Nghiên cứu này kết hợp phương pháp tiếp cận kỹ thuật Tính giải trí và xã hội Sự cô lập xã hội và lý thuyết về sự gắn kết Gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội và Gắn kết với các tran
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH TRONG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Ứng dụng video dạng ngắn (Short – form video app) Ứng dụng video dạng ngắn là sản phẩm của nhịp sống hiện đại với nhịp độ nhanh (Wang, 2020) Các video ngắn hơn kéo dài từ 15 đến 60 giây có nhiều khả năng thu hút sự chú ý của người dùng hơn (Wright, 2017) Chúng cho phép người tiêu dùng đem lại sự thuận tiện trên điện thoại di động trong thời gian nghỉ theo phân đoạn (Li, 2018) Do đó, nhu cầu tiêu thụ nội dung nhanh và ngắn ngày càng tăng đã dẫn đến sự phát triển của các nền tảng ứng dụng video dạng ngắn nhƣ Instagram, Snapchat và TikTok Cùng với việc sử dụng hàng ngày ngày càng tăng, các nền tảng này đang phổ biến đối với sinh viên
2.1.2 Tính giải trí (kỹ thuật) và Sự cô lập xã hội (xã hội)
Sự gắn kết không chủ tập trung vào mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau mà còn có sự gắn kết với các ứng dụng video dạng ngắn, điều này nhấn mạnh sự phụ thuộc của sinh viên vào tính năng, chức năng của ứng dụng video dạng ngắn Các nghiên cứu trước đây cho rằng hành vi sử dụng các ứng dụng trong các bối cảnh khác nhau đều tập trung vào yếu tố kỹ thuật và xã hội thì đối với ứng dụng video dạng ngắn cũng sẽ kiểm tra hai yếu tố trên (kỹ thuật và xã hội)
Yếu tố kỹ thuật và xã hội đƣợc giải thích nhƣ sau, theo Trist và cộng sự (1963) cho rằng có sự tương quan giữa hai yếu tố kỹ thuật (đại diện cho Tính giải trí) và xã hội (đại diện cho Sự cô lập xã hội)
Thứ nhất, đối với yếu tố kỹ thuật (tính giải trí), theo Krootov và cộng sự
(2015) thì chúng đƣợc áp dụng trong hệ thống model – elearning nhằm hạn chế về người dùng, thường sẽ được dùng trong môi trường giáo dục nhằm chỉ để sinh viên của một trường truy cập vào chính cơ sở dữ liệu của trường đó Yếu tố kỹ thuật còn đƣợc ứng dụng vào ngành thiết kế hệ thống thông tin (Robert & ctg., 1997) Do sự tiện lợi của nền tảng kỹ thuật nên nó thúc đẩy nhân sự làm việc trong lĩnh vực có sử dụng công nghệ thông tin nhằm cải thiện môi trường làm việc Yếu tố kỹ thuật thỏa mãn nhu cầu của người dùng nhằm để giải thích cho quá trình cho quá trình ứng dụng kỹ thuật vào tổ chức Ví dụ yếu tố kỹ thuật của ứng dụng video dạng ngắn thì Krotov (2015) cho rằng ứng dụng video dạng ngắn đem lại những nội dung video đa dạng thông tin và kiến thức, chúng còn lý giải hành vi mua hàng trực tuyến trên ứng dụng video dạng ngắn
Ngoài ra, Hu và cộng sự (2016) cho rằng sự tương đồng, tính thoải mái và thông tin sản phẩm từ các doanh nghiệp sử dụng ứng dụng video dạng ngắn tác động tích cực đến giá trị người mua do ứng dụng video dạng ngắn cung cấp cho người sử dụng nhiều tính năng như: hiệu ứng ánh sáng, chỉnh sửa video,… chúng hỗ trợ người dùng chỉnh sửa video theo mong muốn nhằm đem lại sự giải trí hoặc thu hút người khác Do đó, nghiên cứu này xác định yếu tố kỹ thuật là yếu tố mang tính giải trí
Thứ hai, đối với yếu tố xã hội (sự cô lập xã hội), Ahn và Shin (2013) cho rằng sự gắn kết là yếu tố trung gian ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn và mục đích của người dùng tìm kiếm niềm vui Cụ thể là người dùng bị cô lập xã hội ở ngoài đời thực trong giao tiếp trực tiếp thì sẽ tìm đến việc sử dụng ứng dụng video dạng ngắn, nên ứng dụng video dạng ngắn là công cụ thiết yếu để giải quyết vấn đề đó, dần dần ứng dụng video dạng ngắn sẽ thay thế giao tiếp trực tiếp và người dùng sẽ gia tăng hành vi sử dụng Do đó, nghiên cứu này tập trung vào sự cô lập xã hội để xem xét tác động của chúng đối với sự gắn kết với các ứng dụng video dạng ngắn là phù hợp
Vậy nên, hình thức sử dụng phương pháp kỹ thuật (giải trí) và xã hội (sự cô lập xã hội) là một hình thức chung để phân tích hành vi sử dụng thiết bị công nghệ từ hai yếu tố trên (Wan & ctg., 2017; Yun & Lee, 2015) Tác giả xem xét phương pháp tiếp cận kỹ thuật và xã hội để kiểm tra tác động của chúng vào sự gắn kết (sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội và sự gắn kết với các trang mạng xã hội)
2.1.3 Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn (Short form video app usage behavior)
Gao và cộng sự (2017) cho rằng hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn có thể là kết quả của quá trình hình thành tâm lý một cách tích cực nhƣ thích thú hoặc muốn có cảm giác thân thuộc trong thực tế Ren và cộng sự (2012) lý giải hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn để gắn kết tình cảm và sự quan tâm của các thành viên trong nhóm trực tuyến của họ
Ormar và Wang (2020) chứng minh ứng dụng video dạng ngắn đặc biệt hấp dẫn và phù hợp đối với những người trẻ tuổi vì nó cung cấp nội dung giải trí, người dùng đƣợc cá nhân hóa, ứng dụng video dạng ngắn sử dụng thuật toán đề xuất dựa trên hành vi của sinh viên và đẩy nội dung đó và mục “dành cho bạn” để đảm bảo sinh viên dễ dàng tìm kiếm nội dung mà họ muốn Sinh viên có thể tìm kiếm video thông qua từ khóa tìm kiếm, theo dõi tài khoản hoặc kiểm tra các thẻ bắt đầu bằng # thịnh hành trên mục “khám phá”, giúp việc tìm kiếm thông tin trở thành trải nghiệm hấp dẫn hơn (Lv & Chen, 2018) Do đó, Blackwell và cộng sự (2017) chứng minh rằng hành vi gắn kết với ứng dụng video dạng ngắn nhằm thỏa mãn sự cô đơn trong đời sống thực, cụ thể là sự cô lập xã hội, là nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Ngoài ra, sinh viên sử dụng ứng dụng video dạng ngắn nhƣ là công cụ chỉnh sửa video, gắn nhạc nền và thêm nhiều hiệu ứng, nhãn dán Họ có thể phổ biến rộng rãi những video ngắn của mình không chỉ trên ứng dụng video dạng ngắn mà còn đăng tải lại trên các kênh truyền thông xã hội khác (ví dụ: Wechat, Weibo, Instagram,…) Ngoài ra, ứng dụng video dạng ngắn luôn có những tính năng cơ bản (ví dụ: gửi tin nhắn trực tiếp, thích, bình luận trên video), điều này đáp ứng cho sinh viên những trải nghiệm đa dạng và kích thích bằng cách sử dụng ứng dụng khi có nhu cầu (Lu & Ma, 2018)
Thêm vào đó, ứng dụng video dạng ngắn cũng tích hợp các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng nhƣ livestream (phát trực tiếp), trải nghiệm gian hàng ảo, hoạt động giải trí kết hợp mua sắm nhằm thúc đẩy doanh số Cụ thể, ứng dụng video dạng ngắn cung cấp giải pháp quảng cáo tối ƣu với chi phí cho các nhãn hàng bao gồm việc liên kết với KOLs (người nổi tiếng) tạo ra truyền thông hiệu quả (Haenlein & ctg., 2019) Ứng dụng video dạng ngắn cho phép người dùng tự do sáng tạo nội dung theo sở thích, tạo cơ hội tiếp cận với cộng đồng và thương hiệu cá nhân (Yana, 2021) Do đó, Yaqi và cộng sự (2021) cho biết lƣợng sinh viên dùng ứng dụng video dạng ngắn ngày càng cao và ngày càng có người xem các video trên đó như là một hình thức thu giãn và giải trí Yang và cộng sự (2020) lý giải nội dung video trên ứng dụng video dạng ngắn kích thích não bộ khiến người dùng tiếp tục tìm kiếm nội dung trên ứng dụng và cuối cùng gia tăng hành vi dùng
Tuy nhiên, hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu mặc dù ứng dụng rất phổ biến và đƣợc sử dụng nhiều, thực tế các nghiên cứu trước chỉ xác định nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng Internet, Facebook, Youtube nhƣng chƣa làm sáng tỏ hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn (Hasan & ctg., 2018; Ho & ctg., 2017; Choi & Lim, 2016)
2.1.4 Lý thuyết về sự gắn kết (Attachment Theory)
Thứ nhất, sự gắn kết giữa các cá nhân chỉ một mối quan hệ sâu sắc và lâu dài, cũng là sự kết nối giữa hai cá nhân với nhau trong thời gian và không gian nhất định (Ainsworth, 1979) Sự gắn kết không nhất thiết phải lặp đi lặp lại nhƣ một hành vi, cá nhân có thể gắn kết với cá nhân khác mà không nhất thiết phải có sự chia sẻ thông tin giữa cả hai (Bowlby, 1969) Một số ví dụ về sự gắn kết, ví dụ 1: sự gắn kết của người lớn đối với trẻ em là những hành động phù hợp với nhu cầu của con trẻ Ví dụ 2, sự gắn kết còn đƣợc giải thích là mối quan hệ cha mẹ và con cái và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của con trẻ (Bowlby, 1973) Ví dụ 3, sự gắn kết còn là mối quan hệ về tình yêu và là động lực dẫn đến tình dục hoặc là mối quan hệ của người trông trẻ và chúng là động lực dẫn đến sự chăm sóc (Hazan & Shaver, 1994; Mende & ctg., 2013; Trinke & Barthlomew, 1997) Cuối cùng, theo Kim và cộng sự (2016a) thì sự gắn kết với các trang mạng xã hội cũng ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa nhóm và sự gắn kết giữa các cá nhân
Do đó, sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội thúc đẩy, kích thích người dùng gắn kết chặt chẽ với mạng xã hội (Ren & ctg., 2012; Kim & ctg., 2015; Vanmeter & ctg., 2015), kết quả đƣợc thể hiện qua ba khía cạnh của sự gắn kết với các trang mạng xã hội như: con người, hình thái và kết quả đạt được
Thứ hai, sự gắn kết với các trang mạng xã hội đƣợc còn thể hiện qua việc mua hàng liên tục, lặp đi lặp lại và trở thành khách hàng thân thiết, trung thành đối với một ứng dụng thương mại điện tử (Kim et al., 2015) Cụ thể, VanMeter và cộng sự (2015) đã chứng minh rằng sự gắn kết với các trang mạng xã hội có tác động đến truyền thông Mặt khác, sự gắn kết với các trang mạng xã hội ảnh hưởng đáng kể đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn (Kim et al 2015, trang 935)
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Từ khung nghiên cứu đã xây dựng Mô hình nghiên cứu đƣợc đề xuất với 8 giả thuyết nhƣ Hình 2.1 để diễn tả mối quan hệ giữa các yếu tố Trong đó, tính giải trí, sự gắn kết với các trang mạng xã hội và sự cô lập xã hội đƣợc thể hiện qua giả thuyết H4, H6 và H7 Kế đến, giả thuyết H1 và H2 đƣợc đề xuất diễn tả tác động của sự cô lập xã hội lên sự gắn kết với các trang mạng xã hội và sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội Nội dung biện luận cho từng giả thuyết sẽ đƣợc trình bày cụ thể ngay sau đây
Hình 2 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.3.1 Cô lập xã hội trong thực tế và gắn kết với các trang mạng xã hội
Sorensen và Skouby (2008) chỉ ra rằng động cơ để cá nhân sử dụng ứng dụng video dạng ngắn là nhu cầu hòa nhập và bị xã hội cô lập Bên cạnh đó, người dùng tìm kiếm chủ để đề trò chuyện và tương tác xã hội thông qua việc kết nối với gia đình, bạn bè và xã hội (Lehtinen & ctg., 2009; Gibson & ctg., 2010) Ứng dụng video dạng ngắn có thể là một phương tiện cần thiết để cải thiện các kỹ năng xã hội ở người dùng, giảm sự cô lập xã hội Theo Gibson và cộng sư (2010) lý giải sử dụng ứng dụng video dạng ngắn có thể làm tăng tuổi thọ, sức khỏe tinh thần và thể chất
Cũng theo các nghiên cứu trên, nhằm cho người dùng thấy tầm quan trọng của việc sử dụng ứng dụng video dạng ngắn, chúng cung cấp các chức năng giá trị hữu hình Ngoài ra, nó còn cung cấp chức năng chia sẻ rộng rãi, chia sẻ ẩn danh và các chức năng liên quan đến việc kết nối trực tiếp với nhóm trên nền tảng ứng dụng
Do đó, những sinh viên bị cô lập ngoài xã hội cao thì dành nhiều thời gian cho ứng dụng video dạng ngắn nhằm chống lại sự cô đơn và mong tìm kiếm, tạo dựng mối quan hệ xã hội Cuối cùng, tác giả dự đoán rằng sự cô lập xã hội có liên quan đến việc gia tăng sự gắn kết với các trang mạng Trên cơ sở đó, giả thuyết thứ nhất đƣợc đề xuất:
H 1 : Sự cô lập xã hội trong thực tế ảnh hưởng tích cực đến yếu tố gắn kết với các trang mạng xã hội
2.3.2 Cô lập xã hội trong thực tế và gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội
Sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội và bị xã hội cô lập trong đời thực là trung gian cho những tác động của việc giao tiếp bằng ứng dụng video dạng ngắn, nên hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn nhƣ là một công cụ để tìm kiếm và hình thành mối quan hệ Mặt khác, ứng dụng video dạng ngắn làm gia tăng hành vi giao tiếp trực tuyến nhằm tránh bị xã hội cô lập trong đời thực Yếu tố sự cô lập xã hội đƣợc William (2007) lý giải là đƣợc hình thành từ hành vi kiểm soát, sự nhận định và giải quyết Vậy nên cá nhân có thể nhận biết đƣợc sự cô lập, sự bỏ rơi và sự cô đơn Từ đó, Ahn và Shin (2013) đã chứng minh ứng dụng video dạng ngắn có thể thay thế giao tiếp trực tiếp
Bên cạnh đó, những cá nhân có mức độ cô lập xã hội trong đời thực cao thường có kỹ năng xã hội thấp và bị xã hội ảnh hưởng (Hong & ctg., 2014; Morahan – Martin & Schumacher, 2003) nên họ sử dụng sử dụng ứng dụng video dạng ngắn là một kênh giao tiếp ẩn danh nhằm tự thể hiện và công khai bản thân (Morahan – Martin, 2003) bởi vì nó thuận tiện Ví dụ, hành vi tương tác trong đời thực có tác động tiêu cực đến việc sử dụng ứng dụng video dạng ngắn và sự tác động đó là trung gian của sự cô đơn (Ndasauka & ctg., 2016) Mặt khác, thanh niên sử dụng ứng dụng video dạng ngắn nhiều hơn người lớn, kèm theo đó yếu tố cô lập xã hội góp phần ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn liên tục (Ho et al., 2017, trang 632) Do đó, những người cô đơn có xu hướng bị kích thích sử dụng ứng dụng video dạng ngắn nhằm tìm kiếm sự gắn kết và cảm giác quen thuộc mà họ không tìm đƣợc trong thực tế Ứng dụng video dạng ngắn đem đến cho sinh viên sự công nhận từ những người quen từ trực tuyến, điều này dẫn đến việc phát triển các mối quan hệ khác
Do đó, những sinh viên bị cô lập với xã hội cao thì dành nhiều thời gian cho các ứng dụng video dạng ngắn nhằm chống lại sự cô đơn và mong tìm kiếm - tạo dựng mối quan hệ xã hội Vậy nên, sự cô lập xã hội trong đời thực có liên quan đến việc gia tăng sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội Trên cơ sở đó, giả thuyết thứ hai đƣợc đề xuất:
H 2 : Sự cô lập xã hội trong thực tế ảnh hưởng tích cực đến yếu tố gắn kết của sinh viên và những cá nhân khác trên mạng xã hội
2.3.3 Tính giải trí và gắn kết với các trang mạng xã hội
Theo Chen và Leung (2016) đã lý giải cá nhân chơi trò chơi trên các trang mạng xã hội thường cảm thấy cô đơn, chán nản và bị thúc đẩy bởi tính linh hoạt của trò chơi, từ đó họ sẽ chơi thường xuyên và dẫn khả năng sử dụng các trang mạng cao Do đó, sự cô đơn và chán nản trong đời thực là những yếu tố dự báo việc giải trí trên các trang mạng xã hội
Mặt khác, Oh và Syn (2015) cho rằng có nhiều tác động thúc đẩy người dùng cung cấp thông tin và tạo thành mối quan hệ chặt chẽ trên các trang mạng xã hội Sự khác biệt về lý do sử dụng các trang mạng xã hội mang lại sự tích cực cho doanh nghiệp về truyền thông xã hội mong muốn sử dụng truyền thông xã hội để tạo điều kiện giao tiếp giữa các thành viên trong một nhóm hoặc cộng đồng, điều đó giúp họ gia tăng hành vi chia sẻ thông tin trong một nhóm hoặc một cộng đồng mạng xã hội
Từ đó, Yu và Oh (2018) kết luận rằng hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn là hành vi mang tính xã hội và tính giải trí có ảnh hưởng lên việc tham gia mạng xã hội
Bên cạnh đó, sự hài lòng có ảnh hưởng đến tần suất sử dụng các thiết bị công nghệ và vai trò của sự hài lòng khác nhau trong dự báo hành vi sử dụng công nghệ thông tin khác nhau (Gan & Li, 2018) đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Thứ nhất, sự hài lòng về công nghệ (sự hấp dẫn của các trang mạng xã hội) Thứ hai, sự hài lòng theo hướng cảm nhận (cảm nhận về sự thích thú của các trang mạng xã hội) Thứ ba, sự hài lòng về tính thực tiễn (phổ biến thông tin của các trang mạng xã hội) (Gan & Li, 2018) Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định tiếp tục sử dụng nhƣng không tác động trực tiếp đến sự gắn kết với các trang mạng xã hội
Jang và Dong (2008) và Kim và ctg (2016b) lý giải những trải nghiệm tích cực nhƣ: tính giải trí,…dẫn đến hành vi gắn kết với các trang mạng xã hội Cụ thể, cá nhân sử dụng tính năng đề xuất video trên ứng dụng video dạng ngắn kết hợp với thiếu sự chủ động, lòng tự trọng và lý do tìm kiếm thông tin của mỗi cá nhân, thì dẫn đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn (Hasan et al., 2018, trang 220)
Do đó, giả thuyết thứ ba đƣợc đề xuất:
H 3 : Tính giải trí của các ứng dụng video dạng ngắn ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố gắn kết của sinh viên với các trang mạng xã hội
2.3.4 Tính giải trí và gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội
Một số nghiên cứu trước ứng dụng lý thuyết sử dụng và công nhận (Use and Gratifications/ U&G) nhƣ sau:
Thứ nhất, lý thuyết U&G giải thích lý do tại sao người dùng sử dụng phương thức truyền thông tập trung và những công nhận mà họ nhận đƣợc từ việc sử dụng phương thức đó (Rafaeli et al., 2009) Lý thuyết này giả định rằng người dùng chủ động tìm kiếm trên ứng dụng video dạng ngắn với mục tiêu đáp ứng nhu cầu hiện có, cụ thể là nhu cầu giải trí Bên cạnh đó, những tìm kiếm trên ứng dụng video dạng ngắn mà họ tìm đƣợc mục đích để giải trí (Papachrissi & ctg.,)
Thứ hai, Joinson và cộng sự (2008) đã lý giải thông qua khảo sát mục đích của hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn và nó đem lại kết quả khác nhau Cụ thể, Rafaeli và cộng sự (2009) cho rằng lý do đóng góp cho trang Wikipedia là: nhận thông tin, phổ biến thông tin và giải trí
Thứ ba, Dholokia và cộng sự (2004) cũng ứng dụng phương pháp U&G như sau để đạt đƣợc những mục tiêu sau: Mục tiêu thứ nhất, xác định những mục đích có giá trị nhƣ cung cấp hoặc nhận thông tin Mục tiêu thứ hai, phát triển bản thân để có được nguồn lực từ xã hội và kiến thức bản thân thông qua tương tác xã hội Mục tiêu thứ ba, duy trì gắn kết giữa các cá nhân để giữ liên lạc với những người khác
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với mục tiêu kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm, vì vậy phương pháp định lượng là phương pháp chính thức được áp dụng Quy trình nghiên cứu theo phương pháp định lượng đề xuất của Nguyễn Đình Thọ (2011) được trình bày tại sơ đồ dưới đây:
Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu (dựa theo quy trình Thọ, 2011)
Từ đó, nghiên cứu đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn là sơ bộ và chính thức Ở giai đoạn sơ bộ, phương pháp định tính được thực hiện với kỹ thuật là phỏng vấn sâu Tiếp theo, ở giai đoạn chính thức, phương pháp định lượng được thực hiện với kỹ thuật là khảo sát bằng bảng câu hỏi.
THANG ĐO SƠ BỘ
Thang đo sơ bộ của các khái niệm trong mô hình đƣợc kế thừa và hiệu chỉnh từ những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây Các thang đo có nội dung bằng tiếng Anh sẽ đƣợc dịch sang tiếng Việt, cụ thể nhƣ Bảng 3.1 sau:
Bảng 3 1 Thang đo sơ bộ
STT Thang đo gốc Thang đo sơ bộ Tài liệu tham khảo
Sự cô lập xã hội (Social isolation)
1 I lack companionship Tôi thiếu tình cảm bạn bè, người thân
2 There is no one I can turn to
Không có ai mà tôi có thể tìm đến
3 I am an outgoing person Tôi là một người hướng ngoại
4 I feel left out Tôi cảm thấy bị bỏ rơi
5 I feel isolated from others Tôi cảm thấy bị cô lập khỏi những người khác
6 I can find companionship when I want it
Tôi có thể tìm thấy bạn đồng hành khi tôi muốn
7 I am unhappy being so withdrawn
Tôi không vui khi bị mọi người xa lánh
8 People are around me but not with me
Có nhiều người xung quanh nhƣng không ai ở bên cạnh tôi
9 I use this short-form video app in order to enjoy
Tôi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn này để hưởng thụ
I use this short-form video app in order to keep myself entertained
Tôi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn này để giải trí cho bản thân
I use this short-form video app as it is convenient to use anytime anywhere
Tôi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn này vì nó rất tiện lợi để sử dụng mọi lúc, mọi nơi
Sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội (Interpersonal attachment)
I feel very close to the other members who use this short-form video app
Tôi cảm thấy rất thân thiết với các thành viên khác sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
My friends come from among users of this short- form video app
Bạn bè của tôi đến từ những người dùng ứng dụng video dạng ngắn
I like to interact with other members of this short-form video app
Tôi thích tương tác với các thành viên khác thông qua ứng dụng video dạng ngắn
Sự gắn kết với các trang mạng xã hội (Site attachment)
15 Using this short-form video app is part of me
Sử dụng ứng dụng video dạng ngắn này là một phần trong đời tôi
16 I am attached to using this short-form video app
Tôi thích sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
17 Using this short-form video app is important to me
Với tôi, việc sử dụng ứng dụng video dạng ngắn này rất quan trọng
Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn (Short – form video app usage behavior)
I have difficulties in focusing on my study due to this short-form video app caused
Tôi gặp khó khăn trong việc tập trung vào học tập vì ứng dụng video dạng ngắn gây nên
19 I have difficulties in focusing on work due to
Tôi gặp khó khăn trong việc tập trung vào công this short-form video app caused việc vì ứng dụng video dạng ngắn gây nên
I lose sleep over spending more time on this short- form video app
Tôi mất ngủ vì dành nhiều thời gian hơn cho ứng dụng video dạng ngắn này
This short-form video app interferes with doing social activities Ứng dụng video dạng ngắn cản trở tôi tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội
My family or friends thinks that I spend too much time on this short-form video app
Gia đình hoặc bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi dành quá nhiều thời gian cho ứng dụng video dạng ngắn
I feel anxious if I cannot access to this short-form video app
Tôi cảm thấy lo lắng nếu tôi không thể truy cập vào ứng dụng video dạng ngắn
I have attempted to spend less time on this short-form video app but have not succeeded
Tôi đã cố gắng dành ít thời gian hơn cho ứng dụng video dạng ngắn này nhƣng không thành công.
THANG ĐO CHÍNH THỨC
Bước test sơ bộ định tính được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn sâu Việc thực hiện phỏng vấn sâu nhằm kiểm tra mức độ hiểu của họ đối với nội dung thang đo kế thừa từ những nghiên cứu trước, đồng thời chỉnh sửa và bổ sung biến quan sát Đối tượng phỏng vấn sâu bao gồm những người giàu kinh nghiệm trong ngành công nghệ (trưởng phòng kỹ thuật, quản lý bán hàng, nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh phần mềm, nhân viên thiết kế phần mềm và viết ứng dụng) và những người thường xuyên sử dụng thiết bị công nghệ Bên cạnh đó, họ đã từng trải qua việc sử dụng ứng dụng video dạng ngắn Danh sách phỏng vấn sâu đƣợc trình bày ở
Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu, tác giả tổng hợp những góp ý và tiến hành hiệu chỉnh thang đo, hình thành nên thang đo nghiên cứu chính thức Thông qua những điều trên, ở thang đo nghiên cứu chính thức, tác giả có thể chỉnh sửa từ ngữ và câu văn ở một số câu hỏi để người đọc dễ hiểu và có thể nắm bắt nội dung câu hỏi trong bảng khảo sát một cách rõ ràng hơn Chi tiết đƣợc trình bày ở Phụ lục 2
Bảng 3 2 Thang đo chính thức
Mã hóa Thang đo chính thức
Sự cô lập xã hội (Social isolation)
SI01 Tôi cảm thấy thiếu thốn bạn đồng hành
SI02 Không một ai mà tôi có thể tìm đến khi tôi cô đơn
SI03 Tôi là một người có tính hướng ngoại
SI04 Tôi cảm thấy mình bị bỏ rơi
SI05 Tôi cảm thấy bị cô lập với những người khác
SI06 Tôi có thể tìm thấy bạn đồng hành khi tôi muốn
SI07 Tôi không vui mỗi khi bị mọi người xa lánh
SI08 Tôi cảm thấy cô đơn dù có nhiều người xung quanh
ENT09 Tôi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn X để trải nghiệm
ENT10 Tôi xem video dạng ngắn X nhằm mục đích giải trí
ENT11 Tôi xem video dạng ngắn X vì nó rất tiện lợi mọi lúc, mọi nơi
ENT12 Tôi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn để chia sẽ sở thích, nhạc, ENT13 Tôi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn để tải nhạc, video,…
Sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội (Interpersonal attachment)
IA14 Tôi cảm rất thấy thân thiết với người dùng chung ứng dụng X
IA15 Bạn bè của tôi có được từ người dùng chung ứng dụng X
IA16 Tôi thích tương tác với người dùng chung qua ứng dụng X
IA17 Tôi sử dụng ứng dụng X để kết bạn mới
Sự gắn kết với các trang mạng xã hội (Site attachment)
SA18 Thói quen dùng ứng dụng X rất quan trọng với tôi
SA19 Tôi thích sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
SA20 Tôi không thể bỏ thói quen dùng ứng dụng X
SA21 Tôi sử dụng ứng dụng X để giữa liên lạc với bạn bè
SA22 Tôi sử dụng ứng dụng X để tìm kiếm và chia sẻ thông tin
Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn (Short – form video app usage behavior)
SVA23 Tôi mất tập trung vào học tập do ứng dụng video dạng ngắn
SVA24 Tôi mất tập trung vào công việc do ứng dụng video dạng ngắn
SVA25 Tôi mất ngủ khi dành nhiều thời gian hơn cho ứng dụng X
SVA26 Ứng dụng X liên kết với các hoạt động cộng đồng
SVA27 Mọi người cho rằng tôi dành quá nhiều thời gian cho ứng dụng video dạng ngắn
SVA28 Tôi cảm thấy lo lắng nếu tôi không thể truy cập vào ứng dụng video dạng ngắn
SVA29 Tôi đã cố gắng dành ít thời gian hơn cho ứng dụng X nhƣng chƣa thực hiện đƣợc
THIẾT KẾ MẪU
3.4.1 Phương pháp lấy mẫu Đối tƣợng khảo sát là những sinh viên đang học tập và làm việc tại thành phố
Phương pháp lấy mẫu được thực hiện là phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất) Lý do tác giả thực hiện việc chọn mẫu thuận tiện vì đối tƣợng chọn mẫu dễ tiếp cận, sẵn sàng hợp tác trả lời bảng câu hỏi, chất lƣợng bảng khảo sát đáng tin cậy hơn đồng thời tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí do thời gian thực hiện đề tài tương đối ngắn
Việc thu thập dữ liệu đƣợc thực hiện thông qua bảng câu hỏi Cụ thể, bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho các sinh viên đang học tập và làm việc tại 4 trường đại học nhƣ đại học Bách Khoa TP.HCM, đại học Văn Lang, đại học Sài Gòn, đại học Hutech, đại học Kinh Tế Tài Chính, đại học Hoa Sen với các ngành nhƣ: Điện – điện tử, các ngành ngôn ngữ, Quản lý công nghiệp, Báo chí, Y dƣợc,…trên nhƣ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp thuận tiện
Cỡ mẫu có thể đƣợc xác định dựa trên cơ sở số biến quan sát của các yếu tố có trong mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng SEM thì cỡ mẫu không nên dưới 200 Do hạn chế về mặt thời gian cũng nhƣ điều kiện thực hiện nghiên cứu nên đề tài của tác giả sử dụng cỡ mẫu
3.4.3 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi gồm có ba phần:
Phần gạn lọc: Tác giả sử dụng câu hỏi gạn lọc nhằm loại bỏ những đối tƣợng không phù hợp với mẫu nghiên cứu Câu hỏi yêu cầu ghi rõ nghề nghiệp, điều này sẽ giúp gạn lọc được những người không phải là sinh viên
Phần câu hỏi khảo sát chính: Trong phần này tác giả sử dụng thang đo Likert
5 điểm, là loại thang đo trong đó một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó (từ
“Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”) để cho người thực hiện khảo sát trả lời các câu hỏi và thu thập dữ liệu để phân tích, kiểm định các giả thuyết đã đề ra Phần hai thể hiện nội dung đánh giá trên quan điểm của họ đối với các biến quan sát
Phần thông tin nhân khẩu học: Tác giả thu thập thông tin nhân khẩu học của người trả lời, để đánh giá mô tả được mẫu cần thu thập: giới tính, thời gian bắt đầu sử dụng, thời gian sử dụng trung bình, ứng dụng đang sử dụng, nơi dùng.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Số liệu đƣợc thu thập từ bảng khảo sát, sau khi sàng lọc để loại bỏ những phiếu khảo sát không phù hợp, sẽ đƣợc nhập vào phần mềm SPSS phiên bản 20 và tiến hành phân tích dữ liệu trên SPSS và AMOS Tác giả xử lý theo các bước sau
Sau khi làm sạch dữ liệu bằng cách xóa dữ liệu trùng lặp, sửa lỗi cấu trúc, xử lý dữ liệu không bị thiếu, dữ liệu đƣợc đƣa vào phần mềm SPSS phiên bản 20 Tác giả lập bảng thống kê mô tả các dữ liệu thu thập đƣợc theo các biến nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, học vấn và thu nhập
3.5.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá – EFA
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) đƣợc thực hiện bằng phép trích Principal axis factoring với phép xoay Promax Trong quá trình phân tích này, các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ Với các biến quan sát đạt yêu cầu sẽ tiếp tục đƣợc thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo qua kiểm định Cronbach’s Alpha Tiêu chuẩn chọn khi phân tích nhân tố khám phá EFA là các biến phải có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 và tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988)
3.5.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Kiểm định Cronbach’s Alpha là phương thức để kiểm tra độ tin cậy của từng biến theo các nhóm yếu tố Mục đích việc tính toán Cronbach’s Alpha cho các nhóm biến nhằm kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Trọng & Ngọc, 2008)
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng tiêu chuẩn chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhóm phải > 0.6 và hệ số tương quan biến – tổng của các biến trong cùng một nhóm phải ≥ 0.3
3.5.4 Kiểm định thang đo – CFA
Kiểm định thang đo CFA giúp chỉ ra đƣợc rằng mô hình đảm bảo mức độ phù hợp với dữ liệu thu đƣợc từ thực tiễn Thang đo sẽ đƣợc kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định – CFA, thông qua phần mềm AMOS
Ba chỉ số đƣợc dùng phổ biến nhất là chỉ số P-value trong kiểm định Chi bình phương – Chi-square, chỉ số thích hợp so sánh – CFI (Comparative Fit Index) hoặc chỉ số TLI (Tucker Lewis Index), và chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error of Approximation) Mô hình đƣợc gọi là thích hợp khi phép kiểm định Chi-Square có P-value lớn hơn mức sai số (insignificant); CMIN/df ≤ 3; TLI, CFI ≥ 0.90,
RMSEA ≤ 0.08 (Hair & ctg., 2010) Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt
3.5.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu – SEM
Phương pháp SEM được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu Mô hình cấu trúc cũng phải đạt đƣợc mức độ phù hợp của thang đo CFA và kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm Xem xét giá trị p-value ≤ 0.05 thì giả thuyết sẽ đƣợc ủng hộ
Trong chương 3, tác giả đã trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu Thang đo sơ bộ, sau đó là Thang đo chính thức sau khi đã thực hiện phỏng vấn sâu và hiệu chỉnh thang đo Tác giả còn trình bày thiết kế mẫu cũng như phương pháp phân tích dữ liệu Chương tiếp theo sẽ trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu đạt được từ 200 phiếu khảo sát thu thập đƣợc.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU
Có tổng cộng 400 phiếu khảo sát đƣợc thu về và sau quá trình sàng lọc, còn
336 phiếu khảo sát hợp lệ Những phiếu khảo sát bị loại do không đạt chất lƣợng với các lí do: đối tƣợng khảo sát chỉ đánh cùng một mức độ đồng ý/ không đồng ý cho tất cả các câu hỏi, trả lời thiếu một vài câu hỏi trong phiếu khảo sát Nhƣ vậy, trong thời gian thực hiện nghiên cứu, tác giả đã thu thập đƣợc 336 phiếu khảo sát đạt chất lƣợng, đáp ứng cỡ mẫu trong nghiên cứu đã đề ra
Thống kê số lƣợng sinh viên phân loại theo giới tính, thời gian bắt đầu sử dụng, thời gian trung bình sử dụng, lý do sử dụng và ứng dụng hay dùng đƣợc trình bày trong Bảng 4.1 nhƣ sau
Bảng 4 1 Thống kê mô tả dữ liệu (N36)
Tần số xuất hiện Phần trăm Giới tính
Thời gian bắt đầu sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Cách thời điểm hiện tại từ 6 tháng – 1 năm 127 37.8
Cách thời điểm hiện tại từ 1 năm – 2 năm 92 27.4
Cách thời điểm hiện tại từ 2 năm trở lên 115 34.2
Thời gian trung bình sử dụng ứng dụng video dạng ngắn trong một ngày
Khác 2 0.2 Ứng dụng video dạng ngắn (X)
Lý do sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Về giới tính, có sự khác biệt giữa tỉ lệ nam và nữ khi tham gia khảo sát Số lƣợng sinh viên nam chiếm tỉ lệ là 70.5% trong khi nữ chiếm 29.5% Điều này chƣa phù hợp với thực tế bởi sinh viên nữ dùng ứng dụng video dạng ngắn nhiều hơn so với sinh viên nam (Beryl & ctg., 2019) Kết quả so sánh giữa hai giới tính cho thấy giới tính ảnh hưởng không đáng kể đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Về thời gian bắt đầu sử dụng ứng dụng video dạng ngắn, phần lớn sinh viên đƣợc khảo sát sử dụng ứng dụng video dạng ngắn cách thời điểm hiện tại từ 6 tháng – 1 năm chiếm tỉ lệ cao với tỉ lệ 37.8% Bên cạnh đó, cách thời điểm hiện tại từ 1 năm – 2 năm chiếm tỉ lệ 27.4% và cách thời điểm hiện tại từ 2 năm trở lên chiếm tỉ lệ 34.2%
Về thời gian trung bình sử dụng ứng dụng video dạng ngắn trong một ngày, phần lớn sinh viên đƣợc khảo sát đều sử dụng ứng dụng video dạng ngắn trên 1 giờ chiếm tỉ lệ cao với tỉ lệ nhất 39.9% Tiếp theo đó là dưới 30 phút/ngày chiếm 31.3% và từ 30 phút – 1 giờ chếm 28.6% Bên cạnh đó, có trường hợp sử dụng từ 2 giờ trở lên chiếm 0.3%
Về ứng dụng video dạng ngắn, phần lớn sinh viên đƣợc khảo chọn ứng dụng TikTok chiếm tỉ lệ cao, với tỉ lệ 50.3% Tiếp theo đó là hai ứng dụng khác là Reel Facebook với tỉ lệ 33.3% và Reel Instagram 9.5% Tuy nhiên, số sinh viên đƣợc khảo sát không quan tâm nhiều đến các các ứng dụng khác nhƣ Triller, YouTube Shorts, Kuaishou, Viva Video…chiếm tỉ lệ 6.9% Điều này phù hợp với mức độ phủ sóng và độ phổ biến của TikTok tại Việt Nam (50.3%)
Về lý do sử dụng ứng dụng video dạng ngắn, hầu hết số lƣợng sinh viên được khảo sát đều cho rằng dùng theo xu hướng chiếm tỉ lệ cao 45.5% Khẳng định bản thân và sống ảo có tỉ lệ lần lƣợt là 5.7% và 8.0% Bên cạnh đó, nhu cầu giải trí đƣợc nhìn thấy là ở mức xấp xỉ 31.5% Nhìn chung, hầu hết sinh viên dùng ứng dụng theo xu hướng (45.5%) Ngoài ra, lý do khác để sinh viên sử dụng ứng dụng video dạng ngắn nhƣ: theo dõi tin tức, học tập, giao tiếp, mua hàng, bổ sung kiến thức…chiếm 40.8%
Tất cả những điều trên cho thấy ứng dụng video dạng ngắn đang trở nên phổ biến đối với sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh và thời gian họ dành cho ứng dụng video dạng ngắn ở mức cao Nhƣ vậy, mẫu dữ liệu thu đƣợc là đa dạng về giới tính, thời gian bắt đầu sử dụng, thời gian trung bình sử dụng, ứng dụng dùng nhiều và lý do sử dụng có thể đƣợc sử dụng cho các kiểm định thống kê.
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO
Các thang đo trong nghiên cứu của tác giả đƣợc đánh giá sơ bộ qua hai công cụ chính là phân tích nhân tố khám phá EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo qua kiểm định Cronbach’s Alpha
4.2.1 Đánh giá sơ bộ tính đơn hướng của thang đo
Tác giả tiến hành đánh giá sơ bộ tính đơn hướng của thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA Sử dụng phương pháp rút trích Principal axis factoring và phép xoay không vuông góc Promax, điểm dừng có Eigenvalue ≥ 1 cho tất cả các khái niệm nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu
Trong quá trình phân tích này, các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ, còn những biến quan sát đạt yêu cầu sẽ đƣợc thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo qua kiểm định Cronbach’s Alpha Tiêu chuẩn chọn khi phân tích nhân tố khám phá EFA là các biến phải có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.3 (do biến quan sát 336) và tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988) Chi tiết dữ liệu khi thực hiện phân tích EFA đƣợc trình bày ở Phụ lục 4 Đối với yếu tố Sự cô lập xã hội, ở lần phân tích EFA lần đầu tiên, tác giả loại biến SI03 do nhỏ hơn hệ số tải tiêu chuẩn Sau đó tiến hành loại biến này và chạy EFA lần 2 Ở lần phân tích EFA thứ 2, tổng phương sai trích đạt 47.664% ( 0.9); RMSEA = 0.059 (thỏa yêu cầu < 0.08) Vì vậy, có thể kết luận là mô hình này phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường
Hình 4 2 Kết quả SEM chuẩn hóa của mô hình lý thuyết
Giả thuyết về các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu đƣợc chứng minh bằng kiểm định mô hình SEM Kết quả ƣớc lƣợng (chuẩn hóa) của các tham số chính đƣợc trình bày trong Bảng 4.5
Bảng trọng số của mô hình cho thấy có 6 giả thuyết nghiên cứu đƣợc ủng hộ (p < 0.05) và 2 giải thuyết nghiên cứu không đƣợc ủng hộ (p > 0.05) Vì vậy, các giả thuyết nghiên cứu H1, H2, H4, H5, H6 và H7 đƣợc ủng hộ trong khi 2 giả thuyết H3 và H8 thì không đƣợc ủng hộ
Bảng 4 5 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Mối quan hệ Ƣớc lƣợng chuẩn hóa
P Kết quả kiểm định giả thuyết
Sự cô lập xã hội trong thực tế có ảnh hưởng tích cực đến yếu tố gắn kết với các trang mạng xã hội
Sự cô lập xã hội trong thực tế ảnh hưởng tích cực đến yếu tố gắn kết của sinh viên và những cá nhân khác trên mạng xã hội
Tính giải trí của các trang mạng xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố gắn kết của sinh viên với các trang mạng xã hội
Tính giải trí của các trang mạng xã hội ảnh hưởng tích cực đến yếu tố gắn kết giữa các cá nhân với nhau trên mạng xã hội
Sự gắn kết giữa sinh viên và những cá nhân khác có sử dụng ứng dụng video dạng ngắn ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết với các trang mạng xã hội
Sự gắn kết giữa sinh viên có sử dụng ứng dụng video dạng ngắn với các trang mạng xã hội ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Sự cô lập xã hội có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Tính giải trí của các trang mạng xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Trong 8 giả thuyết nghiên cứu của tác giả (đƣợc ký hiệu từ H1 đến H8 nhƣ đã trình bày ở Chương 2), có 6 giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ (H1, H2, H4, H5, H6, H7) và 2 giả thuyết nghiên cứu không đƣợc ủng hộ (H3, H8)
Các giả thuyết đƣợc ủng hộ:
Giả thuyết H1 đƣợc phát biểu rằng Sự cô lập xã hội trong thực tế có ảnh hưởng tích cực đến yếu tố Gắn kết với các trang mạng xã hội Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa Sự cô lập xã hội trong thực tế và Sự gắn kết với các trang mạng xã hội là 0.208 Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê P = 0.003 < 0.05 nên giả thuyết H1 đƣợc ủng hộ Điều này cho thấy Sự cô lập xã hội có ảnh hưởng tích cực đến yếu tố Sự gắn kết với các trang mạng xã hội
Giả thuyết H2 được phát biểu rằng Sự cô lập xã hội trong thực tế ảnh hưởng tích cực đến yếu tố Gắn kết của sinh viên và những cá nhân khác Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa Sự cô lập xã hội và Sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội là 0.149 Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê P = 0.011 < 0.05 nên giả thuyết H2 được ủng hộ Điều này cho thấy Sự cô lập xã hội ảnh hưởng tích cực đến yếu tố Sự gắn kết của sinh viên và những cá nhân khác
Giả thuyết H4 đƣợc phát biểu rằng Tính giải trí của các trang mạng xã hội ảnh hưởng tích cực đến yếu tố Gắn kết giữa các cá nhân với nhau Kết quả ước lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa Tính giải trí và Sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội là 0.525 Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê P = 0.003 < 0.05 nên giả thuyết H4 đƣợc ủng hộ Điều này cho thấy Tính giải trí của các trang mạng xã hội ảnh hưởng tích cực đến yếu tố Sự gắn kết giữa các cá nhân với nhau
Giả thuyết H5 đƣợc phát biểu rằng Sự gắn kết giữa sinh viên và những cá nhân khác có sử dụng ứng dụng video dạng ngắn ảnh hưởng tích cực đến Sự gắn kết với các trang mạng xã hội Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa Sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội và Sự gắn kết với các trang mạng xã hội là 0.557 Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê P = 0.003 < 0.05 nên giả thuyết H5 đƣợc ủng hộ Điều này cho thấy Sự gắn kết giữa sinh viên và những cá nhân khác có sử dụng ứng dụng video dạng ngắn ảnh hưởng tích cực đến Sự gắn kết với các trang mạng xã hội
Giả thuyết H6 đƣợc phát biểu rằng Sự gắn kết giữa sinh viên có sử dụng ứng dụng video dạng ngắn với các trang mạng xã hội ảnh hưởng tích cực đến Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa Sự gắn kết với các trang mạng xã hội và Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn là 0.245 Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê P = 0.009 < 0.05 nên giả thuyết H6 đƣợc ủng hộ Điều này cho thấy Sự gắn kết giữa sinh viên có sử dụng ứng dụng video dạng ngắn với các trang mạng xã hội ảnh hưởng tích cực đến Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Giả thuyết H7 được phát biểu rằng Sự cô lập xã hội có ảnh hưởng tích cực đến Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa Sự cô lập xã hội và Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn là 0.164 Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê P = 0.011 < 0.05 nên giả thuyết H7 được ủng hộ Điều này cho thấy Sự cô lập xã hội có ảnh hưởng tích cực đến Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Các giả thuyết không đƣợc ủng hộ:
Giả thuyết H3 đƣợc phát biểu rằng Tính giải trí của các trang mạng xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố Gắn kết của sinh viên với các trang mạng xã hội Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa Tính giải trí và Sự gắn kết với các trang mạng xã hội là 0.095 Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê P = 0.229 > 0.05 nên giả thuyết H3 không đƣợc ủng hộ Điều này cho thấy rằng Tính giải trí của các trang mạng xã hội không có ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố Gắn kết của sinh viên với các trang mạng xã hội
Giả thuyết H8 đƣợc phát biểu rằng Tính giải trí của các trang mạng xã hội ảnh hưởng tích cực đến Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn Kết quả ước lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa Tính giải trí và Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn là -0.054 Ƣớc lƣợng này có mức ý nghĩa thống kê P = 0.577 > 0.05 nên giả thuyết H8 không đƣợc ủng hộ Điều này cho thấy rằng Tính giải trí của các trang mạng xã hội không có ảnh hưởng tiêu cực đến Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn.
XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP CỦA MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Mặc dù không có giả thuyết nào về mối quan hệ gián tiếp đƣợc đề xuất, tuy nhiên, để cung cấp thêm thông tin chi tiết mối quan hệ giữa Tính giải trí và Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn, tác giả tiếp tục đánh giá vai trò trung gian của
Sự gắn kết với giữa các cá nhân và Sự gắn kết với các trang mạng xã hội Bên cạnh đó, tác giả vẫn tiếp tục đánh giá vai trò trung gian của Sự gắn kết với các cá nhân trong mối quan hệ giữa Tính giải trí và Sự gắn kết với các trang mạng xã hội Trong phần phân tích này tác giả sử dụng quy trình đƣợc đề xuất bởi Zhao & ctg (2010)
Kết quả thực nghiệm cho thấy Tính giải trí không có tác động tuyến tính trực tiếp lên Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn mà lại có sự tác động lên hai biến trung gian là Sự gắn kết với các cá nhân và Sự gắn kết với các trang mạng xã hội Bên cạnh đó, theo kết quả thực nghiệm cho thấy Tính giải trí cũng không có tác động tuyến tính trực tiếp lên Sự gắn kết với các trang mạng xã hội mà lại có sự tác động lên biến trung gian là Sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội Kết quả các tác động đƣợc tính toán tại Bảng 4.6
Bảng 4 6 Kết quả phân tích các tác động
Hệ số chuẩn hóa P – value
Tính giải trí Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Tính giải trí Sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội Sự gắn kết với các trang mạng xã hội Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Tính giải trí Sự gắn kết với các trang mạng xã hội Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Phân tích tác động trực tiếp và gián tiếp (Bảng 4.6) cho thấy tổng tác động của Tính giải trí lên Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn là 0.041 (p 0.592) Trong đó tác động trực tiếp không đƣợc ủng hộ (β = -0.054; p = 0.577) và tác động gián tiếp thông qua hai cách thức khác nhau là 0.095 (p = 0.004) Với kết quả này, hai biến trung gian là sự Gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội và sự Gắn kết với các trang mạng xã hội giải thích hoàn toàn cơ chế tác động của Tính giải trí và Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn Trong đó, sự Gắn kết với các trang mạng xã hội đóng vai trò là biến trung gian quan trọng khi hệ số tác động gián tiếp thông qua biến này là 0.023 Kết quả trên đồng nghĩa với Tính giải trí không trực tiếp tác động tiêu cực đến Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn mà thông qua vai trò của sự Gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội và sự Gắn kết với các trang mạng xã hội.
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
4.6.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu đạt đƣợc độ phù hợp với dữ liệu thị trường Có 6 giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đƣợc ủng hộ là H1, H2, H4, H5, H6 và H7 do có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (p < 0.05) Trong khi đó, 2 giả thuyết nghiên cứu không đƣợc ủng hộ là H3 và H8 do không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (p > 0.05)
Hình 4 3 Kết quả mô hình
Nghiên cứu này có mục tiêu tổng quát tìm hiểu vai trò của ứng dụng video dạng ngắn đối với sinh viên và từ đó dẫn đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn của sinh viên đƣợc xem xét qua các khái niệm là Sự cô lập xã hội, Sự gắn kết với các trang mạng xã hội và Tính giải trí
Cụ thể, sự Cô lập xã hội có ảnh hưởng tích đến sự Gắn kết với các trang mạng xã hội và sự Gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội Ngoài ra, sự Gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến sự Gắn kết với các trang mạng xã hội Thêm vào đó, Tính giải trí có ảnh hưởng rất mạnh đến sự Gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn và sự Gắn kết với các trang mạng xã hội
Ngoài ra, khi sự Cô lập xã hội tăng lên, Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn cũng đƣợc gia tăng Mặt khác, khi sự Gắn kết với các trang mạng xã hội tăng lên, Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn cũng đƣợc gia tăng Cả hai tác động này đều giúp gia tăng Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Sự cô lập xã hội trong thực tế và Gắn kết giữa các các cá nhân trên mạng xã hội Đầu tiên, sự Cô lập xã hội có tác động làm tăng mức độ sự Gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy mối quan hệ giữa sự Cô lập xã hội và sự Gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội là 0.149 Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước chứng minh rằng hành vi sử dụng mạng xã hội nhấn mạnh vào các yếu tố về xã hội chẳng hạn nhƣ sự hiện diện xã hội, hỗ trợ xã hội và sự cô lập xã hội (Atroszko & ctg., 2018; Gao & ctg., 2017; Tang & ctg., 2016) Nghiên cứu này xác định rằng các sự Cô lập xã hội, Tính giải trí có ảnh hưởng tích cực đến sự Gắn kết của các cá nhân với các ứng dụng video dạng ngắn Mặt khác, ứng dụng video dạng ngắn cho phép người dùng mở rộng giao tiếp giữa các cá nhân và kết bạn mới, từ đó cho phép họ phát triển sự gắn kết giữa các cá nhân với ứng dụng
Vì vậy, theo Reb & ctg (2020), việc phân tích cơ chế trung gian gắn với bối cảnh sử dụng ứng dụng video dạng ngắn, cụ thể, sẽ giúp tăng cường hiểu biết từ góc độ lý thuyết về vai trò của sự Gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội và sự Gắn kết với các trang mạng xã hội Do đó, nó là một yếu tố dự đoán quan trọng của thái độ của người dùng, nhà quản lý nên quan tâm yếu tố này để xây dựng chiến lược hợp lý, phù hợp thu hút được thái độ tốt của người tiếp cận quảng cáo trên ứng dụng video dạng ngắn, giúp họ đƣa ra quyết định mua sản phẩm/ dịch vụ hoặc giới thiệu người khác sử dụng
Sự gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội và sự Gắn kết với các trang mạng xã hội
Nghiên cứu này đã đề xuất hai hướng về sự Gắn bó là sự Gắn bó giữa các cá nhân trên mạng xã hội và sự Gắn bó với các trang mạng xã hội bằng thực nghiệm ảnh hưởng tích cực của chúng đối với hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn Các nghiên cứu trước đây chủ yếu kiểm tra mối quan hệ trực tiếp giữa sử dụng mạng xã hội và các tiền tố của nó, nhƣng nghiên cứu này tác giả đã khám phá thêm rằng sự Gắn kết với các trang mạng xã hội và sự Gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội làm trung gian cho các tác động của yếu tố Tính giải trí trên ứng dụng video dạng ngắn Do đó, nghiên cứu này cung cấp những thông tin hữu ích về cơ chế trung gian tâm lý cơ bản mối liên hệ giữa tính năng của ứng dụng video dạng ngắn và hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Bên cạnh đó, với bối cảnh tại Việt nam, đối với sinh viên, cho thấy rằng sự
Cô lập xã hội có tác động làm tăng mức độ Gắn kết giữa các cá nhân Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa sự Cô lập xã hội và sự Gắn kết giữa các cá nhân trên mạng xã hội có β = 0.149 Ahn và Shin (2013) đã chỉ ra rằng phương tiện truyền thông mà cụ thể là ứng dụng video dạng ngắn có thể thay thế hình thức giao tiếp trực tiếp Ngoài ra, Hong & ctg (2014) chỉ ra rằng những cá nhân có những kỹ năng xã hội kém và chịu ảnh hưởng từ xã hội tác động thì có sự cô đơn cao Các trang mạng xã hội trong đó có ứng dụng video dạng ngắn, sinh viên có thể dùng ứng dụng video dạng ngắn như là một công cụ ẩn danh để giao tiếp với những người khác Bên cạnh đó, nghiên cứu trước chứng minh rằng sinh viên chịu nhiều áp lực về chi phí sống, sinh hoạt, áp lực điểm số, kỳ vọng ở gia đình,…nên họ tìm đến ứng dụng video dạng ngắn để kết nối với nhiều cá nhân để giải bày tâm sự, giảm căng thẳng (viện nghiên cứu tại Pháp)
Soren và Skouby (2008) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa sự Cô lập xã hội và sự Gắn kết giữa các cá nhân trong bối cảnh tại Trung Quốc, sự gia tăng cô lập xã hội cũng là một yếu tố dự báo đáng kể cho việc tăng sự gắn kết giữa các cá nhân
Cô lập xã hội tăng cao, thì sẽ tăng mức độ muốn kết nối với người khác để giải tỏa sự cô đơn Sinh viên kết nối với gia đình, bạn bè,…thông qua các nền tảng ứng dụng (Gibson & ctg., 2010) Sinh viên thuộc những nhóm người trẻ tuổi sống xa gia đình nên sử dụng các trang mạng xã hội cụ thể là ứng dụng video dạng ngắn để kết nối với những người bạn mới Tuy nhiên, như đã đề cập, các nghiên cứu kể trên đều được thực hiện ở các phương Tây (Cheng & ctg., 2017; Gao & ctg., 2018; Hazan & ctg., 1994), nơi mà bối cảnh văn hóa, xã hội và tâm lý của con người là khác biệt với các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam Hơn thế nữa, sinh viên thường xuyên bị thu hút bởi những tính năng hoặc nội dung của ứng dụng video dạng ngắn mang lại, sinh viên dùng ứng dụng video dạng ngắn để tìm kiếm, hình thành và duy trì mối quan hệ với những cá nhân khác nhau Bên cạnh đó, họ còn dùng ứng dụng video dạng ngắn để giải trí thông qua các nội dung mà những nhà sáng tạo nội dung tạo ra nhằm giải trí, xỏa căng thẳng sau khi làm việc học tập Do đó, các nhà quản lý cần hiểu rõ các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đƣa ra những chiến lƣợc tiếp thị nhằm vào yếu tố mang tính gia đình, bạn bè, tình cảm, hôn nhân,…mà vẫn khai thác tối đa tính năng trên ứng dụng nhƣ bán hàng, quay trực tiếp,…
Sự gắn kết với các trang mạng xã hội và Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Nghiên cứu này còn khám phá ra rằng sự Gắn kết với các trang mạng xã hội có ảnh hưởng lớn hơn đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn hơn là sự Cô lập xã hội Việc sử dụng các thiết bị công nghệ để đáp ứng nhu cầu giải trí, vui chơi và thúc đẩy mối quan hệ giữa các cá nhân đƣợc coi là nhu cầu tâm lý xã hội (Kang
& Jung, 2014) Do đó, sự Gắn kết với các trang mạng xã hội đáp ứng nhu cầu tâm lý, trong khi sự Gắn bó với các trang mạng đáp ứng nhu cầu xã hội
Tính giải trí và sự Gắn kết với các trang mạng xã hội
Ngoài ra, Tính giải trí có tác động là giảm mức độ Gắn kết với các trang mạng xã hội Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa Tính giải trí và sự Gắn kết với các trang mạng xã hội có β = 0.095 Chen và Leung (2016) đã chỉ ra rằng những cá nhân chơi trò chơi trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội thì sự cô đơn và sự chủ động dự báo cho hành vi này Điều trên chứng minh rằng, người dùng nói chung và sinh viên nói riêng dùng ứng dụng video dạng ngắn nhằm cung cấp thông tin hơn là giải trí Thêm vào đó, sự hài lòng về công nghệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định tiếp tục sử dụng thiết bị công nghệ do người dùng sử dụng để giết thời gian Trong bối cảnh tại Việt Nam, nơi mà bối cảnh văn hóa, xã hội và tâm lý của con người khác với các nước phương Tây, đối với sinh viên, họ phải chịu nhiều áp lực về sự cô đơn, học tập,…mà không thể cung cấp với ai và điều này trực tiếp hoặc gián tiếp khiến họ phải sử dụng các trang mạng xã hội trong đó có ứng dụng video dạng ngắn để thỏa mãn nhu cầu Từ những điều trên, họ sẽ lạm dụng những thiết bị, ứng dụng để thỏa mãn vấn đề bản thân và sẽ dẫn đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Tính giải trí và Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn
Nghiên cứu còn chỉ ra Tính giải trí có tác động làm giảm mức độ hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn Bên cạnh đó, sự Cô lập xã hội và sự Gắn kết với các trang mạng xã hội có tác động làm tăng mức độ hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn Cả ba yếu tố này đều tác động đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn Tuy nhiên yếu tố sự Gắn kết với các trang mạng xã hội với giá trị của hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.245 là yếu tố gây ảnh hưởng mạnh hơn đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn; tiếp theo đó là yếu tố sự Cô lập xã hội với giá trị của hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.164 là yếu tố gây ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn và cuối cùng là yếu tố Tính giải trí với hệ số hồi quy chuẩn hóa β = -0.054 Vì vậy, trong bối cảnh tại Việt Nam, muốn tăng Hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn của sinh viên thì các nhà quản lý cần chú ý đến ba yếu tố này theo thứ tự trên
Kết quả kiểm định cho thấy mô hình đảm bảo mức độ phù hợp với dữ liệu thu đƣợc từ thực tiễn, và đồng thời, 6 trên tổng số 8 giả thuyết đƣợc ủng hộ Kết quả nghiên cứu cung cấp một số ý nghĩa thực tiễn trong ngành công nghiệp ứng dụng video dạng ngắn tại Việt Nam với mối quan tâm chính về vai trò của ứng dụng video dạng ngắn Với việc tìm thấy các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn đối với sinh viên, nghiên cứu này đề xuất một số hàm ý cho nhà quản lý doanh nghiệp nhƣ sau Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, kinh doanh cá thể Tận dụng tốt những yếu tố tác động đến hành vi sử dụng ứng dụng video dạng ngắn và phương thức quản lý cho các hoạt động kinh doanh cũng nhƣ cung cấp thông tin giữa sinh viên với nhau và giữa doanh nghiệp/ tổ chức với sinh viên