1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giáo án phát triển thể chất

43 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Án Phát Triển Thể Chất
Tác giả Ksor H’ Wessi
Người hướng dẫn Vũ Thị Ngân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Luận Dạy Học Mầm Non
Thể loại Giáo án
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 387,53 KB

Nội dung

➢ Trò chơi vận động: “Tìm bạn” - Cô giới thiệu tên trò chơi “Tìm bạn”: - Cách chơi: Cả lớp đi vòng tròn vừa đi vừa hát, khi cô nói tìm bạn thì các con phải tìm ngay cho mình 1 người bạn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

HỌC PHẦN

LÍ LUẬN DẠY HỌC MẦM NON

Giảng viên: Vũ Thị Ngân

Trang 2

- Cho trẻ đi chạy theo cô kết hợp kiểng chân, nhón gót, khom người…

Bài tập phát triển chung:

- Động tác tay (2) : tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.(2 lần 8 nhịp)

- Động tác chân (1) : Ngồi xổm, đứng lên liên tục (4 lần 8 nhịp)

- Động tác bụng (2) : Đứng quay người sang 2 bên (2 lần 8 nhịp)

- Bật (1) : Bật tiến về phía trước (2 lần 8 nhịp)

Vận động cơ bản: “Nhảy lò cò”

- Cô cho trẻ chơi nhảy lò cò (cô qua sát)

- Cô mời 2 bé lên làm mẫu cho các bạn xem và giải thích động tác: Đứng trên một chân,

1 chân co gối, tay chống hông hoặc để tự nhiên, bật lò cò tiến về phía trước 5-6 bước, rồi đổi chân bật tiếp

- Cho trẻ kết 3-4 nhóm cùng chọn dụng cụ và thực hiện động tác nhảy lò cò 5 bước liên tục và đổi chân

Trò chơi vận động: “Kéo co”

- Cô cho trẻ đứng thành 2 dọc, đứng 2 bên vạch xuất phát cầm vào sợi dây thừng Khi

có hiệu lệnh của cô tất cả trẻ kéo mạnh dây về phía mình Nếu trẻ đầu hàng dẫm vào vạch là thua cuộc

Hồi tĩnh: Cho trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng

Trang 3

- Đường dích dắc rộng 35cm dài 3 đoạn dích dắc, vạch chuẩn bị

- Xắc xô, máy tính, trình chiếu, nhạc không lời, nhạc “Cô và mẹ”

- Đồ dùng đồ chơi các nghề, cờ, ông cờ, vạch xuất phát

III Tiến hành:

Trò chuyện:

- Cô trò chuyện hướng trẻ vào bài

- Cô khái quát lại: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối chúng ta cần ăn uống

đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh và thường xuyên luyện tập thể dục

- Cô mời trẻ cùng tham gia tập thể dục

Khởi động:

- Cô tổ chức cho trẻ đi nhẹ nhàng theo vòng tròn kết hợp với các kiểu đi thường, đi chậm, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh theo tín hiệu xắc xô… tách hàng theo tổ dãn cách đều dưới sự hướng dẫn của cô

Bài tập phát triển chung

- Cho trẻ thực hiện các động tác tay, chân, bụng, bật kết hợp với lời bài hát “Cô và mẹ”

- ĐT tay: Hai tay đưa sang ngang, đưa cao

- ĐT chân: Ngồi xổm, đứng lên

- ĐT bụng: Nghiêng người sang hai bên

- ĐT bật: Bật tách chân, khép chân:

- Cho trẻ thực hiện ĐT nhấn mạnh: Động tác chân 1 lần

- Nhận xét, khen trẻ

Vận động cơ bản: “Đi theo đường dích dắc”

- Cô giới thiệu đường dích dắc và mời trẻ chơi trò chơi

- Lần 1: Cô thực hiện bài tập, gợi ý trẻ nêu tên bài

- Lần 2: Cô thực hiện và giải thích động tác:

Trang 4

TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn bị hai tay tự nhiên, khi có hiệu lệnh “Đi” thì cô đi theo đường dích dắc khi đến điểm gấp khúc cô đổi hướng chân để không chạm vào hai bên lề đường, đi hết đường về cuối hàng đứng

