Chủ đề 6 Môn Giới trong lãnh đạo quản lý: Bình luận về quy định tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật Lao động dưới góc độ thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam. BÀI LÀM A. PHẦN MỞ ĐẦU. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Điểm nổi bật trong việc bảo đảm quyền lợi về giới ở Việt Nam là việc hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. Mục tiêu bình đẳng giới đã được ghi nhận ngay từ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. Trong các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sau đó, việc bảo đảm bình đẳng giới đều được quy định rõ ràng; gần đây nhất, Hiến pháp năm 2013 quy định “công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới” và “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (khoản 1 và khoản 3 Điều 26 Hiến pháp năm 2013). Năm 2006, Luật Bình đẳng giới được ban hành nhằm đạt mục tiêu xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới. Luật Bình đẳng giới đã quy định rõ nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND); tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. Công tác bình đẳng giới nói chung và công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Một trong những rào cản đối với nữ giới khi phấn đấu trở thành lãnh đạo ở Việt Nam là sự phân biệt đối xử về tuổi nghĩ hưu. Hệ thống hiện nay hạn chế các cơ hội thăng tiến đề bạt, tiếp cận với đào tạo và phát triển đối với nữ giới, và buộc họ phải dừng sự nghiệp của mình trong khi các đồng nghiệp nam vẫn tiếp tục tiến tới đỉnh cao nghề nghiệp. Đó cũng là lý do chọn chủ đề thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam, dưới góc độ quy định tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật Lao động.
Trang 1Chủ đề 6 Môn Giới trong lãnh đạo quản lý: Bình luận về quy định tuổi nghỉ
hưu trong Bộ luật Lao động dưới góc độ thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản
lý ở Việt Nam
BÀI LÀM
A PHẦN MỞ ĐẦU.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua Điểm nổi bật trong việc bảo đảm quyền lợi về giới ở Việt Nam là việc hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới Mục tiêu bình đẳng giới đã được ghi nhận ngay từ Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 Trong các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp sau đó, việc bảo đảm bình đẳng giới đều được quy định rõ ràng; gần đây nhất, Hiến pháp năm 2013 quy định “công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới” và “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (khoản 1
và khoản 3 Điều 26 Hiến pháp năm 2013)
Năm 2006, Luật Bình đẳng giới được ban hành nhằm đạt mục tiêu xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới Luật Bình đẳng giới đã quy định rõ nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND); tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức
Công tác bình đẳng giới nói chung và công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính trị Một trong những rào cản đối với nữ giới khi phấn đấu trở thành lãnh đạo ở Việt Nam là sự
Trang 2phân biệt đối xử về tuổi nghĩ hưu Hệ thống hiện nay hạn chế các cơ hội thăng tiến đề bạt, tiếp cận với đào tạo và phát triển đối với nữ giới, và buộc họ phải dừng sự nghiệp của mình trong khi các đồng nghiệp nam vẫn tiếp tục tiến tới đỉnh cao nghề nghiệp
Đó cũng là lý do chọn chủ đề thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam, dưới góc độ quy định tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật Lao động
Trang 3B PHẦN NỘI DUNG
1 Phần lý luận
* Khái niệm: Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý có nghĩa là nam giới, nữ
giới có vị trí, vai trò ngang nhau trong công tác lãnh đạo, quản lý, được tạo điều kiện
và cơ hội phát huy năng lực của mình ngang nhau ở tất cả các khâu của quy trình công tác cán bộ và được thụ hưởng kết quả bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo, quản
lý chính thức trong hệ thống chính trị công bằng
Quan điểm nam nữ bình đẳng, nhưng tuổi nghỉ hưu nam 60 và nữ 55 Tại sao nữ lại nghỉ hưu sớm hơn nam 5 năm? Chỉ những người nào lao động trong môi trường độc hại có thể xem xét cho họ nghỉ sớm hơn Thế nhưng, không thể lấy nhóm này để
áp đặt cho tất cả phụ nữ nói chung Một khi sức khỏe bảo đảm, vẫn muốn cống hiến, vẫn lao động tốt ở tuổi 55 đến 60, tại sao lại bắt người ta nghỉ Như câu nói: “Chưa kịp cất cánh đã hạ cánh” với nhiều phụ nữ là đúng Thời điểm người phụ nữ sung sức nhất, có khả năng phát triển nhất thì họ lại mất từ 5 đến 10 năm để sinh đẻ và nuôi con Vì sinh đẻ mà người phụ nữ bị kìm lại Tuổi 55 là tuổi rảnh rang, con cái đã trưởng thành, người phụ nữ có thể toàn tâm toàn ý cống hiến thì lại bắt người ta về
Vì vậy quan điểm của Đảng và Nhà nước đã đề ra khung cơ sở chính trị, pháp lý, nâng tỷ lệ % nữ được tham gia trong công tác lãnh đạo, quản lý và sửa đổi, bổ sung
Bộ Luật Lao động năm 2019
* Cở sở chính trị, pháp lý: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2010-2020 và Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị là những chương trình, chủ trương thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực tham chính đã chỉ rõ rằng: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40% Các cơ quan, đơn
vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với
Trang 4mục tiêu bình đẳng giới”; phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ
Tinh thần bình đẳng giới trong chính trị cũng được khẳng định tại các kỳ đại hội Đảng gần đây Tại Đại hội XII, Đảng ta đã nhấn mạnh, phải “tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước” Tiếp theo đó, Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ” Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2030: “Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 20-25%
Đối với cán bộ lãnh đạo nữ trong bộ máy chính quyền nhà nước, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đề ra chỉ tiêu: “Phấn đấu đến năm
2020 đạt 95% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ’ Gần đây nhất, Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030” đề ra mục tiêu “Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75%, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ” Có thể nói, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị Tuy nhiên vẫn có tiêu chuẩn quy định độ tuổi giữa nam
và nữ
Trích dẫn phát biểu Đồng chí Nguyễn Thúy Anh (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về
các vấn đề xã hội của Quốc hội) “Bình đẳng tuổi về hưu sẽ góp phần phát huy những tiềm năng chưa được khai thác hết ở lao động nữ Ý kiến cá nhân của tôi trước mắt chỉ nên tăng tuổi nghỉ hưu nữ”
2 Phần thực trạng vấn đề
Ở nước ta, khoảng cách chênh lệch tuổi nghĩ hưu giữa nam và nữ dẫn đến thiệt thòi về thu nhập cho nữ giới, hưởng chế độ BHXH ít vì thời gian đóng BHXH ngắn
Trang 5hơn nam giới và ảnh hưởng đến quá trình công tác phấn đấu của các nữ lãnh đạo; Điển hình Đại hội Trung ương Đảng khóa XII có 03 đồng chí nữ tái, đắc cử, Ủy viên
Bộ Chính trị, do quy định tuổi nghĩ hưu đến Đại hội Trung ương Đảng khóa XIII còn lại 01 đồng chí nữ tái đắc cử Ủy viên Bộ Chính trị
Cần phân biệt rõ bình đẳng giới hình thức và bình đẳng giới thực chất trong lãnh đạo, quản lý.
Theo Bộ Luật Lao động, ngày 18/6/2012, trong Chương XII, Điều 187, quy định tuổi nghỉ hưu đối với nam và nữ như sau: Người lao động bảo đảm điều kiện
về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi Phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 55, sớm hơn 5 năm so với nam giới Khoảng cách 5 năm chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, cũng như các khía cạnh phân biệt đối xử về giới khác trong hệ thống pháp luật, được xây dựng dựa trên giả định rằng phụ nữ nói chung yếu hơn và cần được bảo vệ, nhưng trên thực tế chưa phù hợp, mang tính bình đẳng giới hình thức
Trên thực tế, sự tách rời giữa một bên là cách tiếp cận theo hướng bảo vệ của pháp luật hiện nay và một bên là năng lực đã được chứng minh và mong muốn của người phụ nữ, đã ngày một lớn hơn, và yêu cầu thay đổi trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Sự bất bình đẳng do chính khoảng cách 5 năm trong tuổi nghỉ hưu cũng khiến phụ nữ được đào tạo ít hơn, được thăng tiến ít hơn, nhận thu nhập thấp hơn trong suốt
sự nghiệp Khi nghỉ hưu sớm hơn, phụ nữ phải nhận lương hưu thấp hơn vì họ có thời gian đóng bảo hiểm ngắn hơn, và thường là đóng theo mức lương thấp hơn cho cùng công việc mà nam giới cũng làm
Tuổi về hưu không ngang bằng cũng không thích hợp với tinh thần của Công ước Quốc tế về chống phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam đã thông qua từ 1982 Điều 11 của Công ước CEDAW quy định các nước “sẽ áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ” Các vấn đề liên quan đến tuổi nghỉ hưu có quan hệ mật thiết đến bảo hiểm xã hội, hệ thống lương hưu
Trang 6đồng thời có những tác động đối với tài chính quốc gia, thị trường lao động, đói nghèo, y tế và sức khỏe của nhóm dân số già cũng như bình đẳng giới Đây là các vấn
đề chính sách phức tạp và cần được giải quyết Tuy nhiên, từ góc độ của Công ước CEDAW và từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy rõ ràng là sự khác biệt trong tuổi nghỉ hưu là nguyên nhân của sự phân biệt đối xử trực tiếp đối với nữ giới và như thế là vi phạm các nguyên tắc của CEDAW Sự khác biệt trong tuổi nghỉ hưu đồng thời còn vi phạm quyền được làm việc của nữ giới, quyền được tiếp cận các cơ hội việc làm giống như nam giới, cơ hội được đào tạo, đề bạt thăng tiến và việc làm bền vững - và
vì thế, vi phạm tiêu chuẩn bình đẳng thực sự đã được CEDAW quy định
Trong quá khứ, luật buộc nữ giới về hưu sớm hơn nam giới đã được thiết kế ở nhiều quốc gia nhằm bảo vệ nữ giới và cũng ghi nhận sự đóng góp của nữ giới đối với việc nhà và chăm sóc gia đình mà họ không được trả lương Vì Việt Nam đã là quốc gia có mức thu nhập trung bình, biện pháp này cần được xem xét lại dưới góc
độ tác động tiêu cực của nó đối với những phụ nữ có chuyên môn và sự thăng tiến của họ trong Chính phủ Xu thế chung trên toàn cầu và trong khu vực, là cân bằng tuổi về hưu giữa nữ giới và nam giới và tăng tuổi về hưu Xu hướng tăng tuổi về hưu
là kết quả của tuổi thọ dự kiến tăng và sức ép về tài chính, nhưng đồng thời cũng giúp thúc đẩy bình đẳng giới trong lực lượng lao động
Việc thực hiện chế độ hưu trí cho cán bộ nam và nữ chênh lệch 5 năm là một cản trở lớn đối với phụ nữ trong quá trình phấn đấu Bởi vì, các quy định liên quan đến tuổi quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề cử, bổ nhiệm, đều xuất phát từ chênh lệch tuổi nghỉ hưu Việc thực hiện chế độ hưu trí cho cán bộ nam và nữ hiện nay có
sự phân biệt, chênh lệch 5 năm, một mặt, chính sách đó nhằm tạo điều kiện để phụ nữ
có thêm thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe; mặt khác, nó đang là một rào cản lớn đối với phụ nữ trong quá trình phấn đấu vào các vị trí chức nghiệp của mình Chính vì thế, số lượng cán bộ nữ tham gia vào các vị trí quan trọng trong lãnh đạo thấp hơn nam giới nhiều Do đó, chính sách quy định tuổi nghỉ hưu đã để lại hệ quả là
sẽ gây không ít khó khăn trong công tác quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ nữ
Trang 73 Giải pháp
Bộ Luật Lao động, ngày 20/11/2019, trong Chương XII, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 169, quy định tuổi nghỉ hưu đối với nam và nữ như sau:
- Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028
và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035
- Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ
Theo nội dung Bộ Luật Lao động sửa đổi tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60, và của nam lên 62, từ đó thu hẹp khoảng cách giới xuống còn 2 năm, rút ngắn khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ Thể hiện được bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
Tuy nhiên, để phụ nữ được thoả sức cống hiến, bình đẳng giới thực chất trong lãnh đạo, quản lý đề nghị tham khảo theo một trong hai phương án: Phương án 1, điều chỉnh tăng 5 tuổi đối với nữ cán bộ, công chức viên chức có học vị thạc sỹ, tiến
sỹ, học hàm giáo sư, phó giáo sư (Nhóm lao động chuyên môn kỹ thuật cao); có chức danh phó Vụ trưởng (thuộc Bộ và tương đương), phó Sở, ngành và tương đương trở lên (Nhóm lao động quản lý); người giữ ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên gia không quản lý, lãnh đạo (Nhóm đặc biệt khác) Phương án 2, điều chỉnh tăng 5 tuổi đối với nữ cán bộ, công chức viên chức có học vị tiến sỹ, học hàm giáo sư, phó giáo
sư (Nhóm lao động chuyên môn kỹ thuật cao); có chức danh Vụ trưởng (thuộc Bộ và
Trang 8tương đương), Giám đốc Sở, ngành và tương đương trở lên (Nhóm lao động quản lý); người giữ ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên gia không quản lý, lãnh đạo (Nhóm đặc biệt khác) Ngoài ra, tăng 05 năm đối với các đồng chí nữ lãnh đạo có năng lực lãnh đạo, quản lý, nhiệt huyết, cống hiến, mang hiệu quả cho đơn vị, địa phương
Bình đẳng giới thực chất trong lãnh đạo quản lý đối với cả nam và nữ cần cân bằng độ tuổi nghĩ hưu thu hẹp khoảng cách hoặc ngang nhau
Trang 9C PHẦN KẾT LUẬN
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nói phụ nữ là
nói phân nửa xã hội Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” Vì vậy không nên lãng phí
nguồn nhân lực đối với các nữ lãnh đạo, quản lý có trình độ, năng lực, bản lĩnh trong công tác về nghĩ hưu trước nam giới; phải tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, hết mình cống hiến vì sự nghiệp tham chính
Trang 10MỤC LỤC
1 PHẦN MỞ ĐẦU ……… TRANG 1-2
2 PHẦN NỘI DUNG ………TRANG 3 2.1 KHÁI NIỆM ……… TRANG 3-4 2.2 PHẦN THỰC TRẠNG ………TRANG 4-6 2.3 GIẢI PHÁP ………TRANG 7-8
3 PHẦN KẾT LUẬN ………TRANG 9