TỔNG QUAN
Giới thiệu
Việt Nam là một đất nước có lịch sử truyền thống lâu đời, có một nền văn hoá đa dạng và phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Trong văn hoá trang phục Việt Nam thì Áo dài Phụ nữ Việt Nam tiêu biểu cho vẻ đẹp hình thức và tâm hồn của người phụ nữ Việt
Xã hội càng phát triển, nhịp độ cuộc sống càng ngày càng trở nên nhanh chóng, sự thích ứng của trang phục truyền thống đối với đời sống xã hội đã trở thành một vấn đề được giới nghiên cứu cũng như giới sáng tác quan tâm Làm sao đảm bảo được vẻ đẹp về thẩm mỹ của trang phục truyền thống, vừa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về giá trị sử dụng và tính kinh tế?
Với tốc độ dịch chuyển nhanh chóng của thị trường trong thời đại công nghiệp 4.0 Năng lực kỹ thuật số đã trở thành yêu cầu kỹ năng quan trọng lĩnh vực dệt may và thời trang Một trong những phương pháp kỹ thuật số dần được áp dụng trong thiết kế và sản xuất quần áo là Công nghệ ba chiều (3D) Một trong những phầm mềm mô phỏng 3D phổ biến được áp dụng trong thiết kế và sản xuất quần áo là Phần mềm mô phỏng 3D CLO Các mô hình cho phép tạo ra các “sản phẩm kỹ thuật số” vớicác đặc tính chất liệu chính xác Những dữ liệu này có thể được chia sẻ bằng kỹ thuật số và được giám sát thông qua quá trình phát triển sản phẩm mà không cần đến việc phát triển mẫu vải hoặc sản phẩm may mẫu thực tế Sử dụng công nghệ hiện có, có thể tiến hành điều chỉnh trên nhiều hình dạng, trong từng loại kích thước, trong môi trường ảo Nhờ đó sẽ rút ngắn quá trình phát triển mẫu, thiết kế, sản xuất và giảm chi phí sản xuất cũng như giảm sai sót, lãng phí và không tạo ra chất thải trong sản xuất, cho phép quá trình của chuỗi cung ứng từ thiết kế đến bán lẻ nhanh hơn rất nhiều so với quy trình truyền thống
Với mục tiêu đề xuất phương pháp thiết kế Áo dài ứng dụng phần mềm mô phỏng CLO 3D, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng công thức thiết kế Áo dài ứng dụng trong may mặc Công nghiệp”
Mục tiêu và hướng nghiên cứu
➢ Mục tiêu chính của Luận văn
- Hoàn thiện công thức thiết kế Áo dài ứng dụng trong may mặc công nghiệp
- Nghiên cứu phát triển Áo dài nói riêng và trang phục truyền thống sau này nói chung trong sản xuất may mặc công nghiệp; thiết thực phục vụ, góp phần đẩy mạnh ứng dụng trang phục truyền thống vào đời sống con người Việt Nam
- Ứng dụng phần mềm CLO3D để phát triển mảng chuyển đổi số trong quá trình thiết kế sản phẩm may mặc nói chung và Áo dài Việt Nam trong công nghiệp nói riêng
➢ Hướng nghiên cứu Áo dài và phát triển mẫu trang phục Áo dài là một lĩnh vực sâu rộng, tuy nhiên trong đề tài này tập trung đi vào nghiên cứu ứng dụng phần mềm mô phỏng 3D CLO để phát triển trang phục Áo dài trong sản xuất may công nghiệp Các vấn đề nghiên cứu cụ thể trong Luận văn này bao gồm:
- Nghiên cứu Tổng quan về Áo dài Phụ Nữ Việt Nam thế kỉ XX;
- Thiết kế rập Áo dài 2D trên phần mềm StyleCAD dựa theo công thức thiết kế Áo dài trong may đo, trên nền tảng hệ thống cỡ số phụ nữ Việt Nam;
- Mô phỏng rập 2D, dummy, chất liệu trên phần mềm CLO3D, hiệu chỉnh và hoàn thiện rập trên phần mềm CLO3D;
- May mẫu thử để kiểm định, đánh giá mức độ vừa vặn và hoàn thiện rập;
- Lập bảng Hệ số điều chỉnh rập ứng dụng trong sản xuất may công nghiệp dựa trên mẫu thử nghiệm trên phần mềm CLO3D;
- Đề xuất công thức thiết kế Áo dài sử dụng trong may mặc công nghiệp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống cỡ số phụ nữ Việt Nam[1]
- Phương pháp thiết kế Áo dài: hai thân, tay raplan, có cổ;
- Phần mềm thiết kế rập 2D styleCAD và phần mềm mô phỏng 3D CLO
- Thông số kích thước dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hường trong Đề tài nghiên cứu cấp Cơ sở 2000-2001 – Thống kê cỡ số và thiết kế cơ bản trang phục nữ Việt Nam[1] Tác giả lựa chọn sử dụng bảng thông số vóc trung bình (Vóc B) có chiều cao từ 152-159 cm ở cả 2 nhóm phụ nữ trước và sau sinh Trong đó,
• Nhóm phụ nữ chưa sinh con: size tiêu chuẩn là size 6;
• Nhóm phụ nữ đã sinh con: size tiêu chuẩn là size 10
Từ thông số kích thước trên, thực hiện mô phỏng Avatar trên phần mềm CLO3D
- Chất liệu: vải lụa satin.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Với mục tiêu hoàn thiện công thức thiết kế Áo dài Phụ Nữ Việt Nam hiện nay, góp phần đưa ra phương pháp thiết kế Áo dài phụ nữ Việt Nam với độ vừa vặn phù hợp trong sản xuất hàng loạt.
Tình hình nghiên cứu
Ngành công nghiệp may mặc và thời trang ngày càng phát triển, nhiều công trình nghiên cứu tập trung chuyên môn hóa cao sử dụng các công cụ hỗ trợ quá trình thiết kế, sản xuất để cải tiến, phát triển sản phẩm, rút ngắn quá trình tạo ra sản phẩm
➢ Về lịch sử trang phục Áo dài:
Năm 1994, sách “Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam” của Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 1994 [2] đã giới thiệu về trang phục truyền thống: dân tộc Kinh và các dân tộc anh em nhưng dưới góc độ chủ yếu là miêu tả về kết cấu và trang trí trên trang phục nói chung
Năm 2006, cuốn “Trang phục Việt Nam” do Tác giả Đoàn Thị Tình[3] biên soạn, đã có nhắc đến Áo dài nam nữ và trẻ em trải qua các thời kì lịch sử Việt nam Tuy nhiên không nói về thiết kế của Áo dài
➢ Về các nghiên cứu về đặc điểm hình dạng cơ thể phụ nữ, Tác giả Phạm Thị Thắm đã thực hiện nghiên cứu về hình dáng cơ thể phụ nữ Việt Nam nhóm tuổi từ 15-35 tuổi và nhóm tuổi từ 35-55 tuổi[4], thông qua phương pháp xác định chỉ số cơ thể từ các thông số đo được bằng Thiết bị quét cơ thể người TC 2 , kết quả nghiên cứu cho rằng:
“Qua nghiên cứu, đo đạc và tính toán, với những số liệu và kết quả thu được, tôi đưa ra các kết luận sau:
- Các chỉ số hình dáng đã xác định được như: góc lồi bả vai ngực, lồi mông, hay độ xuôi, độ võng, là giá trị trung bình của nhóm người có kích thước vòng ngực và chiều cao chiếm tỷ lệ cao nhất ở Việt Nam hiện nay
+ Đối với lứa tuổi 18-35: Ở dạng người Xchuẩn, kích thước cổ nhỏ hơn và thẳng hơn dạng người Xmông, nếu như hình dáng cổ khác nhau nhiều giữa các mẫu trong cùng nhóm thì hình dáng mông lại có sự tương đồng hơn so với dạng Xmông Ngoài ra, ở dạng người này, độ lồi bụng và độ lồi mông ít hơn, lưng võng hơn, nhưng độ lồi bầu ngực lại cao hơn dạng người Xmông
+ Đối với lứa tuổi 35-55: Ở dạng người Xchuẩn, bả vai nhô cao hơn mông, nhưng độ xuôi vai ít hơn dạng người Xmông, lưng võng hơn và thiết diện ngang tròn hơn so với dạng người Xmông
- Sự khác biệt ở các chỉ số hình dáng rất rõ nét ở hai độ tuổi khác nhau Cụ thể, ở độ tuổi 35-55, các chỉ số hình dáng của mỗi mẫu trong cùng nhóm đồng đều hơn so với độ tuổi 18-35 Không chỉ kích thước ngang mà cả bề dày của cơ thể ở độ tuổi này cũng tăng cao hơn so với độ tuổi 18-35, thiết diện ngang tròn hơn, ngực chảy xệ hơn, độ lồi bụng cũng lớn hơn so với độ tuổi 18-35.”
Từ kết quả nghiên cứu trên, cho thấy có sự thay đổi khác biệt hình dáng cơ thể phụ nữ theo độ tuổi, mà đặc biệt là sự thay đổi hình dáng trước và sau thời kỳ thai sản của phụ nữ Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu khác nhau, việc xác định và phân đối tượng nghiên cứu không tương ứng, nên tác giả không sử dụng kết quả, số liệu nghiên cứu trên vào trong Luận văn này[4]
➢ Về hệ thống cỡ số trang phục phụ nữ Việt Nam, Luận văn kế thừa từ nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hường trong Đề tài nghiên cứu cấp Cơ sở 2000-2001 – Thống kê cỡ số và thiết kế cơ bản trang phục nữ Việt Nam Ứng dụng phương pháp nhân trắc học nhằm xây dựng hệ thống cỡ số của phụ nữ chưa sinh con và phụ nữ đã sinh con thông qua việc kiểm định các giả thiết xây dựng hệ thống cỡ số bằng cơ sở toán thống kê sinh học Các bộ phận cổ, vai, ngực, lưng, mông, hông, bụng, chân, tay này giữ vai trò quan trọng trong việc định hình cụ thể dáng vóc của một con người[1] Trong Nghiên cứu tác giả Trần Thị Hường đã thống kê cỡ số phụ nữ tuổi từ 15 đến 60 và được chưa làm hai nhóm:
1- Nhóm nữ chưa sinh con: gồm 5 cỡ số: 4-6-8-10-12
2- Nhóm nữ đã sinh con: gồm 6 cỡ số: 6-8-10-12-14-16
Trong mỗi cỡ số chia làm 3 vóc:
Từ kết quả nghiên cứu của Đề tài trên, Luận văn kế thừa nghiên cứu về sự khác biệt cơ thể phụ nữ chưa sinh con và đã sinh con, kế thừa và sử dụng hai bảng hệ thống cỡ số trang phục phụ nữ Việt Nam (Vóc B)
➢ Về phương pháp thiết kế Áo dài nữ
Có rất nhiều Công thức thiết kế Áo dài khác nhau, được sử dụng làm tài liệu giảng dạy nghề may tại cơ sở giáo dục ngành may, các cơ sở thiết kế Trên cơ sở đó tác giả lựa chọn Công thức thiết kế Áo dài Huỳnh Thị Kim Phiến - Trường ĐHSPKT TP HCM (giáo trình thiết kế trang phục IV)[5] Công thức của Tác giả Huỳnh Thị Kim Phiến được nghiên cứu xây dựng từ tháng 3 năm 2008, là tài liệu giảng dạy cho các sinh viên học tập và nghiên cứu Chính vì vậy tác giả lựa chọn công thức trên để nghiên cứu trong đề tài của mình
➢ Về nghiên cứu ứng dụng phần mềm 3D trong nước hiện nay cũng khá nhiều nghiên cứu về độ vừa vặn Trong Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật “Nghiên cứu sự vừa vặn của áo sơ
Tổng quan 6 mi trong mối tương quan với cơ thể người, sử dụng mô phỏng 3 chiều tại Việt Nam”, tác giả Phạm Văn Quyện[6] đã nghiên cứu đánh giá sự vừa vặn của sản phẩm may thông qua (1) Đánh giá trên kết quả bản đồ sức căng dựa trên mô phỏng ảo trên Optitex; (2) Đánh giá bằng phương pháp chuyên gia và ý kiến cảm nhận của người mặc Kết quả nghiên cứu phát triển phương pháp đánh giá sự vừa vặn của sản phẩm nói riêng, đánh giá chất lượng sản phẩm may nói chung, bằng phương pháp mô phỏng 3 chiều, phù hợp với sự phát triển khoa học, kỹ thuật trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Nhóm tác gỉa HTM Nguyen, KTM Tran, LT Luu [7] Nghiên cứu số hạng điều chỉnh thiết kế áo cơ sở nữ Việt Nam theo đa dạng vóc dáng sử dụng phần mềm thiết kế trang phục 3D V- Stitcher Một bài nghiên cứu Luận văn cao học của T T Hải, [8] Nghiên cứu sai lệch kích thước thiết kế 2D của phần mềm Marvelous Designer trong thiết kế quần nữ dáng thẳng cho người Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, Kích thước người mẫu ảo (Avatar ảo) của các phần mềm thiết kế 3D (CLO 3D, V-stitcher, Optitex) đều có xuất hiện sai số so với kích thước người mẫu thật Việc hiệu chỉnh kích thước Avatar trước khi thiết kế hay mô phỏng ảo là rất cần thiết để tránh các sai lệch không đáng có trong quá trình thiết kế Thứ hai, Việc hiệu chỉnh mẫu thiết kế 2D ảo trước khi may thành sản phẩm thật là rất hợp lý, khoa học đảm bảo trang phục có độ vừa vặn, tính tiện nghi và ngoại quan thẩm mỹ.
Cấu trúc Luận văn
Nội dung trong Luận văn được trình bày như sau:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan, giới thiệu về lý do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài;
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, trình bày về tổng quan Áo dài, phần mềm 3D CLO và các khái niệm nghiên cứu khác;
Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm, trình bày về Nội dung và phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và biện luận;
Chương 5: Kết luận và kiến nghị;
Tài liệu tham khảo: trích dẫn các tài liệu liên quan phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về Áo dài Việt Nam
Áo dài: Theo Viện từ điển học và Bách khoa toàn thơ Việt Nam, khái niệm Áo dài được định nghĩa là Trang phục của cả nam và nữ, che thân từ cổ đến đầu gối hoặc quá đầu gối Áo dài có thể có hai đến Ngũ thân, mở cạnh hoặc giữa; cổ đứng cao, thấp hoặc cổ bẻ, cổ tròn ; vai liền, vai nối hoặc vai bồng; tay dài hoặc không tay; vạt có thể dài, ngắn, rộng, hẹp; gấu gập, vê, thẳng, lượn, góc vuông, góc tròn, vv Áo dài Phụ Nữ Việt Nam: Lịch sử Áo dài Phụ Nữ Việt Nam là Áo dài những năm
70 và thời kỳ sau này Sự nâng cao độ xẻ sườn, tay Raglan, mặc với quần ống, trên bó hông, dưới xòe rộng hoặc hẹp, và được mặc mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh với sự thay đổi về độ rộng hẹp và mầu sắc, chất liệu đã khiến chiếc Áo dài Phụ Nữ Việt Nam mang tính khác biệt hẳn so với các trang phục truyền thống của phụ nữ các nước khác Bởi vậy, có thể lấy tên Áo dài Phụ Nữ Việt Nam từ thời gian này[2]
Về nguồn gốc Áo dài, có ý kiến cho rằng: Từ Thời Hùng Vương, khác với nhiều tranh ảnh, sách truyện thường minh họa trang phục phổ biến thời này là nam cởi trần, đóng khố bằng lá cây, nữ mặc yếm và váy ngắn khá sơ khai, theo nhiều khảo sát có cơ sở khoa học vững chắc, các nhà nghiên cứu đã khẳng định ngay từ thời kỳ đầu mở nước, nghệ thuật dệt vải đã ở trình độ cao, với ít nhất hai loại vải dệt từ cây và sợi Những hoa văn trên mặt trống đồng hay hình khắc trên cán dao bằng đồng có từ thời kỳ này cho thấy phục trang Việt đã được định hình rất rõ nét Đây cũng chính là căn nguyên cho bản sắc Văn hóa thể hiện trong y phục truyền thống của người Việt Nam hiện nay Theo đó, cả trang phục nữ giới và nam giới đều đã được phân biệt rõ rệt, trong đó trang phục dành cho phái nữ phong phú và mang giá trị nghệ thuật hơn cả
Theo những hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ Sử gia Đào Duy Anh đã viết”
Hình 2.1 Hình minh hoạ Hai Bà Trưng cưỡi Voi trận chiến đấu với quân Nhà Hán
(40 - 43 CN) cử hành ngày 3-03-1960 tại Sài Gòn[2]
Hình 2.2 Hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ[2]
Theo sách sử ký viết thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên của chúng ta mặc Áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm) Sử lại chép rằng ở thế kỉ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dung kiểu quần áo theo người Trung Quốc Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chiếc người Trung Quốc mới mặc gài về bên phải Vì thế có thể coi kiểu áo sơ khai của Áo dài xưa nhất là áo Giao lãnh, tương tự như Áo dài tứ thân, nhưng khi mặc thì hai
Cơ sở lý thuyết 10 thân trước để giao nhau mà không buộc lại, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả
Không thể xác minh rõ niên đại của Áo dài, bởi ngay tà áo được coi là quốc phục của người Việt cũng phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, thời gian du nhập nhiều nền văn hoá qua nhiều giai đoạn mới có ngày hôm nay Tuy nhiên, ngay trên tranh khắc của trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm đã thấy thấp thoáng của tà Áo dài, tranh khắc trang phục của phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ
Tại sao nói trang phục với hai tà áo xẻ lại là bóng dáng của Áo dài, vì nét đặc trưng mạnh mẽ nhất của Áo dài chính là hai tà áo Cho dù trải qua thời gian với bao nhiêu biến thể, nét duy nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp với các nền văn hoá khác chính là hai tà Áo dài Có nhiều người cho rằng Áo dài Việt Nam là một bản khác của Sườn xám phụ nữ Trung Quốc, nhưng chiếc Sườn xám chỉ xuất hiện vào khoảng 1920, còn tà Áo dài Việt đã có từ rất lâu trước đó Điều đó chứng tỏ Áo dài là một nét văn hoá riêng của Việt Nam, chỉ người Việt mới có Và khi nói đến khía cạnh thẩm mĩ, văn hoá và trang phục truyền thống của Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà Áo dài và chiếc nón lá Thật vậy, trải qua từng thời kỳ, giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phất triển lịch sử, tà Áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được coi là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt Lại có giả thuyết cho rằng: Áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc Năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, được xTôi là người có công khai sáng và định hình chiếc Áo dài Việt Nam Chịu ảnh hưởng nặng của văn hoá Trung Hoa, Áo dài Việt Nam, cho đến thế kỉ 16, lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường bắt chước lối ăn mặc của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận người Minh Hương do bất mãn với nhà Thanh sang định cư lập nghiệp, mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng Trước làn song xâm nhập mới này, để giữ gìn bản sắc văn hoá riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành Trong sắc dụ đó người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc Áo dài Việt Nam như sau:
"Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép " (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên) Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn viết " Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc Áo dài như vậy" Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc Áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739- 1765) [2]
Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc Áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống)
Sau thấy quần hai ống khêu gợi quá, Vương mới giao cho triều thần pha phối từ mẫu Áo dài của người Chăm (giống như Áo dài Phụ Nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và Áo dài của phụ nữ Thượng Hải (chiếc Sườn xám) để "chế" ra cái Áo dài của phụ nữ Việt Nam, những khi lễ lạt, người xưa phải khoác ra ngoài Áo dài một cái Áo lễ, thí dụ như áo tấc, áo dấu, áo choàng ngoài dân gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều
Bên cạnh đó, sau khoảng thời gian 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trang phục Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Han Fu (Trang phục Hán cổ của Trung Quốc, từ thời cổ đại hoàng đế cách đây 21 thế kỉ đến thời nhà Minh, là một trong những trang phục lâu đời nhất thế giới) Vì vậy nhiều người cho rằng Áo dài có nguồn gốc Phương Bắc vào Việt Nam trải qua các giai đoạn thời kỳ lịch sử khác nhau, tiếp biến Văn hóa Việt thành tà Áo dài Phụ Nữ Việt Nam ngày nay Áo dài Việt Nam dù đã trải qua bao giai đoạn thăng trầm nhưng nhắc đến Áo dài là gợi cho người ta nhớ đến nét đặc trưng mạnh mẽ nhất, chính là hai tà áo Cho trải qua thời gian với bao nhiêu biến thể, nét duy nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống
Cơ sở lý thuyết 12 của ngwời Việt không bị lai tạp với các nền văn hoá khác chính là hai tà Áo dài Dù việc xác minh rõ niên đại của Áo dài vẫn đang được các nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết, nhưng có thể thấy, ngay từ xa xưa, Áo dài đã là một nét đẹp Văn hóa không thể thiếu của dân tộc Việt Nam và cho đến ngày này, khi đã trở thành quốc phục, biểu tượng riêng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam[2]
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn được vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt Áo dài đã phát triển qua rất nhiều năm tháng và trở thành nét đặc trưng của ngành thời trang Việt Nam, đồng thời là một danh tính chính trị và văn hoá kể từ lúc nó bắt đầu xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn
▪ Áo giao lĩnh Đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính chính xác lịch sử áo dài và thời điểm xuất hiện của áo dài Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ sườn xám nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920 còn áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm
Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam Áo giao lĩnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên[2]
Hình 2.3.Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài giao lĩnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp[2]
▪ Áo tứ thân (thế kỷ XVII)
Phương pháp thiết kế trong ngành may
Có hai phương pháp thiết kế chủ đạo: Thiết kế 2D và thiết kế 3D
Thiết kế 2D được thực hiện dựa trên hệ công thức, với thông số đo (cá nhân hoặc bảng cỡ số) dựng hình trên một mặt phẳng Áp dụng hệ công thức để thiết kế mẫu cơ sở hoặc mẫu cá nhân Phương pháp này có thể áp dụng cho mẫu đơn giản, để thiết kế mẫu phức tạp người thiết kế kết hợp với các phương pháp tạo mẫu tùy theo kinh nghiệm mà sáng tạo phương thức thực hiện khác nhau, mà tạo ra kết quả gọi là rập
Rập là khuôn mẫu chi tiết trong cấu trúc trang phục, dùng để sản xuất hàng hoạt nhưng đảm bảo kích thước và kiểu dáng đồng nhất Trên rập chỉ có ký hiệu và thông tin Còn bảng thiết kế có các đường dựng, dóng được gọi là mẫu dựng hình trải
Hiện nay, trong ngành may có nhiều phương pháp thiết kế khác nhau, các quốc gia thuôc khối SEV, Đại học BunKa của Nhật [2], Anh thiết kế với nhiều thông số tại các vị trí đo khác nhau, nhưng các chi tiết giữa các thân trước và thân sau được xác định trực tiếp theo tỷ lệ trên mannequin, hay phương pháp của Hellen Armstrong [20] của Mỹ, các thông số được xác định phức tạp và cần độ chỉnh xác cao tại các vị trí trên cơ thể thông qua mannequin So sánh các phương pháp dựng hình giữa các quốc gia, cùng một vị trí thiết kế tùy phường pháp mà có thông số thân trước lớn hơn hay ngược lại Tại Việt Nam các trường đại học hay các trường nghề đa phần sử dụng công thức thiết kế, chia cơ thể thành một phần tư và cộng cử động tùy theo kiểu mẫu
Trong luận văn này tác giả sử dụng hệ công thức thiết kế của Huỳnh Thị Kim Phiến
Error! Reference source not found là đối tượng nghiên cứu Công thức này đã được sử dụng đưa vào giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật và một số cơ sở giáo dục khác
Thiết kế 3D là phương pháp thiết kế phủ vải trực tiếp trên mannequie (draping) là phương pháp thiết kế với ưu điểm vượt trội hơn những phương pháp thiết kế 2D, cho phép sáng tác nhiều mẫu mã với kiểu dáng khác nhau, với những đường cắt phức tạp trong kết cấu Những bộ trang phục được thực hiện dựa trên phương pháp thiết kế 3D
Cơ sở lý thuyết 21 mang tính linh hoạt cao cho phép người thiết kế có thể thấy tổng thể về mẫu trước khi hoàn thiện Vì lý do đó mà người thiết kế không cần có nhiều năm kinh nghiệm
Khởi đầu 3D là phương pháp thiết kế bằng tay, vật liệu trực tiếp phủ lên manequie, phương tiện kỹ thuật của sáng tác mẫu, dựa trên các tính chất cơ lý của vải, tính co giãn, cấu trúc và kiểu dáng sản phẩm phát triển mẫu theo mục tiêu ban đầu Còn được gọi là phương pháp thiết kế trực tiếp trên cơ thể người thông qua mô hình cấu trúc cơ thể người Sau khi hoàn thiện mẫu, vải của từng chi tiết trong cấu trúc sản phẩm được gọi là rập vải kỹ thuật, được sang qua giấy tạo thành rập giấy cho sản xuất, cũng như việc bảo lưu được dễ dàng hơn[15]
2.3.3 Phương pháp thiết kế 2D và 3D ứng dụng phần mềm tin học
Ngành khoa học tin học ứng dụng phát triển mạnh hỗ trợ trong sản xuất may mặc Nhiều phần mềm thiết kế 2D và 3D giúp công tác thiết kế trở nên khoa học và công nghiệp hóa Ví dụ như phần mềm Gerber Accumark, Lectra, Opitex, StyleCAD, CLO3D, V-stitcher Rập 2D được thiết kế trên mang hình 2D sau đó được may trên mannequin ảo kiểm tra kiểu dáng cũng như độ vừa vặn Người thiết kế có cái nhìn trực quan hơn, có thể hiệu chỉnh trực tiếp trên mẫu ảo hoặc chỉnh sửa trên màn hình 2D Điều này giúp rút ngắn quá trình nghiên cứu mẫu Nhưng ban đầu, mẫu ảo có nhiều sai lệch so với thực tế Dẫn đến mẫu sản phẩm sau khi hiệu chỉnh trên phần mềm vẫn thay đổi nhiều khi lên mẫu thực Nhiều công trình nghiên cứu và cải tiến sau đó giúp các phần mềm tin học ứng dụng trong ngành may thay đổi các thông số mẫu ảo để việc thiết kế đạt hiệu quả và chính xác
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp thiết kế
Hiện đại, tà áo dài được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài tạo nên sự phong phú trong kiểu dáng, bên cạnh đó phong dáng áo dài cũng được thiết kế đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng, mục đích sử dụng
Cơ sở lý thuyết 22 Đối với sản xuất may công nghiệp, Tác giả đề xuất phương pháp thiết kế Áo dài với thiết kế quần ống thẳng, chiều dài phủ bàn chân, Áo dài có chiều dài đến mắt cá chân, tay dài đến mắt cá tay, có 2 tà, cổ áo cao 3cm, một dây kéo 40 cm ở phía sau từ cổ áo đến eo, một dây kéo bên sườn phải từ dưới nách 3cm đến hạ eo, có phong dáng ôm vừa phải, độ cử động ngực và eo là 1 cm
Mức độ tiêu hao cơ học (tính chất cơ, lý, hóa) của nguyên, phụ liệu: Đối với mỗi loại nguyên, phụ liệu khác nhau có mức độ tiêu hao cơ học khác nhau: độ co ngang, dọc, độ rủ, độ uốn, độ bai, giãn, xổ tuột…Vì vậy đòi hỏi quá trình thiết kế phải tính toán chính xác mức tiêu hao, đảm bảo không ảnh hưởng tới phom dáng, kết cấu, thông số của mẫu
Vì vậy, việc chọn lựa chất liệu là vô cùng quan trọng, để đảm bảo phong dáng, cũng như thông số thiết kế, tác giả đề xuất sử dụng các loại chất liệu vải dệt thoi ít biến dạng, nhưng vẫn có độ co giãn nhẹ, mềm mại để tạo nên sự thoải mái cho người mặc, có độ rủ nhẹ tạo nên sự thướt tha của Áo dài truyền thống Cụ thể, trong bài Luận văn này tác giả lựa chọn sử dụng chất liệu vải lụa Satin cho thiết kế Áo dài.
Giới thiệu phần mềm mô phỏng 3D CLO
Quá trình tạo ra một sản phẩm mẫu thường mất khá nhiều thời gian do phải thực hiện từ việc thiết kế, cắt và may sản phẩm mẫu Việc thử mẫu và hiệu chỉnh mẫu cũng phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi mẫu đạt yêu cầu chất lượng về độ vừa vặn cũng như tính tiện nghi, việc này dẫn tới tiêu tốn vật tư và một khoảng thời gian đáng kể Vậy để rút ngắn thời gian thiết kế, tiết kiệm chi phí may mẫu, hiệu chỉnh và mặc thử mẫu mới thì người ta sẽ sử dụng những công cụ 3D mô phỏng việc thiết kế ảo, may ảo, thử ảo, hiệu chỉnh ảo Ngày nay hướng thiết kế mô phỏng 3D đang rất được quan tâm và nó thực sự có hiệu quả khi thiết kế và may đo qua mạng
Hình 2.11 Logo của Clo Virtual Fashion [10]
Phần mềm mô phỏng 3D CLO (gọi tắt là phần mềm CLO3D) là một phần mềm trong Clo Virtual Fashion Được ra đời vào năm 2009 tại Hàn Quốc bởi ông Oh Seung- woo và ông Bu Jeong-hyeok
Clo Virtual Fashion đã phát triển thành công giải pháp thử trang phục ảo ba chiều, và mở ra một thế giới mới, nơi mà công nghệ thông tin và thời trang hòa làm một Clo Virtual Fashion phát triển hai giải pháp nổi bật là Marvelous Designer và CLO3D Đồ họa máy tính trong Marvelous Designer tạo ra một hình mẫu giống như thật để thử đồ nhanh cũng như cho phép sửa đổi trực tiếp và cắt ghép trong không gian ba chiều Còn CLO3D là một phầm mềm thiết kế trang phục ảo Giải pháp Marvelous Designer có khả năng thể hiện màu sắc và kết cấu cảm giác của vải thật chỉ trong vài thao tác, và được ứng dụng để thử trang phục cho nhân vật trong trò chơi và trong phim hoạt hình Còn CLO3D là giải pháp dành cho các công ty sản xuất trang phục Người sử dụng CLO3D có thể hoàn tất một mảnh quần áo trên máy tính với hoa văn và đặc tính của nhiều loại vải Hoa văn có thể được đưa vào máy tính để tạo ra hoa văn giống như thật trong vòng chưa đến một giờ Người dùng có thể lên kế hoạch, thiết kế và thậm chí tạo ra mẫu thử giúp giảm thiểu thời gian và chi phí tiền bạc [11]
2.4.1 Giao diện phần mềm Đầu tiên, Cửa sổ Library (Thư viện) nằm ở ngoài cùng bên trái, thực hiện các thao tác mở và sử dụng các đối tượng mặc định do CLO cung cấp như Avatar, sản phẩm may, vải, móc treo, các phụ liệu như: Đường chỉ diễu, khuy, nút, khoen cài, dây kéo, đệm vai, v.v
Giao diện của phần mềm này gồm có bốn cửa sổ:
- Avatar Window - ở bên phải của cửa sổ Library (Thư viện) Trong cửa sổ 3D, nơi cho phép tải Avatar/ Dummy để mô phỏng sản phẩm lên và tạo ra các hình ảnh động;
- Pattern Window - ở bên phải của cửa sổ 3D Trong cửa sổ 2D, cho phép tải các file rập và thực hiện các thao tác chỉnh sửa và tạo các đường may;
- Object Browser - cho phép xem tất cả các hoạt động của đối tượng;
- Property Edito - cho phép chỉnh sửa các thuộc tính của đối tượng
Hình 2.12 Giao diện của phần mềm CLO 3D 2.4.2 Nguyên lý mô phỏng
2.4.2.1 Nguyên lý mô phỏng Avatar
Avatar trong 3D Clo được mô phỏng theo người thật, với các thông số có thể điều chỉnh theo yêu cầu Có avatar nam, nữ, trẻ em và phân loại theo vóc dáng, kích thước theo phom (form) dáng người Châu Á, người Châu Âu, người Châu Mỹ Avatar sẽ bao gồm định vị rập trên 3D (arrangement), tóc (hair), dáng đứng (pose), dáng di chuyển (motion), giày (shoes), kích thước (size) hoặc ngoại cỡ (Plus size)
Hình 2.13 Các điểm định vị rập trên Avatar[10]
Hình 2.14 Các dáng đứng cơ bản 3D CLO[10]
2.4.2.2 Nguyên lý mô phỏng sản phẩm may
Với 3D CLO mô phỏng sản phẩm may dựa theo quá trình may mẫu thật và dữ liệu sử dụng là file mẫu rập 2D Mẫu rập 2D được sử dụng trong 3D CLO sẽ là rập thành
Cơ sở lý thuyết 26 phẩm và không bao gồm đường may, mẫu rập phải bao gồm ghi chú, dấu bấm, tỉ lệ nhún, ghi chú chiều xếp ly, v.v… 3D CLO có thể mô phỏng sản phẩm may một lớp hay nhiều lớp, tạo hiệu ứng di chuyển (motion) cho avatar và sản phẩm 3D CLO mô phỏng sản phẩm dựa trên các công đoạn như may mẫu thật, liên kết các chi tiết theo dấu bấm, khách hàng mua có thể theo xem xét mẫu trên thông qua hình ảnh kết xuất từ phần mềm
Hình 2.15 Hình mình họa rập 2D mô phỏng trên 3D 2.4.2.3 Nguyên lý mô phỏng chất liệu
CLO 3D áp dụng các phép đo của hệ thống đánh giá Kawabata (KES) và sử dụng phép đo cho các đặc tính cơ lý của vải trên CLO 3D Có thể sử dụng các đặc tính cơ lý của vải được tích hợp sẵn trong phần mềm hay tự nhập các giá trị của thuộc tính tùy theo từng loại vải lựa chọn
Hình 2.16 Mô phỏng độ uốn vải trên phần mềm CLO 3DError! Reference source not found
Nghiên cứu thực nghiệm 27 Để có thể mô phỏng chính xác một loại vải thì cần phải đo các thông số của vải, hình ảnh bề mặt vải:
- Để mô tả tính chất của vải cần sử dụng Bộ dụng cụ của đo CLO KIT để đo thông số cần đo gồm trọng lượng vải, độ dày, độ rũ và độ dãn của vải
Bảng 2.1 Bảng liệt kê các thiết bị đo trong Bộ dụng cụ của đo CLO KIT
STT Tên thiết bị/ dụng cụ đo Công dụng Hình ảnh minh hoạ
- Sử dụng để cắt ba chi tiết theo: canh dọc (Warp), canh ngang (Weft), canh xéo (Bias) với kích thước là 220mm x 30mm
2 Cân điện tử chuyên dụng Đo cân nặng của vải
3 Thiết bị đo độ dày Đo độ dày của vải
4 Thiết bị đo độ rũ Đo độ rũ của vải
5 Đo độ giãn/kéo căng
- Mô phỏng bề mặt vải thì có thể sử dụng ảnh chụp bề mặt vải.Trong 3D CLO, bề mặt vải được mô phỏng dựa vào texture và normal map Texture có thể là hình ảnh được chụp từ bề mặt vải và Normal map có thể tạm hiểu là sơ đồ bề mặt vải, tạo hiệu ứng rõ nét hơn từ Texture
- Sử dụng máy Scan hoặc chụp ảnh bề mặt vải
- Sử dụng phần mềm Photoshop để thực hiện chỉnh sửa, tạo Normal map và Texture
Hình 2.17 Hình ảnh mô phỏng bề mặt vải –Displacement Map, Normal Map và
TextureError! Reference source not found
2.4.2.4 Nguyên lý mô phỏng phụ liệu Đường may diễu, khuy, bọ sẽ được mô phỏng dựa trên hình ảnh, màu sắc và thông số chỉ như độ dày của chỉ, số mũi may trên 1 inch chiều dài…
Nguyên lý mô phỏng phụ liệu dựa trên hình dáng và hình ảnh của phụ liệu, có thể tạo phụ liệu từ nguyên lý thiết kế rập và lắp ráp các chi tiết 3D CLO còn có thể mô phỏng hình thêu, hình in, đính kết trang trí…
Hình 2.18 Hình minh họa mô phỏng phụ liệu chỉ diễu, khuy, nút, nhãn thêu trên phần mềm CLO3D 2.4.2.5 Nguyên lý mô phỏng độ vừa vặn Độ vừa vặn trong CLO3D được xác định bằng các dạng bản đồ, là một dạng bản đồ phân bố màu sắc và mỗi màu sẽ mô tả cho một trạng thái của sản phẩm
- Stress map là bản đồ cho thấy ứng suất bên ngoài gây ra sự biến dạng của vải với nhiều màu sắc và số lượng;
- Strain map là bản đồ hiển thị tỷ lệ biến dạng quần áo do tác động bên ngoài;
- Fit map là bản đồ thể hiện độ chật của sản phẩm;
- Show pressure point là bản đồ thể hiện điểm tiếp xúc của trang phục và avatar
Từ các dạng bản đồ trên, có thể dể dàng nhận biết và chỉnh sửa rập để hoàn thiện mẫu
Hình 2.19 Thử độ vừa vặn sản phẩm mô phỏng 3D từ bộ rập rẫu 2D bằng Fit Map/
Stress Map/ Strain Map/ Show Pressure Point
➢ Ưu điểm của các phần mềm thiết kế 3D
▪ Điều chỉnh mẫu cho vừa vặn với cơ thể người mặc:
- Nhập thông số đo, mô phỏng vóc dáng người mẫu ảo theo số đo người mẫu thực;
- Hiển thị người mẫu trong không gian ba chiều cho phép quan sát cơ thể từ nhiều góc độ;
- May thử, mặc thử chi tiết để kiểm tra mức độ vừa vặn của sản phẩm;
- Kiểm tra được các thuộc tính cơ lý hóa của vải và phụ liệu;
- Phân tích áp lực của vải lên bề mặt cơ thể;
- Chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu[13]
▪ Kinh doanh và quản trị sản phẩm may
- Chuẩn bị bộ sưu tập thiết kế thời trang trong môi trường ảo 3D;
- Tạo các hình ảnh phục vụ cho công việc tiếp thị giới thiệu sản phẩm may;
- Sử dụng Catalog 3D, các trang web để thể hiện bộ sưu tập online;
Hiện nay có rất nhiều phần mềm thiết kế trang phục 3D ứng dụng trong công nghệ may thu hút sự quan tâm của nhiều nhà thiết kế thời trang Mỗi phần mềm đều có ưu nhược điểm khác nhau và các phần mềm này giúp chỉnh sửa trang phục một cách nhanh chóng, đánh giá độ vừa vặn, bố cục cũng như màu sắc của trang phục[14]
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Nội dung nghiên cứu
➢ Nghiên cứu xây dựng công thức thiết kế Áo dài trong công nghiệp ứng dụng phần mềm mô phỏng CLO3D;
➢ Xây dựng bảng hệ số điều chỉnh rập Áo dài và bảng thông số thành phẩm sử dụng trong sản xuất công nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nội dung 1: Nghiên cứu xây dựng công thức thiết kế Áo dài trong công nghiệp ứng dụng phần mềm mô phỏng CLO3D
➢ Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết:
Thu thập và phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng) về nhân trắc học và các phương pháp thiết kế Áo dài
➢ Phương pháp nghiên cứu lịch sử trang phục
Phân chia Áo dài Phụ Nữ Việt Nam thành từng giai đoạn nhằm thấy được sự biến đổi của thiết kế Áo dài theo thời gian
➢ Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiêm cứu thực nghiệm
Mô phỏng 3D trên phần mềm CLO3D
Kiểm tra và đánh giá Đạt Điều chỉnh rập
Hoàn thiện công thức thiết kế
May mẫu thử Đánh giá tiện nghi người mặc/ ngoại quan của chuyên gia
Mô phỏng 3D trên phần mềm CLO3D
Lập Bảng hệ số điều chỉnh rập
Kiểm tra và đánh giá Đạt Điều chỉnh rập Không đạt
Lập Bảng thông số kích thước thành phẩm
Chuẩn bị về thông số kích thước: Dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hường trong Đề tài nghiên cứu cấp Cơ sở 2000-2001 – Thống kê cỡ số và thiết kế cơ bản trang phục nữ Việt Nam[1], Tác giả tổng hợp được bảng thông số kích thước như sau
Bảng 3.1 Bảng thông số kích thước nhóm phụ nữ chưa sinh con
STT Kích thước Viết tắt Mốc đo Cỡ số (Size) Đơn vị: cm Sai
1 Chiều dài quần Cd Từ vị trí eo đến mặt đất 98 98.5 99 99.5 100 101 0.5
2 Dài tâm trước Dtt Từ hõm cổ vị trí eo 29 29.5 30 30.5 31 31.5 0.5
3 Dài tâm sau Dts Từ vị trí đốt sống cổ số 7 đến vị trí eo
4 Dài tay Dt Đo từ đầu tay đến cổ tay 53 53.5 54 54.5 55 55 0.5
5 Vòng cổ Vc Chu vi vòng cổ đi qua điểm hõm cổ và đốt sống cổ số 7
6 Vòng ngực N Chu vi vòng ngực 73.0 75.5 79 83.5 87 91 0.5
7 Vòng eo E Chu vi vòng eo 58 59.5 61 66 70 75 0.5
8 Vòng bụng B Chu vi vòng bụng 75 76 79 83 86 90.5 0.5
9 Vòng mông M Chu vi vòng mông 80.5 84 87 90 92 96.5 0.5
10 Vòng nách Vn Chu vi vòng nách đi qua điểm đầu vai (đo sát)
11 Chéo ngực Cn Từ hõm cổ đến đầu ngực 17.5 17.5 18 18 18.5 19 0.5
12 Khoảng cách giữa hai đầu ngực
Kcn Từ đầu ngực đến đầu ngực 16 16 16.5 17.2 17.8 19.4 0.5
13 Hạ mông Hm Từ vị trí eo đến vị trí mông 17.5 17.5 18 18 18.5 19 0.5
14 Dài vai Dv Từ điểm đầu vai đến đầu tay 12.0 12.1 12.4 12.5 12.7 13.2 0.5
Bảng 3.2 Bảng thông số kích thước nhóm phụ nữ đã sinh con
STT Kích thước Viết tắt Mốc đo Cỡ số (Size) Đơn vị: cm Sai
1 Chiều dài quần Cd Từ vị trí eo đến mặt đất 98 98.5 99 100 100 101 102 0.5
2 Dài tâm trước Dtt Từ hõm cổ vị trí eo 29.5 30 31 31.5 32 32 32.5 0.5
3 Dài tâm sau Dts Từ vị trí đốt sống cổ số 7 đến vị trí eo
4 Dài tay Dt Đo từ đầu tay đến cổ tay 53 53.5 53.5 54 54.5 55 55 0.5
5 Vòng cổ Vc Chu vi vòng cổ đi qua điểm hõm cổ và đốt sống cổ số 7
6 Vòng ngực N Chu vi vòng ngực 76 79.5 83.5 87.5 90 96 99 0.5
7 Vòng eo E Chu vi vòng eo 60.5 62.5 67 72 76.5 81 83 0.5
8 Vòng bụng B Chu vi vòng bụng 77.5 81.5 86 89 94 96 98 0.5
9 Vòng mông M Chu vi vòng mông 84 88 91 95 98 101 103 0.5
10 Vòng nách Vn Chu vi vòng nách đi qua điểm đầu vai (đo sát)
11 Chéo ngực Cn Từ hõm cổ đến đầu ngực 17.5 17.5 18 18 18.5 19 19 0.5
12 Khoảng cách giữa hai đầu ngực
Kcn Từ đầu ngực đến đầu ngực 16 16 16.5 17.2 17.8 19.4 19.4 0.5
13 Hạ mông Hm Từ vị trí eo đến vị trí mông 17.5 17.5 18 18.5 18.5 19 19 0.5
14 Dài vai con Dvc Từ điểm đầu vai đến đầu tay 12.1 12.4 12.8 13.3 13.7 14.7 15.6 0.5
Bởi vì một số khác biệt mục đích nghiên cứu, từ việc kế thừa Bảng thông số kích thước từ tác giả Trần Thị Hường[1], Tác giả tiến hành tính toán và nghiên cứu bổ sung các thông số cần thiết cho quá trình thiết kế Áo dài Ở phụ nữ đã sinh con, do phần bầu ngực phát triển, to hơn sau giao đoạn sinh con và cho con bú nên dẫn đến số đo hạ eo trước to hơn so với ở nhóm phụ nữ chưa sinh con và độ rộng pen ngang cũng to hơn
Hình 3.1 Mô tả vị trí đo[1]
((5)- Dài tâm trước/ sau; (6) - Hạ eo trước / sau) Kết quả nghiên cứu bổ sung như sau:
- Nhóm phụ nữ chưa sinh con
1 Hạ eo sau = Dài tâm sau + Hạ cổ sau (0.5 cm)[5]
2 Hạ eo trước = Dài tâm trước + (Hạ cổ trước + độ rộng pen ngang (9.5 cm)) [5]
3 Từ (1) và (2), Độ rộng pen ngang = (Tâm trước + 9 cm) – Dài tâm sau
4 Ta có độ chênh lệch giữa áo dài và quần là 10 cm
Chiều dài áo thân sau = (Dài tâm sau + Hạ cổ sau (0.5cm)) + Dài quần – Chênh lệch áo và quần (10 cm) = Dài tâm sau + dài quần – 9.5 cm
5 Theo công thức thiết kế Áo dài của Tác giả Huỳnh Thị Kim Phiến[5],
Chiều dài áo thân trước = chiều dài áo thân sau + độ rộng pen ngang (3)
- Nhóm phụ nữ đã sinh con
1 Hạ eo sau = Dài tâm sau + Hạ cổ sau (0.5 cm) [5]
2 Hạ eo trước = Dài tâm trước + (Hạ cổ trước + độ rộng pen ngang (10 cm)) [5]
3 Từ (1) và (2), Độ rộng pen ngang = (Tâm trước + 9.5 cm) – Dài tâm sau
4 Ta có độ chênh lệch giữa áo dài và quần là 10 cm
Chiều dài áo thân sau = (Dài tâm sau + Hạ cổ sau (0.5cm)) + Dài quần – Chênh lệch áo và quần (10 cm) = Dài tâm sau + dài quần – 9.5 cm
5 Theo công thức thiết kế Áo dài của Tác giả Huỳnh Thị Kim Phiến[5],
Chiều dài áo thân trước = Chiều dài áo thân sau + Độ rộng pen ngang (3)
3.2.1.2 Phương pháp thiết kế rập 2D (3.1.2)
- Dựa theo công thức thiết kế của tác giả Huỳnh Thị Kim Phiến Error! Reference source not found thực hiện thiết kế rập 2D trên phần mềm StyleCAD cho size tiêu chuẩn ở hai nhóm đối tượng chưa sinh con (size 6) và đã sinh con (size 10)
Bảng 3.3 Bảng thông số kích thước chi tiết dựng hình Áo dài Đơn vị: cm
STT Mốc thông số kích thước Ký hiệu Hình vẽ mô tả rập thiết kế
QUẦN ỐNG THẲNG, CÓ DÂY KÉO Thân quần (x2)
8 Vị trí pen thứ nhất từ
Vị trí pen thứ hai: trung điểm giữa pen thứ nhất và A
Nẹp lưng quần (lưng rời) (x2)
2 Độ dài nẹp = E/2 + 8 ÁO DÀI TAY RAGLAN (Áo dài đến mắt cá chân, tay dài đến mắt cá tay, có 2 tà, cổ áo cao 3cm, dây kéo ở phía sau) Thân sau (x1)
1 Dài sau = Tâm sau + dài quần – 9.5
Hạ eo sau (HES) Tâm sau + 0.5
4 Hạ nách sau = Vn/2 + 2 AE
8 Ngang tà sau = Ngang mông + 2
11 Đường chéo nách A’E chia 4, tại trung điểm
A’E lấy vào 0.5cm, Tại phần tư thứ 4 đánh cong vào 1.6cm tại trung điểm
1 Dài trước = Dài sau + độ rộng pen ngang
2 Hạ eo trước (HET) Tâm trước + 10
4 Hạ nách trước = Hạ nách sau
5 Ngang ngực trước Ngang ngực sau + 2
7 Ngang mông trước Ngang mông sau
8 Ngang tà trước Ngang tà sau
11 Hạ cổ trước = Vào cổ trước/2
Giảm đầu pen dọc 4cm, pen ngang 2cm
Từ E’ Lấy vào 6 – 7 cm, kẻ đường chéo nách và đánh cong nách trước
1 Dài tay = Tay áo + Vai con – 5
2 Hạ nách tay = Hạ nách thân + 0.5
+ Vào cổ sau = 2cm, lên cổ 2cm
+ Vào cổ trước = Vào cổ thân trước + 0.5 –
3.2.1.3 Phương pháp mô phỏng 3D trên phần mềm CLO3D (3.1.3)
Dựa trên Bảng 3.1 và 3.2 – Thông số kích thước của đối tượng được dùng làm cơ sở dữ liệu tạo Avatar trên phần mềm CLO3D
Hình 3.2 Cửa sổ nhập thông số để điều chỉnh thông số kích Avatar
Hình 3.3 Mốc đo trên Avatar
- Xác định canh sợi vải
- Sử dụng Bảng rập cắt để cắt ba chi tiết theo: canh dọc (Warp), canh ngang (Weft), canh xéo
(Bias) với kích thước là 220mm x 30mm
Bước 2 Đo cân nặng (Weight)
- Đặt cả ba chi tiết vải lên bàn cân, cân nặng sẽ được hiển thị trên màn hình Đo độ dày (Thickness)
- Đặt một chi tiết vải vào khoảng trống giữa 2 kẹp, độ dài vải sẽ được hiển thị trên màn hình
Bước 3 Đo độ rủ (Bend test) mỗi chi tiết canh sợi sẽ được thực hiện hai phép đo: Đo khoảng cách tiếp xúc:
- Trượt mở thước 1-1 của thiết bị đo
- Lật kẹp phía sau 1-2, sau đó đặt đầu chi tiết vải vào dưới trục lăn
- Xoay bánh lăn 1-4 theo chiều kim đồng hồ, để vải rủ xuống cho đến khi vải chạm vào thước ngang thì dừng lại, ghi lại thông số Contact Distance (Khoảng cách tiếp xúc) Đo chiều dài:
- Kéo thước 1-1 về cạnh trục quay, đặt phần vải rủ bên dười lên thước B (như hình mình họa), đo được chiều dài vải đã rủ xuống
Tương tự, thực hiện với hai chi tiết canh sợi còn lại
Bước 4 - Đo độ giãn/kéo căng (Stretch test)
- Đầu tiên, quay bánh lăn 2-3
Nghiên cứu thực nghiệm 45 đến khi kim chỉ số 0 trên thước đo
- Nới lỏng hai kẹp để đặt hai đầu vải ở vị trí 10mm đã đánh dấu ở bước 1 vào hai bbê, sau đó siết chặt kẹp để giữ vải
- Bật Máy đo lực kỹ thuật số
- Quay bánh lăn để kéo căng vải để lấy thông số chiều dài và lực kéo căng mỗi 10mm (thực hiện lấy thông số 5 lần)
Tương tự, thực hiện với hai chi tiết canh sợi còn lại
Bước 5 Mô phỏng bề mặt vải
- Sử dụng máy Scan hoặc chụp ảnh bề mặt vải
- Sử dụng phần mềm Photoshop để thực hiện chỉnh sửa, tạo
Bước 6: Nhập thông số vào phần mềm 3D
Hình 3.4 Bảng thông số đo vải trên phần mềm CLO3D
Sau khi nhập thông số vào phần mềm CLO3D, hệ thống tự xử lý số liệu và tạo ra tệp vải có tính chất giống với vải thật, tệp vải trên phần mềm CLO3D có dạng zfab
➢ Mô phỏng sản phẩm may
- Sử dụng rập 2D đã thiết kế để mô phỏng trên 3D trên phần mềm 3D
- điều chỉnh và mô phỏng lại mẫu cho đến khi đạt được độ vừa vặn rập thiết kế 2D theo từng vóc dáng;
- Phân tích các lỗi làm cho rập không vừa vặn
- Đánh giá độ vừa vặn của sản phẩm theo các tiêu chí của Erwrin[16] Hai phương pháp đánh giá là: Sử dụng mô phỏng dạng lưới và màu sắc thể hiện mức độ vừa vặn của mẫu thông qua biểu đồ độ căng (Strain map), kết hợp với biểu đồ áp lực (Stress map); Đánh giá qua kinh nghiệm thực tiễn
3.2.1.4 Phương pháp phân tích các lỗi sai hỏng (3.1.4)
- Rập thiết kế 2D sau khi mô phỏng lần đầu tiên cho cá các nhóm vóc dáng sẽ xuất hiện nhiều vị trí không vừa vặn trên trang phục, tại đây các vị trí đó sẽ được khoanh tròn và đánh số thứ tự theo từng đặc điểm lỗi
- Đối chiếu và so sánh thông số kích thước của từng nhóm vóc dáng so với nhóm chung tại các vị trí xuất hiện lỗi để phân tích nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng sửa chữa mẫu mô phỏng cho vóc dáng đó đạt được độ vừa vặn[22]
3.2.1.5 Phương pháp may mẫu thử (3.1.6)
May mẫu là quá trình nghiên cứu may hoàn chỉnh một sản phẩm để hiểu, nắm chắc về: kết cấu sản phẩm, tính chất nguyên phụ liệu, yêu cầu kỹ thuật, quy trình may sản phẩm, thao tác, thiết bị cữ, gá… sử dụng trong quá trình triển khai sản xuất trong doanh nghiệp Quy trình may mẫu như sau:
• Thước thẳng, thước vuông góc, thước dây;
• Vải lụa satin cho cả quần và Áo dài;
• Các phụ liêu khác cần có: Keo, chỉ,…
Bước 2: Cắt bán thành phẩm, làm dấu
Thực hiện cắt bán thành phẩm theo mẫu, loại nguyên liệu Sau khi cắt sắp xếp bán thành phẩm theo cụm bộ phận.
Bước 4: Kiểm tra và hoàn tất
3.2.1.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm may (3.1.7)
Sử dụng thang đo Likert [17] đánh giá chất lượng của sản phẩm với thiết kế 3D
➢ Đánh giá độ vựa vặn tiện nghi sản phẩm
Các tiêu chí trong phiếu đánh giá được thiết kế cho người mặc, xây dựng nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá mức độ vừa vặn và thoải mái của người mẫu ở các tư thế hoạt động khác nhau như: đứng, ngồi ghế, bước chân lên bậc thang
Phiếu đánh giá gồm thang đo 5 mức độ, sử dụng kết quả từ 1 điểm cho mức thấp nhất – rất không hài lòng, 2 điểm – không hài lòng, 3 điểm – tương đối hài lòng, 4 điểm – hài lòng, đến 5 điểm cho mức cao nhất – hoàn toàn hài lòng Số lượng người thực hiện đánh giá cho một bộ sản phẩm mẫu là bốn người Tổng điểm tối đa cho một tiêu chí đánh giá là 20 điểm Kết quả tổng hợp từng tiêu chí của mỗi mẫu váy được xác định bằng cách tính trung bình cộng của bốn phiếu đánh giá Nếu mỗi tiêu chí đánh giá đạt trung bình từ 3.5 điểm trở lên thì mẫu đạt yêu cầu
Tuỳ theo mỗi loại trang phục khác nhau, mức độ vừa vặn được đánh giá bởi các tiêu chí khác nhau Đối với trang phục Áo dài, điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn Phần ngực và eo Áo dài/ Quần ôm vào cơ thể nhưng vẫn có độ cự động phù hợp cho các hoạt động và di chuyển.
Bảng 3.4 Phiếu đánh giá độ vừa vặn tiện nghi sản phẩm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỘ VỪA VẶN TIÊN NGHI SẢN PHẨM ÁO DÀI NỮ
Phiếu đánh giá độ hài lòng sản phẩm may mẫu Nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu Luận văn thạc sỹ Bạn vui lòng hỗ trợ tác giả bằng cách sau khi mặc sản phẩm và chọn cảm giác của mình sau khi mặc sản phẩm một cách trung thực và khách quan nhất theo các tiêu chí dưới đây:
Trạng thái đánh giá Tiêu chí đánh giá
Thang đo Rất không hài lòng
Trạng thái đứng yên Độ vừa vặn thoải mái của cổ áo
2 Độ vừa vặn thoải mái vị trí vai
3 Độ vừa vặn thoải mái vòng nách áo
4 Độ vừa vặn thoải mái vòng tay áo
5 Độ vừa vặn thoải mái vòng ngực áo
6 Độ vừa vặn thoải mái vòng eo áo
7 Độ vừa vặn thoải mái lưng quần
8 Độ vừa vặn thoải mái bụng quần
9 Độ vừa vặn thoải mái vòng mông quần
Trạng thái bước tới Độ vừa vặn thoải mái của cổ áo
11 Độ vừa vặn thoải mái vị trí vai
12 Độ vừa vặn thoải mái vòng nách áo
13 Độ vừa vặn thoải mái vòng tay áo
14 Độ vừa vặn thoải mái vòng ngực áo
15 Độ vừa vặn thoải mái vòng eo áo
16 Độ vừa vặn thoải mái lưng quần
17 Độ vừa vặn thoải mái bụng quần
18 Độ vừa vặn thoải mái vòng mông quần
19 Trạng thái bước lên xuống cầu thang Độ vừa vặn thoải mái của cổ áo
20 Độ vừa vặn thoải mái vị trí vai
21 Độ vừa vặn thoải mái vòng nách áo
22 Độ vừa vặn thoải mái vòng tay áo
23 Độ vừa vặn thoải mái vòng ngực áo
24 Độ vừa vặn thoải mái vòng eo áo
25 Độ vừa vặn thoải mái lưng quần
26 Độ vừa vặn thoải mái bụng quần
27 Độ vừa vặn thoải mái vòng mông quần
Trạng thái ngồi Độ vừa vặn thoải mái của cổ áo
29 Độ vừa vặn thoải mái vị trí vai
30 Độ vừa vặn thoải mái vòng nách áo
31 Độ vừa vặn thoải mái vòng tay áo
32 Độ vừa vặn thoải mái vòng ngực áo
33 Độ vừa vặn thoải mái vòng eo áo
34 Độ vừa vặn thoải mái lưng quần
35 Độ vừa vặn thoải mái bụng quần
36 Độ vừa vặn thoải mái vòng mông quần
➢ Đánh giá ngoại quan sản phẩm
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
Kết quả nghiên cứu xây dựng công thức thiết kế Áo dài trong công nghiệp ứng dụng phần mềm mô phỏng CLO3D
Dựa trên Sơ đồ 3.1 thực hiện nghiên cứu thực nghiệm
4.1.1 Kết quả thiết kế rập 2D (3.1.2)
Bảng 4.1 Bảng thông số kích thước chi tiết dựng hình Áo dài phụ nữ chưa sinh con size trung bình (size 6) Đơn vị: cm
STT Mốc thông số kích thước Hình vẽ rập thiết kế
QUẦN ỐNG THẲNG, CÓ DÂY KÉO Thân quần (x2)
8 Vị trí pen thứ nhất từ A’ = E/10
9 Vị trí pen thứ hai: trung điểm giữa pen thứ nhất và A
Nẹp lưng quần (lưng rời) (x2)
Kết quả nghiên cứu và biện luận 57
= 38.5 ÁO DÀI TAY RAGLAN (Áo dài đến mắt cá chân, tay dài đến mắt cá tay, có 2 tà, cổ áo cao 3cm, dây kéo ở phía sau) Thân sau (x1)
1 Dài sau = Tâm sau + dài quần –
2 Hạ eo sau (HES) = Tâm sau +
Ngang tà sau = Ngang mông +
Kết quả nghiên cứu và biện luận 58
11 Đường chéo nách A’E chia 4, tại trung điểm A’E lấy vào
0.5cm, Tại phần tư thứ 4 đánh cong vào 1.6cm tại trung điểm
1 Độ rộng pen ngang = (Tâm trước
2 Dài trước = Dài sau + độ rộng pen ngang = 128.5
3 Hạ eo trước (HET) = Tâm trước
5 Hạ nách trước = Hạ nách sau 18.25
6 Ngang ngực trước = Ngang ngực sau + 2 = 21.25
Ngang mông trước = Ngang mông sau = 22.75
Ngang tà trước = Ngang tà sau
Kết quả nghiên cứu và biện luận 59
12 Hạ cổ trước = Vào cổ trước/2 2.55
14 Giảm đầu pen dọc 4cm, pen ngang 2cm
Từ E’ Lấy vào 6 – 7 cm, kẻ đường chéo nách và đánh cong nách trước
1 Dài tay = Tay áo + Vai con – 5
2 Hạ nách tay = Hạ nách thân +
+ Vào cổ sau = 2cm, lên cổ 2cm
+ Vào cổ trước = Vào cổ thân trước + 0.5 – 2cm, hạ cổ 0.7cm
Kết quả nghiên cứu và biện luận 60
Bảng 4.2 Bảng thông số kích thước chi tiết dựng hình Áo dài phụ nữ đã sinh con size trung bình (size 10) Đơn vị: cm
STT Mốc thông số kích thước Hình vẽ rập thiết kế
QUẦN ỐNG THẲNG, CÓ DÂY KÉO Thân quần (x2)
8 Vị trí pen thứ nhất từ A’ = E/10
9 Vị trí pen thứ hai: trung điểm giữa pen thứ nhất và A
Nẹp lưng quần (lưng rời) (x2)
Kết quả nghiên cứu và biện luận 61
(Áo dài đến mắt cá chân, tay dài đến mắt cá tay, có 2 tà, cổ áo cao 3cm, dây kéo ở phía sau) Thân sau (x1)
1 Dài sau = Tâm sau + dài quần –
2 Hạ eo sau (HES) = Tâm sau +
8 Ngang tà sau = Ngang mông + 2
11 Đường chéo nách A’E chia 4, tại trung điểm A’E lấy vào 0.5cm,
Tại phần tư thứ 4 đánh cong vào
Kết quả nghiên cứu và biện luận 62
1 Độ rộng pen ngang = (Tâm trước
2 Dài trước = Dài sau + độ rộng pen ngang = 127.5 + 4 = 131.5
3 Hạ eo trước (HET) = Tâm trước
5 Hạ nách trước = Hạ nách sau 19.5
6 Ngang ngực trước = Ngang ngực sau + 2 = 23.5
8 Ngang mông trước = Ngang mông sau = 24.75
Ngang tà trước = Ngang tà sau
12 Hạ cổ trước = Vào cổ trước/2 2.7
Kết quả nghiên cứu và biện luận 63
Giảm đầu pen dọc 4cm, pen ngang 2cm
Từ E’ Lấy vào 6 – 7 cm, kẻ đường chéo nách và đánh cong nách trước
1 Dài tay = Tay áo + Vai con – 5
2 Hạ nách tay = Hạ nách thân +
4.1.2.1 Kết quả mô phỏng Avatar (Dummy)
Dựa trên Bảng 3.1 Bảng thông số kích thước nhóm phụ nữ chưa sinh con để thực hiện mô phỏng Avatar
Kết quả nghiên cứu và biện luận 64
Bảng 4.3 Bảng thông số kích thước Avatar nhóm phụ nữ chưa sinh con sử dụng mô phỏng trên phần mềm CLO3D
STT Kích thước Viết tắt Cỡ số (Size) Đơn vị: cm Sai
Kết quả nghiên cứu và biện luận 65
Hình 4.1 Hình ảnh mô phỏng Avatar theo bảng thông số kích thước phụ nữ chưa sinh con
Dựa trên Bảng 3.2 Bảng thông số kích thước nhóm phụ nữ đã sinh con để thực hiện mô phỏng Avatar
Bảng 4.4 Bảng thông số kích thước Avatar nhóm phụ nữ đã sinh con sử dụng mô phỏng trên phần mềm CLO3D
T Kích thước Viết tắt Cỡ số (Size) Đơn vị: cm Sai
Kết quả nghiên cứu và biện luận 66
Hình 4.2 Hình ảnh mô phỏng Avatar theo bảng thông số kích thước phụ nữ đã sinh con 4.1.2.2 Kết quả mô phỏng chất liệu
➢ Tính chất vật lý o Trọng lượng: 71.72 g/m 2 o Độ dày: 0.37mm
➢ Mô phỏng bề mặt vải
Hình 4.3 Normal map của vải
Kết quả nghiên cứu và biện luận 67
4.1.2.3 Kết quả mô phỏng sản phẩm may
➢ Nhóm phụ nữ chưa sinh con
Kết quả mô phỏng Áo dài size trung bình (size 6) với rập dựa trên công thức tham khảo:
Hình 4.4 Hình ảnh kết quả mô phỏng 3D Áo dài size trung bình (size 6) – Nhóm phụ nữ chưa sinh con
➢ Nhóm phụ nữ đã sinh con
Kết quả mô phỏng Áo dài size trung bình (size 10) với rập dựa trên công thức tham khảo:
Kết quả nghiên cứu và biện luận 68
4.1.2.4 Kết quả đánh giá mô phỏng và điều chỉnh lỗi sai hỏng thiết kế trên phần mềm CLO3D (3.1.4)
➢ Nhóm phụ nữ chưa sinh con
Bảng 4.5 Bảng kết quả đánh giá và điều chỉnh – Nhóm phụ nữ chưa sinh con
STT Đánh giá mô phỏng Đề xuất hướng điều chỉnh rập Ghi chú
Phần quần, chiều dài quần ngắn, ống nhỏ
Tăng dài quần và dài áo 1.5cm Tăng ngang ống quần 2 cm
Chi tiết rập màu trắng (nằm bên trên) là rập đã chỉnh sửa
Kết quả nghiên cứu và biện luận 69
Phần mông áo dư, phần đánh cong từ mông đến eo không phù hợp
Giảm ngang mông 1 cm, đánh cong lại phần mông như hình bên dưới
Kết quả nghiên cứu và biện luận 70
Ngực áo rộng Giảm ngang ngực trước 1.5 cm
Phần thân sau bị dư Giảm hạ nách sau 1cm
Bắp tay, ngang nách rộng Giảm ngang nách tay 1 cm, ngang bắp tay 1cm
Kết quả nghiên cứu và biện luận 71
Cổ áo không êm, không ôm Tăng độ cong cổ từ 3 cm thành
Sau khi tiến hành điều chỉnh rập, kết quả mô phỏng 3D được cập nhận trực tiếp trên phần mềm CLO 3D
Kết quả nghiên cứu và biện luận 72
Hình 4.5 Hình ảnh mô phỏng 3D Áo dài phụ nữ chưa sinh con sử dung rập đã điều chỉnh
➢ Nhóm phụ nữ đã sinh con
Bảng 4.6 Bảng kết quả đánh giá và điều chỉnh – Nhóm phụ nữ đã sinh con
STT Đánh giá mô phỏng Kết quả điều chỉnh Ghi chú
Phần mông áo dư, phần đánh cong từ mông đến eo không phù hợp
Giảm ngang mông 1 cm, đánh cong lại phần mông như hình bên dưới
Chi tiết rập màu trắng (nằm bên trên) là rập đã chỉnh sửa
Kết quả nghiên cứu và biện luận 73
Ngực áo rộng Giảm ngang ngực trước 1.5 cm, đánh cong nhẹ ở phần bên dọc ra bên ngoài
3 Phần thân sau bị dư Giảm hạ nách sau 1cm
Kết quả nghiên cứu và biện luận 74
Bắp tay, ngang nách rộng
Giảm ngang nách tay 1 cm, ngang bắp tay 1cm
Cổ áo không êm, không ôm Tăng độ cong cổ từ 3 cm thành
Kết quả nghiên cứu và biện luận 75
Sau khi tiến hành điều chỉnh rập, kết quả mô phỏng 3D được cập nhận trực tiếp trên phần mềm CLO 3D
Hình 4.6 Hình ảnh mô phỏng 3D Áo dài phụ nữ đã sinh con sử dụng rập đã điều chỉnh 4.1.2.5 Đánh giá kết quả điều chỉnh rập trên phần mềm CLO3D (3.1.4)
Các mẫu sau khi điều chỉnh được tiến hành kiểm tra đánh giá độ vừa vặn thông qua phần mềm mô phỏng CLO3D
➢ Nhóm phụ nữ chưa sinh con
Kết quả nghiên cứu và biện luận 76
Hình 4.7 Hình ảnh mô phỏng tỷ lệ biến dạng quần áo do tác động bên ngoài (Strain map) – Nhóm phụ nữ chưa sinh con
Mẫu mô phỏng của nhóm phụ nữ đã chưa sinh con có độ vừa vặn phù hợp Màu sắc của mẫu mô phỏng đều có màu xanh ở vùng vai, vùng ngực, vùng eo, bắp tay, đó là những vị trí cần độ vừa vặn Tại xung quanh nách có thêm màu vàng cam thể hiện vị trí này có độ ôm Các vị trí khác có màu trắng, đó là những nơi trang phục chỉ cần tựa vào cơ thể
Kết quả nghiên cứu và biện luận 77
➢ Nhóm phụ nữ đã sinh con
Hình 4.8 Hình ảnh mô phỏng tỷ lệ biến dạng quần áo do tác động bên ngoài (Strain map) – Nhóm phụ nữ đã sinh con
Mẫu mô phỏng của nhóm phụ nữ đã chưa sinh con có độ vừa vặn phù hợp Màu sắc của mẫu mô phỏng đều có màu xanh ở vùng vai, vùng ngực, vùng eo, bắp tay, đó là những vị trí cần độ vừa vặn Tại xung quanh nách có thêm màu vàng cam thể hiện vị trí này có độ ôm Các vị trí khác có màu trắng, đó là những nơi trang phục chỉ cần tựa vào cơ thể
4.1.3 Kết quả may mẫu thử nghiệm và đánh giá (3.1.6 & 3.1.7)
➢ Nhóm phụ nữ chưa sinh con
Chọn người mẫu: Lựa chọn bốn người mẫu có độ tuổi từ 20-35 và chưa sinh đẻ, chiều cao từ 152-159cm, các số đo tương đồng với thông số kích thước trung bình ở
Bảng 3.1 Giả sử thao tác đo và dụng cụ đo là chính xác đạt tiêu chuẩn trong nhân trắc học ngành may
Kết quả nghiên cứu và biện luận 78
Bảng 4.7 Bảng thông số người tham gia khảo sát và đánh giá - Nhóm phụ nữ chưa sinh (Đơn vị: cm)
STT Vị trí đo Người mẫu 1 Người mẫu 2 Người mẫu 3 Người mẫu 4
➢ Nhóm phụ nữ đã sinh con
Chọn người mẫu: Lựa chọn bốn người mẫu có độ tuổi từ 30-45 và đã sinh đẻ, chiều cao từ 152-159cm, các số đo tương đồng với thông số kích thước trung bình ở Bảng 3.2 Giả sử thao tác đo và dụng cụ đo là chính xác đạt tiêu chuẩn trong nhân trắc học ngành may
Bảng 4.8 Bảng thông số người tham gia khảo sát và đánh giá - Nhóm phụ nữ đã sinh
STT Vị trí đo Người mẫu 1 Người mẫu 2 Người mẫu 3 Người mẫu 4
Kết quả nghiên cứu và biện luận 79
4.1.3.1 Kết quả đánh giá độ vừa vặn tiện nghi của người mặc
Hình ảnh chụp các mặt trước, sau và bên của người mẫu mặc sản phẩm mẫu, với các tư thế đứng, ngồi của bốn người mẫu ở từng nhóm đối tượng chưa sinh con và đã sinh con
Sau khi người mẫu mặc thử sản phẩm, thực hiện khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của tám người mẫu ở hai nhóm, dựa trên các tiêu chí trong phiếu đánh giá ở Bảng 3.4 gồm có 5 mức độ hài lòng Mức độ hài lòng thấp nhất là 1 điểm, và cao nhất là 5 điểm Vậy tổng điểm cao nhất cho một tiêu chí là 20 điểm Kết quả tổng hợp từng tiêu chí của mỗi mẫu được xác định bằng cách tính trung bình cộng của bốn phiếu đánh giá Có tổng cộng 36 tiêu chí Nếu tất cả các tiêu chí tại mỗi mục đạt 3.5 điểm trở lên thì mẫu đạt yêu cầu
Bảng 4.9 Bảng kết quả đánh độ vừa vặn tiện nghi Điểm trung bình Số lượng tham gia
Nhóm phụ nữ chưa sinh con 4.3 4
Nhóm phụ nữ đã sinh con 4.1 4
Kết quả nghiên cứu và biện luận 80
Kết quả khảo sát cho thấy tổng tiêu chí của tất cả các yêu cầu đều đạt trên 3.5 điểm, như vậy, mẫu sản phẩm theo khảo sát chủ quan đạt yêu cầu về thẩm mỹ, độ vừa vặn và tiện nghi thoải mái cho người mặc
4.1.3.2 Kết quả đánh giá ngoại quan của chuyên gia
Sử dụng hình ảnh chụp người mẫu mặc sản phẩm ở Bảng 4.8 và Bảng 4.9 để thực hiện khảo sát theo các tiêu chí ở Bảng 3.5 đánh giá ngoại quan được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế trang phục may mặc
Tương tự với khảo sát tính tiện nghi, Phiếu đánh giá gồm thang đo 5 mức độ, sử dụng kết quả từ 1 điểm cho mức thấp nhất – rất không hài lòng, 2 điểm – không hài lòng,
3 điểm – tương đối hài lòng, 4 điểm – hài lòng, đến 5 điểm cho mức cao nhất – hoàn toàn hài lòng Số chuyên gia thực hiện đánh giá là bốn chuyên gia Tổng điểm tối đa cho một tiêu chí đánh giá là 20 điểm Kết quả tổng hợp từng tiêu chí của mỗi bộ sản phẩm mẫu được xác định bằng cách tính trung bình cộng của 5 phiếu đánh giá Nếu mỗi tiêu chí đánh giá đạt trung bình từ 3.5 điểm trở lên thì mẫu đạt yêu cầu
Bảng 4.10 Bảng kết quả đánh ngoại quan của chuyên gia Điểm trung bình Số lượng tham gia
Nhóm phụ nữ chưa sinh con 4.2 4
Nhóm phụ nữ đã sinh con 4.4 4
Kết quả khảo sát chuyên gia mỗi tiêu chí đều đạt từ 3.5 điểm trở lên Do đó, mẫu thiết kế đạt yêu cầu về thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm theo đánh giá của chuyên gia
Kết quả nghiên cứu và biện luận 81
➢ Nhóm phụ nữ chưa sinh con
Kết quả nghiên cứu và biện luận 82
➢ Nhóm phụ nữ đã sinh con
Kết quả nghiên cứu và biện luận 83
Kết quả nghiên cứu và biện luận 84
4.1.5 Kết quả mô phỏng 3D tất cả các size sau khi nhảy size (3.1.9)
➢ Kết quả mô phỏng 3D tất cả các size – Nhóm phụ nữ chưa sinh con
Hình 4.9 Hình ảnh mô phỏng 3D mặt trước tất cả các size – Nhóm phụ nữ chưa sinh con
Kết quả nghiên cứu và biện luận 85
Hình 4.10 Hình ảnh mô phỏng 3D mặt bên tất cả các size – Nhóm phụ nữ chưa sinh con
Hình 4.11 Hình ảnh mô phỏng 3D mặt sau tất cả các size – Nhóm phụ nữ chưa sinh con
➢ Kết quả mô phỏng 3D tất cả các size – Nhóm phụ nữ chưa sinh con
Kết quả nghiên cứu và biện luận 86
Hình 4.12 Hình ảnh mô phỏng 3D mặt trước tất cả các size – Nhóm phụ nữ đã sinh con
Hình 4.13 Hình ảnh mô phỏng 3D mặt bên tất cả các size – Nhóm phụ nữ đã sinh con
Kết quả nghiên cứu và biện luận 87
Hình 4.14 Hình ảnh mô phỏng 3D mặt sau tất cả các size – Nhóm phụ nữ đã sinh con
➢ Đánh giá kết quả mô phỏng 3D
- Sau khi mô phỏng 3D các size còn lại sau khi nhảy size rập 2D hoàn thiện, các size còn lại có phông dáng tương đồng với size chuẩn, hạn chế được các lỗi đã được chỉnh sửa ở mục 4.1.2.4 Ngoài ra, một số điểm cần tác giả đã có chỉnh sửa trực tiếp trên rập trong phần mềm 3D và cập nhật thông số kích thước thành phẩm cũng như hệ số điều chỉnh rập ở mục 4.2.1 và 4.2.2.
Kết quả xây dựng bảng thông số kích thước thành phẩm và bảng hệ số điều chỉnh rập Áo dài sử dụng trong sản xuất công nghiệp
chỉnh rập Áo dài sử dụng trong sản xuất công nghiệp
Dựa trên Sơ đồ 3.1 thực hiện nghiên cứu thực nghiệm
4.2.1 Kết quả xây dựng bảng thông số kích thước thành phẩm sử dụng trong sản xuất công nghiệp (3.1.11)
Bảng 4.11 Bảng thông số kích thước thành phẩm sử dụng trong sản xuất công nghiệp
– Nhóm phụ nữ chưa sinh con
T Kích thước Cỡ số (Size) Đơn vị: cm Sai số
Kết quả nghiên cứu và biện luận 88
Kết quả nghiên cứu và biện luận 89
Bảng 4.12 Bảng thông số kích thước thành phẩm sử dụng trong sản xuất công nghiệp
– Nhóm phụ nữ đã sinh con
T Kích thước Cỡ số (Size) Đơn vị: cm Sai
Kết quả nghiên cứu và biện luận 90
4.2.2 Kết quả xây dựng bảng hệ số điều chỉnh rập sử dụng trong sản xuất công nghiệp (3.1.12) Bảng 4.13 Bảng hệ số điều chỉnh rập Nhóm phụ nữ chưa sinh con (Đơn vị: cm)
STT Vị trí thiết kế Số hạng điều chỉnh rập (Δ)
Size 2 Size 4 Size 6* Size 8 Size 10 Size 12
Kết quả nghiên cứu và biện luận 91
Bảng 4.14 Bảng hệ số điều chỉnh rập Nhóm phụ nữ đã sinh con (Đơn vị: cm)
STT Vị trí thiết kế
Số hạng điều chỉnh rập (Δ)
Kết quả nghiên cứu và biện luận 92
4.2.3 Kết quả hoàn thiện công thức thiết kế Áo dài
➢ Nhóm phụ nữ chưa sinh con
Bảng 4.15 Bảng công thức thiết kế Áo dài dành cho phụ nữ chưa sinh con - size trung bình (size 6) Đơn vị: cm
STT Mốc thông số kích thước Ký hiệu Hình vẽ rập thiết kế
QUẦN ỐNG THẲNG, CÓ DÂY KÉO Thân quần (x2)
Kết quả nghiên cứu và biện luận 93
8 Vị trí pen thứ nhất từ A’
Vị trí pen thứ hai: trung điểm giữa pen thứ nhất và A
Nẹp lưng quần (lưng rời) (x2)
5.5 = 36 ÁO DÀI TAY RAGLAN (Áo dài đến mắt cá chân, tay dài đến mắt cá tay, có 2 tà, cổ áo cao 3cm, dây kéo ở phía sau) Thân sau (x1)
Kết quả nghiên cứu và biện luận 94
Dài sau = Tâm sau + dài quần – 9.5= 35.5 + 100 –
2 Hạ eo sau (HES) = Tâm sau + 0.5 = 36
Ngang tà sau = Ngang mông = 24.75
11 Đường chéo nách A’E chia 4, tại trung điểm
A’E lấy vào 0.5cm, Tại phần tư thứ 4 đánh cong vào 1.6cm tại trung điểm
Kết quả nghiên cứu và biện luận 95
1 Độ rộng pen ngang (Tâm trước + 9 cm) – Tâm sau = 3.5
2 Dài trước = Dài sau + độ rộng pen ngang = 129.5
Hạ eo trước (HET) Tâm trước + 10 = 30.5 +
5 Hạ nách trước = Hạ nách sau = 17.25
Ngang ngực trước Ngang ngực sau + 1 20.25
Ngang mông trước Ngang mông sau 22.75
Ngang tà trước = Ngang tà sau = 22.75
Kết quả nghiên cứu và biện luận 96
12 Hạ cổ trước = Vào cổ trước/2 = 2.55
14 Giảm đầu pen dọc 4cm, pen ngang 2cm
Từ E’ Lấy vào 6 – 7 cm, kẻ đường chéo nách và đánh cong nách trước
Dài tay = Tay áo + Vai con – 5 = 54 + 12.4 -5 61.4
Hạ nách tay = Hạ nách thân + 0.5 = 18.25 + 0.5
+ Vào cổ sau = 2cm, lên cổ 2cm
+ Vào cổ trước = Vào cổ thân trước + 0.5 – 2cm, hạ cổ 0.7cm
Kết quả nghiên cứu và biện luận 97
➢ Nhóm phụ nữ đã sinh con
Bảng 4.16 Bảng công thức thiết kế Áo dài dành cho phụ nữ đã sinh con - size trung bình (size 10) Đơn vị: cm
STT Mốc thông số kích thước Ký hiệu Hình vẽ rập thiết kế
QUẦN ỐNG THẲNG, CÓ DÂY KÉO Thân quần (x2)
8 Vị trí pen thứ nhất từ A’ E/10
Kết quả nghiên cứu và biện luận 98
Vị trí pen thứ hai: trung điểm giữa pen thứ nhất và
Nẹp lưng quần (lưng rời) (x2)
2 Độ dài nẹp = E/2 + 5.5 72/2 + 5.5 = 41.5 ÁO DÀI TAY RAGLAN (Áo dài đến mắt cá chân, tay dài đến mắt cá tay, có 2 tà, cổ áo cao 3cm, dây kéo ở phía sau) Thân sau (x1)
Dài sau = Tâm sau + dài quần – 9.5= 37 + 100 – 9.5
2 Hạ eo sau (HES) = Tâm sau + 0.5= 37.5
8 Ngang tà sau = Ngang mông + 2 = 25.75
Kết quả nghiên cứu và biện luận 99
11 Đường chéo nách A’E chia 4, tại trung điểm A’E lấy vào 0.5cm, Tại phần tư thứ 4 đánh cong vào
1 Độ rộng pen ngang = (Tâm trước + 9.5 cm) – Tâm sau 4
Dài trước = Dài sau + độ rộng pen ngang = 127.5 +
Hạ eo trước (HET) = Tâm trước + 10 = 31.5 + 10 41.5
5 Hạ nách trước = Hạ nách sau = 18.5
6 Ngang ngực trước Ngang ngực sau + 0.5 = 22
8 Ngang mông trước Ngang mông sau = 23.75
Kết quả nghiên cứu và biện luận 100
Ngang tà trước = Ngang tà sau = 25.75
12 Hạ cổ trước = Vào cổ trước/2 = 2.7
Giảm đầu pen dọc 4cm, pen ngang 2cm
Từ E’ Lấy vào 6 – 7 cm, kẻ đường chéo nách và đánh cong nách trước
1 Dài tay = Tay áo + Vai con
Hạ nách tay = Hạ nách thân + 0.5 = 19.5 + 0.5 20
Kết quả nghiên cứu và biện luận 101
Từ kết quả nghiên cứu công thức thiết kế Áo dài, giúp cải thiện độ vừa vặn của Áo dài từ rập thiết kế và khắc phục các lỗi trên rập thiết kế, cải thiện độ vừa vặn của Áo dài phù hợp cho sản xuất may công nghiệp
Kết luận và kiến nghị 102
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với đề tài “Nghiên cứu và xây dựng công thức thiết kế Áo dài ứng dụng trong may mặc công nghiệp” luận văn đã thực hiện được những nội dung sau:
1 Tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử Áo dài Việt nam qua các thời kỳ Áo dài Việt Nam dù đã trải qua bao giai đoạn lịch sử thăng trầm nhưng vẫn giữ nguyên nét đặc trưng của trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp với các nền văn hoá khác Áo dài đã là một nét đẹp Văn hóa không thể thiếu của dân tộc Việt Nam và cho đến ngày này, khi đã trở thành quốc phục, biểu tượng riêng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
2 Sau khi thu thập, tổng hợp tài liệu, đã lựa chọn hệ cỡ số nữ phù hợp cho công tác thiết kế áo dài, áp dụng trong sản xuất may mặc công nghiệp Bên cạnh đó, tác giả đã thực hiện nghiên cứu bổ sung để xây dựng hai bảng thông số kích thước cho hai nhóm đối tượng phụ nữ chưa sinh con và đã sinh con với các thông số cần thiết trong thiết kế Áo dài
3 Dựa trên phương pháp thiết kế Áo dài may đo truyền thống của tác giả Huỳnh Kim Phiến và bảng thống số kích thước, tác giả đã thực hiện thiết kế rập 2D, sau đó tiến hành mô phỏng 3D để đánh giá, hiệu chỉnh các sai hỏng về thiết kế, đưa ra hướng điều chỉnh phù hợp, toàn bộ quá trình hoàn thiện rập được thực hiện trên phần mềm CLO 3D
Sử dụng rập sau khi điều chỉnh để tiến hành may mẫu và đánh giá Kết quả đánh giá sản phẩm mẫu cho thấy sản phẩm mẫu từ rập thiết kế nói trên có tính thẩm mỹ và độ vừa vặn phù hợp
4 Ngoài ra, tác giả đã xây dựng bảng thông số kích thước thành phẩm và bảng hệ số điều chỉnh rập Áo dài sử dụng trong sản xuất công nghiệp với hai cả nhóm đối tượng
5 Xây dựng được công thức thiết kế có độ vừa vặn phù hợp để sử dụng trong sản xuất may công nghiệp dành cho hai nhóm đối tượng là phụ nữ chưa sinh đẻ và phụ nữ đã qua sinh đẻ
Kết luận và kiến nghị 103
Hướng phát triển đề tài nghiên cứu:
1 Phát triển công thức thiết kế áo dài dành cho thừa cân và béo phì
2 Nghiên cứu cải tiến quy trình may Áo dài trong sản xuất may công nghiệp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tiến độ của luận văn
Tiến độ thực hiện của luận văn được trình bày chi tiết như sau:
STT Mốc thời gian Công việc dự kiến
1 01/2022 – 02/2022 Tổng hợp tài liệu, hoàn thiện chương mở đầu và nghiên cứu tổng quan
2 02/2022 – 03/2022 Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
3 02/2022 – 03/2022 Nghiên cứu phương pháp thực nghiệm và khảo sát
4 04/2022 – 05/2022 Thực hiện nghiên cứu thực nghiệm, khảo sát và phân tích kết quả
5 05/2022 – 06/2022 Viết luận văn và chuẩn bị bảo vệ
Các đóng góp của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu mang ý nghĩa cả về khía cạnh khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu ứng dụng trên phần mềm CLO3D đã phân tích các lỗi về thiết kế trên sản phẩm may và tìm ra hướng điều chỉnh để đạt được độ vừa vặn phù hợp Từ đó xác định được hệ số điều chỉnh rập Áo dài cho 2 nhóm đối tượng ở vóc trung bình, cho tất cả các size
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện công thức thiết kế Áo dài với độ vừa vặn phù hợp trong sản xuất may công nghiệp Đồng thời, đề xuất phương pháp thiết kế Áo dài ứng dụng phần mềm mô phỏng 3D để tối ưu quá trình thiết kế, phát triển mảng chuyển đổi số trong thời kỳ công nghiệp 4.0
[1] T T Hường, “Thống kê cỡ số và thiết kế cơ bản trang phục nữ Việt Nam,” Báo cáo đề tài cấp cơ sở 2000 - 2001, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 [2] N Đ Thịnh, Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1994
[3] T Đoàn Thị, Trang phục Việt Nam, NXB Mỹ thuật, 2006
[4] P T Thắm, “Nghiên cứu đặc điểm hình dáng cơ thể người việt nam và ứng dụng để thiết kế quần áo,” Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2011 [5] P Huỳnh Thị Kim, Giáo trình thiết kế trang phục IV, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM, 2008
[6] P T Quyện, “Nghiên cứu sự vừa vặn của áo sơ mi trong mối tương quan với cơ thể người, sử dụng mô phỏng 3 chiều tại Việt Nam,” Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2021
[7] H T M Nguyễn, K T M Trần, L T Lưu, “Nghiên cứu số hạng điều chỉnh thiết kế áo cơ sở nữ Việt Nam theo đa dạng vóc dáng sử dụng phần mềm thiết kế trang phục 3 chiều V-Stitcher,” Science & Technology development, vol 19, 2016
[8] T T Hải, “Nghiên cứu sai lệch kích thước thiết kế 2D của phần mềm Marvelous Designer trong thiết kế quần nữ dáng thẳng cho người Việt Nam,” Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, 2015
[9] D T K Duc, “Lịch sử Áo dài phụ nữ,” Luận văn tiến sĩ Đại học Đông Hoa, Thượng Hải, Trung Quốc, 2013
[10] O Seung-woo and B Jeong-hyeok, “CLO 3D Fashion Design.” Internet: https://www.clo3d.com, May 20 th , 2022
[11] E Papahristou and N Bilalis, “3D Virtual Prototyping Traces New Avenues for Fashion Design and Product Development: A Qualitative Study,” Journal of Textile
[12] Y X Wang and Z D Liu, “Virtual Clothing Display Platform Based on CLO3D and Evaluation of Fit,” Journal of Fiber Bioengineering and Informatics, vol 13, no 1, pp.37–49, 2020 DOI:10.3993/JFBIM00338
[13] V Arribas and J A Alfaro, "3D technology in fashion: from concept to consumer,"
Journal of Fashion Marketing and Management: An International Journal, vol 22 iss, 2, pp.240-251, 2018 DOI:10.1108/JFMM-10-2017-0114
[14] F McQuillan, “Digital 3D design as a tool for augmenting zero-waste fashion design practice,” International Journal of Fashion Design, Technology and Education, vol.
[15] X Qiang, “Effect of structural design factors on modeling of raglan sleeve,”
Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, vol 5, no 12, pp 797-800,
[16] "Standard sizing systems for clothes." TCVN 5782 : 2009, 2009
[17] N V Lân, "Xử lý thông kê số liệu thực nghiệm và các ví dụ trong ngành dệt may," Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG Tp HCM, pp39-52, 2003 [18]N T Huế, “Nghiên cứu về công thức thiết kế và hệ cỡ số Áo dài Phụ Nữ Việt Nam từ 20 đến 30 tuổi,” Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2018 [19] P T Quyện, “Nghiên cứu sự vừa vặn của áo sơ mi trong mối tương quan với cơ thể người, sử dụng mô phỏng 3 chiều tại Việt Nam,” Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2021
[20] T T Hải, “Nghiên cứu sai lệch kích thước thiết kế 2D của phần mềm Marvelous Designer trong thiết kế quần nữ dáng thẳng cho người Việt Nam,” Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, 2015
[21] N T M Hiền, “Nghiên cứu đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng đến thiết kế hệ số điều chỉnh rập áo cơ sở phụ nữ Việt Nam trên phần mềm 3D-V- Stitcher,” Tạp chí phát triển KH&CN, tập 19 số K7, 2016
[22] N T M Hiền, “Nghiên cứu số hạng điều chỉnh thiết kế áo cơ sở nữ Việt Nam theo đa dạng vóc dáng sử dụng phần mềm thiết kế trang phục 3 chiều V- Stitcher,” Luận văn cao học, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2016
[23] T N Nguyễn, “Mô phỏng hiệu chỉnh sai hỏng thiết kế của quần áo bằng phần mềm V-stitcher ứng dụng trong đào tạo về thiết kế mẫu,” Luận văn cao học, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2013
[24] M Ronchetti, T H Nobile, R A Oliveira, N K and L C Canton, “Digital Fashion Competences: Market Practices and Needs during Covid19,” International Journal of Science and Research (IJSR), vol 10, iss 9, 2020 DOI: 10.21275/ SR21914142422
[25] ISO, "Garment Construction Anthropometric Surveys–Body Dimensions." ISO - 8559: 1989, 1989
[26] R Nayak and R Padhye, Garment Manufacturing Technology: Woodhead Publishing Series in Textiles, Chapter 2, pp 21-57, 2015
[27] D T K Duc and Bao Mingxin "Aesthetic Sense of the Vietnamese through three Renovations of the Women’s Ao dai in the 20th Century." Asian Culture and History
(Canadian center of science and education) vol 4, no 2, 7/2012 ISSN:1916- 9655.
[28] L Hoàng và N C Trung, “Xử lý dữ liệu quét mẫu cơ thể người phục vụ thiết kế quân áo 3 chiều,” UTEHY Journal of Science and Technology, vol 16, 2017
[29] L Hoàng và N C Trung, “Xây dựng lưới bề mặt cơ thể người phục vụ thiết kế quần áo 3 chiều,” UTEHY Journal of Science and Technology, vol 11, 2016.