1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng năng lực sức khỏe tâm thần của thai phụ trong bối cảnh Đại dịch covid 19 và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2022 2023

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA THAI PHỤ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID - 19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2022-2023

Trang 1

ĐẠI HỌC THIÊN HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA THAI PHỤ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID - 19 VÀ MỘT

SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2022-2023

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội – 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA THAI PHỤ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID - 19 VÀ MỘT

SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2022-2023

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Khóa: QH2018Y

Người hướng dẫn 1: ThS.BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh Người hướng dẫn 2: ThS.DS Nguyễn Xuân Bách

Hà Nội – 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đào tạo, hỗ trợ em trong quá trình học tập và nghiên cứu

Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè luôn đồng hành, động viên, cổ vũ em trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu

Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thầy cô bộ môn Khoa học cơ sở Dược đã dành thời gian để có những buổi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn chúng em từ những ngày đầu tiên tham gia nghiên cứu đề tài của bộ môn Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến 2 thầy cô hướng dẫn là thầy Nguyễn Xuân Bách – Giảng viên Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội và cô Nguyễn Thị Minh Thanh – Giảng viên Bộ môn Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trưởng khoa khám chuyên gia B1 của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện đề tài, chỉnh sửa, góp ý để em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các Anh/Chị Bác sĩ, điều dưỡng

của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện nghiên

cứu tại bệnh viện

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2023

Sinh viên Nhung

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 4

MỤC LỤC DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 3

1.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 3

1.1.1 Sức khỏe tâm thần 3

1.1.2 Năng lực sức khỏe tâm thần 3

1.2 Đặc điểm năng lực sức khỏe tâm thần của thai phụ trong bối cảnh COVID-19 4

1.2.1 Sức khỏe tâm thần của thai phụ trong bối cảnh COVID-19 4

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến NLSKTT 6

1.2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến NLSKTT 8

1.3 Các yếu tố liên quan tới NLSKTT của thai phụ 9

1.4 Công cụ đánh giá NLSKTT của thai phụ 10

1.4.1 Thang đo năng lực sức khỏe tâm thần (MHLS) 10

1.4.2 Một số công cụ đánh giá khác 11

1.5 Khung lý thuyết 12

1.6 Đặc điểm địa điểm nghiên cứu 14

CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Đối tượng nghiên cứu 15

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 15

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 15

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15

2.2.1 Thời gian 15

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 15

2.3 Thiết kế nghiên cứu 15

Trang 5

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 15

2.5 Các biến số nghiên cứu 16

2.6 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.7 Tiêu chuẩn đánh giá của thang đo MHLS 18

2.8 Phương pháp phân tích số liệu 19

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 19

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ 20

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 20

3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học 20

3.1.2 Đặc điểm thai sản 21

3.2 Năng lực sức khỏe tâm thần 22

3.3 Một số yếu tố liên quan đến năng lực sức khỏe tâm thần của thai phụ 31 3.3.1 Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân của thai phụ và điểm NLSKTT 31

3.3.2 Mối liên quan giữa yếu tố thai sản và điểm NLSKTT 32

4.2.1 Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và NLSKTT 37

4.2.2 Mối liên quan giữa yếu tố thai sản và NLSKTT 38

4.3 Hạn chế của nghiên cứu 39

KẾT LUẬN 41

KIẾN NGHỊ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

MHLS Mental Health Literacy Scale

Thang đo năng lực sức khỏe tâm thần

Organization Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu 16

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC 20

Bảng 3.2 Đặc điểm thai sản của ĐTNC 21

Bảng 3.3 Nhận thức về SKTT của thai phụ 22

Bảng 3.4 Mức độ nhận biết chung các rối loạn 23

Bảng 3.5 Mức độ nhận biết từng rối loạn tâm thần cụ thể 24

Bảng 3.6 Mức độ tự tin với việc tìm kiếm thông tin về bệnh tâm thần 25

Bảng 3.7 Mức độ tự tin với việc tiếp cận nguồn thông tin cụ thể 25

Bảng 3.8 Mức độ đồng ý với các nhận định về bệnh tâm thần 26

Bảng 3.9 Mức độ đồng ý với các nhận định cụ thể về bệnh tâm thần 27

Bảng 3.10 Mức độ sẵn sàng trong các tình huống giao tiếp với người bệnh tâm thần 29

Bảng 3.11 Mức độ sẵn sàng trong các tình huống giao tiếp cụ thể với người bệnh tâm thần 29

Bảng 3.12 Điểm NLSKTT trung bình của các yếu tố cá nhân 31

Bảng 3.13 Điểm NLSKTT trung bình của các yếu tố thai sản 32

Bảng 3.14 Mô hình hồi quy tuyến tính giữa các yếu tố và điểm NLSKTT 33

DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 3.1 Mức độ hài lòng về cuộc sống của thai phụ (n=190) 21

Biểu đồ 3.2 Mức độ căng thẳng của thai phụ (n=190) 22

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Khung lý thuyết đánh giá NLSKTT của thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 13

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn tâm thần là một trong những tình trạng phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận rằng 10% - 16% phụ nữ mang thai và 13% - 20% phụ nữ sau sinh trên toàn thế giới bị rối loạn tâm thần, và hầu hết những phụ nữ này bị trầm cảm [1] Có ít hơn 15% phụ nữ mang thai và sau sinh tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời để chăm sóc sức khỏe tâm thần [2] Trong một cuộc họp quốc tế tổ chức tại Hà Nội vào năm 2007, các chuyên gia của Việt Nam đã báo cáo có ít nhất 25% phụ nữ có con nhỏ bị trầm cảm hoặc trải qua các triệu chứng trầm cảm đáng kể về mặt lâm sàng [3] Nếu không tập trung rõ ràng vào các nhu cầu sức khỏe toàn diện của phụ nữ ngoài vai trò sinh sản, các mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân sẽ không đạt được [4]

Bên cạnh việc nâng cao sức khỏe thể chất trong thời kỳ mang thai, cải thiện năng lực sức khỏe tâm thần (NLSKTT) cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng Tình trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, điều này rất quan trọng đối với người phụ nữ chuẩn bị sinh con Theo Stein và cộng sự, bệnh tâm thần không được điều trị trong giai đoạn mang thai rất đáng lo ngại vì ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thai kỳ và SKTT sau sinh [5] Trầm cảm và lo lắng trong thai kỳ có thể làm cho người mẹ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân và kém gắn bó giữa mẹ và con [6] Bản thân những đứa trẻ của các bà mẹ có vấn đề về SKTT không được điều trị trong thai kỳ cũng có nhiều khả năng mắc các vấn đề về nhận thức và hành vi, đồng thời có nguy cơ cao mắc các vấn đề về SKTT sau này [5] Vì vậy, sức khỏe của một đứa trẻ phụ thuộc vào cả sức khỏe tinh thần và thể chất của người mẹ

