ứng dụng thuật toán sinh vật cộng sinh tìm kiếm kết hợp thuật toán bayesian optimization leveling để đưa ra phương án tối ưu chi phí nguồn lực

120 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ứng dụng thuật toán sinh vật cộng sinh tìm kiếm kết hợp thuật toán bayesian optimization leveling để đưa ra phương án tối ưu chi phí nguồn lực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Giải quyết vấn đề tối ưu tổng chi phí nguồn lực mà các nghiên cứu trước chưa xử lý: dựa vào việc tối ưu tiến độ bằng thuật toán sinh vật cộng sinh tìm kiếm cho nhiều tiêu chí nguồn lực

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN ĐỨC CÔNG MINH

ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN SINH VẬT CỘNG SINH TÌM KIẾM KẾT HỢP THUẬT TOÁN BAYESIAN OPTIMIZATION LEVELING ĐỂ ĐƯA RA PHƯƠNG

ÁN TỐI ƯU CHI PHÍ NGUỒN LỰC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG

MÃ SỐ: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2024

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Cán bộ hướng dẫn 1: PGS TS PHẠM VŨ HỒNG SƠN chữ ký: Cán bộ hướng dẫn 2: TS HUỲNH NHẬT MINH chữ ký: Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ chữ ký: Cán bộ chấm nhận xét 2: TS NGUYỄN VĂN TIẾP chữ ký:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM Ngày 17 tháng 01 năm 2024

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch HĐ: PGS.TS LƯƠNG ĐỨC LONG 2 Thư ký HĐ: PGS.TS TRẦN ĐỨC HỌC 3 Ủy viên HĐ: TS ĐẶNG NGỌC CHÂU 4 Phản biện 1: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ 5 Phản biện 2: TS NGUYỄN VĂN TIẾP

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-oOo -

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-oOo -

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngày tháng năm sinh : 17/01/1997 Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh

II NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

- Đưa ra phương pháp lập tiến độ mới nhằm tối ưu chi phí bằng cách phát triển thuật toán các sinh vật cộng sinh tìm kiếm

- Giải quyết vấn đề tối ưu tổng chi phí nguồn lực mà các nghiên cứu trước chưa xử lý: dựa vào việc tối ưu tiến độ bằng thuật toán sinh vật cộng sinh tìm kiếm cho nhiều tiêu chí nguồn lực, kết hợp áp dụng thuật toán Bayesian Optimization Leveling để lựa chọn giá trị tối ưu nhất

- Áp dụng mô hình tiến độ mới cho mô hình dự án thực tế tại TPHCM

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

Cán bộ hướng dẫn 1: PGS TS PHẠM VŨ HỒNG SƠN Cán bộ hướng dẫn 2: TS HUỲNH TRẦN NHẬT MINH

TP HCM, ngày tháng năm 2024

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

PGS TS PHẠM VŨ HỒNG SƠN TS HUỲNH NHẬT MINH

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN!!!

Để hoàn thành được chương trình Thạc sĩ này, trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô của trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM, đặc biệt là thầy cô bộ môn Thi công và Quản lý Xây dựng, khoa Kỹ thuật Xây dựng là những người đã trực tiếp truyền đạt kiến thức cho tôi từ lý thuyết đến thực tiễn ngành trong suốt hai năm học qua

Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Vũ Hồng Sơn và Thầy Huỳnh Nhật Minh đã định hướng và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài Trên cơ sở những nghiên cứu trước đây của Thầy Phạm Vũ Hồng Sơn và Thầy Huỳnh Nhật Minh cùng với sự tận tình chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các Thầy là nền tảng quan trọng để tôi hoàn thiện nghiên cứu của mình

Cuối cùng, cảm ơn các anh em đồng nghiệp, các bạn học khóa QLXD2021 đã chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành góp phần giúp tôi hoàn thành Luận Văn

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Người thực hiện luận văn

Nguyễn Đức Công Minh

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nghiên cứu này đặt ra một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, nơi mà mức độ cạnh tranh cao trong việc tối ưu hoá chi phí trở thành thách thức với các nhà quản lý xây dựng Các nhà quản lý dự án đang liên tục tìm kiếm cách để hoàn thành dự án một cách nhanh chóng và hiệu quả về chi phí Nghiên cứu trước đã tập trung vào vấn đề tối ưu hóa cho nguồn lực lao động và đạt được kết quả khả quan, nhưng số lượng công tác tương đối ít so với một dự án xây dựng, các nguồn lực khác cũng chưa được nêu lên rõ ràng, cho nên khi tối ưu chi phí sẽ không đưa ra được lựa chọn tối ưu do sự chênh lệch về đơn giá của từng nguồn lực, cần phải có công cụ chọn lựa để tìm ra mức tối ưu nhất về chi phí cho từng công tác Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu mới tiếp cận với việc sử dụng thuật toán "Modified Symbiotic Organisms Search" (MSOS) Điều này nhằm mục đích tối ưu hóa chi phí liên quan đến nguồn lực thi công trong dự án xây dựng Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả và mở rộng nhóm tiêu chí để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, nghiên cứu bổ sung vào MSOS thuật toán Bayesian Optimization Leveling (BOL) BOL giúp lựa chọn kết quả tối ưu nhất của nhiều nhóm tiêu chí dựa trên mức chi phí tối ưu đạt được sau nhiều lần lặp

Mục tiêu của nghiên cứu là phát triển một mô hình mới cho việc quản lý chi phí nguồn lực trong dự án xây dựng Nghiên cứu này không chỉ tập trung vào tối ưu hóa chi phí của một đối tượng riêng lẻ mà còn nhấn mạnh đến sự liên quan và ảnh hưởng của quyết định này đối với toàn bộ quá trình thi công Điều này giúp giảm rủi ro chi phí và tối ưu hóa hiệu suất sử dụng nguồn lực

Nghiên cứu sẽ được kiểm thử trên một dự án xây dựng thực tế để đánh giá và so sánh hiệu suất của MSOS-BOL với các phương pháp khác Bằng cách này, nghiên cứu hy vọng đưa ra những đóng góp quan trọng cho việc hiểu rõ hơn về cách quản lý chi phí thiết bị trong môi trường khó khăn của ngành xây dựng và cung cấp một phương pháp tối ưu hóa chi phí thiết bị có thể được áp dụng trong

thực tế

Trang 6

ABSTRACT

This study raises an important issue in the construction industry, where high levels of competition in cost optimization pose a challenge for construction managers Project managers are constantly seeking ways to complete projects quickly and cost-effectively Previous research has focused on optimizing labor resources and has yielded promising results, but the scope of work involved in construction projects is relatively large, and other resources have not been clearly outlined Therefore, when optimizing costs, the lack of clarity regarding each resource's unit rates prevents the identification of the optimal choice There is a need for decision-making tools to determine the most cost-effective options for each task

To tackle this issue, the study introduces the use of the "Modified Symbiotic Organisms Search" (MSOS) algorithm The aim is to optimize costs related to construction resources in building projects However, to enhance effectiveness and broaden criteria for the most suitable choices, the research supplements the MSOS algorithm with Bayesian Optimization Leveling (BOL) BOL aids in selecting the optimal outcome across multiple criteria based on the achieved optimal cost after several iterations

The research's objective is to develop a novel model for managing equipment costs in construction projects This study not only concentrates on optimizing costs for individual entities but also emphasizes the interconnectedness and impact of these decisions on the entire construction process This helps mitigate cost risks and optimize resource utilization efficiency

The research will undergo testing on an actual construction project to evaluate and compare the performance of MSOS-BOL with other methods Through this, the study aspires to provide significant contributions to understanding how to manage equipment costs in the challenging environment of the construction industry and

offer a practical method for optimizing equipment costs

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “TỐI ƯU CHI PHÍ NGUỒN LỰC THI CÔNG THEO TIẾN ĐỘ TRONG DỰ ÁN XÂY DỰNG LAI GHÉP THUẬT TOÁN CÁC SINH VẬT CỘNG SINH TÌM KIẾM VÀ THUẬT TOÁN BAYESIAN OPTIMIZATION LEVELING” là công trình nghiên cứu của tôi Nội dung nghiên cứu nêu trên là hoàn toàn trung thực

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn này

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

Người thực hiện luận văn

Nguyễn Đức Công Minh

Trang 8

1.4 Phương pháp nghiên cứu 5

1.5 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu 7

1.5.1 Về mặt học thuật 7

1.5.2 Về mặt thực tiễn 7

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TỐI ƯU TÀI NGUYÊN TRONG XÂY DỰNG 8

2.1 Các nghiên cứu trước đây về tối ưu tài nguyên: 8

2.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề cân bằng tài nguyên 8

2.1.2 Hình thành hàm mục tiêu cho vấn đề cân bằng tài nguyên 9

2.2 Các vấn đề còn tồn tại – hướng phát triển của đề tài 11

CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 13

3.1 Tổng quan về thuật toán SOS 13

3.2 Pha tương trợ - Mutualism phase 14

3.3 Pha cộng sinh (Commensalism phase): 14

3.4 Pha ký sinh – Paratism phase 15

CHƯƠNG IV: KẾT HỢP THUẬT TOÁN MSOS ĐỀ XUẤT VÀ THUẬT TOÁN BOL ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN TỐI ƯU 16

4.1 Thuật toán tìm kiếm các sinh vật cộng sinh sửa đổi đề xuất (MSOS) 16

4.2 Triển khai thực tế của MSOS cho việc cân đối các nguồn lực 18

4.3 Mô tả về thuật toán BOL: 22

4.4 Quy trình triển khai thuật toán MSOS kết hợp thuật toán BOL 24

CHƯƠNG V: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU DỰ ÁN THỰC TẾ (DỰ KIẾN) 26

5.1 Trường hợp nghiên cứu: 26

5.2 Kết quả nghiên cứu (dự kiến): 26

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 5.2 Kết quả tối ưu hóa và so sánh với các thuật toán khác 63

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Biểu đồ Mômen xoay quanh trục thời gian của nguồn lực 11

Hình 4.2 Flowchart của phương pháp tìm kiếm các hợp chất cộng sinh đã được sửa đổi (MSOS) cho việc cân bằng nguồn lực

20

Hình 4.3 Quy trình triển khai lai ghép thuật toán MSOS-BOL 25

Hình 5.2 Biểu đồ tương quan tiến độ và nguồn lực chưa tối ưu hoá 92 Hình 5.3 Biểu đồ tương quan tiến độ và nguồn lực tối ưu hoá bằng thuật

Hình 5.10 Biểu đồ so sánh hiệu quả tối ưu hoá RDmax, CRV, RVmax 101

Trang 11

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài

Thị trường xây dựng có tính cạnh tranh cao và đặc thù từng dự án đang ngày càng phức tạp, qua đó tạo ra thách thức cho các nhà quản lý xây dựng trong việc quản lý chi phí, mà đặc biệt là chi phí thiết bị Các nhà quản lý dự án luôn cố gắng tìm cách hoàn thành dự án với thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất Hầu như, các mô hình phân tích cân bằng tiến độ hiện tại chỉ tập trung vào giải quyết các dự án có tính chất đơn giản mà không xét đến các ràng buộc phức tạp khác giữa các công tác Trong nghiên cứu trước đây, đề tài “Tối ưu tài nguyên trong dự án xây dựng sử dụng thuật toán sinh vật cộng sinh tìm kiếm” đã giải quyết được vấn đề tối ưu hoá tài nguyên dựa trên việc tối ưu hoá tiến độ, nhưng trên thực tế việc thi công và chi phí thi công cho thấy nhiều rủi ro phát sinh chi phí nếu không có sự cân nhắc và lựa chọn đúng đắn Cụ thể đối với chi phí nguồn lực thi công nếu chỉ tối ưu hoá cho một đối tượng nguồn lực nhất định thì khả năng các nguồn lực khác có liên quan sẽ bị ảnh hưởng theo, có thể chi phí sẽ tăng lên do áp lực cho nguồn lực khác nếu như chỉ tập trung vào tối ưu 1 loại công tác, do đó cần cải thiện công cụ để ra phương pháp tiến độ tối ưu nhất giúp nhà quản lý dự án đưa ra quyết định phù hợp nhằm tối ưu chi phí

Nhận xét về các nghiên cứu trước đây về “Tối ưu tài nguyên trong dự án xây dựng sử dụng thuật toán các sinh vật cộng sinh tìm kiếm”:

Trong ngành xây dựng, quản lý tài nguyên đang trở thành một yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công của dự án Các nghiên cứu đã khẳng định rằng quản lý tài nguyên không hiệu quả có thể dẫn đến tăng chi phí vận hành, trễ tiến độ và mất uy tín Điều này làm tăng sự quan tâm đến việc cân bằng tài nguyên và tìm kiếm các mô hình tối ưu hóa Tài nguyên xây dựng, bao gồm thiết bị, vật liệu, lao động, kinh nghiệm và chi phí, đã được chứng minh có tác động đáng kể đến hiệu quả và thành công của dự án Quản lý tài nguyên đúng cách trong giai đoạn lập kế hoạch dự án là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của công trình (Georgy, 2008)

Trang 12

Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào sơ đồ mạng để lập kế hoạch tiến độ xây dựng thường dẫn đến sự biến động không hiệu quả và tốn kém cho tài nguyên (El-Rayes và Jun, 2009) Điều này gây khó khăn cho các quản lý xây dựng trong việc điều chỉnh tiến độ để giảm sự biến động và đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên

Để giải quyết vấn đề này, các nghiên cứu đã tìm kiếm các mô hình tối ưu hóa để cân bằng tài nguyên Một nghiên cứu của Martinez và Loannou (1993) đã tập trung vào quản lý tài nguyên lao động trong ngành xây dựng Nghiên cứu này đã nhận thấy rằng nếu không quản lý tài nguyên một cách hiệu quả, có thể dẫn đến việc dự án không hoàn thành theo tiến độ đã định Ngoài ra, việc duy trì các tài nguyên không hoạt động ngay cả khi nhu cầu thấp cũng gây thua lỗ cho các công ty xây dựng

Với mục tiêu cải thiện quản lý tài nguyên, nghiên cứu này trình bày mô hình tối ưu hóa mới, được gọi là "Thuật toán tìm kiếm các sinh vật cộng sinh sửa đổi đề xuất" (MSOS) MSOS đã được phát triển dựa trên tìm kiếm cơ thể đối xứng tiêu chuẩn, nhưng có những cải tiến đáng kể trong giai đoạn ký sinh để giải quyết hiệu quả các vấn đề tối ưu hóa phức tạp Mô hình này đã được đánh giá trong một nghiên cứu thực nghiệm, và kết quả cho thấy khả năng tìm ra giải pháp chất lượng tốt hơn so với các mô hình tối ưu hóa hiện có Bài nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý tài nguyên hiệu quả trong công ty xây dựng để đạt thành công trên thị trường Việc quản lý không hiệu quả các tài nguyên có thể dẫn đến tăng chi phí vận hành, trễ tiến độ và mất uy tín Do đó, việc thực hiện quản lý tài nguyên đúng cách trong giai đoạn lập kế hoạch của dự án là vô cùng quan trọng

Trong lĩnh vực nghiên cứu, việc cân bằng tài nguyên đã trở thành một chủ đề ngày càng được quan tâm và đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu Các tác giả Christodoulou et al (2009) và El-Rayes và Jun (2009) đã tìm hiểu vấn đề này và đưa ra những công trình quan trọng trong lĩnh vực này Mục tiêu chính của việc cân bằng tài nguyên là giảm thiểu biến động và sự không ổn định trong việc sử dụng tài nguyên trong suốt quá trình thực hiện một dự án Phương pháp này tập trung vào việc giảm thiểu biến

Trang 13

động trong hồ sơ tài nguyên bằng cách điều chỉnh các hoạt động không quan trọng ở các vị trí tương ứng, nhằm duy trì lịch trình dự án Trong lĩnh vực xây dựng, có nhiều phương pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề cân bằng tài nguyên, bao gồm phương pháp toán học, phương pháp heuristics và phương pháp metaheuristics

Phương pháp heuristics hoạt động dựa trên các quy tắc được xác định trước và hiệu quả của chúng phụ thuộc vào từng vấn đề cụ thể và các quy tắc được áp dụng Tuy nhiên, không có đảm bảo cho giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này (Hegazy, 1999) Với những hạn chế của cả phương pháp heuristics và toán học, ngày nay các nhà nghiên cứu đang tăng cường quan tâm đến việc áp dụng phương pháp siêuheuristics để giải quyết vấn đề cân bằng tài nguyên (Geng et al., 2011; Leu et al., 2000; Kaveh et al., 2016) Các thuật toán siêuheuristics, được lấy cảm hứng từ tự nhiên, đã được chứng minh hiệu quả trong lĩnh vực tối ưu hóa trong ngành xây dựng (Cheng et al., 2015; Kaveh, 2017) Các phương pháp này sử dụng quá trình lặp để tiến tới giải pháp tối ưu nhất bằng cách duy trì một tập hợp cá thể khởi tạo ngẫu nhiên Mặc dù các thuật toán siêuheuristics như thuật toán di truyền (GA) (Goldberg, 1989), tối ưu hóa đàn tử hướng bầy (PSO) (Kennedy và Eberhart, 1995) và tiến hóa độc lập (DE) (Storn và Price, 1997) đã đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tối ưu hóa, chúng vẫn còn một số hạn chế Một trong những thách thức chính là khả năng khai thác và sự hội tụ sớm trong việc xử lý các vấn đề tối ưu hóa phức tạp (Geng et al., 2011) Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào cải tiến hiệu suất của các thuật toán này thông qua việc kết hợp chúng (Cheng et al., 2016b; Cheng và Prayogo, 2017; Kaveh và Nasrollahi, 2013; Kaveh và Ilchi Ghazaan, 2018; Prayogo et al., 2018)

Symbiotic Organisms Search (SOS), một thuật toán tìm kiếm dựa trên quần thể, đã thu hút sự chú ý của cộng đồng nghiên cứu trong những năm gần đây (Cheng và Prayogo, 2014) SOS đã được chứng minh là hiệu quả và hiệu quả trong việc tối ưu hóa toàn cầu cho các vấn đề liên tục, sử dụng ba toán tử lấy cảm hứng từ sự tương hỗ để đảm bảo tìm ra giải pháp toàn cầu tốt nhất (Tran et al., 2016; Cheng et al., 2014; Prayogo et al., 2017)

Trang 14

Trong nỗ lực cải tiến hiệu suất của SOS, phiên bản mới của thuật toán đã được đề xuất, gọi là "modified symbiotic organisms search" (MSOS) MSOS sử dụng một cơ chế ký sinh mới và hiệu quả, kết hợp với cơ chế tìm kiếm hàng xóm, để tăng khả năng tìm kiếm và tìm ra giải pháp tốt hơn Một nghiên cứu trường hợp thực tế về vấn đề cân bằng tài nguyên trong dự án xây dựng được thực hiện để xác minh hiệu suất của MSOS

Nghiên cứu gần dây nhất của thầy Trần Đức Học và Doddy Prayogo (2018) “Optimization model for construction project resource leveling using a novel modified symbiotic organisms search” trình bày việc tối ưu hoá nguồn lực lao động sử dụng thuật toán MSOS, nghiên cứu đã đưa ra được kết quả ưu việt hơn các thuật toán được nêu trong nghiên cứu Tuy nhiên, thực tế triển khai dự án cho thấy rằng nguồn lực lao động chỉ là một phần trong các nguồn lực thi công dự án, vậy nên khi tối ưu riêng lẻ 1 cá thể có thể gây áp lực lên các công tác liên quan, chẳng hạn như nguồn lực thiết bị và một số nguồn lực có ảnh hưởng Do đó cần phải xét đến việc tối ưu cho tổng thể các nguồn lực liên quan cấu thành Để thực hiện việc này, nghiên cứu sau đây sẽ áp dụng bổ sung thuật toán Bayesian Optimiztion Leveling để chọn ra kết quả tốt nhất dựa trên mức chi phí tối ưu nhất đạt được sau quá trình lặp lại liên tục thuật toán MSOS

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển phương pháp tối ưu chi phí liên quan đến nguồn lực theo tiến độ bằng thuật toán MSOS-BOL:

(1) Bổ sung dữ liệu và cải tiến phương pháp nghiên cứu từ nghiên cứu cũ “tối ưu tài nguyên bằng thuật toán sinh vật cộng sinh tìm kiếm” cho vấn đề cụ thể là tối ưu chi phí liên quan đến nguồn lực thi công do ảnh hưởng bởi tiến độ

(2) Đưa ra được mô hình lập tiến độ mới tối ưu chi phí thiết bị thông qua việc đánh giá phương thức sử dụng nguồn lực phù hợp để tối ưu chi phí

(3) Áp dụng trên một casestudy dự án thực tế đã thi công để so sánh kết quả tối ưu của phương pháp nghiên cứu mới

Trang 15

1.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài : kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp tiến độ mới; áp dụng cho giai đoạn lập kế hoạch dự án đối với đơn vị Chủ đầu tư, giai đoạn lên kế hoạch thi công để đấu thàu đối với Nhà thầu xây dựng

- Đối tượng nghiên cứu:

(1) Bài toán tối ưu tài nguyên – tài nguyên thiết bị được xem là tài nguyên được quan tâm trong nghiên cứu này

(2) Thuật toán tìm kiếm sinh vật cộng sinh SOS – Thuật toán tìm kiếm các sinh vật cộgn sinh sửa đổi đề xuất MSOS

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn được thể hiện theo lưu đồ Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu

Trang 16

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu kết hợp thuật toán MSOS-BOL

Trang 17

1.5 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu 1.5.1 Về mặt học thuật

Thừa hưởng quá trình nghiên cứu từ các thuật toán trước đó, kết hợp thuật toán MSOS và thuật toán BOL, đưa ra được mô hình tối ưu toàn diện hơn cho mục tiêu là nguồn lực thi công của dự án, bao gồm nguồn lực lao động, nguồn lực thiết bị,

1.5.2 Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp mới để tối ưu hóa chi phí dự án xây dựng bằng cách sử dụng thuật toán MSOS-BOL Phương pháp này có nhiều ứng dụng thực tế trong ngành xây dựng:

- Giảm chi phí dự án: MSOS-BOL giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực xây dựng, từ đó giảm thiểu chi phí cho các hạng mục như nhân công, vật liệu, thiết bị, Việc tiết kiệm chi phí này mang lại lợi ích to lớn cho cả nhà đầu tư và nhà thầu

- Cải thiện khả năng cạnh tranh: Trong môi trường cạnh tranh cao của ngành xây dựng, việc áp dụng các phương pháp tiên tiến như MSOS-BOL giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh Doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá dự thầu cạnh tranh hơn, đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho dự án

- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ: Nghiên cứu này góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào việc quản lý và tối ưu hóa chi phí dự án xây dựng Việc áp dụng các thuật toán thông minh như MSOS-BOL giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xây dựng, đồng thời tạo ra những công trình chất lượng cao hơn

Trang 18

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TỐI ƯU TÀI NGUYÊN TRONG XÂY DỰNG

2.1 Các nghiên cứu trước đây về tối ưu tài nguyên:

2.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề cân bằng tài nguyên

Trong lĩnh vực nghiên cứu, việc cân bằng tài nguyên đã trở thành một chủ đề ngày càng được quan tâm và đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu Các tác giả Christodoulou et al (2009) và El-Rayes và Jun (2009) đã tìm hiểu vấn đề này và đưa ra những công trình quan trọng trong lĩnh vực này Mục tiêu chính của việc cân bằng tài nguyên là giảm thiểu biến động và sự không ổn định trong việc sử dụng tài nguyên trong suốt quá trình thực hiện một dự án Phương pháp này tập trung vào việc giảm thiểu biến động trong hồ sơ tài nguyên bằng cách điều chỉnh các hoạt động không quan trọng ở các vị trí tương ứng, nhằm duy trì lịch trình dự án Trong lĩnh vực xây dựng, có nhiều phương pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề cân bằng tài nguyên, bao gồm phương pháp toán học, phương pháp heuristics và phương pháp metaheuristics

Phương pháp heuristics hoạt động dựa trên các quy tắc được xác định trước và hiệu quả của chúng phụ thuộc vào từng vấn đề cụ thể và các quy tắc được áp dụng Tuy nhiên, không có đảm bảo cho giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này (Hegazy, 1999)

Với những hạn chế của cả phương pháp heuristics và toán học, ngày nay các nhà nghiên cứu đang tăng cường quan tâm đến việc áp dụng phương pháp siêuheuristics để giải quyết vấn đề cân bằng tài nguyên (Geng et al., 2011; Leu et al., 2000; Kaveh et al., 2016) Các thuật toán siêuheuristics, được lấy cảm hứng từ tự nhiên, đã được chứng minh hiệu quả trong lĩnh vực tối ưu hóa trong ngành xây dựng (Cheng et al., 2015; Kaveh, 2017) Các phương pháp này sử dụng quá trình lặp để tiến tới giải pháp tối ưu nhất bằng cách duy trì một tập hợp cá thể khởi tạo ngẫu nhiên Mặc dù các thuật toán siêuheuristics như thuật toán di truyền (GA) (Goldberg, 1989), tối ưu hóa đàn tử hướng bầy (PSO) (Kennedy và Eberhart, 1995) và tiến hóa độc lập (DE) (Storn và Price, 1997) đã đóng

Trang 19

vai trò quan trọng trong lĩnh vực tối ưu hóa, chúng vẫn còn một số hạn chế Một trong những thách thức chính là khả năng khai thác và sự hội tụ sớm trong việc xử lý các vấn đề tối ưu hóa phức tạp (Geng et al., 2011) Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào cải tiến hiệu suất của các thuật toán này thông qua việc kết hợp chúng (Cheng et al., 2016b; Cheng và Prayogo, 2017; Kaveh và Nasrollahi, 2013; Kaveh và Ilchi Ghazaan, 2018; Prayogo et al., 2018)

2.1.2 Hình thành hàm mục tiêu cho vấn đề cân bằng tài nguyên

Mục tiêu của việc tìm giải pháp cho vấn đề cân bằng tài nguyên là giảm yêu cầu về tài nguyên đỉnh cao và tiêu thụ hàng ngày của tài nguyên đó trong khoảng thời gian dự án và với giả định rằng có sẵn một số lượng tài nguyên không giới hạn Nghiên cứu này xem xét cân bằng tài nguyên như một vấn đề tối ưu hóa Ở đây, hàm mục tiêu sau được tối thiểu hóa như sau (Hegazy 1999):

trong đó T là thời gian dự án, yi đại diện cho yêu cầu tài nguyên của tất cả các hoạt động được thực hiện tại đơn vị thời gian i, và yu là một mức tài nguyên đồng đều được cung cấp bởi:

Son và Skibniewski (1999) đề xuất một công thức mới cho hàm mục tiêu như sau:

Trang 20

Trong đó, yu và là các hằng số vì tỷ lệ tài nguyên và thời gian hoạt động cho mỗi hoạt động đã được cố định Do đó, phương trình sau đây biểu thị hàm mục tiêu:

Nhìn chung, dựa trên Hình 1 và các tài liệu liên quan (Hegazy, 1999), ta có thể nhận thấy rằng Phương trình (4) biểu diễn giá trị nhỏ nhất trên biểu đồ tài nguyên theo trục thời gian Ngoài ra, hàm mục tiêu của vấn đề cân bằng tài nguyên cần được điều chỉnh do quá trình tối ưu hóa có thể tạo ra các cột mốc tiến độ khác nhau Thêm vào đó, giá trị của hàm mục tiêu có thể giống nhau, nhưng biến động tài nguyên có thể khác nhau Do đó, rất quan trọng phải xem xét sự chênh lệch giữa đỉnh nhu cầu tài nguyên và tiêu thụ tài nguyên trong các khoảng thời gian liên tiếp

Trang 21

Hình 2.1 Biểu đồ Mômen xoay quanh trục thời gian của nguồn lực [41]

2.2 Các vấn đề còn tồn tại – hướng phát triển của đề tài

Trong lĩnh vực quản lý xây dựng, việc lập kế hoạch tài nguyên được xem là một vấn đề quan trọng và được xem xét một cách cận kề Trong đó, việc cân bằng tài nguyên là một trong những vấn đề lớn do tính phức tạp của nó (Hegazy, 1999) Mặc dù đã sử dụng mô hình toán học để cố gắng giải quyết vấn đề này (Easa, 1989), nhưng mô hình này không thể đáp ứng các vấn đề phức tạp và quy mô lớn trong thực tế Do đó, các quy tắc heuristics đã được áp dụng để giải quyết tính phức tạp của việc cân bằng tài nguyên (Martinez và Loannou, 1993) Tuy nhiên, có vẻ như phương pháp này chỉ hoạt động để giải quyết một số vấn đề cụ thể Quy tắc heuristics không luôn đảm bảo tìm được giải pháp, điều này

Trang 22

thực sự là một vấn đề đối với một số người thực hành Do đó, những hiểu biết này thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm ra các kỹ thuật hiện đại khác

Các thuật toán metaheuristic, nhằm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cụ thể, đã được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng (Geng et al 2011; Leu et al 2000) Trong thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu được đề xuất để nghiên cứu hiệu suất của các thuật toán tối ưu hóa metaheuristic trong việc giải quyết các vấn đề cân bằng tài nguyên khác nhau trong dự án xây dựng Trong một nỗ lực đầu tiên, Hegazy (1999) đề xuất một thuật toán di truyền (GA) để giải quyết mô hình cân bằng tài nguyên dựa trên moment tối thiểu của biểu đồ tài nguyên Son và Skibniewski (1999) phát triển một mô hình kết hợp tìm kiếm gia nhiệt giả lập (SA) để tìm ra giải pháp tốt nhất cho các vấn đề cân bằng tài nguyên đã cho Để giảm thiểu tổng sai số tuyệt đối giữa mỗi lượng tài nguyên và lượng trung bình, Leu et al (2000) sử dụng một thuật toán di truyền (GA) và giới thiệu thêm một nguyên mẫu hệ thống hỗ trợ quyết định cho cân bằng tài nguyên Khanzadi et al (2016) áp dụng các thuật toán mới phát triển - tối ưu hóa sự va chạm giữa các vật thể (CBO) và tìm kiếm hệ thống điện tích (CSS) - để đồng thời giải quyết các vấn đề phân bổ tài nguyên và cân bằng tài nguyên Gần đây, Cheng et al (2016a) áp dụng thuật toán tìm kiếm sinh vật cộng sinh tiềm năng (SOS) để giải quyết các vấn đề cân bằng tài nguyên đa nguồn lực trong nhiều dự án xây dựng Mặc dù đã có một số thuật toán metaheuristic được áp dụng thành công trong việc giải quyết các vấn đề cân bằng tài nguyên trong quá khứ, vẫn cần cải thiện về chất lượng và hiệu suất của giải pháp, đặc biệt khi vấn đề trở nên phức tạp hơn

Trang 23

CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1 Tổng quan về thuật toán SOS

Thuật toán tìm kiếm sinh vật cộng sinh tiềm năng (SOS) SOS là một thuật toán metaheuristic dựa trên quần thể được đề xuất bởi Cheng và Prayogo (Cheng và Prayogo 2014) và được thiết kế cho tối ưu hóa liên tục Trong thuật toán SOS, ba pha (lấy cảm hứng từ tương tác cộng sinh) được thực hiện để đưa một quần thể (hệ sinh thái) các giải pháp ứng cử viên (các sinh vật) đến vùng tối ưu toàn cầu trong không gian tìm kiếm Pha tương trợ, pha cộng sinh và pha ký sinh là ba pha tương tác cộng sinh mà SOS sử dụng để điều chỉnh các giải pháp ứng cử viên Dự kiến rằng việc mô phỏng tương tác cộng sinh qua các thế hệ liên tiếp cải thiện giá trị thích nghi của các sinh vật

Mỗi giai đoạn bao gồm hai toán tử, gọi là "toán tử tương tác" và "toán tử lựa chọn" Cơ bản, toán tử tương tác trong mỗi giai đoạn dựa trên sự kết hợp tuyến tính của hai hoặc nhiều vector giải pháp/sinh vật khác nhau Toán tử tương tác đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhật các giải pháp Trong khi đó, toán tử lựa chọn được sử dụng như một cơ chế để bảo tồn các giải pháp tốt nhất có thể cho thế hệ tiếp theo Mỗi giai đoạn tạo ra một hoặc nhiều vector "con" cạnh tranh với vector "cha" trong quá trình lựa chọn SOS sử dụng phương pháp lựa chọn tham lam, trong đó giá trị thích nghi tốt hơn được coi là tiêu chí duy nhất trong quá trình lựa chọn Do đó, nếu vector "con" có thể đạt được giá trị hàm mục tiêu thấp hơn so với vector "cha", thì vector "con" sẽ thay thế vector "cha" (xem hình 2)

Trang 24

Hình 3.1 Lựa chọn dựa trên tiêu chí tham lam [41]

3.2 Pha tương trợ - Mutualism phase

• Toán tử tương trợ – Interaction operator:

• Lựa chọn toán tử – Selection operator:

Trong đó xi là vector cơ quan thứ i của hệ sinh thái, xii là vector cơ quan thứ ii của hệ sinh thái với ii ≠ i, xbest đại diện cho cơ quan tốt nhất trong thế hệ hiện tại, xi new và xii new

đại diện cho các giải pháp ứng viên cho xi và xii sau khi tương tác, tương ứng, f(xi) là giá trị thích nghi của xi, f(xii) là giá trị thích nghi của xii, f(xii new) là giá trị thích nghi của xi new và f(xii new) là giá trị thích nghi của xii new

3.3 Pha cộng sinh (Commensalism phase):

Trang 25

• Toán tử tương trợ – Interaction operator:

• Lựa chọn toán tử – Selection operator:

Trong đó, xi đại diện cho vector của sinh vật thứ i trong hệ sinh thái, xii đại diện cho vector của sinh vật thứ ii trong hệ sinh thái với ii ≠ i, xbest biểu thị cho sinh vật tốt nhất trong thế hệ hiện tại, và xi new đại diện cho các giải pháp ứng viên cho xi sau khi tương tác, f(xi) là giá trị thích nghi của xi, và f(xi new) là giá trị thích nghi của xi new

3.4 Pha ký sinh – Paratism phase

• Toán tử tương trợ – Interaction operator:

• Lựa chọn toán tử – Selection operator:

Trang 26

trong đó xi là vector tổ chức số học thứ i của hệ sinh thái, xii là vector tổ chức số học thứ ii của hệ sinh thái trong đó ii = i, xparasite là tổ chức giả tạo đóng vai trò kẻ thù được tạo ra để cạnh tranh với tổ chức chủ xii, xi new đại diện cho các giải pháp ứng viên cho xi sau quá trình tương tác, f(xii) là giá trị thích nghi của xii, f(xparasite) là giá trị thích nghi của xparasite, và UB và LB là giới hạn trên và dưới của bài toán, tương ứng

Khi tiêu chí dừng đã được đáp ứng, quá trình tối ưu hóa được coi là hoàn tất Người dùng có thể quy định tiêu chí dừng này, thường được xác định là số lần lặp tối đa (maxIter) Khi quá trình hoàn tất, người dùng sẽ thấy được giải pháp tốt nhất cho vấn đề

CHƯƠNG IV: KẾT HỢP THUẬT TOÁN MSOS ĐỀ XUẤT VÀ THUẬT TOÁN BOL ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN TỐI ƯU

4.1 Thuật toán tìm kiếm các sinh vật cộng sinh sửa đổi đề xuất (MSOS)

Trong phần này, thuật toán MSOS được đề xuất được mô tả chi tiết Nhận thấy rằng thuật toán của chúng tôi được phát triển dựa trên SOS tiêu chuẩn (Cheng và Prayogo 2014) [1] với công thức sửa đổi của giai đoạn parasitism Tìm kiếm cục bộ đã chứng minh thành công trong việc cải thiện kết quả của các thuật toán meta-heuristic (Yu et al 2017) Trong những nghiên cứu đó, giai đoạn cải thiện tìm kiếm cục bộ sử dụng nhiều toán tử hàng xóm để tăng chất lượng của giải pháp để thu được giá trị hàm mục tiêu tốt hơn [1]

Các sửa đổi trong giai đoạn ký sinh:

Trong giai đoạn này, xparasite được tạo ra từ xi Trong tình huống này, xsi sẽ được lựa chọn từ giữa xi và xii Trong giai đoạn ký sinh mới này, phương trình (14) được đề xuất để nâng cao khả năng tìm kiếm cục bộ Toán tử lựa chọn được cập nhật theo khái niệm crowding thích ứng được đề xuất

Toán tử tương tác:

Trang 27

Toán tử lựa chọn:

Trong đó, xi đại diện cho vector sinh vật thứ i trong hệ sinh thái, xii đại diện cho vector sinh vật thứ ii trong hệ sinh thái với ii ≠ i xparasite là sinh vật ký sinh nhân tạo được tạo ra để cạnh tranh với sinh vật chủ xsi, xsi đại diện cho cha mẹ tương tự nhất đối với xparasite, f(xsi) là giá trị thích nghi của xsi, f(xparasite) là giá trị thích nghi của xparasite, UB và LB tương ứng là giới hạn trên và giới hạn dưới của vấn đề, và F là một hệ số tỷ lệ để xác định kích thước đột biến với giá trị khởi tạo ban đầu là 10-5

Toán tử lựa chọn dựa trên cụm

Như đã được trình bày trước đó trong Phương trình (15), nghiên cứu này đề xuất thay thế toán tử lựa chọn gốc trong SOS bằng toán tử lựa chọn dựa trên cụm (Jong 1975; Mahfoud 1995) Quá trình lựa chọn mới được đề xuất nhằm làm chậm quá trình hội tụ và bảo tồn sự đa dạng của quần thể Hiệu quả của nó trong việc xử lý các vấn đề tối ưu hóa đa chế độ nhằm định vị đồng thời nhiều giải pháp toàn cầu tối ưu hoặc tối ưu phụ đã được chứng minh (Das et al 2011) Nhìn chung, khi xem xét chính sách thay thế trong quá trình xếp chồng, một giải pháp ứng cử viên (vector con cái) và phụ huynh tương tự

Trang 28

nhất cạnh tranh để có một vị trí trong quần thể (Mahfoud 1995) Độ tương tự được đo bằng cách sử dụng khoảng cách Euclidean

Nếu một vector con cái tốt hơn phụ huynh tương tự nhất, mà không nhất thiết phải là vector phụ huynh trực tiếp, thì phụ huynh sẽ được thay thế; ngược lại, giải pháp ứng cử viên sẽ bị loại bỏ (xem Hình 3) Do đó, ngoài giá trị thích ứng, toán tử lựa chọn dựa trên cụm xem xét sự tương tự của cá thể dưới dạng khoảng cách giữa chúng Thuật toán ưu tiên sự cạnh tranh giữa các cá thể tương tự và duy trì sự đa dạng của quần thể Quá trình lựa chọn này giúp thuật toán khám phá không gian tìm kiếm một cách toàn diện Mặt khác, việc duy trì toán tử lựa chọn tham lam truyền thống trong các giai đoạn cộng sinh và cộng sinh bình đẳng trước đó nhằm khai thác các giải pháp đã tìm thấy hiện tại cũng rất có lợi

4.2 Triển khai thực tế của MSOS cho việc cân đối các nguồn lực

Phần này mô tả mô hình tối ưu hóa đề xuất trong việc giải quyết vấn đề cân đối nguồn lực như được hiển thị trong Hình 4 Mục tiêu của mô hình tối ưu hóa này là giảm thiểu biến động hàng ngày trong việc sử dụng nguồn lực mà không làm thay đổi tổng thời gian dự án Vấn đề cân đối nguồn lực trong các dự án xây dựng được chứng minh là phức tạp vì cảnh quan hàm mục tiêu có thể chứa nhiều giải pháp tối ưu phụ (Cheng et al 2017; Geng et al 2011) Hơn nữa, có thể có nhiều giải pháp lập lịch có các hồ sơ nguồn lực giống nhau (Christodoulou et al 2009) Do đó, vấn đề cân đối nguồn lực được chứng minh là phức tạp và đa chế độ Vì vậy, MSOS đề xuất có thể cung cấp một lựa chọn tiềm năng để giải quyết vấn đề hiện tại

Cân đối nguồn lực được thực hiện bằng cách giảm thiểu biến động giữa mức đồng nhất mong muốn của nguồn lực và yêu cầu nguồn lực Quan hệ hoạt động, yêu cầu nguồn lực và thời gian hoạt động cần được bao gồm trong mô hình Người dùng cũng phải chỉ định cài đặt thông số của công cụ tìm kiếm như kích thước quần thể (NP) và số lần lặp tối đa (maxIter) Các thông số này cho phép thành phần lập lịch thực hiện tính toán để đạt được

Trang 29

lịch trình dựa trên phương pháp đường dẫn quan trọng (CPM), và thời gian bắt đầu sớm và muộn của mỗi hoạt động Khi tất cả thông tin đã được cung cấp, mô hình có thể hoạt động hiệu quả mà không cần sự can thiệp của con người Một loại giải pháp có thể được tạo ra bằng trình tạo số ngẫu nhiên đồng nhất được yêu cầu để bắt đầu quá trình tìm kiếm Một vector với D

trong đó D đại diện cho số lượng biến quyết định liên quan đến vấn đề Nó cũng chỉ ra số lượng hoạt động trong mạng dự án Chỉ số i tham chiếu đến cá nhân thứ i trong quần thể X đại diện cho thời gian bắt đầu của D hoạt động SOS hoạt động trên các biến giá trị thực để thay đổi thời gian bắt đầu thành các giá trị nguyên cho miền khả thi

trong đó Xi,j biểu thị thời gian bắt đầu của hoạt động j trong cá nhân thứ i rand(0,1) là

một số ngẫu nhiên phân phối đều trong khoảng từ 0 đến 1 LB(j) và UB(j) cung cấp thời gian bắt đầu sớm và thời gian bắt đầu muộn của hoạt động j Để tìm lịch trình dự án tối ưu nhất, SOS xem xét kết quả từ thành phần lập lịch và sự thay đổi trong các hoạt động không quan trọng trong khoảng thời gian trôi để tìm lịch trình dự án tốt nhất có thể

Trang 30

Hình 4.1 Lựa chọn dựa trên nguyên tắc chen lấn[41]

Hình 4.2: Flowchart của phương pháp tìm kiếm các hợp chất cộng sinh đã được sửa đổi (MSOS) cho việc cân bằng nguồn lực [41]

Bảng 4.1 Các chỉ số đo lường hiệu suất

Trang 32

toàn bộ dự án STi là thời gian bắt đầu của hoạt động i Cả ESi và TFi đều đại diện cho thời gian bắt đầu sớm và tổng thời gian trôi chảy của hoạt động i tương ứng D là số lượng hoạt động trong mạng lưới

Sau khi quá trình tìm kiếm kết thúc, một giải pháp tối ưu được xác định Lịch trình dự án và biểu đồ tài nguyên tương ứng được xây dựng dựa trên thời gian bắt đầu của các hoạt động tối ưu Người dùng có thể đánh giá chất lượng lịch trình dự án bằng cách sử dụng một tập hợp các chỉ số (xem Bảng 1)

4.3 Mô tả về thuật toán BOL (Marco Laumanns and Jiri Ocenasek 2002) :

Trong quá trình thiết kế thuật toán Tối Ưu Hóa Bayesian (BOA) đa mục tiêu, một số khía cạnh quan trọng phải được xem xét, một số do sự tồn tại của nhiều mục tiêu, một số khác từ sự cần thiết của các kỹ thuật xây dựng mô hình xác suất Các thử nghiệm sơ bộ với chiến lược (μ + λ) đơn giản và việc gán fitness dựa trên mức độ chiếm ưu thế đã chỉ ra rằng sự mở rộng đơn giản cho tối ưu hóa đa mục tiêu dẫn đến hiệu suất kém Quần thể có khả năng hội tụ vào một khu vực "dễ tìm thấy" của tập Pareto, gây ra các giải pháp trùng lặp một cách lặp đi lặp lại Sự mất mát đa dạng này dẫn đến sự xấp xỉ không đủ của tập Pareto và đặc biệt có hại cho việc xây dựng mô hình xác suất hữu ích Do đó, các yêu cầu thiết kế sau đây là quan trọng:

1 Elitism (Ưu tú): Để ngăn chặn vấn đề tồi tệ dần dần và tạo điều kiện cho sự hội tụ vào tập Pareto

2 Bảo dưỡng sự đa dạng trong không gian mục tiêu: Đảm bảo một sự xấp xỉ mạnh mẽ của toàn bộ tập Pareto

3 Bảo dưỡng sự đa dạng trong không gian quyết định: Ngăn chặn sự trùng lặp và cung cấp đủ thông tin để xây dựng một mô hình xác suất hữu ích

Thuật toán được đề xuất, được mô tả trong Các Thuật toán 1 và 2, giải quyết những yêu cầu thiết kế này Nó tích hợp các cơ chế cho ưu tú, bảo dưỡng sự đa dạng cả trong

Trang 33

không gian mục tiêu và không gian quyết định, và tận dụng các mô hình xác suất để cải thiện hiệu suất tối ưu hóa đa mục tiêu Thuật toán điều chỉnh động bộ cha mẹ, thúc đẩy sự hội tụ vào tập Pareto trong khi duy trì đa dạng quan trọng cho độ chính xác của mô hình

Thuật Toán 1: Chọn(A, P, μ, ∈) Thuật toán này cập nhật một cách chọn lọc bộ cha

mẹ A dựa trên các giải pháp ứng cử P, tuân theo các tiêu chí xác định cho sự đa dạng và ưu tú

Đầu vào: tập cha mẹ cũ A, tập ứng cử viên P , kích thước tối thiểu μ, hệ số gần đúng ∈

Đầu ra: tập cha mẹ mới A′

Cho tất cả x ∈ P ta có:

Thuật Toán 2: (μ + λ, ∈)-BMOA

Trang 34

4.4 Quy trình triển khai thuật toán MSOS kết hợp thuật toán BOL

Trang 35

Hình 4.3 Quy trình triển khai lai ghép thuật toán MSOS-BOL

Trang 36

CHƯƠNG V: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU DỰ ÁN THỰC TẾ

5.1 Trường hợp nghiên cứu:

Dữ liệu cần để nghiên cứu:

- Tiến độ dự án thực tế đã thi công

- Chi phí thiết bị theo tiến độ thực tế thi công

Dự án đề xuất:

Dự án Trường học tọa lạc tại thành phố Hà Nội Dữ liệu dự án được thu thập từ Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây dựng Newtecons Dự án bao gồm 302 công tác với quy mô một tầng hầm và năm tầng văn phòng với tổng thời gian thi công là 933 ngày

Thông số nguồn lực được đề cập trong nghiên cứu như sau:

- Nguồn nhân lực: Chi phí sử dụng lực lượng thi công với đơn giá thời điểm 375.000VND/nhân công, thể hiện trong bảng Case study bằng số lượng nhân công

- Nguồn lực thiết bị: Chi phí sử dụng thiết bị cẩu tháp với phí thuê khoảng 5.000.000VND/bộ/ngày, thể hiện trong bảng Case study bằng số lượng bộ được thuê theo hạng mục thi công

5.2 Kết quả nghiên cứu (dự kiến):

(1) Mô hình phương pháp lập tiến độ tối ưu chi phí thiết bị

(2) Bảng so sánh chi phí thiết bị sau khi được tối ưu

(3) Giá trị tối ưu trung bình dự kiến

(4) Mục tiêu tối ưu dự kiến: 5%-10%

Trang 37

BẢNG 5.1: BẢNG CASE STUDY TIẾN ĐỘ DỰ ÁN THỰC TẾ

STT Công tác Thời gian

Mối quan hệ giữa các công tác

Nguồn lực thiết

bị (đơn vị cái)

Nguồn nhân

lực (công)

Start Finish Early

Start Late Start

1 Handover site 0 day

s

0 0 Tue 2/4/20

Tue 2/4/20

Tue 2/4/20

Tue 2/4/20

2

Site office, temporary road,

fabricate yard, gate…

14 days

0 30 Tue 2/4/20

Mon 2/17/20

Tue 2/4/20

Tue 2/4/20

3

Groundbreaking Ceremony

Date

0 day

s

1SS+15

days 0 0

Tue 2/18/2

0

Tue 2/18/20

Tue 2/18/2

0

Tue 2/18/20

4 Site kick-off meeting

0 day

s

Thu 2/20/2

0

Thu 2/20/20

Thu 2/20/2

0

Thu 2/20/20

5

Pilecap & erection for tower crane TC1 & TC2

18 days

0 38

Fri 2/14/2

0

Mon 3/2/20

Fri 2/14/2

0

Fri 2/14/20

6

Driving steel sheet pile Zone

1A

19 days

0 30

Thu 2/20/2

0

Mon 3/9/20

Thu 2/20/2

0

Thu 2/20/20

7

Driving steel sheet pile Zone

1B

15 days

0 30

Fri 2/28/2

0

Fri 3/13/20

Fri 2/28/2

0

Fri 2/28/20

8

Driving steel sheet pile Zone

4

16 days

Sat 3/21/2

0

Sun 4/5/20

Sat 3/21/2

0

Sat 3/21/20

9 Excavation

7 day

s

Mon 2/24/20

Sun 3/1/20

Mon 2/24/20

Mon 2/24/20

10

Cutting pile head & lean concrete

7 day

s

9SS+4

days 0 8

Fri 2/28/2

0

Thu 3/5/20

Fri 2/28/2

0

Fri 2/28/20

11

Pile cap & GB rebar installation

7 day

s

10SS+4

days 0 12

Tue 3/3/20

Mon 3/9/20

Tue 3/3/20

Tue 3/3/20

Trang 38

12

Pilecap & GB formwork erection & casting concrete

7 day

s

11SS+4

days 0 38

Sat 3/7/20

Fri 3/13/20

Sat 3/7/20

Sat 3/7/20

13

Backfill, compaction & basement slab lean concrete

5 day

s

12 0 15

Sat 3/14/2

0

Wed 3/18/20

Sat 3/14/2

0

Sat 3/14/20

14

Basement slab rebar installation & casting concrete

12 days

13 0 146

Thu 3/19/2

0

Mon 3/30/20

Thu 3/19/2

0

Thu 3/19/20

15

Basement column & retaining wall

rebar installation

9 day

s

14SS+5

days 0 146

Tue 3/24/2

0

Fri 4/17/20

Tue 3/24/2

0

Tue 3/24/20

16

Basement column & retaining wall

formwork erection & casting concrete

9 day

s

15SS+2

days 0 38

Thu 3/26/2

0

Sun 4/19/20

Thu 3/26/2

0

Thu 3/26/20

17

Ground slab propping & formwork

7 day

s

16SS+5

days 0 38

Tue 3/31/2

0

Wed 4/22/20

Tue 3/31/2

0

Tue 3/31/20

18

Ground slab rebar installtion

& casting concrete 1A.1 /

Lắp đặt thép sàn trệt & đổ

BT 1A.1

12 days

17 0 85

Thu 4/23/2

0

Mon 5/4/20

Thu 4/23/2

0

Thu 4/23/20

19 Excavation

7 day

s

9 0 4 Mon 3/2/20

Sun 3/8/20

Mon 3/2/20

Mon 3/2/20

20

Cutting pile head & lean concrete

7 day

s

20SS+4

days 0 8

Fri 3/6/20

Thu 3/12/20

Fri 3/6/20

Fri 3/6/20

21

Pile cap & GB rebar installation

7 day

s

21SS+4

days 0 12

Tue 3/10/2

0

Mon 3/16/20

Tue 3/10/2

0

Tue 3/10/20

Trang 39

22

Pilecap & GB formwork erection & casting concrete

10 days

22SS+4

days 0 38

Sat 3/14/2

0

Mon 3/23/20

Sat 3/14/2

0

Sat 3/14/20

23

Backfill, compaction & basement slab lean concrete

6 day

s

23FF+3

days 0 15

Sat 3/21/2

0

Thu 3/26/20

Sat 3/21/2

0

Sat 3/21/20

24

Basement slab rebar installation & casting concrete

7 day

s

24 0 146

Fri 3/27/2

0

Sat 4/18/20

Fri 3/27/2

0

Fri 3/27/20

25

Basement column & retaining wall

rebar installation

6 day

s

25 0 146

Sun 4/19/2

0

Fri 4/24/20

Sun 4/19/2

0

Sun 4/19/20

26

Basement column & retaining wall

formwork erection & casting concrete

6 day

s

26FF+2

days 0 38

Tue 4/21/2

0

Sun 4/26/20

Tue 4/21/2

0

Tue 4/21/20

27

Ground slab propping & formwork

7 day

s

27SS+4

days 0 38

Sat 4/25/2

0

Fri 5/1/20

Sat 4/25/2

0

Sat 4/25/20

28

Ground slab rebar installtion

& casting concrete / Lắp đặt thép sàn trệt

& đổ BT

10 days

28 0 85 Sat 5/2/20

Mon 5/11/20

Sat 5/2/20

Sat 5/2/20

29 Excavation

7 day

s

19 0 4 Mon 3/9/20

Sun 3/15/20

Mon 3/9/20

Mon 3/9/20

30

Cutting pile head & lean concrete

7 day

s

29SS+4

days 0 8

Fri 3/13/2

0

Thu 3/19/20

Fri 3/13/2

0

Fri 3/13/20

31

Pile cap & GB rebar installation

7 day

s

30SS+4

days 0 12

Tue 3/17/2

0

Mon 3/23/20

Tue 3/17/2

0

Tue 3/17/20

Trang 40

32

Pilecap & GB formwork erection & casting concrete

7 day

s

31SS+4

days 0 38

Sat 3/21/2

0

Fri 3/27/20

Sat 3/21/2

0

Sat 3/21/20

33

Backfill, compaction & basement slab lean concrete

5 day

s

32 0 15

Sat 3/28/2

0

Fri 4/17/20

Sat 3/28/2

0

Sat 3/28/20

34

Basement slab rebar installation & casting concrete

5 day

s

33 0 146

Sat 4/18/2

0

Wed 4/22/20

Sat 4/18/2

0

Sat 4/18/20

35

Basement column & retaining wall

rebar installation

7 day

s

34 0 146

Thu 4/23/2

0

Wed 4/29/20

Thu 4/23/2

0

Thu 4/23/20

36

Basement column & retaining wall

formwork erection & casting concrete

7 day

s

35SS+4

days 0 38

Mon 4/27/20

Sun 5/3/20

Mon 4/27/20

Mon 4/27/20

37

Ground slab propping & formwork A.3 / Lắp đặt coppha sàn trệt A.3

11 days

36SS+5

days 0 38

Sat 5/2/20

Tue 5/12/20

Sat 5/2/20

Sat 5/2/20

38

Additional septic tank No.2 / Bể phốt

phát sinh số 2 7 day

s

37 0 35

Wed 5/13/20

Tue 5/19/20

Wed 5/13/20

Wed 5/13/20

39

Ground slab rebar installtion

& casting concrete A.3 /

Lắp đặt thép sàn trệt & đổ

BT A.3

12 days

38 0 85

Wed 5/13/20

Sun 5/24/20

Wed 5/13/20

Wed 5/13/20

40 Excavation

10 days

18SS+1

day 0 4

Tue 2/25/2

0

Thu 3/5/20

Tue 2/25/2

0

Tue 2/25/20

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan