Qua tiểu luận kết thúc học phần em đã có cơ hội để chọn lựa các đề tài để tìm hiểu và em chọn đề tài về Ngày Tết Nguyên Đán Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của em v
Trang 1BÔ GIAO DUC VA ĐAO TAO
TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHAM THANH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIAO DUC CHÍNH TRỊ
-ĐỀ TAI : TÌM HIỂU NGAY TẾT NGUYÊN ĐAN
Giảng viên hướng dẫn : HUỲNH VĂN MINH
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ ĐAO - 49.01.605.004
Mã lớp học phần : LITR191213
BAI LAM CA NHÂN THEO NHÓM CÓ BỔ SUNG CHỈNH SỬA
TP Hồ Chí Minh , ngày 31 tháng 12 năm 2023
Trang 2MUC LUC
LỜI CẢM ƠN 2
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1.1 Lý do chọn đề tài 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 : LỊCH SỬ NGUỒN GỐC CỦA TẾT NGUYÊN ĐAN 4
1.1 Khái niệm Tết , ngày Tết Nguyên đán 5
1.2 Lịch sử nguồn gốc của Tết Nguyên Đán 5
CHƯƠNG 2 : Ý NGHĨA CỦA NGAY TẾT NGUYÊN ĐAN 7
2.1 Tết Nguyên đán là dịp tụ họp , đoàn viên gia đình 7
2.2 Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người cầu một năm mới bình an 7
2.3 Tết Nguyên đán là dịp để thể hiện những nét đẹp truyền thống 6
CHƯƠNG 3 : NHỮNG PHONG TUC TẬP QUAN CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG NGAY TẾT NGUYÊN ĐAN 9
3.1 Phong tục tập quán đoàn tụ bên gia đình 9
3.2 Phong tục trước Tết Nguyên đán 10
3.3 Phong tục trong Tết Nguyên đán 15
CHƯƠNG 4 : NHỮNG GIA TRỊ PHONG TUC TẬP QUAN NGAY TẾT CÓ ĐANG BỊ MAI MÔT DẦN TRONG CUÔC SỐNG HIỆN ĐAI NGAY NAY 21
4.1 Thế hệ trẻ ngày nay “làm mới” ngày Tết 21
4.2 Tết của giới trẻ khác gì với Tết của thời “ông bà anh” 23
KẾT LUẬN 24
TAI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Huỳnh Văn Minh Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Qua tiểu luận kết thúc học phần em đã có cơ hội để chọn lựa các đề tài để tìm hiểu và em chọn đề tài về Ngày Tết Nguyên Đán
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của
em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong thầy xem đánh giá và châm chước Và em cũng mong nhận được sự góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc thầy hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
- Tết Nguyên đán là một lễ hội truyền thống lớn nhất của Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Tết Nguyên đán là dịp để người Việt Nam sum họp , đoàn tụ , cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng và hạnh phúc Tết Nguyên đán có lịch sử lâu đời , gắn bó với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam từ bao đời nay
- Tết Nguyên đán là một đề tài rộng lớn , có nhiều khía cạnh để khai thác Nó là một đề tài phù hợp với đối tượng người đọc ở mọi lứa tuổi Tết Nguyên đán còn là một dịp quan trọng đối với mọi người dân Việt Nam , không phân biệt lứa tuổi , giới tính, nghề nghiệp Vì vậy một bài tiểu luận về Tết Nguyên đán có thể thu hút được sự quan tâm của nhiều người đọc
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hiểu biết thêm về phong tục vào ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam
- Phân tích các phong tục tập quán , trò chơi dân gian trong dịp Tết Nguyên đán
- Đánh giá tác động của Tết Nguyên đán đối với đời sống xã hội
Rút ra những đánh giá về những điều tích cực để tiếp tục phát huy và khắc phục những điều tiêu cực
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu bao gồm các yếu tố cấu thành nên
lễ hội này :
Trang 5+ Lịch sử và nguồn gốc của Tết Nguyên đán
+ Ý nghĩa của Tết Nguyên đán
+ Các phong tục tập quán của dịp Tết Nguyên đán + Tác động của Tết Nguyên đán đối với đời sống và xã hội
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về lịch sử , nguồn gốc ,phong tục và ý nghĩa của Tết Nguyên đán
Trang 6CHƯƠNG 1 : LỊCH SỬ NGUỒN GỐC CỦA TẾT NGUYÊN
ĐÁN
1.1.Khái niệm Tết , ngày Tết Nguyên đán
- Tết là một từ Hán Việt, có nghĩa là "kết thúc một chu kỳ thời gian và bắt đầu một chu kỳ thời gian mới" Tết Nguyên Đán, còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết, là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
- Ngày Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm âm lịch, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch Đây là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là dịp để mọi người trong gia đình đoàn viên, sum họp, cùng nhau đón chào một năm mới với nhiều hy vọng và mong ước tốt đẹp.