- Mời trẻ lên tập

- Cho lần lượt trẻ lên thực hiện theo hiệu lệnh của cô

- Cho 1 vài trẻ chưa thành thạo lên tập lại Cô quan sát hướng dẫn trẻ

- Cho hai đội thi đua nhau đi theo đường dích dắc lên lấy đồ chơi với thời gian chơi là 1 bản nhạc, đội nào lấy được nhiều hơn đội đó sẽ được khen

- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả chơi

- Cá nhân trẻ thực hiện

- Cô khái quát lại, khen trẻ

Trò chơi: “Chạy tiếp cờ”

- Cách chơi: Mỗi đội chơi sẽ có một ống cờ, một lá cờ, một vạch chuẩn Khi trò chơi bắt đầu bạn đội trưởng sẽ chạy lên cầm cờ chạy vòng qua ống cờ về đưa cho bạn tiếp theo, bạn nhận được cờ sẽ tiếp tục chạy và cứ như vậy cho đến hết hàng Bạn đội trưởng sẽ cầm lấy cờ cắm vào ống của đội mình

- Luật chơi: Phải cầm được cờ mới chạy Đội nào cắm được cờ trước sẽ chiến thắng

Trang 5

- Trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô

- Trẻ biết chơi trò chơi “Tìm bạn”

2 K ỹ năng:

- Rèn luyện cho trẻ phát triển tốt về kỹ năng vân động cơ bản của chân và khả năng giữ thăng bằng cơ thể

- Trẻ đi tự nhiên, khi đi không chạm vào vạch, nhanh nhẹn khi tham gia chơi trò chơi

- Rèn luyện kỹ năng khéo léo và định hướng không gian cho trẻ

3 Thái độ:

- Có ý thức tổ chức kỷ luật tích cực tham gia hoạt động, thường xuyên luyện tập thể dục

để giúp cơ thể khỏe mạnh

+ Tay 2: Hai tay đưa sang ngang, lên cao

+ Bụng 4: Đứng cúi người về phía trước

+ Chân 1: Đứng dậm chân tại chỗ

+ Bật 2: Bật tách chụm chân tại chỗ

- Mỗi động tác tập 2 lần 4 nhịp

( ĐTNM: Chân 1 tập 3 lần 4 nhịp)

Vận động cơ bản: “Đi theo hiệu lệnh của cô”

Trẻ chuyển đội hình 2 hàng ngang

- Cô giới thiệu tên vận động

- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích

- Cô làm mẫu lần 2: Cô vừa làm mẫu giải thích chậm rõ ràng Cô đi đến trước vạch chuẩn khi có hiệu lênh “chuẩn bị” “đi” cô bước đi tự nhiên khi nghe tiếng sắc xô vỗ

Trang 6

nhanh cô đi nhanh, nghe tiếng gõ sắc xô chậm cô đi chậm đi đến hết vạch cô dừng lại

và đi về cuối hàng đứng

- Cô làm mẫu lần 3: Nhấn mạnh điểm chính

- Cô hỏi lại cách tập

- Mời 1 trẻ lên làm mẫu cho cả lớp xem

*Trẻ thực hiện

- Lần 1: Cho 2 trẻ ở 2 hàng thực hiện đến hết lớp

+ Khi trẻ thực hiện cô bao quát khuyến khích trẻ thực hiện đúng theo hiệu lệnh của

- Lần 2: Cô Cho 2 tổ thi đua

- Hỏi lại tên bài tập

- Cho 1 trẻ lên tập lại để củng cố lại bài

Trò chơi vận động: “Tìm bạn”

- Cô giới thiệu tên trò chơi “Tìm bạn”:

- Cách chơi: Cả lớp đi vòng tròn vừa đi vừa hát, khi cô nói tìm bạn thì các con phải tìm ngay cho mình 1 người bạn và nắm tay nhau

- Luật chơi: Nếu ai không tìm bạn thì phải nhảy lò cò

- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần, động viên trẻ kịp thời

Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi quanh lớp 1- 2 vòng hát bài “Chim mẹ chim con”

- Nhận xét buổi tập: Hỏi trẻ vừa được học bài gì? Qua bài tập giúp gì cho cơ thể điều gì?

- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ tập tốt động viên những trẻ thực hiện chưa tốt lần sau phải cố gắng hơn

Ngoài tập thể dục chúng mình còn phải ăn uống đầy đủ các chất để cơ thể khỏe mạnh phòng chống dịch bệnh

Trang 7

- Trẻ thực hiện được các động tác theo hướng dẫn của cô

- Trẻ biết kết hợp khéo léo giữa các bộ phận trong cơ thể để thực biện tốt vận động

- Phát triển cơ tay, cơ chân, rèn sự tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn

- Biết dùng lực của hai tay để lăn bóng cho bạn

- Trẻ biết kết hợp với bạn khi tập, tham gia trò chơi nhanh nhẹn hoạt bát, khéo léo

3 Thái độ:

- Trẻ hứng thú và tự tin tham gia các hoạt động cùng cô và bạn

- Biết tập trung chú ý và thực hiện theo hiệu lệnh của cô, biết chờ đến lượt chơi

- Đoàn kết với bạn trong khi chơi

II Chuẩn bị:

- Máy tính, giáo án điện tử, dây làm vạch xuất phát, xắc xô

- Nhạc bài hát “Đi tàu lửa, Cháu yêu cô chú công nhân, Vườn cây của ba, nhạc

- Theo nhạc bài “ Đi tàu lửa”

- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường -> đi bằng mũi chân -> đi thường -> đi bằng gót chân -> đi thường -> chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm

về 2 hàng dọc chuyển đội hình thành 4 hàng ngang (theo nhạc )

Bài tập phát triển chung:

- Tập theo nhạc bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”

Cho trẻ tập theo bài mô phỏng của cô

+ ĐT tay : Hai tay đưa ra trước - lên cao - ra trước - hạ xuống (4l x 4nhịp) + ĐT bụng: Hai tay đưa lên cao - cúi gập người (4l x 4n)

Trang 8

+ ĐT chân: Hai tay sang ngang, khuỵu gối, đứng lên (4l x 4n)

+ ĐT bật: Bật tại chỗ (6l x 4n)

Vận động cơ bản: “Bật xa 25cm”

- Bây giờ cô con mình cùng tập VĐCB “Bật xa 25cm”

*Cô làm mẫu:

- Cô làm mẫu lần 1: không giải thích

- Cô làm mẫu lần 2: Cô 2 thực hiện cô 1 giải thích

+ TTCB : Cô đứng ở đầu hàng khi có hiệu lệnh” chuẩn bị” cô đi đến vạch xuất phát hai tay chống hông 2 chân khụyu gối lấy đà, mắt nhìn về phía trước Khi có hiệu lệnh “Bật” thì bật xa về phía trước đồng thời cả hai chân sao cho không bị chạm vào vạch và tiếp sàn bằng nửa bàn chân rồi từ từ cả bàn chân Bật xong cô đi về cuối hàng đứng

- Gọi 1 trẻ lên bật thử

*Trẻ thực hiện:

+ Lần 1: Cho trẻ 2 đội lên thực hiện, mỗi cô bao quát 1 đội

Mỗi lần 1 trẻ thực hiện (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

+ L ần 2: Hai đội thi đua Cho trẻ ở 2 hàng luân phiên thực hiện bật sau đó lên đích

trồng 1 củ cà rốt

+ Lần 3: Nâng cao: Cô nâng mức độ khó của bài tập

*Củng cố:

- Hỏi trẻ vừa thực hiện vận động gì?

- Gọi 1-2 trẻ lên thực hiện lại

Trò chơi vận động: “Lăn bóng”

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Giới thiệu đồ dùng : Cô có rất nhiều quả bóng nhựa

- Cách chơi như sau : Các con sẽ chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ có 1 quả bóng, nhiệm vụ các con sẽ lăn quả bóng từ bạn này sang bạn kia Phần chơi sẽ bắt đầu và kết thúc bằng một bản nhạc

- Trẻ chơi 2 - 3 lần

- Cô nhận xét trò chơi

Hồi tĩnh: Cô mở nhạc nhẹ nhàng cho trẻ đi lại xung quanh lớp

Trang 9

- Trẻ biết đi trong đường hẹp đầu đội túi cát

- Biết phối hợp chân, mắt, đù khi đi

- Biết chơi trò chơi phát triển thể lực cho trẻ

2 Kỹ năng:

- Có kỹ năng đi thăng bằng và kỹ năng chơi cho trẻ

- Kĩ năng năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, mạnh dạn tự tin khi tập luyện

3 Thái độ:

- Trẻ hứng thú tập luyện, có ý thức trong giờ học, đoàn kết với bạn

- Giáo dục trẻ tích cực tập luyện thể dục, ăn uống đủ chất để cho cơ thể được khỏe mạnh

II Chuẩn bị:

- Sắc xô, loa, máy tính

- Thảm, khu bến tàu

- Đích, túi cát

- Nhạc bài hát “em đi chơi thuyền”

- Đồ chơi các loại quả

- Nơ tay, dây kéo co

III Tiến hành:

Trò chuyện gây hứng thú:

- Muốn cơ thể khỏe mạnh chúng mình phải làm gì ?

