Quá trình phân hủy hiếu khí

Một phần của tài liệu Tổng quan về các quá trình sinh học trong xử lý nước thải thủy sản (Trang 59 - 60)

- Chuyển hoá các chất này trong nội bào để sinh ra năng lượng và tổng hợp các vật liệu mới cho tế bào vi sinh vật.

3.3.1.Quá trình phân hủy hiếu khí

Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí.

Vi sinhvật sau khi tiếp xúc với nước thải có chứa các chất hữu cơ thì chúng sẽ dần dần phát triển. Vận tốc phát triển của chúng tỷ lệ nghịch với nồng độ oxy hòa tan trong nước. Nếu chất hữu cơ quá nhiều, nguồn oxy không đủ sẽ tạo ra môi trường kị khí. Như vậy trong quá trình phân hủy hiếu khí thì vận tốc trao đổi của vi sinh vật phải luôn thấp hơn vận tốc hòa tan của oxy trong nước khi nồng độ chất dinh dưỡng trở thành yếu tố giới hạn. Thực vật phù du cùng với các sinh vật tự dưỡng khác sử dụng CO2 và khoáng chất để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối và làm giàu oxy trong nước thải. Oxy cần có trong quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, vì vậy mà chất hữu cơ trong nước giảm dần.

Quá trình phân hủy hiếu khí diễn ra mạnh mẽ nếu dùng các biện pháp tác động vào như: sục khí, làm tăng lượng hoạt động của vi sinh vật bằng cách tăng bùn hoạt tính, điều chỉnh hàm lượng chất dinh dưỡng và ức chế các chất độc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của vi sinh vật. Hầu hết các

vi sinh vật làm sạch nước thải đều là vi sinh vật hoại sinh, hiếu khí ưa ấm. Vì vậy mà nhiệt độ nước thải ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của vi sinh vật, nhiệt độ thích hợp cho quá trình xử lý là 20 - 400C, tối ưu là 25 - 300C.

Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Oxy hóa chất hữu cơ

CxHyOz + O2 enzim → CO2 + H2O + ∆H

Giai đoạn 2: Tổng hợp xây dựng tế bào

CxHyOz + O2 enzim → tế bào VSV + CO2 + H2O + C5H7NO2 - ∆H

Giai đoạn 3: Oxy hóa chất liệu tế bào

C5H7NO2 + 5O2 enzim → 5CO2 + 2H2O + NH2 ± ∆H Động học của quá trình xử lý hiếu khí:

• Sự phát triển của vi sinh vật:

Một phần của tài liệu Tổng quan về các quá trình sinh học trong xử lý nước thải thủy sản (Trang 59 - 60)