1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài tối ưu chi phí logistics

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TỐI ƯU CHI PHÍ LOGISTICS
Tác giả Trần Thị Hải Yến, Đỗ Thị Huyền, Hoàng Thị Hoa
Người hướng dẫn NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO
Trường học TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC
Chuyên ngành Logistics
Thể loại Project
Năm xuất bản 2024
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 457,76 KB

Nội dung

Hơn nữa, việc bố trí mạng lưới bán lẻ thì tương đối dày đặc ở các khu trung tâm đô thị, trong khi đó các kho bãi lớn thì ở quá xa, và vì phần lớn các Doanh nghiệp cũng chưa ý thức được v

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC

ĐỀ TÀI TỐI ƯU CHI PHÍ LOGISTICS

GV HD: NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO Các thành viên:

Trần Thị Hải Yến PH44138 (Nhóm trưởng)

Đỗ Thị Huyền PH44234 Hoàng Thị Hoa PH43440

HÀ NỘI, Ngày 22 thàng 7 năm 2024

Trang 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 1.1 Khái niệm

Tối ưu hóa chi phí logistics là quá trình điều chỉnh và cải thiện các hoạt động logistics nhằm giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả và chất lượng dịch vụ Các yếu tố chính bao gồm:

• Quản lý tồn kho: Giảm thiểu chi phí lưu kho bằng cách tối ưu hóa mức tồn kho,

sử dụng các phương pháp như Just-in-Time (JIT)

• Lập kế hoạch vận chuyển: Tối ưu hóa lộ trình và phương tiện vận chuyển để giảm chi phí nhiên liệu và thời gian giao hàng

• Chọn nhà cung cấp: Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp để đảm bảo chi phí hợp lý và chất lượng dịch vụ cao

• Công nghệ: Sử dụng phần mềm quản lý logistics để theo dõi và phân tích dữ liệu,

từ đó đưa ra quyết định chính xác hơn

• Đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên được đào tạo về quy trình logistics để làm việc hiệu quả hơn

• Tối ưu hóa quy trình: Đánh giá và cải tiến quy trình làm việc để loại bỏ lãng phí

và tăng cường hiệu suất

Tối ưu hóa không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh

và đáp ứng nhu cầu của khách hàng

1.2 Đặc điểm

• Tích hợp hệ thống: Kết nối các bộ phận trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến phân phối, để nâng cao hiệu quả

• Phân tích dữ liệu: Sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh, tối ưu hóa

lộ trình và quản lý tồn kho

• Tính linh hoạt: Khả năng điều chỉnh nhanh chóng theo biến động của thị trường

và nhu cầu khách hàng

• Cắt giảm lãng phí: Xác định và loại bỏ các yếu tố không cần thiết trong quy trình logistics

Trang 3

• Tối ưu hóa nguồn lực: Sử dụng hiệu quả tài nguyên, bao gồm nhân lực, phương tiện vận chuyển và kho bãi

• Đánh giá hiệu suất: Liên tục theo dõi và đánh giá các chỉ số hiệu suất để cải tiến liên tục

• Chi phí toàn bộ: Tập trung không chỉ vào chi phí vận chuyển mà còn cả chi phí lưu kho, quản lý và xử lý đơn hàng

• Những đặc điểm này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí một cách bền vững

1.3 Các yếu tố cấu thành

Quản lý tồn kho:

• Xác định mức tồn kho tối ưu

• Sử dụng các phương pháp như Just-in-Time (JIT) để giảm chi phí lưu kho Vận chuyển:

• Lựa chọn phương thức vận chuyển hiệu quả

• Tối ưu hóa lộ trình và thời gian giao hàng

Quản lý nhà cung cấp:

• Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp với chi phí hợp lý và chất lượng dịch vụ cao

• Thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài

Công nghệ thông tin:

• Áp dụng phần mềm quản lý logistics để theo dõi và phân tích dữ liệu

• Sử dụng công nghệ tự động hóa để nâng cao hiệu suất

Quy trình xử lý đơn hàng:

• Tối ưu hóa quy trình đặt hàng và giao nhận

• Giảm thiểu thời gian xử lý và chi phí phát sinh

Đào tạo và phát triển nhân viên:

• Đào tạo nhân viên về quy trình logistics và công nghệ mới

Trang 4

• Nâng cao kỹ năng để cải thiện hiệu quả công việc

Chiến lược phân phối:

• Phân tích và lựa chọn các kênh phân phối tối ưu

• Tối ưu hóa mạng lưới phân phối để giảm chi phí

Quản lý dữ liệu và phân tích:

• Sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định chính xác

• Theo dõi các chỉ số hiệu suất để cải tiến liên tục

Những yếu tố này kết hợp lại giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối ưu hóa chi

phí logistics một cách hiệu quả

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI PHÍ LOGISTICS Ở CÁC DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI 2.1 Thực trạng

2.1.1 Thực trạng chi phí Logistics tại Việt Nam hiện nay

Một doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam để đạt được lợi nhuận cao thì các chi phí phải bỏ ra là thấp nhất đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường nước ngoài Trong các chi phí đó, chi phí Logistics luôn là một vấn đề lớn với các công ty Chi phí Logistics tại Việt Nam đang khá cao, tương đương khoảng 20% GDP của quốc gia Trái lại, các nước phát triển thường có chi phí logistics dao động từ 7% đến 9% GDP Mặc dù Việt Nam đã cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng logistics toàn cầu gần đây, nhưng vẫn còn nhiều khả năng để tối ưu hóa hiệu suất trong ngành này

Hình 0.1: Chi phí Logistics tại Việt Nam so với thế giới

➢ Các công ty chưa thấy rõ vai trò của Logistics trong sản xuất kinh doanh

Công ty Việt Nam chưa phát huy hết những lợi thế do logistics đem lại, thậm chí

có Doanh nghiệp chưa nhìn thấy vai trò hết sức quan trọng của logistics trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh Logistics có liên hệ chặt chẽ giữa marketing, sản xuất, tồn

Trang 6

kho, vận tải và phân phối Thế nhưng, nhiều Doanh nghiệp bố trí chức năng vận tải nằm trong phòng hành chính, quản trị tồn kho thì lại nằm trong phòng kế toán – tài chính, còn chức năng thu mua thì lại trực thuộc phòng marketing hay bán hàng,…Việc tổ chức rời rạc các phòng chức năng như thế khiến Doanh nghiệp quản lý các chức năng này cũng rời rạc Vì vậy, cần phải hình thành một bộ phận riêng biệt cho logistics/chuỗi cung ứng để các nhà quản trị bộ phận này có thể phối hợp chặt chẽ với các chức năng khác

➢ Chi phí giao dịch, giá bán tăng cao

Tại Việt Nam, hàng hóa phải đi qua quá nhiều trung gian, từ khâu cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, đến khâu phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng, làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá bán Trong chuỗi này, các bên tham gia đều cố gắng trục lợi cho chính mình, và vì thiếu thông tin, nên các thành viên trong chuỗi chỉ biết có bên quan hệ trực tiếp với Doanh nghiệp mình mà chẳng biết đến các thành viên khác và kết quả là thổi phồng chi phí logistics

➢ Kho bãi đặt xa các thành viên của kênh phân phối

Hệ thống phân phối tập trung vào các đô thị là chủ yếu, mà lại bỏ ngõ phần nông thôn Nhà phân phối chỉ đảm trách vận tải cự lý ngắn và các đại lý phải tự lo vấn đề vận tải của mình Hơn nữa, việc bố trí mạng lưới bán lẻ thì tương đối dày đặc ở các khu trung tâm đô thị, trong khi đó các kho bãi lớn thì ở quá xa, và vì phần lớn các Doanh nghiệp cũng chưa ý thức được vai trò của mỗi loại kho hàng như sơ cấp, thứ cấp, và kho trung tâm nên kết quả hoặc là chi phí vận tải thấp nhưng chi phí nắm giữ tồn kho cao hay ngược lại, mà một trong hai điều này cũng làm tăng tổng phí logistics

➢ Các doanh nghiệp đa số tự làm mà chưa quen với việc thuê ngoài dịch vụ

Logistics

Khi Doanh nghiệp tự làm dịch vụ, tự đầu tư xây dựng hệ thống kệ kho hàng hay mua sắm phương tiện vận tải sẽ cần rất nhiều vốn đầu tư và khó đạt đến trình độ chuyên nghiệp Trong khi khả năng khai thác thấp, vì thế chậm thu hồi vốn, không hiệu quả và chi phí logistics tăng cao Chi phí đó cao hơn và khó xoay vòng vốn hơn việc thuê ngoài dịch vụ Logistics

Trang 7

2.1.2 Các chi phí Logistics

➢ Chi phí vận chuyển:

Chiếm từ 30% đến 60% trong tổng chi phí logistics Khi người tiêu dùng mua bất kỳ hàng hóa nào có giá cao, chủ yếu là do chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển:

• Khoảng cách vận chuyển

• Phương tiện vận chuyển

• Thời gian vận chuyển

• Khối lượng và kích thước hàng hóa

➢ Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ

Đây là suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp nhận được khi không đầu tư vốn cho hàng tồn trữ, mà dùng cho một hoạt động khác Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ tăng cao nên chi phí cơ hội vốn chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí hàng tồn kho

➢ Chi phí bảo quản hàng hóa

Bao gồm thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, xuất nhập hàng hóa xuất nhập kho, bồi thường thiệt hại hàng hóa hư hỏng, phí bảo hiểm hàng hóa đặc biệt, và nhiều yếu tố khác

➢ Chi phí thủ tục xuất nhập khẩu và khai báo hải quan:

Chi phí thủ tục xuất nhập khẩu và khai báo hải quan đối với các công ty có hoạt động xuất khẩu sang nước ngoài và nhập khẩu về Việt Nam Dù chi phí này không chiếm % lớn của tổng chi phí Logistics nhưng cũng là một chi phí đáng kể

2.2 Những giải pháp đã và đang có ở doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp đã và đang áp dụng các phương pháp nhằm tối ưu chi phí Logistics và mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận và giảm giá thành sản phẩm cạnh tranh

Tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển: Tìm những tuyến đường thuận lợi và nhanh nhất

sẽ giúp giảm chi phí xăng dầu và thời gian vận chuyển Đây là phương pháp các doanh

Trang 8

nghiệp dễ nhận thấy nhất và cũng đã giảm được đáng kể với nhưng thời điểm giá xăng dầu tăng cao

Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lí vận chuyển: Như hệ thống TMS, nhờ có

hệ thống này mà nhiều doanh nghiệp đã tối ưu được lộ trình vận chuyển, và tuyến đường, theo dõi phương tiện vận chuyển

Tối ưu hóa quy trình đóng gói và xếp dỡ hàng hóa: Áp dụng các thiết bị công nghệ

vào đóng gói và xếp dỡ hàng hóa như sử dụng băng truyền, máy móc trợ giúp nhân viên tìm ghi thông tin hàng hóa cần đóng gói

Giảm chi phí vận chuyển bằng nhiều phương thức vận tải: kết hợp nhiều phương

thức vận tải với nhau như kết hợp đường bộ với đường sắt hay đường bộ và đường thủy thay vì chỉ vận chuyển bằng đường bộ sẽ tốn chi phí rất cao

2.3 Những điểm hạn chế còn tồn tại

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có

đủ ngồn lực đề đầu tư công nghệ tối ưu vận chuyển và hoạt động thiếu liên kết với các công ty cung cấp dịch vụ vận tải, giao nhận

Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, mạng lưới giao thông không đồng bộ về chất lượng Mặc dù nhà nước năm nào cũng đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa về đường xá

Hệ thống giao thông đường bộ còn chưa được cải thiện dẫn đến tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên

Vận tải đường sắt, đường biển chi phí thấp nhưng thời gian vận tải lâu dẫn đến việc hàng hóa không đến khách hàng nhanh chóng được

Trang 9

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÁP MỚI

3.1 Các giải pháp mới

➢ Đầu tư công nghệ và tự động hóa

Tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn Với tự động hóa, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng, tăng lượt đăng ký trực tuyến và tiết kiệm chi phí lao động Đây cũng là giải pháp để theo dõi lô hàng trong cả hành trình Doanh nghiệp có thể biết tình trạng hàng hóa trong thời gian thực từ lúc xuất kho tới khi đến khách hàng

Gần đây, có một số nền tảng công nghệ cho phép các doanh nghiệp mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng Ví dụ, Microsoft Azure, Oracle, Transporeon và Ramco là một số giải pháp đám mây giúp tăng ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp logistics Những nền tảng này cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho doanh nghiệp giao nhận vận tải bao gồm: quản lý vận tải, quản lý trung tâm, hợp đồng và lập hóa đơn Đầu tư vào công nghệ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình kinh doanh và tiết kiệm chi phí lao động khi công nghệ có thể thay thế con người trong quy trình sản xuất