- Muốn cho cơ thể khỏe mạnh chúng mình phải ăn uống đủ chất như thịt, cá, rau xanh

- Bài tập phát triển chung: Tập theo lời của bài hát ‘‘Em đi chơi thuyền”

+ Động tác tay: Hai tay đưa lên cao hạ xuống

+ Động tác chân: Tay đưa ra phía trước khuỵu gối

+ Động tác bụng: Hai tay đưa lên cao cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân

+ Động tác bật: Bật lên

Trang 10

Vận động cơ bản “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”

- Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích

- Cô làm mẫu lần 2: Phân tích động tác

- Tư thế chuẩn bị cô đứng trước vạch chuẩn con đường chân không nhẵm lên vạch chuẩn, cô để túi cát trên đầu có hiệu lệnh cô đi nhẹ nhàng khéo léo trong đường hẹp không để rơi túi cát đi hết đường hẹp cô nhẹ nhàng để túi cát vào rổ sau đó cô đứng về cuối hàng

- Mời 2 trẻ lên thực hiện

- Cô nhận xét sửa sai

- Cả lớp lần lượt lên thực hiện

- Cô quan sát sửa sai kịp thời

- Cho 2 đội thi đua Đội nào chuyển được nhiều túi cát đội ấy sẽ thắng và thời gian giành cho 2 đội là 1 bản nhạc

- Nhận xét khen trẻ

Trò chơi vận động: “Kéo co”

- Cô hướng dẫn trẻ chơi: Các bạn chia làm 2 đội

- Trẻ chơi quan sát, nhận xét trẻ chơi

Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng để đến khu bến tàu chơi.

Trang 11

5 GIÁO ÁN CÁ NHÂN HÓA

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Hoạt động tạo hình Chủ đề: Thế giới động vật

ĐỀ TÀI: Nặn theo ý thích Đối tượng dạy: Trẻ mẫu giáo lớn (A5)

I/ Mục đích – yêu cầu

1/ Kiến thức:

➢ Trẻ biết nặn những đồ vật, con vật , quả, hoa bằng đất nặn để tặng bạn gà trống

➢ Trẻ biết nói lên ý tưởng của mình

➢ Trẻ biết gà trống là vật nuôi trong gia đình và biết đặc điểm nổi bật của nó: mào

đỏ, gá ò ó o

2 /Kỹ Năng:

➢ Trẻ biết lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích

➢ Phối hợp các kỹ năng : nhào đất, véo đất, xoay tròn , lăn dọc, bẻ cong ,vuốt, gắn đính để tạo ra sản phẩm

➢ Biết trình bày, sắp xếp đồ vật, con vật, quả, hoa trẻ nặn Một cách sáng tạo theo

Trang 12

III/Cách tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ

1: Ổn định tổ chức (1-2p)

• Cô giới thiệu khách đến dự

• Cô cho trẻ hát và vận động bài hát : “Đàn gà trong sân” TG: Thanh Thảo

• Bài hát nói về con gì? Đố bé biết con gà cha còn được gọi là con gà gì? Gà trống

có đặc điểm gì nổi bật

2: Nội dung chính:(30- 32p)

2.1: Giới thiệu bài và hình thành các ý tưởng cho trẻ

• *Tình huống: Bạn gà trống đến thăm lớp mình xem bạn gà trống có món quà gì tặng cho chúng mình nhé!

• Gà trống: Tôi xin chào tất cả các bạn được lời mời của cô giáo lớp A5 vì các bạn học ngoan và biết nghe lời hôm nay Gà trống đến thăm lớp và có mang một món quà đến tặng các bạn đấy

• Cô cho trẻ lên khám phá hộp quà (đất nặn)

• Cô giáo: vậy với món quà này các bé hãy suy nghĩ

• xem mình làm gì nhé

• Cô hỏi 2-3 trẻ

- Con định làm gì?

- Con sẽ nặn ntn? (cô cho trẻ mô tả cách trẻ làm lên sản phẩm)

• Cô gợi ý cho trẻ sáng tạo

• Con có muốn sử dụng nguyên liệu gì thêm cho sản phẩm của mình thêm đẹp không?

• Những bạn nào có chung một ý tưởng cùng làm ra một sản phẩm ?

• Nếu muốn cùng nhau làm nên sản phẩm các con hãy cùng về nhóm với nhau để bàn về ý tưởng và phân công nhiệm vụ rõ ràng nhé! ( trẻ tìm bạn để thảo luận)

• Sau một thời gian thảo luận các con hãy cho cô biết

• Nhóm con dự định sẽ làm gì? Các con sẽ làm như thế nào?

• Có bạn nào muốn bổ xung ý kiến không?

• Có nhóm nào hay bạn nào muốn hỏi thêm về cách làm của nhóm không?

• Vậy cô con mình hãy cùng khởi động đôi tay qua trò chơi cùng với cô nhé trò chơi

“Hãy làm theo cô”

2.2:Trẻ về nhóm thực hiện theo ý thích(12-15p)

• Cô giới thiệu vị trí hoạt động (cô mở nhạc lúc trẻ về nhóm và làm sản phẩm)

Trang 13

• Cô đã chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu cho các bé Bây giờ các bé hãy nhẹ nhàng về nhóm của mình để hoạt động nào

• Trẻ về các nhóm thực hiện, động viên trẻ thảo luận rồi đưa ra ý tưởng chung và phối hợp cùng nhau làm ra sản phẩm

• Trong quá trình trẻ làm cô quan sát, động viên kịp thời, gợi ý khích lệ trẻ sáng tạo

Cô hỗ trợ hướng dẫn kỹ năng khó cho trẻ, giúp đỡ khi cần thiết ,Khuyến khích động viên trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình

2.3: Trưng bày và chia sẻ sản phẩm(5-7p)

• Cô cho trẻ chia sẻ với nhau về sản phẩm của mình,của nhóm mình và của bạn, cho trẻ tự trưng bày sản phẩm theo cách riêng của mình và hỏi trẻ

• Con nặn cái gì đây?Con nặn như thế nào?

• Con có ý tưởng gì khi nặn ?Con đã sử dụng nguyên vật liệu sáng tạo gì?

• Con đặt tên cho sản phẩm của mình là gì?

• Cô mời một trẻ lên trình bày sản phẩm của nhóm (về tên sản phẩm, ý tưởng của nhóm, nét sáng tạo, nguyên liệu độc đáo, các bạn đã thực hiện ý tưởng của mình chưa?)

• Khi tham gia hoạt động các con cảm thấy ntn?

• Con thích điều gì nhất? Con mong muốn điều gì?

• Cô chia sẻ động viên và giáo dục trẻ biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm của mình

và bạn làm ra

• Sản phẩm của các con sẽ giành tặng ai?

• Bây giờ những sản phẩm này chúng mình sẽ nhờ bạn gà trống mang về gửi tặng các bạn ở nhà nhé

• Gà trống nói: tớ rất cảm ơn các bạn vì đã tạo ra nhiều sản phẩm để mình tặng các bạn của mình ở nhà.xin chào và hẹn gặp lại

3: Kết thúc:

Cô nhận xét chung rồi kết thúc giờ học Chuyển hoạt động

Trang 14

CHỦ ĐỀ: DẠY TRẺ GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN

+ Trong bài hát bạn nhỏ đã vệ sinh những

bộ phận nào khi thức giấc?

+ Khi thức dậy các con thường làm những

a Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân

- Cô cho trẻ xem video “ Giữ gìn vệ sinh

cá nhân”

- Trò chuyện với trẻ:

-Trẻ hát

-Mặt, tay, chân

-Rửa mặt, đánh răng, chải tóc

-Để cơ thể sạch sẽ -Thì sẽ có mùi hôi và khồn ai muốn lại gần

-Trẻ xem

Trang 15

+ Video nói về bạn nào?

+ Bạn Tuấn là người thế nào?

+ Bạn ở bẩn như thế nào?

+ Các bạn đôi với bạn Tuấn ra sao?

+ Một buổi tối bạn đã mơ thấy gì?

