Tổng quan về các quá trình sinh học trong xử lý nước thải thủy sản

94 748 2
Tổng quan về các quá trình sinh học trong xử lý nước thải thủy sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN DƯ KHƯƠNG PHẦN MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Với đường bờ biển dài 3.260 km, Việt Nam được xem là nước có tài nguyên biển khá đa dạng và phong phú. Với thuận lợi đó, hàng năm ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong kiêm ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đấy là minh chứng cho giá trị vô giá mà biển Việt Nam mang lại. Với quy mô đánh bắt mở rộng và nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản không ngừng gia tăng, trước những đòi hỏi về nguồn lương thực thực phẩm đó, các cơ sở sản xuất chế biến mặt hàng thuỷ sản cũng được xây dựng ngày càng nhiều, không những ở các khu vực có các ngư trường lớn mà còn ở cả các vùng lân cận, các khu dân cư, khu đô thị. Nhiều yếu tố tích cực mà mô hình sản xuất này mang lại đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho trong nước và xuất khẩu… đều đã được thừa nhận. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một vấn đề còn tồn tại là nạn ô nhiễm môi trường mà hoạt động này tác động là khá lớn. Với đặc tính dòng thải là giàu hữu cơ, nhiều nitơ, photpho… Đồng thời, về cảm quan mùi rất khó chịu cho cộng đồng, nước thải phát sinh từ hoạt động chế biến thuỷ sản này đã được nhận định là nguy hiểm cho môi trường và cho sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái thuỷ vực – khi mà hầu hết sông ngòi hiện nay là nơi tiếp nhận nguồn thải. Và khi đó, con người cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhận thức được khả năng gây nguy hại cho các thành phần môi trường, hầu hết các nhà máy sản xuất thủy sản đều xây dựng các trạm xử nước thải để giảm nồng độ và tải lượng ô nhiễm trước khi xả là nguồn tiếp nhận. Với 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN DƯ KHƯƠNG đặc tính của nước thải thủy sản thì sử dụng phương pháp sinh học để xử là phù hợp nhất. Xuất phát từ những nhận thức đó, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của cá nhân vào công tác quản kỹ thuật dòng thải, em đã chọn thực hiện đề tài “Tổng Quan Về Các Quá Trình Sinh Học Trong Xử Nước Thải Thủy Sản”. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu tổng quan về các quá trình sinh học được ứng dụng trong xử nước thải ngành chế biến thủy sản nhằm đề xuất được các phương án xử nước thải chế biến thủy sản phù hợp, hiệu quả và mang tính kinh tế. NỘI DUNG THỰC HIỆN Nội dung tìm hiểu của đề tài bao gồm các phần sau: - Đặc tính và nguồn gốc phát sinh của nước thải chế biến thủy sản. - Tác động của nước thải chế biến thủy sản đến môi trường. - Tổng quan về các phương pháp xử nước thải nói chung và nước thải chế biến thủy sản nói riêng. - Tổng quan về vi sinh vật trong xử nước thải. - Đề xuất các phương án xử nước thải thủy sản. - Thu thập một số công nghệ xử nước thải chế biến thủy sản được áp dụng trong thực tiễn. 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN DƯ KHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập tài liệu: dữ liệu được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, các tài liệu và các trang web có liên quan. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá và lựa chọn phương án. 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN DƯ KHƯƠNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI THỦY SẢN Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã và đang đem lại những lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và của người nông dân nuôi trồng thủy hải sản nói riêng. Nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại như giảm đối nghèo, tăng trưởng GDP cho quốc gia thì nó cũng để lại những hậu quả thật khó lường đối với môi trường sống của chúng ta. Hậu quảcác con sông, kênh rạch nước bị đen bẩn và bốc mùi hôi thối một phần là do việc sản xuất và chế biến thủy hải sản thải ra một lượng lớn nước thải có mùi hôi tanh vào môi trường mà không qua bất kỳ giai đoạn xử nào. Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với con người và hệ sinh thái gần các khu vực có lượng nước thải này thải ra. 1.1. ĐẶC TÍNH VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH CỦA NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN 1.1.1. Đặc tính Giống như hầu hết các loại nước thải khác, nước thải trong chế biến thủy sản có chứa hỗn hợp các chất gây ô nhiễm, hầu hết là chất hữu cơ. Đặc điểm của ngành chế biến thủy hải sản là có lượng chất thải lớn. Các chất thải có đặc tính dễ ươn hỏng và dễ thất thoát thâm nhập vào dòng nước thải. Nước thải trong chế biến thuỷ hải sản có hàm lượng chất hữu cơ cao vì trong đó có dầu, protein, chất rắn lơ lửng và chứa lượng photphat và nitrat. Dòng thải từ chế biến thuỷ sản còn chứa những mẫu vụn thịt, xương nguyên liệu chế biến, máu chất béo, các chất hoà tan từ nội tạng cũng như những chất tẩy rửa và các tác nhân làm sạch khác. Trong đó có nhiều hợp chất khó phân hủy. 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN DƯ KHƯƠNG Mức độ ô nhiễm của nước thải tùy thuộc vào sự có mặt của một số yếu tố, nhưng quan trọng nhất là phương pháp chế biến là loài thủy sản được chế biến. Nếu chỉ xem xét cùng một dạng hoạt động sản xuất, quy trình hoạt động của mỗi nhà máy, xí nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến đặc tính của nước thải nhưng hầu hết chúng có các đặc tính chung là: - pH thường nằm trong giới hạn từ 6,5 – 7,5 do có quá trình phân huỷ đạm và thải ammoniac. - Có hàm lượng các chất hữu cơ dạng dễ phân huỷ sinh học cao. Giá trị BOD 5 thường lớn, dao động trong khoảng 300 – 2000 mg/l, giá trị COD nằm trong khoảng 500 – 3000 mg/l. - Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao từ 200 – 1000 mg/l. - Hàm lượng lớn các protein và chất dinh dưỡng, thể hiện ở hai thông số tổng Nitơ (50 – 200 mg/l) và tổng Photpho (10 – 100 mg/l). 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh Theo báo cáo của Bộ Thủy sản (1998), lượng nước thải trung bình từ 1 tấn sản phẩm là 15m 3 , trong khi sản lượng thủy sản năm 2008 lên đến 1.676.000 tấn, và đang tăng thêm theo từng năm. Nguồn nước thải bắt nguồn từ các công đoạn sản xuất như: - Sơ chế nguyên liệu bao gồm rửa, mổ, rã đông. - Quá trình hấp luộc. - Quá trình ngâm thủy sản. 1.2. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI THỦY HẢI SẢN 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN DƯ KHƯƠNG Ngành chế biến thuỷ sản là một ngành công nghiệp phát triển mạnh. Bên cạnh những đóng góp to lớn, ngành công nghiệp này cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là nước thải sản xuất, ngành đã tạo ra một lượng nước thải lớn có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường cao. Với các chủng loại nguyên liệu tương đối phong phú, đối với điều kiện nước ta nên các thành phần nước thải thuỷ sản cũng khá phức tạp và đa dạng bao gồm 3 loại nước thải: Nước thải sản xuất, nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt trong đó nước thải sản xuất có mức độ ô nhiễm cao hơn cả tuỳ theo đặc tính của nguyên liệu sử dụng mà nước thải có tính chất khác nhau. Nước thải sản xuất chế biến thuỷ sản chứa chủ yếu là chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và chất béo, trong hai thành phần này chất béo khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật. Nước thải của xí nghiệp chế biến thuỷ sản có hàm lượng COD dao động từ 1600 – 2300 mg/l, hàm lượng BOD 5 cũng khá lớn từ 1200-1800mg/l trong nước thường chứa các vụn thủy sảncác vụn này rất dễ lắng. Hàm lượng Nitơ thường rất cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng rất cao (50 – 120mg/l). Ngoài ra trong nước thải thuỷ hải sản có chứa các thành phần chất hữu cơ khi phân huỷ tạo ra các sản phẩm trung gian của sự phân huỷ các axit béo không bão hoà tạo mùi rất khó chiụ và đặc trưng làm ô nhiễm về mặt cảm quan và ảnh hưởng sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc. Đặc điểm của ngành chế biến thuỷ hải sản là có lượng chất thải lớn. Các chất thải có đặc tính dễ ươn hỏng và dễ thất thoát theo đường thâm nhập vào dòng nước thải. Đối với các khâu chế biến cơ bản, nguồn thải chính là khâu xử và bảo quản nguyên liệu trước khi chế biến, khâu rã đông, làm vệ sinh thiết bị nhà xưởng. Đối với hoạt động đóng hộp, ngoài các nguồn ô nhiễm ở các khâu như trên còn có khâu rót nước sốt, nước muối, dầu. Các nguồn thải chính từ sản 6 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN DƯ KHƯƠNG xuất bột cá và dầu cá là nước máu từ khâu bốc dỡ và bảo quản cá vào thời điểm dòng thải đậm đặc nhất là khâu ly tâm nước ngưng tụ các thiết bị cô đặc. Nước trong chế biến thuỷ hải sản có hàm lượng chất hữu cơ cao vì trong đó có dầu, protein, chất rắn lơ lửng và chứa lượng photphat và nitrat. Dòng thải từ chế biến thuỷ sản còn chứa những mẫu vụn thịt xương nguyên liệu chế biến, máu chất béo, các chất hoà tan từ nội tạng cũng như những chất tẩy rửa và các tác nhân làm sạch khác. Trong đó có nhiều hợp chất khó phân huỷ. Qua phân tích 70 mẫu nước thuỷ tại các cơ sở chế biến hải sản có quy mô công nghiệp tại địa bàn tỉnh Vũng Tàu nhận thấy hàm lượng COD của các cơ sở dao động từ 283 mg/l – 21.026 mg/l; trong khi tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước thải được phép thải vào nguồn nước biển quanh bờ sử dụng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh có lưu lượng thải từ 50 m 3 – 500 m 3 / ngày là < 100 mg/l. Nước thải của phân xưởng chế biến thủy hải sản có hàm lượng COD dao động từ 500 – 3000 mg/l, giá trị điển hình là 1500 mg/l; hàm lượng BOD 5 dao động trong khoảng từ 300 – 2000 mg/l, giá trị điển hình là 1000 mg/l. Trong nước thường có các mảnh vụn thuỷ sảncác mảnh vụn này dễ lắng, hàm lượng chất rắn lơ lửng dao động từ 200 – 1000 mg/l, giá trị thường gặp là 500mg/l. Nước thải thuỷ sản cũng bị ô nhiễm chất dinh dưỡng với hàm lượng Nitơ khá cao từ 50 – 200 mg/l, giá trị thường gặp là 100mg/l; hàm lượng photpho dao động từ 10 – 100 mg/l, giá trị điển hình là 30 mg/l. Ngoài ra trong nước thải của ngành chế biến thuỷ hải sản còn chứa thành phần hữu cơ mà khi bị phân huỷ sẽ tạo các sản phẩm trung gian của sự phân huỷ của các acit béo không bão hoà, tạo mùi rất khó chịu và đặc trưng, gây ô nhiễm về mặt cảnh quan và ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc. 7 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN DƯ KHƯƠNG Bảng 1.1. Các thông số ô nhiễm đặc trưng đối với nước thải chế biến thuỷ sản của một số nhà máy chế biến đông lạnh (Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường tháng 8/2007) Bảng 1.2.Tải lượng ô nhiễm nước thải của một số nhà máy CBTS T T Tên cơ sở công nghiệp Công suất (TSP/ ngày) Tải lượng ô nhiễm SS BOD 5 COD N P 1 Cty XNK thủy sản Việt Nam (SEAPRODEX) 12 -15 484 3300 3960 198 21 2 Cty chế biến hàng xuất khẩu Q3 (EPCO) 25 – 30 396 2700 3240 162 19 3 XNXK thủy hải sản Seaspimex 6 – 9 380 1100 1425 110 23 4 XN đông lạnh Nhà Bè 3,5 - 5 53 360 423 22 5 5 XN CBTSXK Cần Thơ 3 - 6 200 682 900 30 8 6 Cty XNK thủy sản An Giang 8 - 12 1028 900 - 40 10 7 Cty CBTSXK Nha Trang 4 - 6 420 533 810 54 17 8 Cty Animex Đà Nẵng 1 - 2 351 460 630 - - 9 XN đông lạnh Huế 2 - 3 - 428 717 - - 10 Cty XNKTS Quảng Ninh 4 - 6 - - 1347 189 47 Ngành chế biến hải sản là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất cho môi trường đặc biệt là môi trường nước. Nước thải chế biến thuỷ sản chứa chất hữu cơ và chất dinh dưỡng (N, P) cao, tạo điều kiện 8 Các thông số Kết quả pH 6.2 - 7,5 COD 2.000 mg/l BOD 5 1.200 mg/l Dầu mỡ 80 - 250 mg/l SS 1200 mg/l Σ N 100 mg/l Σ P 30 mg/l KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN DƯ KHƯƠNG cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển như: vi khuẩn thương hàn, tả, lỵ, siêu vi trùng gan,… và một số loài nấm gây bệnh cho da, đồng thời làm tăng lượng tảo trong nước (hiện tượng phú dưỡng-eutrophy). Loại nước thải này có nguy cơ gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường xung quanh nếu không được xử lí đúng mức. Ngoài ra nước thải chế biến thuỷ sản còn chứa dầu mỡ sinh ra từ quá trình chế biến cá có nhiều dầu. Một đặc điểm quan trọng khác là hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản đề nằm ở ven biển, ngoại trừ thành phố Hồ Chí Minh, nên đều thiếu nước ngọt để chế biến. Vì vậy một số nhà máy dùng trực tiếp nước biển cho một số công đoạn trong quá trình chế biến như xả đá, mổ xẻ và rửa nguyên liệu. Do đó lượng nước thải này ít nhiều có độ mặn. Dưới đây là thành phần nước thải của nhà máy chế biến cá khô muối. Bảng 1.3. Thành phần nước thải nhà máy chế biến cá khô muối Thông số Đơn vị Nơi tập trung Bể nước muối Nước thải khác COD mg/l 5.250 873 BOD 5 mg/l 5.250 670 SS mg/l 371 119 Ph 6,17 6,77 Cl - mg/l 45,76 16,7 SO 4 2- mg/l 26,8 10,01 N tổng số mg/l 1,240 164 P tổng số mg/l 4,72 5,25 Số liệu Bảng 1.3 cho thấy việc chế biến cá khô muối sản sinh ra một lượng nước thải có chứa nồng độ muối rất cao, từ 17 cho đến 46 g/l. Nước thải với hàm lượng muối cao như vậy khiến cho các tế bào vi khuẩn tham gia trong quá trình xử nước thải bị ức chế, bị mất nước, do áp lực thẩm thấu dẫn đến hiệu suất xử giảm. Vì vậy ngoài vấn đề ô nhiễm chất hữu cơ, một 9 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN DƯ KHƯƠNG vấn đề đặc biệt khác cần phải quan tâm trước khi thiết lập một hệ thống kiểm soát ô nhiễm là việc nước thải của là việc nước thải của quá trình chế biến hải sản chứa hàm lượng muối (Na + , Cl - , SO 4 2- ) rất cao, khiến cho việc xử trửo nên khó khăn. Rõ ràng ô nhiễm môi trường nước nói chung và ô nhiễm chất hữu cơ do các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là công nghiệp chế biến thuỷ sản trong điều kiện nhiễm mặn đã đạt đến mức đặc biệt nghiêm trọng, đòi hỏi phải có nghiên cứu xử nhằm đảm bảo môi trường. 1.3. TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG Nước thải chế biến thuỷ sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thuỷ sản có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt. Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thuỷ sản sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau: 1.3.1 Các chất hữu cơ Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thuỷ sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng 10 [...]... để cho vi sinh tăng sinh khối, hấp thụ và tiêu hóa các chất thải hữu cơ trong nước thải Chất thải hữu cơ (C,N,P) từ dạng hòa tan sẽ chuyển hóa vào sinh khối vi sinh và khi lớp sinh khối vi sinh này lắng kết xuống sẽ còn lại nước trong đã tách chất ô nhiễm, chu kỳ xử trên lại tiếp tục cho một mẻ nước thải mới 2.3.2.4 Quá trình xử sinh học kỵ khí: Quá trình xử sinh học kỵ khí Quá trình phân... 2.3.1.1 Hồ sinh vật Hồ sinh vật là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ oxy hoá, hồ ổn định nước thải, xửnước thải bằng phương pháp sinh học Trong hồ sinh vật diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các loại thủy sinh vật khác, tương tự như quá trình làm sạch nguồn nước mặt Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang... thành thể khí và thành các vỏ tế bào vi sinh  Tạo ra các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơ trong nước thải  Loại các bông cặn ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng 2.3.1 Xửnước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên Để tách các chất bẩn hữu cơ dạng keo và hoà tan trong điều kiện tự nhiên người ta xửnước thải trong ao, hồ (hồ sinh vật) hay trên... PHÁP XỬ HÓA Bản chất của quá trình xử nước thải bằng phương pháp hoá là áp dụng các quá trình vật và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường Giai đoạn xử hoá có thể là giai đoạn xử độc lập hoặc xử cùng với các. .. KHƯƠNG CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ NƯỚC THẢI 2.1 PHƯƠNG PHÁP XỬ HỌC Phương pháp xử học sử dụng nhằm mục đích tách các chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải Những công trình xử học bao gồm: 2.1.1 Song chắn rác: Song chắn rác dùng để giữ lại các chất thải rắn có kích thước lớn trong nước thải để đảm bảo cho bơm, van và các đường ống không... có trong nước thải Các vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản vì thế sinh khối của chúng được tăng lên Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa Phương pháp xử sinh học có thể thực hiện trong. .. lưu: Trong quá trình xử nước thải cần phải điều hoà lượng dòng chảy Trong quá trình này thực chất là thiết lập hệ thống điều hoà lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các công trình phía sau hoạt động ổn định Nước thải công ty được thải ra với lưu lượng biến đổi theo thời vụ sản xuất, giờ mùa Trong khi đó các hệ thống sinh học phải được cung cấp nước thải. .. hoặc bổ sung cho nước nguồn 2.3.2 Tổng quan về xử nước thải trong điều kiện nhân tạo 2.3.2.1 Bể lọc sinh học Bể lọc sinh học là công trình nhân tạo, trong đó nước thải được lọc qua vật liệu rắn có bao bọc một lớp màng vi sinh vật Bể lọc sinh học gồm các phần chính như sau: phần chứa vật liệu lọc, hệ thống phân phối nước đảm bảo tưới đều lên toàn bộ bề mặt bể, hệ thống thu và dẫn nước sau khi lọc,... nồng độ chất hữu cơ trong các dòng chảy Các loài vi sinh vật chiếm ưu thế trong từng quá trình xử sinh hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính chất dòng vào, điều kiện môi trường, quá trình thiết kế và cách thức vận hành hệ thống Do đó, để tăng cường vai trò hệ vi sinh vật hoạt động trong hệ thống xử nước thải phải thiết kế điều kiện môi trường phù hợp; ví dụ với đa số quá trình xử hiếu khí, cần... KHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ VI SINH VẬT TRONG XỬ NƯỚC THẢI Vi sinh vật là những tổ chức sinh vật nhỏ bé, có thể tập hợp lại một nhóm lớn hơn gồm nhiều loại khác nhau dưới những hình dạng không xác định, chúng có thể tồn tại dưới dạng đơn bào Có thể nói, phần lớn các vi sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong các quá trình chuyển hoá sinh hoá, chúng có tác dụng làm giảm lượng chất hữu cơ trong nước thải, . Quan Về Các Quá Trình Sinh Học Trong Xử Lý Nước Thải Thủy Sản . MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu tổng quan về các quá trình sinh học được ứng dụng trong xử lý nước thải. riêng. - Tổng quan về vi sinh vật trong xử lý nước thải. - Đề xuất các phương án xử lý nước thải thủy sản. - Thu thập một số công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được áp dụng trong thực. phát sinh của nước thải chế biến thủy sản. - Tác động của nước thải chế biến thủy sản đến môi trường. - Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải nói chung và nước thải chế biến thủy sản nói

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan