Tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Vào năm 2008, Tác giả Sumit Mandal đã có nghiên cứu về mối liên hệ giữa các thông số công nghệ như kích cỡ kim, tính chất của vải đến độ bền đường may Nghiên cứu được thực hiện trên một số loại chỉ thương mại và vải dệt thoi Peco, Cotton- Spandex và vải Cotton [4] Tác giả Khaled M Elsheikh và các cộng sự đã có một nghiên cứu về việc dự đoán hiệu suất đường may của vải dệt thoi, trọng lượng nhẹ vào năm 2018 [5] Năm 2018, Bhavesh Rajput và các cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số may đến độ bền của đường may Nghiên cứu được thực hiện trên vải Cotton dệt kim đan ngang với hai loại chỉ và bốn loại mũi may [6] Năm 2020, Md Rafiul Islam và các cộng sự đã có nghiên cứu phân tích độ bền và hiệu quả của đường may cho vải dệt thoi trơn 100% Cotton Nghiên cứu được thực hiện trên vải trơn 100% Cotton, 4 loại cấu trúc mũi may và 3 loại chỉ
Các công trình nghiên cứu trong nước
Năm 2012, Tác giả Nguyễn Thanh Bình có nghiên cứu về một số yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến độ bền đường may Tác giả nghiên cứu cụ thể về yếu tố mật may Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra được một số ưu nhược điểm của các loại chỉ dùng trong công nghiệp may [9] Năm 2018, Tác giả Nguyễn Cầu Bản đã nghiên cứu vải dệt kim lựa chọn cho quần thể thao nữ Legging Trong nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số vải, công nghệ đến các tính chất của vải như độ thoáng khí, độ dày và độ giãn để đánh giá sự phù hợp với quần legging
Ba loại vải với mức độ chiều dài vòng sợi khác nhau (2,82; 2,56; 2,41 mm) đã được thử nghiệm Ba mẫu vải dệt kim thương mại khác, thường được sử dụng cho quần áo thể thao cũng được kiểm tra để so sánh [10] Năm 2021, nhóm tác giả Bùi Thị Loan, Nguyễn Thị Hồi, Đỗ Thị Tần đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mảnh của chỉ và mật độ mũi may đến độ giãn đứt và độ bền đường may 406 trên vải TC Nghiên cứu được thưc hiện trên vải TC, chỉ may 100% Polyester với 6 chi số khác nhau Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tăng mật độ mũi may, giảm độ mảnh của chỉ thì độ giãn đứt tương đối và độ bền kéo đứt đường may tăng lên [11]
Qua các bài báo mà người nghiên cứu đã tham khảo, trong đó nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc của một số loại chỉ may công nghiệp, đồng thời một nghiên cứu về ảnh hưởng của các thông số vải và công nghệ đến tính chất của vải, cũng như năm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền đường may tuy nhiên các nghiên cứu trên đều chưa khảo sát về loại đường may 514 trên các loại vải 100% Polyester, 95% Polyester + 5% Spandex, 95% Cotton + 5% Spandex.
Mục tiêu và hướng nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của luận văn là nhằm nghiên cứu mức thay đổi về độ bền đường may vắt sổ (514) trên bốn loại vải dệt kim sử dụng thông dụng cho trang phục thể thao khi thay đổi độ mảnh của chỉ và mật độ mũi may Từ đó xác định loại chỉ và mật độ mũi may phù hợp nhất cho từng loại vải
Góp phần nâng cao chất lượng đường may trên trang phục thể thao.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp nghiên cứu chủ yếu thu thập thông tin qua các tài liệu hay văn bản Trong phương pháp này, chủ thể nghiên cứu tham khảo, tìm kiếm thông tin ở các văn bản liên quan Từ đó, bằng các tư duy logic rút ra kết luận cụ thể Trong nghiên cứu này người nghiên cứu ứng dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phân loại lý thuyết là phương pháp sắp xếp các tài liệu đã thu thập thành một hệ thống chặt chẽ Phân chia chúng thành từng đơn vị và từng vấn đề khoa học cụ thể, có chung dấu hiệu hoặc cùng hướng phát triển
Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp các tri thức khoa học thành hệ thống Dựa trên cơ sở một mô hình lý thuyết cụ thể, khiến cho sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu trở nên toàn diện và sâu sắc hơn
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết luôn đi liền với nhau giúp làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Phương pháp này thường được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết Phương pháp này được người nghiên cứu áp dụng trong việc phân loại các tài liệu lý thuyết, các bài báo khoa học đã tham khảo ra thành các vấn đề nhỏ để từ đó lọc ra những vấn đề, những khía cạnh còn thiếu sót hoặc chưa được nghiên cứu để người nghiên cứu có thể lọc ra vấn đề mà mình cần nghiên cứu.
