Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có những nội dung được đề cập như sau: - Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một v
Trang 1Đề cương ôn thi học phần Triết học cao học Ngoại thương 2023
Câu hỏi 1: Trình bày và phân tích định nghĩa vật chất của Lênin, nêu rõ ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong triết học Mác – Lênin.
Định nghĩa Vật chất của Lênin:
"Vật chất là phạm trù triết học được dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho conngười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không
lệ thuộc vào cảm giác"
Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin:
Định nghĩa vật chất được nêu trên của Lênin là kết quả của việc tổng kết từ những thànhtựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất
Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có những nội dung được đề cập như sau:
- Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học
Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sảncủa con người… Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là kết quả của sự kháiquát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượngnên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; do đó không thể đồngnhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất
- Thứ hai: Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào
ý thức của con người “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn đểphân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất Con người có nhận thức được haykhông nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại
- Thứ ba: Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác Có thể hiểu rằng vật chất
là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quancủa con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ýthức phản ánh
Ý nghĩa của việc Lênin tìm ra khái niệm vật chất:
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trênlập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng Trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con ngườiphải quán triệt nguyên tắc khách quan– xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng kháchquan, nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội – đó là các điều kiện sinhhoạt vật chất và các quan hệ vật chất xã hội
Tóm lại, định nghĩa vật chất của Lênin ở trên có những ý nghĩa sau:
Việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất chính là thuộc tính tồn tại khách quan đãgiúp cho chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa phạm trù vật chất với phạmtrù triết học, khoa học chuyên ngành Từ đó khắc phục được những hạn chế trong các quan niệmcủa những nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định được những gì thuộc vàkhông thuộc về vật chất
Lênin đã giải quyết triệt để được vấn đề cơ bản của triết học, đó là vật chất là cái có trước
và ý thức là cái có sau, vật chất quyết định cho ý thức Qua đó có thể thấy rằng con người có thểnhận thức được thế giới quan thông qua sự sao chép, chụp lại và phản ánh đối với thực tại kháchquan Định nghĩa vật chất của Lênin đã tạo ra cơ sở nền tảng, tiền đề để có thể xây dựng quanniệm duy vật về xã hội
Trang 2Câu hỏi 2: Trình bày về các thuộc tính của vật chất: không gian, thời gian, vận động; qua
đó nêu rõ quan điểm duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vật chất: khônggian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
Ph.Ăngghen định nghĩa: "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là mộtphương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi
sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tưduy"
Theo quan điểm của Ph.Ăngghen, vận động không chỉ thuần túy là sự thay đổi vị trí mà là
"mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ"; vật chất luôn gắn liền với vận động vàchỉ thông qua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất mới biểu hiện được sự tồn tại của mình.Vận động trở thành phương thức tồn tại của vật chất Vật chất tồn tại khách quan nên vận độngcũng tồn tại khách quan và vận động của vật chất là tự thân vận động
Dựa trên thành tựu khoa học ở thời đại mình, Ph.Ăngghen đã phân chia vận động thành 5bình thức cơ bản: vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian); vậnđộng vật lý (vận động của các phân tử điện tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện, V.V.);vận động hóa học (sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ trong những quá trình hóa hợp và phângiải); vận động sinh học (sự biến đổi của các cơ thể sống, biến thái cấu trúc gen, V.V.); vậnđộng xã hội (sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v của đời sống xã hội ).Các hình thức vận động cơ bản nói trên được sắp xếp theo thứ tự từ trình độ thấp đến trình
độ cao, tương ứng với trình độ kết cấu của vật chất Các hình thức vận động khác nhau về chấtsong chúng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó: hình thức vậnđộng cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp và bao hàm trong nó những hình thứcvận động thấp hơn Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thức vận độngkhác nhau song bản thân nó bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất mà nócó
Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ph.Ăngghen đã đặt cơ sở cho việcphân loại, phân ngành, hợp loại, hợp ngành khoa học Tư tưởng về sự thống nhất những khácnhau về chất của các hình thức vận động cơ bản còn là cơ sở để chống lại khuynh hướng đánhđồng các hình thức vận động hoặc quy hình thức vận động này vào hình thức vận động kháctrong quá trình nhận thức
Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vậtchất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã khẳng định vận động là tuyệt đối, là vĩnh viễn Điềunày không có nghĩa là chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận đứng im; song, theo quan điểmcủa chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận độngtrong thế cân bằng và đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời
Vận động trong thế cân bằng là vận động chưa làm thay đổi cơ bản vị trí, hình dáng, kếtcấu của sự vật; chưa làm thay đổi cơ bản chất của sự vật
Đứng im là hiện tượng tương đối vì đứng im chỉ xảy ra đối với một số hình thức vận động
và trong một số quan hệ nhất định chứ không xảy ra với tất cả các hình thức vận động và với tất
Trang 3cả các quan hệ Đứng im là hiện tượng tạm thời vì đứng im chỉ tồn tại trong một thời gian nhấtđịnh chứ không tồn tại vĩnh viễn.
Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính (chiềucao, chiều rộng, chiều dài) nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định (trước haysau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái, v.v.) với những dạng vật chất khác Những hình thứctồn tại như vậy được gọi là không gian Mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thế hiện ở quátrình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa, V.V Những hình thức tồn tại như vậyđược gọi là thời gian
Ph.Ăngghen viết: "Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tạingoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ở ngoài không gian" Vật chất, không gian,thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũngkhông có không gian, thời gian tồn tại ở ngoài vật chất vận động
Là hình thức tồn tại của vật chất, không gian và thời gian tồn tại khách quan, bị vật chấtqui định; trong đó, không gian có ba chiều: chiều cao, chiều rộng, chiều dài; thời gian có mộtchiều: chiều từ quá khứ đến tương lai
Trang 4Câu hỏi 3: Quan điểm của triết học Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất, chức năng của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa ý thức và vật chất.
Theo định nghĩa của Triết học Mác – Lênin “Ý thức là một phạm trù song song với phạmtrù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và
sự cải biến và sáng tạo Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất”
Nguồn gốc của ý thức: Gồm 2 nguồn gốc tự nhiên & xã hội
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: gồm bộ óc con người và tác động của thế giới kháchquan lên bộ óc người tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng, xét về nguồn gốc tựnhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất; nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà làthuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc con người Ý thức là chứcnăng của bộ óc người Giới tự nhiên vô sinh có kết cấu vật chất đơn giản, do vậy trình độ phảnánh đặc trưng của chúng là phản ánh vật lý, hoá học Đó là trình độ phản ánh sinh học trong các
cơ thể sống có tính định hướng, lựa chọn, giúp cho các cơ thể sống thích nghi với môi trường đểtồn tại Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản ánh caonhất của thế giới vật chất Ý thức là sự phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ óc con người Nhưvậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thựckhách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
- Nguồn gốc xã hội của ý thức: gồm lao động và ngôn ngữ
+ Lao động: Ăngghen đã chỉ rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ýthức: "Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sứckích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biếnchuyển thành bộ óc con người" Thông qua hoạt động lao động cải tạo thế giới khách quan màcon người đã từng bước nhận thức được thế giới, có ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới Conngười sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng hiện thực bắt chúng phải bộc lộ thànhnhững hiện tượng, những thuộc tính, kết cấu nhất định và thông qua giác quan, hệ thần kinhtác động vào bộ óc để con người phân loại, dưới dạng thông tin, qua đó nhận biết nó ngày càngsâu sắc
+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức Nó xuất hiệntrở thành "vỏ vật chất" của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý thứctồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội - lịch sử Cùng với lao động, ngôn ngữ có vai trò to lớnđối với sự tồn tại và phát triển của ý thức Nhờ ngôn ngữ con người có thể khái quát, trừu tượnghoá, suy nghĩ độc lập, tách khỏi sự vật cảm tính Cũng nhờ có ngôn ngữ mà con người có thểgiao tiếp trao đổi tư tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội
đã tích luỹ được qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử Suy cho cùng, ý thức là sự phản ánh hiện thựckhách quan bởi bộ óc của con người Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức chothấy, ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử tráiđất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người Trong đó, nguồngốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức hình thành, tồn tại
và phát triển
Bản chất của ý thức:
Trang 5Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tíchcực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
- Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, ý thức không phải là sự vật, mà chỉ là "hìnhảnh" của sự vật ở trong óc người Ý thức tồn tại phi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật chất
mà nó phản ánh luôn tồn tại cảm tính Thế giới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất Còn
ý thức chỉ là bản sao, là "hình ảnh" về thế giới đó, là tính thứ hai
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh Đây là quá trình mang tínhhai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết
Hai là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần Thực chất đây
là quá trình "sáng tạo lại" hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hoá các đối tượng vật chất thànhcác ý tưởng tinh thần phi vật chất
Ba là, chuyển hoá mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hoá
tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởngphi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực
Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quantrên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Về nội dung mà ý thức phản ánh làkhách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài "di chuyển"vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trong đó
- Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội Đây là một đặctính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người với trình độ phản ánh tâm lý động vật
Ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ, thụ động thế giới khách quan.Trái lại, đó là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng, có mục đích rõ rệt Là hiện tượng
xã hội, ý thức hình thành, phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn xã hội Sáng tạo là đặctrưng bản chất nhất của ý thức Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, songđây là sự phản ánh đặc biệt, gắn liền với thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theonhu cầu của con người
Chức năng/Kết cấu của ý thức:
- Khi xem xét ý thức với các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lý tích cực đem lại sự hiểubiết của con người về thế giới khách quan, ta có: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí
+ Tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất Muốn cải tạo được sự vật, trước hết con ngườiphải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ýthức phải là tri thức
Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; và cónhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức
lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học v.v
+ Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữangười với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan Tình cảm tham gia và trở thànhmột trong những động lực quan trọng của hoạt động con người
+ Niềm tin là sự hoà quyện giữa tri thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn đã tạo nêntính bền vững của niềm tin thôi thúc con người hoạt động vươn lên trong mọi hoàn cảnh
Trang 6+ Ý chí là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con ngườivào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại đạt mục đích đề ra.
- Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận thức đượccác yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức
+ Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức vềthế giới bên ngoài Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân, mà còn là tự ý thức của cácnhóm xã hội khác nhau (như: một tập thể, một giai cấp, một dân tộc, thậm chí cả xã hội) về địa
vị của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất, về lợi ích và lý tưởng của mình
+ Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức Về thựcchất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như thành bảnnăng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng.+ Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài phạm vicủa lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó Chúng điều khiển những hành vithuộc về bản năng, thói quen trong con người thông qua phản xạ không điều kiện Vô thức làhoạt động tầng sâu của tâm lý - ý thức, có vai trò to lớn trong đời sống và hoạt động của conngười
Mối quan hệ biện chứng của vật chất và ý thức:
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng,trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất
ra ý thức Bộ óc người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hìnhthành ý thức Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phảnánh hiện thực khách quan
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức Ý thức dưới bất kỳ hình thức nào, suycho cùng, đều là phản ánh hiện thực khách quan Ý thức mà trong nội dung của nó chẳng qua làkết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người Thế giới khách quan,
mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính xã hội- lịch sử của loài người là yếu tốquyết định nội dung mà ý thức phản ảnh Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan Sựphát triển của hoạt động thực tiễn quyết định tính phong phú của ý thức
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tínhkhông tách rời trong bản chất của ý thức Nhưng sự phản ánh của con người không phải là "soigương", "chụp ảnh" mà là phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn Chính thựctiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người – là cơ sở để hình thành, pháttriển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức Mọi sự tồn tại, phát triểncủa ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi củavật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ýthức cũng phải thay đổi theo Con người - một sinh vật có tính xã hội ngày càng phát triển cả thể
Trang 7chất và tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức - một hình thức phản ánh của ócngười cũng phát triển cả vềnội dung và hình thức.
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản ánh thế giớivật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra,nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đờisống” riêng, có quy luật vận động,phát triển riêng, không lệ thuộc một cách máy móc vào vậtchất Ý thứccó thể thay đổi nhanh, chậm, đi song hành so với hiện thực, nhưng nhìn chung nóthường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạtđộng thực tiễn củacon người Nhờ họat đông thực tiễn, ý thức có thể làmbiến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vậtchất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống của con người Còn tựbản thân ý thức thì không thể biến đổi được hiện thực Con người dựa trên những tri thức về thếgiới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biệnpháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người;
nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại.Khi phản ánh đúng hiện thực,ý thức có thể dự báo, tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực.Ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lạc, xuyên tạc hiện thực
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thờiđại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ hiện đại Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị,
tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng
Trang 8Câu hỏi 4: Trình bày cơ sở, nội dung, yêu cầu của nguyên tắc khách quan theo quan điểm triết học Mác - Lênin; về sự phù hợp của nguyên tắc này với việc đảm tính khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
Cơ sở của Nguyên tắc khách quan:
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, triết học Mác – Lenin cũng đã rút ra nguyên tắcphương pháp luận là sẽ cần phải xuất phát từ thực tế khách quan Và quan hệ giữa vật chất và ýthức là cơ cở của nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
- Mối quan hệ vật chất và ý thức là “Vấn đề cơ bản của triết học, đặc biệt là triết học hiệnđại” Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biên chứng mối quan hệ được thể hiện:
+ Thứ nhất vật chất là thực tại khách quan tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệthuộc vào ý thức
+ Thứ hai vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan của con người thì đem lại chocon người cảm giác
+ Thứ ba vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
- Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tíchcực sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
+ Ý thức là “hình ảnh” của sự vật trong óc người, là hình ảnh chủ quan củathế giới kháchquan
+ Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội
+ Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội
Có thể nói vật chất và ý thức như hai mặt của một vấn đề về chúng có mối quan hệ haichiều tác động biện chứng chặt chẽ, trong đó vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động tíchcực trở lại vật chất Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm biện chứng duy vật,
ta rút ra nguyên tắc phương pháp luận là “Tôn trọng tính khách quan, kết hợp phát huy tínhnăng động chủ quan trong lĩnh vực nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn” Mọi chủ trương,đường lối kế hoạch, mục tiêu đều phải xem xét, xuất phát từ thực tế khách quan, đi từ nhữngđiều kiện, tiền đề, vật chất hiện có, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
- Thường thì sự tác động của ý thức đối với vật chất sẽ diễn ra theo hai hướng:
+ Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ tác động lực thúc đẩy vật chất pháttriển như hai vị dụ trên có thể thấy được rằng ý thức đang tác động tích cực đến vật chất.+ Tiêu cực: Khi phản ánh sai lệnh hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất
Nội dung của Nguyên tắc khách quan:
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng điều kiện khách quan, quy luậtkhách quan Đồng thời biết phát huy tính năng động chủ quan của ý thức, chống chủ nghĩa chủquan, duy ý chí “Mọi nhận thức và hành động phầi xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trộngkhách, quan, đồng thời phải phát huy tính năng động của chủ quan” (Theo Lênin) Đây lànguyên tắc bao trùm nhất, thể hiên sự thống nhất giữa vật chất và ý thức trong nhận thức và hoạtđộng thực tiễn Các nguyên tắc sau đều là những nguyên tắc nhằm thực hiện nguyên tắc kháchquan
- Trong hoạt động nhận thức:
+ Chống thái độ duy ý chí, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan, không đếm xỉa đếnđiều kiện vật chất khách quan, tùy tiện, phiến diện; lấy ý muốn nguyện vọng cảm tính làm xuất
Trang 9phát điểm cho chủ trương chính sách, hậu quả là đường lối không hiện thực và hoang tưởng vàtất yếu sẽ đi đến thất bại trong hoạt động thực tiễn.
+ Cần khái quát, tổng kết hoạt động thực tiễn để thường xuyên nâng cao năng lực nhậnthức, năng lực chỉ đạo thực tiễn, chống tư tưởng thụ động, ỷ lại vào hoàn cảnh và điều kiện vậtchất
+ Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố con người để cải tạo thế giớikhách quan và tạo ra động lực hoạt động cho con người bằng cách quan tâm tới đời sống kinh
tế, lợi ích thiết thực của quần chúng, phát huy dân chủ rộng rãi
- Trong hoạt động thực tiễn:
+ Phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan đã và đang có làm cơ sở cho mọi hoạtđộng của mình Không được lấy ý kiến chủ quan làm quan điểmxuất phát
+ Khi đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện người lãnh đạophải nắm chắctình hình thực tế khách quan, có như vậy thì mới nêu ra mụcđích chủ trương và sẽ đi đến thắnglợi trong hoạt động thực tiễn
+ Phát phát huy vai trò năng động sáng tạo của nhân tố chủ quan
Yêu cầu của Nguyên tắc khách quan:
Yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong triết học được tóm tắt như sau: khi chúng tanhận thức khách thể, sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực thì các chủ thể tư duy sẽ cần phảinắm bắt, tái hiện khách thể, sự vật, hiện tượng trong chính nó mà bất cứ ai trong chúng ta đềukhông được thêm hay bớt đi một cách tùy tiện
Sự phù hợp của nguyên tắc này vs việc đảm tính khoa học trg nhận thức và hoạt độngthực tiễn:
Nguyên tắc khách quan là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong nhận thức và hoạt độngthực tiễn của con người Vận dụng nguyên tắc khách quan trong việc đảm bảo tính khoa họctrong nhận thức và hoạt động thực tiễn sẽ xuất phát từ việc tôn trọng các điều kiện khách quan,thực tế khách quan Với sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt trên thị trường, cũng đòihỏi con người cần phải có khả năng cạnh tranh và các vật các sản phẩm, hàng hóa sẽ cần đượcsản xuất dựa trên nền tảng vững chắc của cơ sở vật chất và những công nghệ khoa học hiện đạivới cơ cấu phù hợp và với chi phí có thể bỏ ra của nền kinh tế Từ đó sẽ góp phần tăng khả năngtích lũy cho nền kinh tế, và thông qua đó cũng sẽ góp phần phát triển nền kinh tế, giúp xã hộiphát triển
Trang 10Câu hỏi 5: Nêu khái quát lịch sử ra đời (hoàn cảnh lịch sử - các điều kiện kinh tế - xã hội, các tiền đề khoa học lý luận, các giai đoạn hình thành và phát triển) của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin.
Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin:
Hoàn cảnh lịch sử
Phép biện chứng duy vật là một học thuyết khoa học, được coi là hình thức cao nhất củalịch sử phát triển phép biện chứng, là đỉnh cao của tư duy khoa học mà nhân loại đã đạt đượcthông qua C Mác vào giữa thế kỷ XIX Sau đó đã được Ph.Ăngghen bổ sung, hoàn thiện vàocuối thế kỷ XIX và được V.I Lênin phát triển trong điều kiện cách mạng mới vào đầu thế kỷXX
Phép biện chứng duy vật duy ra đời dựa trên cơ sở thành tựu khoa học tự nhiên (cuối thế
kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vàcuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản đã cung cấp thực tiễn cho C Mác và Ph.Ănghen đúc kết, kiểm nghiệm Phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin đã khắc phụcnhững hạn chế của phép biện chứng duy vật tự phát cổ đại và phép biện chứng duy tâm củaHêghen
Những điều kiện, tiền đề dẫn tới sự ra đời chủ nghĩa Mác
- Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển đầy đủ và bộc lộnhững mâu thuẫn vốn có của nó đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mởđường cho lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá phát triển
- Nền công nghiệp lớn là điều kiện vật chất tạo cho giai cấp công nhân rèn dũa và đoànkết, mặt khác mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản ngày càng gay gắt, từ đóphong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã nổ ra, phát triển và ngày càng trưởng thành, tạođiều kiện và đòi hỏi một lý luận tiên phong (lý luận khoa học và cách mạng) ra đời dẫn đườngcho cuộc cách mạng của giai cấp công nhân giúp giai cấp công nhân giải quyết mâu thuẫn đó
Tiền đề khoa học lý luận
- Về khoa học tự nhiên, có nhiều thành tựu quan trọng, như: Thuyết tế bào; Định luật bảotoàn và chuyển hoá năng lượng; Thuyết tiến hoá, đã tạo ra những bước phát triển có tính cáchmạng trong khoa học
- Về khoa học xã hội cũng có nhiều thành quả khoa học có ý nghĩa lịch sử: Triết học cổđiển Đức mà tiêu biểu là Hêghen, Phoi Ơ Bắc; Kinh tế - chính trị cổ điển Anh, tiêu biểu làAđam Xmít và Ricacđô; CNXH không tưởng phê phán, tiêu biểu là Xanh - xi - mông, Phu -ri -
ê, Ô - oen
Các giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác của C Mác và Ph Ăngghen
- Giai đoạn hình thành, và phát triển chủ nghĩa Mác diễn ra từ 1842 - 1843 đến 1847 - 1848,thể hiện trong một loạt các tác phẩm như bản thảo kinh tế- triết học năm 1844, Hệ tư tưởng Đức(1845 - 1846)…, đặc biệt là tuyên ngôn của đảng cộng sản (1848) đã kế thừa các tinh hoa củanhân loại để xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật Khẳng địnhgiai cấp vô sản chỉ có thể tự giải phóng mình nếu đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể nhânloại
- Giai đoạn phát triển từ 1849 - 1895 được thể hiện trong tác phẩm phê phán cương lĩnhgôta, bộ Tư bản của Mác Đã làm sáng tỏ quy luật hình thành, phát triển và diệt vong tất yếu củaCNTB, sự ra đời tất yếu của CNXH, mà giai cấp công nhân là lực lượng cách mạng thực hiện sựthay thế ấy
Trang 11- Giai đoạn bảo vệ và phát triển của chủ nghĩa Mác
+ V.I.Lênin đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác qua một loạt tác phẩm, như “người bạndân là thế nào” và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao; Hai sách lược củaĐảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ; Bút ký triết học; về chính sách kinh tế mới…Lênin đã bổ sung vào chủ nghĩa Mác về phương pháp cách mạng, về định nghĩa vật chất vàquan hệ vật chất - ý thức, về 3 bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác… đánh dấu bước pháttriển toàn diện của chủ nghĩa Mác và trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin
- Chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
+ Chủ nghĩa Mác ra đời đã ảnh hưởng to lớn tới phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, và có bước phát triển quan trọng
+ Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân, hệ thống xã hội chủnghĩa đã rơi vào khủng hoảng, sụp đổ, nhưng tư tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại trên phạm vitoàn cầu Bởi vì theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xãhội
Trang 12Câu hỏi 6: Hãy trình bày nội dung nguyên lý phát triển của phép biện chứng duy vật và các nguyên tắc phương pháp luận được rút từ nguyên lý đó (nguyên tắc Phát triển, nguyên tắc Lịch sử - cụ thể)?
1 Nguyên lý phát triển của phép biện chứng duy vật:
Phép biện chứng duy vật với nguyên lý về sự phát triển cho rằng phát triển là khuynhhướng chung trong sự vận động của các sự vật và hiện tượng; nhưng cần phân biệt giữa kháiniệm vận động và khái niệm phát triển Khái niệm vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là sựbiến đổi nói chung và là phương thức tồn tại của vật chất Cho nên, có quá trình xuất hiện cáimới, cái tiến bộ, nhưng đồng thời có những biến đổi dẫn đến sự tan rã và tiêu vong của các sựvật Còn ngược lại, khái niệm phát triển thì không khái quát mọi sự vận động nói chung, nó chỉkhái quát những vận động đi lên, sự xuất hiện cái mới theo một chiều hướng chung là từ đơngiản đến phức tạp, từ cái chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
Như vậy, sự phát triển bao hàm sự vận động, sự xuất hiện cái mới theo chiều hướng đilên Nhưng không phải bất kỳ sự vận động nào cũng bao hàm sự phát triển Nhưng không nênhiểu phát triển không phải bao giờ cũng diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp Xét từng trườnghợp cá biệt thì có những vận động đi lên tuần tự và đồng thời có những vận động đi xuống, hoặcthụt lùi, v.v Nhưng về quá trình và trong phạm vi rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hướngtất yếu
Chính vì vậy, phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của các sự vật và hiệntượng Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, giúp cho chúng ta nhận thức được rằng, muốnnắm được bản chất của sự vật và hiện tượng, nắm được khuynh hướng vận động của chúng,phải có quan điểm phát triển Quan điểm phát triển với yêu cầu khi phân tích một sự vật, hiệntượng phải đặt nót rong sự vận động, phải phát hiện được xu hướng biến đổi, chuyển hóa củachúng Quan điểm phát triển còn đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm đúng về cái mới, cái mới phùhợp với quy luật, cái mới là tiêu chuẩn của sự phát triển
2.Các nguyên tắc phương pháp luận được rút từ nguyên lý đó (nguyên tắc Phát triển,nguyên tắc Lịch sử - cụ thể):
Nguyên tắc Phát triển
- Khái niệm phát triển
Phát triển là quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên, từ trình độ thấp đếntrình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sựvật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhữngnhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật (Quan điểm siêu hình xem sự pháttriển chỉ là sự tăng ,giảm thuần túy về lượng , không có sự thay đổi về chất của sự vật; đồng thờicũng coi sự phát triển là quá trình liên tục, không trải qua những bước quanh co, phức tạp)
- Tính chất của sự phát triển
+ Tính khách quan của sự phát triển: Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiệntượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn sự vật, hiện tượng đó Vì vậy phát triển là tất yếu,khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người
+ Tính phổ biến của sự phát triển: quá trình phát triển diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng,lĩnh vực
+ Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển: Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sựvật, hiện tượng, song mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi lĩnh vực lại có quá trình phát triển không
Trang 13giống nhau, trong không gian & thời gian khác nhau, chịu sự tác động của nhiều yếu tố & điềukiện cụ thể khác nhau
- Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, con người phải tôn trọng quan điểm phát triển:Quan điểm phát triển đòi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào đó, con ngườiphải đặt chúng trong trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải nắm bắt được cái đang tồn tại của sự vật, mà phải thấy
rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng Đặc biệt là khuynh hướng phát triểnchính của sự vật
Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong hoạt động nhậnthức và hoạt động thực tiễn Cho chúng ta cơ sở khoa học của niềm tin, sự tất thắng của cái mới,cái tiến bộ đối với cái cũ, cái lạc hậu
Nguyên tắc Toàn diện và nguyên tắc Lịch sử - cụ thể:
- Cơ sở lý luận: của nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử - cụ thể là nội dung nguyên
lý về mối liên hệ phổ biển
- Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
+ Khái niệm mối liên hệ: Là phạm trù triết học, dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qualại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sựvật , hiện tượng trong thế giới
+ Khái niệm mối liên hệ phổ biến: Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các
sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật,hiện tượng của thế giới, trong đó nổi bật những mối liên hệ phổ biến nhất ( đó là những mốiquan hệ đối lập, lượng và chất; khảng định và phủ định )
- Tính chất của mối liên hệ phổ biến
+ Tính khách quan của các mối quan hệ: theo quan điểm duy vật biện chứng, các sự vật,hiện tượng có mối liên hệ khách quan, nghĩa là các sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau,chuyển hóa lẫn nhau là cái vốn có của nó, tồn tai độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của conngười Con người chỉ có nhận thức và vận dụng trong hoạt động thực tiễn
+ Tính phổ biến của các mối quan hệ: Mỗi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại với một mối liên
hệ với cấu trúc hệ thống bên trong và mối liên hệ phổ biến với các sự vật, hiện tượng khác.+ Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: Thể hiện các sự vật, hiện tượng đều có nhữngmối liên hệ cụ thể khác nhau, vai trò vị trí khác nhau trong những điều kiện cụ thể về không gian vàthời gian khác nhau
- Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử, cụ thể:+ Quan điểm toàn diện: Đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét các
sự các sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa cácmặt của chính sự vật Và trong sự tác động qua lại với các sự vật khác
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.+ Quan điểm lịch sử - cụ thể: Trong nhận thức và hoat động thực tiễn cần phải xét đến tínhchất đặc thù của đối tượng nhận thức, trong tình huống cụ thể, mối liên hệ cụ thể để có giải phápđúng đắn
Do vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần khắc phục quan điểm phiến diện, siêuhình, quan điểm chiết trung, ngụy biện
Trang 14Câu hỏi 7: Trình bày khái quát về cặp phạm trù nội dung và hình thức, qua đó trình bày nội dung quy luật về sự phù hợp của hình thức với nội dung Sự vận dụng của anh (chị) trong việc nắm bắt, lĩnh hội 3 quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử
Khái niệm nội dung và hình thức:
- Nội dung chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự
vật Ví dụ: Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật, là toàn bộ các yếu tố, như tư tưởng của tácphẩm, bố cục, hình tượng nghệ thuật, v.v đã phản ánh, và giải quyết những vấn đề nào đó củacuộc sống hiện thực Hoặc, nội dung của một cơ thể sống là toàn bộ các yếu tố vật chất, như tếbào, khí quản, quá trình sống v.v
- Hình thức chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên
hệtương đối bền vững của nó Ví dụ: Hình thức của một tác phẩm nghệ thuật văn chương,đượcthể hiện thông qua phương thức diễn đạt nội dung của tác phẩm là cách sắp xếp trình tựcácchương, mục, cách diễn đạt, hình dáng, mầu sắc trang trí của tác phẩm
Quy luật về sự phù hợp của hình thức với nội dung:
Triết học duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại, vận động và phát triển ở các sự vật đềubao hàm sự thống nhất, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa nội dung và hình thức Trong mốiquan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, thì nội dung quyết định hình thức, hình thức cótính độc lập tương đối, v.v
+ Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được thể hiện là, không có hình thức nào lạikhông chứa đựng nội dung và không có một nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thứcnhất định Tuy nhiên, không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp vớ inhau Bởi vì,không phải một nội dung bao gìơ cũng chỉ được thể hiện ở một hình thức nhất định, nội dungtrong điều kiện phát triển khác nhau, lại được thể hiện ở dưới nhiều hình thức khác nhau Cũngnhư cùng một hình thức, có thể biểu hiện những nội dung khác nhau
+ So với hình thức, nội dung luôn giữ vai trò quyết định quá trình phát triển của sự vật, nó
là yếu tố động và luôn thay đổi Còn hình thức, là yếu tố tương đối ổn định của sự vật Vì vậy,
sự biến đổi và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung, còn sự biến đổi của hìnhthức thì chậm hơn Nhưng luôn có khuynh hướng phù hợp với nội dung
+ Hình thức do nội dung quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tácđộng trở lại nội dung Sự tác động trở lại của hình thức với nội dung có thể thúc đẩy sự pháttriển hoặc kìm hãm sự phát triển của nội dung
Trong hoạt động thực tiễn cần chống những khuynh hướng tách rời nội dung với hìnhthức, hoặc tuyệt đối hóa nội dung hay hình thức Phải thấy được sự thống nhất biện chứng giữanội dung và hình thức ở trong sự vật Muốn hình thức thay đổi, trước hết phải chú ý đến sự thayđổi của nội dung Mặt khác, phải biết sử dụng hình thức phù hợp với nội dung, tác động tích cựcđến nội dung, phục vụ cho sự phát triển của nội dung theo yêu cầu của thực tiễn
Sự vận dụng của a/c trong việc nắm bắt, lĩnh hội 3 quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử:Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, sự vận động, phát triển của xã hội chịu sựquyết định của các hoạt động vật chất, yếu tố vật chất, các quan hệ vật chất có trong xã hội, haynói cách khác, chính tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm các nội dung về phương thức sản xuất, học thuyết hìnhthái kinh tế - xã hội, các vấn đề về giai cấp, cách mạng xã hội, nhà nước, vấn đề con người, về ý
Trang 15thức xã hội và tồn tại xã hội Trong đó, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội được xem là nộidung cốt lõi.
Học thuyết của Mác muốn giữ vững tính khoa học, vẫn là nền tảng tư tưởng chỉ đạo chophong trào đấu tranh của nhân dân và nhân dân lao động trên toàn thế giới thì học thuyết nàycần luôn được bổ sung, hoàn thiện và phát triển Mặc dù đã là một học thuyết khoa học, cáchmạng, V.I.Lênin đã nhắc nhở “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xongxuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho mônkhoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họkhông muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”
Đối với Việt Nam, bên cạnh việc bảo vệ học thuyết, chúng ra cần phải làm rõ hơn các vấn
đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện nay, như các vấn đề giaicấp, đấu tranh giai cấp; xây dựng lực lượng sản xuất trong thời kỳ đổi mới; xây dựng quan hệsản xuất tiến bộ, phù hợp; xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng
ý thức mới, con người mới – con người xã hội chủ nghĩa, …
Trong hoàn cảnh hiện nay, những quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử như về giai cấp
và đấu tranh giai cấp, nhà nước và cách mạng, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xãhội,… bị các thế lực thù địch, phản động chống phá, xuyên tạc nhằm hạ bệ vị trí, vai trò cũngnhư uy tín của những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin
Đứng trước tình hình đó, mỗi người cán bộ, đảng viên trước tiên phải thấm nhuần kiếnthức của chủ nghĩa Mác – Lê nin, giữ vững lập trường, tư tưởng, vận dụng được thế giới quan
và phương pháp luận mác xít vào đấu tranh, bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng
Thành tựu của hơn 35 năm đổi mới đất nước là cơ sở thực tiễn sống động, lời kết luậnđanh thép nhất cho sự đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về lý tưởng của chủnghĩa Mác – Lênin mà không có thế lực thù địch nào có thể phủ nhận được
Trang 16Câu hỏi 8: Trình bày khái quát về nội dung quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại Nêu rõ ý nghĩa phương pháp luận đối với công tác của anh (chị)
a Khái niệm chất, lượng
- Khái niệm chất: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn cócủa sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải làcái khác
+ Mỗi thuộc tính biểu hiện một chất của sự vật, mỗi sự vật có nhiều chất chất của sự vật,hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc,liên kêt gữa chúng thông qua các mối liên hệ cụ thể Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của
sự vật, không tồn tại thuần túy tách rời sự vật
- Khái niệm lượng: Lượng là phạm trù triết học để chỉ tính quy định khách quan vốn cócủa sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng nhưcác thuộc tính của sự vật
Từ khái niệm lượng cho thấy một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khácnhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với với từng loại lượng cụ thểcủa sự vật
Tuy nhiên việc phân biệt chất và lượng chỉ có tính chất tương đối Cái này trong mối quan
hệ này là chất, nhưng trong mối quan hệ khác là lượng
b Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng cótác động qua lại lẫn nhau và quy định lẫn nhau
- Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất.+ Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất, giới hạn
mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi gọi là Độ
Độ: Là phạm trù triết học, dùng để chỉ mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa chất và lượnglàm cho sự vật vẫn còn là nó, chưa biến thành sự vật khác
+ Khi sự vật, hiện tượng thay đổi lượng đến một giới nhất định sẽ dẫn tới sự thay đổi vềchất, giới hạn đó gọi là điểm nút
Điểm nút: Là phạm trù triết học, dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về Lượng đã
đủ làm thay đổi về Chất của sự vật, hiện tượng
+ Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời chất mới Đây là bước nhảy trong
sự phát triển của sự vật, hiện tượng
Bước nhảy: Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do sự thayđổi về lượng trước đó gây ra
Trang 17- Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về chất thành những sự thay đổi về lượng.Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật Sự tác động thể hiện:Chất mới sẽ làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của
sự vật
Tóm lại: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượngtới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tácđộng trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn…Quá trình tác động đó diễn raliên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi
c Ý nghĩa phương pháp luận
- Sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất của hai mặt chất và lượng, Do vậy trongnhận thức và hoạt động thực tiễn phải coi trọng chỉ tiêu về cả chất và lượng, tạo nên sự nhận thứctoàn diện về sự vật
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy
về lượng để thay đổi về chất của sự vật, đồng thời phát huy tác động của chất mới theo hướnglàm thay đổi về lượng của sự vật
- Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật với điều kiệnlượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút Nên trong hoạt động thực tiễn cần tránh nôn nóng
tả khuynh; đồng thời cũng tránh khuynh hướng hữu khuynh bảo thủ không thực hiện bước nhảykhi điều kiện cho phép
- Vì bước nhảy của sự vật là hết sức đa dạng, phong phú , do vậy trong hoạt động nhậnthức và thực tiễn, cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợpvới từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể
d Nêu rõ ý nghĩa phương pháp luận đối với công tác của anh (chị)
VD1: Công ty Vas VNPT từ khi thành lập chỉ vỏn vẹn với khoảng 30 nhân sự cốt cán,doanh thu năm đầu tiên cho dịch vụ giá trị gia tăng chỉ khoảng 1-2 tỷ đồng Doanh thu như vậychưa đủ để trả lương cho nhân viên, và cần vay mượn từ quỹ lương của tổng công ty để nuôicông ty mới Tuy nhiên sau 3 năm doanh thu công ty Vas mang lại cho mảng dịch vụ giá trị giatăng từ con số 0 lên tới 100 tỷ đồng, và còn tăng mạnh hơn nữa Vậy là trong thời gian ngắn,công ty Vas đã có sự thay đổi về lượng (ở doanh thu mang lại) điều này dẫn đến sự thay đổi vềchất (lương nhân viên được chi trả tốt hơn, phúc lợi cao hơn, lãnh đạo tổng công ty đã có ghinhận năng lực)
VD2: Trung tâm An ninh thông tin trực thuộc tập đoàn VNPT, khi trung tâm mới xâydựng có khoản 11 nhân sự cốt cán chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách, chỉ đạo, điều phối tớitoàn bộ hoạt động bảo vệ an ninh thông tin của các tổng công ty, công ty thuộc tập đoàn Tuynhiên khi trung tâm phát triển lên tới 100 nhân sự (thay đổi về lượng) thì hoạt động ngang mộtcông ty mạng bảo mật, làm đầy đủ các công tác từ tuyển dụng, kinh doanh, quản lý phát triểnsản phẩm, xây dựng chính sách, cơ chế;…(dẫn đến thay đổi về chất) Và những thay đổi về chấtnày cũng khiến lượng thay đổi ngược lại, trung tâm tuyển được thêm nhiều nhân sự tài năng,hay lượng sinh viên mong muốn thực tập cao hơn hẳn
Trang 18Câu hỏi 9: Trình bày định nghĩa, cấu trúc của nhận thức (mục đích, khách thể, chủ thể và các phương thức nhận thức), các giai đoạn của nhận thức theo quan điểm triết học Mác - Lênin.
1 Nhận thức, cấu trúc của nhận thức:
a Khái niệm: Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giớikhách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thếgiới khách quan Bản chất của nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác vàsáng tạo thế giới khách quan vào óc con người trên cơ sở thực tiễn
b Cấu trúc của nhận thức:
- Mục đích:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của conngười nhằm cải biến tự nhiên và xã hội Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì dù về bất cứ vấn
đề, khía cạnh, lĩnh vực nào đi chăng nữa thì nhận thức cũng phải phục vụ thực tiễn
Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn, không đi đôi với thực tiễn thì nhận thức đó cũngchỉ là lý luận mà thôi Còn đối với các lý luận được áp dụng vào thực tiễn thì mới là lý luậnchính xác Cũng chính vì nguyên nhân đó mà ta có thể đánh giá thực tiễn là mục đích của nhậnthức
- Khách thể: Theo triết học Mác – Lênin, khách thể nhận thức không đồng nhất với toàn bộhiện thực khách quan, mà chỉ là một bộ phận, một lĩnh vực của hiện thực khách quan nằm trongmiền hoạt động nhận thức và trở thành đối tượng nhận thức của chủ thể nhận thức Khách thểnhận thức không chỉ là thế giới vật chất mà còn là xã hội, tư duy, tâm lý, tư tưởng, tình cảm.Khách thể nhận thức cũng có tính lịch sử-xã hội, bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử - xã hội.Khách thể nhận thức không đồng nhất với đối tượng nhận thức Đối tượng nhận thức là 1 khíacạnh, 1 phương tiện, 1 mặt nào đó của hiện thực khách quan mà chủ thể nhận thức nghiên cứu,tìm hiểu
- Chủ thể: Con người với tư cách là chủ thể của nhận thức đang sống và tồn tại trong điềukiện lịch sử cụ thể Con người đó thuộc về một giai cấp, một dân tộc, một thời đại nhất định.Tuy nhiên con người cũng bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể
Con người chỉ trở thành chủ thể của nhận thức khi con người đó là thành viên của xã hộitham gia vào hoạt động của cộng đồng nhằm cải tạo khách thể Vì thế chủ thể không chỉ là cánhân mà còn là những tập đoàn người cụ thể, một dân tộc, một đảng phái, là loài người nóichung
- Các phương thức nhận thức:
* Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người Trong đó conngười phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quancủa họ Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác, tri giác và biểu tượng
Trang 19• Phán đoán:
+ Là hình thức liên hệ của khái niệm
+ Phản ảnh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới trong ý thức con người+ Là sự nối kết giữa những khái niệm lại với nhau nhằm khẳng định hay phủ định một vấn
đề nào đó
+ Được biểu đạt bằng ngôn ngữ
+ Cấu tạo: chủ từ kết hợp với hệ từ và vị từ
• Suy lý (suy luận):
+ Mang tính chất gián tiếp
+ Là sự kết hợp giữa nhứng phán đoán trong đó từ phán đoán làm tiền đề người ta rút raphán đoán làm kết luận
+ Phản ánh mối liên hệ bên trong, tất yếu và mang tính quy luật
+ Mang tính chất trừu tượng, khái quát và tổng hợp
+ Được biểu đạt bằng ngôn ngữ
- Các giai đoạn/trình độ nhận thức: Đó là quá trình đi từ nhận thức kinh nghiệm đến nhậnthức lý luận, từ nhận thức thông thường đến nhận thức khoa học
+ Nhận thức kinh nghiệm là trình độ nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sựvật, hiện tượng, hoặc thí nghiệm khoa học Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinhnghiệm ( gồm có tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học).+ Nhận thức lý luận là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng,có tính hệ thống trong việckhái quát bản chất, quy luật của các sự vật hiện tượng
+ Nhận thức thông thường là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từtrong hoạt động hàng ngày của con người
+ Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ
sự phản ánh đặc điểm, bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng được nghiên cứu
Trang 20Câu hỏi 10: Trình bày quan niệm triết học Mác - Lênin về chân lý, các tính chất, các loại hình chân lý – mối quan hệ của chúng với nhau và với sai lầm, giả dối
1 Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
- Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính
+ Giai đoạn cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức Là giai đoạn con người
sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh các sự vật khách quan, mang tính chất cụ thể.Được thể hiện qua ba hình thức cơ bản: Cảm giác, Tri giác, Biểu tượng
+ Nhận thức lý tính là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính,những đặc điểm bản chất của sự vật khách quan Được biểu hiện dưới 3 hình thức: Khái niệm,Phán đoán, Suy lý
- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn
+ Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chu trình nhậnthức chúng đan xen nhau , hỗ trợ nhau phát triển sâu sắc hơn
+ Nhận thức lý tính, con người mới chỉ dừng lại ở tri thức về đối tượng, để xem tri thức cóđúng không thì phải trỏ về thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thựccủa những tri thức đã đạt được mọi nhận thức suy đến cùng đều xuất phát từ nhu cấu thực tiễn vàtrở lại phục vụ thực tiễn
+ Như vậy có thể thấy quy luật chung của quá trình vận động, phát triển của nhận thức là:
Từ thực tiễn đến nhận thức - từ nhận thức trở về với thực tiễn - từ thực tiễn tiếp tục quá trìnhphát triển nhận thức…
2 Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn
- Khái niệm chân lý: Chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được
thực tiễn kiểm nghiệm
- Tính chất của chân lý:
+ Tính khách quan: Nội dung chân lý phản ánh là thế giới khách quan nó lại đươc thựctiễn kiểm tra chứng minh là đúng Chân lý được coi là một khía cạnh của thế giới vật chất và tồntại độc lập với ý thức con người Nó không phụ thuộc vào quan điểm cá nhân hoặc ý thức, màtồn tại bên ngoài và độc lập với chúng
+ Tính cụ thể: Là tính có điều kiện của mỗi tri thức, phản ánh sự vật trong các điều kiệnxác định không gian, thời gian, góc độ phản ánh, )
+ Tính tương đối và tuyệt đối: Mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhấtdịnh, còn ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng; mặt khác, mỗi chân lý, trong điều kiệnxác định, nó mới chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan
+ Tính toàn diện: Chân lý bao gồm mọi khía cạnh của thế giới vật chất Nó không chỉ giớihạn trong một khía cạnh cụ thể mà là một cách hiểu một cách toàn diện về thế giới và các mốiquan hệ giữa các yếu tố khác nhau
+ Tính duy luận: Chân lý không tĩnh mà là một quá trình phát triển và biến đổi liên tục Nóđược hiểu thông qua phương pháp duy luận, trong đó nhìn vào sự thay đổi và phát triển của hiệntượng và mối quan hệ phức tạp giữa chúng
- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn
+ Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quảtrong hoạt động thực tiễn
Trang 21+ Chân lý phát triển nhờ thực tiễn, thực tiễn phát triển nhờ vân dụng đúng đắn những chân
lý, do vậy phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý trong hoạt động thực tiễn phát huy vaitrò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay
3 Các loại hình chân lý:
Các loại hình chân lý là các khía cạnh của tri thức và hiểu biết về thế giới Trong triết họcMác - Lênin, có ba loại chân lý quan trọng: chân lý khoa học, chân lý triết học và chân lý củacuộc sống Mối quan hệ giữa chúng có thể được mô tả như sau:
- Chân lý khoa học:
Chân lý khoa học là hiểu biết dựa trên phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm Nó baogồm các kiến thức và lý thuyết về các lĩnh vực khoa học như vật lý, hóa học, toán học, khoa học
xã hội, và nhiều lĩnh vực khác
Chân lý khoa học thường được xây dựng thông qua việc quan sát, thử nghiệm, và xử lý
dữ liệu Nó tập trung vào việc mô tả và giải thích cụ thể về thế giới vật lý và hiện tượng tựnhiên
Chân lý khoa học cung cấp cơ sở cho việc hiểu và giải quyết các vấn đề thực tế, và nóthường được cải tiến và phát triển qua thời gian
- Chân lý triết học:
Chân lý triết học là một cách hiểu rộng hơn về thế giới và nhân loại Nó liên quan đếncác câu hỏi về ý nghĩa, giá trị, mục tiêu, và các khía cạnh triết học của thế giới xã hội và tựnhiên
Chân lý triết học không chỉ tập trung vào những hiện thực cụ thể mà còn đặt ra các câuhỏi lý thuyết về sự tồn tại, tồn tại của con người, và ý nghĩa của cuộc sống
Nó có thể bao gồm triết học về tôn giáo, đạo đức, chính trị, và triết học xã hội, cũng nhưnhững vấn đề chung về tồn tại và hiện thực
- Chân lý của cuộc sống:
Chân lý của cuộc sống liên quan đến các vấn đề cá nhân và tâm linh Nó đề cập đến ýnghĩa của cuộc sống, giá trị cá nhân, và các mối quan tâm tâm linh của con người
Chân lý của cuộc sống có thể bao gồm triết học về ý nghĩa cuộc sống, hạnh phúc, và đạođức cá nhân Nó thường là một phần quan trọng của sự phát triển tâm hồn và nhận thức cá nhân
4.Mối quan hệ của chân lý với nhau và với sai lầm, giả dối:
Mối quan hệ giữa các loại hình chân lý:
- Các loại hình chân lý này không hoàn toàn độc lập mà thường tương tác với nhau Chân
lý khoa học cung cấp kiến thức cơ bản cho chân lý triết học và chân lý của cuộc sống
- Chân lý triết học và chân lý của cuộc sống mở rộng sự hiểu biết của con người về ý nghĩa vàgiá trị của cuộc sống, trong khi chân lý khoa học cung cấp cơ sở kiến thức để hỗ trợ quá trình này
- Mối quan hệ giữa các loại hình chân lý thường phụ thuộc vào mục tiêu và quan điểm cánhân, và mỗi người có thể sử dụng chúng một cách cá nhân để xây dựng hiểu biết riêng về thếgiới và cuộc sống
Mối quan hệ của các loại hình chân lý với sai lầm và giả dối
Mối quan hệ giữa các loại hình chân lý (khoa học, triết học, cuộc sống) và sai lầm, giả dối
có thể được hiểu như sau:
- Chân lý và sai lầm:
Trang 22+ Chân lý, đặc biệt là chân lý khoa học, là kết quả của quá trình nghiên cứu, thử nghiệm,
và quan sát cẩn thận của thế giới vật chất Nó đại diện cho kiến thức đáng tin cậy về thế giới.+ Sai lầm thường xảy ra khi con người không hiểu đúng hoặc không áp dụng phương phápkhoa học, và thay thế chân lý bằng quan điểm cá nhân hoặc thông tin không chính xác
+ Chân lý, đặc biệt chân lý khoa học, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sai lầmbằng cách cung cấp kiến thức dựa trên bằng chứng và phân tích logic
- Chân lý và giả dối:
+ Giả dối thường xảy ra khi con người cố ý biến dạng chân lý hoặc cung cấp thông tin sailệch để đạt được mục tiêu cá nhân hoặc chính trị Nó có thể là một hành động không trung thực
và không đáng tin cậy
+ Chân lý, bất kể loại hình nào, đòi hỏi sự trung thực và phản ánh chính xác thế giới Khi giảdối xảy ra, nó thường là một sự vi phạm đối với chân lý và có thể dẫn đến sự mất niềm tin và sựhiểu biết sai lệch
- Mối quan hệ giữa các loại hình chân lý và sai lầm, giả dối:
+ Chân lý khoa học thường được xem xét là một cách hiểu thế giới mà không phụ thuộcvào quan điểm cá nhân Nó cung cấp kiến thức dựa trên bằng chứng và phân tích logic, và nó cóthể đối mặt với sai lầm và giả dối thông qua việc áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học.+ Chân lý triết học và chân lý của cuộc sống thường đòi hỏi sự hiểu biết và đánh giá cánhân, và chúng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi quan điểm và giả dối Tuy nhiên, khi người tatuân theo nguyên tắc trung thực và lý luận trong việc xây dựng tri thức và giải quyết vấn đề,chân lý có thể phản ánh hiện thực và ngăn chặn sai lầm và giả dối
Tóm lại, chân lý trong các hình thức của nó (khoa học, triết học, cuộc sống) đóng vai tròquan trọng trong việc ngăn chặn sai lầm và giả dối Mối quan hệ giữa chân lý và sai lầm, giả dốithường dựa vào mức độ trung thực và phản ánh chính xác của thông tin và kiến thức, cũng nhưviệc tuân theo nguyên tắc lý luận và phân tích logic
Trang 23Câu hỏi 11: Trình bày nội dung và các yêu cầu của nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc này như thế nào trong quá trình Đổi mới ở nước ta từ năm 1986 đến nay.
1 Nội dung lý luận và thực tiễn
a Phạm trù thực tiễn
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính xã hội - lịch sử của con ngườinhằm biến đổi tự nhiên, xã hội và bản thân con người
- 3 hình thức cơ bản của thực tiễn:
+ Lao động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn cơ bản nhất, là hoạt động trực tiếp tácđộng vào tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
+ Hoạt động biến đổi xã hội là hình thức thực tiễn cao nhất, là hoạt dộng của con ngườitrong các lĩnh vực chính trị xã hội nhằm phát triển và hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan
hệ xã hội làm địa bàn rộng rãi cho hoạt động sản xuất và tạo ra những môi trường xã hội xứngđáng với bản chất con người bằng cách đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội
+ Thực nghiệm khoa học là hình thức thực tiễn đặc biệt, nhằm mục đích phục vụ nghiêncứu khoa học và kiểm tra lý thuyết khoa học
b Phạm trù lý luận
- Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn phản ánh những mối liên
hệ bản chất, những quy luật của sự vật, hiện tượng
Để hình thành lí luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm Nhậnthức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của các sự vật hiện tượng Kếtquả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm Tri thức kinh nghiệm bao gồm tri thứckinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học Tri thức kinh nghiệm tuy là thành
tố của tri thức ở trình độ thấp nhưng nó là cơ sở để hình thành lý luận
+ Lý luận có những cấp độ khác nhau tùy phạm vi phản ánh và vai trò của nó, có thể phânchia lý luận thành lí luận ngành và lí luận triết học
+ Lý luận ngành là lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát triển của mộtngành Nó là cơ sở để sáng tạo tri thức cũng như phương pháp luận hoạt động của ngành đó,như lý luận văn học, lý luận nghệ thuật…
+ Lý luận triết học là hệ thống những quan niệm chung nhất về thế giới và con người, làthế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người
2 Các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn
a Thực tiễn là cơ sở, là đô •ng lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luâ •n, lý luâ •n hìnhthành, phát triển sản xuất từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
- Thực tiễn là cơ sở của lý luâ •n
Những tri thức được khái quát thành lý luâ •n là kết quả của quá trình hoạt đô •ng thực tiễncuả con người Thông qua kết quả của hoạt đô •ng thực tiễn, kể cả thành công cũng như thất bại,con người phân tích cấu trúc, tích chất và các mối quan hê • của các yếu tố, các điều kiê •n trongcác hình thức thực tiễn để hình thành lý luâ •n Quá trình hoạt đô •ng thực tiễn là cơ sở để bổ sung
và điều chỉnh các lý luâ •n đã được khái quát Mă •t khác, hoạt đô•ng thực tiễn của con người làmnảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi quá trình nhâ •n thức phải tiếp tục giải quyết Thông qua đó,
lý luâ •n được bổ sung mở rô •ng Chính vì vâ •y, V.I.Lênin nói: “Nhâ •n thức lý luâ •n phải trình bàykhách thể trong tính tất yếu của nó, trong những quan hê • toàn diê •n cuả nó, trong sự vâ •n đô •ngmâu thuẫn cuả nó tự nó và vì nó”
Trang 24- Thực tiễn là đô •ng lực của lý luâ •n
Hoạt đô •ng của con người không chỉ là nguồn gốc để hoàn thiê •n các cá nhân mà còn gópphần hoàn thiê •n các mối quan hê • của con người với tự nhiên, với xã hô •i Lý luâ •n được vâ •n dụnglàm phương pháp cho hoạt đô •ng thực tiễn, mang lại lợi ích cho con người càng kích thích chocon người bám sát thực tiễn khái quát lý luâ •n Quá trình đó diễn ra không ngừng trong sự tồn tạicủa con người, làm cho lý luâ •n ngày càng đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn Nhờ vâ •y hoạt đô •ngcủa con người không bị hạn chế trong không gian và thời gian
- Thực tiễn là mục đích của lý luâ •n
Mă •c dù lý luâ •n cung cấp những tri thức khái quát về thế giới để làm thỏa mãn những nhucầu hiểu biết của con người nhưng mục đích chủ yếu của lý luâ •n là nâng cao những hoạt đô •ngcủa con người trước hiê •n thực khách quan để đưa lại lợi ích cao hơn, thỏa mãn nhu cầu ngàycàng tăng của cá nhân và xã hô •i Tự thân lý luâ •n không thể tạo lên những sản phẩm đáp ứng nhucầu của con người Nhu cầu đó chỉ được thực hiê •n trong hoạt đô •ng thực tiễn Hoạt đô •ng thựctiễn sẽ biến đổi tự nhiên và xã hô •i theo mục đích của con người Đó thực chất là mục đích của lýluâ •n Tức lý luâ •n phải đáp ứng nhu cầu hoạt đô •ng thực tiễn của con người
- Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận
Tính chân lý của lý luận chính là sự phù hợp của lý luận với thực tiễn khách quan và đượcthực tiễn kiểm nghiệm, là giá trị phương pháp của lý luận với hoạt động thực tiễn của conngười Do đó mọi lý luận phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm Thông qua lý luận những lýluận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại, những kết luận chưa phùhợp thực tiễn thì tiếp tục điều chỉnh, bổ sung hoặc nhận thức lại Giá trị của lý luận nhất thiếtphải được chứng minh trong hoạt động thực tiễn
Tuy thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận, nhưng không phải mọi thực tiễn đều là tiêuchuẩn của chân lý Thực tiễn là tiêu chuẩn chấn lý của lý luận khi thực tiễn đạt đến mức toànvẹn của nó Tính toàn vẹn của thực tiễn là thực tiễn đã trải qua quá trình tồn tại, hoạt động, pháttriển và chuyển hóa Đó là chu kỳ tất yếu của thực tiễn Thực tiễn có nhiều giai cấp phát triểnkhác nhau Nếu lý luận chỉ khái quát một giai đoạn nào đó của thực tiễn thì lý luận có thể xa rờithực tiễn Do đó chỉ những lý luận nào phản ánh được tính toàn vẹn của thực tiễn thì mới đạtđến chân lý Chính vì vậy mà V.I.Lênin cho rằng: “Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàngnghìn triệu lần được in vào ý thức của con người bằng những hình tượng logic Những hìnhtượng này có tính vững chắc của một thiên khiến, có một tính chất công lý, chính vì sự lặp đilặp lại hàng nghìn triệu lần ấy”
b Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại, lý luận phải được vân dụng vào thựctiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn
Lý luận đóng vai trò soi đường cho thực tiễn vì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu,xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện Lý luận còn dự báo được khả năng pháttriển cũng như các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo được những rủi ro đã xảy ra, những hạnchế những thất bại có thể có trong quá trình hoạt động Như vậy lý luận không chỉ giúp conngười hoạt động hiện quả mà còn là cơ sở để khắc phục những hạn chế và tăng năng lực hoạtđộng của con người Mặt khác, lý luận còn có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng liên kết các cánhân thành cộng đồng tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn của quần chúng trong cải tạo tự nhiên
và cải tạo xã hội Chính vì vậy, C Mác đã cho rằng: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên khôngthể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lựclượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”
Trang 25Mặc dù lý luận mang tính khái quát cao, song nó còn mang tính lịch sử, cụ thể Do đó, khivận dụng lý luận chúng ta còn phân tích cụ thể mỗi tính hình cụ thể Nếu vân dụng lý luận máymóc, giáo điều, kinh viện thì chẳng những hiều sai giá trị của lý luận mà còn làm phương hạiđến thực tiễn, làm sai lệch sự thồng nhất tất yếu giữa lý luận và thực tiễn
Lý luận hình thành là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài và khó khăn của con ngườitrên cơ sở hoạt động thực tiễn Hoạt động thực tiễn tuy phong phú, đa dạng nhưng không phảikhông có tính quy luật Tính quy luật của thực tiễn được khái quát dưới hình thức lý luận Mụcđích của lý luận không chỉ là phương pháp mà còn định hướng cho hoạt động thực tiễn Đó làđịnh hướng mục tiêu, biện pháp sử dụng lực lượng, định hướng giải quyết các mối quan hệtrong hoạt động thực tiễn Không những thế lý luận còn định hướng mô hình của hoạt động thựctiễn Vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn, trước hết từ lý luận để xây dựng mô hình thựctiễn theo những mục đích khác nhau của quá trình hoạt động, dự báo các diễn biến các mối quan
hệ, lực lượng tiến hành và những phát sinh của nó trong quá trình phát triển đẻ phát huy cácnhân tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao
Lý luận tuy là logic của thực tiễn, song lý luận có thể lạc hậu với thực tiễn Vận dụng lýluận vào thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải bám sát diễn biến của thực tiễn để kịp thời điều chỉnh,
bổ sung những khiếm khuyết của lý luận, hoặc là thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn.Khi vận dụng lý luận vào thực tiễn, chúng có thể mang lại hiệu quả hoặc không, hay chưa rõràng Trong trường hợp đó, giá trị của lý luân phải do thực tiễn quy định Tính năng động của lýluận chính là điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Lênin nhận xét rằng: “Thực tiễn cao hơn lýluận, vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp”.2.Cách Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng nguyên tắc này như thế nào trong quá trình Đổimới ở nước ta từ năm 1986 đến nay
Tình hình kinh tế của Việt Nam sau chiến tranh rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng Đểkhắc phục khuyết điểm, chuyển biến được tình hình, Đảng ta trước hết phải thay đổi nhận thức,đổi mới tư duy Mọi chủ trương, chính sách, biện pháp kinh tế gây tác động ngược lại đều biểuhiện sự vận dụng không đúng quy luật khách quan, phải được sửa đổi hoặc huỷ bỏ
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta cung cấp một bài học to lớn về nhận thức Đó là bài học vềquán triệt quan điểm thực tiễn - nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm cơbản và hàng đầu của triết học Mác xít Sự nghiệp đổi mới với tính chất mới mẻ và khó khăn của
nó đòi hỏi phải có lý luận khoa học soi sáng Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề vàđiều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thức tiễn Tuy nhiên, lý luận khôngbỗng nhiên mà có và cũng không thể chờ chuẩn bị xong xuôi về lý luận rồi mới tiến hành đổimới Hơn nữa, thực tiễn lại là cơ sở để nhận thức, của lý luận Phải qua thực tiễn rồi mới có kinhnghiệm, mới có cơ sở đề khái quát thành lý luận Vì vậy, quá trình đổi mới ở nước ta chính làquá trình vừa học vừa làm, vừa làm vừa tổng kết lý luận, đúc rút thành quan điểm, thành đườnglối để rồi quay trở lại quá trình đổi mới
Ở đây, việc bám sát thực tiễn, phát huy óc sáng tạo của cán bộ và nhân dân là rất quantrọng Trên cơ sở, phương hướng chiến lược đúng, hãy làm rồi thực tiễn sẽ cho ta hiểu rõ sự vậthơn nữa - đó là bài học không chỉ của sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm mà còn là bàihọc của sự nghiệp đổi mới vừa qua và hiện nay
Trong khi đề cao vai trò của thực tiễn, Đảng ta không hề hạ thấp, không hề coi nhẹ lýluận Quá trình đổi mới là quá trình Đảng ta không ngừng nâng cao trình độ lý luận của mình,
cố gắng phát triển lý luận, đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
Trang 26nghĩa xã hội ở nước ta Nó được thể hiện qua năm bước chuyển của đổi mới tư duy phù hợp với
sự vận động của thực tiễn cuộc sống trong những hoàn cảnh và điều kiện mới:
- Một là: Từ mô hình kinh tế tuyệt đối hoá sở hữu xã hội (Nhà nước và tập thể) với sự pháttriển vượt trước của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới hậuquả kìm hãm sự phát triển sản xuất sang: xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự thống nhất biện chứng với tính đa dạng cáchình thức sở hữu, đa dạng các hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động làm đặc trưngchủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển
Đây chính là bước chuyển căn bản mà có ý nghĩa sâu xa vì nó là tôn trọng quy luật kháchquan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất; tuỳ thuộc vào trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất mà từng bước thiết lập quan hệ sản xuất cho phù hợp
- Hai là: Từ tư duy quản lý dựa trên mô hình 1 nền kinh tế chỉ huy tập trung, kế hoạch hoátuyệt đối với cơ chế bao cấp và bình quân sang tư duy quản lý mới thích ứng với nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của NN theo địnhhướng XHCN
- Ba là: Tiến hành đổi mới hệ thống chính trị, từ chế độ tập trung quan liêu với phươngthức quản lý hành chính mệnh lệnh sang dân chủ hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội, thựchiện dân chủ toàn diện
- Bốn là: Đổi mới quan niệm về sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội ở mộtnước phải xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước
đó Và đây cũng chính là tính khách quan, là cơ sở khách quan quy định nhận thức và những tìmtòi sáng tạo của chủ thể lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Nó cũng đồng thời mộtlần nữa làm sáng tỏ quan điểm thực tiễn chi phối sự hoạch định đường lối chính sách
- Năm là: Sự hình thành quan niệm mới của Đảng ta về Chủ nghĩa Xã hội những nhận thứcmới về nhân tố con người
Trong giai đoạn hiện nay của sự nghiệp xây dựng kinh tế xã hội đòi hỏi phải nắm vững vàvận dụng sáng tạo và góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin Để khắc phục những quanniệm lạc hậu trước đây cần chúng ta phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết có hệthống sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới Có như vậy, lý luậnmới thực hiện vai trò tích cực của mình đối với thực tiễn
Đổi mới nhận thức lý luận và công tác lý luận là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải đấutranh với tính bảo thủ và sức ì của những quan niệm lý luận cũ đồng thời, đấu tranh với những
tư tưởng, quan niệm cực đoan từ bỏ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, phủđịnh sạch trơn mọi giá trị, mọi thành tựu của chủ nghĩa xã hội
Tóm lại đổi mới tư duy chỉ đạo trong sự nghiệp đổi mới nói chung là một bộ phận khôngthể thiếu được của sự phát triển xã hội cũng như sự phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay.Điều đó còn cho thấy rằng chỉ có gắn lý luận với thực tiễn mới có thể hành động đúng đắn vàphù hợp với quá trình đổi mới ở nước ta Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và làm
cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thực tiễn Thực tiễn chính là động lực, là cơ sở của nhậnthức, lý luận Vì vậy cần khắc phục ngay những khiếm khuyết sai lầm song cũng phải tìm ra giảipháp khắc phục để hạn chế sự sai sót và thiệt hại