+ Bố mẹ bạn đã khuyên bạn điều gì?

+ Sau đó bạn đã làm gì?

+ Trước sự thay đổi của bạn cô giáo và

các bạn đã đối xử với bạn thế nào?

*Giáo dục trẻ: Giữ gìn vệ sinh cá nhân

sạch sẽ: quần áo phẳng phiu, sạch

sẽ,thường xuyên vệ sinh thân thể, cắt tóc

gọn gàng

b Trò chơi củng cố

*Trò chơi 1: Nối tranh

- Cách chơi: Cho trẻ ngồi vào bàn, mỗi

bàn sẽ có 1 bức tranh với nhiều hình ảnh

khác nhau Nhiệm vụ của các bàn là nối

những việc làm giữ gìn vệ sinh cá nhân

với mặt cười, những việc làm chưa giữ gìn

vệ sinh cá nhân với mặt mếu

- Cho trẻ chơi theo nhóm

- Cô nhân xét kết quả

* Trò chơi 2: Ai nhanh nhất

- Cách chơi: Cô cho trẻ đứng làm 3 đội,

mỗi đội sẽ cử lần lượt các bạn lên chọn

tranh việc làm tốt dán lên bảng

-Bạn Tuấn

- Là một bạn rất bẩn -Không cắt tóc gội đầu, luộn thuộm

-Chê cười, xa lánh -Tuấn mơ thấy chấy, cây mọc, chim làm

tổ trên đầu -Khuyên Tuấn cắt tóc đi -Bạn đã cắt tóc, tắm gội sạch sẽ

-Ai cũng khen bạn

-Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi

-Trẻ chơi

-Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi

-Trẻ chơi

Trang 16

- Luật chơi: Tổ nào xếp đúng được nhiều

Trang 17

➢ Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết nhóm đối tượng trong phạm vi 4

➢ Trẻ biết đếm lần lượt từ trái sang phải, biết xếp tương ứng 1:1 và biết tạo nhóm có

- Cô và trẻ cùng hát bài hát “Cháu yêu cô chủ công nhân”

- Trò chuyện về nội dung bài hát

2 N ội dung

2.1 Ôn nh ận biết số lượng trong phạm vi 3

- Cô cho trẻ tới thăm cửa hàng bán rau quả và hỏi trẻ

+ Cửa hàng bán những gì đây?

+ Mướp có mấy quả? Cho trẻ đếm và kiểm tra kết quả

Trang 18

+ Còn loại nào có 3 quả? Trẻ tìm và đếm

+ Cô kiểm tra và chốt lại sau mỗi lần trẻ tìm được

2.2 D ạy trẻ đếm đến 4 và tạo nhóm có 4 đối tượng

- Cô chia đồ dùng cho trẻ, hỏi trẻ xem có những gì?

- Hãy xếp tất cả số lá trong rổ ra thành 1 hàng ngangxếp từ trái qua phải

- Xếp 3 bông hoa xuống dưới cái láxếp tương ứng 1-1

(Cho trẻ xếp cùng cô và đếm)

+ Cho trẻ đếm số lá

+ Có máy là?

+ Đếm số hoa Có máy hoạt

+ Nhóm lá và nhóm hoa như thế nào?

- Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?

- Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? - Muốn nhóm lá và hoa bằng nhau thì phải làm như thế nào?

+ Cho trẻ thêm 1 bông hoa vào bên dưới cái lá còn lại

Trang 19

- Nhóm lá và nhóm hoa như thế nào với nhau? Cùng có mấy?

+ Cô chốt lại:

- Cho trẻ đếm vừa cắt vừa đếm nhóm lá nhóm hoa

2.3 Luy ện tập củng cố

* Trò chơi 1: Tìm đúng đồ chơi có số lượng 4

Cô giới thiệu trò chơi

- Cách chơi: Cô nói cái lá, trẻ nói có 4 và xếp lá ra ngoài bảng, cô hỏi tương tự với hoa, trẻ nói tế số lượng của mỗi nhóm đều là 4

Cho trẻ chơi 1-2 lần và nhận xét

* Trò chơi 2: Kết bạn

Cô giới thiệu trò chơi

- Cách chơi: Cho trẻ đi quanh lớp hát theo lời bài hát “Em tập lái ô tô”, khi có hiệu lệnh

