LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN 4.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN

Một phần của tài liệu Tổng quan về các quá trình sinh học trong xử lý nước thải thủy sản (Trang 70 - 73)

- Chuyển hoá các chất này trong nội bào để sinh ra năng lượng và tổng hợp các vật liệu mới cho tế bào vi sinh vật.

LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN 4.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN

4.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN

Dựa trên đặc trưng nước thải thủy sản đã tìm hiểu ở Chương 1 đề tài nhận thấy nước thải này có hàm lượng chất hữu cơ cao, tỷ lệ BOD5/COD>0,5, đồng thời nước thải không chứa các chất độc đối với vi sinh vật như các kim loại nặng, các axit hoặc kiềm mạnh…nên rất thích hợp cho xử lý sinh học. Qua tham khảo, các công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản thường áp dụng hệ thống Aeroten để xử lý. Tuy nhiên, do hàm lượng BOD5, COD, SS trong nước thải khá cao nên trước khi đi vào hệ thống Aeroten, cần kết hợp các biện pháp xử lý khác để giảm hàm lượng các chất ô nhiễm, để phù hợp với điều kiện làm việc của bể Aeroten và giảm tải trọng cho bể Aeroten. Với các biện pháp tiền xử lý khác nhau, đề tài xin đề xuất 4 phương án xử lý nước thải thủy sản như sau:

Thuyết minh quy trình công nghệ

Nước qua song chắn rác được đưa đến bể UASB tương tự như ở phương án 3. Nước sau khi qua công trình này tiếp tục được xử lý hiếu khí

Nước thải Phân bón Máy thổi khí Ống dẫn nước Ống dẫn bùn Ống dẫn bùn tuần hoàn Ống dẫn nước tuần hoàn Song chắn rác Bể lắng cát Bể điều hòa Bể lắng 1 Bể UASB Bể aerotank Bể lắng 2 Bể khử trùng Bể nén bùn Nguồn tiếp nhận

Đem san lấp mặt đường Đem chôn lấp

Ống dẫn khí Sân phơi cát

Hinh 4.1. Sơ đồ công nghệ phương án 1

Bơm clo

tại aerotank, rồi chảy tràn qua bể lắng đợt 2. Bùn thu được từ bể lắng đợt 2 là bùn hoạt tính, một phần được bơm tuần hoàn lại bể aerotank, phần còn lại được bơm qua bể chưa bùn tiếp tục xử lý. Nước được khử trùng bằng Clo, đạt QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sảntrước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Bùn thải ra ở bể lắng 1, bể UASB, bể lắng 2 sẽ được bơm qua bể nén bùn để tách ẩm, giúp giảm tải lượng đáng kể. Lượng bùn sau đó được đưa qua máy ép bùn để có thể tách nước tới mức tối đa, lượng bùn sau khi ép có thể sử dụng bón cho cây trồng hoặc đem chôn lấp. Nước ép thu từ bể nén bùn, máy ép bùn được tuần hoàn lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

Ưu điểm

- Thường được sử dụng, do nó phù hợp với điều kiện khí hậu ở các nước nhiệt đới.

- Vận hành tương đối đơn giản.

- Phù hợp cho các loại nước thải có hàm lượng COD từ thấp đến cao.

- Những năm gần đây UASB được ứng dụng rộng rãi hơn các công nghệ khác do nguyên lý quá trình được xem là thuận tiện và đơn giản nhất, những hạn chế trong quá trình vận hành UASB có thể dễ dàng khắc phục bằng các phương pháp xử lý sơ bộ. Tính kinh tế cũng là một ưu điểm của UASB.

- Chi phí đầu tư thấp.

- Nồng độ cặn khô từ 20%-30%. - Không sử dụng hóa chất.

Khuyết điểm

- Rất nhạy cảm với các hợp chất gây ức chế.

- Trong một số trường hợp cần xử lý thứ cấp để giảm sự sinh mùi. - Thời gian làm khô bùn dài.

- Hoạt động không phụ thuộc vào điều kiện môi trường và thời tiết. Tuy nhiên những mặt hạn chế này dễ khắc phục. Xử lý sơ bộ tốt sẽ đảm bảo được môi trường sinh trưởng thuận lợi cho vi sinh vật kỵ khí. Nếu cấy vi khuẩn tạo acit và vi khuẩn tạo methane trước (phân trâu bò tươi) với nồng độ thích hợp và vận hành với chế độ thủy lực ≤1/2 công suất thiết kế thì thời gian khởi động có thể rút ngắn xuống từ 2 - 3 tuần.

Một phần của tài liệu Tổng quan về các quá trình sinh học trong xử lý nước thải thủy sản (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w