thể dùng trong các tình huống khẩn cấp
Khi thiên tai xảy ra, hoạt động của các nhà máy cấp nước cũng bị gián đoạn do các cơ sở vật chất cần thiết bị phá hủy Do đó, con người sẽ không còn nguồn nước sạch để sử dụng nữa Thật không may, cơ sở vật chất của nước ta còn chưa đủ sức để chống chọi với những cơn bão, lũ diễn ra với quy mô lớn cũng như nhu cầu nước uống trong những tình huống khẩn cấp thường vượt quá khả năng cung cấp của các cơ quan cứu trợ hoặc chính quyền địa phương Mặc khác, các tiêu chuẩn cấp nước của nước ta thường hướng đến quan điểm sử dụng lâu dài và chưa có những hướng dẫn cụ thể về cấp nước tạm thời trong các tình huống khẩn cấp Do đó, việc tìm ra một nguồn nước thay thế phù hợp để đảm bảo cung cấp nước an toàn cho người dân sử dụng là một điều tất yếu phải thực hiện
Các biện pháp như: sử dụng nguồn nước cấp lưu trữ sẵn, phân phát nước uống đóng chai hoặc sử dụng một số nguồn nước có trong nhà như: nước đá, bể nước nóng, nước còn lại trong đường ống… là những biện pháp thường được sử dụng trong trường hợp này [7] Tuy nhiên, những nguồn nước này là có hạn chế, chỉ thích hợp sử dụng tạm thời trong thời gian ngắn và không phù hợp để sử dụng trong các đợt bão, lũ lớn Trước tình hình này, việc xem xét những nguồn nước sẵn có trong bão lũ là một định hướng khả thi Mặc dầu vậy, cần lưu ý rằng thiên tai sẽ làm biến đổi chất lượng nguồn nước bằng nhiều cách khác nhau Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng, việc xác định các đặc điểm của nguồn nước cấp và xem xét những tình huống khẩn cấp xảy ra để lựa chọn một nguồn nước phù hợp là một điều quan trọng trong phát triển chiến lược phân phối nước lâu dài Bảng 2.3 trình bày các nguồn nước có thể sử dụng trong bão, lũ và những lưu ý khi sử dụng chúng
Trong các nguồn nước được đề cập, nguồn nước mưa có thể được tính đến trong trường hợp các cơn bão, lũ nhỏ và chỉ cung cấp nước trong một khoảng thời gian ngắn Các nguồn nước ngầm, nước giếng gần như bị nhấn chìm hoàn toàn trong cơn lũ và gần như con người không có cách nào để tiếp cận đến chúng Mặc khác, các đợt bão, lũ lớn cũng làm cho các nguồn nước sông, suối, ao, hồ sẽ bị hòa trộn lại với nhau và tạo thành một nguồn nước động duy nhất Điều này giúp nguồn nước mặt dễ dàng
8 được tận dụng hơn vì chúng luôn có sẵn Tuy nhiên, cần phải tìm ra phương pháp xử lý nước cho phù hợp để đảm bảo an toàn cho người dân khi sử dụng
Bảng 2.3 Cách xử lý và đặc điểm cần lưu ý của các nguồn nước khác nhau [40]
Nguồn nước Cách xử lý Lưu ý
Không cần thiết xử lý nếu vật hứng nước hoặc đồ dùng nước đã sạch
Hữu ích như một nguồn bổ sung nước an toàn trong các mùa nhất định
Nước ngầm: suối tự nhiên Không cần thiết xử lý nếu nguồn nước an toàn
Nguồn nước cần được bảo vệ vì có giới hạn, tùy vào từng mùa
Không cần thiết nếu địa điểm, xây dựng và bảo trì được thực hiện đúng cách
Lượng nước không chắc chắn có nhiều nếu hạn hán kéo dài Đòi hỏi thiết bị xây dựng đặc biệt và chuyên môn cao
Lượng nước có thể thay đổi theo mùa
Có thể được đào/khoan bởi lao động rành nghề địa phương
Cần được bảo dưỡng để tránh ô nhiễm
Luôn luôn phải xử lý
Lượng nước có thể thay đổi theo mùa
Phải kiểm soát đầu vào nguồn nước
Tiêu chuẩn, quy định về cấp nước trong tình huống khẩn cấp
Nước được sử dụng để uống hoặc sinh hoạt cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nước uống của quốc gia hay quốc tế Nhìn chung, nước cấp cho người dân sử dụng phải đạt được hai yêu cầu cơ bản là lượng và chất Về lượng, cần phải xem xét những tình huống xảy ra nằm trong trường hợp nào để đưa ra lượng nước thích hợp cần phải cung cấp, nhưng phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước tối thiểu cho sự sinh tồn trong tình huống khẩn cấp Về chất, thông số này mang tính chất linh hoạt, tùy theo từng tình huống khẩn cấp nhất định mà có những yêu cầu về chất lượng nước cấp thích hợp
Vì vậy, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe của con người trong tình huống khẩn cấp
2.2.1 Quy định, hướng dẫn của Việt Nam về xử lý nước trong ngập lụt
Trong điều kiện phải đối mặt thường xuyên với tác động của những cơn bão lũ Việt Nam đã đưa ra những quy định, hướng dẫn cụ thể về các phương pháp ứng phó và cách khắc phục hậu quả cho những tình huống khẩn cấp sau bão lũ
Theo “Hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt tại hộ gia đình trong tình huống khẩn cấp” và “Sổ tay Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt” , việc lựa chọn biện pháp xử lý nước phụ thuộc vào địa điểm và tình hình thực tế Thông thường, trong những tình huống khẩn cấp thì khó có biện pháp nào là đúng hoàn toàn và hoàn hảo Quy trình xử lý nước ăn uống trong tình huống khẩn cấp thông thường gồm 3 bước chính:
- Bước 1: Xác định nguồn ô nhiễm, tình trạng ô nhiễm của nguồn nước
- Bước 2: Làm trong nước: là phương pháp sử dụng hóa chất hoặc các vật liệu lọc để loại bỏ độ đục, độ màu có trong nước Hóa chất thường được sử dụng trong trường hợp này là hóa chất làm tăng khả năng keo tụ tạo bông: phèn chua Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp lọc bằng cát, lọc bằng vải bông để loại bỏ một lượng nhất định các chất rắn lơ lững
- Bước 3: Khử khuẩn: là bước nhất thiết phải được thực hiện trước khi được sử dụng cho mục đích ăn uống Có 3 biện pháp khử khuẩn có thể được sử dụng gồm: đun sôi, khử khuẩn bằng ánh sáng mặt trời và khử khuẩn bằng hóa chất Khử khuẩn có thể ảnh hưởng đến mùi vị của nước Đun sôi sẽ làm nước có vị nhạt Khử khuẩn bằng ánh sáng mặt trời làm nóng nước Khử khuẩn bằng hóa chất tạo cho nước có mùi vị khó chịu khi sử dụng
Hình 2.2 Quy trình xử lý nước uống trong ngập lụt theo Cục Quản lý Môi trường
Hình 2.3 Sơ đồ lựa chọn phương pháp xử lý nước trong điều kiện bão, lũ theo
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam [44]
2.2.2 Các tiêu chuẩn chất lượng nước trong tình huống khẩn cấp
Tại Việt Nam, chưa có những tiêu chuẩn, quy chuẩn rõ ràng về chất lượng nguồn nước được sử dụng trong tình huống khẩn cấp mà chỉ có quy chuẩn cấp nước cho mục đích ăn uống và sinh hoạt trong điều kiện bình thường (QCVN 1-01: 2018/ BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt) Trên thế giới, các tiêu chuẩn cấp nước lại tùy thuộc vào tính chất của tình huống khẩn cấp Đối với cấp nước trong một thời gian ngắn hạn, để đảm bảo sinh tồn thì chỉ cần chú trọng đến lượng nước tối thiểu dùng cho ăn uống và có thể bỏ qua một số chỉ tiêu
11 hóa học nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh trước khi sử dụng Tuy nhiên, đối với cấp nước trong thời gian dài thì cần phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ tiêu về nước uống để tránh sự tổn hại về sức khỏe mãn tính có thể xảy ra Bảng 2.4 đưa ra hướng dẫn về chất lượng nước uống trong tình huống khẩn cấp Bảng 2.5 cho thấy một số ví dụ về hướng dẫn xử lý E.Coli trong các tình huống khẩn cấp theo