Các tiêu chuẩn được áp dụng trong luận văn [18] [19]
ASTM 3940 – 83: Phương pháp kiểm tra độ bền nén thủng và độ giãn dài của vải dệt kim và vải dệt thoi co giãn Phương pháp thử này bao gồm việc xác định độ bền của vải khi bị nén thủng và độ giãn của các đường may đối với vải dệt kim hoặc vải dệt thoi Các đường may được lấy từ các sản phẩm may mặc hoặc có thể được chuẩn bị từ các mẫu vải Phương pháp này áp dụng đối với đường may thẳng [18]
ASTM D6797 – 15: Phương pháp kiểm tra độ bền nén thủng của vải bằng máy thử độ bền kéo với tốc độ không đổi CRE Phương pháp thử này mô tả phép đo độ bền nén thủng của hàng dệt thoi và dệt kim lấy từ các cuộn vải hoặc được lấy từ hàng may mặc bằng cách ép một viên bi thép xuyên qua vải bằng máy thử độ bền kéo tốc độ không đổi [19].
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giới thiệu về vải
Vải dệt kim được tạo nên bởi các vòng sợi đan xen vào nhau, các sợi được liên kết theo chiều dọc và chiều ngang Những vòng sợi liên kết với nhau theo một qui luật nhất định tạo nên vải dệt kim
Quá trình tạo vòng là quá trình đem sợi uốn cong tạo thành những vòng sợi và liên kết chúng lại với nhau tạo thành vải dệt kim Kim dệt là chi tiết cơ bản thực hiện quá trình tạo vòng
Công nghệ dệt kim chia thành hai ngành chính là công nghệ dệt kim đan ngang và công nghệ dệt kim đan dọc
Vòng sợi là đơn vị cơ bản nhất để cấu tạo nên vải dệt kim Vòng sợi có dạng đường cong không gian
Cấu tạo vòng sợi gồm có 3 phần:
Hình 2.1: Cấu tạo vòng sợi
1 Đầu, còn gọi là cung kim
3 Chân gồm 2 nửa cung nối (cung chìm) Vòng sợi kín: quấn quanh bốn mặt kim
Hình 2.2: Vòng sợi kín Vòng sợi hở: quấn quanh 3 mặt kim
Hình 2.3: Vòng sợi hở Vòng sợi có 2 mặt trái và phải
- Mặt trái cho thấy các cung vòng (cung kim, cung nối)
- Mặt phải: có trụ vòng nằm trên, vòng nằm dưới
2.1.2 Đặc trưng cấu tạo và tính chất của vải dệt kim
2.1.2.1 Đặc trưng cấu tạo của vải dệt kim
Vải dệt kim có cấu trúc vòng sợi Các vòng sợi được sắp xếp định hướng trong vải thành hàng vòng và cột vòng
Trên mỗi cột vòng các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên tạo thành một đường zích zắc đối xứng
Trên mỗi hàng vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên sang trái hoặc phải
2.1.2.1 Tính chất của vải dệt kim
- Bề mặt vải thoáng, mềm, xốp
- Tính co giãn, đàn hồi lớn, khi chịu lực tác dụng độ giãn của vải lớn hơn nhiều so với đồ thị kéo giãn của sợi gia công
- Giữ nhiệt tốt mà vẫn không cản trở quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường xung quanh
- Ít nhàu, dễ bảo quản và giặt sạch
- Tính vệ sinh trong may mặc tốt
- Tạo cảm giác mặc dễ chịu
- Nhược điểm lớn: quăn mép và dễ tuột vòng
2.1.3 Phân loại vải dệt kim
Dựa trên các kiểu dệt ở bề mặt vải dệt kim được chia ra gồm vải dệt kim đan ngang và vải dệt kim đan dọc
2.1.3.1 Vải dệt kim đan ngang
Hình 2.4: Vải dệt kim đan ngang Trong vải dệt kim đan ngang các sợi đi theo hướng ngang của vải Mỗi hàng vòng do ít nhất một sợi tạo thành Các cung nối giống như một cung tròn nối giữa 2 vòng sợi của hai cột vòng khác nhau trên cùng một hàng vòng
Các kiểu đan trong dệt kim đan ngang:
Kiểu đan một mặt phải (Single Jersey): là vải một mặt phải, được dệt ra trên máy môt giường kim Vải có 2 mặt khác nhau rõ rệt, một mặt trái và một mặt phải Nhìn mặt trái ta có thể thấy rõ các hàng vòng, nhìn mặt phải nổi rõ các trụ vòng Vải có tính quăn mép, dễ tuột vòng sợi
Hình 2.5: Vải dệt kim một mặt phải (Single Jersey)
Kiểu đan hai mặt phải: Đây là loại vải có hai mặt giống nhau hoàn toàn hoặc gần giống nhau, đều là mặt phải Vải hai mặt phải phân biệt thành hai loại
Hình 2.6: Vải dệt kim hai mặt phải (Double Jersey)
Hai mặt vải đều giống nhau và đều là mặt phải Nếu kéo giãn theo chiều ngang sẽ thấy rõ các cột vòng phải nằm xen kẽ các cột vòng trái Các cột vòng phải và trái sẽ tạo thành hai lớp cột vòng nằm trên hai mặt phẳng song song, áp sát với nhau, không quăn mép, độ giãn lớn, độ dày lớn
Hình 2.7: Vải dệt kim 2 mặt phải (Rib)
Là vải hai mặt phải Hai mặt vải đều giống nhau và đều là mặt phải Các cột vòng phải của lớp vải này chồng khít lên và che lấp hoàn toàn các cột vòng phải của lớp vải kia Không quăn mép, vải bóng mịn, không tuột vòng, độ giãn thấp
Hình 2.8: Vải dệt kim hai mặt phải (Interlock)
Vải hai mặt trái (Purl)
Là vải có hai mặt giống nhau hoàn toàn hoặc gần giống nhau và đều là mặt trái Một hàng vòng phải được dệt xen kẽ với 1 hàng vòng trái, trên hai mặt vải xuất hiện các cung vòng Nếu kéo giãn vải theo chiều dọc sẽ nhìn thấy rõ các hàng vòng phải xen kẽ với hàng vòng trái
Hình 2.9: Vải dệt kim hai mặt trái (Purl) 2.1.3.2 Vải dệt kim đan dọc:
Sợi đi theo hướng dọc trong vải, mỗi hàng vòng do ít nhất một hệ sợi dọc tạo thành, cung nối gần như một đoạn thẳng nối giữa hai vòng sợi của hai cột khác nhau trên hai hàng vòng khác nhau
Hình 2.10: Vải dệt kim đan dọc (Wrap Knitting)
Các kiểu đan dọc thông dụng
Tricot sử dụng phổ biến để may đồ lót Mặt phải của vải có những gân sọc dọc nổ rõ, trong khi ngược lại mặt trái là những gân ngang Các loại vải này có một kết cấu draft (mềm rũ) và soft (mềm) và có thể kéo căng theo chiều dọc và hầu như không có giãn ngang
Hình 2.11: Vải dệt kim đan dọc (Kiểu Tricot)
Milan có cấu trúc mạnh hơn, ổn định hơn, mượt mà hơn và đắt hơn tricot Do đó, được sử dụng trong đồ lót tốt hơn Các loại vải dệt kim dọc kiểu này được dêt từ hai sợi dệt kim theo đường chéo, kết quả trên vải mặt có sườn gân dọc rõ rệt và mặt trái có cấu trúc đường chéo Các loại vải này thường là nhẹ (lightweight), mượt mà (Smooth), và ổn định hình dáng tốt
Hình 2.12: Vải dệt kim đan dọc (Kiểu Milan)
Hình 2.13: Vải dệt kim đan dọc (Kiểu Raschel) 2.1.4 Ưu nhược điểm của vải dệt kim
Bề mặt vải mềm mại mang đến sự thoải mái và dễ chịu cho người mặc So với một số loại vải khác thì sự mềm mại của vải dệt kim vượt trội hơn hẳn
Sự thoáng khí nhờ công nghệ dệt kim có sự liên kết chặt chẽ nhưng có độ giãn nhất định mang đến sự thoải mái, mát mẻ cho người mặc vì thế được sử dụng để may quần áo mùa hè
Vải dệt kim có lực nén và lực căng cực tốt, tốt hơn nhiều so với những chất liệu vải khác Chính vì thế vải dệt kim có độ co giãn và đàn hồi tốt
Vải dệt kim không những có khả năng thoáng khí mà còn có khả năng giữ nhiệt rất tốt vì vậy vải len dệt kim cũng khá phổ biến để may áo mùa đông
Các phương pháp gia công trang phục dệt kim [8] [15]
Sử dụng phương pháp trang trí cũng giúp tạo bố cục, tạo hình trên bề mặt vải của chi tiết hay vị trí nào đó của trang phục Các phương pháp trang trí được thực hiện riêng biệt trên mảnh chi tiết trong các công đoạn gia công hoặc thực hiện trên sản phẩm hoàn chỉnh Các phương pháp trang trí bao gồm in, thêu, sử dụng đường may, sử dụng phụ liệu (đính đá, cườm, phụ liệu trang trí), sử dụng công nghệ wash 2.3.1 Phương pháp liên kết chi tiết sử dụng chỉ may [8] [15]
2.3.1.1 Các nhóm mũi may cơ bản [8] [15]
- Mũi may thắt nút là dạng mũi may được được cấu tạo bởi chỉ của kim và chỉ của suốt (thoi) tạo thành các nút thắt, thường liên kết với nhau ở giữa lớp nguyên liệu Các mũi may liên tục tạo thành đường may
- Đây là loại mũi may cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong may công nghiệp Các đường may phát triển trên nguyên lý tạo mũi may thắt nút có ký hiệu 3** Trong đó 3 là ký hiệu nhóm mũi may thắt nút, ** đặc trưng cho dạng tết chỉ
Hình 2.14 : Mũi may thắt nút
1: Chỉ trên 2: Chỉ dưới T: Chiều dài mũi may Δ: Độ dày của vải
+ 306: Đường may giấu mũi (vắt gấu)
+ 312: Đường may zigzag2 kim, tương tự như 304
+ 330: Đường may bờ khuy nổi ở máy thùa khuy
+ 331: Đường may zigzag bao mép ở máy thùa khuy đầu bằng Đặc điểm:
- Mũi may bền chặt, khó tháo chỉ
- Hình dạng mũi may của mặt trên và dưới giống nhau, hướng tạo mũi may thực hiện được cả hai chiều, do đó rất thuận tiện cho quá trình công nghệ
- Bộ tạo mũi của máy may phức tạp chiếm nhiều không gian nên máy cồng kềnh và thường chỉ có hai kim và hai ổ chỉ
- Đường may thắt nút ít tốn chỉ nhưng lại kém đàn hồi, dễ bị đứt khi kéo căng
- Chỉ dưới bị giới hạn nên phải ngừng lại khi hết chỉ và mất thời gian đánh suốt, thay chỉ dẫn đến giảm năng suất Ứng dụng:
Sử dụng để may những loại vật liệu có độ co giãn ít như vải dệt thoi, da, bạt, ximili, ít khi được dùng để may vải dệt kim Đường may thắt nút chỉ được dùng trong sản xuất hàng dệt kim ở những đường may định vị, định hình
2.3.1.1.2 Mũi may móc xích đơn:
- Mũi may móc xích đơn được cấu tạo bằng chỉ của kim, các vòng chỉ tự thắt với nhau tạo thành những móc xích ở mặt dưới của nguyên liệu Các mũi may được kết nối liên tục tạo thành đường may
- Trong quá trình tạo mũi, kim mang chỉ đi xuyên qua vải và chui vào vòng chỉ trước Khi chuyển động di lên, kim tiếp tục bỏ lại một vòng chỉ trên bề mặt nguyên liệu Quá trình dịch chuyển kim liên tục tạo ra hiện tượng bỏ vòng và thắt vòng để tạo mũi may
- Đây là mũi may có cấu tạo đơn giản nhất trong may công nghiệp Các đường may phát triển trên nguyên lý tạo mũi may móc xích đơn có ký hiệu 1**
Hình 2.15: Mũi may móc xích đơn Dưới đây là một số đường may nhóm móc xích đơn thường gặp:
+ 101: Đường may móc xích đơn cơ bản (ở các máy may miệng bao) + 103: Đường may dấu mũi (ở máy may vắt lai kim cong)
+ 104: Đường may đang ngang ở máy đính cúc mũi móc xích 1 chỉ
+ 130: Đường may zigzag ở máy thùa khuy móc xích 1 chỉ
+ 131: Đường may ngược của 101 (mối thắt ở bên trên vật liệu) Đặc điểm:
- Đường may có hai mặt khác biệt
- Mũi may kém bền, dết bị tuột chỉ
- Chiều dài đường may có thể thực hiện liên tục vì không bị giới hạn bởi chỉ suốt
- Cơ cấu máy gọn vì không có ổ chao
- Đường may chỉ thực hiện theo một hướng nhất định, không thực hiện được sự may lùi Ứng dụng: chỉ đan lại với nhau thành những vòng móc xích nằm trên bề mặt nguyên liệu Đường may có hình dạng là các đoạn thẳng nối tiếp nhau trên mặt phải nguyên liệu và hình dạng như đường dây chuyền với các móc xích kép ở mặt trái của nguyên liệu
- Trong quá trình tọa mũi, cơ cấu móc của máy may đưa chỉ để tạo vòng ở mặt dưới nguyên liệu Vòng chỉ dưới được móc với vòng của chỉ trên Vòng chỉ của chỉ dưới xuyên qua vòng chỉ của chỉ trên Vòng chỉ này tiếp túc được kéo dài để vòng chỉ nối tiếp của chỉ trên xuyên qua một lần nữa Quá trình móc vòng và tạo vòng xảy ra ở những mũi kế tiếp tương tự để hình thành đường may
- Đây là dạng mũi may có cấu tạo cơ bản để hình thành các nhóm mũi may tiếp theo như mũi may vắt sổ và chần diễu Các đường may phát triển trên nguyên lý tạo mũi may móc xích kép có ký hiệu 4**
Hình 2.16: Mũi may móc xích 1 kim
Hình 2.17: Mũi may móc xích 2 kim Một số đường may thường gặp trong nhóm móc xích kép
+ 401: Đường may móc xích kép 2 chỉ cơ bản, được dùng nhiều nhất
+ 402: Đường may có 2 chỉ kim và 1 chỉ của móc
+ 403: Đường may chần với ba kim và ba móc
+ 404: Đường may zigzag (biến kiểu của 401)
+ 405: Đường may zigzag (biến kiểu của 402)
+ 407: Đường may chần ba kim, 4 chỉ
+ 408: Đường may chần diễu hai kim, 5 chỉ
+ 410: Đường may bốn kim, 5 chỉ
+ 430: Đường may với móc xích nằm trên nguyên liệu, thường thấy ở máy thùa khuy đầu tròn Đặc điểm:
- Mũi may có độ đàn hồi lớn, thích hợp cho việc may các nguyên liệu có độ co giãn lớn
- Bộ tạo mũi của máy đơn giản, chiếm ít không gian, thiết bị đơn giản, gọn nhẹ
- Đường may không giới hạn bởi chỉ dưới nên hiệu suất may cao
- Mũi may có độ bền cao, đường may ổn định
- Đường may khó tháo chỉ
- Lượng chỉ tiêu hao lớn
- Đường may có chiều và mặt trái, phải rõ rệt
- Không thực hiện được đường may lùi Ứng dụng:
+ Đường may ráp: Sử dụng nhiều trong sản xuất đồ lót và hàng dệt kim
+ Đường may chần: Sử dụng chủ yếu để lên lai hàng dệt kim và may dây đai cho đồ jean, kaki hoặc thực hiện đường trang trí để tạo điểm nhấn cho trang phục
+ Đường may zigzag: Sử dụng để quấn mép khuy cho các sản phẩm khoác ngoài 2.3.1.1.4 Mũi may vắt sổ:
- Cấu tạo của mũi may vắt sổ được phát triển cơ bản từ mũi may móc xích Mũi may vắt sổ cũng có cấu tạo từ một hay nhiều chỉ của kim và của móc Tùy theo số lượng chỉ kim và chỉ móc tham gia vào cơ cấu tạo mũi mà ta có các loại vắt sổ khác nhau Điểm chung của tất cả các loại máy tạo đường may vắt sổ là phải có cơ cấu xén vải Trong quá trình tạo mũi, có một nhánh chỉ được đan từ mặt trước qua mặt sau nguyên liệu để bọc lấy mép của nguyên liệu
Một số dạng thường gặp của họ mũi may vắt sổ:
+ Mũi may vắt sổ 1 chỉ: Được phát triển từ mũi may móc xích đơn và một nhánh chỉ được kéo dài để choàng từ mặt sau ra mặt trước bao lấy mép nguyên liệu
+ Mũi may vắt sổ 2 chỉ: Được phát triển từ mũi may móc xích kép với một nhánh chỉ của móc được kéo dài ra choàng từ mặt sau ra mặt trước bao lấy mép nguyên liệu
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 35
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Các phương pháp thường dùng thử nghiệm độ bền nén thủng trên vải và sản phẩm vải dệt kim được chia ra làm 3 loại dựa theo tác nhân làm thủng:
- Dùng chất lỏng (áp suất thủy lực dược tạo ra bởi chất lỏng được dịch chuyển với tốc độ 95 ± 5ml/giây, chất lỏng được dịch chuyển bởi một piston trong buồng áp suất của thiết bị, chất lỏng được khuyến nghị là glycerin 96%): ASTM D3786, ISO 13938-1, TCVN 5826
- Dùng hơi (áp suất khí nén): ASTM D3786, ISO 13938-2(9
- Dùng bi thép: ASTM D6797, GB/T19976, TCVN 5826
Trong luận văn này tôi lựa chọn phương pháp ASTM D6797 cho phần nghiên cứu khảo sát độ bền nén thủng đường may của sản phẩm
Thực nghiệm độ bền nén thủng của sản phẩm dệt kim, khảo sát độ bền sản phẩm dệt kim với các loại vải khác nhau (4 loại vải: Cotton, Cotton Spandex, Polyester, Polyester Spandex), chỉ khác nhau (3 loại chỉ: Tex 018, Tex 021 và Tex 027) và mật độ mũi chỉ khác nhau (3 loại: 4 mũi, 5 mũi và 6 mũi trên 1cm chiều dài đường may) theo phương pháp thử tiêu chuẩn
Phương pháp này được sử dụng để xác định lực cần thiết để làm đứt vải dệt bằng cách dùng một quả bi xuyên qua vải bằng máy thử độ bền kéo với tốc độ không đổi
3.2.2 Tóm tắt phương pháp kiểm tra
Máy kiểm tra độ bền kéo, loại có tốc độ kéo dài không đổi CRE như hình 3.1 Máy có bộ phận gắn bi bao gồm một cơ cấu kẹp để giữ mẫu thử và một bi thép được gắn vào bộ phận có thể di chuyển của máy thử
Viên bi thép có đường kính 25.400 ± 0,005 mm (1,0000 ÷ 0,0002 in.) Và phải có hình cầu trong vòng 0,005 mm (0,0002 in.) Ngàm kẹp có đường kính trong là 44,450 ± 0,025 mm (1,750 ÷ 0,001 in.)
Hình 3.1: Máy kiểm tra độ bền kéo, loại có tốc độ kéo dài không đổi CRE
Mẫu thử được chuẩn bị từ mẫu đã may có kích thước 100cm 2 sao cho đường may ở giữa
Luận văn thực hiện trên 4 loại vải, 3 loại chỉ và 3 mật độ mũi may Do đó cần chuẩn bị tổng cộng 36 mẫu (72 miếng vải), tương úng với 9 mẫu cho mỗi loại vải Thực hiện đường may vắt sổ 4 chỉ (514) theo chiều dài của mẫu thử cho 36 mẫu thử trên và ký hiệu mẫu thử như hình 3.2 bên dưới
Hình 3.2: Ký hiệu mẫu thử
Mẫu thử được thuần hóa trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm theo tiêu chuẩn
ASTM D1776 - 2020: Nhiệt độ 21±2 0 C, độ ẩm tương đối 65±5%, sau mỗi 2 giờ mẫu được cân lại, nếu hai lần cân liên tục khối lượng mẫu thay đổi không vượt qua 02%)
Thực hiện kiểm tra độ bền đường may
Từ mỗi mẫu thử lớn cắt thành 5 mẫu thử nhỏ đường kính ít nhất 125mm như hình 3.3 sao cho đường may của mẫu thử trùng với đường kính của hình tròn Hai mẫu thử đầu và cuối cùng đảm bảo cách đầu đường may ít nhất 25mm
Hình 3.3: Mẫu thử trước khi kiểm tra dộ bền Đặt mẫu thử vào vòng kẹp và kẹp chặt sao cho mẫu thử không bị quá căng Khởi động máy CRE và duy trì tốc độ 305 ± 13 mm /phút (12 ± 0,5 in / phút) Tiếp tục tốc độ đó cho đến khi mẫu bị phá hủy như hình 3.4.
Hình 3.4: Mẫu sau khi kiểm tra độ bền
Ghi lại lực nén thủng đường may theo đơn vị N
Trong luận văn này người nghiên sử dụng phần mềm Microsoft excel 2016 để xử lý số liệu Sử dụng các công thức tính toán trong phần mềm excel để xử lý thống kê các số liệu như tìm số lạc, tính kết quả trung bình của các lần thử, tính độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên… sử dụng chức năng vẽ biểu đồ, đồ thị trên phần mềm excel để phân tích dữ liệu
Xử lý thống kê số liệu
Sai số thô là những kết quả đo bị thiếu do quá lớn hoặc quá nhỏ cần phải khắc phục bằng cách loại bỏ chúng và tiến hành đo lại
Trong quá trình thực nghiệm có gặp sai số thô đã tiến hành đo lại
Sai số hệ thống là những sai số thường có trị số và dấu không đổi, được lặp đi lặp lại trong tất cả các lần đo Nguyên nhân do tật của người đo, dụng cụ đo hoặc do ngoại cảnh Để khắc phục cần phải kiểm nghiệm và điều chỉnh lại dụng cụ đo, điều chỉnh lại phương pháp đo cho thích hợp
Khắc phục: Kiểm nghiệm và điều chỉnh dụng cụ đo, dùng phương pháp đo thích Trong quá trình thực nghiệm không gặp sai số hệ thống
Xử lý số lạc xuất hiện trong kết quả đo
Số lạc được coi như là giá trị quá lớn hoặc quá bé so với các giá trị còn lại của tập hợp các kết quả đo, có xác suất, xuất hiện rất thấp Có thể coi như chúng không đại diện cho chất lượng mẫu và làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả nghiên cứu Do đó các kết quả đo có chứa số lạc cần loại bỏ ngay bằng phương pháp 3𝜎
Số lạc là những số thỏa mãn các điều kiện sau:
Số lạc ≤ M - 3𝜎 và số lạc ≥M + 3𝜎
Những số liệu còn lại sẽ có giá trị nằm trong phạm vi từ M - 3𝜎 đế𝑛 M + 3𝜎 Đây cũng được xem là khoảng tin cậy 99.73% Trước khi tiến hành xử lí số liệu ta làm nhiệm vụ kiểm tra bảng số liệu, nếu không có số lạc thì bắt đầu xử lý
Không xuất hiện số lạc trong quá trình xử lý số liệu
Xử lý thống kê số liệu
Khoảng phân phối: (Min; max)
Giá trị trung bình cộng (M): là đặc trưng biểu hiện khuynh hướng trung tâm của sự phân phối
Trong đó: xi là trị số của từng kích thước đo f1 là tần số (số lần lặp lại) của các trị số đo n là tổng các số đo n = f1 + f2 + f3 +…+ fk
Sử dụng phần mềm excel, hàm M=Average (dãy số) để tìm giá trị trung bình
Số trung tâm hay số trung vị (Me): Là con số đứng giữa dãy số phân phối và chia dãy đó thành 2 phần bằng nhau
Nếu dãy phân phối gồm một số lẻ (n = 2k+1) thì giá trị con số ở vị trí thứ k+1 là số trung vị
Nếu dãy phân phối gồm một số chẵn (n = 2k) thì giá trị số trung vị sẽ nằm giữa khoảng giá trị của con số thứ k và k+1
Trong đó: Me là số trung vị xα là trị số của hàng biến số n là số lượng tập mẫu Σ là tần số tích lũy đứng ngay trước hàng biến số cong
Trong đó: Mo là số trội xα là giới hạn đầu của hàng số trội
K là bước nhảy fMo là tần số tương ứng với hàng số trội f1 là tần số tương ứng với hàng đứng ngay trước hàng số trội f2 là tần số tương ứng với hàng đứng ngay sau hàng số trội
Sử dụng phần mềm excel, hàm Mo = Mode (dãy số)