Nâng cao NLSKTT là chìa khóa để phát triển sức khỏe tâm thần, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình - nơi nguồn lực phát triển nghiên cứu về SKTT bị hạn chế [7] Người ta đã quan sát thấy rằng tỷ lệ các vấn đề tâm lý trong thời kỳ mang thai đang xảy ra phổ biến hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển [8] Hầu hết các chuyên gia đều xem NLSKTT ở Việt Nam là thấp hoặc rất thấp, và cộng đồng nói chung rất khó tìm được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hiệu quả Các rào cản chính làm cơ sở cho những vấn đề này nói riêng và để phát triển NLSKTT ở Việt Nam

Trang 9

nói chung được xác định trong các nhóm trọng tâm là: (a) thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông liên quan đến sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần; (b) thiếu giấy phép cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần không phải là y tế (ví dụ: nhà tâm lý học; nhân viên xã hội); (c) sự thiếu quan tâm đến sức khỏe tâm thần của lãnh đạo cấp trên [7]

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, các nhóm dễ bị tổn thương sẽ gặp nhiều vấn đề về SKTT hơn, trong đó có phụ nữ mang thai [9] Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu về NLSKTT trên các nhóm đối tượng khác nhau như học sinh, sinh viên [10, 11] nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trên nhóm phụ nữ mang thai Do vậy, nhằm góp phần mở rộng các nghiên cứu về NLSKTT trên thai

phụ tại Việt Nam, em tiến hành đề tài “Thực trạng năng lực sức khỏe tâm

thần của thai phụ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022-2023” Đây là một nghiên cứu

cắt ngang và khảo sát bằng bộ 28 câu hỏi của “Thang đo năng lực sức khỏe tâm thần” (MHLS) phiên bản tiếng Việt, nhằm hướng tới 2 mục tiêu chính của đề tài như sau:

(1) Mô tả thực trạng năng lực sức khỏe tâm thần của thai phụ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022-2023

(2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến năng lực sức khỏe tâm thần của thai phụ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022-2023

Trang 10

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

1.1.1 Sức khỏe tâm thần

Sức khỏe được coi là thước đo chung của một xã hội văn minh và là mục tiêu lớn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Kể từ khi thành lập, WHO đã đưa yếu tố tinh thần vào định nghĩa của sức khỏe Theo WHO, sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc ốm đau [12] Có thể thấy sức khỏe tâm thần (SKTT) là một phần không thể thiếu của sức khỏe Mặc dù có sự khó khăn khi đồng thuận một khái niệm do sự khác biệt quá lớn về giá trị giữa các quốc gia, nền văn hóa, tầng lớp và giới tính nhưng sức khỏe tâm thần có thể được khái niệm hóa mà không hạn chế cách giải thích của nó giữa các nền văn hóa [13] WHO đã đưa ra định nghĩa sức khỏe tâm thần là “một trạng thái khỏe mạnh, giúp con người có thể đương đầu với những áp lực trong cuộc sống, nhận thức được khả năng của mình, học tập tốt và làm việc hiệu quả, cống hiến cho cộng đồng”[14] Do vậy, đây không chỉ là trạng thái không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái Để có trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái thì cần phải có chất lượng cuốc sống tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa các cá nhân, môi trường xung quanh và môi trường xã hội [14]

1.1.2 Năng lực sức khỏe tâm thần

Nghiên cứu về năng lực sức khỏe tâm thần (NLSKTT) ngày nay không bị bó buộc trong một khuôn khổ bệnh viện điều trị về các bệnh tâm thần mà mở rộng ra cho cả cộng đồng Sự phát triển của NLSKTT có thể được coi là xảy ra ở hai cấp độ: cấp độ cá nhân (thông qua tiếp xúc trực tiếp, với các cá nhân được nhắm mục tiêu cụ thể) và cấp độ y tế công cộng (thông qua tiếp xúc gián tiếp qua phương tiện truyền thông đại chúng, nhắm mục tiêu đến công chúng) [7] Tuy vậy những lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến NLSKTT ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế trong sự phát triển mạnh mẽ của những nghiên cứu về sức khỏe thế chất

Trang 11

Jorm và cộng sự (1997) đã đưa ra thuật ngữ “năng lực sức khỏe tâm thần” và định nghĩa nó là ‘kiến thức và niềm tin về các rối loạn tâm thần giúp một người nhận biết, quản lý hoặc phòng ngừa” Theo báo cáo, NLSKTT bao gồm bảy thuộc tính: khả năng nhận biết các rối loạn cụ thể; biết cách tìm kiếm thông tin về sức khỏe tâm thần; kiến thức về các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân; kiến thức về các phương pháp tự điều trị; kiến thức về trợ giúp chuyên nghiệp có sẵn; và các thái độ thúc đẩy sự công nhận và tìm kiếm sự giúp đỡ thích hợp [15]

Ngoài ra, đã có các cuộc thảo luận mở rộng định nghĩa của NLSKTT dựa trên định nghĩa của Jorm Theo đó, NLSKTT đã được định nghĩa là: hiểu làm thế nào để có được và duy trì sức khỏe tinh thần tích cực; hiểu các rối loạn tâm thần và các phương pháp điều trị; giảm kỳ thị liên quan đến rối loạn tâm thần; và nâng cao hiệu quả của việc tìm kiếm sự trợ giúp (biết khi nào và ở đâu để tìm kiếm sự giúp đỡ và phát triển các năng lực để cải thiện khả năng chăm sóc sức khỏe tâm thần và tự quản lý của một người) Định nghĩa này là sự mở rộng của các cấu trúc trước bao gồm khái niệm kỳ thị mà trước đây thường được xem xét riêng, và mở rộng khái niệm của Jorm về các chiến lược tự giúp đỡ sang cấu trúc rộng rãi hơn về hiệu quả tìm kiếm sự giúp đỡ [16]

1.2 Đặc điểm năng lực sức khỏe tâm thần của thai phụ trong bối cảnh COVID-19

1.2.1 Sức khỏe tâm thần của thai phụ trong bối cảnh COVID-19

COVID-19 là bệnh do một loại coronavirus mới có tên là SARS-CoV-2 gây ra Vào ngày 12 tháng 1 năm 2020, WHO xác nhận loại coronavirus mới này là nguyên nhân gây ra bệnh đường hô hấp ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc sau một báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019 về một nhóm các trường hợp “viêm phổi do vi rút” ở Vũ Hán [17] Từ 16-6-2020 đến 14-7-2020, Michael Ceulemans và cộng sự thực hiện nghiên cứu đa quốc gia với phụ nữ mang thai và cho con bú được 3 tháng (có độ tuổi trên 18 tuổi) ở Ireland, Na Uy, Thụy Sĩ, Hà Lan và Anh đã tìm thấy mức độ cao của các triệu chứng trầm cảm và lo lắng tổng quát ở phụ nữ mang thai và cho con bú trong đợt bùng phát COVID-19 [18] Nghiên cứu của Grumi trên 281 thai phụ vào đợt bùng

Trang 12

phát dịch bệnh đầu tiên ở miền Bắc nước Ý cho biết phụ nữ mang thai trong giai đoạn dịch có nguy cơ tăng trầm cảm đến 26% [19] Một nghiên cứu phân tích tổng hợp tỷ lệ trầm cảm và lo lắng ở phụ nữ mang thai trong đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới từ năm 2019-2021 cho kết quả tỷ lệ trầm cảm 25,6% trong 37 nghiên cứu; tỷ lệ lo lắng 30,5% trong 34 nghiên cứu; theo thời gian cho thấy tỷ lệ lo lắng cao hơn trong các nghiên cứu được thực hiện sau đại dịch [20] Các chỉ số tâm lý tăng theo số trường hợp nhiễm vi rút được xác nhận hoặc tử vong hàng ngày [21] và cả hai triệu chứng lo âu và trầm cảm đều giảm khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng Hơn nữa, các rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo lắng phổ biến hơn trong các giai đoạn chu sinh so với giai đoạn không mang thai ở các nước thu nhập thấp và trung bình [22] Emily và cộng sự cho biết các triệu chứng trầm cảm và lo lắng tăng lên từ giai đoạn đầu đến giữa thai kỳ nhưng sau đó giảm nhẹ trên thai phụ ở Mỹ [23] Các phát hiện trong các nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe tâm thần chu sinh trong đại dịch

Tại Việt Nam, giai đoạn từ 3/2021 – 5/2021, Nguyễn Diệu Hằng và Trần Huỳnh Như đã thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên 82 thai phụ đến khám tại trung tâm y tế quận Hải Châu, Đà Nẵng về khảo sát tình trạng stress và các yếu tố liên quan đến stress của thai phụ Các tác giả đã thống kê được 4 vấn đề chính gây stress cho phụ nữ có thai, đó là: (1) Stress về việc xác định vai trò người mẹ, (2) Stress gây ra bởi sự lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của trẻ và mẹ, (3) Stress gây nên bởi thay đổi về ngoại hình và hoạt động thể chất, (4) Những yếu tố stress khác (môi trường chăm sóc trẻ và quan hệ vợ chồng) Kết quả: Tình trạng stress của thai phụ được đánh giá ở mức độ trung bình Điều kiện sinh hoạt gia đình và số lần mang thai hiện tại có mối liên quan đến tình trạng stress của thai phụ (p < 0,01) [24] Hay một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Tô Mai Xuân Hồng và Trần Thị Trúc Phương tiến hành trong giai đoạn 20/01/2021 – 20/4/2021 khảo sát về tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên 310 phụ nữ mang thai 3 tháng cuối đến khám tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ mang thai giai đoạn ≥ 28 tuần có nguy có trầm cảm trước sinh chiếm 28,7% [25]

Trang 13

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến NLSKTT

Nhiều người trong cộng đồng không thể nhận biết chính xác hay không hiểu ý nghĩa của các rối loạn tâm thần Trong một nghiên cứu với mẫu đại diện là người dân Úc khi được hỏi về trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt, hầu hết đều nhận ra rằng có một số vấn đề về sức khoẻ tâm thần nhưng gọi đúng tên của rối loạn đối với trầm cảm là 39% và tâm thần phân liệt 27% [26]

Nghiên cứu cắt ngang trên 300 thai phụ nhằm tìm hiểu nhận thức và nhận thức về các vấn đề SKTT ở phụ nữ mang thai sống ở các vùng nông thôn miền nam Ấn Độ năm 2017 Bảng câu hỏi được chuẩn bị bởi các chuyên gia y học cộng đồng và tâm thần học Trong 300 thai phụ, có 53,33% ở độ tuổi từ 18 đến 25, 33,33% ở độ tuổi từ 26 đến 30 và 10% ở độ tuổi trên 30 Kết quả 85,6% đối tượng thiếu nhận thức về các vấn đề SKTT khi mang thai Gần 42% cho rằng họ sẽ đến gặp một người chữa bệnh bằng đức tin để giải quyết các vấn đề SKTT; 88,66% không tin vào việc dùng thuốc nếu bị rối loạn tâm thần trong thai kỳ Gần 96% báo cáo các vấn đề liên quan đến kỳ thị 85% bà mẹ không biết các chương trình giáo dục SKTT và 97,3% số lần bác sĩ điều trị không hỏi về các triệu chứng sức khỏe tâm thần Như vậy, phụ nữ mang thai sống ở vùng nông thôn miền nam Ấn Độ có nhận thức kém về các vấn đề SKTT Những lý do giống nhau là thiếu nhận thức, trình độ học vấn thấp, tình trạng kinh tế xã hội thấp, niềm tin và tập quán văn hóa, thiếu các dịch vụ SKTT và sự kỳ thị liên quan đến bệnh tâm thần [27]

Nghiên cứu đánh giá kiến thức về trầm cảm ở trẻ em gái và phụ nữ ở Tehran liên quan đến phòng ngừa và can thiệp hiệu quả để cải thiện trầm cảm vào năm 2017 Sử dụng bộ câu hỏi của Úc (Australian questionnaire), phỏng vấn qua điện thoại Kết quả có 1023 nữ giới 16-68 tuổi hoàn thành bảng câu hỏi Hầu hết những người tham gia đều độc thân (63,8%), trên 35 tuổi (53,8%) với trình độ học vấn trên trung cấp (61,4%), trong số đó 41,6% thất nghiệp với thu nhập hàng tháng ≤ 25 triệu Rial Ngoài ra, 58,9% người tham gia cho biết đã từng tiếp xúc với ai đó trong gia đình hoặc bạn thân của họ có vấn đề SKTT 644 người (63,1%) lựa chọn bác sỹ tâm thần và nhà tâm lý học là những người giúp điều trị SKTT tốt nhất Hai phương pháp hữu ích hỗ trợ điều trị SKTT được lựa chọn là thư giãn (79,6%) và nhận tư vấn (81,5%) Để giảm nguy cơ

Trang 14

tăng rối loạn tâm thần, hầu hết những người tham gia đều đề cập đến việc “giữ liên lạc thường xuyên với gia đình” (84,3%) và "học cách tránh bị căng thẳng ngay từ đầu và thực hiện các hành động để giảm căng thẳng khi nó xảy ra" (82,7%), trong khi chỉ có 49,8% đồng ý với việc học các kỹ năng đối phó rối loạn SKTT [28]

Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên phụ nữ mang thai và sau sinh đến các phòng khám tiền sản và nhi khoa của một bệnh viện trực thuộc Đại học Khoa học Y tế Tehran Tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu như sau: từ 18 tuổi trở lên, đang mang thai hoặc đã sinh con trong vòng 12 tháng trước đó và có khả năng đọc viết thành thạo (phải tốt nghiệp tiểu học) Khảo sát sử dụng Thang đo Năng lực Trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression Literacy Scale (PoDLiS) gồm 31 mục Tổng cộng 692 phụ nữ chu sinh tham gia vào nghiên cứu Tuổi trung bình của những người được hỏi là 27,63 (SD = 5,46) tuổi và là 12,99 (SD = 2,46) tuổi đối với giáo dục chính quy Gần 90% số người tham gia là nội trợ Kết quả điểm trung bình về hiểu biết trầm cảm sau sinh của mẫu nghiên cứu là 3,79 (SD = 0,39) 42,1% số người được hỏi nói rằng các nhà tâm lý học là nguồn tìm kiếm sự giúp đỡ đầu tiên của họ nếu họ bị trầm cảm sau sinh, sau đó là bạn bè và các thành viên trong gia đình Ngoài ra, 27,2% số người được hỏi nói rằng Internet là nguồn tìm kiếm thông tin đầu tiên của họ, sau đó là các nhà tâm lý học [29]

Một nghiên cứu dựa trên Internet nhằm kiểm tra thái độ và niềm tin liên quan đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị trầm cảm của phần lớn thai phụ nói tiếng Tây Ban Nha cư trú ở Mỹ Latinh Internet là một phương tiện hiệu quả để tiếp cận phụ nữ trong thời kỳ chu sinh, đặc biệt là những phụ nữ ở những khu vực có thể gặp rào cản trong việc tiếp cận các nguồn thông tin tâm lý Hơn 6.000 (n = 6.672) thai phụ đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện và đồng ý tham gia trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 1 năm 2009 đến ngày 12 tháng 8 năm 2011 Trong số những người tham gia, 3/4 cho biết họ bị trầm cảm trong hoặc sau khi mang thai ở thời điểm hiện tại hoặc trước đó Phần lớn những người tham gia đã không tìm kiếm sự giúp đỡ và thường không chắc chắn về các triệu chứng trầm cảm của họ Tuy nhiên, 44,8% đã tìm kiếm sự giúp đỡ, chủ yếu bằng cách nói chuyện với gia đình và cho biết họ cảm thấy sợ hãi, xấu hổ và

Trang 15

bối rối về các triệu chứng trầm cảm và lo âu Rối loạn trầm cảm nghiêm trọng và thu nhập thấp ≤10 000 đô la Mỹ là những yếu tố dự báo quan trọng về hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của thai phụ Dữ liệu từ nghiên cứu này cho thấy khi cảm thấy buồn hoặc chán nản, những người phụ nữ trong giai đoạn chu sinh có xu hướng tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ gia đình và bạn bè trước tiên [30]

Một nghiên cứu cắt ngang khác được thực hiện trên 120 người phụ nữ nhập cư gốc Phi từ tỉnh Alberta, Canada năm 2020 Những người được hỏi đủ điều kiện tham gia nếu họ ≥18 tuổi và có trẻ ≤2 tuổi Các câu hỏi được rút ra từ thang đo Trầm cảm sau sinh Edinburgh, thang đo Rối loạn lo âu tổng quát-7 và các câu hỏi bổ sung đã được phát triển bằng cách sử dụng khảo sát “Sức khỏe tâm thần bà mẹ Alberta 2012” Kết quả: 51,8% (57/110) số người được hỏi hoàn toàn đồng ý hoặc phần nào đồng ý rằng phụ nữ có tiền sử lo âu hoặc trầm cảm có nhiều khả năng bị lo lắng hoặc trầm cảm hơn khi mang thai Tuy nhiên, chỉ có 25,4% (28/110) người đồng ý hoặc rất đồng ý rằng “những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm hoặc lo lắng khi mang thai có khả năng chậm phát triển hơn so với những đứa trẻ có mẹ không bị trầm cảm hoặc lo âu trong thai kỳ” Những người tham gia có mức độ kiến thức về SKTT sau sinh cao (>94%) nhưng kiến thức về SKTT trước sinh lại thấp (51,8%) Do vậy, kiến thức hạn chế về các rối loạn SKTT trước sinh cũng góp phần vào tỷ lệ trầm cảm cao ở các bà mẹ châu Phi ở Alberta [2]

1.2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến NLSKTT

Tại Việt Nam, đời sống người dân từng bước được cải thiện, vì vậy ngày càng đòi hỏi các mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện Các nghiên cứu về NLSKTT trên phụ nữ mang thai ở nước ta mặc dù chưa đa dạng nhưng các bài nghiên cứu cũng thể hiện sự nỗ lực của nhóm tác giả trong việc nâng cao nhận thức về NLSKTT

Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 357 bà mẹ ở Hà Nội, Việt Nam, Pnom Penh và Kampong Speu, Campuchia điều tra NLSKTT của trẻ em giữa các bà mẹ Campuchia và Việt Nam năm 2019 Sử dụng bảng câu hỏi về NLSKTT trẻ em (Child Mental Health Literacy Questionnaire) để đánh giá kiến