➢ Hợp tác trong hoạt động logistics

Hợp tác trong logistics mang đến giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp giảm chi phí bằng cách chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn Việc hợp nhất các luồng hàng hóa, chia sẻ phương tiện vận tải, năng lực mạng lưới và cơ sở hạ tầng logistics cũng giúp tiết kiệm chi phí

➢ Chiến lược tiếp thị hiệu quả

Dựa trên khách hàng là chìa khóa thành công trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt

là B2B (mô hình kinh doanh doanh nghiệp với doanh nghiệp) Để có được hợp đồng chất lượng và số lượng khách hàng tăng lên đòi hỏi phải có chiến lược tiếp thị hiệu quả Bằng cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể duy trì tốc

độ kinh doanh và giảm chi phí logistics Xây dựng hình ảnh uy tín với các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh và cải thiện doanh thu

Trang 10

Tối ưu hóa quản lý để giảm chi phí kinh doanh là yếu tố quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp Tuy vậy, các doanh nghiệp cũng cần cân bằng giữa giảm chi phí và chất lượng dịch vụ để khách hàng có trải nghiệm tốt

➢ Tìm đến những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics uy tín

Để đàm bảo cho qua trình vận chuyển hàng hoá được an toàn, đảm bảo thời gian và tiết kiệm được chi phí thì các doanh nghiệp cần tìm đến các đối tác hoạt động trong lĩnh vực logistics có uy tín trên thị trường Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm được chi phí mà còn tránh được các rủi ro khi làm thủ tục xuất khẩu, tránh được các rủi ro về mặt pháp lý vì các doanh nghiệp uy logistics uy tín đã có đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực logistics cũng như là kinh nghiệm giải quyết các tình huống ngoài dự tính của doanh ngiệp xuất nhập khẩu

3.2 Khả năng ứng dụng trong tương lai

➢ Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning)

Các thuật toán AI và học máy được áp dụng để phân tích lượng lớn dữ liệu logistics, từ đó tìm ra các mô hình và xu hướng tiềm ẩn Điều này giúp dự đoán nhu cầu vận chuyển, tối ưu hóa lộ trình, và đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu thời gian thực

➢ Tích hợp Blockchain

Công nghệ Blockchain được sử dụng để tăng cường tính minh bạch và an ninh trong quá trình logistics Việc sử dụng Blockchain cho phép theo dõi vận chuyển, xác thực nguồn gốc hàng hóa, và giảm thiểu rủi ro gian lận và mất mát

➢ Internet of Things (IoT)

IoT cho phép kết nối các thiết bị và cảm biến trong chuỗi cung ứng logistics, tạo ra dữ liệu thời gian thực về vị trí, trạng thái và điều kiện của hàng hóa Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu IoT, công ty logistics có thể tối ưu hóa quy trình vận chuyển, quản lý kho hàng và dự báo nhu cầu

➢ Tối ưu hóa đa mục tiêu thông qua các thuật toán tiến hóa

Trang 11

Các thuật toán tiến hóa như thuật toán di truyền và thuật toán tìm kiếm liên kết

có thể được áp dụng để tìm kiếm giải pháp tối ưu trong các bài toán logistics đa mục tiêu Điều này cho phép tìm ra các giải pháp cân đối giữa các yếu tố như chi phí, thời gian, và sự hài lòng của khách hàng

➢ Sử dụng robot và trí tuệ nhân tạo trong kho hàng:

Các robot tự động được sử dụng để thực hiện các công việc trong kho hàng, như vận chuyển hàng hóa, kiểm kê tồn kho và đóng gói Kết hợp với trí tuệ nhân tạo, các robot có khả năng tự động học và tối ưu hóa quy trình làm việc, giúp tăng cường hiệu suất và giảm chi phí trong quản lý kho hàng

➢ Tích hợp dịch vụ giao hàng cuối cùng (Last-Mile Delivery)

Last-mile delivery là giai đoạn cuối cùng trong chuỗi cung ứng, thường gặp phức tạp và tốn kém Các giải pháp mới như sử dụng xe tự lái, giao hàng bằng drone và sử dụng các điểm giao hàng tự động giúp tối ưu hóa quá trình giao hàng cuối cùng, giảm thiểu thời gian và chi phí

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN