1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Lý thuyết môn Luật dân sự 1

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lý thuyết môn Luật dân sự 1. Lý thuyết môn Luật dân sự 1 đầy đủ. Câu hỏi và lý thuyết môn Luật dân sự 1. Ôn thi

Trang 1

LUẬT DÂN SỰ

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC1 KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ

1.1 ĐỊNH NGHĨA LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

- Một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.- Điều chỉnh các quan hệ dân sự (bình đẳng, tự nguyện).- Về cấu trúc có 2 nhóm quy định:

 Quy định chung (chung cho tất cả các chế định dân sự, các luật tư khác cóliên quan) như: chủ thể, đại diện, tàu sản, GDDS, thời hạn, thời hiệu;

 Quy định cụ thể (cho một số vấn đề cụ thể) như quyền đối với tài sản, hợp đồng, BTTHNHĐ, thừa kế.

1.2 NỘI DUNG – CÁC CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

- Về nội dung có các chế định (nhóm quy định có tính thống nhất cao) như:

 Quyền đối với tài sản (quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản).

 Nghĩa vụ và hợp đồng (căn cứ phát sinh, thực hiện, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, ngoài hợp đồng).

 Thừa kế (chuyển dịch tài sản của người chết sang chủ thể khác).

1.3 PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

- Về phạm vi có sự mở rộng: Pháp lệnh hợp đồng dân sự (tiêu dùng), BLDS 1995 (quan hệ dân sự), BLDS 2005 (cả lao động, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại), BLDS 2015 (quan hệ tư trên cơ sở bình đẳng).

- Về quan hệ với các luật khác như Luật Thương mại: Luật Dân sự là luật chung (áp dụng khi Luật khác không có quy định) Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hoá.

- Phạm vi nghĩa rộng: bao trùm các ngành luật tư.

2 ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH

2.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ VIỆTNAM

- Khái niệm: Những quan hệ xã hội có thể và cần phải được điều chỉnh bằngpháp luật dân sự.

- Luật Dân sự quy định:

 Thứ nhất, là các “ứng xử của cá nhân, pháp nhân”;

 Thứ hai, là “quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ” dân sự (tức quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân).

2.2 CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI DO LUẬT DÂN SỰ ĐIỀU CHỈNH

- ĐTĐC là các nhóm QHXH:

a Quan hệ tài sản-Khái niệm:

 Là các QHXH phát sinh trong lĩnh vực dân sự (bình đẳng, tự nguyện), có nội dung liên quan đến tài sản.

 QHTS do LDS điều chỉnh:

(i) quan hệ giữa các chủ thể gắn liền với tài sản;

(ii) quan hệ này được hình thành trên cơ sở bình đẳng.

-Các nhóm QHTS do LDS điều chỉnh:

 Quan hệ tài sản rất đa dạng, có thể kể đến: Quan hệ về sở hữu;

Trang 2

 Quan hệ về trao đổi (hợp đồng); Quan hệ về Bồi thường thiệt hại; Quan hệ thừa kế

-Đặc điểm của quan hệ tài sản:

 QHTS là quan hệ mang tính ý chí;

 Có hình thức trao đổi mang tính chất Hàng hoá – Tiền tệ;

 Việc trao đổi trong quan hệ tài sản mang tính chất đền bù tương đương, trừ những giao dịch có tính chất đặc biệt.

 Là những quan hệ mang nội dung kinh tế.

 Mục đích: sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, tiêu dùng, thoả mãn nhu cầu sống…

 Chuyển giao được, trừ trường hợp luật quy định khác.

b Quan hệ nhân thân- Khái niệm:

 Quan hệ giữa người với người về giá trị tinh thần – phi kinh tế, gắn liền với chủ thể trong lĩnh vực dân sự.

 Ví dụ: quan hệ giữa con người với nhau về tính mạng, sức khoẻ, danh dự… Ranh giới giữa QHTS và QHNT: bồi thường thiệt tại do sức khoẻ hay danh

(ii) Quan hệ về quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

- Đặc điểm của quan hệ nhân thân:

 QHXH về các giá trị tinh thần – phi vật chất, vô hình và thuộc về con người.

 Phi kinh tế, không tính được thành tiền.

 Gắn liền với các chủ thể xác định, thể hiện những tính chất cá biệt khi xác định.

 Không thể dịch chuyển cho người khác, trừ những trường hợp pháp luật cóquy định.

3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LDS

3.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LDS3.1.1 Khái niệm PPĐC

- Bản chất: tôn trọng quyền tự do dân sự.

- Mức độ tác động: cao, khác với các lĩnh vực tư khác (LLĐ, LHN&GĐ, LTM…)

- Biện pháp thực hiện: bằng quyền khởi kiện.

- HQPL: buộc bên vi phạm phải chịu TNDS, chủ yếu là biện pháp mang tính TS.

Trang 3

3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

- “Việc dân sự cốt ở đôi bên” hay “thuận mua, vừa bán”… nhưng Nhà nướccan thiệp một cách cần thiết:

(1) Phương pháp thoả thuận Vd: Hợp đồng

(2) Phương pháp tự định đoạt (quyết định đơn phương) VD: Di chúc

(3) Phương pháp mệnh lệnh bắt buộc (mệnh lệnh) đối với các QHDS trong lĩnh vực hành chính tư pháp và trật tự công cộng.

- Phương pháp đặc trưng

 Tự do cam kết và thoả thuận (nội dung và hình thức như mong muốn); Để các chủ thể tự định đoạt, tự quyết định như ghi nhận quyền xác định

lại giới tính (xác định lại hay không do chủ thể quyết định).

 Bắt buộc: Giới hạn của tự định đoạt: Cần thiết để đảm bảo lợi ích tối thiểu cho các chủ thể (thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc), cho xã hội (lãi không được quá 20%/năm)…

4 NHIỆM VỤ VÀ NGTAC CBANa Nhiệm vụ (xem)

5 NGUỒN CỦA LUẬT DS

Note: khi nào gọi là luật và khi nào gọi là bộ luật?

Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật là những lĩnh vực rất quan trọng với những nội dung bao hàm và liên quan nhiều lĩnh vực, nhưng phạm vi điều chỉnh hẹp, chỉ điều chỉnh trong một lĩnh vực hoạt động, một ngành

Giống như là: quan hệ nhân thân của Luât DS bao gôm tính mạng, sức khoẻ, uy tín, danh dự, nhân phẩm … trong khi đó luật hôn nhân và gia đình có đề cập đến trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình.

xem Vụ án “Cây chà 19 tiếng” tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Án lệ: Có thể vụ việc đó có 10 nôi dung giải trình tuy nhiên chỉ có 1 nội

dung đc xét là nội dung án lệ.

5.1 KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LDS VN

- Khái niệm: Nơi tìm thấy quy phạm pháp luật dân sự; quy tắc xử sự phù hợp với công lý, lẽ công bằng…

- Có thể hiểu đó là căn cứ để giải quyết tranh chấp, hay những yêu cầu chính đáng về quyền lợi dân sự phát sinh trong đời sống.

5.2 PHÂN LOẠI NGUỒN CỦA LDS VIỆT NAM5.2.1 Nguồn văn bản (nguồn chủ đạo)

- Nơi tìm được QPPLDS: Hiến pháp, BLDS, Luật khác (LLĐ, LHN&GĐ, LTM, LĐĐ, LNO, LKDBĐS, TNBT của Nhà nước…) và văn bản dưới luật (Nghị định, TT và TTLT trong lĩnh vực TNBTCNN), NQ của HĐTP (đặt cọc, chuyển nhượng QSDĐ…).

- LƯU Ý:

(1) Vai trò của BLDS so với các VBPL khác;

(2) Về nguồn văn bản: còn có ĐƯQT (Công ước Viên 1980) và áp dụng quyđịnh tương tự pháp luật khi không có quy định cụ thể, thoả thuận hay tập quán.

Trang 4

5.2.2 Nguồn thực tiễn (nguồn bổ sung)

- Tập quán- Thói quen

- Quy phạm đạo đức xã hội;- Án lệ

- Quyền và nghĩa vụ của các bên được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

1.2 TÍNH CHẤT QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

- Thứ nhất, là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật dân sự và các loại nguồn khác điều chỉnh.

- Thứ hai, có tính ý chí.

- Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

1.3 ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

- Đặc biệt: Tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh;

- Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều bình đẳng;

- Đa dạng về chủ thể, khách thể, phương pháp bảo vệ, biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên, các thức giải quyết tranh chấp, chế tài… không chỉ do luật định mà còn do các bên thoả thuận.

2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA QHPLDS2.1 CHỦ THỂ QHPL DS:

Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là những người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự mà họ tham gia Bao gồm:

- Cá nhân- Pháp nhân

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam (chủ thể đặc biệt): NN ở đây là theo nghĩa chung chứ ko phải là một cquan NN cụ thể vì nó có thể rơi vào trường hợp pháp nhân thì lúc này ta sẽ xét theo tư cách pháp nhân Dù trong điều 1 chỉ nêu chủ thể QHPL DS là cá nhân và pháp nhân nhưng nếu ko thêm NN vào chủ thể thì sẽ là một sự thiếu sót: Điều 228, 622

- Hộ gđ và tổ hơp tác ko đc xem là pháp nhân thì ko đc xem là chủ thể độclập trong QHPL DS mà mỗi thành viên trong đó sẽ là chủ thể QHPL DS độc lập: Điều 101 Tuy nhiên đối vs trường hợp tham gia QHPL theo quy định của luật đất đai sẽ có 1 ngoại lệ tại Khoản 2 Điều 101.

Trang 5

2.2 KHÁCH THỂ

- Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần hoặclợi ích xã hội khác mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.

- Khách thể quan hệ pháp luật dân sự bao gồm:

 Thứ nhất, tài sản là khách thể trong quan hệ pháp luật về quyền sở hữu.

 Thứ hai, hành vi của các chủ thể là khách thể trong quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng.

 Thứ ba, các giá trị nhân thân là khách thể trong các quan hệ nhân thân.

 Thứ tư, kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo ra sản phẩm trí tuệlà khách thể của quan hệ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

2.3 NỘI DUNG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

- Nội dung quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là tổng hợp các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.

a Quyền dân sự

- Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo một cách thức nhất địnhhoặc được yêu cầu người khác thực hiện một hoặc nhiều hành vi nhất địnhtrong khuôn khổ do pháp luật quy định để thỏa mãn lợi ích của bản thân mình và khả năng đó được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

- Giới hạn thực hiện quyền dân sự bao gồm:

 Một là, không vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội và cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự;

 Hai là, không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ củam mình hoặc thực hiện mụcđích trái pháp luật.

- Căn cứ xác lập quyền dân sự (Điều 8 BLDS 2015): Hợp đồng

 Chiếm hữu tài sản

 Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật Thực hiện công việc không có ủy quyền Căn cứ khác do pháp luật quy định- Bảo vệ quyền dân sự

 Tự bảo vệ các quyền dân sự của mình

 Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 14 BLDS 2015)

Trang 6

 Phải thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định để mang lại lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho bên có quyền.

 Không được thực hiện những hành vi nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định

 Nghĩa vụ thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ

4 CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QHPLDS

- Sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt của quan hệ pháp luật sẽ xảy ra khi có đủ ba yếu tố:

 Quy phạm pháp luật; Thành phần chủ thể; và Sự kiện pháp lý.

- Sự kiện pháp lý đóng vai trò là cầu nối giữa quan hệ pháp luật mô hình và quan hệ pháp luật cụ thể trong đời sống xã hội.

4.1 KHÁI NIỆM & ĐẶC ĐIỂM SKPL

4.1.1 Khái niệm SKPL – căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPLDS

- Sự kiện xảy ra trong thực tế- Được pháp luật quy định

- Làm phát sinh hậu quả pháp lý

- Phân loại:

b Hành vi pháp lý

- Hành vi pháp lý là hành vi của các chủ thể có mục đích nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý

Sự biến pháp lý

Sự biến tuyệt đối

Sự kiện bất

khả kháng khách quanTrở ngại

Sự biến tương đối

Trang 7

c Xử sự pháp lý

- Xử sự pháp lý là cách thức xử sự mang tính chất pháp lý – do pháp luật quy định.

- Là hành vi của các chủ thể tuy không nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý nhưng do quy định của pháp luật nên hậu quả pháp lý phát sinh.

d Thời hạn, thời hiệu

- Điều 144 BLDS 2015 : “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra”.

- Điều 149 BLDS 2015 thì “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật định”.

e Bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Ví dụ: Bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản thừa kế, xác định một cách cụ thể người được hưởng di sản thừa kế, disản thừa kế, cách thức phân chia di sản thừa kế cũng như phần di sản mà mỗi người được hưởng hoặc chấp nhận yêu cầu đòi bồi

thường thiệt hại của người bị xâm hại sức khỏe…

BÀI 3.1: CHỦ THỂ QUAN HỆ PLDS – CÁ NHÂNI NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN:

1 KHÁI NIỆM:

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có

quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (điều 16)

+ Phụ thuộc vào nội dung quy định trong các vban luật và mỗi QG sẽ có NLPL ko giống nhau

2 ĐẶC ĐIỂM:

 Đc NN quy đinh trong vban luật

 Tính bình đẳng: ko phân biệt các cá nhân, PL thừa nhận mọi các nhân đều có khả năng như nhau (khả năng sở hữu tài sản,…)

 Ko thể bị hạn chế (trừ trường hợp do luật định): điều 18

 Đc NN đảm bảo thực hiện: thừa nhận quyền và nghĩa vụ DS, đặt ra các chế tài để bve quyền DS,…

 Có thời điểm bắt đầu và thời điểm chấm dứt (khoản 3 điều 16)

3 THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU, CHẤM DỨT NLPLDS

CSPL: Khoản 3 Điều 16 BLDS 2015.

Thời điểm bắt đầu: cá nhân sinh ra.

- Ngoại lệ: cá nhân đã thành thai và sinh ra còn sống.Hành vi

pháp lý

Hành vi hợp

Trang 8

 TH1: Người thừa kế là cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết

(Đ.613, k1.Đ660)

 TH2: Cá nhân chưa sinh ra nhưng đã thành thai và còn sống sau khi sinh ra thì vẫn được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ 18 tuổi (k2 Đ593)

- Có một số quan điểm tại điều khoản 3 điều 30 đó là trong trường hợp này còn sống đc sau 24h và đc đki khai sinh thì mới phát sinh NLPL DS Nhưng đây chỉ là quan điểm bởi theo đó, cha mẹ vẫn có quyền đki khai sinh cho con trước 24h nếu như có yêu cầu.

Thời điểm chấm dứt: cá nhân chết.

- Xác định cái chết của cá nhân:

(a) Theo thực tế chết sinh học của cá nhân;(b) Tòa án tuyên bố một cá nhân là đã chết.

4 NỘI DUNG NLPLDS CỦA CÁ NHÂN

- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó

Câu hỏi: NLPL DS của cá nhân hình thành khi ng đó đc sinh ra?

Nhận định sai: vì theo điều 613 có ngoại lệ dù chưa sinh ra nhưng đc thừa nhận khả năng có quyền đc hưởng di sản thừa kế

Câu hỏi: Việc sd hình ảnh của cá nhân luôn cần sự đồng ý của ng có

hình ảnh?

Nhận định sai: vì theo khoản 2 điều 32 thì việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ

Câu hỏi: Những ng phẩu thuật thì đó là việc xác định giới tính hay

chuyển đổi giới tính?

Xác định giới tính và chuyển đổi giới tính là khác nhau: những ng phẩu thuật thì là phẩu thuật chuyển đổi giới tính; còn xác định lại giới tính thì nếu ng đó sinh ra giới tính của người đó bị khuyết tật cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính Sau khi xác định lại thì sẽ

Trang 9

+ Gồm 2 nhóm (chỉ để thuẩn tiện trong việc tìm hiểu chứ luật ko có chia nhóm): cơ bản (độ tuổi) và đặc biệt:

2 CÁC MỨC ĐỘ NLHVDS CỦA CÁ NHÂN

Nhóm cơ bản:

 Ng thành niên (điều 20)

- Là người thành niên xác định là người từ đủ 18 tuổi.

- Không bị Tòa án tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.

 Ng chưa thành niên (Điều 21)

 Người chưa đủ sáu tuổi (Khoản 2 Điều 21)- Không được tự mình tham gia xác lập GDDS.

- GDDS do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi (Khoản 3 Điều 21)

- Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

- Tự mình thực hiện các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi

 Người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (Khoản 4 Điều 21)

- Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;

- GDDS liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và GDDS khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

- Có kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần

- Thẩm quyền: Toà án ra quyết định tuyên bố MẤT NLHVDS.

 Hệ quả pháp lý: GDDS phải do người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện.

 Toà án ra Quyết định huỷ quyết định tuyên bố cá nhân mất NLHVDS:- Không còn căn cứ xác định cá nhân mất NLHVDS.

- Có yêu cầu của người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;

- NLHVDS của cá nhân được khôi phục.

- Ng khó khăn trong nhận thức, hành vi (điều 23):  Điều kiện:

- Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, nhưng chưa đến mức mất NLHVDS.

Câu hỏi: Ng thành niên là ng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Nhận định sai Vì theo quy định tại khoản 2 điều 30 BLDS 2015 …

Câu hỏi: Ng ch thành niên ko thể tự mình tham gia thực hiện xác lập dân su

Nhận định sai vì theo khoản 3 và 4 điều 21 BLDS 2015 …

Trang 10

- Có yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quanhoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;

- Có kết luận giám định pháp y tâm thần.- Thẩm quyền: Toà án

 Hậu quả pháp lý: Toà án chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ

 Huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

- Khi không còn căn cứ;

- Có yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

- Thẩm quyền: Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố ngườicó khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

- Hạn chế năng lực hành vi dân sự (điều 24):

 Xác định cá nhân bị hạn chế NLHVDS khi có các điều kiện:

- Tình trạng nghiện ma tuý, nghiện các chất kích khác dẫn đến phá tán tài sản của GĐ

- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan đến TA

- Thẩm quyền: Toà án ra quyết định hạn chế NLHVDS của cá nhân Hệ quả pháp lý:

- Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế NLHVDS và phạm vi đại diện.

- Xác lập GDDS liên quan đến tài sản phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

 Huỷ quyết định tuyên bố cá nhân bị hạn chế NLHVDS:- Không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế NLHVDS.

- Theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

- Thẩm quyền: Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế NLHVDS.

Mất năng lực hành vidân sự

ĐK - Bệnh tâm thần/bệnh khác không nhận thức, làm chủ hành vi- Có yêu cầu của người có quyền- Kết luận giám định

- Do tình trạng thể chất, tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi- Có yêu cầu của người này

kết luận giám định- Ng thành niên

- Nghiện ma túy/ chất kích thích khác- Phá tán tài sản gia đình

- Có yêu cầu của người có quyền

Chỉ định người giám hộ

Xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ

Giao dịch dân sự liênquan đến tài sản phải có sự đồng ý của người đại diện theo PL

Trang 11

ngoại lệ

Hủy bỏ

quyết định Không còn căn cứTheo yêu cầu Không còn căn cứTheo yêu cầu Không còn căn cứTheo yêu cầu

III GIÁM HỘ1 KHÁI QUÁT1.1 KHÁI NIỆM

- CSPL: khoản 1 Điều 46.

- Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

- Trường hợp những ng chưa thành niên cần có ng giám hộ ít hơn so với trường hợp ko cần ng giám hộ.

- Ý nghĩa của việc xác định ng giám hộ:

+ Ng giám hộ thực hiện thay vai trò của cha mẹ (cách hiểu của cô)

+ Bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể khi họ chưa thể hoặc ko thể bveđc quyền lợi của mình

**Note: 1 ng chỉ đc 1 giám hộ trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu nhưng 1 giám hộ có thể giám hộ cho nhiều ng: thực ra trong PL DS muốn hướng đến việc xác định trách nhiệm của chủ thể một cách rõ ràng, dưới góc độ pháp lí cần xác đinh rõ chủ thể để xác định trách nhiệm pháp lí

1.2 CÁC CHỦ THỂ

1.2.1 Người được giám hộ (Đ.47)

- Người chưa thành niên:

 Không còn/ không xác định được cha, mẹ;

 Có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều Toà án tuyên bố mất NLHVDS, có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế quyền đối với con; không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giámhộ.

1.2.2 Người giám hộ

CSPL: Điều 48 BDLS 2015.- Là cá nhân hoặc pháp nhân.

- Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người. Cá nhân có đủ các điều kiện:

- Có NLHVDS đầy đủ.

- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết;

- Không phải là người đang bị truy cứu TNHS hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản.

- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

CSPL: Điều 49 BLDS 2015.

Pháp nhân có đủ điều kiện:

- Có NLPLDS phù hợp với việc giám hộ.

Trang 12

- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.CSPL: Điều 50 BLDS 2015

• Cá nhân, pháp nhân được lựa chọn đồng ý làm giám hộ;

• Văn bản lựa chọn người giám hộ được công chứng hoặc chứng thực.- Hệ quả: khi ở tình trạng cần được giám hộ thì cá nhân, pháp nhânlựa chọn này làm người giám hộ.

2.2 GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN

 Người chưa thành niên (Điều 52) Xác định theo thứ tự ưu tiên

Cử người giám hộ (Khoản 1 Điều 54)

- Căn cứ: Người chưa thành niên, người mất NLHVDS không có ng giám hộ đương nhiên.

- Thẩm quyền: UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ- Thủ tục:

• Có sự đồng ý của người được cử.

• Lập văn bản (ghi rõ: lý do cử, quyền và nghĩa vụ, tài sản).

• Phải xem xét nguyện vọng của người được giám hộ từ đủ 6 tuổi trở lên. Chỉ định người giám hộ (K1 Đ.54 BLDS 2015)

- Thẩm quyền: Tòa án- Căn cứ:

Câu hỏi: tất cả những người chưa thành niên đều có người giám hộ?

Nhận định sai vì theo quy định tai điểm a và b khoản 1 điều 47 chỉ quy định 2 trường hợp ng chưa thành niên là người đươc giám hộ

Câu hỏi: ng bị hạn chế năng lực hành vi ds cần có ng giám hộ ko?

Ko cần vì ng này vẫn có thể bảo vệ quyền lợi của mình đc vì trong điều 47 ko đề cập

Có tranh chấp (K1 Đ.54)Giữa những ng giám hộ đương nhiênHoặc cử ng giám hộ

Trang 13

2.4 GIÁM HỘ LỰA CHỌN (KHOẢN ĐIỀU 48)

 Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình;

Câu hỏi: nhóm chủ thể nào có ng giám hộ nhưng chúng ta ko xác định đó là giám hộ đương nhiên

Ng có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì trong 2 điều 52 và 53 chúng ta ko xác định giám hộ đương nhiên cho họ vì chúng ta sẽ xác định ng giám hộ cho họ bằng một hình thức khác tại khoản 2 điều 48(giám hộ theo lựa chọn) hoặc khoản 4 điều 54(giám hộ chỉ định).

Câu hỏi: người mất năng lực hành vi dân sự là ng thành niên hay chưa thành niên?

người mất năng lực hành vi dân sự theo điều 22 thì ko quy định vấn đề là thành niên hay chưa, nhưng theo điều 53 thì ta thấy cơ sở để phán đoán là từ “vợ, con” Như v ởđây người mất năng lực hành vi dân sự có khả năng là người đã thành niên

Câu hỏi: cha mẹ là người giám hộ của con chưa thành niên?

Nhận định sai vì theo cơ sở pli tại điều 52 thì cha mẹ không được xếp vào trường hợp người giám hộ đương nhiên cho con chưa thành niên và khi cha mẹ rơi vào trường hợp đc quy định tại điểm a b khoản 1 điều 47 thì con mới cần ng giám hộ

Hình thức giám hộTheo ý chí của người

được giám hộ (K2 Đ48)

Giám hộ đương

Giám hộ cử, chỉ

địnhToà chỉ

địnhUBND xã

cử

Câu hỏi: cô này dự liệu trước mình sẽ chết (theo bác sĩ) thì cô ấy suy nghĩ ai sẽ là

ng giám hộ cho con của mình, nhưng trong nhóm ng giám hộ đó cô ấy ko tin tưởng ai hết mà chỉ tin tưởng cô bạn thân của mình Vậy cô này có đc lựa chọn ng giám hộ cho con mình hay ko?

Theo khoản 2 điều 48 thì cô ấy chỉ đc lựa chọn ng giám hộ cho mình chứ ko thể lựa

Trang 14

**Note: người chưa thành niên chưa có năng lực hành vi ds đầy đủ nên ko thể tự lựa chọn ng giám hộ theo khoản 2 điều 48, nhưng tại điều 54 cũng quy định Ta chỉ định nhưng phải theo ngv

3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ

** Note: đối vs nhóm khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì sẽ xácđịnh quyền và nghĩa vụ của người giám hộ dựa trên các quy định liên quan đến ng bị mất năng lực hành vi ds Bởi vì tình trạng khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mỗi người là khác nhau nên ko thể quy định cụ thể như ng mất năng lực hành vi được mà phải dựa trên tình trạngthực tế để từ đó xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ (ý kiểu như là dựa trên cái mất năng lực để xem xét coi ng này đỡ hơn đc bnh)

3.1 NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ

- Nghĩa vụ chăm sóc:• Chăm sóc, giáo dục;

• Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh.- Đại diện trong các GDDS.

- Quản lý tài sản.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.CSPL: Điều 55, 56, 57

3.2 QUYỀN CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ

- Sử dụng tài sản để chăm sóc, chi dùng cho nhu cầu thiết yếu.- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản.- Đại diện trong GDDS và thực hiện các quyền khác.

 Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hànhvi có quyền theo quyết định của Tòa án.

Người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi

(Điều 55)

Người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi (Điều 56)

Người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

(Điều 57)Nghĩa

vụ - Chăm sóc, giáo dục: bởi ng này còn trong giai đoạnhình thành về tư cách, giáo dục, đạo đức thì vai trò của ng giám hộ trong việc này rất qtrong

- Đại diện cho người được giám hộ trong các

giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật

quy định khác;

- Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ: tạo đk cho ng mất năng lực hành vi dânsự đc điều trị bệnh và mong chờ sau một khoảng thời gian thi ng nàysẽ đc khôi phục lại năng lực hành vicủa mình, thoát khỏi tình trạng cần có ng giám hộ

Theo khoản 2, có sự tham khảo tại khoản 1 từ đó chúng ta đanh giá tình hình thực tế của những ng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chứ ko xác định mặc nhiênQuyề

n a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộb) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ: ko phải là thù lao đâu nha

c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch

Trang 15

dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ: thực ra quyền này ko mag lại lợi ích vật chất cho ng giám hộ mà là tạo sự chủ động cho ng giám hộ trong qtrinh họ thực hiện nhiệm vụ của mình

-Quản lý tài sản của người được giám hộ (Điều 59)

+ Có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình: quản lí trong sự thiện chí

+Thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộvì lợi ích của người được giám hộ:

+ Đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (là ng có vai trò rất qtrong)

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu: điều này nhằm đảm bảo cho người giám hộ vì lợi ích của ng đc giám hộ và ng giám hộ ko phải vì lợi ích của cá nhân trừ trường hợp…

 Các quy định đều hướng đến lợi ích của ng đc giám hộ

**Note: theo điểm d khoản 1 điều 62 thì cha mẹ nuôi lúc này ko đc xác

định vs tư cách ng giám hộ mà đc xác định là ng đại diện theo pháp luật nên ko cần có ng giám hộ nữa

4 GIÁM SÁT VIỆC GIÁM HỘ

4.1 ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI GIÁM SÁT

- Cá nhân có NLHVDDS đầy đủ.

- Pháp nhân phải có NLPLDS phù hợp với việc giám sát.- Có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.CSPL: Điều 51 BDLS 2015.

4.2 THỦ TỤC

- Người giám sát việc giám hộ xác định:• Cử người giám sát;

• Chọn người giám sát.

- Người được cử hoặc chọn phải đồng ý.

- Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giámhộ cư trú (liên quan đến tài sản).

- Nếu người thân thích không cử, chọn được thì UBND cấp xã nơi cư trú của ng giám hộ cử.

- Có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.

4.3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

- Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;

- Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ

5 THAY ĐỔI, CHUYỂN GIAO, CHẤM DỨT GIÁM HỘ5.1 THAY ĐỔI

- Người giám hộ:

• Không còn đủ các điều kiện quy định tại Đ.49, Đ.50;

• Cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế NLHVDS, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất NLHVDS, mất tích; Pháp nhân chấm dứt tồn tại;

Trang 16

• Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

• Đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.- Hệ quả pháp lý:

• Người giám hộ chấm dứt tư cách giám hộ.• Chuyển giao cho người giám hộ mới Đ.61.

5.2 CHUYỂN GIAO GIÁM HỘ (ĐIỀU 61 BLDS 2015)

- Trong 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, phải chuyển giao giám hộ.

- Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản.- Cơ quan cử, chỉ định người giám hộ lập biên bản.

- Điều kiện: biệt tích từ 6 tháng liền trở lên.

- Thủ tục: theo quy định về của pháp luật tố tụng dân sự.

- Hệ quả pháp lý: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người vắng mặt không thay đổi.

- Quan hệ tài sản: Áp dụng chế độ quản lý tài sản của người vắng mặt. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

CSPL: Điều 65.

- Người quản lý tài sản:

• Người uỷ quyền tiếp tục quản lý;• Chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

• Vợ/chồng tiếp tục quản lý; nếu không thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

• Không có trường hợp ở trên thì Toà án chỉ định (i) người thân thích; nếu không thì người khác quản lý.

Nghĩa vụ của người quản lý tài sản (điều 66)

- Quản lí tài sản của ng vắng mặt trên tinh thần thiện chí, bve như bve tài sản của mình Xem xét tình hình thực tế để đưa ra quyết định kịp thời (vd: bán hoa màu…)

Quyền của người quản lý tài sản:

CSPL: Điều 67

• Quản lý tài sản của người vắng mặt.

• Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của ngườivắng mặt.

Câu hỏi: khi ng giám hộ chết thì việc giám hộ sẽ chấm dứt?

Nhận định sai vì nếu như ng giám hộ chết thì sẽ tìm ng khác để thay thế theo điều 60 còn ng giám hộ họ vẫn còn sống nhưng ng đc giám hộ chết thì lúc đó việc giám hộ mới chấm dứt

Trang 17

• Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

Vd: khi ng vắng mặt có tài sản là máy móc và để bên ngoài trời mưa nắng có thể làm hư máy móc Do đó ng quản lí tài sản đã trích khoản tiền để mua dù che để tránh hư hỏng V trong qtrinh đó làm phát sinh chi thì ng này đc thanh toán chi phí trong tài sản ng vắng mặt

- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.- Thủ tục: theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Thẩm quyền tuyên bố: Tòa án.

2.2 HẬU QUẢ PHÁP LÝ:

- Về mặt nhân thân:

• Nguyên tắc, quan hệ nhân thân không thay đổi.

• Trường hợp vợ/chồng xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

- Về tài sản: quản lý tài sản giống như người vắng mặt tại nơi cư trú (Điều 69).

• Nếu vợ/chồng ly hôn thì tài sản giao cho:(i) con thành niên/cha,mẹ;

(ii) nếu không thì người thân thích;

(iii) nếu không thì Toà án chỉ định người khác.

2.3 HUỶ QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH

CSPL: Điều 70 BLDS 2015.- Điều kiện:

• Người mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực còn sống.

• Có yêu cầu của người bị tuyên bố mất tích/ của người có quyền, lợi ích liên quan.

• Thẩm quyền: Tòa án- Hệ quả pháp lý:

• Về nhân thân:

 Vợ/ chồng còn lại chưa ly hôn thì quan hệ hôn nhân vẫn có hiệu lực. Vợ/ chồng đã được ly hôn, quyết định cho ly hôn có hiệu lực.

• Về tài sản: nhận lại tài sản sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

+ Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích (điều 69).

3 TUYÊN BỐ CÁ NHÂN CHẾT (ĐIỀU 71)3.1 ĐIỀU KIỆN: THEO TỪNG TRƯỜNG HỢP

• Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống;- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan

Câu hỏi: ng quản lí tài sản khi người kia vắng mặt có đc cấp dưỡng thù lao.Nhận định sai Khoản 4 điều 66

Trang 18

- Thẩm quyền tuyên bố: Toà án.

* Ngày chết đc xác định: ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết được xđ là ngày đầu tiên kế tiếp ngày kết thúc thời hạn của từng trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 71

3.2 HỆ QUẢ PHÁP LÝ

CSPL: Điều 72

- Về nhân thân: giải quyết như đối với người đã chết.

Để rơi vào trường hợp như điểm a khoản 2 thì nghĩa là sau khi ng đó mất

tích thì ng còn lại yêu cầu ly hôn, sau đó TA tuyên bố ng này chết xong r cái ng kia quay lại nên hủy tuyên bố, mặc dù trong suốt khoảng thời gian đó ng còn lại ko kết hôn với ai nhưng đơn ly hôn vẫn có hiệu lực Còn nếu như ko có đơn ly hôn thì qhe hôn nhân đc khôi phục kể từ thời điểm kết hôn

 Điểm b thì đọc là tự hiểu

- Về tài sản: giải quyết như đối với người đã chết.

 Ng hưởng di sản thừa kế thì sẽ trả lại tài sản hoặc giá trị hiện còn cho ng đó, còn nếu như gây thiệt hại thì phải bồi thường

 Quan hệ tài sản ko đc khôi phục kể từ thời điểm kết hôn mà là kể từ thời điểm TA tuyên bố hủy bỏ quyết định Do đó, kể từ thời điểm tuyên bố cá nhân đã chết thì tài sản của người còn lại là vợ/chồng làm ra trong khoảngthời gian đó sẽ đc tính là tài sản riêng, còn nếu là tài sản có trước khi có quyết định của TA thì sẽ thuộc phần chung

3.3 Huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết

- Điều kiện:

• Người tuyên bố chết trở về hoặc có tin tức xác thực còn sống.

• Có yêu cầu của người bị tuyên bố chết hoặc người có quyền, lợi ích liên quan.

• Thẩm quyền: Tòa án.- Hệ quả pháp lý:

• Về nhân thân: khôi phục.

 Vợ/ chồng ly hôn thì quyết định ly hôn có hiệu lực. Vợ/chồng đã kết hôn thì việc kết hôn đó có hiệu lực.• Về tài sản:

 Nhận lại tài sản, giá trị hiện còn.

 Người thừa kế cố tình giấu giếm thì phải hoàn trả toàn bộ tài sản, kể cả hoa lợi, lợi ích.

 Nếu có thiệt hại thì phải bồi thường

BÀI 3.2: CHỦ THỂ QUAN HỆ PLDS – PHÁP NHÂNI KHÁI NIỆM

1.1 NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÁP NHÂN?

CSPL: K1 Đ.74

- Khái niệm: Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấutổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập và chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình khi tham gia vào các quan hệ đó.

1.2 PHÂN LOẠI PN

- Tiêu chí: mục tiêu hoạt động (quy định BLDS 2015) Pháp nhân thương mại (K1

Đ.75)Pháp nhân phi thương mại (K1 Đ.76)

Doanh nghiệp, các tổ chức kinh Cơ quan nhà nước, Đơn vị vũ

Trang 19

tế khác

Hợp tác xã cũng đc xem là phápnhân

trang nhân dân, Tổ chức chính trị, CT - XH, CT XH - nghề

nghiệp, tổ chức XH, tổ chức XH NN, Quỹ xã hội, quỹ từ thiện, Doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.Lợi nhuận và chia lợi nhuận Không vì lợi nhuận hoặc không

-chia lợi nhuận

Ko truy cứu trách nhiệm hình sự Truy cứu trách nhiệm hình sự

- Tiêu chí: thủ tục thành lập, nguồn th, mục đích hoạt động (dưới

góc độ lí luận thôi chứ ko có cơ sở pháp lí nên cô ko trình bày, có thể xem GT) (chia thành pháp nhân công và pháp nhân tư)

II ĐK CÔNG NHẬN(*) (ĐIỀU 74)

2.1 ĐƯỢC THÀNH LẬP THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT NÀY, CÁC LUẬT KHÁC CÓ LIÊN QUAN

 Thành lập trường tiểu học, trường THCS, THPT thì tuân theo Luật Giáo dục

Lưu ý: Điểm khác của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về quy định

“được thành lập hợp pháp” “được thành lập theo quy định của Bộ luật này, các luật khác cóliên quan”

2.2 CÓ CƠ CẤU TỔ CHỨC (ĐIỀU 83)

+ Pn phải có cquan điều hành: đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động, tạo nên sự định hướng cụ thể.

+ Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

+ Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Điểm khác của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về quy định

““cơ cấu tổ chức chặt chẽ” “có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này”

2.3 CÓ TÀI SẢN ĐỘC LẬP VỚI CÁ NHÂN, PHÁP NHÂN KHÁC VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM BẰNG TÀI SẢN CỦA MÌNH (ĐIỀU 87)

+ Hạn chế sự phụ thuộc, pn có sự độc lập vs chính cá nhân tổ chức đã thành lập nên pn đó

+ Có ngoại lệ đối vs công ty hợp danh

 Pháp nhân muốn tồn tại, hoạt động phải có tài sản• Trụ sở làm việc

• Trang thiết bị

Trang 20

• Lương cho nhân viên• Chi phí vận hành

 Tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

2.4 NHÂN DANH MÌNH THAM GIA QUAN HỆ PHÁP LUẬT MỘT CÁCH ĐỘC LẬP

 Pháp nhân nhân danh chính mình

 Không nhân danh chủ thể khác: cá nhân, cơ quan thành lập. CHÚ Ý: Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân

 Đây là điểm mới của BLDS 2015 Là sự cụ thể hóa của quy định:• Quyền tự do kinh doanh

* NLPLDS của pn có tính chuyên biệt (quan điểm) (GT) Đặc điểm:

- NLPLDS của pháp nhân là như nhau;

- NLPLDS của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

 Thời điểm bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

- NLPLDS của pháp nhân bắt đầu từ thời điểm được:

• Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập (đối với các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang )

• Hoặc cho phép thành lập (đối với các hội, hiệp hội)

• Nếu phải đăng ký hoạt đồng thì phát sinh từ thời điểm hoàn tất thủ tục đăng ký: ghi vào sổ đăng ký (công ty trách nhiệm hữu hạn )

- NLPLDS của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm pháp nhân chấm dứt hoạt động (khoản 3 Điều 86 BLDS năm 2015).

 Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân (NLHVDS):

• Là khả năng của pháp nhân xác lập, thực hiện các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự

• Tồn tại đồng thời với năng lực pháp luật của pháp nhân

• Được thể hiện thông qua hành vi của người đại diện pháp nhân

* Việc BLDS ko đề cập đến năng lực hành vi ds của pn thì đây ko phải là một sự thiếu sót mà là pn ko thể tự mình tham gia mà phải thông qua ng đại diện.

3.2 ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN (ĐIỀU 85 BLDS NĂM 2015)

- Đại diện của pháp nhân có thể:• Đại diện theo pháp luật

• Đại diện theo uỷ quyền.

- Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định của pháp luật về đại

Trang 21

3.3 CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH CỦA PHÁP NHÂN

3.3.1 Tên gọi của pháp nhân (Điều 78 BLDS 2015)

- Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt

- Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động- Về nguyên tắc, khi đặt tên cho pháp nhân không được gây nhầm lẫn, tráithuần phong mỹ tục, trái đạo đức xã hội

- Mục đích của tên gọi là để phân biệt pháp nhân này với pháp nhân khác, do đó, các thành tố riêng trong tên gọi phải có khả năng phân biệt.

- Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự

3.3.2 Trụ sở của pháp nhân (Điều 78 BLDS 2015)

- Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân- Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai- Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân- Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

3.3.3 Chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân

- Chi nhánh, VPDĐ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân

- Chi nhánh có thể tiến hành các hoạt động theo đúng chức năng, ngành nghề kinh doanh của pháp nhân

- VPDĐ nhân danh pháp nhân để xác lập, thực hiện các giao dịch trong giới hạn ủy quyền, các hoạt động mang tính chất xúc tiến cho hoạt động chính của pháp nhân

=> Phạm vi hoạt động của chi nhánh rộng hơn của VPĐD

- Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai- Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền

- Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện

3.3.4 Quốc tịch của pháp nhân

- Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

- Quốc tịch của pháp nhân là dấu hiệu pháp lý thể hiện mối liên hệ pháp lýcủa pháp nhân đối với quốc gia

3.3.5 Điều lệ của pháp nhân

- Điều lệ của pháp nhân là văn bản quy phạm nội bộ quy định các vấn đề pháp lý cơ bản của pháp nhân, như tên gọi, trụ sở, tổ chức bộ máy, mục đích hoạt động, cơ quan điều hành của pháp nhân, thành viên và cơ chế thành viên gia nhập hoặc ra khỏi pháp nhân, phân chia lợi nhuận, vốn (nếu có) và cơ chế thu chi tài chính, thủ tục và thời hạn tiến hành đại hội toàn thể thành viên, các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của hội đồng thành viên…

- Nội dung điều lệ của pháp nhân: khoản 2 Điều 77 BLDS 2015

IV THÀNH LẬP, CẢI TỔ, CHẤM DỨT PHÁP NHÂN

Câu hỏi: Chi nhánh và VPĐD có phải là pháp nhân không?

Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải

Ngày đăng: 31/07/2024, 08:33

w