1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn vận dụng phương pháp giáo dục steam trong giảng dạy đọc hiểu văn bản ngữ văn nhằm phát huy năng lực của học sinh

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm

Trong thực tiễn giảng dạy, để giúp HS đọc hiểu các văn bản Ngữ Văn 11, tôi nhậnthấy đa phần giáo viên đã lựa chọn biện pháp sau:

Biện pháp: Giảng văn

- Tình trạng: HS ít phải hoạt động- Nhược điểm, hạn chế:

+ Tách riêng nội dung và nghệ thuật+ Quá chú trọng vai trò của người Thầy

5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:

- Nghề nào cũng cần có sự đổi mới, nghề dạy học lại càng cần có sự đầu tư sáng tạohơn nữa bởi lẽ đây là nghề trao và nhận kiến thức Kiến thức vốn đã phong phú, đa dạng,biết đã khó hướng dẫn người khác còn khó hơn Cho nên người thầy dạy học ngoài chuyênmôn vững vàng, kiến thức sâu rộng rất cần có phương pháp giảng dạy tốt để học sinh tiếpnhận kiến thức dễ nhất và nhanh nhất Đặc biệt người thầy cũng phải linh hoạt thay đổi cácphương pháp truyền giảng để tạo hứng thú cho học sinh.

Môn Ngữ văn vừa là một môn khoa học lại là bộ môn có tính nghệ thuật Đây là mônhọc của cảm xúc, của trái tim tác động đến người học thông qua những hình tượng nghệthuật Không có những con số chính xác, những công thức mặc định, môn Ngữ văn mangđến những cảm nhận, những rung cảm từ đó tác động đến tâm hồn, tình cảm giúp các emhọc sinh có thêm những nhận thức, những trải nghiệm về cuộc sống Do tính chất, đặc trưngriêng của bộ môn, dạy học môn Ngữ văn đòi hỏi ở người thầy những đặc thù khác biệt.Ngoài việc phải biết tự xác định lượng kiến thức trong bài để xây dựng được hệ thống kiếnthức mạch lạc, người thầy rất cần có phương pháp giảng dạy hấp dẫn nhằm kích thích hứng

Trang 3

thú cũng như những rung cảm nghệ thuật của các em học sinh Đến với mỗi bài giảng ngườigiáo viên Ngữ văn cần tìm hiểu kĩ, đặt mình vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, hiểuđược căn cốt vấn đề từ đó hướng dẫn học sinh bằng tất cả tâm huyết của mình Cùng vớitâm huyết, trách nhiệm người giáo viên Ngữ văn trước khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ cácphương pháp truyền đạt để có được phương thức giảng dạy phù hợp với nội dung bài học vàtâm lí của học sinh.

- Giáo dục STEAM đang là vấn đề thời sự của giáo dục nước nhà, là một hướng đi rấtthiết thực cho sự đổi mới nền giáo dục, phù hợp với xu thế của cuộc Cách mạng côngnghiệp 4.0 Đã có rất nhiều tài liệu dành riêng cho giáo dục STEAM nhưng chúng ta vẫnchưa đạt được sự thống nhất về nhận thức và cách tiếp cận giáo dục STEAM Trước thực tếđó, sáng kiến này mong muốn góp một phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề chủ yếu về líluận của dạy học STEAM và sự liên quan của nó với việc giảng dạy môn Ngữ văn THPT.

Từ những trăn trở về đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và đổi mới phươngpháp giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng, từ những băn khoăn về các văn bản trong chươngtrình Ngữ văn 11, tôi xin chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp về vấn đề mà tôi đã trải nghiệm:

“Vận dụng phương pháp giáo dục STEAM trong giảng dạy đọc hiểu văn bản Ngữ Vănnhằm phát huy năng lực của học sinh”.

6 Mục đích của của giải pháp sáng kiến

Sáng kiến tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu của lí luận của dạy học STEAM vàsự liên quan của nó với việc giảng dạy môn Ngữ văn THPT; đề xuất một số hình thức vậndụng lí luận STEAM vào quá trình giảng dạy Đồng thời, trong sáng kiến này, nhóm tác giảcũng đưa ra một cách soạn giáo án mới, nêu rõ việc áp dụng STEAM một cách cụ thể trongcác hoạt động dạy học

7 Nội dung:

7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:

Nhóm giải pháp mà chúng tôi thực hiện để vận dụng dạy học dự án Steam trong giảngdạy một số văn bản Ngữ Văn 11 nhằm phát huy năng lực của học sinh gồm những giải phápcụ thể sau:

+ Trang bị, cung cấp tri thức về phương pháp giáo dục STEAM

+ Định hướng vận dụng phương pháp STEAM nhằm phát triển năng lực, phẩmchất của HS qua các bài đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn THPT

+ Mô hình bài giảng mẫu: Vận dụng phương pháp dạy học STEAM vào giảng dạytác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao

7.1.1 Giải pháp 1

*Tên giải pháp: Trang bị, cung cấp tri thức về phương pháp giáo dục STEAM

Trang 4

*Nội dung:

7.1.1.1 Phương pháp giáo dục STEAM hướng tới một quan niệm:

Phương pháp giáo dục STEAM là phương pháp kết hợp giữa các môn học STEAMgồm Khoa học-Science, Công nghệ -Technology, Kỹ thuật-Engineering, và Toán học-Mathematics và bổ sung thêm Nghệ thuật-Art Phương pháp STEAM sẽ tập trung học tậpvà thực hành thay vì theo cách giáo dục truyền thống chủ yếu học lý thuyết Người họcđược tiếp cận và trang bị kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật,nghệ thuật và toán học theo cách tiếp cận liên môn Từ đó vận dụng linh hoạt kiến thức vàogiải quyết vấn đề thực tiễn trong học tập và trong cuộc sống Phương pháp STEAM xemgiáo viên là người cung cấp kiến thức, hỗ trợ về học tập và học sinh mới là trung tâm Tiêuchí của phương pháp này là không truyền đạt tri thức một chiều, không áp đặt các kiến thứclý thuyết mà chú trọng giúp người học tự tìm hiểu khám phá tự đặt ra các câu hỏi và trả lời.Các kiến thức và kỹ năng được tích hợp, lồng ghép với nhau trong bài học giúp học sinhhiểu rõ về nguyên lý và có thể thực hành giải quyết được các vấn đề mình gặp phải.

Trang 5

Phương pháp học này nhấn mạnh việc học tập dựa trên thực hành thay vì cách giáodục truyền thống, kiến thức lí thuyết STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dụctruyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, với mục đích giúp học sinh hiểuđược sự liên quan giữa các khối kiến thức và có thể vận dụng tốt vào thực tế Chương trìnhgiáo dục STEAM thành công ở khả năng truyền cảm hứng cho học sinh Các em còn khôngnhận ra mình đang tiếp thu một lượng lớn kiến thức nhờ sự say mê cuốn theo từng hoạtđộng của cả lớp, Truyền cảm hứng luôn là một yếu tố quan trọng để học sinh đam mê vàphát huy tiềm năng bản thân Nội dung kiến thức trong giáo dục STEAM không khác nhiềuvới chương trình giáo dục thông thường nhưng nó khuyến khích học sinh tìm ra giải phápthực tế cho mỗi vấn đề mà các em đang gặp phải Học sinh được tham gia nhiều các hoạtđộng thảo luận để rèn luyện tư duy sáng tạo, luôn biết liên hệ thực tế.

Cần phân biệt dạy học theo STEM và STEAM Chữ “A” (ART) là một thuật ngữ đạidiện cho nghệ thuật tự do, nghệ thuật ngôn ngữ, nghiên cứu xã hội, nghệ thuật thể chất, mĩthuật và âm nhạc Giáo dục STEAM là áp dụng tư duy sáng tạo, kích thích trí tưởng tượnggiúp người học khám phá và phát triển các kĩ năng cần thiết như hợp tác, giao tiếp, giảiquyết vấn đề và suy nghĩ phê phán Cách học tập này cũng tăng cường tính linh hoạt củahọc sinh, khả năng thích ứng, năng suất, trách nhiệm và đổi mới Giáo dục theo STEAM làmột bước chuyển mình mới đưa giáo dục tiến bộ và phát triển hơn

7.1.1.2 Cơ sở hình thành dạy học dự án STEAM trong giáo dục nước ta.

Giáo dục theo hướng vận dụng những kĩ thuật, phương pháp dạy học tiên tiến, hiệnđại trong đó có vận dụng dạy học theo dự án STEAM là một định hướng của nền giáo dụcnước nhà theo hướng đổi mới.

Định hướng phát triển GDĐT giai đoạn 2021-2030 Đại hội XIII xác định là: “Tạođột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng caovà trọng dụng nhân tài” Việc Đảng ta nhấn mạnh yêu cầu “tạo đột phá” trong đổi mới

GDĐT là xuất phát từ tình hình thực tế sau 35 năm đổi mới đất nước, 30 năm thực hiệnCương lĩnh 1991, mười năm thực hiện Cương lĩnh 2011, đặc biệt là 5 năm thực hiện Nghịquyết Đại hội XII Mặc dù sự nghiệp GDĐT đã có những chuyển biến tích cực cả về quymô, số lượng, chất lượng, hiệu quả, cả về nội dung, phương pháp, phương thức đào tạo vàđội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, … Tuy nhiên, việc “đổi mới GDĐT, khoa học vàcông nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”

Sự hạn chế đó không chỉ thể hiện trên bình diện tư duy, chính sách, giải pháp, tổchức hệ thống, công tác tổ chức, cán bộ, mà còn cả về mặt giáo dục đạo đức, kỹ năng sống,giáo dục nghề nghiệp, kỹ năng thực hành, giáo dục kết hợp nghiên cứu khoa học, đầu tư chogiáo dục chưa theo kịp yêu cầu phát triển Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của khoahọc công nghệ, sự tích lũy kho tàng tri thức khổng lồ của loài người, càng đòi hỏi phải kịp

Trang 6

thời đổi mới cách tiếp cận, nội dung, phương pháp GDĐT Như vậy, sự “tạo đột phá” là yêucầu cấp thiết, khách quan, phù hợp với mục tiêu về GDĐT và yêu cầu nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài.

Nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT trong nhiệm kỳ Đạihội XIII có nhiều điểm mới so với Đại hội XII, không còn gộp chung với khoa họccông nghệ mà được tách thành một mục riêng “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”; thay từ “pháttriển” bằng từ “nâng cao” và thêm cụm từ “phát triển con người” Trên cơ sở đó, chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã đặt ra nhiệm vụ: “ Phát triểnnguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là hiện đại hóa giáo dục,nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng” Nếu trước đây chỉ nhấn

mạnh “phát triển nhanh GDĐT”, thì điểm mới lần này là trực tiếp đề cập đến việc đápứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vàhội nhập quốc tế.

Báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp phát triểnGDĐT giai đoạn 2021-2030, đó là: Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện cóhiệu quả chủ trương GDĐT cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là độnglực then chốt để phát triển đất nước; tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, đặcbiệt chú trọng giáo dục mầm non, tiểu học, tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi đểmỗi người dân có cơ hội được thụ hưởng công bằng thành quả của nền giáo dục; xây dựngvà hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế, lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo; hoàn thiện cơchế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học vàchuyển giao công nghệ của các cơ sở GDĐT, cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệmxã hội, cần đổi mới chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quảnlý giáo dục là khâu then chốt; nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho GDĐT gắn với đổi mới cơchế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư, hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xãhội hóa GDĐT đúng hướng, hợp lý Phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh vềGDĐT ở khu vực, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạonhân lực quốc tế.

Các nhiệm vụ, giải pháp phát triển GDĐT giai đoạn 2021 - 2030 chủ yếu tập trungvào hai nhóm vấn đề lớn là: Xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách phát triển GDĐT;tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương phápGDĐT và hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân Việc tập trung xây dựng và hoàn thiệncác thể chế, chính sách là để làm sao có thể thu hút và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, tạo

Trang 7

thêm động lực nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả cao “chủ trương giáo dục và đào tạocùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triểnđất nước” Trong đó nhấn mạnh những điểm mới như: Thực hiện lộ trình tiến tới miễn họcphí đối với học sinh phổ thông; phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập phù hợp với xuthế của thế giới và điều kiện của Việt Nam; đào tạo lại lực lượng lao động phải chuyển đổinghề nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động củaCách mạng công nghiệp lần thứ tư; quan tâm thích đáng phát triển giáo dục ở miền núi,vùng cao, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Gắn kết chặt chẽ GDĐT với nghiên cứu,triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới; đề cao vị trí, vai trò và tráchnhiệm xã hội, đi đôi với chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục Đầu tư thích đáng cho GDĐT chất lượng cao, trình độ cao; đầu tư đặc thùcho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh tự chủ đại học, tạo đột pháphát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao…

Việc tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức,phương pháp GDĐT theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế là nhằm thích ứng với cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư; còn việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dânlà nhằm bảo đảm điều kiện cho mỗi người dân đều được thụ hưởng một cách công bằngthành quả của nền giáo dục Theo đó, GDĐT cần đặt trọng tâm vào phát triển con ngườimột cách toàn diện cả về phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi của tinhthần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc; khơi dậy được khát vọng phát triển đất nước phồnvinh, hạnh phúc và thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đổi mới GDĐTphải bắt đầu từ giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học, quan tâm nhiều tới giáo dục phổthông; đưa nội dung kỹ năng số vào chương trình giáo dục phổ thông; nâng cao chất lượng,hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, coi trọng dạy, học và sử dụng tiếng Anh; đào tạo con ngườitheo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năngnhận thức, tư duy sáng tạo, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thôngtin, công nghệ số và hội nhập quốc tế; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bịkiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, từ học chủ yếu trênlớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua Internet,truyền hình… Qua đại dịch Covid-19 cho thấy giáo dục đã chuyển mình tương đối thànhcông sang giáo dục trực tuyến, điều này cũng phù hợp xu thế thời đại; hoàn thiện, ổn địnhhệ thống sách giáo khoa và chế độ thi cử ở các cấp học, đây là vấn đề căn bản, cốt yếu củamọi nền giáo dục, riêng ở nước ta còn nhiều bất cập; hoàn thiện và thực hiện ổn định cácphương thức đánh giá, kiểm định chất lượng GDĐT Đa dạng hóa các loại hình đào tạo,phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền; thực hiệncơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học; thí điểm chuyển đổi mô hình trường công lập

Trang 8

sang cơ sở giáo dục do cộng đồng, doanh nghiệp quản lý và đầu tư phát triển; xây dựng xãhội học tập, học tập suốt đời; chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên đáp ứng yêucầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, nếu không làm tốt điều này thì không thể đổi mớicăn bản, toàn diện GDĐT được Tiếp tục hoàn thiện các khâu, các yếu tố của quá trình đàotạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế…

Những định hướng và nhiệm vụ, giải pháp phát triển GDĐT trong các văn kiện Đạihội XIII của Đảng có ý nghĩa hết sức sâu sắc, một mặt khẳng định tính kế thừa, sự nhấtquán trong quan điểm của Đảng coi GDĐT là quốc sách hàng đầu; thể hiện sự nhanh nhạycủa Đảng, Nhà nước ta trong việc thích ứng với xu thế thời đại, tiếp thu những tinh hoa củanhân loại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam; mặt khác tiếp tục làm sáng tỏ quan điểm đặtcon người ở vị trí trung tâm, con người là mục tiêu thiêng liêng, cao cả của sự nghiệp cáchmạng, trên nền tảng của sự phát triển GDĐT Để hiện thực hóa quan điểm, chủ trương củaĐảng về GDĐT, ngoài sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội,thiết nghĩ mỗi cán bộ, giáo viên ngành GDĐT cần phải đầu tư nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơnvề nội dung GDĐT, từ đó vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn công tác của mình.

Dạy học theo dự án STEAM là một phương pháp dạy học mởi rất phù hợp với xu

hướng đổi mới giáo dục hiện nay Điều 28.2 trong Luật giáo dục đã ghi: “Phương phápgiáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh;phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyệnkỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thúhọc tập cho học sinh” Đánh giáthực trạng giáo dục Việt Nam, tài liệu chiến lược phát triểngiáo dục đã khẳng định: “Chương trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, nặng vềthi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bóthực tiễn với phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó chặtchẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và triển khai ứng dụng" Nghị quyết Hội nghị Trungương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Chuyển mạnhquá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất người học Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trườngkết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”, với mục tiêu: “Giáo dục con người ViệtNam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cánhân ”

7.1.1.3 Các phẩm chất, năng lực cần phát triển cho HS qua dạy học theo dự ánSTEAM.

Trang 9

a Về phẩm chất

* Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng

và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước Tình yêu đất nướcđược thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào vàbảo vệ những điều thiêng liêng đó Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dântộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó Để cóđược tình yêu này thì học sinh phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, quanhững cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và người học phải được sống trongtình yêu hạnh phúc mỗi ngày.

* Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái

thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đốixử, sẵn sàng tha thứ, tôn trọng về văn hóa, tôn trọng cộng đồng.

* Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia

công việc chung sẽ giúp các em học sinh rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được nhữngthành công lớn lao trong tương lai Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày

Trang 10

của người học, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi Việc rèn nềnếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ các em học sinh hình thành phẩmchất đáng quý này.

* Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô

dụng Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng vàbiết đứng ra bảo vệ lẽ phải Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến củamình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt Với môi trường học tập không áp lực,không nặng nề điểm số, khuyến khích người học nói lên chính kiến của mình thông qua cácdạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở chohọc sinh ngay từ nhỏ.

* Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới

là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn Trách nhiệmviệc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm soát đánh giá nhữngquy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân trẻ, với tậpthể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội.

b Về năng lực

* Năng lực giải quyết vấn đề: Năng lực giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn được

thể hiện ở khả năng đánh giá nội dung của văn bản, biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới vàphức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập đểthấy được khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới; biết quan tâm tớicác chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huốngdưới những góc nhìn khác nhau Môn Ngữ văn đề cao vai trò của HS với tư cách là ngườiđọc tích cực, chủ động, không chỉ trong hoạt động tiếp nhận mà còn trong việc tạo nghĩacho văn bản Khi viết, HS cần phải bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng và triển khai ý tưởngmột cách sáng tạo Qua việc học môn Ngữ văn, nhất là đọc và viết về văn học, HS có đượckhả năng đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới; suy nghĩ không theo lối mòn, biết cách giảiquyết vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với tình huống, bối cảnh.

* Năng lực sáng tạo: là năng lực tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh

trong học tập và cuộc sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệuquả Năng lực sáng tạo thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén, ứng biến nhanh nhạy của học sinhvới các đơn vị kiến thức và các tình huống.

* Năng lực hợp tác: là hình thức HS làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn

thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúpđỡ nhau để cùng giải quyết vấn đề Khi làm việc cùng nhau, HS học cách làm việc chung,lắng nghe người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ

Trang 11

* Năng lực tự quản bản thân: Năng lực này thể hiện ở khả năng của mỗi con người

trong việc kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống của cuộc sống, ởviệc biết lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch, ở khả năng nhận ra và tự điều chỉnh hànhvi của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau Khả năng tự quản bản thân giúp mỗi ngườiluôn chủ động và có trách nhiệm đối với những suy nghĩ, việc làm của mình, sống có kỉluật, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình

* Năng lực giao tiếp: Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và

người nghe, nhằm đạt được một mục đích nào đó Việc trao đổi thông tin được thực hiệnbằng nhiều phương tiện, tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất trong giao tiếp là ngôn ngữ.Năng lực giao tiếp bao gồm các thành tố: sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, sựhiểu biết về các tri thức của đời sống xã hội, sự vận dụng phù hợp những hiểu biết trên vàocác tình huống phù hợp để đạt được mục đích

Ngoài những năng lực chung được nêu trên, môn Ngữ văn ít nhiều có thế mạnhtrong những trường hợp nhất định của quá trình dạy học, những năng lực chung khác cũngcần được hướng tới Chẳng hạn, năng lực sử dụng công nghệ thông tin khai thác các nguồnthông tin mạng, những hình ảnh trực quan về các chi tiết nghệ thuật được miêu tả bằngngôn ngữ văn học.

7.1.1.4 Mục tiêu của việc phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh theophương pháp dạy học theo dự án STEAM.

Thứ nhất, giáo dục STEAM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên

môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng Thay vì dạy các môn học nhưcác đối tượng tách biệt và rời rạc, STEAM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắnkết dựa trên các ứng dụng thực tế Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừahọc được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Thứ hai, giáo dục STEAM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải

quyết vấn đề cho người học Trong mỗi bài học theo chủ đề STEAM, học sinh được đặttrước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết Để giải quyết vấn đề đó, học sinhphải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (quasách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giảiquyết vấn đề đặt ra.

Thứ ba, giáo dục STEAM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là

phong cách học tập sáng tạo Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người họcsẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức;phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà ngườihọc đang phải giải quyết.

Trang 12

Thứ tư, bài học STEAM đưa học sinh vào hoạt động nhóm kiến tạo, tìm tòi, khám

phá, định hướng hành động, trải nghiệm và tạo ra sản phẩm học Trong bài học Steam, hoạtđộng của HS được thực hiện theo hướng mở có “khuôn khổ” về các điều kiện mà HS đượcsử dụng (chẳng hạn điều kiện về các phương tiện học tập) Hoạt động học là hoạt động tựgiác và hợp tác; tự tin và mạnh dạn, mở rộng hiểu biết với thế giới bên ngoài HS tự học vàtrao đổi thông tin để chia sẻ ý tưởng, mở rộng và điều chỉnh kiến thức, điều chỉnh các ýtưởng của mình và thiết kế hoạt động tìm tòi, khám phá của bản thân cho phù hợp với tìnhhuống có vấn đề đang phải giải quyết Điều quan trọng là sản phẩm hay giải pháp phải dochính HS làm ra và phải có tính mới (sự thay đổi, cải tiến cái cũ hay làm ra cái mới), tínhhơn (đẹp hơn, hợp lí hơn, tiết kiệm hơn,…) cái hiện có Công việc của GV là đặt ra nhữngcâu hỏi dạng mở, khơi gợi trí tưởng tượng cho HS; khuyến khích HS đặt câu hỏi và kiênnhẫn với các câu hỏi “đến cùng” của các em Kết quả học tập chỉ có thể đạt được dựa trênsự nỗ lực của từng cá nhân và phát huy tác dụng cộng hưởng qua tương tác trong và ngoàitừng nhóm Điều đó sẽ có hiệu quả cao nếu nhà trường xây dựng được những tập thể lớp tựchủ, cho HS giao lưu rộng rãi với nhiều người trong xã hội, bạn bè cùng trang lứa ở nơicông cộng cũng như trường học để hỗ trợ cho các hoạt động học tập.

Như vậy, mục tiêu chính của dạy học dự án là quá trình, hiệu quả học tập chứkhông phải bản thân sản phẩm Giải quyết các vấn đề có thật trong thực tiễn gắn với nộidung học tập, tránh hàn lâm, kinh viện Phát triển và rèn luyện cho người học kỹ năngthế kỷ 21 như kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm…Khuyến khích tinh thần tự chủ, tự học của người học Người học chủ động chiếm lĩnh tríthức, rèn kỹ năng và tạo ra sản phẩm có ích cho cộng động, xã hội Khích lệ sử dụngcông nghệ thông tin vào quá trình học tập.

7.1.1.5 Những ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án STEAM khi ứng dụng vào môn Ngữ văn.

Học theo dự án STEAM cũng giúp người học từ hình thức học thụ động sang hìnhthức học chủ động có định hướng.

Ngoài ra cách học dự án STEAM còn góp phần phát huy tính tự lực, tính tráchnhiệm; phát triển khả năng sáng tạo; rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;rèn kỹ năng làm việc nhóm; phát triển năng lực đánh giá.

Trang 13

Đặc biệt cái khó của học theo dự án STEAM là đòi hỏi phương tiện vật chất vàphương tiện phù hợp.

7.1.1.6 Tiến trình thường gặp của hình thức dạy học theo dự án STEAM.

a Sự chuẩn bị: Gồm các bước dưới đây

* Xây dựng ý tưởng: Tìm hiểu, phát hiện vấn đề thực tiễn cần giải quyết.

* Lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đề: Lựa chọn một trong những vấn đề đã phát hiện để làm dự án.

* Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập: Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.

b Thực hiện dự án: Gồm hai bước chính

* Thu thập thông tin: Thu thập thông tin và xử lý thông tin thu được.

* Thực hiện điều tra: Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn.

c Kết thúc dự án: Gồm các bước như sau

* Xây dựng sản phẩm và trình bày kết quả: Sản phẩm dự án có thể là những bài thu hoạch, báo cáo hay sản phẩm vật chất, thậm chí là những sản phẩm tinh thần như: Hát, kịch…

* Đánh giá dự án: Đánh giá sản phẩm của nhóm theo tiêu chí đã đưa ra.

Khảo sát thực trạng vận dụng dạy học dự án STEAM nhằm phát triển năng lực,phẩm chất HS qua các bài đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn THPT

Để có căn cứ chính xác, khách quan đánh giá thực trạng việc vận dụng các PPDHtích cực nhằm phát triển năng lực, phẩm chất HS qua các bài đọc hiểu văn bản môn Ngữvăn bậc THPT của một số trường THPT trong tỉnh.

Trên cơ sở phân tích số liệu, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng, sángkiến tập trung đề xuất, định hướng, áp dụng một số PPDH tích cực nhằm phát triển nănglực, phẩm chất HS qua các bài đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn bậc THPT, tôi đã tiến hànhkhảo sát GV và HS khi dạy học các văn bản đọc hiểu môn Ngữ văn THPT.

*Kết quả khi thực hiện giải pháp:

Trang 14

Giải pháp trên đây được chúng tôi áp dụng thực hiện cho lớp 11 Sinh trường THPTChuyên Bắc Giang Kết quả đánh giá tác động của giải pháp trong việc đọc hiểu một số vănbản Ngữ Văn 11 được tổng hợp bằng hình thức khảo sát như sau:

- Đối tượng khảo sát: học sinh lớp 11 Sinh, 34 HS

- Thời gian khảo sát: năm học 2022 – 2023 (tháng 9/2022)- Hình thức khảo sát: Phiếu khảo sát

- Kết quả khảo sát:

+ Tổng số phiếu khảo sát: 34+ Tổng số phiếu trả lời: 34

Nội dung đánh giáTrước khi thực hiệngiải pháp

Sau khi thực hiệngiải pháp

Sự cần thiết phải vận dụng phươngpháp dạy học STEAM vào việc đọchiểu các tác phẩm văn học

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Ban đầu rất ít học sinh hiểu rõ ràng, đầy đủ về phương pháp dạy học STEAM Cácem có nghe về phương pháp STEAM và hiểu một cách giản đơn là học gắn với thực tiễn, cósản phẩm Nhưng qua việc giáo viên giới thiệu, trang bị, cung cấp thông tin, HS đã hiểu bảnchất của phương pháp giáo dục này.

- Trước khi áp dụng phương pháp, phần đông các em HS đều trả lời việc vận dụngdạy học theo dự án STEAM vào học tập các môn nói chung và nhất là đọc hiểu môn NgữVăn là chưa cần thiết Nguyên nhân là bởi các em phải học nhiều môn học, thời gian đểthực hành các sản phẩm theo cách học dự án không nhiều Ngoài ra, HS chưa có thói quensuy nghĩ, sáng tạo nên còn lúng túng, lạ lẫm với những hình thức học mới mẻ Do sự hạnchế về điều kiện vật chất như kinh phí, các trang thiết bị…nên HS ngại thực hành Nhưngsau khi áp dụng giải pháp, HS đã nhận thấy những ưu điểm của phương pháp dạy họcSTEAM và mong muốn được thụ hưởng những thành tựu của phương pháp này để hoạtđộng học tập sôi nổi, hiệu quả hơn

7.1.2 Giải pháp 2:

*Tên giải pháp: Định hướng vận dụng phương pháp STEAM nhằm phát triển

năng lực, phẩm chất của HS qua các bài đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn THPT

*Nội dung:

7.1.2.1 Định hướng xây dựng hứng thú cho học sinh

Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, mà cuộc sống bao giờ cũng bề bộn và vôcùng phong phú Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống đã được nhà văn chọnlọc phản ánh Vì vậy môn văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng: Nó là vũ khí

Trang 15

thanh tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn tình cảm của con người, nó bồi đắp cho

con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn M.Go rơ Ki nói:''Văn học giúp conngười hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở conngười khát vọng hướng tới chân lý" Văn học "Chắp đôi cánh" để các em đến với mọi thời đại

văn minh, với mọi nền văn hoá, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, con người,trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện mỹ.

Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cáiđẹp của văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh Một giờ dạy văn làphải tạo ra được những rung động thẩm mỹ, sâu sắc khiến người ta say mê Song nhiệm vụkhông kém phần quan trọng của giáo viên dạy văn là rèn luyện kỹ năng văn học cho họcsinh Thực ra không phải từ khi đến trường các em mới có cảm xúc thẩm mỹ, mới có nănglực cảm thụ cái đẹp Ngay từ thuở còn nằm trong nôi qua lời ru của bà, của mẹ, lớn lên nghehát, nghe ngâm thơ các em đã đượctiếp xúc với văn chương Vì thế khi đến trường thôngqua học tác phẩm văn chương những cảm xúc thẩm mỹ của các em phải được uốn nắn, sửachữa và bồi dưỡng, nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúng đắn Điều đó muốnkhẳng định rằng bồi dưỡng học sinh không những là việc làm đúng đắn mà còn là công việccó tầm quan trọng trong nhà trường phổ thông Nó góp phần phát hiện bồi dưỡng để tiến tớiđào tạo một phẩm chất, một lực lượng lao động đặc biệt của xã hội, lao động sáng tạo nghệthuật Nó kích thích cổ vũ mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong họctập, tu dưỡng của học sinh nói chung Nó còn là một việc làm thiết thực góp phần nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Đối với những thứ khó hiểu, con người thường dễ nản lòng Chính vì vậy mà bước cơbản của việc tạo sự hứng khú cho học sinh chính là làm cho học sinh nhận thức được mụctiêu, lợi ích của bài học

Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho học sinh ý thức được lợiích của việc học để tạo động cơ học tập Mục tiêu này có thể được trình bày một cách tườngminh ngay trong tài liệu học tập hoặc có thể trình bày thông qua các tình huống dạy học cụthể

Sau khi đã giúp học sinh nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của bài học, hãykhiến cho nội dung học tập trở nên thú vị hơn Các thầy cô có thể sắp xếp lại các kiến thứctrong SGK theo phong cách của mình hoặc chia nhỏ nội dung học

Nội dung mỗi bài học được làm ngắn gọn, dễ hiểu, đúng trọng tâm làm gia tăng tỷ lệhọc sinh xem hết bài giảng cũng như ghi nhớ kiến thức Thêm vào đó, việc học bài trở thànhmột nhiệm vụ dễ hoàn thành, học sinh cũng sẽ hào hứng, tự tin hơn.

Cách truyền tải là yếu tố quan trọng quyết định trong việc khơi gợi hứng thú học tập củahọc sinh Nội dung hay nhưng cách truyền tải không khơi gợi được hứng thú thì rất uổng phí

Trang 16

phần nội dung mà các thầy cô đã mất công tìm tòi, nghiên cứu Có nhiều thầy, cô chỉ chú trọngnội dung mà không để ý đến cách giảng dạy, khiến học sinh cảm thấy khó hiểu, đôi khi là"nhàm chán" với bài học.

Một số hình thức giảng dạy giúp khơi gợi hứng thú học tập của học sinh:

Hình thức này chỉ phù hợp với những môn học khoa học, thực tế: môn công nghệ, khoahọc Việc tìm tòi từ thiên nhiên sẽ giúp học sinh đến gần với thực tế hơn là những lýthuyết, mô hình học tập.

Tạo ra những video dạy học thú vị

Thay vì chỉ đọc viết, chép bảng, các thầy cô có thể thử hình thức truyền tải kiến thứcthông qua các video.

Khi hướng dẫn học sinh học văn bản “Chí Phèo” giáo viên phải có những cách thứckhơi gợi hứng thú cho người học Hứng thú có thể đến từ khả năng dẫn dắt, gợi mở vànhững câu hỏi cho học sinh Nhiệm vụ của người giáo viên là phải khích lệ được nhu cầumuốn khám phá của học sinh và cuốn học sinh vào không khí của tác phẩm.

7.1.2.2 Định hướng xây dựng tinh thần tự học

Xã hội đang hướng đến nền kinh tế của kiến thức Mà để có được kiến thức vữngchắc, thì tinh thần tự học lại là yếu tố quyết định Tự học là sự chủ động, tích cực tìm hiểukiến thức qua hướng dẫn của thầy cô Tự học mà không cần người khác nhắc nhở mình Tựhọc giúp chúng ta tiếp nhận kiến thức bằng niềm đam mê, hứng thú, chủ động Còn giúpchúng ta có thói quen không dựa dẫm vào những thứ có sẵn, mà còn giúp ta sáng tạo, linhhoạt hơn trong mọi việc Muốn thực hiện ước mơ, thì tự học là con đường giúp ta biến ướcmơ trở thành hiện thực Chúng ta cần lĩnh hội được những kiến thức trọng tâm, sáng tạotrong cách học không chỉ tiếp nhận kiến thức trong trường học mà còn cả trong gia đìnhvà xã hội Dù ở hình thức nào thì tự học vẫn là yếu tố quan trọng nhất, có vậy thì chúng tamới thành công Ngược lại, bên cạnh còn có những thái độ học tập không tốt như: học đểđối phó với thầy cô, học mà ỉ lại vào bạn bè mà bản thân không tự làm lấy Qua đây mỗingười cần rút ra bài học cho bản thân: chúng ta cần có tinh thần ham học, say mê tìm tòi,giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức Chủ động sáng tạo, độc

Trang 17

lập trong học tập Như vậy, mới có thể tiếp nhận đầy đủ kiến thức để vươn tới nhữngước mơ của mình.

Học theo hình thức dự án STEAM học sinh buộc phải phát huy cao độ tinh thần tựhọc Bởi lẽ để hoàn thành các dự án đòi hỏi người học phải say mê nghiên cứu tìm tòi Đểhoàn thành các nhiệm vụ học tập nhất là hoàn tất các sản phẩm người học phải đọc các tàiliệu, tra cứu các thông tin, tự mày mò cách thức làm các thí nghiệm Hơn nữa những sảnphẩm học tập không phải làm một lần sẽ được ngay, người học phải chú tâm, kiên trì, tựchiến thắng chính mình.Trong các hình thức học tập, học theo dự án Steam thực sựphát huy tối đa khả năng tự học, đó là hướng giáo dục của xã hội thời công nghệ thôngtin phát triển như vũ bão.

Khi hướng dẫn học theo dự án các văn bản trong chương trình Ngữ văn 11 giáo viêncần đưa ra các vấn đề để học sinh nghiên cứu, tìm tòi Các vấn đề đặt ra phải có tính tìnhhuống, bám sát với thực tiễn phát huy tư duy của học sinh

7.1.2.3 Định hướng phương hướng liên môn

Triết học duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sởcủa các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng Các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới dùphong phú, đa dạng như thế nào thì chúng cũng chỉ là các dạng khác nhau của vật chất Nhờcó tính thống nhất đó chúng không thể tồn tại tách rời, biệt lập mà tồn tại trên cơ sở tácđộng qua lại, chuyển hóa lẫn nhau trên cơ sở mối liên hệ nhất định Chính trên cơ sở đó triếthọc duy vật biện chứng khẳng định: “liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định,sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt củacác sự vật hiện tượng trên thế giới” Giữa các bộ môn khoa học xã hội như: văn học, âmnhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, vũ đạo, …có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau; thậmchí giữa các môn khoa học xã hội và các môn khoa học tự nhiên cũng có mối quan hệ lẫnnhau Các sự vật hiện tượng trong thế giới này luôn có mối liên hệ tác động qua lại lẫnnhau, đôi khi sự thay đổi của sự vật hiện tượng này lại bắt nguồn từ sự vật, hiện tượng khácbởi vậy khi chúng ta đánh giá xem xét một vấn đề cần phải có cái nhìn toàn diện.

Dạy học tích hợp liên môn là dạy những kiến thức liên quan đến hai hay nhiều mônhọc Chủ đề tích hợp liên môn là những vấn đề liên quan đến kiến thức của các môn họckhác nhau Tích hợp liên môn được xem như là phương án trong đó nhiều môn học liênquan được kết lại thành một môn học với một hệ thống những chủ đề xuyên suốt Dạy họctích hợp nhằm giúp học sinh hình thành những kĩ năng tổng hợp kiến thức, kinh nghiệmthuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ đó hình thành những tri thức, kinh nghiệm mới, phát triểnđược những năng lực cần thiết nhất là những năng lực giải quyết các vấn đề trong học tậpvà đời sống.

Trang 18

Với môn Ngữ văn, dạy học tích hợp liên môn là biện pháp tối ưu mang lại sự sinhđộng, hấp dẫn cho môn học Bản thân môn Văn cũng là tổng hòa kiến thức của nhiều bộmôn khác nhau, trong văn học có kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa, khoa học nên việc dạyhọc liên môn với môn Văn là rất cần thiết và quan trọng Dạy học theo hình thức dự ánSteam lại càng cần đến tích hợp liên môn bởi lẽ nhờ cách tích hợp liên môn học sinh sẽ cóđược nhiều kiến thức tổng hợp và có những kĩ năng sống thực tế Đồng thời nhờ đó học sinhsẽ khám phá sự thú vị của văn chương, học văn sẽ tích lũy được những kiến thức uyên thâmlàm cho nhân sinh quan và thế giới quan được sâu sắc hơn.

Khi hướng dẫn học sinh học văn bản trong chương trình Ngữ văn 11 giáo viên có thểhướng dẫn học sinh tìm đến những kiến thức liên môn liên quan như: kiến thức lịch sử ViệtNam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, kiến thức môn giáo dục công dân Học sinhcó thể liên hệ với các bộ môn hội họa để vẽ những bức tranh về hình tượng các nhân vậttrong tác phẩm, học sinh có thể nghiên cứu các nhân vật viết lại kịch bản và học kĩ năngdiễn xuất…

7.1.2.4 Định hướng khả năng làm việc nhóm.

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng làm việc nhóm đang được khuyến khích ở hầuhết các lĩnh vực, xuất phát từ quan niệm “trí tuệ tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn trí tuệcủa mỗi cá nhân” Người ta coi các nhóm làm việc là nhân tố cơ bản tạo nên hiệu quả củavốn nhân lực trong một tổ chức Nhưng làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm thànhthục nhằm phát huy triệt để khả năng của mỗi cá nhân và sự phối hợp khi hoạt động trênmọi phương diện? Đó chính là vấn đề đặt ra Một cách hiểu khái quát nhất, nhóm là tập hợpcác thành viên có số lượng từ hai người trở lên, có giao tiếp trực diện, có kỹ năng bổ sungcho nhau, có sự chia sẻ mối quan tâm hoặc mục đích chung.

Hoạt động nhóm ngày càng trở thành một yêu cầu thiết yếu trong các tổ chức vớimục tiêu để phân công công việc và phối hợp công việc Và ngày nay, trong giáo dục, làmviệc nhóm càng được coi trọng Trong thực tế có những công việc mà một cá nhân khôngđủ khả năng giải quyết hoặc giải quyết hiệu quả không cao, vì thế, lựa chọn làm việc nhómlà sự phương pháp thực hiện công việc hợp lý nhất Theo đó, mỗi thành viên trong nhóm sẽtham gia đóng góp vào nội dung làm việc chung của nhóm để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụđối với vấn đề và yêu cầu công việc mà nhóm được giao Mỗi thành viên khi tiếp nhận phầnviệc của mình sẽ buộc phải có sự tương tác với công việc của các thành viên khác trongnhóm Phân công công việc không tạo nên những hoạt động độc lập mà thực chất là sự phâncông phối hợp

Làm việc nhóm cũng để tăng cường quản lý và kiểm soát công việc, bởi vai trò vàtrách nhiệm của nhóm sẽ khiến các thành viên của nhóm phải có sự xem xét toàn diện công

Trang 19

việc được giao Đối với những công việc đòi hỏi phải có quyết định rõ ràng, làm việc nhómsẽ giúp giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất, từ đó giúp tổ chức có những quyết định tốtnhất Trong nhóm, hoạt động của mỗi thành viên sẽ được kiểm soát bằng những quy chếlàm việc đã được cả nhóm thống nhất Với tư cách là một cá nhân làm việc trong một nhóm,mỗi thành viên sẽ chịu sự quản lý của người phụ trách nhóm, điều chỉnh hành vi giao tiếp,giải quyết vấn đề theo khuôn khổ quy chế đã đề ra Công việc, vì vậy, sẽ được tiến hành trôichảy và đồng bộ, có sự phối hợp nhịp nhàng

Làm việc nhóm là dịp để mỗi cá nhân đóng góp ý tưởng với những phát kiến củamình Những vấn đề do một cá nhân không thể giải quyết sẽ có sự tham gia đề xuất ý kiến,giải pháp của nhóm Từ những ý kiến, quan điểm và giải pháp khác nhau, thông qua hoạtđộng nhóm sẽ thống nhất các nội dung, vấn đề về một mối, tránh được sự chủ quan, độcđoán Quyết định cuối cùng của nhóm không bao giờ là của một thành viên bởi đó là thànhquả làm việc của cả nhóm

Làm việc nhóm là quá trình thu nạp thông tin và các ý tưởng hiệu quả nhất Mỗithành viên trong quá trình làm việc tham gia đóng góp ý kiến cũng tức là cung cấp thông tinliên quan đến các vấn đề cần giải quyết các thông tin được chia sẻ sẽ làm được bổ sung vàlàm phong phú nguồn tư liệu cần thiết phục vụ cho nội dung vấn đề nhóm cần giải quyết.Cũng chính trong quá trình làm viêc nhóm, các ý tưởng khác nhau sẽ được đề xuất, tạo nênsự đa dạng trong việc kiếm tìm các giải pháp cho vấn đề cần giải quyết Nhờ đó nhóm có cơhội lựa chọn nhiều hơn cho những quyết định cuối cùng.

Thực chất của việc xử lý thông tin là trên cơ sở các nguồn dữ liệu, cứ liệu đã đượccung cấp, nhóm sẽ phải lựa chọn những thông tin thiết yếu, liên quan trực tiếp đến vấn đềnhóm cần giải quyết Việc xử lý thông tin sẽ do tập thể nhóm quyết định với cái nhìn đachiều, đa diện và đảm bảo tính khách quan Nguồn thông tin và các ý tưởng đa dạng đòi hỏiviệc xử lý thông tin phải nhanh chóng và chuẩn xác Sự tham gia của các thành viên trongnhóm thực chất hướng tới tiêu chí này.

Một nhóm hiệu quả sẽ là nhóm có sự phối hợp chặt chẽ, tăng cường được sự tham giacủa các thành viên trong nhóm, thậm chí là sự tham gia của những người ngoài nhóm theosự thống nhất trao đổi, học hỏi của cả nhóm Nhóm phối hợp tốt là nhóm phát huy được tốiđa khả năng của các thành viên vì mục tiêu chung của nhóm Giữa các thành viên có sự ăný, nhịp nhàng, hỗ trợ cùng giải quyết vấn đề Nhóm phối hợp tốt là nhóm mà các thành viênđều tuân thủ theo những cam kết đã được thông qua trước cả nhóm, không có quan điểm cánhân trong quyết định cuối cùng của nhóm

Làm việc nhóm sẽ tăng cường các mối quan hệ giao tiếp Mọi ý kiến cá nhân đưa rađều được xem xét trên quan điểm của cả nhóm, vì vậy, mọi ý kiến phải tìm kiếm được sự

Trang 20

đồng thuận của các thành viên trong nhóm Để thuyết phục các thành viên khác, những ýkiến, giải pháp đưa ra phải dựa trên sự thương thuyết với những luận điểm, luận cứ và luậnchứng xác đáng Nhờ đó kỹ năng đàm phán được phát huy Mặt khác trong trường hợp cácquan điểm trái chiều khi xuất hiện trong nhóm cũng sẽ được điều tiết bởi sự thống nhất cuốicùng của nhóm, tránh nảy sinh xung đột, nhất là xung đột cá nhân có thể xảy ra

Làm việc nhóm đáp ứng được nhu cầu quan hệ xã hội Quá trình làm việc nhóm cũnglà quá trình kết nối, tìm hiểu về nhau của các thành viên trong cùng một nhóm, đồng thờicũng là quá trình tự ý thức của bản thân mỗi người trong mối tương quan với các thành viênkhác của nhóm Mỗi thành viên nhóm có cơ hội bộc lộ năng lực, trình độ, thậm chí cá tínhcủa mình, đồng thời cũng có sự nhìn nhận, đánh giá những biểu hiện của người khác trongnhóm, từ đó điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ, thậm chí cả tính cách cho phù hợp với tập thểnhóm Nhận được sự giúp đỡ trong việc thực hiện mục tiêu cụ thể thông qua nhóm, mỗi cánhân có cơ hội tự điều chỉnh mình trên cả phương diện giao tiếp, khả năng phối hợp và kiếnthức, nhận được sự giúp đỡ trong việc thực hiện mục tiêu cụ thể Thế mạnh trong khả năngvà trình độ được phát huy, và bên cạnh đó những điểm yếu của mỗi cá nhân cũng sẽ đượckhắc phục.

Nhóm cũng là nơi có thể chia sẻ, thông cảm và tìm được sự cộng hưởng khi cùng tạonên một thành quả lao động cụ thể Làm việc theo nhóm có thể giảm được một số nhân sự,khâu trung gian nên hoạt động của tổ chức linh hoạt hơn trong mọi điều kiện khác nhau, kểcả trong bối cảnh biến đổi mạnh, nhờ đó nắm bắt cơ hội và giảm thiểu được nhiều nguy cơnguy cơ Ý thức về trách nhiệm cá nhân trong nhóm, thành quả công việc của nhóm ảnhhưởng trực tiếp đến từng cá nhân đã tạo nên sự đồng cảm giữa các thành viên trong nhóm.Các thành viên sẽ có chung niềm vui, nỗi buồn và những bài học quý giá trong và sau khilàm việc nhóm

Căn cứ vào những lợi ích trên, trong quá trình dạy học, giáo viên nên chia nhóm theocác vấn đề cho học sinh giải quyết Học theo dự án STEAM kĩ năng làm việc nhóm luônđược đặt lên hàng đầu Giáo viên có thể cho học sinh chọn nhóm theo sở thích.

7.1.2.5 Định hướng phát triển năng lực theo hướng phát triển năng khiếu

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội Với nhữngngười có năng khiếu, có đầu óc sáng tạo, có tài năng có vai trò đặc biệt quan trọng Tác giảThân Nhân Trung từng viết “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Nguyên khí thịnh thì thếnước mạnh rồi đi lên, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi đi xuống” Người hiền tài có vaitrò quyết định trong sự thịnh suy của một đất nước Để có những nhân tài giúp cho đất nướcngành giáo dục cần quan tâm đến năng khiếu, tính sáng tạo và tài năng nhằm bồi dưỡng kịpthời Ngay từ năm 1966, khi quốc hội bàn về cải cách giáo dục đã nêu rõ: “Đối với các emhọc sinh có năng khiếu cần phải có kế hoạch hướng dẫn riêng” Khi nghiên cứu về năng

Trang 21

khiếu cần xác định: “năng khiếu là nhân tố bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh-ditruyền được phát triển trong mỗi con người, con người đó có khả năng giải quyết đượcnhững bài tập, những nhiệm vụ được giao nhanh hơn, tốt hơn những người khác cùng lứatuổi, cùng môi trường sống” Năng khiếu không thể tạo ra, mà chỉ được tìm thấy, phát hiệnra từ tuổi thiếu niên qua các hoạt động học tập, vui chơi, làm việc hàng ngày Khi đã pháthiện được những năng khiếu, nếu được bồi dưỡng kịp thời công phu sẽ có cơ hội trở thànhtài năng

Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay là ưu tiên phát triển những năng lực vốn có củahọc sinh Học sinh ngày càng có quyền được lựa chọn những môn học, ngành học là thếmạnh của bản thân Trong quá trình giáo dục, dạy học theo dự án STEAM là con đường pháttriển năng khiếu tích cực Học sinh được nhận nhiệm vụ theo sở thích, sở trường cá nhân Nhờnhững hoạt động theo nguyện vọng, học sinh sẽ càng trải nghiệm và nhận thức rõ hơn nhữngưu điểm và nhược điểm của bản thân Nhiệm vụ của người giáo viên là phải kiến tạo ra nhiềuhoạt động để học sinh được lựa chọn và thể hiện những thế mạnh của bản thân.

7.1.2.6 Định hướng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Học tập trải nghiệm là quá trình học tập thông qua thực hành, thực nghiệm Thuyếthọc tập trải nghiệm ban đầu được đề xuất bởi nhà tâm lý học David Kolb, người đã nêu rõtầm quan trọng của trải nghiệm đối với quá trình học tập Kolb định nghĩa học tập trảinghiệm là “Quá trình mà kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm Kếtquả của kiến thức là từ sự kết hợp của việc nắm bắt và chuyển đổi kinh nghiệm” Qua nhiềunăm, học tập trải nghiệm đã được thực tế chứng minh có những đóng góp giá trị đối với sựphát triển của học sinh Học tập theo trải nghiệm mang mại nhiều lợi ích thiết thực cho họcsinh.

Nhờ học tập theo hình thức trải nghiệm, học sinh có thể nắm bắt các khái niệm dễdàng hơn Ghi nhớ và hiểu được các khái niệm luôn là điều không dễ dàng với bất kỳ họcsinh nào Thông qua học tập trải nghiệm, học sinh có cơ hội áp dụng các kiến thức và ýtưởng vào các tình huống thực tế, trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể Đó là một trongnhững cách hiệu quả nhất để hiểu được bản chất của khái niệm.

Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, nănglực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trêncác mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghềnghiệp Nội dung hoạt động trải nghiệm được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáodục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp Hoạt động trải nghiệm tập trungvào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triểnquan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình Các hoạt động xã hội và tìm hiểu

Trang 22

một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hìnhthức phù hợp với lứa tuổi.

Hoạt động trải nghiệm còn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh,phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tìnhngười, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêuđối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữgìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập Hoạtđộng trải nghiệm giúp hình hành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằngngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địaphương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứngxử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.

Học tập theo trải nghiệm giúp học sinh có nhiều cơ hội để phát huy tính sáng tạo.

Học tập qua trải nghiệm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để hướng dẫn họcsinh vận dụng và phát triển tư duy sáng tạo Với các nội dung học tập mang tính thực tiễncao, học sinh nhận thấy luôn có nhiều giải pháp khác nhau cho mỗi tình huống, mỗi vấn đềcần giải quyết Học sinh được khuyến khích tìm kiếm, đưa ra giải pháp độc đáo của riêngmình trong các nhiệm vụ được giao.

Nhờ học theo hình thức trải nghiệm, học sinh sẽ nhận thức sai lầm đôi khi cũng lànhững bài học quý giá Khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ tìmra những phương pháp tiếp cận, cách giải quyết vấn đề hiệu quả hơn Học sinh biết phântích, so sánh và loại bỏ các phương pháp, cách giải quyết vấn đề thiếu hiệu quả Trong họctập trải nghiệm, việc loại bỏ những phương pháp, cách thức “sai lầm” trở thành một phần vôcùng giá trị của quá trình học tập Học sinh học được cách không sợ sai nhưng phải ghi nhớđể không lặp lại những sai lầm đó.

Môn Ngữ văn rất cần đến những hoạt động trải nghiệm sáng tạo bởi nhờ hoạt độngnày nội dung các bài dạy sẽ trở nên sông động và hấp dẫn Học sinh có thể trải nghiệm sángtạo bằng cách thực tế đến những vùng văn hóa, vùng địa lí, vùng lịch sử hoặc đóng kịch đểtrải nghiệm hóa thân vào các nhân vật trong các tác phẩm.

7.1.2.7 Định hướng thiết kế giáo án và hình thành sản phẩm

Với các bài dạy áp dụng dạy học theo dự án STEAM thì nội dung của bài học phảigắn liền với các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, xã hội, khoa học và công nghệ Học sinhđược yêu cầu áp dụng kiến thức trong bài học để tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề.Tiêu chí này đặc biệt quan trọng để rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm và thựctiễn Đồng thời giúp học sinh chủ động trong việc học tập nắm bắt kiến thức và tạo ra đượcnhững sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày trở thành những con người có năng lực làmviệc sáng tạo.

Trang 23

Cấu trúc bài học được thiết kế dựa theo quy trình thiết kế kỹ thuật với tiến trình linhhoạt giúp học sinh rèn luyện tư duy khả năng tìm tòi, khám phá và sáng tạo Theo quy trìnhnày học sinh sẽ được thực hiện lần lượt các bước:

Bước 1: Xác định vấn đề: HS được đặt trước tình huống thực tế có vấn đề, làm xuất

hiện các câu hỏi cần trả lời: cái/vấn đề gì cần làm/ giải quyết/ chỉnh sửa/ hoàn thiện…? Cầnthêm kiến thức gì để thực hiện việc đó? Ví dụ bài học về Phòng chống tác hại của thuốclá: HS (hoặc từng nhóm) trưng bày và giới thiệu các tư liệu sưu tầm được (tranh ảnh, bàiviết…) về tác hại của thuốc lá và cách phòng chống Mỗi tư liệu đều được người sưu tầmgiới thiệu và đưa ra lời nhận xét, có thể là: tác dụng của tư liệu, những mặt tốt hoặc mặt hạnchế của tư liệu (về nội dung, hình thức, mức độ phổ biến,…), đề xuất cải tiến tư liệu (thêm,bớt, sửa về nội dung, hình thức) hoặc ý tưởng thay thế bằng một sản phẩm khác ; Ngườixem góp ý, thảo luận, đề xuất thêm ý tưởng, đặt thêm câu hỏi, ; Mỗi nhóm thảo luận, tự xácnhận ý tưởng về một dự án cải tiến hay làm mới sản phẩm.

Bước 2: Nghiên cứu kiến thức nền: Học bằng nhiều hình thức khác nhau (đọc, thảo

luận, thí nghiệm, thực hành…) để tìm tòi, phát triển các kiến thức, kĩ năng có liên quan, cầnthiết cho việc tìm hiểu thêm vấn đề, giải quyết vấn đề đã được xác định Với ví dụ học sinhlàm về tác hại của thuốc lá, từng nhóm HS tìm tòi kiến thức có liên quan để phục vụ choviệc chuẩn bị triển khai dự án Ví dụ, về nguyên nhân và hậu quả của tác hại do khói thuốclá gây ra (dự án về tuyên truyền); các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền,quảng cáo có mục đích (dự án về tuyên truyền); cơ chế tác dụng và hiệu quả của cácphương pháp cai nghiện thuốc lá (dự án về cai nghiện); ảnh hưởng của các yếu tố xã hội -môi trường đối với việc làm tăng hay làm giảm số người hút thuốc lá (dự án về giáo dục);lợi nhuận của việc trồng, chế biến, kinh doanh thuốc lá và các khả năng thay thế các nghềnày, kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam (dự án về sản xuất - kinh doanh); sự thay đổi vềsố lượng, tỉ lệ người nghiện thuốc lá thay đổi theo những đặc điểm của tập quán sinh hoạt,trình độ dân trí, thu nhập,… của người dân, vùng miền (dự án về giáo dục); cơ chế tác độngcủa đầu lọc điếu thuốc làm giảm hàm lượng côcain trong khói thuốc (giải pháp về côngnghệ); ý nghĩa và tính khả thi của pháp luật phòng chống tác hại của thuốc lá (dự án về phápluật),…

Bước 3: Đề xuất nhiều giải pháp cho mỗi ý tưởng: Từng HS trong nhóm đề xuất một

hoặc một số giải pháp cho dự án của nhóm Ví dụ dự án về tuyên truyền có thể là nhữngthay đổi (cái gì, như thế nào) hay làm mới về nội dung, hình thức, vị trí, thời gian, đối tượngáp dụng…

Bước 4: Lựa chọn giải pháp tối ưu: Nhóm thảo luận và quyết định chọn 1 giải pháp

trong số các giải pháp đã được đề xuất và góp ý bổ sung thêm các chi tiết

Trang 24

Bước 5: Phát triển và chế tạo một mô hình (nguyên mẫu theo lựa chọn của); Thiết kế

kĩ thuật hay đề cương/ kế hoạch công việc và triển khai thực hiện để đạt được sản phẩmtheo thiết kế/ kế hoạch Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm tham gia thựchiện và hoàn thiện sản phẩm dự án của nhóm theo phương án đã được chọn và thiết kế từbước trên Ví dụ: sản phẩm tuyên truyền về tác hại của thuốc lá có thể là 1 tranh vẽ 2D hay3D, 1 bài thuyết trình, 1 bản thống kê số liệu, 1 trình diễn thí nghiệm,… Bước này có thểphải làm lại, chỉnh sửa nhiều lần

Bước 6: Thử nghiệm và đánh giá: Áp dụng, vận hành thử sản phẩm vừa làm ra; phân

tích, đánh giá, xin góp ý về các ưu điểm, hạn chế và cách khắc phục Với ví dụ trên, từngnhóm/dự án đưa sản phẩm của mình ra thực tế (treo tranh cổ động, thuyết trình trước đámđông…) thu thập các thông tin về hiệu quả của sản phẩm (những lời khen/ chê, kết quả thínghiệm…) rồi viết báo cáo, cử đại diện báo cáo kết quả trước lớp; lớp thảo luận, góp ý chotừng dự án

Bước 7: Hoàn thiện thiết kế, đặt tên cho sản phẩm và đề xuất các phương án quảng

bá sản phẩm (quảng cáo, thuyết trình, xuất bản, phát hành…): từng nhóm dựa trên việc tiếpthu góp ý của lớp để hoàn thiện sản phẩm, quyết định đặt tên chính thức cho sản phẩm củanhóm mình và thảo luận, quyết định lựa chọn phương án quảng bá sản phẩm (chọn nơitrưng bày, nơi thuyết trình, xuất bản, phát hành…)

Bài học sẽ được xây dựng với cấu trúc quy trình như trên để các nhóm học sinh cóthể nắm rõ được vấn đề mình cần giải quyết, tình huống mình đang gặp phải là gì? Sau đóáp dụng các kiến thức nền đã được dạy để đưa ra những ý tưởng giải pháp Học sinh có thểsử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau và có thể thử nghiệm, có thể sai lầm để tiếp tục thửlại nhằm hoàn thiện được phương án tốt nhất.

Tiêu chí mà một buổi học STEAM cần có đó chính là trong bài học hoạt động củahọc sinh được thực hiện theo hướng mở nhưng cần theo định hướng đáp ứng yêu cầu bàihọc Hoạt động tìm tòi khám phá được thể hiện trong tất cả những hoạt động của bài giảng.Hoạt động của học sinh là hoạt động được chuyển giao và hợp tác với các quyết định giảiquyết vấn đề được chính học sinh đưa ra Học sinh thực hiện các hoạt động trao đổi, thảoluận với nhau trong buổi học để cùng chia sẻ các ý tưởng và tái thiết kế nguyên mẫu củamình nếu cần Trải qua quá trình thảo luận, trao đổi ý tưởng sẽ giúp học sinh tự điều chỉnh,sắp xếp các ý tưởng của mình cho phù hợp với tình huống, vấn đề đang gặp phải Từ đóthiết kế và sắp xếp mô hình theo những gì bản thân đã khám phá được.

Hình thức tổ chức bài giảng trong buổi học lôi cuốn học sinh đến các hoạt động kiếntạo Bài giảng của giáo viên cần giúp học sinh tăng cường hoạt động nhóm tự tìm hiểu vàvận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề Làm việc nhóm chính là cơ sở để học sinh pháttriển năng lực giao tiếp và hợp tác tuy nhiên cần chỉ rõ nhiệm vụ, sản phẩm cụ thể của mỗi

Trang 25

học sinh trong nhóm Để có thể giúp học sinh làm việc cùng nhau như một nhóm kiến tạocác giáo viên dạy STEAM trong trường nên cùng họp bàn để đưa ra sự thống nhất về việcsử dụng cùng ngôn ngữ, tiến trình giảng dạy Tạo sự đồng nhất trong quá trình xây dựngchủ đề dạy học và những kết quả mong muốn học sinh đạt được sau mỗi bài học Hình thứctổ chức bài học có thể linh hoạt kết hợp các hoạt động trong và ngoài lớp học như giao lưu,thi đua giữa các lớp, các khối hoặc toàn trường Như vậy sẽ giúp phát triển tốt hơn khả nănghợp tác cũng như kỹ năng giao tiếp của học sinh.

Trong các nội dung bài học giáo viên cần phải liên kết, lồng ghép kiến thức của cácmôn học toán học, khoa học, công nghệ và nghệ thuật một cách linh hoạt và khéo léo Đểxây dựng được bài giảng chất lượng các giáo viên của các bộ môn trên cần phải có sự hợptác bàn bạc với nhau Mục đích thống nhất được việc làm thế nào để đưa các mục tiêu khoahọc vào trong bài học thật tinh tế và chính xác Thông qua bài học học sinh sẽ nhận thấy rõcác bộ môn toán học, khoa học, công nghệ không phải là các môn độc lập, tách rời Chúngcó liên kết bổ trợ cho nhau và học sinh cần phải vận dụng chúng để giải quyết các vấn đềmột cách hiệu quả Trong mỗi bài học có thể đề xuất có nhiều phương án nhưng mức độ khảthi của mỗi phương án sẽ có khác nhau khi áp dụng giải quyết vấn đề Vì vậy học sinh cóthể đề xuất những phương án mà mình tâm đắc và có cơ hội để thể hiện những ý tưởng cùngsự sáng tạo của mình.

*Kết quả khi thực hiện giải pháp:

Giải pháp trên đây được chúng tôi áp dụng thực hiện cho lớp 11 Sinh trường THPTChuyên Bắc Giang Kết quả đánh giá tác động của giải pháp trong việc đọc hiểu văn bảnChí Phèo được tổng hợp bằng hình thức khảo sát như sau:

- Đối tượng khảo sát: học sinh lớp 11 Sinh, 34 HS

- Thời gian khảo sát: năm học 2022 – 2023 (tháng 9/2022)- Hình thức khảo sát: Phiếu khảo sát

- Kết quả khảo sát:

+ Tổng số phiếu khảo sát: 34+ Tổng số phiếu trả lời: 34

Tỉ lệ(%)1Nhận xét gì về kết quả chuẩn bị bài ở nhà của HS đối với các tiết học có yêu

cầu vận dụng dạy học dự án STEAM.

2Nhận xét gì về thái độ học tập trên lớp của HS khi GV thực hiện dạy học

Trang 26

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Với phương pháp giáo dục STEAM, HS có ý thức chuẩn bị bài, tìm tòi tư liệu, tíchcực chủ động trong quá trình học, thậm chí nhiều em tỏ ra say mê, hăng hái

- Qua kiểm tra, đánh giá và khảo sát ý kiến HS, chúng tôi nhận thấy phương phápgiáo dục STEAM mang lại hiệu quả tốt trong giờ học Ngữ Văn, đặc biệt là các giờ đọc hiểuvăn bản văn học

Với tác phẩm Chí Phèo, đây là một tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam 1945 nên những tài liệu về tác phẩm rất phong phú Giáo viên có thể cuốn hút học sinh tìmhiểu về tác giả, tác phẩm bằng cách gửi cho học sinh một vài nhận xét về tác giả, tác phẩmnhư sau:

1930-NHỮNG GỢI DẪN TÌM HIỂU VỀ TÁC PHẨM CHÍ PHÈO

I Đôi điều về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.1 Về nhà văn Nam Cao.

* Về cuộc đời

Trang 27

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri Ông sinh ra trong một gia đình nông dân đôngcon tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam Đây làmột vùng đồng bằng chiêm trũng, nông dân đa số đói nghèo và thất học, bọn cường hào ácbá thả sức hoành hành Làng Đại Hoàng của Nam Cao lại là nơi gần như nghèo nhất trongtổng Đó là một cái làng lam lũ ven sông, quanh năm gần như không có tiếng hát, nhà nọcách nhà kia rải rác trong những khu vườn hẻo lánh như bãi tha ma.

Nam Cao là người con duy nhất trong gia đình được cho đi ăn học đầy đủ với mongước sau này Nam Cao có thể trở về giúp đỡ các em Tuy nhiên đang học dở bậc thànhchung, Nam Cao bị bệnh phù, đau tim, ông bỏ học vào Sài Gòn kiếm sống Thời gian nàyNam Cao làm đủ nghề để kiếm sống, kể cả những nghề mà những người trí thức như NamCao không làm Nhà văn đã từng trà trộn với đám phu phen, thợ thuyền Thậm chí có lúcnhà văn phải mặc đồ bà ba đi trích thuốc thí ở nhà thương ( Dựa theo Sống mòn )

Mấy năm sau trở về quê gia đình đã khánh kiệt sống vất vả túng đói Làng quê nhàvăn vẫn như xưa, khổ hơn xưa Vải Tây rẻ như bèo, nghề dệt cơ sở của làng không còn pháttriển Nam Cao ra Hà Nội làm nghề dạy học và sống cuộc đời của anh giáo khổ trường tư.Cuộc sống của một anh giáo nghèo túng thiếu, tù hãm quấn chặt lấy nhà văn không buôngtha cho nhà văn lúc nào Nhà văn thấy cuộc sống cứ mòn đi, cứ rỉ ra vô nghĩa Nam Cao tựý thức đã rơi vào cuộc đời thừa vào kiếp sống mòn.

Năm 1941, bọn phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương khiến xã hội Việt Nam càng bịbóp nghẹt Bọn phát xít đẩy nhân dân ta vào cảnh một cổ ba tròng, người chết đói la liệt ởkhắp mọi nơi Hơn nữa bọn thực dân phát xít chỉ cho phát hành những tiểu thuyết lãng mạnrẻ tiền với những chàng nàng trưởng giả chen vào với những người hùng trắng trợn côn đòhay những kẻ chán đời than vãn, ca tụng quan lại, ao ước trật tự đạo lí cái đẹp và đạo đứcphong kiến trở lại Trong hoàn cảnh đó Nam Cao đã không chịu khuất phục Nhà văn mảnhkhảnh thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè đỏ mặt đã có sự phản kháng mãnh liệt.Nhà văn uất ức với chế độ phát xít thực dân ngạt thở, thù ghét những sách phù phiếm, nóinhững chuyện rắc rối của những kẻ ăn no ngồi rỗi, không biết làm gì cả Nhà văn muốnphá tung ra, vạch ra cho mọi người thấy cái khổ đang vây kín xung quanh, nó len lỏi cả vàonhững chỗ sâu nhất, tốt đẹp nhất của con người Nhà văn nguyền rủa thứ văn chương thi vịhóa cái khổ của bọn nhà văn tư sản " cúi mình xuống dân chúng" Nhà văn đã dùng ngòi bútchỉ ra cho mọi người thấy bọn thống trị đang tìm cách dúi cổ quần chúng nhân dân xuống"dưới đáy" Chúng đã dúi dân ta cho đến cùng, cho đến không còn thở được cũng chưa thôi.Chúng hành hạ, bóp rúm người ta vào nanh vuốt của sự nghèo đói, ngu tối và cả những tộiác đường cùng Cùng với những phẫn uất nghẹn đắng là biết bao trìu mến yêu thương Nhàvăn yêu cái làng khổ sở của mình, yêu những bến đò hiền lành, những buổi sáng buổi trưa.Nhà văn nói về cái ngốc dại quanh quẩn của những người dân quê với bao xót xa độ lượng.

Trang 28

Đặc biệt nhà văn nhìn thấy ẩn bên trong những tâm hồn chất phác bị cái nghèo cái đói làmcho u mê, cục súc là những khao khát sống cho ra người, những rung động trong sáng vẫnngân lên từng lúc Biết căm ghét, biết yêu thương nhưng rồi cái xã hội ngột ngạt ấy sẽ đi tớiđâu, ai sẽ phá tan và phá tan như thế nào và phá rồi thì làm gì, những câu hỏi ấy Nam Caochưa đặt được rõ và chưa trả lời được Thực tế là trước Cách mạng Nam Cao đã bế tắc vàchưa tìm ra lối thoát cho tư tưởng.

Nhưng rồi Cách mạng đã chìa tay đón lấy và giải đáp những thắc mắc của NamCao Cuộc Cách mạng tháng Tám như một lưỡi cày khổng lồ đào xới mảnh đất Việt Namđau thương để gieo sự sống trở lại trên những luống đất đẫm máu và nước mắt Nam Caocũng như nhiều anh chị em văn nghệ sĩ được sống những ngày ào ạt, sôi nổi nhiều lúc quêncả công việc viết say sưa làm việc túi bụi Riêng Nam Cao đã đón lấy những đường lốichính trị của Đảng như một kẻ bị giam hãm mãi trong bóng tối, nay phồng ngực hít thở khítrời khi được ra ngoài tự do Nam Cao gần gũi và yêu thương những con người chất phác "đã ăn củ hàng tháng để nhường gạo cho cách mạng, những người Mán đói rách và ngu dốtcũng biết yêu cách mạng và làm cách mạng chân thành" Nam Cao hăng hái tham gia vàphục vụ cách mạng, sẵn sàng tự nguyện làm một anh tuyên truyền viên nhãi nhép ngủ trongnhững nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đến quên mình Nam Cao đã nêu cao tinh thần củamột nhà văn chiến sĩ Tác giả đã phục vụ cho Cách mạng đến hơi thở cuối cùng Nhà vănđã mất vào tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III.

* Về sự nghiệp văn học- Quan điểm sáng tác

Nam Cao đến với nghề văn khá sớm ( năm 1936 ) Khi mới bước vào nghề Nam Caolà một tác giả của khuynh hướng văn học lãng mạn với những bút danh : Thuý Rư, NhiêuKhê, Nam Cao đã từng là tác giả của những câu chuyện tình ướt át, những bài thơ lâmli Đến năm 1941 với thành công của tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã chính thức chuyểnhẳn sang khuynh hướng văn học hiện thực Sau 5 năm cầm bút và thử nghiệm nhà văn đãrút ra những bài học nghệ thuật xương máu Tất cả những quan điểm nghệ thuật của NamCao đều không được phát biểu trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua phát ngôn của các nhânvật

+ Trước hết Nam Cao quan niệm văn học phải gắn liền với hiện thực đời sống, vănchương chân chính phải bắt rễ từ hiện thưc cuộc đời Quan niệm này đã được phát biểuqua lời nhân vật Điền trong tác phẩm Giăng sáng: "Nghệ thuật không cần và không nên làánh trăng lừa dối Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếplầm than." Đây là sự thức tỉnh của chính nhà văn Nam Cao Sau 5 năm đi theo con đườngnghệ thuật vị nghệ thuật nhà văn thấm thía văn chương không thể là thứ " ánh trăng lừa dối" Văn chương không thể nào chỉ phản ánh những vẻ bề ngoài của đời sống xã hội, văn

Trang 29

chương phải đi sâu khám phá những bản chất bên trong, phải đề cập những vấn đề bức xúcnhất của xã hội Hiện thực mới là thuộc tính của văn học Văn chương thoát li hiện thực là thứvăn chương đi ngược quy luật và khó tồn tại được.

+ Nam Cao cho rằng tác phẩm văn chương chân chính phải có giá trị nhân đạo Nộidung này đã được thể hiện qua lời nhà văn Hộ trong tác phẩm " Đời thừa: văn chương cógiá trị " phải ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình và làm cho người gần ngườihơn" Văn học là nhân học, chức năng cao cả của văn học là nhân đạo hoá con người Bởivậy tác phẩm có giá trị phải hướng con người đến những giá trị đạo đức tốt đẹp, làm chocon người hướng thiện và tránh xa cái xấu, cái ác.

+ Nam Cao khẳng định và đề cao yêu cầu sáng tạo của nghệ thuật Cũng mượn lờinhân vật Hộ (Đời thừa), Nam Cao phát biểu:" Văn chương không cần đến những người thợkhéo làm theo vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biếttìm tòi biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có." Văn chương làlĩnh vực của sự độc đáo Sự lặp lại là cái chết của nghệ thuật Người nghệ sĩ không đượclặp lại người khác và không được lặp lại chính mình.

+ Nam Cao cũng quan niệm văn chương cần có sự cẩn thận công phu và tuyệt đốikhông được cẩu thả bởi " cẩu thả trong bất kì nghề gì cũng là bất lương, cẩu thả trong vănchương thì thật là đê tiện " (Trích lời nhân vật Hộ trong Đời thừa) Văn chương cần có sựchỉn chu từ nội dung đến nghệ thuật bởi một bác sĩ tồi chỉ làm chết một bệnh nhân, một vịtướng tồi chỉ nướng hết một đạo quân nhưng một nhà văn tồi thì làm hỏng cả một thế hệ.Những quan niệm sáng tác trên cho thấy Nam Cao là nhà văn suốt đơi trăn trở về vấn đềsống và viết Nhà văn cũng đã chứng tỏ lập trường trung thành với khuynh hướng nghệthuật vị nhân sinh.

Trang 30

là người đến sau nhưng Nam Cao đã có những khám phá rất mới mẻ Các tác giả trướcNam Cao hầu hết tập trung vào nỗi khổ vật chất của người nông dân với những sưu caothuế nặng nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp hoặc có phản ánh những tha hoá thìmới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra thân phận những người nông dân bị bần cùng hoá, bị thu hútbởi ánh sáng ma mị từ đô thị và dấn thân vào thế giới xa hoa, trong đó có người đã lạcbước và kịp thời thức tỉnh để thoát ra từ vũng bùn xã hội đang tha hoá, nhưng số đông đãbị lưu manh hoá một cách toàn diện trong tham vọng sinh tồn Riêng Nam Cao lại đặc biệtquan tâm đến những số phận hẩm hiu bị ức hiếp bị lăng nhục trong xã hội nông thôn ViệtNam trước cách mạng Nam Cao viết về sự tha hoá của người nông dân vừa để tố cáo xãhội ăn thịt người vừa để cảm thông và cũng khẳng định những phẩm chất tốt đẹp vẫn cònsót lại trong những con người bị xã hội đẩy vào bước đường cùng đánh mất cả nhân hìnhvà nhân tính.

Những tác phẩm về đề tài người nông dân tiêu biểu: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo,Trẻ con không biết ăn thịt chó, Một bữa no, Tư cách mõ…

Về đề tài người trí thức tiểu tư sản: Đây cũng không còn là đề tài mới Trước NamCao Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng… cũng đã phản ánh Các nhà văn cũng đã bước đầu đềcập đến những nỗi đau tinh thần của người trí thức nhưng chỉ đến Nam Cao những bi kịchtinh thần của người trí thức mới được phản ánh sâu sắc Nhân vật trí thức trong nhữngsáng tác của Nam Cao là những nhà văn, nhà giáo nghèo, họ sống dở chết dở trong đờisống vật chất khó khăn Họ đều là những người trí thức tài năng ý thức sâu sắc về nhâncách, có lí tưởng hoài bão nhưng rồi những gánh nặng áo cơm đã ghì sát đất những ướcmơ của họ, đẩy họ vào bi kịch sống mòn.

Những tác phẩm đề tài người trí thức tiêu biểu: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn,Mua nhà…

+ Sau Cách mạng: Nam Cao nhanh chóng trở thành nhà văn chiến sĩ Nhà văn viếtvề hình tượng những người trí thức đi theo Cách mạng, dứt khoát từ bỏ con người cũ, lốisống cũ, dùng ngòi bút của mình phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc.

- Phong cách nghệ thuật

+ Văn Nam Cao vừa tỉnh táo sắc lạnh vừa đằm thắm yêu thương và thấm đẫm ý vịtriết lí Ngòi bút của Nam Cao như một con dao trích lạnh lùng lách sâu vào cơ thể bệnh tậtcủa xã hội, phơi bày lên trang giấy không thương tiếc những ung nhọt tấy đau đang huỷhoại hoặc thầm lặng hoặc gấp rút cuộc sống của con người Ngòi bút của Nam Cao tỉ mỉ đivào mọi ngõ ngách của cuộc đời ghi lấy từng chi tiết, từng hơi thở của cuộc sống, bắt sựsống hiện hình như nó đang bị huỷ hoại, giãy giụa, quằn quoại ngoài kia Nam Cao lạnhlùng gọi các nhân vật của mình là y, thị, gã, hắn… với những cái tên xấu xí nhưng đằngsau đó là bao yêu thương về thân phận con người Nam Cao có một tâm hồn biết lắng nghe,

Trang 31

một tiếng nói tha thiết biết an ủi vỗ về những cuộc đời nghèo khổ Đó là hình ảnh người mẹgià ngồi móm mém nhai cơm nguội mỗi buổi chiều, những đứa em thiếu ăn, thiếu mặc quâyquần trong cảnh đời vất vả, những người hàng xóm giàu tình thương mà lại nhiều bất hạnh,những người nông dân lương thiện bị xô đẩy vào vòng tội lỗi, một mái rạ, một mảnh vườnxơ xác sau những trận bão, khuôn mặt xanh xao của những người phụ nữ chịu đựng vàthương chồng…

+ Nam Cao có sở trường đi sâu phân tích tâm lí con người nhất là những góc khuấttâm hồn.

+ Ngôn ngữ trong văn Nam Cao sống động gần với lời ăn tiếng nói của nhân dânnhư bùn đất quê hương Trong lúc văn chương lãng mạn tư sản xa rời lời ăn tiếng nói củaquần chúng, viết lai Tây như văn dịch, càng ngày càng trống rỗng thì Nam Cao đã tạo chomình một lối văn mới đậm đà bản sắc bình dân nhưng cũng không rơi vào thô tục.

Tóm lại có thể khẳng định Nam Cao là một tài năng lớn, một cây bút hiện thực xuấtsắc đã góp phần đáng quý vào quá trình cách tân và hiện đại hoá văn xuôi chữ quốc ngữ.Nam Cao là một trong số những nhà văn có vị trí vững vàng, ổn định và có tầm quan trọngvới văn học sử dân tộc Nhà văn đã để lại một sự nghiệp sáng tác tuy chưa thật sự đồ sộ vềkhối lượng nhưng lại ẩn chứa một sức sống khoẻ khoắn, bền lâu của một giá trị văn chươngđích thực, có sức vượt lên trên các bờ cõi và giới hạn Suốt đời văn của mình, Nam Cao đãgắn ngòi bút, sự nghiệp văn chương với cuộc đời Nhà văn đã khơi từ những tầng vỉa sâuxa của đời sống những nguồn chưa ai khơi Cho dù nhà văn đã ngã xuống khi còn đang ấpủ một thiên tiểu thuyết về đời mình thế nhưng những gì mà nhà văn đã để lại cũng đã đónggóp rất to lớn cho nền văn học nước nhà Những tác phẩm của Nam Cao không hề cũ theothời gian Tầm vóc của nhà văn đã được khẳng định bằng giải thưởng Hồ Chí Minh về vănhọc nghệ thuật năm 1996.

II Về tác phẩm Chí Phèo* Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm Chí Phèo được đăng báo năm 1941 Đây là lúc xã hội Việt Nam vô cùngoi bức ngột ngạt như đêm trước của một trận bão lớn Bọn phát xít Nhật nhảy vào ĐôngDương, thực dân Pháp cấu kết với Nhật ra sức đàn áp nhân dân ta khiến nhân dân phảichịu cảnh một cổ ba tròng: phát xít - thực dân - phong kiến Bọn thực dân phong kiến thihành những chính sách dã man, hà khắc đẩy nhân dân Việt Nam vào thảm cảnh khốn cùngtrong đó tầng lớp dưới đáy là thống khổ hơn cả.

Nam Cao đã viết Chí Phèo nhằm phản ánh số phận bi thảm của người nông dântrong xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Đồng thời tác phẩm cũng là lời tố cáođanh thép xã hội ăn thịt người ở nông thôn Việt Nam với bọn cường hào ác bá tham lamđộc ác cùng những thành kiến, định kiến tàn ác, ngu xuẩn.

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w