Bảng 2.4 Hướng dẫn về cung cấp nước trong các tình huống khác nhau [1] Chỉ tiêu
Cung cấp để đảm bảo sinh tồn trong tình huống khẩn cấp
Cung cấp dài hạn sau tình huống khẩn cấp
Cung cấp cho sự phát triển
Lượng nước cho một người
Lượng Clo tự do tại điểm lấy mẫu nước (mg/L)
0,3 – 1,0 0,2 – 0,5 Nếu nước được khử trùng bằng clo: 0,2 Độ dẫn điện
(àS/cm) < 3000 3,2eV - +
H O + e → OH + OH (2.8) Đầu tiên, dưới tác dụng của ánh sáng có mức năng lượng cao hơn năng lượng vùng cấm của TiO2, các electron ở vùng hóa trị sẽ bị kích thích và nhảy lên vùng dẫn, kết quả là xuất hiện các lỗ trống quang sinh mang điện tích dương ở vùng hóa trị (2.3) Khi xuất hiện, các lỗ trống quang sinh mang điện tích dương sẽ di chuyển ra bề mặt của hạt xúc tác Nếu trong môi trường nước, các lỗ trống quang sinh sẽ phản ứng với
26 nước và OH - để tạo ra gốc tự do OH• Các phản ứng này xảy ra trên bề mặt chất xúc tác (2.4 và 2.5) Mặc khác, các electron tự do cũng sẽ di chuyển ra bề mặt của hạt xúc tác và có thể xảy ra các phản ứng với oxy có trong nước để tạo ra gốc tự do •O2 - (2.6), sau đó tiếp tục phản ứng với nước tạo ra gốc OH• (2.7 và 2.8) Các gốc tự do này có tính oxy hóa cao, chúng sẽ phân hủy các chất ô nhiễm thành CO2 và H2O Tuy nhiên, các lỗ trống quang sinh và electron có thể tái tổ hợp với nhau kèm theo việc giải phóng nhiệt và ánh sáng, điều này sẽ hạn chế hiệu quả xử lý của quá trình quang xúc tác [19, 21] Để hạn chế sự tái tổ hợp của các electron tự do và lỗ trống quang sinh thì các cách thường dùng là pha tạp thêm một số hợp chất kim loại, phi kim hoặc một chất bán dẫn khác vào TiO2 Quá trình biến tính bề mặt này sẽ giúp các electron tự do bị ngăn cách với các lỗ trống quang sinh và đồng thời làm giảm năng lượng vùng cấm của vật liệu từ đó giúp cho quá trình oxy hóa bậc cao diễn ra một cách dễ dàng và hiệu quả hơn [20]
Hình 2.9 Quá trình quang xúc tác trên TiO 2
2.6.3 Các phương pháp làm tăng hoạt tính quang hóa của TiO 2
Do đặc điểm và tính chất của quá trình quang hóa trên TiO2 nên có một số hướng giải quyết nhằm tăng hoạt tính quang hóa của TiO2 như sau:
- Cải tiến bề mặt vật liệu, tăng khả năng hấp phụ của vật liệu
- Giảm năng lượng vùng cấm để mở rộng dãy quang phổ hấp thu (tăng bước sóng ánh sáng hấp thu λ) của quá trình quang hóa
- Giảm sự tái tổ hợp của các electron và lỗ trống
Bản chất toàn bộ quá trình quang xúc tác diễn ra có 3 giai đoạn chính Giai đoạn đầu tiên, chất ô nhiễm khuếch tán trong pha lỏng/khí đến bề mặt chất xúc tác (hấp phụ bề mặt) Tại bề mặt xúc tác, quá trình quang hóa được diễn ra nhằm phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và H2O (Giai đoạn 2) Ở giai đoạn cuối cùng, CO2 và H2O của quá trình phân hủy thoát ra bên ngoài Do đó, hấp phụ bề mặt đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình quang xúc tác
Tăng diện tích bề mặt riêng của vật liệu là một cách để tăng khả năng hấp phụ bề mặt Muốn tăng diện tích bề mặt riêng thì có thể giảm kích thước hạt xúc tác hoặc pha tạp thêm một hợp chất xúc tác khác có tính hấp phụ mạnh và bền về mặt hóa học Silic dioxit (SiO2) là một tinh thể rắn, không tan trong nước, không tác dụng với oxi, clo hay axit (trừ HF) ngay cả khi đun nóng Tinh thể SiO2 rất bền và an toàn đối với sinh quyển và con người Bên cạnh đó, SiO2 lại có khả năng hấp phụ rất tốt nên việc lựa chọn SiO2 để pha trộn với TiO2 là một phương án khả thi vì không chỉ giúp vật liệu xúc tác tăng diện tích bề mặt riêng phần mà còn giúp cấu trúc vật liệu trở nên ổn định hơn [22, 23]
Ngoài ra, việc doping kim loại vào chất bán dẫn là một trong những giải pháp làm tăng hiệu quả của quá trình quang hóa Những kim loại thường được sử dụng là: Ag,
Au, Pt, Cu, Ni, Cr,… [20] Những kim loại này có công thoát điện tử lớn hơn chất bán dẫn nên khi được kích thích bởi tia UV thì các electron tự do trong vùng dẫn của chất bán dẫn sẽ chuyển lên kim loại để lại các lỗ trống quang sinh ở vùng hóa trị Do đó, khả năng tái tổ hợp của các electron và lỗ trống sẽ giảm đi đáng kể Hơn nữa, việc doping kim loại vào xúc tác cũng làm giảm năng lượng vùng cấm của xúc tác, kết quả là quá trình quang hóa sẽ có thể diễn ra ở những bước sóng ánh sáng nằm trong dãy quang phổ nhìn thấy Tuy nhiên, nếu chỉ bị kích thích bởi ánh sáng có bước sóng >
450 nm thì quá trình quang hóa diễn ra khác với bình thường Các electron tự do từ trong kim loại lúc này sẽ dịch chuyển ngược vào vùng dẫn của chất bán dẫn và đồng thời kim loại sẽ bị oxy hóa thành ion dương Lúc này, quá trình tạo ra gốc hydroxyl chỉ được thực hiện nhờ vào các electron tự do Do vậy, quá trình quang hóa của xúc tác dưới ánh sáng có bước sóng lớn sẽ kém hơn dưới tia UV [19] Một kim loại tiêu biểu được sử dụng rộng rãi trong trường hợp này là bạc (Ag) Nano bạc có độ bền hóa học cao, không bị biến đổi dưới tác dụng của ánh sáng và các tác nhân oxy hóa – khử thông thường Bên cạnh đó, nano Ag còn có diện tích bề mặt riêng lớn và tính kháng khuẩn tốt nên rất phù hợp để doping lên chất bán dẫn [24]
Hình 2.10 Quá trình quang hóa trên TiO 2 - Ag , λ>450 nm
2.6.4 Cơ chế diệt khuẩn của TiO 2 và nano Bạc
Quang xúc tác là một cơ chế khử trùng tiên tiến và hiệu quả Quá trình này sẽ luôn diễn ra chỉ cần có tác nhân ánh sáng Khi có ánh sáng, chất bán dẫn TiO2 sẽ sinh ra các electron tự do và lỗ trống quang sinh Hai nhân tố này sẽ tạo ra các gốc oxy hóa mạnh như hydroxyl, ion superoxide… đóng vai trò quan trọng trong việc phá hủy hoặc làm biến dạng màng tế bào của vi khuẩn từ đó bẽ gãy chuỗi DNA của chúng làm cho chúng bị bất hoạt hoặc chết ngay tức khắc Chính vì thế, cơ chế diệt khuẩn này rất phù hợp để xử lý E.Coli Với cách diệt khuẩn thông thường, khi E.Coli chết đi sẽ sinh ra độc tố mang tên edotoxin gây nguy hiểm đến con người Với TiO2, E.Coli sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn nên không còn xuất hiện độc tố edotoxin [25, 26]
Hình 2.11 Cơ chế diệt khuẩn của xúc tác TiO 2 Ánh sáng thấy Ánh sáng
Hạt nano TiO 2 Hấp phụ lên hạt TiO 2
29 Bên cạnh đó, các hạt nano Ag cũng có khả năng khử trùng rất tốt Khả năng khử khuẩn của bạc nano cao gấp 20 – 50 ngàn lần so với bạc ion và có thể tiêu diệt tới 650 loại vi sinh vật khác nhau Với tính chất là một xúc tác, đầu tiên các hạt nano Ag sẽ kết hợp với nhóm chức –SH trong các protein trên màng tế bào của vy khuẩn để phá vỡ màng tế bào Sau đó, các hạt nano bạc xâm nhập vào tế bào vy khuẩn, liên kết với các nhóm photphor trong phân tử DNA của vi khuẩn làm rối loạn quá trình sao chép DNA và làm chết vi khuẩn Ngoài ra, các hạt nano Ag cũng có khả năng ức chế các loại enzym mà vi khuẩn, nấm cần cho quá trình trao đổi chất, tác động này làm cho vi khuẩn, nấm bị tiêu diệt nhanh chóng [27] Do đó, việc kết hợp TiO2 và Ag sẽ làm tăng khả năng khử trùng của xúc tác một cách đáng kể
Hình 2.12 Cơ chế diệt khuẩn của Bạc nano
2.6.5 Xúc tác Ag – TiO 2 – SiO 2
Như đã được trình bày ở trên, xúc tác nano TiO2 có thể được kết hợp với các hợp chất như nano SiO2 và nano Ag để cải thiện hiệu quả của quá trình quang xúc tác Thực tế, vật liệu xúc tác Ag – TiO2 – SiO2 đã được nghiên cứu và kết quả cho thấy rằng khả năng loại bỏ vi khuẩn E Coli của Ag – TiO2 – SiO2 tốt hơn khả năng loại bỏ của nano Ag hay nano TiO2 riêng lẻ Vật liệu xúc tác ở đây được tổng hợp bằng phương pháp sol – gel và thí nghiệm xử lý E Coli được thực hiện trong điều kiện ánh sáng UVC [32] Bảng 2.10 thể hiện các tính năng của Ag, TiO2, SiO2 khi ở dưới dạng nano riêng lẻ và vài trò của chúng khi ở dưới dạng tổ hợp xúc tác
Bảng 2.10 Tính năng và vai trò của các vật liệu nano Vật liệu nano Tính năng riêng lẻ Vai trò trong xúc tác
Phân hủy chất hữu cơ và vi khuẩn nhờ tính oxy hóa mạnh
Nhân tố chính trong quá trình quang xúc tác, tạo ra các gốc oxy hóa mạnh để phân hủy chất hữu cơ
Làm giảm năng lượng vùng cấm, mở rộng dãi quang phổ, tránh sự tái tổ hợp electron và lỗ trống, tăng khả năng diệt khuẩn
SiO2 Diện tích bề mặt riêng lớn, tính hấp phụ rất tốt
Tăng khả năng hấp phụ bề mặt của xúc tác, từ đó nâng cao khả năng tiếp xúc giữa chất ô nhiễm và xúc tác, tăng tính ổn định pha Anatase của xúc tác
2.6.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của vật liệu
Kích thước hạt là một thông số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tạo ra các gốc OH• trong quá trình quang xúc tác của vật liệu Như đã biết, quá trình tái tổ hợp giữa các electron tự do và lỗ trống chính là nguyên nhân dẫn đến quá trình quang hóa kém hiệu quả Quá trình tái tổ hợp này thường diễn ra trên quãng đường di chuyển của các electron ra bề mặt vật liệu Do đó, nếu kích thước hạt càng nhỏ, các electron sẽ di chuyển đến bề mặt nhanh hơn, hạn chế được sự tái tổ hợp không mong muốn trên Đồng thời, giảm kích thước hạt nano sẽ tăng diện tích bề mặt riêng phần của xúc tác, giúp cho quá trình hấp phụ bề mặt cũng như khả năng tiếp xúc với các tia sáng tốt hơn, làm tăng hoạt tính quang hóa của xúc tác [28]
2.6.6.2 Thành phần pha anatase – rutile
Các hệ thống cấp nước trong tình huống khẩn cấp tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một số thiết bị đã được tạo ra để đảm bảo xử lý nước nhiễm bẩn trong điều kiện sau bão lũ Một trong số đó có thể kể đến “Thiết bị sử dụng vật liệu
Nano để xử lý nước có nhiễm Asen phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn” Đây là thiết bị sử dụng công nghệ chế tạo lõi lọc nước bằng vật liệu Nano được chuyển giao công nghệ từ vật liệu Liên Bang Nga
Thiết bị này có cầu tạo gồm: lõi lọc nano kết hợp với các cấp lọc thô bằng than hoạt tính và Polypropylen giúp tăng khả năng lọc các chất ô nhiễm và vi sinh vật khác đồng thời đảm bảo tuổi thọ cho lõi lọc nano Sơ đồ dòng nước đi của thiết bị gồm: nguồn cấp nước → hệ thống bể lọc thô hộ gia đình → Hệ thống thiết bị lọc Asen → nước ra sử dụng mục đích sinh hoạt Bảng 2.11 thể hiện các thông số của thiết bị lọc này
Bảng 2.11 Thông số thiết bị [46]
STT Thông số Mô tả
1 Kích thước thiết bị 1 55 – 17 – 45 cm (dài – rộng – cao)
3 Kích thước thiết bị 2 76 – 34 – 80.2 cm (dài – rộng – cao)
Thiết bị lọc Asen rất linh động và dễ dàng vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng nên phù hợp với điều kiện vùng nông thôn Xử lý nước đạt theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch
1329/2002/BYT/QĐ Tuy nhiên, chi phí lắp đặt và vận hành vẫn còn cao hơn so với mức thu nhập của người dân nông thôn
Hình 2.14 Thiết bị lọc nước trong tình huống khẩn cấp
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hóa chất, thiết bị và mô hình thí nghiệm
Hình 3.1 Vị trí lấy mẫu nước sông
Hình 3.1 trình bày vị trí lấy mẫu tại các nguồn nước sông được sử dụng trong nghiên cứu này:
- Mẫu nước sông Hậu được lấy gần Cái Tàu Thượng, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
- Mẫu nước sông Đồng Nai được lấy ở đoạn chảy ngang qua cầu Đồng Nai, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
- Nguồn nước sông Sài Gòn được lấy ở đoạn chảy ngang bến Bạch Đằng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Các hóa chất được sử dụng trong nghiên cứu này được phân phối bởi Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Thương mại Việt Hoàng Long (25 Bàu Cát 1, Phường 14, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) Các hóa chất bao gồm:
- Dung dịch KMnO4 0.1N: hòa tan 1,588g KMnO4 98% dạng bột vào 500mL nước cất;
- Dung dịch axit Oxalic 0.1N: cân 3,152 axit Oxalic 98% dạng bột cho vào 500mL nước cất;
- Môi trường nôi cấy Chromocult Coliform Agar ES – Merck
3.1.3 Thiết bị và dụng cụ
Các thiết bị và dụng cụ trong mô hình thí nghiệm được liệt kê trong Bảng 3.1 Các dụng cụ và thiết bị trong thí nghiệm phân tích được liệt kê trong Bảng 3.2
Bảng 3.1 Thiết bị và dụng cụ trong mô hình thí nghiệm
STT Tên Nguồn gốc Thông số
1 Sợi màng vi lọc Greentech
Loại: màng sợi rỗng (Hollow Fiber) Vật liệu của màng: PVDF Đường kính sợi màng trong/ ngoài: 0,8/1,3 mm
Kớch thước lỗ : 0,2 – 0,5 àm Vật liệu: đất sét, phủ lớp bạc mỏng
3 Bơm tay Trung Quốc Vật liệu: nhựa cứng Áp suất hoạt động: < 0,5 bar
4 Bơm điện Hà Lan Điện áp: 24V
Tốc độ bơm: 800 (mL/phút/100mmHg)
5 Đồng hồ đo áp Việt Nam Vật liệu: thép không gỉ
Bảng 3.2 Thiết bị và dụng cụ trong thí nghiệm phân tích
STT Tên thiết bị Xuất sứ Số lượng
2 Lò hấp vi sinh Anh 1
4 Phễu lọc hút chân không Trung Quốc 1
5 Tủ lạnh bảo quản Hàn Quốc 1
7 Máy đo độ đục Extech TB-400 Trung Quốc 1
8 Máy đo UV UV340B Trung Quốc 1
STT Tên dụng cụ Xuất sứ Số lượng
9 Ống đong 100 mL Trung Quốc 1
10 Ống lấy mẫu 25 mL Đức 12
12 Đũa thủy tinh Việt Nam 1
14 Bình định mức 100 mL Trung Quốc 1
15 Bình định mức 500 mL Trung Quốc 1
16 Bóp cao su Việt Nam 2
Vật liệu xúc tác với chất nền là TiO2 sẽ được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel dựa theo nghiên cứu của Hoàng Thị Tuyết Nhung [32] Trong nghiên cứu này, vật liệu xúc tác được sử dụng là hạt kính cường lực có phủ Ag – TiO2 – SiO2 Kính cường lực bị vỡ được tận dụng lại làm vật liệu đỡ để phủ xúc tác lên trên Hạt kính cường lực được xử lý sơ bộ qua các công đoạn: rửa sạch, nghiền và sàn lọc với kích thước nhất định trước khi đem đi phủ sol-gel Sau khi tiến hành phủ sol-gel, hạt kính sẽ hơi ngã sang màu vàng Hạt kính này sẽ được sử dụng để tiến hành thí nghiệm quang xúc tác
Hình chụp TEM (a) và SEM (b) của mẫu vật liệu xúc tác được thể hiện trong Hình 3.2 Từ hình TEM của vật liệu có thể thấy các hạt Ag – TiO2 – SiO2 có dạng kết tụ thành chùm từ các hạt cầu rời rạc, các hạt này có kích thước rất nhỏ (< 20nm) Với kớch thước hạt dạng nano ( 0,5bar, 0,5bar là giới hạn cho phép hoạt động bình thường của bơm tay với sức người ứng với mô hình)
Sau quá trình khảo sát các thông số và các chỉ tiêu chất lượng nước sau xử lý, dựa trên các bản vẽ dự kiến để hoàn thiện hệ thống như Hình 3.6 Dưới đây là bảng so sánh giữa hệ thống màng vi lọc trong nghiên cứu này với “Thiết bị lọc nước nano xử lý Asen ở vùng nông thôn” [46]
Bảng 3.5 So sánh thông số giữa hai hệ thống
Thông số Hệ thống màng vi lọc Thiết bị lọc nước nano
Trọng lượng 6 kg 5,5 kg Ưu – Khuyết điểm
+Không sử dụng điện +Xử lý 1 giai đoạn +Cấu tạo chỉ gồm sợi màng rỗng
+Sử dụng điện +Xử lý 3 giai đoạn +Cấu tạo gồm: lõi lọc thô, lõi lọc
41 +Chi phí thấp hơn do chỉ có 1 giai đoạn lọc
+Thiết kế, vận hành, bảo trì đơn giản hơn
+Không xử lý được Asen
+Chưa được kiểm chứng nhiều và chưa đưa tính thương mại vào
Polypropylen và lõi lọc Asen +Chi phí sẽ cao hơn do đòi hỏi nhiều phụ kiện kèm theo +Thiết kế, vận hành, bảo trì phức tạp hơn
+Có khả năng xử lý Asen
+Đã được kiểm chứng nhiều nơi và tính toán thương mại hóa
1: Nước sông đầu vào 2: Bơm tay
3: Đồng hồ đo áp 4: Màng vi lọc
5: Nước đầu ra 6: Van bypass
Hình 3.6 Chi tiết hệ thống màng vi lọc
3.1.5.2 Hệ thống xúc tác quang
Nước sau lọc màng đã đủ tiêu chuẩn cấp nước cho tình huống khẩn cấp Tuy nhiên, nhằm nâng cao chất lượng nước cho tình huống cấp nước lâu dài, hướng tới đạt tiêu chuẩn cấp nước thông thường thì cần có một bước xử lý tiếp theo để xử lý chất hữu cơ và loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật gây hại Khử trùng bằng quang xúc tác dưới điều kiện
42 ánh sáng mặt trời là một phương án có thể áp dụng trong tình huống này bởi thiết kế đơn giản, dễ vận hành và không cần sử dụng điện
Hình 3.7 Sơ đồ nguyên lý mô hình quang xúc tác
Mô hình xúc tác quang sử dụng ánh sáng mặt trời được thiết kế đơn giản (Phục lục C), bao gồm một tấm inox dạng mâm có kích thước 35×30×2 cm và chứa một lượng hạt xúc tác xác định bên trên Các hạt xúc tác được trải đều thành một lớp mỏng trên bề mặt trong của mâm inox để đảm bảo tận dụng hết diện tích được chiếu sáng của mâm Sơ đồ nguyên lý của hệ thống quang xúc tác được thể hiện trong Hình 3.7 Ban đầu, nước sau lọc màng sẽ được cho chảy vào mâm với một lưu lượng xác định qua lớp xúc tác Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, quá trình quang xúc tác sẽ diễn ra trên bề mặt các hạt xúc tác, chất hữu cơ và vi sinh vật sẽ bị phân hủy Mẫu nước sau xúc tác được đem đi phân tích để xác định nồng độ vi sinh vật (tổng Coliform và E.Coli) và chất hữu cơ (Pecmanganat)
3.1.5.3 Thiết bị lọc gốm bạc
Trong một số trường hợp khẩn cấp đặc thù trong và sau thiên tai, phương án xúc tác quang có thể không áp dụng được nên cần phải có một phương án khác thay thể Với sự đơn giản trong thiết kế, dễ dàng trong sử dụng và hiệu quả loại bỏ vi sinh vật đã được kiểm nghiệm là rất tốt thì thiết bị lọc gốm bạc là một trong những lựa chọn phù hợp trong trường hợp này (Phụ lục C)
Thiết bị lọc gốm bạc đã được UNICEF công nhận và hợp tác với nhiều công ty ở Việt Nam để sản xuất hàng loạt, nhằm giúp đỡ những trẻ em vùng sâu vùng xa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có cơ hội tiếp cận với nguồn nước sạch Trong nghiên
Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Sơ đồ tổng quát nghiên cứu
Sơ đồ tổng quát của nghiên cứu này được thể hiện trong Hình 3.8
Hình 3.8 Sơ đồ tổng quát
3.2.2 Các nội dung nghiên cứu
3.2.2.1 Nội dung 1: Vận hành mô hình màng vi lọc: khảo sát thời gian rửa màng, phương pháp rửa màng và công suất xử lý của màng Đánh giá hiệu quả loại bỏ độ đục, chất hữu cơ và vi sinh vật của màng
Hệ thống màng được thiết lập vận hành liên tục với nước sông Hậu giống như đã được trình bày trên mục 3.1.5.1 Qua mỗi ngày, các mẫu nước sông đầu vào và sau màng đều được thu thập và phân tích độ đục nhằm kiểm chứng tính ổn định khi hoạt động liên tục của màng Thời gian màng bị tắt nghẽn và cần được làm sạch hóa học bằng dung dịch NaClO 0,1N sẽ được xác định khi lưu lượng nước đầu ra thấp hơn 50% lưu lượng nước được đặt ra ban đầu Áp suất xuyên màng cũng như thông lượng
44 hiệu quả của màng ứng với nước sông Hậu cũng được xác định Từ đó tìm ra được công suất xử lý thực tế của màng Quy trình rửa màng vật lý và hóa học gồm:
- Phương pháp rửa vật lý: màng vi lọc được loại bỏ bằng phương pháp làm sạch vật lý cùng với nước máy Màng sau khi được rửa sạch sẽ được ngâm trong nước máy để bảo quản
- Phương pháp rửa hóa học: đầu tiên, màng sẽ được rửa sạch bằng nước máy Sau đó, màng sẽ được ngâm vào dung dịch rửa đã được chuẩn bị từ trước Quá trình ngâm diễn ra trong 24h ở điều kiện nhiệt độ phòng Tiếp theo, màng sẽ được lấy ra và rửa sạch lại bằng nước máy và đặt vào hệ thống như lúc đầu Hệ thống sau đó được vận hành với nước máy để đo hiệu quả mỗi lần làm sạch bằng hóa chất
- Dung dịch rửa màng: Chuẩn bị pha 3L dung dịch NaClO 0,1M cho một lần rửa màng từ NaClO 80% mua ngoài thị trường Để đánh giá hiệu quả của các phương pháp rửa màng, thí nghiệm đánh giá khả năng hồi phục của màng sau rửa hóa học đã được thực hiện Trong thí nghiệm này, ban đầu màng vi lọc sẽ được vận hành với bơm tay và nước máy với lực quay của người nam và nữ Lưu lượng nước qua màng sẽ được đo đạc (L0) Sau mỗi lần rửa hóa chất, thí nghiệm này lại được tiến hành và kết quả đo đạc được các lưu lượng nước sau rửa hóa học là Ln Hiệu quả rửa màng được tính bằng công thức:
L 0 × 100 Ngoài ra, hiệu quả xử lý độ đục, chất hữu cơ và vi sinh vật của màng vi lọc còn được đánh giá với nguồn nước sông đầu vào ở cả mùa mưa lẫn mùa khô Chất lượng nước được đề xuất cung cấp dài hạn cho trường hợp khẩn cấp Bên cạnh đó, hệ thống này còng được mong đợi áp dụng chco các khu vực vùng sâu, vùng xa Bảng 3.6 so sánh tiêu chuẩn cấp nước trong tình huống khẩn cấp và bình thường
Bảng 3.6 Tiêu chuẩn cấp nước trong tình huống khẩn cấp và bình thường
STT Chỉ tiêu Đơn vị Trường hợp khẩn cấp QCVN 01-
Luôn luôn khử trùng nguồn nước cung cấp 3
E.Coli/100 mL (áp dụng khử trùng bằng ánh sáng mặt trời)
3.2.2.2 Nội dung 2: Khảo sát các thông số vận hành của mô hình xúc tác quang sử dụng ánh sáng mặt trời
Hệ thống xúc tác quang được thiết lập như mục 3.2.5.2 Nhằm đánh giá rằng quá trình quang xúc tác có thật sự diễn ra trong điều kiện vận hành của mô hình hay không thì thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng – xúc tác được tiến hành Trong thí nghiệm này, mô hình sẽ vận hành ở ba điều kiện khác nhau: có ánh sáng không xúc tác, có xúc tác không ánh sáng và có xúc tác có ánh sáng Thí nghiệm này sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai và Hậu sau quá trình xử lý màng để đánh giá hiệu quả xử lý vi sinh vật và chất hữu cơ của mô hình Các mẫu nước được lấy trong cùng một ngày với cùng mẫu nước đầu vào
Sau khi khẳng định quá trình quang xúc tác có diễn ra, các thí nghiệm tìm ra thông số vận hành tối ưu của mô hình được thực hiện Ở các thí nghiệm này, các thông số như chiều cao mực nước, lưu lượng dòng chảy và lượng xúc tác (hạt kính) được thay đổi và vận hành ở các mức khác nhau để tìm ra giá trị hiệu quả nhất cho quá trình Các thông số và điều kiện thí nghiệm được thể hiện trong Bảng 3.7 Các chỉ tiêu đánh giá ở đây là vi sinh vật và chất hữu cơ Trong mỗi lần thí nghiệm, các mẫu nước đều được thu trong cùng một ngày với cùng một mẫu nước đầu vào
Bảng 3.7 Điều kiện thí nghiệm nội dung 2
Thông số Thí nghiệm chiều cao mực nước
Thí nghiệm lưu lượng dòng
Thí nghiệm lượng xúc tác (hạt kính)
Loại nước sông Sài Gòn Hậu, Đồng Nai Hậu
Chiều cao mực nước (mm) 2; 5; 8; 10 2 2
Chỉ tiêu đánh giá Chất hữu cơ Chất hữu cơ, tổng
3.2.2.3 Nội dung 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của mô hình xúc tác quang sử dụng ánh sáng mặt trời
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang xúc tác như: ảnh hưởng của các khoảng thời gian trong ngày, ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và cường độ bức xạ, ảnh hưởng của nồng độ chất hữu cơ đầu vào cũng được khảo sát
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các khoảng thời gian trong ngày đến hiệu quả xử lý của mô hình quang xúc tác được tiến hành nhằm tìm ra khoảng thời gian vận hành phù hợp nhất Ở thí nghiệm này, có 4 khoảng thời gian trong một ngày nắng bình thường được khảo sát là: 8h – 10h, 10h – 12h, 12h – 14h, 14h – 16h Sau khi vận hành ở mỗi thời điểm, các mẫu nước sau xử lý được thu thập để tiến hành phân tích hiệu quả xử lý chất hữu cơ và vi sinh vật Đồng thời, giá trị cường độ ánh sáng và giá trị cường độ bức xạ cũng được xác định cùng lúc với thời gian lấy mẫu Thí nghiệm được tiến hành trong một ngày với cùng mẫu nước đầu vào và sau màng để đảm bảo tính chính xác khi so sánh
Thí nghiệm khảo sát mối liên hệ cường độ ánh sáng, cường độ bức xạ và hiệu quả xử lý chất hữu cơ của mô hình xúc tác quang được tiến hành Trong thí ngiệm này, mô hình được vận hành và lấy mẫu ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau ứng với các giá trị cường độ ánh sáng và giá trị cường độ bức xạ khác nhau Kết quả thu được sẽ được phân tích để thể hiện mối liên hệ giữa cường độ ánh sáng, cường độ bức xạ và hiệu quả xử lý chất hữu cơ Thí nghiệm này tiến hành với 2 mẫu nước đầu vào mô hình khác nhau (nước sau màng): < 2,8 mg/L (Hậu – Đồng Nai) và > 2,8 mg/L (Sài Gòn) Chỉ tiêu đánh giá ở đây là hiệu quả xử lý chất hữu cơ
Thí nghiệm xác định sự ảnh hưởng của nồng độ chất hữu cơ đầu vào đến khả năng loại bỏ chất hữu cơ của mô hình xúc tác quang cũng được thực hiện nhằm tìm ra khoảng nồng độ tối ưu mà mô hình có thể xử lý đạt hiệu quả tốt nhất theo QCVN 01-1:2018/BYT Trong thí nghiệm, các mẫu nước sông được lấy ở những vị trí khác nhau, các khoảng thời gian khác nhau, sau đó sẽ được xử lý qua màng và tiến hành thí nghiệm với những điều kiện tối ưu của mô hình quang xúc tác Với mỗi mẫu nước đầu vào, thí nghiệm được bố trí và tiến hành như bình thường, mẫu nước sau xử lý sẽ được thu lại và phân tích, tính toán ra giá trị chất hữu cơ đã bị loại bỏ
3.2.2.4 Nội dung 4: So sánh hiệu quả xử lý chất hữu cơ và vi sinh vật của mô hình xúc tác quang sử dụng ánh sáng mặt trời với mô hình lọc gốm bạc
Trong thí nghiệm này, các mẫu nước sông sẽ được thu thập, vận hành màng để xử lý độ đục, một phần chất hữu cơ và vi sinh vật Nước sau màng sẽ được sử dụng làm nguồn nước đầu vào để tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý chất hữu cơ và vi sinh vật của hai mô hình: xúc tác quang sử dụng ánh sáng mặt trời và thiệt bị lọc gốm bạc So sánh kết quả để tìm ra tính khả thi của từng phương án trong các tình huống khác nhau Thí nghiệm được thực hiện với các thông số vận hành trong Bảng 3.8
Bảng 3.8 Các thông số điều kiện thí nghiệm nội dung 4
Mô hình Sông Chỉ tiêu đánh giá Điều kiện khác
Sài Gòn, Hậu Pecmanganat, tổng
Coliform và E.Coli Ánh sáng: > 50klux Thông số vận hành tối ưu ở những nội dung trên
Lọc gốm bạc Ánh sáng: 0 klux
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập, sưu tầm các thông tin, tài liệu, số liệu về đối tượng nghiên cứu trên tất cả các nguồn như: sách báo, giáo trình, tạp chí,… Những tài liệu, số liệu này sẽ được lựa chọn, phân tích, tổng hợp làm cơ sở cho việc định hướng và thực hiện nghiên cứu
3.3.2.1 Phương pháp phân tích Coliforms và E.Coli
Coliforms và E.Coli được tiến hành phân tích bằng phương pháp màng lọc theo
TCVN 8775:2011 và TCVN 6187-1:2009 – ISO 9308-1:2000 Cơ chế của phương
48 pháp này là dùng một tấm màng lọc có kích thước lỗ phù hợp để lọc một lượng nước xác định, các vi sinh vật có trong nước sẽ được giữa bên trên màng Màng sau khi lọc được đặt lên môi trường thạch Chromocult Coliform agar chứa dinh dưỡng và ủ ở nhiệt độ mong muốn Sau 24 giờ ủ, ta có thể đếm số khuẩn lạc hiện trên đĩa và nhận định vi khuẩn Coliforms và E.Coli theo từng màu sắc đặc trưng của chúng
Quy trình phân tích Coliforms và E.Coli được thể hiện trong Phụ lục B.3
3.3.2.2 Phương pháp phân tích chỉ tiêu Pecmanganat
Phương pháp xác định chất hữu trong nước dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6186: 1996 Chỉ số Pecmanganat được phân tích theo nguyên tắc đun nóng mẫu thử với một lượng kali pecmanganat và axit sunfuric thích hợp trong một khoảng thời gian nhất định Chất hữu cơ có trong mẫu nước sẽ bị oxy hóa bởi Kali Pecmanganat Xác định lượng Pecmanganat đã tham gia phản ứng bằng việc thêm dung dịch Axit Oxalic dư và sau đó chuẩn độ với kali Pecmanganat Tính toán và ghi kết quả, lượng Pecmanganat tham gia phản ứng oxy hóa tương ứng với lượng chất hữu cơ có trong mẫu nước Quy trình phân tích Pecmanganat cụ thể được trình bày trong Phụ lục B.1
3.3.2.3 Phương pháp đo đạc bằng thiết bị
Trong nghiên cứu này, độ đục được đo đạc bằng thiết bị đo độ đục - TB400 Extech Cường độ bức xạ UV được đo đạc bằng thiết bị đo UV - UV340B Cường độ ánh sáng (Lux) được đo đạc bằng App Lux Light Meter (Phụ lục C)
3.3.3 Phương pháp xử lý và trình bày số liệu
Các số liệu được lưu trữ, phân tích và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel Office Sau đó, các kết quả sẽ được biểu diễn bằng đồ thị nhằm đem lại cái nhìn trực quan, toàn diện, dễ dàng phân tích nhận định và xác định hướng nghiên cứu hợp lý nhất Sử dụng các phương pháp quy hoạch thực nghiệm để phân tích và tối ưu hóa quá trình thí nghiệm Đồng thời, sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu nghiên cứu
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Khảo sát các thông số vận hành của hệ thống màng vi lọc
4.1.1 Khảo sát thông số lưu lượng, áp suất
Mô hình màng vi lọc sau khi được lắp đặt được đưa xuống An Giang để tiến hành chạy thực nghiệm với nước sông Hậu nhằm xác định những thông số cần thiết như: thời gian rửa màng, hiệu quả rửa màng và công suất thực tế của màng
Hình 4.1 Lưu lượng nước qua màng trong quá trình vận hành thực tế
Hình 4.2 Áp suất nước qua màng trong quá trình vận hành thực tế
Thời gian khảo sát là khoảng 14 ngày tương ứng với 2 chu kì hoạt động của màng Giữa mỗi chu kì sẽ tiến hành rửa hóa chất Hình 4.1 và Hình 4.2 thể hiện sự biến đổi về lưu lượng và áp suất qua màng trong quá trình vận hành ở cả 2 chu kì Có thể thấy, trong chu kì đầu hoạt động với nước sông Hậu, lưu lượng qua màng giảm tương đối đều
Trước khi rửa hóa học Sau khi rửa hóa học
Trước khi rửa hóa học Sau khi rửa hóa học
50 trong từng ngày và qua các ngày khác nhau Điều này cho thấy quá trình rửa vật lý sau mỗi ngày vận hành là có hiệu quả nhưng hiệu quả không cao Cụ thể, sau 7 ngày hoạt động, áp suất tăng từ 0,38 bar lên 0,44 bar và lưu lượng giảm xuống thấp hơn 10 L/h, giảm hơn một nữa so với lưu lượng lúc đầu Tuy nhiên, áp suất lại không tăng như nhau qua mỗi ngày vận hành Nguyên nhân là do trong quá trình vận hành liên tục, màng đã bị nghẹt vì lớp cặn cô đặc bám trên bề mặt và một phần thấm vào màng gây cản trở nước đi qua Lưu lượng bơm điện được điều chỉnh không đủ lớn để đẩy nước qua màng như lúc ban đầu nên áp suất không còn tăng nhanh nữa Bên cạnh đó, lưu lượng qua màng lại bị giảm nhanh chóng Áp suất này tác dụng ngược về phía bơm điện cũng như khi sử dụng bơm tay (tay sẽ quay càng nặng hơn theo thời gian) Chính thời điểm này màng cần làm sạch bằng hóa chất
Sau khi làm sạch bằng hóa chất, tiến hành vận hành màng với nước sông Hậu ở chu kì 2 Có thể thấy rằng, ở chu kì 2 thì sự tăng áp suất và giảm lưu lượng cũng xảy ra tương tự như ở chu kì 1 Lưu lượng khảo sát được qua hai chu kì đã cho ta thấy được thời gian cần phải vệ sinh màng bằng hóa chất là khoảng 7 ngày (tương ứng với điều kiện nước sông Hậu tại thời điểm vận hành)
4.1.2 Hiệu quả làm sạch màng, công suất xử lý thực tế của màng
Mỗi ngày, màng được vận hành liên tục trong 4 giờ Nước chứa cặn bẩn cô đặc có trong lõi lọc màng sẽ được đổ bỏ và tiến hành rửa vật lý sau khi hệ thống ngừng hoạt động Tuy nhiên, khi vận hành hệ thống được một thời gian nhất định, lưu lượng màng sẽ giảm dần và việc làm sạch vật lý không thể cải thiện được nữa đồng thời áp suất qua màng cũng sẽ tăng lên do sự tắt nghẽn màng Việc làm sạch hóa học sẽ được tiến hành ngay khi lưu lượng qua màng giảm hơn một nữa so với lưu lượng ban đầu hoặc áp suất qua màng tăng hơn 0,5 bar (0,5 bar được cho là áp suất an toàn cho bơm tay) Dung dịch NaOCl đã được sử dụng làm dung dịch tẩy rửa với nồng độ 0,1
M Lưu lượng nước máy được đo cho cả nam và nữ sau khi làm sạch để tính hiệu quả làm sạch Hiệu quả phục hồi lưu lượng được tạo ra bởi sinh viên nam và nữ trong những lần được thể hiện ở Bảng 4.1 So với lưu lượng nước máy ban đầu, khả năng phục hồi màng qua từng lần chạy gần như 100% Sự chênh lệch giữa các lần chạy không quá lớn và có thể thấy được hiệu quả làm sạch hóa học rất tốt Lý giải cho sự chênh lệch về hiệu quả phục hồi lưu lượng có thể thấy sức người qua mỗi lần chạy không ổn định và thao tác vận hành khác nhau
Bảng 4.1 Sự thay đổi hiệu quả làm sạch hóa học theo thời gian hoạt động
Thời gian đo Ban đầu Sau rửa lần 1
Tổng lượng nước hàng ngày trong quá trình vận hành màng bằng nước sông qua hai chu kì hoạt động cũng được tính toán và thể hiện trên Hình 4.3
Có thể thấy rằng, lượng nước thu được qua mỗi ngày vận hành màng có xu hướng giảm Nguyên nhân là do màng bị bám bẩn trong quá trình vận hành như đã được trình bày ở trên Cụ thể, ở chu kì 1, lượng nước ngày đầu vận hành là 81,4 L và ngày cuối cùng là 33,8 L Ở chu kì 2, lượng nước ngày đầu vận hành là 85,7 L và ngày cuối cùng là 45,5 L Theo báo cáo của Veer (2002), lượng nước cần để một người có thể tồn tại trong tình huống rất khẩn cấp là 5 L/người/ngày và tình huống khẩn cấp kéo dài là 15 L/người/ngày Vậy tổng lượng nước trong một ngày qua 14 ngày vận hành (2 chu kì) của hệ thống đều đạt theo yêu cầu cung cấp nước cho hộ gia đình 5 người (trừ ngày thứ 7 chu kì 1) Điều này chứng minh được tính khả thi của hệ thống khi áp dụng thực tế Song, chu kì 2 lại hoạt động hiệu quả hơn chu kì 1 Nguyên nhân là do giai đoạn hoạt động của chu kì 2 có độ đục thấp hơn so với chu kì 1 nên quá trình bám bẩn diễn ra chậm hơn làm cho hiệu suất của màng tốt hơn (Hình 4.4)
Hình 4.3 Tổng lượng nước qua màng thu được
Hình 4.4 Độ đục trong quá trình hoạt động của màng
4.1.3 Hiệu quả xử lý nước sông Hậu của màng theo 2 mùa
Khả năng loại bỏ độ đục, chất hữu cơ (Pecmanganat) và vi sinh vật (tổng Coliform và E.Coli) của hệ thống màng vi lọc trong hai mùa: mùa mưa (tháng 5 – tháng 11) và mùa khô (tháng 12 – tháng 4) đã được khảo sát
Về độ đục (Hình 4.5), mùa mưa có độ đục cao hơn gần 2 lần so với mùa khô (199,17 NTU so với 112 NTU) Khi trời mưa, nước mưa cuốn theo các hạt rắn trên mặt đất hòa trộn vào nước sông làm cho độ đục nước sông tăng đột biến Mặt khác, bản thân nước sông Hậu cũng chứa nhiều phù sa từ thượng nguồn đổ về Song, kết quả cho thấy màng vẫn xử lý tốt trong điều kiện độ đục tăng cao (từ 199,17 NTU xuống còn 0,09 NTU) Điều này chứng minh hệ thống màng vi lọc hoàn toàn có khả năng áp dụng với các loại nước có độ đục cao Tuy nhiên, độ đục nước quá cao sẽ ảnh hưởng đến thời gian xử lý của màng và có thể làm màng nhanh bị hỏng Do vậy, cần cẩn thận khi vận hành màng và tiến hành rửa màng đúng thời điểm Nhìn chung, độ đục sau quá trình loại bỏ của màng không chỉ đạt theo tiêu chuẩn cấp nước trong tình huống khẩn cấp (2 mg/L) chưa đạt theo tiêu chuẩn cấp nước cho mục đích ăn uống (QCVN 01-1:2018/BYT) Mặc khác, ở các nồng độ đầu vào < 3,4 mg/L thì lượng chất hữu cơ đầu ra lại nhỏ hơn 2 mg/L Đặc biệt, ở nồng độ đầu vào là 3,2 mg/L thì hiệu suất xử lý của mô hình đạt cao nhất (40%) đồng thời xử lý đạt theo QCVN 01-
66 1:2018/BYT Do vậy, có thể kết luận rằng, khoảng nồng độ đầu vào phù hợp với mô hình là < 3,4 mg/L và nồng độ đầu vào tối ưu để mô hình xử lý nhiều nhất là 3,2 mg/L.
So sánh hiệu quả xử lý chất hữu cơ và vi sinh vật của mô hình xúc tác quang sử dụng ánh sáng mặt trời với mô hình lọc gốm bạc
sử dụng ánh sáng mặt trời với mô hình lọc gốm bạc
Bên cạnh mô hình xúc tác quang sử dụng ánh sáng mặt trời, mô hình lọc gốm bạc cũng được xem xét là một giải pháp khả thi cho việc xử lý nước sau màng để phục vụ cho nhu cầu ăn uống trong tình huống khẩn cấp Hơn nữa, khả năng loại bỏ vi sinh vật của thiết bị lọc gốm bạc đã được UNICEF công nhận và cho sản xuất hàng loạt nhằm phục vụ cho người dân ở những vùng khan hiếm nước sạch Vì vậy, nhằm đánh giá xem mô hình nào xử lý tốt hơn khi kết hợp với hệ thống màng vi lọc và từng mô hình phù hợp với những điều kiện xử lý như thế nào thì thí nghiệm so sánh hiệu quả xử lý của cả hai hệ thống xúc tác quang và lọc gốm bạc đã được thực hiện Các thông số điều kiện thí nghiệm được trình bày trên Mục 3.3.4
Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong Hình 4.20 và Hình 4.21 Từ kết quả ta thấy, xét về tổng thể, với điều kiện thí nghiệm tối ưu nhất của từng mô hình thì mô hình xúc tác quang sử dụng ánh sáng mặt trời có hiệu quả xử lý tốt hơn mô hình lọc gốm bạc Điều này đúng ở cả hai loại nước sông là Hậu và Sài Gòn tương ứng với hai nồng độ chất hữu cơ và vi sinh vật đầu vào khác nhau
Cụ thể, với nước sông Hậu, chất hữu cơ đã bị loại bỏ đến hơn 73% ở cả hai quá trình, từ 6,08 mg/l ở đầu vào xuống còn 2,22 mg/l sau lọc màng và còn 1,64 mg/l ở
Pecmanganat đầu ra Pecmanganat loại bỏ
67 nước đầu ra hệ xúc tác quang, đạt theo tiêu chuẩn cấp nước ăn uống của QCVN 01- 1:2018/BYT Trong khi đó, hệ thống màng vi lọc kết hợp lọc gốm bạc chỉ xử lý được khoảng 66% chất hữu cơ Đặc biệt, có thể thấy rằng lọc gốm bạc gần như không xử lý được chất hữu cơ khi nồng độ chất hữu cơ chỉ giảm từ 2,22 mg/L sau màng xuống còn 2,03 mg/L ở nước đầu ra Nguyên nhân của kết quả này là do cấu tạo của thiết bị lọc gốm bạc chỉ có khả năng hấp phụ để loại bỏ một phần nhỏ chất hữu cơ, và thiết bị này chỉ được biết đến với khả năng xử lý vi sinh vật là chủ yếu Về vi sinh vật, cả hai thiết bị đều cho thấy khả năng xử lý vi sinh vật rất tốt khi hiệu suất xử lý ở cả hai đều trên 99,99% khi kết hợp với màng vi lọc Cụ thể, tổng hiệu suất của màng kết hợp với xúc tác quang là 99,9998% với tổng Coliform và 100% với E.Coli Tổng hiệu suất xử lý của màng kết hợp với lọc gốm bạc là 99,999% với tổng Coliform và 99,9964% với E.Coli Kết quả thí nghiệm với nước sông Sài Gòn cũng cho kết quả tương tự
Nói tóm lại, mô hình xúc tác quang với điều kiện ánh sáng phù hợp có khả năng xử lý đồng thời cả chất hữu cơ và vi sinh vật trong khi thiết lọc gốm bạc hoàn toàn không loại bỏ được chất hữu cơ Hiệu quả loại bỏ vi sinh vật của cả hai thiết bị đều rất tốt mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn được tổng Coliform Kết quả này không đạt theo tiêu chuẩn cấp nước của QCVN 01-1:2018/BYT nhưng khả năng xử lý vi sinh vật của cả hai mô hình vẫn đạt hiệu suất rất cao (trên 99,99%) và có thể áp dụng cho các tình huống khẩn cấp Tuy vậy, do đặc điểm của hệ thống xúc tác quang khá phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng mặt trời, mà ánh sáng mặt trời là điều kiện không thể kiểm soát nên trong một số trường hợp đặc thù không có ánh sáng cao thì thiết bị lọc gốm bạc có thể được sử dụng như một phương án thay thế cho hệ thống xúc tác quang
Hình 4.20 Hiệu quả xử lý của mô hình xúc tác quang và thiết bị lọc gốm bạc với nước sông Hậu
0 1 2 3 4 5 6 7 Đầu vào Sau màng Sau xúc tác Sau lọc gốm n = 5
Pecmanganat Log(Coliform) Log(E.Coli)
Hình 4.21 Hiệu quả xử lý của mô hình xúc tác quang và thiết bị lọc gốm bạc với
Chạy thực nghiệm hệ thống màng vi lọc và xúc tác quang với nước sông trong điều kiện sau bão, lũ, mưa to
trong điều kiện sau bão, lũ, mưa to
Ngày 25/11/2018, cơn bão số 9 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, Việt Nam, gây mưa to và ngập lụt diện rộng ở Thành phố Hồ Chí Minh Trong thí nghiệm này, mẫu nước sông Sài Gòn và Đồng Nai được lấy vào ngày 26/11/2018 – sau bão một ngày Mẫu nước sông được chạy thực nghiệm và phân tích nhằm đánh giá khả năng xử lý của mô hình trong tình huống khẩn cấp thực tế và so sánh kết quả với các ngày bình thường Các thí nghiệm điều được thực hiện ở lưu lượng: 2 L/h, lượng xúc tác: 200 ml hạt kính, chiều cao mực nước: 2 mm và điều kiện ánh sáng từ 40 – 80 klux
Kết quả xử lý nước sông Sài Gòn ngày bão (26/11/2018) và ngày bình thường (19/11/2018) được thể hiện trong Hình 4.22 và Hình 4.23 Từ kết quả, có thể thấy, nhìn chung các chỉ tiêu độ đục, Pecmanganat, tổng Coliform và E.Coli ngày bão đều cao hơn so với ngày bình thường Cụ thể, độ đục ngày bão của nước sông Sài Gòn cao hơn gấp10 lần so với ngày bình thường (362 NTU so với 34 NTU) nhưng hiệu quả xử lý của mô hình vẫn đạt rất cao (99,95%) Về chỉ tiêu Pecmanganat, nước sông sông Sài Gòn sau bão ăng khá đột biến so với ngày bình thường (10,3 mg/l so với 7 mg/l) Tuy nhiên, qua các bước xử lý bằng màng vi lọc và xúc tác quang thì nước đầu ra vẫn đạt như những ngày bình thường, tổng hiệu suất xử lý của cả hai quá trình màng và xúc tác quang là 78,51% Về vi sinh vật, so với ngày bình thường, ngày bão có lượng
0 1 2 3 4 5 6 7 8 Đầu vào Sau màng Sau xúc tác Sau lọc gốm n = 5
Pecmanganat Log(Coliform) Log(E.Coli)
Coliforms cao hơn xấp xỉ 10 lần (10 6 so với 10 5,2 ), lượng E.Coli cũng cao hơn nhiều so với ngày bình thường (10 4,9 so với 10 4,6 ) Song, qua hai quá trình màng và xúc tác thì hiệu quả xử lý của hai trường hợp gần như là như nhau Tổng hiệu suất xử lý vi sinh vật ngày bão của mô hình là 99,9998% với tổng Coliform và 100% đối với E.Coli
Kết quả cũng cho thấy sự tương tự đối với nước sông Đồng Nai (Hình 4.24, Hình 4.25) Tuy nhiên, về độ đục, đầu vào nước sông ngày bão chỉ cao hơn 1,5 lần so với ngày bình thường – ngày 12/11/2018, (63 NTU so với 43 NTU) Hiệu quả xử lý độ đục là gần như nhau trong cả hai trường hợp (99,762% với ngày bão) Về chỉ tiêu Pecmanganat, nước sông sông Đồng Nai sau bão tăng rất ít so với ngày bình thường (4,5 mg/l so với 4,1 mg/l) Do đó, qua các bước xử lý bằng màng vi lọc và xúc tác quang thì nước sau xử lý ngày bão không chênh lệch nhiều so với ngày bình thường, thậm chí còn tốt hơn cả ngày bình thường (0,9 mg/l so với 1,2 mg/l), tổng hiệu suất xử lý của mô hình ngày bão là 80% Về vi sinh vật, ngày bão có lượng Coliforms cao hơn (10 5,8 so với 10 5,4 ), lượng E.Coli cũng cao hơn nhiều so với ngày bình thường (10 4,9 so với 10 4,5 ) Song, qua hai quá trình màng và xúc tác thì hiệu quả xử lý của hai trường hợp gần như là như nhau Tổng hiệu suất xử lý vi sinh vật ngày bão của mô hình là 99,99995% với tổng Coliform và 100% đối với E.Coli
Những ngày mưa to cũng làm cho chất lượng nước sông có sự biến đổi so với ngày bình thường Kết quả đánh giá khả năng hoạt động của hệ thống màng và xúc tác quang trong những ngày mưa to được trình bày trong Hình 4.26 và Hình 4.27 Cũng giống với trường hợp ngày bão, độ đục, chất hữu cơ và vi sinh vật đều có sự chênh lệch so với những ngày bình thường Song, kết quả vẫn cho thấy được khả năng xử lý tốt của hệ thống khi độ đục ở nước sau xử lý dưới 0,3 NTU, hầu hết các mẫu nước đầu ra chất hữu cơ đều bị loại bỏ còn dưới 2 mg/L Vi sinh vật bị loại bỏ gần như hoàn toàn khi tất cả các mẫu nước sau xử lý đều không xuất hiện E.Coli và hầu hết các mẫu đều không tồn tại Coliforms
Nhìn chung, dựa theo kết quả ta thấy rằng, nguồn nước sông đầu vào sau bão, mưa to các chỉ số đều tăng cao so với ngày bình thường nhưng hiệu quả xử lý của mô hình vẫn không bị ảnh hưởng Tuy nhiên, có sự khác nhau ở chất lượng nước sau bão của sông Sài Gòn và Đồng Nai Sự khác nhau nằm ở chỉ số độ đục và chất hữu cơ (Pecmanganat) Ở sông Sài Gòn, độ đục và Pecmanganat đầu vào tăng một cách đột biến nhưng ở sông Đồng Nai thì không giống như vậy, hai chỉ số này cũng tăng nhưng không quá nhiều Nguyên nhân có thể là do sự khác nhau về vị trí địa lý của hai con sông Sông Sài Gòn nơi lấy mẫu nằm ở trung tâm thành phố, nơi có dân cư đông đúc,
70 nhiều cống rãnh Do đó, khi mưa to sẽ gây ngập lụt và nước mưa cuốn theo nước thải ở các cống đổ ra sông nên làm cho độ đục và lượng chất hữu cơ tăng cao Còn sông Đồng Nai nơi lấy mẫu nằm ở ngoại ô thành phố, nơi có ít cống rãnh và thường không bị ngập lụt khi mưa to Do đó, nước mưa sẽ chảy trực tiếp xuống sông, nước mưa chỉ cuốn theo chất rắn có trên mặt đất xuống sống, nhưng đồng thời cũng bị chính nước mưa pha loãng nên làm cho độ đục và chất hữu cơ có sự gia tăng nhưng không nhiều
Hình 4.22 Hiệu quả xử lý độ đục và chất hữu cơ (Pecmanganat) của mô hình với nước sông Sài Gòn ngày bão và ngày bình thường
Hình 4.23 Hiệu quả xử lý Coliforms và E.Coli của mô hình với nước sông Sài Gòn ngày bão và ngày bình thường
400 Đầu vào Sau màng Sau xúc tác
Pecmanganat (mg/l) Độ đục (NT U) n = 2 Độ đục - Bão Độ đục - Bình thường
Pecmanganat - Bão Pecmanganat - Bình thường
-1 0 1 2 3 4 5 6 7 Đầu vào Sau màng Sau xúc tác
Coliform - Bão Coliform - Bình thường
E.Coli - Bão E.Coli - Bình thường
Hình 4.24 Hiệu quả xử lý Độ đục và chất hữu cơ (Pecmangnat) của mô hình với nước sông Đồng Nai ngày bão và ngày bình thường
Hình 4.25 Hiệu quả xử lý Coliforms và E.Coli của mô hình với nước sông Đồng
Nai ngày bão và ngày bình thường
80 Đầu vào Sau màng Sau xúc tác
Pecmanganat (mg/l) Độ đụ c (NT U) n = 2 Độ đục - Bão Độ đục - Bình thường
Pecmanganat - Bão Pecmanganat - Bình thường
0 1 2 3 4 5 6 7 Đầu vào Sau màng Sau xúc tác
Coliform - Bão Coliform - Bình thường
E.Coli - Bão E.Coli - Bình thường
Hình 4.26 Hiệu quả xử lý Độ đục và chất hữu cơ (Pecmanganat) của mô hình với nước sông Hậu, Đồng Nai những ngày mưa to
Hình 4.27 Hiệu quả xử lý Coliforms và E.Coli của mô hình với nước sông Hậu, Đồng Nai những ngày mưa to
6 Đầu vào Sau màng Sau xúc tác Độ đục (NT U)
11/07 - Pecmanganat - Hậu 18/07 - Pecmanganat - Hậu 28/06 - Pecmangatnat - Đồng Nai 26/07 - Pecmanganat - Đồng Nai 11/07 - Độ đục - Hậu 18/07 - Độ đục - Hậu
28/06 - Độ đục - Đồng Nai 26/07 - Độ đục - Đồng Nai
6 Đầu vào Sau màng Sau xúc tác
11/07 - Coliforms - Hậu 18/07 - Coliforms - Hậu 28/06 - Coliforms - Đồng Nai 26/07 - Coliforms - Đồng Nai 11/07 - E.Coli - Hậu 18/07 - E.Coli - Hậu
28/06 - E.Coli - Đồng Nai 26/07 - E.Coli - Đồng Nai