1.2 Lịch sử nguồn gốc của Tết Nguyên Đán
Theo lịch của Trung Hoa, xưa kia thường chia 1 năm gồm có 24 tiết và NguyênĐán được coi là tiết đầu tiên trong năm Nhưng cũng có những thuyết cho rằng
‘ văn hóa Việt thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước do nhu cầu canh tác nôngnghiệp đã phân chia thời gian trong năm thành 24 Tiết khác nhau và ứng vớimỗi Tiết này đều có thời khắc giao thời trong đó Tiết quan trọng nhất là Tiếtkhởi đầu của thời 1 chu kì canh tác gieo trồng , chính là Tiết Nguyên Đán Vềsau,chữ “ Tiết ’’ được Việt hóa thành chữ “ Tết ’’ và hình thành nên tên gọi TếtNguyên Đán như ngày nay
Do cách tính âm lịch của người Việt Nam có khác với Trung Quốc nên TếtNguyên Đán của người Việt không hoàn toàn trùng với Tết của người TrungQuốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác Vì âm lịch
là lịch theo chu kì vận hành của Mặt Trăng cho nên Tết Nguyên Đán muộnhơn Tết Dương Lịch do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của âm lịch nên ngàyđầu năm của Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 dương
Trang 7đã chứng minh, trước khi người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinhhoạt văn hóa nề nếp và đặc sắc Song một số người vẫn tin rằng, Trung Quốc lànguồn gốc sây xa nhất của Tết Nguyên Đán Theo lịch sử Trung Quốc, nguồngốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ.Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên tháng Dần, tức tháng Giêng làmTết Nguyên Đán Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp,làm tháng đầu năm.Nhà Chu lại ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý tức tháng mườimột, làm tháng Tết Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một thángnhất định là tháng Dần Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổiqua tháng Hợi, tức tháng mười Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặtngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng Từ đó về sau, không còn triều đại nàothay đổi về tháng Tết nữa Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạothiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêmlợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngàythứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc Vì thế, ngày Tếtthường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy tháng Giêng (8ngày) (Trích ‘baodautu.vn’)
Trang 8CHƯƠNG 2 : Ý NGHĨA CỦA NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
2.1 Tết Nguyên đán là dịp tụ họp , đoàn viên gia đình Tết Nguyên đán là lúc mọi người gác lại những công việc bận rộn của năm cũ để trở về với gia đình, quây quần bên nhau Trong những ngày Tết, mọi người thường dành thời gian cho gia đình, cùng nhau ăn uống, trò chuyện, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn.
Nhân dịp Tết Nguyên Đán, mọi người thường được nghỉ làm, nghỉ học Điều này giúp mọi người có thời gian rảnh rỗi
để trở về với gia đình, quây quần bên nhau.
Tết Nguyên Đán là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà Đây là dịp để con cháu trở về với gia đình, chăm sóc cha mẹ, ông bà, thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó.
Tết Nguyên Đán là dịp để người Việt Nam sum vầy bên nhau, cùng nhau ăn uống, trò chuyện, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn Đây là dịp để mọi người gắn kết tình cảm gia đình, xóa nhòa những khoảng cách, mâu thuẫn.
2.2 Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người cầu một năm mới bình an
Đây là dịp giao thời giữa năm cũ và năm mới Trong quan niệm của người Việt Nam, năm mới là một khởi đầu mới, là thời điểm để mọi người gác lại những điều không may mắn của năm cũ và đón nhận những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.
Trong những ngày Tết, người Việt Nam thường có nhiều hoạt động cầu mong bình an, may mắn như:
Cúng gia tiên: Đây là nghi lễ quan trọng nhất của Tết Nguyên Đán Mâm cúng gia tiên thường gồm nhiều món ăn truyền thống, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với
Trang 9 Chúc Tết: Chúc Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán Khi chúc Tết, mọi người thường chúc nhau những lời chúc tốt đẹp như: "Chúc năm mới an khang, thịnh vượng", "Chúc sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý",
2.3 Tết Nguyên đán là dịp để thể hiện những nét đẹp truyền thống
Trong dịp Tết, nhà cửa của người Việt Nam thường được trang trí bằng những vật phẩm truyền thống như câu đối, đèn lồng, hoa đào, hoa mai, Những vật phẩm này mang ý nghĩa cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.Mâm
cỗ Tết thường có nhiều món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt gà, thịt lợn, Những món ăn này mang ý nghĩa cầu mong một năm mới no đủ, sung túc.
Ngày Tết, mọi người thường mặc áo dài, đi chúc Tết, tặng nhau những món quà ý nghĩa, và thường rủ nhau tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí như đi lễ chùa, du xuân, chơi các trò chơi dân gian, Đây là dịp để mọi người giải trí, thư giãn và tận hưởng không khí vui tươi, nhộn nhịp của ngày Tết.
=> Chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của Tết Nguyên Đán là một việc làm cần thiết của mỗi người dân Việt Nam Đây là cách để chúng ta thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam, đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trang 10CHƯƠNG 3 : NHỮNG PHONG TUC TẬP QUAN CỦA NGƯỜI VIỆTTRONG NGAY TẾT NGUYÊN ĐAN
Phong tục là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời,được đại đa
số mọi người thừa nhận và làm theo.Phong tục có trong mọi mặt đời sống (trích
Cơ sở văn hóa – Trần Ngọc Thêm tr.143 ) Phong tục gắn liền với vòng đời củacon người, đến sản xuất, đến các lễ hội
Tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 có định nghĩa về tập quán như sau: Tậpquán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cánhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lạinhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong mộtvùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự Tậpquán có tính tự phát, được thừa nhận bởi cộng đồng, có tính ổn định lâu dài
=> Phong tục tập quán là các thói quen phản ánh về cuộc sống của người dân,hình thành từ xa xưa và được duy trì bởi một cộng đồng, quần thể và họ sẽ xemnhư một nếp sống được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tuỳ từng tôngiáo và tín ngưỡng khác nhau, phong tục tập quán ở mỗi một cộng đồng, quầnthể cũng đều sẽ có những điểm khác biệt với nhau
3.1 Phong tục tập quán đoàn tụ bên gia đình
“Tết” luôn được gắn liền với hai chữ “đoàn viên” hoặc “sum vầy” bởi dịp Tết
là khoảng thời gian hạnh phúc , ấm áp và quý giá đối với mỗi người con Việt
Và Tết cũng được đón theo rất nhiều cách khác nhau tùy theo vùng miền của mỗi
cá nhân Nhưng chắc chắn trong nhiều cách khác nhau ấy , ai cũng mong mỗi khidịp Tết tới là được đoàn tụ bên gia đình – những người thân yêu của mình Cũng
vì vậy mà theo GS Nguyễn Chí Bền (nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệthuật Việt Nam) :”Tết là dịp để con người về với gia đình, về với nguồn cội,tưởng nhớ tổ tiên và tùy từng vùng thì có nét văn hóa riêng” Vì vậy , tình cảmgia đình là một loại tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao cả Con người dù đi xađến đâu cũng muốn trở về nhà – nơi luôn chào đón bản thân , nơi có những ngườiluôn yêu thương ta nhất
Trong xã hội hiện đại , Tết vẫn như vậy không thay đổi , vẫn mặn nồng , vẫnsum vầy yêu thương nhau Và cũng vì truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” nên
dù qua bao nhiêu năm đi chăng nữa , con dân Việt luôn cố gắng trở về cùng nhau
để chuẩn bị chu toàn mâm cơm tất niên để dâng lên ông bà , tổ tiên mời ông bà
về ăn Tết cùng con cháu Phong tục này đã và luôn tác động một cách sâu sắcđến nhận thức và trái tim của mỗi người dân Việt Nam phải nhớ ơn công ơn sinhthành , dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng như qua mâm cơm Tết ấy thểhiện sự đoàn viên , quây quần hạnh phúc bên nhau của đại gia đình
Trang 11Phong tục dọn dẹp nhà cửa ngày Tết mang thông điệp là dọn dẹp sắp xếpnhững bộn bề của năm cũ để đón một năm mới trọn vẹn, vui tươi, mới mẻ ,maymắn và thuận lợi hơn Việc lau dọn những vật dụng bị bám bụi trở nên cũ kỹtrong nhà cũng được ví như việc xóa đi những muộn phiền lo âu, buồn bã củanăm cũ còn đọng lại như một hành động chào đón năm mới không vướng bận màvui vẻ hoàn toàn Những ngôi nhà gọn gàng sạch sẽ trong những ngày đầu nămmới còn mang ý nghĩa đón chờ “Thần tài” gõ cửa mang đến phúc lộc đầy trànnhiều may mắn cho gia chủ Bên cạnh đó nhờ có nhà cửa đẹp mà gia chủ cònthêm tự tin vui vẻ hơn khi mời khách và bạn bè đến chơi nhà cùng nhau tròchuyện trong không gian lịch sử,gọn gàng,ấm cúng Một năm dài đằng đẵng trôiqua, ai cũng có công việc riêng của mình Chính vì thế mà cuối năm là thời điểm
để nhà nhà người người có thể dọn dẹp nhà cửa cùng nhau ngồi lại dùng bữa cơmgia đình và chia sẻ những vui buồn của Năm củ trao cho nhau những nhớ thươngsau khoảng thời gian dài xa nhau làm cho tình cảm gia đình được gắn kết yêuthương
Phong tục dọn dẹp nhà cửa cuối năm trở nên mỹ tục được truyền từ đời nàysang đời khác Ngày nay dù cho cuộc sống hiện đại hơn con người cũng bận rộnhơn cho những lo toan của cuộc sống dù đi đâu làm việc gì thì những ngày cuốinăm cũng không quên cùng nhau bắt tay vào dọn dẹp cho tổ ấm của mình để mộtnăm mới thêm trọn vẹn
3.2.2 Phongtục tập quán thờ ông công, ông táo
Trong ngày Tết cổ truyền này có rất nhiều phong tục tập quán đã được lưutruyền từ xa xưa , mà cũng vì vậy mà không thể bỏ qua phong tục cúng ôngCông , ông Táo của người Việt Có rất nhiều ghi chép về nghi lễ thờ cúng nàynhưng sự thật không ai có thể biết chính xác tục cúng ông Công , ông Táo cónguồn gốc từ đâu , người ta chỉ biết chắc rằng đây là ngày quan trọng trong dịpTết hằng năm
Tham khảo cuốn “An Nam phong tục” của Đoàn Triển được viết bằng chữHán , hiện đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm , tác giả đã đề cậpđến việc cúng ông Táo là một việc quan trọng có sự sùng kính và nghiêm cẩn củangười dân đối với nghi lễ thờ cúng này qua câu : “棄前灶于浄處、易以 新灶–
Trang 12Khí tiền táo vu tịnh xứ , dịch dĩ tân táo (dịch là Bỏ ông đầu rau cũ đến một chỗsạch , đem đầu rau mới thay vào)”.( Đoàn Triển (2008), An Nam Phong Tục Sách
安 南風俗冊, NXB Hà Nội: tr16,18)
Trong “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bình năm 1915 , ông cũng đã đề cậpđến thời gian và nghi lễ cúng ông Táo như sau : “Ngày 23 tháng Chạp là tết Táoquân, người dân mua hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà để thờ, thêm mua con cáchép để làm ngựa cho táo quân lên chầu trời Ngoài ra có ghi chép, Tết NguyênĐán thì sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng Gia Tiên, và cúng cả Thổ Công, Táo,Nghệ sư,…( Phan Kế Bính, (2011, 1915), Việt Nam phong tục, NXB Văn Học:tr50-51)
Hay trong “Cơ sở văn hóa của Việt Nam “ của Trần Ngọc Thêm cũng đã đềcập đến vị trí thờ cúng ông Táo như sau :” Thổ Công định đoạt phúc họa cho cảgia đình nên là vị thần quan trọng nhất, nhưng ông bà sinh thành ra ta nên đượctôn kính nhất Để không làm mất lòng ai , người Việt Nam xếp cho tổ tiên ngự tạicái bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa , còn Thổ Công thì ở gian bên trái ( theoNgũ hành thì bên trái - hướng đông là nơi quan trọng thứ hai sau sau trung tâm).(Trần Ngọc Thêm (1999) , cơ sở văn hóa Việt Nam,NXBGD:tr139)
Tuy nhiên, tục thờ cúng này ở mỗi vùng miền cũng sẽ có những đặc điểm khácnhau như ở miền Bắc thì ông Táo được gọi là “ông Công,ông Táo” còn ở miềnTrung và miền Nam nói chung thì chỉ gọi là “ông Táo về trời”(Tạp chí Khoa họcĐại học Thăng Long A1(1):111-112,(2021)) nhưng chung quy lại ngày 23 thángChạp hằng năm , các gia đình ở Việt Nam sẽ tổ chức nghi lễ cúng ông Táo vềtrời Đặc trưng thờ cúng ông Táo ở Việt Nam là cúng tế ba vị thần “Một bà haiông” Do đó nghi lễ thờ cúng ông Công , ông Táo có ý nghĩa vô cùng quan trọng
vì ông Táo là vua bếp , người trông coi việc bếp núc cũng như ông cũng là ngườicai quản hoạt động của gia chủ , xua đuổi tà ma và đây cũng là một nét văn hóađẹp , mang nhiều nét tâm linh
3.2.3 Phong tục gói bánh chưng, bánh tét
Phong tục gói bánh chưng ở nước ta gắn với truyền thuyết “ bánh chưng, bánhdày” từ thời Vua Hùng và mang giá trị văn hóa truyền thống trường tồn với thờigian dù đã trải qua các thời kỳ thăng trầm của lịch sử.Người Việt thường dângbánh chưng trong các dịch lễ, Tết để bày tỏ làng thành, sự biết ơn đến với trời đất
vì một năm mưa thuận gió hòa vừa qua Ngoài ra bánh chưng còn thể hiện đượctinh thần uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.Nguyên liệu của bánh chưng rất gần gũi với đời sống người Việt như gạo nếp,thịt lợn , đậu xanh , hành , hạt tiêu , lá dong , lạt giang và đôi khi sẽ có thêm quảgấc