Trang 16

thức về SKTT của các bà mẹ, đặc biệt là khả năng xác định chính xác các rối loạn SKTT khác nhau và hiểu biết của họ về nguyên nhân của các vấn đề SKTT cũng như các phương pháp điều trị khác nhau Mức độ hiểu biết chung về SKTT của các bà mẹ ở hai quốc gia này là thấp Tỷ lệ bà mẹ có thể xác định chính xác các vấn đề sức khỏe tâm thần khác nhau dao động từ 0,17 (Rối loạn thách thức chống đối) đến 0,35 (liên quan đến chấn thương) Nguyên nhân sinh học và các trải nghiệm tiêu cực là những nguyên nhân được lựa chọn nhiều nhất gây ra các vấn đề SKTT nói chung Ba phương thức điều trị được đánh giá tích cực nhất là dùng thuốc men, giáo dục cha mẹ và tư vấn gia đình Mặc dù Việt Nam và Campuchia là những nước láng giềng về mặt địa lý, nhưng các kết quả khác nhau giữa các quốc gia này dường như phản ánh bối cảnh lịch sử khác nhau giữa 2 đất nước [31]

1.3 Các yếu tố liên quan tới NLSKTT của thai phụ

Phụ nữ so với nam giới trưởng thành và ở gần những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần có xu hướng thể hiện mức NLSKTT cao hơn [32] Các nghiên cứu so sánh mức độ hiểu biết về SKTT của những người tham gia từ các quốc gia và khu vực khác nhau cho thấy những người tham gia từ các khu vực phát triển và phương Tây có mức độ nhận thức cao hơn so với những người tham gia từ các khu vực đang phát triển [33] Các yếu tố nguy cơ bao gồm độ tuổi mang thai, trình độ học vấn thấp, thất nghiệp khi mang thai, mắc bệnh mãn tính trước khi mang thai, giảm nhận thức về sự hỗ trợ chung, khó khăn về tài chính hộ gia đình, không tuân theo các quy tắc cách ly, sử dụng thuốc lá và chất kích thích và tuân thủ chăm sóc sản khoa kém [34, 35] Phụ nữ có học vấn và đi làm được hưởng các dịch vụ y tế đầy đủ có xu hướng có trạng thái tinh thần khỏe mạnh hơn [36] Các bà mẹ báo cáo mức độ hỗ trợ xã hội thấp cho thấy mối quan hệ giữa stress và các triệu chứng mạnh hơn so với những người báo cáo mức độ hỗ trợ xã hội cao - cho thấy tác dụng trung gian của hỗ trợ xã hội [35] Các thai phụ tuổi vị thành niên tại Canada sử dụng thuốc lá, cần sa và rượu trong thai kì cao hơn các thai phụ trưởng thành và có mức độ stress cao hơn [37]

Ngoài ra, tình trạng kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống hôn nhân cũng là những yếu tố nguy cơ có nhiều khả năng ảnh hưởng đến tình trạng

Trang 17

SKTT của phụ nữ mang thai Sự bất hòa trong hôn nhân dẫn đến sự thiếu gắn bó của người mẹ với thai nhi và gia đình: phụ nữ mang thai có mức độ lo lắng cao và tỏ ra chán ghét việc mang thai [36]

1.4 Công cụ đánh giá NLSKTT của thai phụ

1.4.1 Thang đo năng lực sức khỏe tâm thần (MHLS)

Mặc dù định nghĩa NLSKTT được phát triển bởi Jorm et al (1997) đã được sử dụng rộng rãi nhưng chưa có hệ thống để phát triển một công cụ đo lường tâm lý mạnh mẽ bằng cách sử dụng định nghĩa này Thang đo năng lực sức khỏe tâm thần (Mental Health Literacy Scale-MHLS) của O’Connor & Casey ra đời, cung cấp một phương tiện hiệu quả về mặt thời gian và về mặt phương pháp để đánh giá mức độ nhận thức SKTT của một cá nhân

MHLS phiên bản tiếng Anh bao gồm 35 mục với 6 lĩnh vực của năng lực sức khỏe tâm thần: Khả năng nhận biết các rối loạn sức khỏe tâm thần (8 mục); kiến thức về các yếu tố rủi ro và nguyên nhân (4 mục); kiến thức về nơi tìm kiếm thông tin (2 mục); kiến thức về điều trị tự lực (2 mục); kiến thức về trợ giúp chuyên môn sẵn có (3 mục); và thái độ thúc đẩy sự công nhận và hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ (16 mục) 15 mục đầu tiên được chấm theo thang đo Likert 4 mức độ từ 1 - 4 với các mục 10, 12 và 15 được cho điểm ngược lại Các mục 16 - 35 được cho điểm trên thang đo Likert từ 1-5 với các mục 20 - 28 được cho điểm ngược lại [38] Tổng điểm được tạo ra bằng cách cộng tất cả các mục (điểm tối đa = 160; điểm tối thiểu = 35), Cronbach’s alpha= 0,873 [38, 39] Tổng điểm cuối cùng thể hiện mức độ hiểu biết chung về sức khỏe tâm thần, điểm cao hơn cho thấy NLSKTT tốt hơn Báo cáo của O’Connor và Casey’s (2015) gợi ý rằng MHLS phiên bản tiếng Anh có giá trị và độ tin cậy chấp nhận được Sự phát triển của MHLS là một quá trình lặp đi lặp lại, bao gồm việc sử dụng rộng rãi phản hồi từ hội đồng lâm sàng, xây dựng các định nghĩa hoạt động để hướng dẫn phát triển mục câu hỏi cho từng thuộc tính và một số giai đoạn kiểm tra và xem xét [38]

MHLS phiên bản tiếng Việt gốc (MHLS-VN) bao gồm 31 mục bao gồm bốn lĩnh vực hiểu biết về sức khỏe tâm thần: (a) Khả năng nhận biết các rối loạn sức khỏe tâm thần (8 mục); (b) Kiến thức về nơi tìm kiếm thông tin liên

Trang 18

quan đến sức khỏe tâm thần (4 mục); (c) Kiến thức về các phương pháp điều trị sức khỏe tâm thần (3 mục); và (d) Thái độ thúc đẩy hoặc ức chế việc tìm kiếm sự trợ giúp về sức khỏe tâm thần (16 mục) Cronbach’s alpha cho tổng điểm MHLS-VN là 0,72 Tổng điểm tối đa cho MHLS-VN là 144 và tối thiểu 31 Để giải thích cho việc xóa mục và cho phép so sánh giữa MHLS-VN và tiêu chuẩn MHLS ban đầu, tổng điểm MHLS-VN đã được điều chỉnh bằng cách lấy giá trị trung bình của các mục trong MHLS-VN và nhân với số mục trong MHLS tiếng Anh để cân bằng hai tổng điểm [40]

Trong đề tài này, dựa trên nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thu Trang [41] và tác giả Lê Thị Thu Hương [26], có 3 mục có cronbach’s alpha <0,6, không đáp ứng đủ điều kiện kiểm tra độ tin cậy, do vậy thang đo bản Việt Nam mà em tiến hành đánh giá NLSKTT của thai phụ gồm 28 mục trên 4 tiểu thang đo: (a) Khả năng nhận biết các rối loạn SKTT (8 mục); (b) Mức độ tự tin với việc tìm kiếm thông tin về bệnh tâm thần (4 mục); (c) Định kiến về bệnh tâm thần (9 mục) và (d) Thái độ tích cực về bệnh tâm thần (7 mục)

1.4.2 Một số công cụ đánh giá khác

Các thang đo kiến thức SKTT hầu hết đều áp dụng các câu trả lời trắc nghiệm tự báo cáo (đúng, sai, tôi không biết/không chắc chắn) hoặc trả lời vắn tắt với các câu hỏi mở/đóng hoặc sử dụng các câu lệnh theo thang điểm Likert

Mental Health Knowledge Schedule (MAKS) của Evans-Lacko và

cộng sự (2010) gồm 12 mục đánh giá kiến thức về SKTT trong cộng đồng liên quan đến sự kỳ thị, với Cronbach’s α = 0,65a (a: chỉ đánh giá từ mục 1- 6) MAKS không đủ để đánh giá sự giảm phân biệt đối xử và nên được sử dụng cùng với các khảo sátliên quan thái độ và hành vi để giảm kì thị tốt nhất [42]

Mental Health Literacy Questionaire (MHLQ) của Wang và cộng sự

(2013) gồm 20 mục, mục 1-16 về kiến thức cơ bản các vấn đề SKTT và 4 mục sau về nhận thức các ngày nâng cao SKTT khác nhau Tổng điểm nằm trong khoảng 0 đến 20 ( điểm cao hơn cho thấy hiểu biết về SKTT tốt hơn) Cronbach’s α = 0,69 nhưng giảm xuống 0,59 sau khi loại bỏ 4 mục về nâng cao SKTT Tác giả cho thấy cần đánh giá chặt chẽ hơn các thuộc tính tâm lý của các thang đo được sử dụng để đánh giá NLSKTT [43]

Trang 19

Attitudes Towards Mental Health Problems (ATMHP) của Gilbert

và các cộng sự (2007) là thang đo tự báo cáo nhằm đánh giá thái độ đối với sức khỏe tâm thần liên quan đến một số yếu tố liên quan đến thái độ và sự e ngại khi đối mặt với các vấn đề về SKTT Bộ câu hỏi bao gồm 35 mục chia thành 5 phần, các mục trả lời nằm trong khoảng từ 0 (“Hoàn toàn không đồng ý”) đến 3 (“Hoàn toàn đồng ý”) Điểm cao hơn cho thấy thái độ tiêu cực hơn đối với các vấn đề SKTT Đây là một công cụ hữu ích để nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến thái độ đối với bệnh tâm thần ở nhiều cấp độ [44]

Knowlegde and Attitudes to Mental Health Scales (KAMHS) của

Simkiss và cộng sự (2021) gồm 50 mục nhằm đo lường thái độ đối với sức khỏe tâm thần trên 7 lĩnh vực: Kiến thức, hành vi sức khỏe tâm thần tốt, kỳ thị/thái độ, (thiếu) tự kỳ thị, (thiếu) né tránh đối phó, hành vi tìm kiếm sự trợ giúp và mong muốn xã hội Các mục được cho điểm sao cho điểm cao thể hiện thái độ hoặc hành vi tích cực Hạn chế chính của nghiên cứu hiện tại chỉ giới hạn ĐTNC ban đầu là thanh thiếu niên 13-14 tuổi sống ở Wales, Anh Cần có thêm dữ liệu để chứng minh rằng KAMHS phù hợp để sử dụng cho các nhóm tuổi khác [45]

Thang đo kiến thức về trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression Literacy Scale - PoDLis) gồm 31 mục với bảy thuộc tính: (1) Khả năng nhận

biết trầm cảm sau sinh (6 mục), (2) Kiến thức về các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân (5 mục), (3) Kiến thức và niềm tin về các hoạt động tự chăm sóc (5 mục), (4) Kiến thức về sự trợ giúp chuyên môn sẵn có (2 mục ), (5) Niềm tin về sự trợ giúp chuyên nghiệp (2 mục), (6) Thái độ giúp nhận biết trầm cảm sau sinh và tìm kiếm sự trợ giúp phù hợp (6 mục) và (7) Kiến thức về cách tìm kiếm thông tin liên quan đến trầm cảm sau sinh (5 mục) Hệ số Cronbach's alpha = 0,78 và nó nằm trong khoảng từ 0,70 đến 0,83 cho mỗi thuộc tính Theo tác giả, ý định xây dựng một biện pháp ngắn gọn và dễ dàng thực hiện có thể dẫn đến việc đánh giá không đầy đủ các thuộc tính PoDLis [29]

1.5 Khung lý thuyết

Nghiên cứu “Thực trạng năng lực sức khỏe tâm thần của thai phụ

trong bối cảnh đại dịch COVID 19 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022-2023” gồm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên

Trang 20

quan đến NLSKTT của phụ nữ mang thai trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022 Nghiên cứu được đánh giá bằng bộ câu hỏi của MHLS phiên bản tiếng Việt, bao gồm 4 nội dung chính sau:

Khả năng nhận biết các rối loạn SKTT

Mức độ tự tin với việc tìm kiếm thông tin về bệnh tâm thần Định kiến về bệnh tâm thần

Thái độ tích cực với bệnh tâm thần

Khung lý thuyết được thực hiện theo sơ đồ sau (Sơ đồ 1.1):

Sơ đồ 1.1 Khung lý thuyết đánh giá NLSKTT của thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Đặc điểm nhân khẩu học

Tuổi Nơi sống

Trình độ học vấn Nghề nghiệp

Đặc điểm thai sản

Số con Tuần thai Mức độ căng thẳng

Mức độ hài lòng cuộc sống

Khả năng nhận biết các rối loạn SKTT

Mức độ tự tin với việc tìm kiếm thông tin về bệnh tâm thần

Định kiến về bệnh tâm thần

Thái độ tích cực với bệnh tâm thần

Đánh giá NLSKTT thai phụ tại

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội dựa vào

thang đo MHLS

Đặc điểm thai phụ

Trang 21

1.6 Đặc điểm địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có tọa lạc trên một khu đất đông dân cư tại đường La Thành, quận Ba Đình với tổng diện tích mặt bằng 19.557 m2 Đây là bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành phố trong lĩnh vực Sản Phụ khoa và Kế hoạch hóa gia đình [46] Hiện nay, bệnh viện đã có hơn 598 giường thực kê và hơn 1.373 cán bộ công nhân viên chức trong đó có 1 Phó giáo sư, 10 Tiến sỹ, 142 Thạc sỹ, 34 Bác sỹ chuyên khoa II, 38 Bác sỹ chuyên khoa I, 422 trình độ đại học và 737 Hộ sinh, Điều dưỡng và Kỹ thuật viên Năm 2020, tổng số lượt khám bệnh là 374 176, bao gồm cả trong và ngoài giờ Tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú là 64 856 Tổng số đẻ tại bệnh viện là 37 193, trong đó mổ đẻ là 21 393 Số bệnh nhân mổ phụ khoa là 2809 và mổ nội soi 3449

Trang 22

CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Là phụ nữ đang mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Thai phụ từ 18 tuổi trở lên bình thường, khỏe mạnh sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Thai phụ mắc các bệnh nền như các vấn đề về SKTT - Không đồng ý tham gia khảo sát

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian

Thời gian nghiên cứu: từ 07/2022 đến 05/2023 Thời gian thu thập số liệu: từ 09/2022 đến 02/2023

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu áp dụng công thức cho 1 tỷ lệ, với độ chính xác tuyệt đối:

𝑛 = 𝑍

2 𝑝(1 − 𝑝)𝑑2

Với:

n: cỡ mẫu tối thiểu

Z: hệ số tin cậy, với độ tin cậy α = 95%, ta có Z(1-α/2) = 1,96

Trang 23

p: tỷ lệ phụ nữ mang thai nhận thức được vấn đề SKTT theo nghiên cứu cắt ngang “Nhận thức và thái độ đối với bệnh tâm thần của phụ nữ trước sinh ở nông thôn miền Nam Ấn Độ” [27] Nghiên cứu cho thấy có khoảng 85,6% phụ nữ mang thai thiếu nhận thức về SKTT, nên có chỉ 14,4% số còn lại hiểu biết về SKTT Vì vậy, em chọn p = 14,4%

d: sai số ước lượng, chọn d=0,05 Ta có:

n= 1,96

0,052 = 189,4124

Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 189

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng Các thai phụ đến khám định kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong thời gian nghiên cứu được mời vào phỏng vấn

2.5 Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu

STT Tên biến số Định nghĩa Loại biến

Phương pháp thu thập

Là năm sinh dương lịch của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC)

Liên tục

Mẫu phiếu điện tử

2 Nơi sống Là nơi ĐTNC đang sinh

Mẫu phiếu điện tử

3 Số con hiện tại Là số con của ĐTNC Liên tục

Mẫu phiếu điện tử

Trang 24

4 Nghề nghiệp Là nghề nghiệp của

Mẫu phiếu điện tử

5 Trình độ học vấn

Là trình độ học vấn của

Mẫu phiếu điện tử

6 Tuần thai Là số tuần mang thai của

Mẫu phiếu điện tử

7

Mức độ căng thẳng của thai

phụ

Là các mức độ căng thẳng

khi mang thai của ĐTNC Thứ hạng

Mẫu phiếu điện tử

Liên tục

Mẫu phiếu điện tử

Liên tục

Mẫu phiếu điện tử

10

Mức độ tự tin với việc tìm kiếm thông tin

về bệnh tâm thần

Là mức độ tự tin của ĐTNC về nơi truy cập thông tin và khả năng truy cập thông tin về SKTT [26, 38]

Liên tục

Mẫu phiếu điện tử

11 Định kiến về bệnh tâm thần

Là việc ĐTNC đưa ra mức độ đồng ý với các nhận định cho sẵn, ảnh hưởng đến việc nhận biết các rối loạn và sẵn sàng tham gia vào hành vi tìm kiếm sự trợ giúp [26, 38]

Liên tục

Mẫu phiếu điện tử

Trang 25

Liên tục

Mẫu phiếu điện tử

2.6 Phương pháp thu thập số liệu

Dùng Google form tạo ra một bảng câu hỏi trực tuyến Thu thập số liệu bằng cách phát vấn trực tiếp và thai phụ điền phiếu khảo sát Dữ liệu thu thập dưới dạng ẩn danh được bảo mật và có sự đồng ý tham gia nghiên cứu

Bảng câu hỏi cung cấp dữ liệu về:

Đặc điểm nhân khẩu học của thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Tuổi, nơi sống, nghề nghiệp, trình độ học vấn

Đặc điểm thai sản: Số con hiện tại, tuần thai, mức độ căng thẳng khi mang thai, mức độ hài lòng cuộc sống

Thang đo năng lực sức khỏe tâm thần (MHLS) gồm 28 câu hỏi

2.7 Tiêu chuẩn đánh giá của thang đo MHLS

Tiêu chí chấm điểm dựa theo thang đo MHLS 35 mục của O’Connor[38] Thang đo MHLS-VN gồm 28 mục, tất cả các mục chấm theo theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1 – 5, mục 13-21 chấm điểm ngược lại (điểm càng cao thì thai phụ có thái độ tiêu cực với SKTT càng thấp) [10] (xem Phụ lục)

Nghiên cứu này sử dụng 2 cách tính điểm: (1) tính điểm tổng của thang đo; (2) tính điểm trung bình các tiểu thang và mã hóa theo các nhóm để có tỷ lệ % các phương án trả lời ở từng mức độ:

Giá trị khoảng cách=(Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất)/n=(5-1)/5=0,8 [47] Trong đó: 1,00 – 1,80: Rất thấp; 1,81 - 2,60: Thấp; 2,61 - 3,4: Trung bình; 3,41 - 4,2: Cao; 4,21 – 5,00: Rất cao

Trang 26

2.8 Phương pháp phân tích số liệu

Dữ liệu được tải về, mã hóa và tính điểm các mục bằng phần mềm Microsoft Excel Sau đó đưa vào phần mềm phân tích số liệu SPSS 20.0

Thống kê mô tả với các giá trị điểm trung bình, độ lệch chuẩn cho các biến tuổi thai phụ, tuổi thai nhi, điểm trung bình thang đo; tần số và tỷ lệ % cho các biến nơi sống, trình độ học vấn, nghề nghiệp…

Kiểm định t-test và ANOVA để so sánh sự khác biệt về điểm trung bình giữa các yếu tố Áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến đánh giá mối liên quan của các yếu tố với NLSKTT với biến phụ thuộc là điểm NLSKTT và biến độc lập là đặc điểm cá nhân và thai sản của thai phụ Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được xác định cho các kiểm định với mức p<0,05

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu này tuân thủ các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: - Đối tượng có quyền ngừng tham gia khi không muốn tiếp tục

- Những thông tin thu thập được của các thai phụ tham gia nghiên cứu đều được bảo mật và chỉ sử dụng cho nghiên cứu

- Các thai phụ tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ ràng về mục đích, nội dung nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu

- Đây là nghiên cứu khảo sát nên không ảnh hưởng đến sức khỏe và chi phí của các thai phụ

Trang 27

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC

Trình độ học vấn

Trung học phổ thông

Cao đẳng/Trung cấp

Nhận xét: Nghiên cứu thu thập được 190 thai phụ Độ tuổi trung bình

của thai phụ là 30,22(4,87), trong đó thai phụ nhỏ tuổi nhất là 19 tuổi, thai phụ lớn tuổi nhất là 46 tuổi Phần lớn thai phụ tham gia nghiên cứu đang sinh sống ở thành thị (77,4%), chỉ có 22,6% thai phụ đang sinh sống ở nông thôn Các thai phụ có trình độ từ Cao đẳng/Trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ cao (84,2%) Có sự chênh lệch rõ rệt giữa nhóm thai phụ lao động trí óc (72,6%) và nhóm thai phụ lao động chân tay (27,4%)

Trang 28

3.1.2 Đặc điểm thai sản

Bảng 3.2 Đặc điểm thai sản của ĐTNC

Nhận xét: Phần lớn thai phụ tham gia nghiên cứu có ít hơn 2 con, các

thai phụ mang thai lần đầu chiếm tỷ lệ cao hơn (40,5%) Tuổi trung bình của

thai nhi là 33,77±8,27 (thấp nhất là 3 tuần tuổi, cao nhất là 40 tuần tuổi), trong

đó có 88,9% thai phụ mang thai ở tuần 28-42

Biểu đồ 3.1 Mức độ hài lòng về cuộc sống của thai phụ (n=190) 45,8%

≤7 >7

Trang 29

Nhận xét: Có sự chênh lệch giữa nhóm đánh giá mức độ hài lòng cuộc

sống dưới 7 điểm và trên 7 điểm Có 54,2% thai phụ cảm thấy hài lòng cuộc sống trên mức 7 điểm

Biểu đồ 3.2 Mức độ căng thẳng của thai phụ (n=190)

Nhận xét: Phần lớn thai phụ hầu như không căng thẳng trong quá trình

mang thai (61,1%), chỉ có khoảng 10,5% thai phụ cảm thấy căng thẳng khá thường xuyên

3.2 Năng lực sức khỏe tâm thần

Bảng 3.3 Nhận thức về SKTT của thai phụ Tổng điểm

trung bình ±SD

kiếm thông tin về bệnh tâm thần

Hầu như không Vừa phải Khá thường xuyên

Trang 30

Định kiến về bệnh tâm

Thái độ tích cực với bệnh

tâm thần 20,38±5,06 7 - 29 2,91±0,72

Trung bình

Năng lực sức khỏe tâm

thần chung 87,50±13,24 60 - 122 3,12±0,47

Trung bình Nhận xét: Khảo sát trên 190 thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội về

NLSKTT, điểm NLSKTT trung bình đo được là 87,50 (SD=13,24, giá trị thấp nhất = 60, giá trị cao nhất = 122) Điểm theo thang Likert là 3,12±0,47 ở mức trung bình Đánh giá theo các thang đo con: Khả năng nhận biết các rối loạn SKTT 21,61±7,54 điểm ở mức trung bình; Mức độ tự tin về việc tìm kiếm thông tin bệnh tâm thần 13,81±2,97 điểm ở mức độ cao; Định kiến về bệnh tâm thần 31,69±4,05 điểm ở mức độ thấp; Thái độ tích cực về bệnh tâm thần 20,38±5,06 điểm ở mức độ trung bình

Về các thang đo con:

Thang đo con 1:

Bảng 3.4 Mức độ nhận biết chung các rối loạn Tần số (n=190) Tỷ lệ(%)

Nhận xét: Khả năng nhận biết các rối loạn cụ thể gồm 8 mục nhằm tìm

hiểu nhận thức của thai phụ đối với một số khái niệm rối loạn tâm thần cụ thể Phần lớn mức độ nhận biết các rối loạn ở mức phân vân (32,6%), chỉ có 26,3% chắc chắn đến rất chắc chắn khái niệm nghiên cứu đưa ra, chủ yếu ở một số rối

Trang 31

loạn như rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lo âu lan tỏa, ám ảnh sợ khoảng trống

Bảng 3.5 Mức độ nhận biết từng rối loạn tâm thần cụ thể Nhận biết

các RL tâm thần

Số thai phụ (n=190, %) Rất không

chắc chắn

Không chắc chắn

Phân vân

Chắc chắn

Rất chắc chắn

1 Ám ảnh xã

hội 44 (23,2) 61(32,1) 8(4,2) 67(35,3) 10(5,3) 2 Rối loạn lo

âu lan tỏa 42(22,1) 61(32,1) 7(3,7) 71(37,4) 9(4,7) 3 Rối loạn

trầm cảm chủ yếu

42(22,1) 55(28,9) 6(3,2) 75(39,5) 12(6,3)

4 Rối loạn

nhân cách 23(12,1) 87(45,3) 14(7,4) 42(22,1) 24(12,6) 5 Loạn khí sắc 50(26,3) 75(39,5) 10(5,3) 47(24,7) 8(4,2) 6 Ám ảnh sợ

khoảng trống 36(18,9) 56(29,5) 9(4,7) 80(42,1) 9(4,7) 7 Rối loạn

lưỡng cực 40(21,1) 89(46,8) 10(5,3) 44(23,2) 7(3,7) 8 Phụ thuộc

thuốc/chất gây nghiện

37(19,5) 79(41,6) 14(7,4) 57(30) 3(1,6)

Nhận xét: Tỷ lệ ĐTNC có mức độ chắc chắn nhiều nhất với RL lo âu

lan tỏa (37,4% chắc chắn); Ám ảnh sợ khoảng trống (42,1% chắc chắn); RL trầm cảm chủ yếu (39,5% chắc chắn) Hơn 50% ĐTNC không nhận biết được

Ngày đăng: 02/08/2024, 22:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w