1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn tạo hứng thú cho học sinh bằng thiết kế đồ dùng học tập đo góc hoạt động trải nghiệm môn toán lớp 10

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:

1.Tên sáng kiến: “TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG THIẾT KẾ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ĐO GÓC, HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 10”

2 Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Môn hình học lớp 10 3 Mô tả bản chất của sáng kiến

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết

Môn Toán học trong trường Trung học phổ thông là một trong những môn học khó, phần lớn các em học môn Toán rất yếu đặc biệt là hình học, nếu không có những bài giảng và phương pháp dạy môn Hình học phù hợp đối với thế hệ học sinh thì dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức Đã có hiện tượng một số học sinh không muốn học Hình học, ngày càng xa rời với giá trị thực tiễn của hình học Nhiều giáo viên chỉ dạy cho các em theo phương pháp truyền thống,chưa phát huy tính sáng tạo, chưa khai thác hết khả năng nghiên cứu phát minh ở các em.Vì thế chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã hình thành cho các em rất nhiều kỹ năng vững bước vào đời Là một giáo viên dạy toán tôi nhận thấy mình cần phải cải tiến phương pháp dạy học đặc biệt cũng là người truyền cảm hứng cho các em Với những ý tưởng như vậy bước đầu tôi tập dần cho các em thiết kế đồ dùng học tập phục vụ cho mỗi tiết học để các em có hứng thú cũng như yêu thích môn hình học cụ thể khi học bài hệ thức lượng trong tam giác tôi cho các em “Thiết kế đồ dùng học tập đo góc và trải nghiệm sáng tạo” với đồ dùng học tập

Trang 2

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1.Mục đích của giải pháp

Với giải pháp này nhằm vào hai mục đích chính: Thứ nhất là phát huy vai tròchủ động sáng tạo của học sinh để từ đó giúp học sinh nhận biết được vấn đề trong bài học tốt hơn, có hiệu quả hơn;

Thứ hai là giúp học sinh thiết kế được đồ dùng học tập đo góc tao ra buổi học trải nghiệm củng cố kiến thức ở bài định lí côsin và định lí sin, giải tam giác và ứng dụng thực tế trong môn hình học lớp 10 ở ngoài sân trường Đem lại cho học sinh niềm say mê học môn toán hình học nhiều hơn, làm cho các em gần gũi với môn học , học sinh ngày ngày càng khám phá sâu hơn với môn học này,

3.2.2 Những điểm khác biệt và tính mới của đề tài

Ở giải pháp cũ, với phương pháp truyền thống, việc hoạt động của giáo viên và học sinh cơ bản chỉ thực hiện lý thuyết, công thức, bài tập, hình ảnh trên sách giáo khoa mà ít quan tâm đến thiết bị dạy học hay hoạt động thực tiễn

Ở giải pháp mới: Giúp học sinh tự tạo được thiết bị học tập trực quan khi tính toán cũng như trong học tập; Tạo một buổi học trải nghiệm giúp học sinh củng cố kiến thức, phát huy tư duy tính sáng tạo, hứng thú hơn trong học tập

3.2.3 Cách thực hiện 3.2.3.1.Về thiết kế

* Nguyên vật liệu: Gỗ, Nhựa , keo, đinh ốc, thước đo góc

* Nguyên tắc hoạt động: Thiết bị được đặt đứng, dùng để đo góc xoay theo chiều ngang hay chiều đứng

* Cấu tạo: Thiết bị chia làm 3 phần chính, gồm: + Phần chân đế: Gồm 04 chân, có bộ phận đều chỉnh

+Thân: Đặt thẳng đứng nối giữa chân đế và bộ phận đo góc

+Thiết bị đo: Đây là bộ phận chính của thiết bị, bao gồm bộ phận đo góc được xoay theo hướng lên, xuống

Trang 3

Bộ phân đo góc : Thước đo góc đặt theo chiều đứng, cách phần dưới của chân đế khoảng từ 1,2 mét đến 1,50 m Với một tia ngắm thay đổi được gắn với thước đo góc và dây cân chỉnh đứng mặt phẳng nằm ngang thay đổi vị trí theo góc đo

* Thực hiện đo:

- Đặt thiết bị thẳng đứng so với mặt phẳng ngang (dùng bộ phận cân chỉnh Sản phẩm tự làm đồ dùng đo góc của học sinh

Tia ngắm điều chỉnh để đo góc

Bộ phận đo góc

Cân chỉnh đứng thiết bị

Chân đế

Trang 4

- Xem chỉ số trên thước đo góc để xác định góc được đo * Bảo quản thiết bị:

- Để thiết bị nơi khô ráo, - Luôn đặt thiết bị đứng

3.2.3.2.Thiết kế buổi học trải nghiệm sáng tạo có sử dụng thiết bị đo góc

Ở đây tôi chỉ nêu tóm tắc các hoạt động nhỏ trên phạm vi một lớp - Thời lượng: 2 tiết trái buổi

- Địa điểm: Sân trường (sân học thể dục)

- Nội dung: Hoạt động củng cố kiến thức bài “ định lí côsin và định lí sin, giải tam giác và ứng dụng thực tế ”

– Bộ môn hình học lớp 10

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về hệ thức lượng giác trong tam giác vuông và định lí Sin, Cosin trong tam giác thường

- Đối tượng: Học sinh lớp 10

3.2.3.2.1.Chuẩn bị cần thiết: sau khi dạy xong bài “Định lí côsin và định lí

sin, giải tam giác và ứng dụng thực tế” Giáo viên:

+ Thiết bị đo góc, giá bảng treo, thước dây, số liệu cụ thể của từng phạm vi cần cho học sinh đo

Trang 5

+ Phân nhóm, giới thiệu các nội dung cần thực hiện cho học sinh nghiên cứu trước và gợi ý các dụng cụ cần chuẩn bị của học sinh, cụ thể: (gồm 04 nhiệm vụ)

Nhiệm vụ 01: Đo chiều cao của cây, đều kiện là đến được gốc cây (hình minh hoạ)

Biết khoảng cách đến gốc cây

Nhiệm vụ 02: Đo chiều cao của cây, đều kiện là không đến được gốc cây (hình minh hoạ)

Không biết khoảng cách đến gốc cây

Nhiệm vụ 03: Tính khoảng cách từ vị trí đang đứng đến một điểm bất kì có vật cản (hình minh hoạ

Trang 6

Nhiệm vụ 04: Tính khoảng cách giữa hai điểm, điều kiện là biết được khoảng cách từ điểm đang đứng đến hai đầu mút cần đo (hình minh hoạ)

➢ Giáo viên giao nhiệm vụ

- Giáo viên tập hợp học sinh, sinh hoạt các nội dung liên quan:

Trang 7

Học sinh sẳn sàng nhận nhiệm vụ

Sau khi tập hợp học sinh đến địa điểm thì giáo viên cho học sinh trình bày, thuyết trình về sản phẩm của các nhóm tự thiết kế và tự làm

Sản phẩm đồ dùng đo góc tự thiết kế của nhóm 1

Sản phẩm đồ dùng đo góc tự thiết của nhóm 2

Trang 8

Sản phẩm đồ dùng đo góc tự thiết kế của nhóm 3

Sản phẩm đồ dùng đo góc tự thiết kế của nhóm 4

Nhóm 1: Thuyết trình về đồ dùng tự thiết kế của nhóm

Trang 9

Sau khi thuyết trình đồ dùng dạy học tự thiết kế xong giáo viên phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm,giáo viên chỉ định (vật thể, cây …) cần đo phù hợp với các bài toán đã chuẩn bị; thời gian thực hiện mỗi nhóm là 30 phút; đo cùng một nội dung với đồ dùng mang theo và thiết bị đo góc tự thiết kế của các nhóm để so sánh kết quả thực hiện

A A

Nhóm 1: Đo chiều cao từ mặt đất đến điểm A

Nhóm 2 : Đo chiều cao từ mặt đất đến B điều kiện không đến được gốc cây

B Nhóm 3 : Thuyết trình về đồ dùng

tự thiết của nhóm

Nhóm 4 thuyết trình về đồ dùng

tự làm

Trang 10

Thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện

Sau khi rõ nhiệm vụ, các nhóm đến khu vực được chỉ định thực hiện công việc được phân công, nhóm tưởng điều động công việc các thành viên và thảo luận

cách thực hiện, mô phỏng hình ảnh và các yếu tô cần đo

Học sinh tiến hành thực hiện công việc đo bằng thiết bị tự thiết kế của học sinh sau đó tiến hành ghi nhận và tính toán

Nhóm 3: Tính khoảng cách từ vị trí đang đứngđiểm (A) đến cột tòa nhà điểm (B) ngăn cách bởi cái hồ nước

Nhóm 4: Tại A đo khoảng cách B đến C điều kiện từ B không đi trực tiếp đến C

A B

C

Trang 12

Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh Giáo viên cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất

➢ Trình bày sản phẩm, giải đáp thắc mắc Quy trình thực hiện theo từng nhóm

- Lần lượt đại diện học sinh từng nhóm báo cáo cách thực hiện đo đạc, mô phỏng hình ảnh, áp dụng kiến thức vào bài toán thực tế và kết quả thực hiện của nhóm mình

Nhóm 1: Thảo luận tính toán Nhóm 2: Thảo luận tính toán

Nhóm 3: thảo luận tính toán Nhóm 4: thảo luận tính toán

Trang 13

Nhóm 1 trình bày kết quả

Nhóm 2 trình bày kết quả

Nhóm 3 trình bày kết quả

Trang 14

- Học sinh nhóm khác nhận xét đặt câu hỏi xoay quanh kiến thức bài học và các vấn đề liên quan (có thể chọn vị trí đo khác được không?, không sử dụng công thức này có thể sử dung công thức nào? ) Tập thể nhóm thảo luận trả lời làm sáng tỏ vấn đề

- Các nhóm khác đánh giá nhóm của bạn Giáo viên thực hiện công việc nhận xét chi tiết về khan chuẩn bị, cách tổ chức, cách thực hiện, kết quả thu được, tinh thần thái độ, tư duy sáng tạo và sự hợp tác làm việc của nhóm Sau cùng đánh giá chung cho nhóm

-Học sinh nhóm khác nhận xét đặt câu hỏi xoay quanh kiến thức bài học và các vấn đề liên quan (có thể chọn vị trí đo khác được không?, không sử dụng công thức này có thể sử dung công thức nào? ) Tập thể nhóm thảo luận trả lời làm sáng tỏ vấn đề

➢ Đánh giá

- Các nhóm khác đánh giá nhóm của bạn Giáo viên thực hiện công việc nhận xét chi tiết về khâu chuẩn bị, cách tổ chức, cách thực hiện, kết quả thu được, tinh thần thái độ, tư duy sáng tạo và sự hợp tác làm việc của nhóm Sau cùng đánh giá chung cho nhóm

Nhóm 4 :trình bày kết quả

Trang 15

- Sau khi hoàn thành các việc trên cho 04 nhóm, giáo viên nhận xét chung cho tập thể lớp về kết quả làm đồ dùng tự thiết kế và khả năng thuyết trình của từng nhóm, phân tích đánh giá sản phẩm từ đó phát huy khả năng sáng tạo của các em đồng thời gợi ý các bài toán thực tế tương tự, dặn dò và tuyên bố kết thúc

3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp

- Giải pháp có khả năng áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục, dễ thực hiện mang lại hiệu quả cao nhằm góp phần tích cực cho môn hình học nói riêng cũng như môn toán nói chung cũng đồng thời phát triển tư duy sáng tạo trong học sinh, đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của đơn vị

- Với thiết kế thiết bị này có thể áp dụng cho tát cả học sinh giáo viên trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên giảng dạy phân môn hình học lớp 10 trong phạm vi toàn tỉnh

- Tôi nghĩ rằng, mỗi giáo viên chúng ta cần nghiên cứu các hình thức trải nghiệm sáng tạo, xây dựng các hoạt động học trải nghiệm cho học sinh phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi… để các em thật sự phát triển được năng lực, hứng thú khi học bài

3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp - Với thiết bị đơn giản dễ làm này có thể giúp học sinh nắm vững nội dung bài học nhanh hơn, trực quan hơn nhờ đó mà học sinh làm được nhiều bài tập hơn Kết quả, học sinh tích cực giải và sửa bài tập, học sinh hứng thú học tập, nhiều em tiến bộ rõ rệt, nắm vững kiến thức cơ bản bài học Chất lượng học tập học sinh ngày càng cao

- Khi thực hiện buổi trải nghiệm, bản thân tôi đều cảm thấy bất ngờ về kết quả thu được Đa số các em đều hào hứng phấn khởi Nhiều em bộc lộ rõ năng khiếu của mình Ngay cả một số em học sinh cá biệt rất lười học, nhưng khi tham gia các hoạt động trải nghiệm này thì lại hào hứng, nhiệt tình

Trang 16

Thông qua đây, giúp học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách nhiệm của các em được bộc lộ

Cụ thể về chất lượng của lớp 10A2 qua bài kiểm tra 15 phút hình học với chất lượng đề như nhau được so sánh như sau:

3.5 Tài liệu kèm theo gồm: Website VnTeach.Com

Bến Tre, ngày 31 tháng 03 năm 2023

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w