Bánh chưng có độ dài lịch sử rất dài nên tùy theo điều kiện địa lý , văn hóa giữa
ba miền Bắc , Trung , Nam mà sẽ làm khác nhau Nếu như người miền Bắc thì sẽ
Trang 13là bánh chưng được gói vuông vức tượng chưng cho sự cầu kì , phải tuân theonguyên tắc khi gói “đậu trong gạo, gạo trong lá” , thì người miền Nam bánhchưng có hình trụ còn hay được gọi là bánh tét được gói đơn giản hơn và gồmnhững nguyên liệu sau: thịt lợn, đỗ xanh, gạo nếp (hoặc nếp cẩm), đôi khi lại cóthể thay thế bằng đỗ đen hoặc gạo nhuộm màu tự nhiên, cũng phản chiếu phầnnào tính cách hào sảng , thoải mái của người dân Nam Bộ Nhưng chung quy lạivăn hóa này là nét văn hóa có một không hai của người dân đất Việt , mỗi miền
sẽ mang lại những cảm giác khác nhau từ đó tạo nên sự mới mẻ , sáng tạo củamỗi vùng miền
3.2.4 Phong tục viếng thăm mộ tổ tiên
Từ ngày 23 đến 30 tháng chạp nhiều gia đình Việt thường tề tựu đông đủcùng nhau đi thăm quét dọn mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả đểcúng mời vong linh tổ tiên về ăn tết với con cháu Truyền thống tâm linh ngườiViệt tin rằng khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị sửa sangcho mới mẻ kể cả nơi an nghỉ của ông bà người thân Tục thăm mộ tổ tiên nhưmột nét văn hóa nhắc nhở con cháu phải nghĩ đến ông bà tổ tiên mỗi đợt xuân về
Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với cội nguồn người ta ví “cây có gốcmới nở cành xanh ngọt nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” là vậy(caodao.me)
Ca dao xưa cũng có câu “Con người có tổ có tông như cây có cội như sông cónguồn” thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền,một tục lệ trong “đạo thờ cúng ông bà” của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thànhtruyền thống Dù tóc bạc thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh dù cả nămbôn ba làm ăn ở nơi xa nhưng đều ngày này chốn quay về gia đình.Phần mộ đượcgọi là “nhà” của người đã khuất nên thường được con cháu sửa sang sạch đẹp đểđón Tết Nguyên Đán bằng lễ tạ mộ có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo và mời giatiên “về” đón Tết(PGS Nguyễn Mạnh Hùng “Viện nghiên cứu Việt Nam học).Tảo mộ thể hiện lòng hiếu thảo là nghi thức để gia đình cho đời sau về lònghiếu thảo tri ân các bậc tiền nhân chứ không phải là để trưng diện khoe mẽ vớitrần thế Công việc trong lễ tạ mộ là dọn dẹp sạch sẽ cho phong quang thoángđãng mộ phần của người đã mất là một phần đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặnrẫy hết cỏ dại cây hoang mọc trùm lên mộ Cũng là giảm bớt rắn,chuột đào hanglàm tổ, các cụ già thì lo việc cúng khấn tổ tiên nơi phần mộ Ta mộ truyền thốngnơi phần sắm lễ hoa quả đơn giản (hương,nước,hoa tươi,trầu cau,hoa,quả,thuốclá,rượu trắng) chén đựng rượu 5 cái,nến cốc màu đỏ
Các nhà tâm linh cho rằng, điều quan trọng trong việc tảo mộ là thể hiện lòngquý kính, tưởng nhớ người đã khuất và nguyện làm những điều thiện lành hồihướng công đức của họ Tục lệ tảo mộ ngày tết thể hiện tinh thần tôn thờ kínhyêu hiếu thảo với ông bà cha mẹ Nói đến con người là nói đến tấm lòng hiếuthảo cha mẹ không thể nào quên đi lòng hiếu thảo Thì đó không còn là một conngười có đạo đức tốt Đây là truyền thống Việt Nam là cách để giáo dục tinh thần