1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

văn học hàn quốc hiện đại về chủ đề phụ nữ và biến động thế giới qua cái nhìn của nhà văn kim chae won tiểu luận văn học hàn quốc

10 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Học Hàn Quốc Hiện Đại Về Chủ Đề Phụ Nữ Và Biến Động Thế Giới Qua Cái Nhìn Của Nhà Văn Kim Chae-won
Tác giả Trịnh Nhật Y Phụng
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Phương Khánh
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐÈ Như chúng ta cũng đã biết, trong vài năm trở lại đây, các tác gia va tác phẩm văn học Han Quốc đương đại đang dần nhận được sự quan tâm khá lớn từ các nhà văn, độc giả tại Việ

Trang 1

| | | DAI HOC DA NANG - DAI HOC SU PHAM LH

KHOA NGỮ VĂN

VĂN HQC HAN QUỐC HIỆN ĐẠI VẺ CHỦ ĐÈ PHỤ NỮ VÀ BIEN DONG THE GIOI QUA CAI NHIN CUA NHA VAN

KIM CHAE - WON

TIEU LUAN VAN HOC HAN QUOC

Sinh viên thực hiện : Trịnh Nhật Y Phụng

Giảng viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Phương Khánh

Đà Nẵng, tháng 01/2023

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐÈ

Như chúng ta cũng đã biết, trong vài năm trở lại đây, các tác gia va tác phẩm văn học

Han Quốc đương đại đang dần nhận được sự quan tâm khá lớn từ các nhà văn, độc giả

tại Việt Nam việc giao lưu và hợp tác chiến lược giữa Việt Nam — Hàn Quốc không những trong các mặt về kinh tế, xã hội mà còn có giao lưu về văn chương, đã gặt hái

được nhiều thành quả với các hoạt động giao lưu giữa các hội nhà văn, tác giả, hoạt

động nghiên cứu giảng dạy thành quả của văn học dịch Hàn Quốc tại Việt Nam cũng một phần đến từ giá trị văn chương của chính tác phâm Đầu sách văn học dịch Hàn

Quốc tại Việt Nam đủ để tạo thành một kệ sách riêng biệt “Văn học Hàn Quốc”, bởi

những điểm gần gũi giữa hai nền văn hóa đã giúp độc giả Việt Nam dễ dàng tiếp nhận, thấu hiểu và đồng cảm các tác phẩm văn học Hàn Quốc hiện đại

Từ những năm 70, 80 của thế ki XX đất nước Hàn Quốc đã có nhiều biến động về

kinh tế, chính trị Trong đó, phải kể đến kỳ tích phát triển kinh tế và phong trào dân

chủ Gwangju — là một trong số những chủ đề được các nhà văn đương đại nhắc đến nhiều nhất trong các tác phẩm của mình Bối cảnh xã hội Hàn Quốc hiện nay được

xem là có vài nét tương đồng với Nhật Bản ở những năm 1960, thế nhưng diện mạo

văn học đương đại của hai nước này hoàn toàn khác nhau nhờ chính sự khác biệt mà văn hóa và tư tưởng truyền thông đã đem lại Thế hệ nhà văn đương đại Hàn Quốc là

thế hệ trưởng thành trong thời kỳ xã hội đầy hỗn loạn, họ đã tận mắt chứng kiến và

sớm dự cảm được những vấn đề bất ôn tiềm tàng sau đó Nỗi đau thương của tàn dư quá khứ lịch sử, phương diện tỉnh thần của con người chưa được quan tâm một cách

tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế, một xã hội tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt, những truyền thống tốt đẹp có nguy cơ bị quên lãng xã hội hiện đại , và tất cả điều

đó đã được đưa vào văn học đương đại Hàn Quốc một cách tự nhiên như một trăn trở

mang tính thời đại của các nhà văn(1) Có ý kiến cho rằng: “ Văn học Hàn Quốc hiện

đại khai thác mạnh mẽ các chủ đề về gia đình, phụ nữ và thế giới nhiều biến động

thông qua những góc nhìn đa dạng” Để có thé phân tích và bày tỏ suy nghĩ của minh

về vấn đề trên, em đã chọn tập “ Truyện ngắn đương đại Hàn Quốc”( Tuyển chọn từ Tạp chí Koreana) tập 1 - NXB Văn hóa — Văn nghệ, 2019 — là một tập sách gồm 12 tập truyện của các tác giả nôi tiếng tại xứ sở Kim Chỉ như Kim Kyung-uk, Kim Ace- ran, Kim E-whan, Choi Eun-mi, Kim Mi-wol, Kim Jong-ok, Gu Hyo-seo, Lee Jang- wook, Kim Yeon-su, Yoon Sung-hee, Kang Young-sook, Kim Chae-won Cac tac

pham đã thể hiện được nhiều khía cạnh của cuộc sống hiện đại Hàn Quốc thông qua các mỗi quan hệ nhân sinh, đặc biệt là cách mà những người trẻ đón nhận và thích nghĩ

với sự thay đổi của kinh tế, chính trị và xã hội trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp của xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ Hầu hết các tác phẩm phản ánh những nét đặc thù của cuộc sông tại Hàn như phẫu thuật thâm mỹ, ước mơ được xuất ngoại,

Trang 3

phong trào dân chủ Gwangju bên cạnh đó, nó còn khái quát các vấn đề như sự cô đơn trong xã hội ngày càng thực dụng, số phận con người giữa khủng hoản kinh tế, thiên tai, xung đột, chiến tranh Tuy nhiên, 12 truyện ngắn cũng bộc lộ các sắc điệu tâm hồn của con người Hàn Quốc Nghệ thuật và bút pháp đầy phong phú, từ hiện thực đến viễn tưởng, giọng điệu trữ tình lãng mạn lẫn triết lí thăng trầm Các tác phẩm đều mang một kết thúc mở tạo cho người đọc một không gian suy nghĩ, tưởng tượng Trong đó, truyện ngắn “Phía sau núi Tây” của nhà văn Kim Chae-won là một trong số những truyện ngắn em quyết định chọn để phân tích và làm sáng rõ ý kiến đã nói ở trên

B NỘI DUNG

1 Nha vin Kim Chae-won

Kim Chae-won sinh ra 6 Deokson, tinh Gyeonggi vao nam 1946 Cô học hội họa tại Đại học Nữ sinh Ewha Cha cô là nhà thơ Kim Dong- hwan, một trong những thơ

hiện đại hàng đầu của Hàn Quốc — TPƯỜI viết sử thi hiện đại đầu tiên của Hàn Quốc

“Night at the Border”, và mẹ cô là tiêu thuyết gia Choe Jeong-hui Nhà văn Kim lớn lên cùng chị gái gái dưới sự chăm sóc của mẹ sau khi cha cô bị chính phủ Triều Tiên

bắt cóc trong thời kỳ hỗn loạn chính trị sau chiến tranh Triều Tiên Chị gái họ của cô

— Kim ]i-won cũng là một tiểu thuyết gia Hàn Quốc Cả hai chị em đều được nhận Giải thưởng Văn học Y¡ Sang đáng kính Họ đã cộng tác trong các tuyên tập truyện ngắn Ngôi nhà xa xôi, Biển xa, Quê hương, Cô ấy không ở đó Tuôi thơ lớn lên không

có cha đã là sự mất mát rất lớn đối với nhà văn Kim Chae-won, nó đã ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến công việc của cô Trong tiểu thuyết của Kim, cha cô được miêu

tả là nạn nhân của lịch sử b¡ thảm Hàn Quốc Gia đình còn lại đương đầu với sự vắng

mặt và sa sút của cha, chính họ lại trở thành nạn nhân bi thảm nhất Nỗi đau và sự

thiếu thốn trong gia đình đi kèm với sự vắng mặt suy sụp của người cha bắt nguồn từ

một chắn thương kiểm soát cuộc sông của họ sau đó Việc xem xét làm thế nào để chấn thương này có thê được nội tâm hóa và thăng hoa là chủ đề của thành tựu văn

học quan trọng nhất của Kim Do đó, vết thương của lịch sử hiện đại Hàn Quốc nằm

ở đáy tác phâm của Kim được đặc trưng bởi tính thâm mỹ kỳ ảo và đẹp như mơ(2)

r „1

Kim Chae-won da cho ra mat ban doc tac pham “Lời chào buổi tối” năm 1975 được

đăng trên tạp chí Văn học đương đại Năm 1989, cô được trao CHải thưởng Văn học

Yi Sang cho tác phâm “4o mộng mùa đông” Bên cạnh đó, còn có một số tác phẩm khác như Bàn tay của mặt trăng, Ngôi nhà băng, Tuần trăng mật, Chiếc mũ xanh, Nhật ký trên núi, Bài ca của the Jjokbae

Trang 4

1.2 Tác phẩm “Phía sau núi Tây”

“Phía sau núi Tây” là tuyên tập tiêu thuyết thông báo sự trở lại của Kim Chae-won,

bà đã đột ngột biến mắt sau tác pham “ Bài hát cua tinh yéu điên cuông” năm 2003

Bộ sưu tập tiêu thuyết bao gồm 12 năm, mang đến một ý tưởng mơ hồ về sự gián đoạn Nếu ở tác phẩm “Ao mộng mùa đông” được đánh giá là bộc lộ nỗi cô đơn định

mệnh của con người và sự vô ích không thể tránh khỏi của cuộc đời, thì ở tập tiểu

thuyết “Bài ca của Jjokbae” nó nhắc nhở chúng ta một đáng kinh ngạc về những ý nghĩa chân thực và chiều sâu của từng cảnh quan tạo nên cuộc sống của chúng ta.(3)

“Phía sau núi Tây” (2002) với người kê chuyện - “tôi” thường xuyên liên lạc với

người chị họ sông ở New York “Bạn có thích mặt trời mọc trên mùa xuân bên cây nguyệt qué? Ban có thích có một vị khách được chào đón trong một đêm tuyết roi?

Cô vẫn luôn đặt câu hỏi với chị họ của mình Đó là vi tôi lớn lên trong củng một ngôi

nhà với một đứa trẻ và chia sẻ những đêm dài chơi những trò chơi đặt câu hỏi như thế” Chị họ của nhà văn Kim đã mắt mẹ và các anh của chị trong trận bom ngày 25 tàng 6, và có lẽ nhà văn Kim Chae-won cũng mắt đi cha nên cô có thể đồng cảm với cảm xúc của chị mình Cô đã mở rộng trò chơi này bằng cách gửi bưu kiện qua cho chị họ của mình bằng đường biển

Một ngày nọ, trong khi không liên lạc được với nhau thì vụ tấn công khủng bố

11/9 xảy ra ở New York Trên đường đi làm, cháu trai của nhà văn Kim đã chứng kiến một chiếc máy bay đâm vào một tòa nhà ngay trước mắt mình Sau vụ khủng bó,

những cuộc điện thoại giữa cô và chị họ trở nên thường xuyên hơn “ S2 lan noi

chuyện cuối cùng, dường như tôi đã hiểu thêm về chị À không, phải nói là hình như

có phân ít hiểu hơn trước, tuy nhiên đến bây giờ tôi có thể chắc chắn rằng mình và chị họ đã có điều gi đó gắn bó với nhau hơn trước ” Khi cô đoán già đoán non về vụ việc chị họ của cô bị cướp và bị những tên da đen hãm hiếp trong lúc chị vừa nuôi con vừa đi bán hàng rong sau khi chồng mất ở nước ngoài Nhà văn lại nhớ đến những gì nghe được từ chị họ của mình “ Dường như cái cây đang ôm lấy trái đất hơn là sống với bộ rễ của nó trong lòng đất, tôi có một người chị em họ và tôi chợt nghĩ mình nên đến đất nước phía Tây nơi mặt trời lặn đề gặp chịu ấy.”

2 Phía sau núi Tây — Kim Chae-won: Định nghĩa của khoảng cách thực chất là gì?

Tác pham này là một tập truyện ngắn mang lời nhắc nhở sống động đáng ngạc nhiên về ý nghĩa phong phú và chiều sâu bên trong của mỗi cảnh quan tạo nên cuộc

Trang 5

sông của chúng ta, những câu văn đã năm bắt được trải nghiệm của nhà văn vô cùng hấp dẫn Truyện ngắn “Phía sau núi Tây” nằm trong tập truyện ngắn mới nhất của Kim, nhân vật chị họ trong tập truyện lấy nguyên mẫu tự chị gái của cô và đồng thời cũng là một tiểu thuyết gia — Kim Ji-won “Phia sau nui Tay” la tap truyện ngắn dưới dạng tự sự, và nó nắm bắt một cách sắc nét tâm lý bên trong của người phụ nữ trung niên Người kế chuyện của tác phẩm này chính là tác giả và câu chuyện cũng chính là những gì mà cô đã trải qua Nhân vật người chị họ trong truyện ngắn này đã cùng chồng và hai đứa con nhỏ của mình di cư sang New York chỉ vì để cho người chồng đạt được ước mơ ở New York “trái tim của thê giới, nhưng anh ta lại là trường hợp tuyệt vọng” Trong cái hoàn cành mà thế giới luôn xảy ra vô số biến động, gia đình người chị họ chăng có bất kì chỗ dựa nào ở nơi “đất khách quê người”, người chồng của chị đã xoay như chong chóng giữa việc học và công việc, rồi kiệt sức mà

chết Sau khi người chong chết, chị họ của nhà văn Kim đã phải đảm nhiệm hai vai

trò, vừa làm bố và vừa làm mẹ Gánh nặng trên đôi vai của chị đã tăng lên gấp bội, ngày trước còn có chong đề dựa dẫm lẫn nhau, nay lại chỉ còn lại mình chị lạc lõng

giữa cái thành phố to lớn như vậy “chị đã làm hết mọi việc từ cửa hàng Rau quả, cửa

hàng quân áo đến tiệm hamburger” Chính vì sự tham vọng muốn thay đổi cuộc đời của người chồng cùng với văn hoá” cưới chồng thì phái theo chồng” đã đây chị họ vào con đường nghiệt ngã này” chị từng hai lần bị cướp mang súng xông vảo nhà, mỗi lần như vậy chị lại dũng cảm sống sót” Chị kế rằng chị đã van nai bọn cướp, “ Tôicòn con nhỏ, hãy lấy hết đi nhưng làm ơn đừng giết tôi” Và cả hai lần bọn cướp đều chấp nhận lời cầu xin của chị Tôi từng đọc đâu đó, tác giả viết về những người đau khô nhưng lại tỏ vẻ đau khổ quá mức cho người khác biết Nhưng riêng đối với người chị họ- dù bản thân mang những nỗi đau nhưng luôn cố gắng không phơi bảy

cho bất kì một ai biết Cá hai nhân vật nữ mặc dù là chị em họ nhưng không bao giờ

ta thấy được bất kì một khoảng cách nào ở giữa hai người họ, thi thoảng cả hai đều gửi bưu phẩm cho nhau Khoảnh khắc cả hai nhận được bưu phẩm của nhau, họ như những đứa trẻ háo hức được nhận quà, cảm giác hồi họp cộng lẫn với sự tò mò, phần khởi “ có lần Kim Chae-won đã đi mua bộ chăn đệm đúng ngay địp biểu tỉnh phản đôi Yushin Đám đông biểu tình tập trung trước nhà thờ Myeongdong rồi tràn xuống đường hầm lánh nạn trong khi mắt mũi cay xè, sau cùng cũng đến được Bưu điện

Trung tâm” Những chi tiết nhỏ đã cho ta thấy được sự khiêm tốn về cuộc đời của

chị, sự gong minh chống chợi với mọi khó khăn, đối với thân hình và tâm hồn của một người phụ nữ thì những gì đã và đang trải qua thật sự rất kiên cường, mạnh mẽ Năng lực của con người rõ là có giới hạn nhưng chị nghĩ thay vì nói cho người khác biết tâm sự, hoàn cảnh của mình thì tốt hơn nên đứng về phí tự chịu trách nhiệm

Trang 6

những gì mình làm Những giãi bày như thế về cuộc sống của chính mình giờ đây cũng còn có ý nghĩa gì đâu, chí là những gi cho khan giả xem coi như là hiện thực

Ở độ tuổi ba mươi lim — độ tuổi đẹp nhất trong hôn nhân của biết bao người nhưng với người chị họ, độ tuổi này chị lại trở thành một goá phụ Chị đã sống như

thé hon ba mươi mấy năm, trong suốt những năm ấy chị cũng có những câu chuyện lãng mạn Nhà văn Kim có kể rằng “ chị họ đã kê cho tôi nghe vài câu chuyện, trong

đó có chuyện về một người đàn ông kỳ lạ Người đàn ông đó vợ mắt vì tai nạn giao thông và đang sống một mình, từng mời chị đến nhà riêng của anh ta bên bờ biển, và

từng đặt một nhà hàng cho buổi hẹn hò của họ Nhưng chị chưa lần nào đến và nguoi đàn ông ay cũng chưa một lần xuất hiện trước mặt chị Một lần, nhân địp sinh nhật

của mình, chị cùng các con đi xem phim rồi di ăn Từ quán ăn ra, chị thấy người đàn ông đó nhìn chăm chăm vào mấy mẹ con đi ngang qua trước chiếc xe màu đen ngoài đường” Hai chị em đã tâm sự rất nhiều, cứ tưởng rằng không có hồi kết Từ nhiều

cuộc nói chuyện qua chiếc điện thoại, nhà văn cứ nghĩ cử tiếp tục bằng những cuộc

gọi như này họ sẽ ngày càng thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn nhưng không, sau

cuộc điện thoại kể về vụ khủng bé tai New York chị gái họ của cô đã biến mất đi một tháng trời và không dé lai bất cứ một liên lạc gi với cô hết Trong khoảng thời gian

ay, nhà văn đã rất hỗn loạn và lo lắng cho người chị của mình, chợt cô nhớ lại nội dung của cuộc trò chuyện cuối cùng giữa hai chị em “ chị ghét nói ra điều này nhưng không biết từ bao giờ chị lại có suy nghĩ phải chỉ mình đau thay cho người khác”

Kim Chae-won đã thể hiện sự đồng cảm, tồn tại sự kết nối tương thông trong tư

tưởng của hai người phụ nữ đã gắn kết hầu như gần cả một cuộc đời “ tôi cảm nhận được tử cung của chị Thường ngày, tôi có cảm giác rằng tử cung của chị cũng ở đâu

đó sâu thăm trong con người tôi Và khi nghe chị không biết đó có phải là kinh

nguyệt bắt đầu lại hay không, hay là một cái gì khác, với tôi không phải là chuyện

bình thường Thêm chuyện chỉ muốn chịu đựng thay căn bệnh người khác lại mang

cho tôi linh cảm chăng lành Tôi cũng đã nghĩ rằng chị tôi tiến bộ thêm một bước khá dài so với người chị mà tôi biết”

Tại New York, có một toà nhà Trung tâm Thương mại Thể giới được mệnh danh là trái tìm của New York đã bị sụp đỗ khiến cả thế giới dường như chao đảo và chiến tranh được khơi mào Đó là cuộc chiến tranh mà hai chị em họ đã từng nếm trải khi

còn nhỏ, vì cuộc chiến tranh đó gia đình của nhà văn, của chị và rất nhiều người khác

đã phải tan nát Và bây giờ cuộc chiến đó lại xảy ra một lần nữa Vụ khủng bố đó đã làm cho cuộc sông đang khó khăn của người chị họ lại thêm nặng nẻ, khô cực hơn nữa Lúc đó, chị chỉ biết cố găng hết sức dang hai tay bảo vệ hai đứa con của mình Với tình yêu thương của một người mẹ cũng với sự kiến cường đã trải qua biết bao

Trang 7

nhiêu là chuyện bằng chính thân hình bé nhỏ đó thì đối với chị chuyện này chẳng hề

to tát gì Chị sẽ ngăn cản được những điều không tốt đến với con mình, ý chí đó giống với sức mạnh đã giúp chị sống sót sau hai lần đối mặt với bọn cướp có súng Hiện tại mới là quan trọng, không cần thiết phải quan tâm từ quá khứ đến tương lai của họ, người chị họ đã cầu xin bọn cướp tha mạng và ngay trong cơn nguy hiểm của khủng bó, chị vẫn dang hai tay che chở con mình, lại còn muốn đau thay người khác

khi thấy họ đau Hình ảnh người chị họ xuất hiện trong đầu làm cho tôi cảm thay

đường đời hướng đến thế giới ngày càng thay đôi rất xa so với bản chất lúc ban đầu

“Cái cây có tuổi đời lâu nhất từ khi trái đất được hình thành đến bây giờ, đã chiến

thắng được tất cả những thông khô của năm tháng và đứng trong mặt trời chiếu bằng hình ảnh rất kì dị Cái cây nhìn giống như đang ôm lấy trái đất thay vì mọc rễ trong

lòng đất Cái cây ở đó đối với tôi là bất dién.(4)

Trước hết, nhà văn đã thể hiện sự mơ hồ về sự tồn tại của chị họ mình có thật sự là

ở New York, thời gian càng trôi tôi càng thấy nghỉ ngờ nhân vật chị gái họ này “Lá thư chị ấy viết cho tôi, trong đó kê rằng đang ngồi ở chiếc ghê nào đó trong thành phố, nơi dòng sông Hudson chảy qua, đã là chuyện từ ngày xưa Thời đó, chúng tôi thường viết thư cho nhau Điện thoại chỉ dùng trong hoàn cảnh khẩn cấp” Nhưng giờ đây, khi mà các công ty viễn thông hay cạnh tranh nhau đưa ra các giờ khuyến mãi nên những bức thư tay trở nên vô dụng, những cuộc điện thoại của hai chị em nhà

Kim đã được kéo dài hơn, nhanh liên lạc hơn Chính vì thế, vô hình trung đã khiến

chúng ta hình thành thói quen sử dụng điện thoại như một thử vật phẩm thay thế cho

thư tay Những biến động thế giới về mặt chính trị như cuộc biểu tình phản đối Hiến

pháp Yushin Hay là giấc mơ, hoài bão của con người muốn thay đổi cuộc đời, muốn làm mới đi cuộc sống của mình Ước mơ đi Mỹ dường như là ước mơ của hầu hết các giới trẻ trong thời kỳ lúc bấy giờ Họ mang tư tưởng rằng “ Mỹ là một đất nước mà Tổng thông cũng ăn hamburger như dân thường, công nhân viên được hưởng theo thành quả lao động “ Thứ làm nên nước Mỹ không phải là sự đấu tranh của mọi người vì sinh tồn của bản thân, mà là tất cả đều chấp nhân tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân vì sự sinh tồn của con người” đấy là những ấn tượng của tôi về Mỹ - đó

là ngày xưa Nhưng giờ đây, nước Mỹ được bao quanh bởi những bức tường bê tông sắt thép Người chị họ bảo rằng Mỹ là nước khiến người trở thành con người So với Hàn Quốc đối đãi con người với những giá trị bóp méo thì Mỹ có phần chính đáng Ngọn núi phía tây không hắn là ngọn núi ở phía tây — núi Tây, mặt trời lặn qua núi

Tây, mặt trời ấy mỗi khi khuất sang phía bên kia núi hắt lên ánh hoàng hôn và khi

màn đêm cảng buông thì ánh hoàng hôn càng sẫm đỏ Hoàng hôn ánh lên từ bầu trời

Trang 8

phía tây Ánh sáng của hoàng hôn ấy tàn thì chỉ còn bóng tối Và vằng thái dương tiếc nuối có sức toả ánh hoàng hôn để lại tia sáng cuối cùng Mặt trời mọc ở đây thì khuất dạng phía bên kia, mà mọc ở bên kia thì khuất dạng ở đây Sự di chuyển đó tựa như một cuộc trình diễn âm nhạc hoàng tráng và đẹp đễ vô cùng Âm nhạc đó lan toả như

bầu trời đêm bao la, rộng lớn “Có thể có người nói một bên là bên trái Mọi thứ trên

thể gian này luôn có một tiền đề nào đó Và khoa học, tôn giáo hay triết học sẽ phản

bác cho rằng thứ có tiền đề là bên trái đó thật ra là bên phải Thì đó, cho rằng trái đất

hình vuông, nhưng sẽ có người phát hiện ra trái đất tròn và tự xoay quanh trục và quay cũng quanh mặt trời Mọi thứ trên thế gian này đều không ngừng thay đối Chí

là sự thay đôi đó, không thê định nghĩa được”(Š) Có một điều gì đó liên tục diễn ra Điều gì đó không thể nào giải thích được vẫn không ngừng diễn ra và con người không biết phải làm thế nào, cứ phó mặc mà không có cách nào ngăn chặn dòng chảy

ấy, cũng không biết làm thế nào để khai thông nó Điều khủng khiếp nhất của biến

động thế giới là nhẫn tâm cướp ổi mạng sống của người khác Và chiến tranh thực chất không nhằm mục đích gì ngoài mục đích giết người Những vĩ khí hiện đại nhất được sản xuất cũng không nằm ngoài mục đích đó Và những phương tiện khủng bồ

như vũ khí hoá học hay vi khuẩn truyền nhiễm Tất cả những thứ đó chỉ đề giết chết

con người

Chiến tranh, khủng bó, bóng tối, ánh sáng bị khúc xạ được tạo thành từ điều gì?

Rốt cuộc những điều gì ân giấu trong ý thức của con người, của chúng ta Và chấn dung của bức phác hoạ thê giới bị bẻ cong này là gì? Thế giới mà tôi từng tin tưởng như một trò chơi ngày bé, rằng chỉ cần chọn một trong những món đồ vật, hỏi “cái này tốt hơn?”, “hay cái kia tốt hơn? thì ít nhất cũng có quả tặng Tuy nhiên bây giờ nhìn lại bức phác hoa thì ở đâu đó đã có những góc nhỏ ảm đạm

Khoảng cách này là gì mà bên kia thành một đống đồ nát hoang tàn như thế,

nhưng ở đây nhà văn Kim vẫn không cảm nhận được bất cứ âm thanh hay dấu hiệu

nào Thế giới này rốt cuộc lớn đến nhường nào? Và rốt cuộc khoảng cách của vũ trụ

này, nơi mà ngay cả mặt trời cũng chỉ được xem như một đóm nhỏ thực chất là gì? Rất nhiều ngôi sao, và trái đất chúng ta đang sống cũng chỉ là một trong số các ngôi sao Những câu chuyện cho rằng bụi và các đám khí kết hợp với nhau đến một ngày

sẽ hình thành nên các ngôi sao Chỉ mong mặt trời và trái đất vẫn luôn chiếu sáng

trần gian và đến tối lại vay tay chao tạm biệt thế giới, lặn khuất sau dãy núi phía tây.

Trang 9

C KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm tòi, lí giải và phân tích ý kiến “ Văn học Hàn Quốc hiện đại khai

thác mạnh mẽ các chủ đề về gia đình, phụ nữ và thế giới nhiều biến động thông qua những góc nhìn đa dạng” này qua truyện ngắn “Phia sau mii Tay” cha nhà văn Kim Chae-won Tôi đã nhận ra được những biến động thể giới đã gây ra ảnh hưởng thật sự rất lớn cho cuộc sông của con người, cho xã hội, Những cái nhìn về vấn đề người phụ nữ trong xã hội của họ đã vượt qua công thức và những sự đơn giản hóa thông thường Con người nói chung, phức tạp hơn một sự “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, trong tính hiện thực của nó” Người phụ nữ tồn tại trong những cuộc dịch chuyền xã hội sâu sắc thì lại cảng phức tạp gap bội: một thế ĐIỚớI mà nếu

các nhà văn chỉ có phương tiện là những khuôn mẫu truyền thống thôi thì không

thê mô tả nổi! Đó là đối tượng đòi hỏi những cách nhìn khác, và cả những cách viết khác Chấp nhận và triên khai những bút pháp đa dạng càng khiến “cái viết”

về đời sống hiện đại của nhà văn Hàn Quốc xoáy sâu hơn, gây ám ảnh hơn trên

người đọc

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1)Theo Nguyễn Chi Anh, Phác họa văn học Hàn Quốc đương dai Tap

chí tri thức — Văn nghệ quân dội

(2)

Chuy Kun-su, Nhà văn Kim Chae-won (2) L†Ị®|2|, truy cập: 4/6/2023, link truy cập: hfps:/namu.wiki/w/£lÄXIl ®l (^S†2k)?

_ cƒ chị tk=adbmHtRg245ep47yRgUTqKk996mET

3PsJRKD8jySs7A-16859 1 7639-0-gaNycGzNCvs

(3) Kim Sul-ki , 'Song of a Jjokbae' cua Kim Chae-won, kiệt

tác của ngôn ngữ hình ảnh như thê nhìn vào một bức tranh,n\| UZ

Al

(4) Phan Thi Thu Hién, Nguyén Thi Hién( chu bién), Hiền Nguyễn, Hoàng Trang, Bui Phan Anh Thu, Hoang Hai Vân, Phan Thị Hồng Hà, Trần Thị

BíchPhượng( Dịch giả) Truyện ngắn đương đại Hàn Quốc( Tuyến chọn từ tạp chí Koreana), NXB Văn hoá — Văn nghệ, 2019 (tr 133)

(5) Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Hiển( chủ biên), Hiền Nguyễn, Hoàng Trang, Bùi Phan Anh Thư, Hoàng Hải Vân, Phan Thị Hồng Hà, Trần Thị

BíchPhượng( Dịch giả) Truyện ngắn đương đại Hàn Quốc( Tuyến chọn từ tạp chi Koreana), NXB Van hoa — Van nghé, 2019 (tr 117)

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w