Cùng với việcđầu tư phát triển các ngành công nghiệp thì vấn nạn đi kèm theo đó là ô nhiễm từ cácxí nghiệp và các khu công nghiệp mà điển hình nhất là ô nhiễm nguồn nước do việcsản xuất
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI GIÁ TRỊ NHÀ ĐẤT DO
Ô NHIỄM KÊNH BA BÒ TP THỦ ĐỨC
NHÓM 1
GVHD ThS MAI ĐÌNH QUÝ
NGÀNH KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
03/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI GIÁ TRỊ NHÀ ĐẤT DO
Ô NHIỄM KÊNH BA BÒ TP THỦ ĐỨC
NHÓM 1
GVHD ThS MAI ĐÌNH QUÝ
NGÀNH KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
03/2023
Trang 3DANH SÁCH NHÓM 1
tham gia Ghi chú
3 Nguyễn Thị Gia Quỳnh DH19KM 19120172 100%
Trang 4Đặc biệt, chúng em xin gửi đến thầy Mai Đình Quý – người đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ nhóm trong quá trình đi lấy mẫu khảo sát, thầy đã giúp em định hướng nghiêncứu, dành cho nhóm những lời khuyên quý báu, những lời góp ý và phê bình sâu sắc đểnhóm hoàn thành tốt bài báo cáo này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thành viên trong nhóm đã luôn đồng hành và cốgắng làm hết sức mình để hoàn thành tốt bài báo cáo một cách hoàn thiện nhất
Với điều kiện thời gian cũng như năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế của mỗimột sinh viên, bài báo cáo thực tập này không thể tránh được những thiếu sót không đáng
có Nhóm 1 chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô
để nhóm có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân để phục vụ tốthơn cho những chuyến đi thực tế sau này
Nhóm chúng em xin kính chúc quý thầy cô ngày càng khỏe mạnh để phấn đấu đạtthành tích cao trong công tác giảng dạy Chúc trường Đại học Nông Lâm Thành phố HồChí Minh sẽ mãi là niềm tin, niềm tự hào, là nơi tạo nền tảng vững chắc cho nhiều thế hệsinh viên vững bước trên con đường học tập
Tất cả thành viên của nhóm xin chân thành cảm ơn!
Trang 5Thành phố Hồ Chí Minh, 03/2023
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung………2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ………2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu……… 2
1.3.2 Địa bàn nghiên cứu……… 3
1.3.3 Thời gian nghiên cứu……… 3
1.4 Cấu trúc đề tài 3
CHƯƠNG 2 4
TỔNG QUAN 4
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
2.1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài……… 4
2.1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước ……….7
2.1.3 Kết luận ……… 7
Trang 72.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 8
2.2.1 Vị trí địa lý……… 8
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội………9
2.3 Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại TP Hồ Chí Minh 11
2.4 Thực trạng kênh Ba Bò 11
2.5 Nguyên nhân ô nhiễm kênh Ba Bò 13
CHƯƠNG 3 14
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Khái niệm 14
3.1.1 Ô nhiễm môi trường nước……… 14
3.1.2 Nước thải……… 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu……… 22
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ………22
3.2.3 Cách xác định giá nhà cho các hộ điều tra ……….31
3.2.4 Cách xác định thuộc tính môi trường ……….32
CHƯƠNG 4 34
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 34
4.1.1 Độ tuổi……… 34
4.1.2 Trình độ học vấn ……… 35
4.1.3 Nghề nghiệp……… 35
4.1.4 Số người tham gia lao động trong hộ gia đình ……….36
Trang 84.1.5 Thu nhập……… 37
4.2 Tình hình và nhận thức của người dân về tình hình ô nhiễm kênh Ba Bò 37
4.2.1 Nhận thức của người dân về mức độ ô nhiễm của kênh……… 37
4.2.2 Nhận thức của người dân về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ……… 38
4.2.3 Nhận thức của người dân về mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của kênh Ba Bò 39 4.2.4 Nhận thức của người dân về tình trạng hiện nay của kênh Ba Bò ………… 40
4.2.5 Ảnh hưởng ô nhiễm kênh đối với đời sống sinh hoạt của người dân ……… 41
4.2.6 Ảnh hưởng lớn nhất của việc ô nhiễm kênh Ba Bò đến đời sống người dân 41
4.2.7 Nhận thức của người dân về buổi có mùi hôi thối nặng ở kênh Ba Bò………42
4.2.8 Nhận thức của người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm kênh Ba Bò ……… 43
4.2.9 Nhận thức của người dân về những biện pháp chính quyền thực hiện nhằm giảm ô nhiễm kênh Ba Bò……… 44
4.2.10 Nhận thức của người dân về các biện pháp của công ty, chính quyền nhằm cải thiện kênh Ba Bò ……… 44
4.3 Đánh giá tổn hại nhà đất do ô nhiễm kênh Ba Bò 45
4.3.1 Đặc điểm nhà đất trong khu vực……… 45
4.3.2 Đánh giá thiệt hại nhà đất bằng phương pháp giá hưởng thụ (hedonic 52 CHƯƠNG 5 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60
5.2 Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Quy chuẩn về nước thải sinh hoạt 15
Bảng 3.2 Quy chuẩn về nước thải công nghiệp 17
Bảng 3.3 Bảng kì vọng dấu 26
Bảng 4.1 Phân bố độ tuổi của người được phỏng vấn 34
Bảng 4.2 Nghề nghiệp của người được phỏng vấn 35
Bảng 4.3 Số liệu điều tra về số người tham gia lao động trong hộ gia đình 36
Bảng 4.4 Thu nhập của người được phỏng vấn 37
Bảng 4.5 Nhận thức của người dân về mức độ ô nhiễm của kênh 38
Bảng 4.6 Số liệu nhận thức của người dân về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm 39
Bảng 4.7 Nhận thức của người dân về mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của người phỏng vấn 40
Bảng 4.8 Nhận thức của người dân về tình trạng hiện nay của kênh Ba Bò 40
Bảng 4.9 Ảnh hưởng lớn nhất của việc ô nhiễm kênh Ba Bò đến đời sống 42
Bảng 4.10 Nhận thức của người dân về buổi có mùi hối thối nặng ở kênh Ba Bò 43
Bảng 4.11 Nhận thức của người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm kênh Ba Bò 43
Bảng 4.12 Vị trí nhà ở của mẫu điều tra 47
Bảng 4.13 Diện tích sử dụng đất 47
Bảng 4.14 Đặc điểm khoảng cách trung bình từ nhà người dân đến kênh Ba Bò 48
Bảng 4.15 Đặc điểm về khoảng cách trung bình từ nhà người dân đến khu tiện nghi 49
Trang 11Bảng 4.16 Số liệu điều tra về tình hình giao thông ở khu vực 51
Bảng 4.17 Số liệu điều tra về tình hình an ninh trật tự ở khu vực 52
Bảng 4.18 Số liệu thống kê giá đất theo giá đất thị trường 52
Bảng 4.19 Bảng thống kê các biến trong hàm giá nhà 54
Bảng 4.20 Kết quả hồi quy mô hình Cobb-Douglas đối với biến IMPLIP 58
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản đồ thành phố Thủ Đức 9
Hình 4.1 Biểu đồ trình độ học vấn của người được phỏng vấn 35
Hình 4.2 Biểu đồ ảnh hưởng ô nhiễm kênh đối với người dân 42
Hình 4.3 Biểu đồ nhận thức của người dân về công tác thực hiện của chính quyền địa phương 45
Hình 4.4 Biểu đồ nhận thức của người dân về chất lượng cải thiện ô nhiễm tại kênh Ba Bò 46
Hình 4.5 Độ rộng mặt tiền nhà ở của mẫu điều tra 50
Hình 4.6 Biểu đồ ý định thay đổi chỗ ở mới của người được phỏng vấn 54
Hình 4.7 Đồ thị đường cầu giá đất 60
Trang 13DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1 Kết quả ước lượng mô hình Price 68
Phụ lục 2 Kiểm tra hiện tượng PSSSTĐ 69
Phụ lục 3 Kiểm tra đa cộng tuyến 70
Phụ lục 4 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan 74
Phụ lục 5 Mô hình đường cầu ngược (ẩn) 75
Phụ lục 6 Kiểm định hiện tượng PSSSTĐ 76
Phụ lục 7 Kiểm tra đa cộng tuyến 77
Phụ lục 8 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 79
Phụ lục 9 Thặng dư của mỗi quan sát khi mức môi trường được cải thiện 80
Phụ lục 10 Bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn 83
Trang 14Thành phố Thủ Đức hiện nay đang được chú trọng phát triển về công nghiệpvới sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất quy mô đáng kể Cùng với việcđầu tư phát triển các ngành công nghiệp thì vấn nạn đi kèm theo đó là ô nhiễm từ các
xí nghiệp và các khu công nghiệp mà điển hình nhất là ô nhiễm nguồn nước do việcsản xuất sẽ làm phát sinh một lượng lớn nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.Thêm vào đó là vô số các loại rác thải trôi nổi trên các kênh rạch làm mất cảnh quan,bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh
Hệ thống kênh rạch ở Thủ Đức hiện nay đã bị ô nhiễm rất nghiêm trọng do việc xảnước thải chưa được các cấp chính quyền và nhà đầu tư quan tâm đúng mức, cơ sở hạtầng cấp thoát nước và giao thông đô thị của Thành phố đều xuống cấp nghiêm trọng
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm kênh Ba Bò,nơi tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải chưa qua xử lý lên đến hàng chục nghìn /ngày
từ các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương Theo quan sát, càng về phía tỉnh Bình
Trang 15Dương, đường dẫn nước vào kênh Ba Bò càng hẹp Nước chảy về hạ nguồn có nhữngđoạn sủi đầy bọt trắng, có đoạn nhiều mảng nước đen chứa chất như kim loại nổi lềnhbềnh, đoạn thì nổi đầy váng màu vàng như dầu nhớt Qua nhiều lần kiểm tra thực tế,UBND phường Bình Chiểu ghi nhận nước thải kênh Ba Bò tùy theo thời điểm có màuđen, màu nâu cà phê, màu đỏ nhạt, sủi bọt trắng, bốc mùi hôi thối, mùi tanh ảnh hưởngđến sức khỏe và tài sản của người dân Qua nhiều năm, dù thành phố đã triển khainhiều dự án cải tạo kênh rạch đáp ứng được một phần nhu cầu thoát nước, mở đượcđường nhánh phụ, tuy nhiên, vấn đề cốt yếu là ô nhiễm nguồn nước vẫn chưa đượcgiải quyết.
Trước thực trạng và những vấn đề nan giải nêu trên, để góp một phần giải quyếtnhững vấn đề đó và nhằm mục đích đánh giá giá trị tổn hại ô nhiễm kênh Ba Bò đến
giá trị nhà đất, chúng tôi tiến hành khảo sát và thực hiện đề tài “Đánh giá tổn hại giá trị nhà đất do ô nhiễm kênh Ba Bò, TP Thủ Đức” Bên cạnh đó, đề tài muốn làm rõ
giá trị môi trường đối với cuộc sống con người, đồng thời đề ra chính sách phù hợpgóp phần hiệu quả vào dự án quản lý cải tạo kênh Ba Bò, từ đó góp phần thúc đẩy sựphát triển kinh tế và giữ gìn môi trường sạch đẹp
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là các hộ dân sống xung quanh kênh Ba Bò Thànhphố Thủ Đức
Trang 161.3.2 Địa bàn nghiên cứu
Việc lựa chọn địa bàn phải phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu, ở đâyđịa bàn được chọn là kênh Ba Bò Thành phố Thủ Đức
1.3.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ tháng 3/2023 - …
1.4 Cấu trúc đề tài
Đề tài được chia thành 5 chương, với nội dung của từng chương như sau:
Chương 1: Mở đầu Gồm có phần đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vinghiên cứu và cấu trúc của bài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan Tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiêncứu cũng như tổng quan về địa bàn Giới thiệu về tổng quan tài liệu nghiên cứu baogồm những tài liệu liên quan đến tổn hại nhà đất và phương pháp sử dụng, về địa bànnghiên cứu, thực trạng môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm ở kênh Ba Bò Thànhphố Thủ Đức
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu có
cơ sở lý luận, ô nhiễm môi trường nước, nước thải, xác định giá nhà cho các hộ điềutra và xác định thuộc tính môi trường liên quan tới giá nhà, còn về phương phápnghiên cứu, trình bày những phương pháp chủ yếu mà đề tài ứng dụng để tìm ra kếtquả chính như giá hưởng thụ, phân tích hồi quy tuyến tính
Chương 4: Kết quả và thảo luận Đây là phần chính của đề tài, trình bày các kếtquả đạt được của đề tài
Chương 5: Kết luận và kiến nghị Phần kết luận sẽ nêu lại kết quả nghiên cứumột cách ngắn gọn, đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện ô nhiễm
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Ali Mohammad Khorshiddoust (2013) đã nghiên cứu về giá trị nhà đất và phânloại giá trị kinh tế môi trường của một số khu vực ở Tabriz Nghiên cứu sử dụngphương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM) với phân tích giá trị nhà đất ở các khu vựckhác nhau của Tabriz, nhằm thiết lập mối tương quan giữa các yếu tố này và đặc điểmmôi trường Bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát những người mua nhà ở các khu vựcchịu các điều kiện môi trường khác nhau thông qua các công ty môi giới bất động sản,được theo dõi bởi các mô hình thống kê Vị trí, sự gần gũi với các khu dân cư, khoảngcách đến nơi làm việc, diện tích cây xanh và chất lượng môi trường đều là những biếnđộc lập ảnh hưởng đến giá nhà ở Đồng thời, giá nhà ở trung bình cho tổng số khu vựcđược chọn có đặc điểm vật lý đã được ước tính và kết quả được trình bày trong bản đồbằng phần mềm ArcGIS Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối tương quan dương và
có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% giữa các biến độc lập về chất lượng môi trường, khônggian xanh, khả năng tiếp cận các dịch vụ với biến phụ thuộc là giá nhà, cho thấy nhữngngười mua nhà có xu hướng chi trả nhiều tiền hơn cho khu vực nhà đất có chất lượngmôi trường tốt hơn
Endah Saptutyningsih và cộng sự (2013) đã tiến hành nghiên cứu tính toán giátiềm ẩn về mức độ ô nhiễm môi trường do chất lượng không khí ở Yogyakarta trên cơ
sở giá nhà Tác giả sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xác định được khu vực
có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất ở Yogyakarta Carbon monoxide được sử dụng
Trang 18làm biến ô nhiễm Đồng thời tác giả sử dụng phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM)
để ước tính tổng lợi ích bao gồm lợi ích sức khỏe và lợi ích của việc giảm ô nhiễmkhông khí đô thị, cách tiếp cận này thiết lập mối quan hệ giữa giá của một hàng hóa cóthể bán được trên thị trường (ví dụ: nhà ở) với các tiện nghi và đặc điểm mà hàng hóanày chứa đựng Do đó, nếu sự thay đổi về mức độ ô nhiễm không khí xảy ra, thì các hộgia đình sẽ thay đổi hành vi của họ bằng cách chi nhiều tiền hơn cho nhà ở nằm trongkhu vực môi trường được cải thiện Kết quả của hồi quy hưởng thụ là giá nhà ở giảmkhi mức độ ô nhiễm không khí tăng do chất carbon monoxide
Jia Jia, Xiaoqing Zhang và cộng sự (2022) đã phân tích đa chiều về cảm nhận
xã hội của con người về diện mạo đô thị và tác động của nó đối với việc tăng giá nhà ở
Vũ Hán, Trung Quốc Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM) và môhình hồi quy trọng số theo địa lý đa cấp (MGWR) để thiết lập một bộ dữ liệu bao gồmcác yếu tố, ví dụ như trình độ học vấn của người dân, các cơ sở dịch vụ, cấu trúc nhà
ở, chất lượng hình ảnh và nhận thức vật lý của con người Sau đó, tác giả sử dụng các
mô hình máy học để trích xuất các tính năng từ dữ liệu đa nguồn, điều tra sự tăng giácủa 1.032 ngôi nhà ở Vũ Hán từ năm 2015 đến năm 2020 và sử dụng đa quy hồi quytrọng số địa lý (MGWR) để thảo luận về sự phụ thuộc không gian Qua nghiên cứucho thấy nhận thức vật lý của con người là nhận thức về địa điểm, vốn phụ thuộc vàotrải nghiệm xã hội độc đáo của có tác động cao nhất; chất lượng hình ảnh của đườngphố đô thị có tác động cao nhất ở những nơi tập trung người có trình độ học vấn cao vàtác động của các cơ sở dịch vụ là lớn nhất ở các khu vực kinh tế kém phát triển Kếtquả nghiên cứu còn cung cấp những thông tin mới về mối liên kết giữa cảm nhận xãhội của con người và tỷ lệ đánh giá, từ đó có thể được áp dụng để xây dựng một thànhphố hiện đại bền vững
Tzipi Eshet và cộng sự (2007) đã ước tính giá trị kinh tế của các ngoại ứng gâybất tiện liên quan đến các trạm trung chuyển chất thải ở Israel Thông qua việc áp dụngphương pháp đánh giá hưởng thụ HPM, nghiên cứu cho thấy hầu hết các yếu tố ngoạicảnh đều liên quan đến những bất tiện tại địa phương mà cư dân sống gần các trạmtrung chuyển gặp phải - bao gồm tiếng ồn, mùi, rác thải, sâu bọ, xâm nhập thị giác vàbất kỳ sự khó chịu nào có liên quan Kết quả chỉ ra rằng phạm vi không gian tối đa của
Trang 19tác động xảy ra cách trạm trung chuyển khoảng 2,8 km với mức tăng giá nhà khoảng
$5000 cho mỗi km cách xa địa điểm Ngoài ra, khoảng cách trung bình của một ngôinhà từ trạm trung chuyển địa phương tăng 1% có liên quan đến mức tăng 0,06% giácủa ngôi nhà trung bình Kết quả này thể hiện mối quan hệ giữa những thay đổi về chấtlượng môi trường và giá bất động sản, cho thấy các trạm trung chuyển tạo ra các ngoạitác cần được tính đến trong các chính sách về vị trí và làm sạch cho các trạm trungchuyển cũng như trong các chính sách đền bù tiềm năng
Tingting Liu và cộng sự (2017) đã nghiên cứu về tác động của chất lượng nước
ở Vịnh Narragansett đối với giá nhà ở bằng cách sử dụng phương pháp HPM, xác địnhthông qua nồng độ chất diệp lục và khoảng cách từ bờ biển đến khu vực nhà ở có bịảnh hưởng bởi chất lượng môi trường nước biển là dưới 1500 m Kết quả cho thấy,chất lượng nước kém có tác động tiêu cực đến giá nhà ở theo mức độ giảm dần vớikhoảng cách bờ biển tăng lên Mặc dù những ngôi nhà nằm trong phạm vi 100 m tính
từ bờ biển thu được mức giá cao hơn 32,5% so với những căn nhà cơ bản khác, nhưngchỉ cần nồng độ diệp lục (không cần biết là chất gì) tăng một đơn vị dẫn đến giảm0,10% giá đối với các ngôi nhà trong vòng 100m Tác giả đã đặt giả định mô hìnhgiảm 25% nồng độ diệp lục thì giá các đô thị ven biển tăng khoảng 45,5 triệu đô la.Kết quả của mô với phân vị thứ 95 của mức độ diệp lục cho thấy giá nhà bị ảnh hưởngbởi môi trường khắc nghiệt, chứ không chỉ về nồng độ diệp lục, chẳng hạn như tảo nởhoa, mùi hôi và cá chết Các nhà hoạch định chính sách có thể từ nhận thức và phảnứng của người mua đối với các vấn đề chất lượng nước, sau đó nỗ lực ngăn ngừa ônhiễm nguồn nước và khắc phục thiệt hại xảy ra
Ram P Dahal và cộng sự (2019) đã nghiên cứu ước tính giá trị của các bờ sông
ở Vịnh Mexico Tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM) và dữliệu mua bán bất động sản của các thành phố ven biển Mobile và Daphne ở Alabama,Hoa Kỳ Giá nhà bán trong giai đoạn 2001 đến 2015 được sử dụng làm biến phụ thuộc,các thuộc tính cấu trúc nhà và khu vực lân cận cũng như sự hiện diện của các tiện íchmôi trường được dùng làm biến độc lập Qua nghiên cứu cho thấy một trong nhữngyếu tố quan trọng khi mua nhà và được trả với mức giá cao là vị trí nhà gần bờ ỞMobile, giá tiềm ẩn cận biên của khoảng cách gần mặt nước dao động từ 2490 đô la
Trang 20đến 3530 đô la một km, trong khi ở Daphne, giá dao động từ 9250 đô la đến 15.460 đô
la trên 1 km
Sheng Li và các cộng sự (2021) đã nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnhhưởng đến giá nhà đất Nghiên cứu sử dụng (XGBOOST) - một công nghệ học máyphổ biến và HPM được kết hợp để phân tích các tác động toàn diện của các yếu tố ảnhhưởng đến giá nhà đất Trong bài viết này, dữ liệu giá nhà ở cho các cộng đồng thươngmại bị kiểm soát đã được thu thập từ một trong những nền tảng dịch vụ thông tin bấtđộng sản hàng đầu ở Trung Quốc thu thập dữ liệu trên 12.137 đơn vị nhà ở trong tổng
số 3.186 cộng đồng thương mại bị kiểm soát XGBOOST được sử dụng để xác địnhtầm quan trọng của các yếu tố và HPM đã được thông qua để tiết lộ giá trị của các yếu
tố có ảnh hưởng không có giá trên thị trường Kết quả cho thấy rằng việc kết hợp hai
mô hình có thể dẫn đến hiệu suất tốt và tăng sự hiểu biết về các biến thể không giantrong giá nhà đất Nghiên cứu phát hiện ra rằng (1) năm biến quan trọng nhất đối vớigiá nhà ở Thâm Quyến là khoảng cách đến trung tâm thành phố, chỉ số nhìn xanh, mật
độ dân số, phí quản lý tài sản và mức độ kinh tế; (2) chất lượng không gian ở quy môcon người có ảnh hưởng quan trọng đến giá nhà đất; và (3) một số yếu tố truyền thống,đặc biệt là các biến liên quan đến giáo dục, nên được sửa đổi theo sự phát triển của thịtrường bất động sản
2.1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thành Tính (2012) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá tổn hại giá trị nhàđất do ô nhiễm kênh Tân Hóa – Lò Gốm với số liệu thứ cấp và giá nhà đất từ cácphòng giao dịch bất động sản và nguồn số liệu sơ cấp từ điều tra 60 hộ dân sống quanhkhu vực kênh Nhằm mục tiêu mà đề tài đề ra thì nghiên cứu đã sử dụng phương phápthống kê mô tả, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp Hedonic Pricing Method
để xác định giá trị của thuộc tính môi trường thông qua giá trị căn nhà Từ đó xác địnhđược giá trị thiệt hại nhà đất trung bình cho mỗi hộ điều tra do ô nhiễm kênh Tân Hóa– Lò Gốm là khoảng 38,5 triệu đồng và giá trị thiệt hại cho mẫu điều tra khoảng 2,3 tỷđồng Đây cũng chỉ là một phần thiệt hại do ô nhiễm kênh Tân Hóa – Lò Gốm này đếncác hộ dân sinh sống xung quanh con kênh, ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng đến sứckhỏe, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động buôn bán, mỹ quan đô thị của người dân nơi đây
Trang 21Với giá trị thiệt hại này sẽ góp phần giúp các cấp quản lý đưa ra những chính sách tốtnhất trong dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm của Thành phố Hồ Chí Minh hiệnnay.
- Về nội dung: Các nghiên cứu đã chỉ ra được thiệt hại về giá trị nhà đất do ônhiễm gây ra trên các địa bàn nghiên cứu cụ thể Các kết quả nghiên cứu đã cho thấyrất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá nhà đất ngoài trừ vấn đề ô nhiễm thì như mật độdân cư, khoảng cách đến nơi làm việc, diện tích cây xanh và các chất lượng môitrường quanh khu vực nghiên cứu cũng rất quan trọng Bên cạnh đó các nghiên cứu đãđưa ra một số kiến nghị, chính sách giúp phát triển, cải thiện môi trường nhằm nângcao giá trị nhà đất và chất lượng sống cho người dân tại địa bàn nghiên cứu
2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lý
Thủ Đức là một thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Thànhphố Thủ Đức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập vào cuối năm
2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức Ngày 1 tháng
1 năm 2021, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực, Thủ Đức trởthành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phốthuộc thành phố trực thuộc trung ương Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố
Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mốicủa các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐôngNam Bộ như: Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành –Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn Đồng – Quốc lộ 1K Ngoài ra,
Trang 22tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội trên địa bànthành phố đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành từ cuốinăm 2023.
Phía đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vớiranh giới là sông Đồng Nai Phía tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận
4 với ranh giới là sông Sài Gòn Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (quasông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn) Phía bắc giáp các thành phố Thuận An
và Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Hình 2.1 Bản đồ thành phố Thủ Đức
Nguồn: Thông tin bản đồ quy hoạch Việt Nam Thành phố có diện tích 211,56 km² và có 34 phường trực thuộc: An Khánh, AnLợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, CátLái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây,Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, PhúHữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, TăngNhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, TrườngThạnh, Trường Thọ.( theo Đảng Bộ trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM)
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Kinh tế
Trang 23Thành phố Thủ Đức sở hữu 3 thế mạnh nổi trội cho quá trình phát triển kinh tếcủa khu vực:
Vị trí địa lý trung tâm miền Đông Nam Bộ với hệ thống giao thông được đầu tưphát triển đồng bộ, thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh lân cậnnhư tuyến metro số 1 từ Suối Tiên (quận 9) đến Bến Thành (quận 1) sẽ đi vào hoạtđộng từ năm 2021, tuyến đường Vành đai 3 (Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch),tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, xa lộ HàNội và các tuyến giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn - sông Đồng Nai…
Hệ sinh thái khởi nghiệp đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, có sự tham giacủa nhiều trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước Trong
đó, Khu công nghệ cao tại quận 9 và khu Đại học Quốc gia TP tại quận Thủ Đức có vịtrí chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo củaKhu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP
Khu vực đã cơ bản hình thành Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Trung tâm thể thao
và sức khỏe Rạch Chiếc tại quận 2 với chức năng chính là trung tâm thương mại - tàichính quốc tế, dịch vụ và dân cư hiện đại
Sau khi sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính là thành phố phía Đông trựcthuộc TP.HCM, có tiêu chuẩn quy mô dân số hơn 1 triệu người, diện tích tự nhiên gần
212 km2 Theo ý tưởng quy hoạch, TP Thủ Đức trong tương lai sẽ có 6 trung tâm quantrọng gồm: Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm, khu thể thao và sức khỏe RạchChiếc, trung tâm công nghệ cao Sài Gòn, trung tâm công nghệ giáo dục (Đại học Quốcgia TP HCM), khu công nghệ sinh thái Tam Đa và khu đô thị tương lai Trường Thọ
Với mục tiêu hướng tới là trở thành thành phố thông minh, phát triển, TP ThủĐức dự kiến sẽ đạt khoản 1,5 triệu người trong năm 2030 Tăng lên 2,2 triệu người ởnăm 2040 và hướng đến con số 3 triệu người sau năm này Vì vậy, đất đai dành choxây dựng đô thị đến năm 2030 vào khoảng gần 19.000 ha, đến năm 2040 dự kiến đấtxây dựng đô thị khoảng 20.000 ha
b) Điều kiện xã hội
Trang 24Với dân số hơn 1,1 triệu người, thành phố Thủ Đức là một khu vực rất đông dân
cư, gồm nhiều thành phần khác nhau Đây là tầng lớp lao động bình thường tập trung ởkhu vực Quận 9 và quận Thủ Đức trước đây, cũng như tầng lớp trí thức có thu nhậpcao, phân bố rộng rãi xung quanh Thảo Điền, Thủ Thiêm Thành phố Thủ Đức cũng làcái nôi của sinh viên, trí thức như Làng đại học, Khu công nghệ cao 1, Khu công nghệcao 2 Trong khu vực này cũng có rất nhiều các chuyên gia nước ngoài đến làm việc vàsinh sống, tập trung nhiều ở quận Thảo Điền, An Phú – An Khánh
2.3 Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại TP Hồ Chí Minh
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại TP.HCM ở mức báo động, theo số liệuthống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, hiện nay hệ thống kênh rạch vàsông ngòi trên địa bàn hứng chịu 40 tấn rác thải sinh hỏa và 70.000 m3 nước thải từ cáchoạt động sản xuất và sinh hoạt, đáng nói là những nguồn nước này được xả thải thẳng
mà chưa qua xử lý Các đoạn sông lớn của thành phố có nồng độ vượt quá tiêu chuẩncho phép gấp 1,5 – 3 lần (Tổng cục Môi trường thuộc Bộ TNMT, 2020)
Ngoài các kênh rạch bị ô nhiễm, thì nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cả thànhphố là các dòng sông lớn cũng bị tình trạng tương tự, minh chứng là những hình ảnhtúi rác, chai nhựa xuất hiện nhiều và trôi trên dòng sông Sài Gòn, bị tác động đếnnguồn nước mặt sông khi đồng thời cũng bị hứng chịu các nguồn nước thải sinh hoạt,nước thải công nông nghiệp (Mỹ Anh, 2020) Nước thải đô thị cùng với nước mưachảy tràn đổ vào sông theo hệ thống cống xả chung rồi đổ ra sông Sài Gòn - Đồng Naiđang khiến các dòng sông hứng chịu một nguồn chất hữu cơ khổng lồ
Ngoài ra, môi trường nước mặt còn bị tác động mạnh bởi việc khai thác sửdụng đất phần phía thượng lưu, phát triển thủy điện thủy lợi với sự hình thành hệthống các hồ chứa, đập dâng và việc vận hành các hệ thống này Nước thải từ các hoạtđộng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, phát triển giao thông vận tải, rò rĩ từcác bãi rác chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cũng chảy ra các dòng sông gần đó, gâythiệt hại vô cùng nặng nề
Trang 252.4 Thực trạng kênh Ba Bò
Kênh Ba Bò là một trong những tuyến thoát nước của tỉnh Bình Dương vàTP.HCM với tổng chiều dài 6,6 km Bình Dương có 4 tuyến thoát nước chính chảy vàokênh Ba Bò, gồm: nước thải sinh hoạt các hộ dân ở các phường tại thành phố Dĩ An vàthành phố Thuận An; tuyến thoát nước thải sau xử lý của Khu công nghiệp Sóng Thần
1 và Sóng Thần 2 (Thiên Lý, 2020) Sau đó chảy qua TP Thủ Đức rồi đổ vào sông SàiGòn ở quận 12 Đây được mệnh danh là kênh thối, điểm đen về ô nhiễm do nước thảinhiều khu công nghiệp đổ vào Nhiều năm qua, Bình Dương và TP.HCM đã chi hơnnghìn tỷ đồng để cải thiện nhưng hiệu quả vẫn chưa cao
Ngoài ra, hiện nay, khu vực đường ven kênh Ba Bò khu vực Thuận An, tỉnhBình Dương xuất hiện “hố tử thần” sạt lở vào nhà người dân, ngoài ra còn có một sốđiểm có nguy cơ sụt lún khác Mặc dù đã được khắc phục tạm thời bằng cách lấp đất
đá hoặc để chướng ngại vật cảnh báo, nhưng chưa được giải quyết triệt để, khi tìnhtrạng khói bụi do đất đá bị thổi lên, giao thông bất tiện, các cống thoát nước bị hư hại.Xuyên suốt dọc đoạn từ bờ kênh từ vòng xoay Khu công nghiệp Đồng An 1 xuốngphía hạ nguồn TP.HCM, mặt đường có nhiều dấu hiệu bong tróc, có nguy cơ sập lún.Nguyên nhân là do khi thi công bờ kênh đã đấu nối thêm đoạn cống từ miệng cốnghiện hữu ra kênh Ba Bò không đảm bảo, nền đường làm không kỹ khiến nước mưathoát xuống làm sụt lún đường Hiện nay, dù vấn đề đã xuất hiện, nhưng công ty vàchính quyền chưa có biện pháp khắc phục, do thiếu hụt ngân sách và đang tích cực xinviện trợ từ tỉnh Bình Dương (Bá Sơn, 2023)
Đại diện Sở Tài nguyên và môi trường (TN&MT) Bình Dương cho biết tổnglượng nước thải từ phía thượng nguồn tỉnh Bình Dương vào kênh Ba Bò là 18.900 -20.100 m3/ngày đêm So với quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp QCVN40:2011/BTNMT thì hàm lượng BOD5 tại kênh Ba Bò vượt từ 1,29 – 4,92 lần tại 4/9
vị trí quan trắc, hàm lượng COD vượt từ 1,39 – 2,65 lần tại 2/9 vị trí, hàm lượng kimloại nặng vượt từ 6,07 – 39,35 lần tại 4/9 vị trí, hàm lượng vi sinh vượt nhiều lần tại tất
cả vị trí (Phương Thúy, 2020) Kênh Ba Bò là kênh lớn chảy qua 2 địa bàn TP.HCM vàtỉnh Bình Dương, mặc dù đã được chính quyền cấp phép đầu tư đến hàng nghìn tỷđồng để cải tạo, khắc phục, nhưng đến nay kênh vẫn “chết” Hàng nghìn nhà dân sống
Trang 26ven kênh luôn phải đối diện với tình trạng ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứckhỏe, như: tức ngực, khó thở, ngất xỉu, trẻ em bị suy hô hấp, chướng bụng, khi phải hítquá nhiều khí thải độc hại từ kênh
Kênh Ba Bò luôn trong tình trạng bốc mùi hôi nồng nặc, nổi đầy bọt trắng, đặcbiệt là sau các cơn mưa, lượng nước trong kênh sẽ dâng cao và tình trạng ô nhiễm dàyđặc hơn (Minh Quân, 2022) Kênh Ba Bò được chia làm 2 phân đoạn, thượng nguồnbắt đầu từ ngã tư 550 thuộc địa bàn giáp ranh giữa TP.Dĩ An và TP.Thuận An, tỉnhBình Dương, dòng nước không bị ô nhiễm, suốt tuyến kênh dài 1 km được xây dựng,lắp đặt hàng chục cống ngầm, cống nổi Khi đến, KP.Đồng An 2 (P.Bình Hòa,TP.Thuận An), đoạn cống ngầm nằm ngay bên hông Công ty Vận tải Hoàng Gia Depot(dẫn vào KCN Đồng An), liên tục thải ra dòng nước có mùi rất khó chịu, có màu vànghoặc đen, rất nhiều bọt trắng, nơi đây được so sánh như “Vedan thứ 2” gây nên ônhiễm cho toàn bộ dòng nước phía hạ nguồn (Quốc Anh, 2020) Càng về phía hạ lưugiáp ranh giữa tỉnh Bình Dương và TP.HCM, mực nước thấp, có nơi cạn đáy, các loạirác thải như tấm nệm cao su, thùng xốp, túi rác… nằm kín đáy kênh, đồng thời vẫncòn 1 số hộ chăn nuôi tại gia hoạt động
Mặc dù đã vận hành vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ hồ sinhhọc trên dòng kênh này nhưng nguồn nước không cải thiện được vì mức độ ô nhiễmquá nặng, bởi chức năng của hồ sinh học là sử dụng công nghệ hiếu khí, lọc thải cácchất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp đã được xử lý đạt chuẩn, nhưng đa phần gây
ô nhiễm tại dòng kênh này lại là nước thải và hóa chất chưa được xử lý từ các nhà máycông nghiệp Ngoài ra, các trạm bơm nước vào hồ sinh học luôn gặp khó khăn khi vậnhành bởi rác thải không được kiểm soát từ thượng nguồn đổ về, tích tụ tại các hố thunước gây nghẹt guồng bơm, mặc dù đã được xử lý bởi các công nhân dự án nhưng vẫnkhông cải thiện tình trạng (Lê Phan, 2020)
2.5 Nguyên nhân ô nhiễm kênh Ba Bò
Tình trạng xả thải lén của các nhà máy công nghiệp và người dân ở vùng lâncận còn cao, khi các cơ quan chức năng của 2 tỉnh đã đưa vào hoạt động hai nhà máy
xử lý nước thải lên tới 17.000 - 20.000 m3/ngày đêm/nhà máy (sử dụng cho cả vùng,
Trang 27trong đó có khu vực kênh Ba Bò) nhưng tới nay tỉ lệ đấu nối nguồn nước thải vào hệthống xử lý của người dân còn thấp, nguyên nhân do nhiều người dân ngại thực hiệnbởi sợ tốn chi phí và không thật sự tin tưởng vào hệ thống xử lý, các KCN mặc dùtrang bị hệ thống xử lý nước thải riêng, nhưng vẫn lén lút xả thải vào ban đêm hoặcvào những ngày mưa (Lê Phan, 2020) Ngoài ra, nước thải của KCN Sóng Thần 2 códấu hiệu quá tải, liên tục làm nhà máy xử lý nước bị tràn, gây ách tắc nguồn nước lọcthải.
Trang 28CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước có tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution, dùng
để chỉ hiện tượng nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm,biển… bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trongnguồn nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người
và hệ sinh vật (Tô Thị Phương Dung, 2022)
3.1.2 Nước thải
Nước thải là nguồn nước đã qua sử dụng có chứa các vật chất gây ô nhiễm xâmnhập vào môi trường nước Nước thải có thể đến từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày củacon người, sản xuất công nghiệp, thương mại hoặc nông nghiệp Nước thải được đưa
ra môi trường thông qua dòng chảy nước mặt, các loại cống thoát nước hoặc nướcmưa Nước thải có thể chứa các chất gây ô nhiễm vật lý, hóa học hoặc sinh học Hàngngày, hàng giờ, lượng nước thải được xả thải ra môi trường vô cùng lớn Nhất là khicon người ngày càng sử dụng nhiều các sản phẩm tẩy rửa hóa học, chất thải chưa được
xử lý đã xả trực tiếp ra môi trường (Đình Tuyền, 2020)
a) Các loại và đặc điểm từng loại nước thải
Trang 29Nước thải sinh hoạt
Đây là nước thải xuất phát từ các hộ gia đình Chúng sinh ra do các hoạt động:
- Nước bài tiết của con người: Như phân, nước tiểu, máu, mồ hôi, giấy vệ sinh
đã sử dụng, khăn ướt Chúng còn được gọi với cái tên khác là nước đen
- Nước rửa: Sinh ra từ các hoạt động vệ sinh cá nhân như giặt giũ quần áo, lausàn, rửa bát, rửa xe Nước thải này còn được gọi là nước xám
- Các chất lỏng thải phát sinh do sinh hoạt: Ví dụ như dầu ăn, đồ uống, thuốctrừ sâu, xăng dầu, chất tẩy rửa Các chất này cũng gây ô nhiễm rất nặng Các nướcthải này còn gọi là chất thặng dư dạng lỏng tồn đọng
Thành phần của nước thải sinh hoạt sẽ không ổn định mà nó sẽ thay đổi theogiờ, theo ngày, theo mùa, phụ thuộc vào mức độ sử dụng, thói quen, chế độ ăn, lốisống của hộ gia đình Nhưng lý do chính đó là sự thay đổi trong sử dụng nước của các
hộ gia đình Các thành phần nước thải sinh hoạt như là:
- Vi sinh vật: Vi khuẩn gây bệnh, virus
- Các chất hữu cơ, phân hủy: Gây thiếu oxy trong ao hồ
- Chất hữu cơ khác: Chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dầu mỡ, hóa chất, dung môi
- Chất dinh dưỡng: Nitơ, phốt pho, amoni
- Kim loại: Hg, Pb, Cu, Ni
- BOD5, COD
Bảng 3.1 Quy chuẩn về nước thải sinh hoạt
Trang 30Nguồn: QCVN1 2008/BTNMT - QC KTQG về nước thải sinh hoạt
Nước thải đô thị
Nước thải đô thị là nước thải từ cộng đồng người dân sống trong đô thị, 1 phầntrong đó bắt nguồn từ nước thải sinh hoạt, phần còn lại là từ cộng đồng bên ngoài,như: dòng chảy từ việc rửa đường xá, bãi đỗ xe, mái nhà, vải hè, nước chảy từ bãi rác,nước mưa bị ô nhiễm không khí tích tụ xuống các cống rãnh, nước mưa bị ngập lụttrên đường phố sau đó dính các chất độc hại, rác thải, thuốc trừ sâu… Vì vậy chúng vôcùng đa dạng và rất khó kiểm soát, thường sẽ bị bỏ qua do không trực thuộc tráchnhiệm của bất kỳ đơn vị cụ thể nào
Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là loại nước thải được hình thành sau quá trình sản xuấtcông nghiệp nặng như sản xuất gang thép, sản xuất đồ điện tử… nước thải sinh ra saucác quá trình chùi rửa máy móc, hóa chất trong quá trình sản xuất cũng như hoạt độngsinh hoạt của nhân công trong nhà máy Trong nước thải công nghiệp lại được chia ralàm 2 loại:
- Nước thải sản xuất bẩn là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản phẩm,xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, loại nước nàychứa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn…
Trang 31- Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm nguội thiết
bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước cho nên loại nước thải nàythường được quy ước là nước sạch
Bảng 3.2 Quy chuẩn về nước thải công nghiệp
Trang 33sau điều trị Các mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút phát sinh trong quá trình khám chữanhiễm vào nước Các hóa chất xạ trị, chất phóng xạ
b) Các thành phần có trong nước thải
Nước thải có trên 95% là nước, còn lại 5% các lắng cặn chất thải, chất ô nhiễmphân hủy sinh học, bao gồm:
BOD trong nước thải
BOD là tên viết tắt của cụm từ Biochemical Oxygen Demand hay còn được gọi
là nhu cầu oxy sinh hóa BOD là thước đo lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóacác chất hữu cơ Khi BOD được xả ra ao hồ sẽ cướp đi oxy của các loài cá Do đó,trước khi xả nước thải cần phải xử lý nước thải, làm giảm BOD (BOD trong nước của
hộ gia đình thường là 200mg/ L)
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
TDS là viết tắt của Total Bisolved Solids hay còn gọi là tổng chất rắn hòa tan.Đây là tổng lượng ion tích điện bao gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trongmột đơn vị thể tích nước Chỉ số TDS trong nước liên quan trực tiếp tới chất lượngnguồn nước Nó bao gồm khoáng chất, muối, kim loại, Cation, Anion hòa tan trongnước, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) làlượng chất rắn lơ lửng trong nước thải và có kích thước cụ thể Khi thải trực tiếp vàomôi trường nước mặt TSS có thể làm môi trường bị ô nhiễm, mang theo vi sinh vậtgây bệnh, làm tắc nghẽn mang của cá
c) Một số công nghệ, quy trình xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay
Trang 34Trên thực thế có rất nhiều quá trình được sử dụng để làm sạch nguồn nước thải
và tùy theo mỗi loại nước thải và mức độ nhiễm bẩn của nó thì sẽ được áp dụng nhữngquy trình khác nhau Nước thải thường được xử lý trong các nhà máy xử lý nước thảivới các quá trình xử lý vật lý, hóa học và xử lý sinh học Điển hình như:
Công nghệ xử lý nước thải MBBR: là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử
dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là
sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí Công nghệ xử lý nướcthải MBBR là quá trình xử lý sinh học hiệu quả thông qua sự kết hợp của quá trìnhbùn than hoạt tính và màng sinh học Công nghệ MBBR sử dụng thiết bị BioChipscông suất cao MicroOrganism trong bể sục khí và anoxic
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp AAO (hay còn được gọi là công nghệ A2O): bao gồm 3 giai đoạn xử lý sau đây: Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu
khí) – Oxic (hiếu khí) Công nghệ xử lý nước thải A2O là phương pháp sinh học nhờ
và sự sinh trưởng và phát triển của các hệ vi sinh vật như: VSV kỵ khí, VSV thiếu khí
và VSV hiếu khí Nhờ quá trình hoạt động mạnh mẽ khi hấp thụ và phân hủy các chấthữu cơ mà nguồn nước thải được xử lý hiệu quả đảm bảo luôn đạt chuẩn theo quy địnhcủa Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Công nghệ xử lý nước thải hóa lý kết hợp với sinh học: Áp dụng công nghệ
hoá lý kết hợp công nghệ sinh học sẽ giúp các chỉ số nước thải đầu ra ổn định, đúngtheo quy chuẩn nước thải đầu ra theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường;mang đến ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạchtại Việt Nam; giải quyết vấn đề thiếu nguồn nước sản xuất nhờ việc tái sử dụng nguồnnước thải sau xử lý đã được kiểm nghiệm; tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất cho doanhnghiệp, dễ dàng vạch ra chiến lược đầu tư dài hạn
Công nghệ xử lý màng lọc sinh học MBR: là sự kết hợp giữa vi sinh trong bể
bùn hoạt tính lơ lửng và công nghệ màng lọc sợi rỗng trong xử lý nước thải, hàmlượng bùn trong bể sinh học sẽ được giữ lại thông qua cơ chế vi lọc của màng, nhờkích thước nhỏ (µm) nên nước thải sau khi ra khỏi màng có chất lượng rất tốt
Trang 35Công nghệ xử lý nước thải SBR: là hệ thống dùng để xử lý nước thải sinh học
chứa chất hữu cơ và nitơ cao, xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và
xả cặn Hệ thống gồm 5 pha diễn ra liên tục và lần lượt theo thứ tự: Fill (Làm đầy),React (Pha phản ứng, thổi khí), Settle (lắng), Draw (rút nước), Idling (ngưng)
3.1.3 Giá trị nhà đất
Cơ sở khoa học hình thành giá đất bao gồm: địa tô, lãi suất ngân hàng, quan hệcung cầu
Địa tô: địa tô là hình thái theo đó quyền sở hữu đất được thực hiện về mặt kinh
tế, tức là đem lại thu nhập cho người sở hữu đất Để chỉ rõ bản chất của địa tô Mác đãphân chia địa tô thành: địa tô chênh lệch, địa tô tuyệt đối
Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng mà cao thì giá đất mua vào giảm đi vìkhi đó người dân và các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đem tiền của mình gửi vào ngânhàng để hưởng mức lợi cao hơn hoặc ngang bằng Ngược lại nếu lãi suất ngân hànggiảm thì số tiền bỏ ra mua đất sẽ tăng, do người bán không muốn bán ra với giá thấp,
họ giữ lại để thu được lớn hơn thu nhập do lượng tiền bán đất gửi vào ngân hàng Từ
đó có thể rút ra kết luận: giá đất tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với lãi suất ngânhàng
Quan hệ cung, cầu: hàng hóa thông qua trao đổi buôn bán trên thị trường đãhình thành mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng.Trong mối quan hệ đó thể hiện sự tối đa hóa lợi ích giữa người sản xuất và người tiêudùng thông qua sự hình thành, vận động của giá cả
Theo Điều 55 - Luật Đất đai 2003, giá đất được hình thành trong các trườnghợp sau đây: do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyđịnh; do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; do người sửdụng đất thoả thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyềnchuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sửdụng đất
3.1.4 Xác định thuộc tính môi trường liên quan đến giá nhà
Trang 36Một trong những khó khăn của phương pháp giá hưởng thụ là khó lượng hóathuộc tính môi trường Vì thế để xác định giá của đặc điểm môi trường thông qua tàisản thì đầu tiên cần phải xác định cách đo lường thuộc tính môi trường ở khu vựcnghiên cứu.
Giá trị nhà bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bao gồm tình trạng ô nhiễmhay trong lành, yên tĩnh hay ồn ào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị nhà Có thể thấyrằng, yếu tố môi trường đang ngày càng được trú trọng trong giá trị nhà Chính vì vâ ̣y,những khu vực có an ninh cao, môi trường trong lành luôn được nhiều người tìm kiếm.Ngược lại, những khu vực có điều kiê ̣n môi trường xấu sẽ có giá bán thấp hơn
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
a) Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội được thu thập
từ các nghiên cứu trước, từ các cơ quan địa phương, tạp chí, báo và internet
b) Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được điều tra dựa trên bảng câu hỏi được soạn sẵn và việc phỏng vấntrực tiếp các hộ dân sống xung quanh kênh Ba Bò
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
b) Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày sốliệu được ứng dụng và lĩnh vực kinh tế, bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất,lớn nhất, tần số xuất hiện các đối tượng nghiên cứu
Trang 37Trong nghiên cứu này, thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bảncủa dữ liệu thu thập được bao gồm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, cung cấp những tóm tắtđơn giản về mẫu và các thước đo Dữ liệu sẽ được biểu diễn dưới dạng biểu đồ trựcquan, thành các bảng số liệu tóm tắt và các giá trị thông kê đơn giản nhất, thể hiện kếtquả nghiên cứu một cách dễ hiểu và logic.
c) Phương pháp phân tích hồi quy
Phương pháp phân tích hồi quy là công cụ cơ bản để đo lường kinh tế Phân tíchhồi quy đo lường mối liên hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biếnđược giải thích) với một hay nhiều biến khác (được gọi là biến độc lập hay biến giảithích)
Bước 1: Xác định và nêu giả thuyết mối quan hệ các biến kinh tế Kỹ thuật ước
lượng hồi quy được sử dụng cho nghiên cứu này là phương pháp bình phương bé nhất(OLS - Ordinary Least Squares) dựa trên ba giả thuyết của mô hình như sau:
Mối quan hệ giữa các biến là phi tuyến (dạng hàm Cobb – Douglas)
Xi là biến số ngẫu nhiên và các giá trị của nó không đổi Ngoài ra không có sựtương quan hoàn hảo nào giữa hai biến độc lập
Số hạng sai số có giá trị kỳ vọng bằng không và phương sai không đổi (là hằngsố) cho tất cả các quan sát, tức là E(ei) và E(ei2) = γ2 Sai số của các biến số ngẫu nhiên
ei là độc lập về mặt thống kê Như vậy E(ei,ej) = 0 với i # j, và các số hạng sai số cóphân phối chuẩn
Bước 2: Thiết lâ ̣p mô hình toán học mô tả mối quan hê ̣ giữa các biến số.
Phương trình hồi quy được sử dụng có dạng hàm Cobb – Douglas:
Y = AX1α1X2α2…Xnαneut
Trong đó:
Y: biến phụ thuô ̣c
Xi: biến đô ̣c lâ ̣p (i = 1, 2, …, n)
ai: hê ̣ số ước lượng (i = 1, 2, …, n)
Trang 38Bước 3: Ước lượng tham số mô hình (ai), các ước lượng này là các giá trị thực
nghiê ̣m của tham số trong mô hình
Bước 4: Kiểm định mức ý nghĩa của mô hình.
Kiểm định các vi phạm giả thuyết của mô hình: các hiện tượng tự tương quan,hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai không đồng đều
Bước 5: Phân tích mô hình.
Tính tổn hại giá trị nhà đất do ô nhiễm kênh Ba Bò
3.2.3 Phương pháp đánh giá hưởng thụ HPM - Hedonic Pricing Method
Phương pháp đánh giá hưởng thụ đo lường các ảnh hưởng phúc lợi của thay đổitrong các tài sản và dịch vụ môi trường bằng cách ước lượng ảnh hưởng của các thuộctính môi trường lên giá trị của các hàng hóa thị trường nào đó Các đặc tính của mộtloại hàng hóa được đánh giá dựa trên sự thỏa mãn mà nó tạo ra cho con người
Phương pháp HPM đã được áp dụng phổ biến để xem xét ảnh hưởng của cácthuộc tính môi trường lên giá trị tài sản (thường là nhà ở) Ngoài ra, phương pháp nàyđánh giá một cách có hệ thống sự khác biệt về giá trị các tài sản tại các khu vực khácnhau và còn đánh giá sự ảnh hưởng của chất lượng môi trường với sự khác biệt về giácủa tài sản đó
Để có được hàm cầu về chất lượng môi trường thông qua hàm giá nhà đất ta thực hiệntheo các bước:
Bước 1: Thu thập dữ liệu về giá nhà, các đặc điểm của nhà và biến số môi
trường cần đánh giá
Khảo sát ngẫu nhiên các hô ̣ dân sống gần kênh, xác định phạm vi ảnh hưởng của ônhiễm đến các hô ̣ khảo sát Xác định thông tin giá nhà qua các công ty địa ốc, vănphòng đô thị…
Bước 2: Xây dựng hàm số giá nhà
Phương pháp HPM dựa trên giả thuyết trong số các yếu tố như vị trí, độ rộng mặttiền, khoảng cách đến nơi ô nhiễm, khoảng cách đến các khu tiện nghi, tình trạng giao
Trang 39thông, tình trạng an ninh Biến khoảng cách đến nơi ô nhiễm là biến đại diện cho chấtlượng môi trường nơi khảo sát sẽ quyết định giá trị đất đai tại nơi đó Từ đây ta có thểxem xét hàm số sau:
Giá đất = f(diê ̣n tích căn nhà, độ rộng mặt tiền, khoảng cách đến suối, khoảng cáchđến các khu tiện nghi, tình trạng giao thông, an ninh)
Căn cứ vào thực tế, hàm tuyến tính Cobb – Douglas được chọn là phù hợp nhất đểthực hiện việc ước lượng phương trình giá đất Trong đó, biến giá nhà đất là biến phụthuô ̣c và các biến đô ̣c lâ ̣p gồm: diê ̣n tích căn nhà, đô ̣ rô ̣ng mă ̣t tiền, khoảng cách đếnsuối, khoảng cách đến các khu tiện nghi, tình trạng giao thông, an ninh Ta có phươngtrình giá nhà đất như sau:
P = A × DTα1 × DRα2 × KCKα3 × KCTBα4 × GTα5 × ANα6 × eut (*)
Phương trình (*) được đưa về dạng Log – Linear:
LnP = LnA + α1LnDT + α2LnDR + α3LnKCK + α4LnKCTB + α5LnGT + α6LnAN +ut
Trang 40LnKCK Ln (khoảng cách đến con kênh) m +
LnKCTB Ln (khoảng cách đến các khu tiê ̣n nghi) Km
-LnGT Ln (tình trạng giao thông) Thang điểm
LnDR: đô ̣ rô ̣ng mă ̣t tiền (m), nhà có mă ̣t tiền đường phía trước càng rô ̣ng thì giáđất sẽ càng tăng, giá nhà đất và đô ̣ rô ̣ng mă ̣t tiền có quan hê ̣ đồng biến Kỳ vọng dấu(+)
LnKCK: là khoảng cách đến kênh Đơn vị tính là m Đây là biến dùng làm đạidiện cho giá trị môi trường Ở đây ta xét khoảng cách thẳng hàng từ mảnh đất ở rạch.Hàng ngày những người sống gần kênh ô nhiễm phải chịu mùi hôi thối bốc lên và do
đó giá nhà đất ở khu vực này cũng giảm theo Nghĩa là khi mức độ ô nhiễm cao thì giánhà đất sẽ giảm và ngược lại khi mức độ ô nhiễm càng giảm thì giá nhà đất sẽ tăng Từ
đó ta suy ra là giữa khoảng cách đến kênh và mức độ ô nhiễm có quan hệ nghịch biến,
và sẽ có mối quan hệ đồng biến với giá nhà Kỳ vọng dấu (+)
LnKCTB: là khoảng cách trung bình đến các khu tiê ̣n nghi (km) Các khu tiệnnghi ở đây được hiểu là chợ, bệnh viện, trường học Đối với trường hợp nghiên cứu ởđây, ta không dùng riêng lẻ từng biến đại diện cho từng khu tiện nghi mà lấy khoảngcách trung bình của chúng Việc tính giá trị trung bình được lấy trọng số tùy thuộc vàomức độ quan trọng của từng nhân tố Trọng số đối với các thuộc tính chợ, bệnh viện,trường học, trung tâm thương mại, nơi làm viê ̣c lần lượt là 0,15; 0,25; 0,3; 0,15; 0.1