1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về nhân vật nguyễn trãi và những đóng góp trong lịch sử việt nam

21 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về nhân vật Nguyễn Trãi và những đóng góp trong lịch sử Việt Nam
Tác giả Ngụ Bảo Ân, H6 Thi Khanh Huyộn, Dang Nguyễn Tỳ Quyờn
Người hướng dẫn Ngụ Sỹ Trỏng
Trường học Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Nguyễn Trãi là người đa tài trên nhiều lĩnh vực, ông không những là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao thiên tài đã góp công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn là một t

Trang 1

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 1 nam 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN Lika

DONG GOP TRONG LICH SU VIET NAM

HOC PHAN: LICH SU VIET NAM 1

Lép hoc phan: LITR130302

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Sỹ Tráng

Nhom SV thực hiện: 13

Ho tén & MSSV: Ngô Bảo Ân — 47.01.607.023

H6 Thi Khanh Huyén — 47.01.607.057

Dang nguyễn Tú Quyên — 47.01.607.096

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng Ï năm 2022

Trang 3

Chương 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN VAT NGUYEN TRAI TRONG LICH

SỬ VIỆT NAM c 2 c2 nh nh nh na se nhe se nrerseese LÍ

Vị tướng có công lớn trong khởi nghĩa Lam Sơn

2,1, Nhà chính trị, quân sự tài ba LI 2.2, Nhà văn hóa lớn với nhiều sáng tác có giá trị L5 2.3, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới l7

KẾT LUẬN 222202222 nh Hay se sssscc.19

TÀI LIỆU THAM KHẢO ò 2.222 261c21 1nn ny ng ssaxsee v2

Trang 4

MỞ ĐẦU

LY DO CHON DE TAL

Việt Nam là một quốc gia có vị trí đắc địa lẫn mang trong mình sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên, chính vì thế xuyên suốt thời kì lịch sử, rất nhiều lần các nước phương Tây và phương Bắc nhăm nhe, thôn tính đất nước ta, khiến ta rơi vào cảnh “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống hầm tai vạ” Khi bọn ngoại xâm đô hộ thành công nước ta, chúng đã dùng những thủ đoạn tàn độc nhất để bốc lột, áp bức nhân dân ta Chính

những điều đó đã tạo nên lịch sử của một dân tộc với truyền thống đấu tranh giữ nước lâu đời, phải luôn chống chọi với những cuộc chiến tranh xâm lược ác liệt của những đề chế

hùng mạnh tàn bạo Nền tảng ấy là gốc rễ, cội nguồn kết tính tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc đậm chất riêng thuộc nền văn hóa Việt Nam Những đóng góp mang tính quyết định

nhân dân, sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc đã đây lùi mọi sức mạnh hiếu chiến như mạch

nguồn không ngừng chảy trong mỗi người con Đại Việt Lịch sử Việt Nam đã chứng minh

“tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”, các anh hùng nghĩa sĩ

căm phẫn trước những hành động không có tình người ấy nên đã đứng lên khởi nghĩa,

chống lại bọn ách đô hộ và bọn bán nước cầu vĩnh

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Trãi là một

nhân vật kiệt xuất Với trí tuệ, tài năng và phâm chất của ông chính là ánh sao Khuê không bao gid lui tat, soi sang tới tận muôn đời sau Ông là “khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc Sự nghiệp và tác phẩm của ông là bài ca yêu nước, tự hào dân tộc” Nguyễn Trãi là người đa tài trên nhiều lĩnh vực, ông không những là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao thiên tài đã góp công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn là một tác giá xuất sắc với nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian

Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, từ thời vua Hùng dựng nước cho đến thời ông cha

ta giữ nước, truyền thông chồng giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ đã trở thành một niềm tự hào vẻ vang mà “con Rồng cháu Tiên” đời đời khắc ghi trong tâm trí Trong những năm thế

kỉ XIV, nước ta bị xâm lược, nhà Hồ lật đồ nhà Trần, quân Minh xâm lược nước ta và từ đó

xuất hiện một nhân vật lịch sử vĩ đại — Nguyễn Trãi Sau một thời gian, ông đã thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi đã tìm vào Lam Sơn Theo Lê Lợi khởi nghĩa và trở

thành quân sư số một, giúp Lê Lợi vạch chiến lược tiêu diệt kẻ thù xâm lược, giữ trọng trách

Trang 5

chính trị, ngoại giao Năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, ông thừa lệnh viết

Bình Ngô Đại Cáo, hăm hở vào công cuộc xây dựng bảo vệ Tô Quốc

Lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật Nguyễn Trãi và những đóng góp trong

lich sử Việt Nam” là để tìm hiểu và năm rõ được những tri thức về nhân vật Nguyễn Trãi

cũng như những công lao, đóng góp to lớn của ông trong lịch sử nước nhà Giúp ta hiểu thêm về hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân tộc, tinh than không chịu khuất phục của Nguyễn Trãi nói riêng và toàn thể anh hùng dân tộc Việt Nam nói chung Mặt khác, tìm hiểu và nằm rõ các chiến lược, kế sách đánh giặc của Nguyễn Trãi

đã mang lại thắng lợi vẻ vang cho nước nhà Giờ đây, hòa bình đã lập lại nhưng những cuộc chiến tranh tàn khốc đã gây ra sự hy sinh mất mát mà đất nước ta phải gánh chịu không thê nào xóa mờ Thế hệ đi trước đã nằm xuống vì độc lập, con cháu ta sau này luôn tự hào, biết

ơn và ra sức xây dựng đất nước, khắc ghi truyền thông yêu nước của dân tộc Điều này đã thê hiện rõ chân lý “đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng con người, dân tộc Việt Nam luôn

kiên cường và kiêu hãnh”, không một đất nước, một cuộc chiến tranh nào có thể đánh bại sự

lãnh đạo, tài trí hơn người của anh hùng dân tộc ta và tính thần yêu nước, sự đồng lòng,

đoàn kết của toàn thể người con Đại Việt Bên cạnh đó, là một sinh viên của trường Đại học

Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh nói chung và ngành Việt Nam Học nói riêng, khi lựa chọn

đề tài này đã bô sung thêm kiến thức giúp chúng tôi nắm rõ về nhân vật anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi và những đóng góp vô cùng lớn của ông trên nhiều lĩnh vực khác nhau Đồng

thời, học hỏi được thêm nhiều điều bô ích, kinh nghiệm quý giá cho quá trình nghiên cứu,

định hướng tương lai và con đường sự nghiệp bản thân đang theo đuôi

Trang 6

Chương 1 VÀI NÉT VỀ THÂN THE VA SU NGHIEP CUA NHAN VAT NGUYEN

TRAI

1.1, Hoàn cảnh quê hương, gia đình

Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên giữa lúc đất nước rồi ren về chính trị và xã hội Chính quyên nhà Trần ở trong thời kỳ suy thoái, ngày một mục nát, nhân dân rơi vào cảnh lầm than, khô cực Nhiều cuộc khởi nghĩa của nô tỳ và nông dân nghèo nô ra liên tiếp Nhân

hoàn cảnh đó, năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi vua, lật đồ nhà Trần và thành lập nhà Hồ,

đổi tên nước là Đại Ngu Tuy nhiên, nhà Hồ cầm quyền chưa được bao lâu đã phải đương đầu với họa xâm lăng của bọn phong kiến phương Bắc Tháng L1 năm 1406, đội quân xâm lược của nhà Minh ô ạt kéo vào, dù đã có sự chuẩn bị đối phó và ý chí quyết tâm chống giặc nhưng nhà Hồ lại không chiếm được lòng dân, không huy động được sức mạnh toàn dân chống giặc nên chỉ sau nửa năm, cuộc kháng chiến nhà Hỗ đã rơi vào thất bại Cha con Hồ Quý Ly cùng nhiều quan chức trong triều bị rơi vào tay địch, Nguyễn Phi Khanh cũng bị giặc bắt và lưu đày sang Trung Quốc

Nguồn gốc gia đình của Nguyễn Trãi có một ảnh hưởng sâu xa tới cuộc đời và sự nghiệp của ông sau này Thành phần gia đình ông cũng khá phức tạp Cha ông xuất thân là một hàn sĩ phải đi dạy học để trang trải cuộc sống, còn mẹ ông là dòng dõi đại quý tộc, con nhà hoàng phái

Sử sách đều ghi tô tiên của Nguyễn Trãi vốn quê ở xã Chi Ngại, huyện Phương Sơn (tức Phượng Nhãn, trấn Bắc Kinh) nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương Vào thời Trần, họ Nguyễn chuyển đến sinh sống ở làng Nhị Khê, thuộc tổng Cô Hiền, huyện Thưởng

Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam thượng (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín,

Hà Nội) Cha của ông là Nguyễn Ứng Long (1345 — 1418) nỗi tiếng là người thông minh, học giỏi, hiệu biết rộng, là một người có đức độ, đã được quan tư đồ Trần Nguyên Đán (ông ngoại của Nguyễn Trãi) tin tưởng gá con gái là Trần Thị Thái Sau khi hai người kết duyên

vợ chồng có tất cả 5 người con trai, trong đó Nguyễn Trãi là con trai đầu (1380) Năm 1374, Nguyễn Ứng Long đỗ bảng nhãn nhưng ông lại không được nhà Trần mời ra làm quan Ông đành hồi hương mở trường dạy học

Năm 1385, Trần Nguyên Đán cáo quan về hưu tại động Thanh Hưu trên núi Côn Sơn (thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Nguyễn Trãi lúc này lên 5 tudi cũng theo ông ngoại và mẹ về đó Sau khi ông ngoại và mẹ mất, Nguyễn Trãi trở về sống với cha ở làng

6

Trang 7

Nhị Khê Vào thời điểm này, tuy ông phải sống một cuộc sống nghèo khô, thiếu thôn nhưng luôn được sự rèn luyện, giáo dục của cha nên ông ra sức học hành Nguyễn Trãi đã thừa hưởng những truyền thông, tư tưởng hết sức tốt đẹp của hai bên gia đình nội ngoại Dòng họ ngoại của Nguyễn Trãi được sử sách ghi chép lại, là một dòng họ có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán - hiệu là Băng Hồ

tử, là một vị tôn thất nhà Trần, vốn là cháu bốn đời của Trần Quang Khái — người anh hùng

đã cùng Trần Quốc Tuần đánh bại quân Nguyên, Trần Nguyên Đán cũng có công giúp Trần Nghệ Tông khôi phục an ninh tô quốc, bên trong chống bọn gian thần lạm quyền Dương Nhật Lệ, bên ngoài chống bọn phong kiến Chiêm Thành xâm lược

Trần Nguyên Đán vốn tính tình thâm trầm và giàu lòng ưu ái Tuy ở ngôi Tế tướng,

sống trong dinh thự nguy nga tráng lệ nhưng ông vẫn luôn nghĩ tới cuộc sông lầm than, cơ cực của dân đen, con đỏ Đến đời Nghệ Tông, Trần Nguyên Đán thấy triều đình đỗ nát không có cách nào có thể cứu vãn nên sinh ra tư tưởng chán nản và dưng sớ xin cáo quan về hưu nhưng không được nhà vua chuẩn y Ông đành ở lại tiếp tục làm việc nhưng không còn

lòng tin đối với triều đình

Gia đình Nguyễn Trãi là một gia đình hiểu hoc, ca cha và ông ngoại đều là những nhà tri thức uyên bác Cá hai người đều nhìn thấy được ở Nguyễn Trãi có tài năng tiềm ấn, nên đã dày công dạy dỗ Nguyễn Trãi từ khi còn rất nhỏ Chính sự xuất phát từ hoàn cảnh gia đình hiếu học, có công với đất nước nên từ thuở nhỏ Nguyễn Trãi sớm tiếp thu truyền thống yêu nước thương dân của cha và ông ngoại Truyền thống oanh liệt của nhà Trần và

của cả dân tộc đã sớm nuôi dưỡng ở ông miêm tự hào vô biên đôi với Tô Quốc

1.2, Tiểu sử nhân vật Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi — tên hiệu là Ức Trai - ra đời năm Canh Thân (1380), niên hiệu Xương

Phù thứ 4 đời Đế Nghiễn nhà Trần, giữa kinh đô Thăng Long trong dinh quan Tư đồ Trần

Nguyên Đán là gia đình nhà mẹ ông Ngay từ nhỏ, ông đã được ông ngoại là Trần Nguyên Đán và cha là Nguyễn Ứng Long dạy dỗ, chỉ bảo, truyền ngọn lửa tình yêu quê hương, đất nước, yêu nhân dân lao động, gieo vào tuôi thơ ông vào truyền thống dân tộc và đạo lý làm người, dạy cho ông những tri thức về nhân nghĩa trong Nho giáo Khi trở về sinh sống cùng cha ở làng Nhị Khê, ông đã cùng với cha và ba người em của mình lao động để giúp cha bảo đảm cuộc sống của gia đình Chính cuộc sông nghèo khô như bao gia đình lao động bình

7

Trang 8

thường khác đã giúp Nguyễn Trãi có dịp được hiểu sâu sắc hơn về nỗi cơ cực, nghèo khô của những người dân hằng ngày đem lại cơm áo cho xã hội Ông càng cảm thấy yêu quý và mang ơn họ “Ăn lộc nhờ ơn kẻ cấy cày” Đồng thời, những điều này còn giúp ông hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng và thấy rõ được sức mạnh của những người dân đen, con đỏ Lòng yêu nước thương dân của ông từ đó đã dần dân trở thành động cơ chỉ phối toàn bộ tư tưởng và hành động của ông sau này

1.3, Sự nghiệp làm quan của Nguyễn Trãi

Lúc bấy giờ triều đại nhà Trần suy yếu, vua Chiêm là Chế Bồng Nga nhiều lần đem

quân đánh chiếm, có lần đánh đến tận kinh thành Thăng Long Năm 1400 phụ chính Thái sư

Hồ Quý Ly đã phế bỏ vua Trần Thiếu Đề, tự phong làm vua, lập ra triều Hồ Trước đó, năm

1397 Hồ Quý Ly đã cho lập trường học và đặt chức giáo thụ ở các địa phương nhằm dé cao công việc đào tạo nhân tài Do đó, ngay khi lập nước, nhà Hồ đã tổ chức ngay khoa thi Thái học sinh Nguyễn Trãi, lúc này vừa tròn hai mươi tuôi, ông đã ứng thí và đỗ cùng nhiều tài danh khác như Lưu Thúc Kiệm, Lý Tử Tân, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Mộng Tuân Mặc

dù còn rất trẻ nhưng Nguyễn Trãi đã được nhà Hồ tin cậy giao chức Ngự sử đài chánh chưởng, chức quan như Đô ngự sử đài, một trong những chức quan đại thần đầu triều Lúc này thân phụ ông đổi tên là Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan, được cử giữ chức Học sĩ Viện hàn lâm kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, một chức quan chuyên về giáo dục nhưng cũng là đại

thần, thường do Thượng thư bộ Lễ đảm nhận

Thời gian làm quan dưới triều Hồ không lâu, vì năm 1407 quân Minh sang xâm lược

đã bắt được toàn bộ triều Hồ giải về nước, trong đó có Nguyễn Phi Khanh Theo yêu cầu của cha, Nguyễn Trãi ra hàng và chịu làm môn khách của thượng thư Hoàng Phúc nhà Minh, một hình thức giam lỏng Trong thời gian này, Nguyễn Trãi đọc nhiều sách và tìm hiểu kỹ điểm mạnh, điêm yêu của nha Minh dé để ra sách lược cứu nước Bình Ngô sách

Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của quân Minh, Nguyễn Trãi tìm đến với nghĩa quân Lam Sơn, nơi quy tụ sức mạnh dân tộc chủ yếu lúc bấy giờ Sau khi dâng Øình Ngô sách, Nguyễn Trãi được chủ soái Lê Lợi giao cho chức Tuyên phụng đại phu, Học sĩ Hàn lâm viện thừa chỉ Tuy không gọi là quân sư nhưng chức quan này lai bao ham công việc của quân sư Nguyễn Trãi là người thay mặt Lê Lợi viết các loại văn kiện chỉ đạo quân đội và giao thiệp

8

Trang 9

với bên ngoài, đồng thời lại là người tuyên đọc các văn kiện đó Kế sách bình Ngô từng bước

được thực hiện trong thực tế chỉ đạo kháng chiến Theo văn bán còn lại thì năm Nguyễn Trai đến Lam Sơn là năm 1423 khi nghĩa quân tạm hòa hoãn với quân Minh do Lê Lợi chịu nhận

chức quan và được phép trở về Lam Sơn chứ không đóng ở vùng núi Chí Linh nữa Khi nghĩa quân đóng ở vùng núi tây Thanh Hóa hiểm trở này để tránh sự truy diệt của quân Minh thì

Nguyễn Trãi khó có thể tìm thấy Việc Lê Lợi chịu nhận chức quan của nhà Minh là điều kiện

thuận lợi để Nguyễn Trãi tìm đến hợp pháp Mặt khác, có thể chính Nguyễn Trãi tìm đến còn

để khuyến khích chủ soái và nghĩa quân không từ bỏ mục tiêu cứu nước bằng kế sách bình Ngô của mình 7# ứ oan Nguyễn Trãi viết gửi cho các tướng giặc chủ chốt là Sơn Thọ, Mã

Kỳ chính là lời thanh minh khéo léo đề giữ thế hòa hoãn tạm thời, cho nghĩa quân bàn tính

kế hoạch tác chiến giai đoạn mới Đó là kế sách tiễn quân vào nam Bí mật di chuyền thoát khỏi sự bao vây của các cánh quân Sơn Tho, Mã Kỳ, tiến vào đánh chiếm Nghệ An và các vùng đất phía nam quân Minh không mạnh Chiến dịch này đã thắng lợi rực rỡ Nghĩa quân làm chủ Nghệ An đến Thuận Hóa, cô lập quân Minh trong một số thành trì Từ đây nghĩa quân đủ mạnh tiến ra Bắc giải phóng đất nước

Tháng 11.1426 nghĩa quân Lam Sơn làm chủ hầu hết đất nước, quân Minh bị cô lập ở

Đông Quan và một số thành trì khác Đề thu hút được ý chí toàn dân tộc, nhất là tầng lớp quý

tộc cũ, nghĩa quân Lam Sơn thực hiện sách lược lập Trần Cáo, một tôn thất nhà Trần làm vua, lay niên hiệu là Thiên Khánh Nguyễn Trãi được phong chức Thượng thư bộ Lại, triều liệt đại

phu, Nhập nội hành khiển kiêm Xu mật viện sự Đây là chức quan như tế tướng đầu triều, một

chức quan hư hàm của triều đình Thiên Khánh cũng hư hàm Công việc chính của Nguyễn

Trãi vẫn như trước kia Tại dinh Bồ Đề, ông ngồi ở lầu thứ hai nhận, xử lý và soạn thảo các

văn kiện đối nội, đối ngoại, nhất là việc viết thư dụ hàng các thành nhỏ, thúc giục Vương Thông giảng hòa dé tập trung cho việc diệt viện binh dang kéo sang

Tháng 9.1427 nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt toàn bộ hai đạo viện bình của giặc do Liễu

Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy thì Vương Thông đã phải chấp nhận giáng hòa Nguyễn Trãi là

người soạn ăn hội thê buộc Vương Thông rút hết quân về nước Tháng giêng 1428 Lê Lợi

lên ngôi hoàng đế, luận công ban thưởng Nguyễn Trãi được phong Quan Phục hầu, dự hàng quốc tính (được đổi theo họ của vua) Nhưng sau đó xáy ra vụ án Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi bị liên can chịu cảnh ngục tù xét tội Sau khi Trần Nguyên Hãn tự tử, Nguyễn Trãi được

Trang 10

tha, tuy vẫn làm công việc soạn tháo văn kiện quan trọng thay vua nhưng Nguyễn Trãi không

còn mang chức vụ chính thức như cũ

Năm 1434, vua Lê Thái Tông kế vị mới phục chức Hành khiến và Thừa chỉ cho Nguyễn

Trãi Được phục chức nhưng Nguyễn Trãi lại không được làm công việc cũ mà nhận mệnh vua viết sách 2 địa chí Năm 1435 thì được nhận thêm chức Nhập thị kmh diên dé hang ngày giảng kinh nghĩa cho vua Tuy vẫn là đại thần dự thiết triều nhưng vai trò của Nguyễn Trãi bị lu mờ bởi sự lộng quyên của các đại thần Lê Sát, Lê Vấn, Lê Ngân

Năm 1439 Nguyễn Trãi cáo quan về nghỉ ở Côn Sơn Vua Lê Thái Tông không muốn cho ông nghi nên vẫn giao chức cũ và gia thêm chức Đông đài Môn hạ sánh tả t¡ Gián nghị đại phu kiêm Tri tam quán sự Đề cử Tư Phúc tự Nguyễn Trãi dâng Biểu tạ ơn Chức quan thì

to nhưng thực tế Nguyễn Trãi chỉ làm việc quan rất nhỏ là trông coi chùa Tư Phúc, ngôi chùa

ở Côn Sơn nơi ông đang ở

Năm 1442 vua Lê Thái Tông đã trưởng thành và chủ trương mở rộng nền văn trị, đặt

nhà học rộng rãi ở các phủ huyện, đặt lệ thi cử với nhiều ân điển hậu đãi kẻ sĩ Tháng tư năm

này mở khoa thi tiến sĩ đầu tiên, lấy đỗ 23 người đủ tam khôi tam giáp Nền văn trị mới mở rất cần Nguyễn Trãi giúp Lúc này các lộng thần Lê Sát, Lê Ngân đã bị nhà vua trừ bỏ Ngày 27/7 vua thân đi xem duyệt thủy trận ở Hải Đông, xong rẽ vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi Ông bằng lòng trở về kinh làm việc nên cho vợ là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ theo vua về trước Trong bài thơ Quan đuyệt thúy trận Nguyễn Trãi viết: “Thánh tâm duc dit dan hưu túc/ Văn tự chung tu trí thái bình" thê hiện rõ nguyện vọng tiếp tục gánh vác việc nước giúp vua của ông Ngày 3/8 thuyền vua rời bên nhưng mới về đến Lệ Chi Viên thì vua mắc

bạo bệnh phải dừng lại nghỉ và qua đời tại đây Triều đình kết tội Nguyễn Trãi ngầm sai vợ

giết vua nên bị tru di tam tộc Thảm án Lệ Chị Viên làm hỏng kế sách văn trị của triều vua Lê

Thái Tông Phải hai chục năm sau vị vua sáng Lê Thánh Tông mới lại tiếp tục đường lỗi văn

trỊ này

Dưới thời vua Lê Thánh Tông phần lớn các bậc công thần khai quốc đều được gia phong tước vị quốc công Riêng Nguyễn Trãi lại chỉ được phong tước Tán Trù bá, kém các công thần khai quốc khác hai bậc Năm 1512 vua Lê Tương Dực mới gia phong đến tước hầu

là Tế Văn hầu

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w