Trang 20

GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TÌNH CẢM-XÃ HỘI

VỀ YÊU MÔI TRƯỜNG

Độ tuổi:5-6 tuổi Thời gian:30-35’

1 Mục đích yêu cầu

a Kiến thức

- Trẻ nhận biết môi trường sạch sẽ, thoáng mát thích hợp cho trẻ học và chơi

- Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi ngăn nắp sau khi chơi

- Biết bỏ đồ và vứt rác lung tung ảnh hưởng tới người khác

- Biết sử dụng tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt hằng ngày

b Kĩ năng

- Trẻ có kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi, đúng vị trí

- Phát triển trí nhớ, tư duy, óc quan sát và thực hành đúng theo yêu cầu

- Chào mừng các bạn nhỏ A1 đến với cuộc thi Bảo vệ môi trường

- Cô giới thiệu 4 đội chơi

- Đến với cuộc thi Bảo vệ môi trường ngày hôm nay các bé sẽ cùng trải

* Hoạt động 2: Dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường hàng ngày

+ Phần thi thứ 1: Tài năng của bé

- Trẻ vỗ tay

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ nghe

- Trẻ xem rồi trả lời

- Giữ vệ sinh sạch sẽ

- Trẻ kể

- Trẻ trả lời

Trang 21

- Hôm nay cô thấy bạn nào cũng sạch sẽ và rất đáng yêu, các con có bí

quyết gì vậy?

- Giữ vệ sinh sạch thì chúng ta phải có môi trường sạch sẽ đấy các con ạ

- Các con nhìn lên màn hình xem đây là môi trường ở đâu nhé (cho trẻ

xem đoạn video về hoạt động trong lớp đang hoạt động góc)

- Vậy để giữ gìn môi trường trong lớp sạch đẹp thì các con phải làm gì?

- Ngoài giữ gìn vệ sinh trong lớp ra các con xem mình phải giữ gìn vệ

sinh ở đâu nữa? (cho xem đoạn video các cô lao công đang quét dọn vệ

sinh)

- Chúng mình vừa xem đoạn video gì? Vậy nếu chúng ta không giữ gìn

môi trường sạch sẽ thì sẽ thế nào? Cho xem đoạn video nguồn nước bị ô

nhiễm con người ăn vào bị mắc bệnh

- Vậy khi chúng ta chơi xong không cất đồ chơi sẽ thế nào mời các con

cùng hướng lên màn hình xem đoạn video về một bạn nhỏ nhé (cho xem

đoạn video bạn nhỏ chơi không cất đồ chơi khi bà tới nhà đã bị vấp vào

đồ chơi và bị té ngã)

+ À đoạn video vừa rồi nói về gì? Bạn nhỏ khi chơi xong không cất đồ

chơi vào rổ đã làm bà té đấy Không những trên lớp khi chơi xong phải

cất đồ chơi mà ở nhà và tới nhà bạn chơi chúng mình chơi xong phải cất

đúng nơi quy định nhé

- Tiếp theo mời 4 đội chơi cùng nhìn lên màn hình và xem tiếp xem

đoạn video (khi ăn chuối xong không vứt rác vào sọt làm người khác

dẫm vào bị trượt ngã)

+ Đoạn video vừa rồi nói về điều gì? Đoạn video vừa rồi nói về bạn nhỏ

ăn xong không vứt rác vào sọt mà vứt ngay vỏ chuối làm người khác

dẫm lên trơn và ngã Khi các con ăn bất cứ thứ gì ở đâu nhớ phải tìm

thùng rác để bỏ vào không làm ảnh hưởng tới người khác và làm ô

nhiễm môi trường nhé

- Vậy chúng mình nhìn lên đây xem bạn nhỏ này làm đúng chưa nhé

(cho trẻ xem đoạn video rửa tay xong không tắt nước và học bài không

tắt ti vi)

+ Bạn nhỏ làm gì cả lớp, bạn làm đúng hay sai? Vì sao các con biết bạn

làm sai? Bạn nhỏ đã không tắt nước và tắt điện khi không sử dụng nếu

chẳng may mất điện là không có nước dùng đúng không các con vì thế ở

nhà các con nhớ phải sử dụng tiết kiệm nước và nhắc bố mẹ tắt điện khi

vi sai

- Trẻ nghe cô nói cách chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ nghe cô nói cách chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ nghe cô nói và làm theo lời cô

- Trẻ đọc thơ

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w