Nhận Định Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Nhận Định Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Nhận Định Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
Trang 11 Đặc trưng của hình thức chính thể cộng hòa tổng thống là Quốc hội có thể giải tán Chính phủ.
-Sai
-Vì nghị viện và tổng thống đều do cử tri bầu ra nên về nguyên tắc, tổng thống không chịu trách nhiệm trước nghị viện; nghị viện không được bỏ phiếu bất tính nhiệm bất cứ thành viên nào của chính phủ Do vậy, giữa nghị viện và chính phủ
mà đại diện cao nhất là tổng thống không có quyền lật đổ hay giải tán lẫn nhau Điều này xuất phát từ nguồn gốc quyền lực chính trị của hai thiết chế này được trao trực tiếp từ người dân thông qua bầu cử nên cả hai đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân mà không chịu trách nhiệm lẫn nhau
2 Những học thuyết phi Mác xít lý giải không chân thực và thiếu khoa học
về nguồn gốc, bản chất nhà nước.
-Đúng
-Vì khi giải thích nguồn gốc nhà nước, các tư tưởng các nhà khoa học của những học thuyết phi Mác xít đều tách rời những điều kiện vật chất – cơ sở nền tảng tồn tại của xã hội Đa số các tư tưởng ấy hoặc lý giải nguồn gốc của nhà nước trên cơ
sở của chủ nghĩa duy tâm hoặc có quan điểm giải thích mang tính duy vật nhưng lại không triệt để, sức thuyết phục chưa cao, họ đều cho rằng nhà nước là hiện tượng xã hội cần phải có của mọi xã hội Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng các quan điểm này đã cố tình che giấu bản chất của sự vận động xãhội dẫn đến sản phẩm tất yếu là nhà nước, che giấu bản chất giai cấp của nhà nước
3 Các cơ quan nhà nước không có tính hệ thống.
-Sai
-Vì cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước Đó là một tổ chức chính trị mang quyền lực nhà nước ,được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ , quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định Và các cơ quan nhà nước có tính
hệ thống vì chúng được tổ chức theo các nguyên tắc nhất định
4 Khái niệm Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là « nửa nhà nước ».
Trang 2-Vì nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân và nhân dân lao động Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, Nhà nước XHCN là “một nửa nhà nước”chứ không phải là nhà nước theo nguyên nghĩa Theo Mác: “Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước và biến những tư liệu sản xuất trước hết thành sở hữu của nhà nước Nhưng như vậy, giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu mình với tính cách là giai cấp vô sản, thủ tiêu hết thảy mọi sự khác biệt giai cấp và mọi sự đối lập giai cấp, đồng thời thủ tiêu cả nhà nước với tính cách là nhà nước” Chính vì vậy, nhà nước
xã hội chủ nghĩa được gọi là "nhà nước nửa nhà nước", nhà nước "không còn nguyên nghĩa" hay "nhà nước tự tiêu vong" bởi nhà nước nguyên nghĩa, đúng nghĩa là nhà nước luôn tự bảo vệ cơ sở giai cấp của nó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, duy trì tình trạng áp bức giai cấp
5 Chức năng chính của Chính phủ là xây dựng pháp luật.
7 Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.
-Sai
-Vì dựa theo kết luận của Các Mác về hiện tượng nhà nước: Nhà nước không phải
là một hiện tượng bất biến mà là 1 hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nó chỉ xuất
Trang 3hiện trong những điều kiện nhất định và mất đi cùng với sự mất đi của những điều kiện đó.
8 Tòa án phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
-Đúng
-Vì chức năng của tòa án là giải quyết tranh chấp và xét xử Trong hoạt
động xét xử Tòa án chỉ căn cứ vào pháp luật và làm đúng theo các quy định của pháp luật Nghĩa là tòa án phải độc lập với các cơ quan khác, độc lập giữa thẩm quyền xét xử, giữa cấp sơ thẩm, phúc thẩm; độc lập giữa người trực tiếp xét xử (thẩm phán) với chánh án và thứ tư là thẩm phán, hội đồng xét xử có quyền độc lập là tự mình dựa vào pháp luật để quyết định
9 Trong công xã nguyên thủy không tồn tại hệ thống quản lý và quyền lực.
-Sai
-Vì công xã nguyên thủy chính là biểu hiện của giai đoạn xã hội có tổ chức cao hơn, có sự quản lý Trong đó thị tộc là hình thái tổ chức cơ bản và có cơ quan quản lý cao nhất là hội đồng thị tộc Quyết định của hội đồng thị tộc là sự thể hiện
ý chí chung của cả thị tộc, có tính bắt buộc đối với mọi thành viên và họ thực hiện chúng một cách tự nguyện Nếu một thành viên nào đó trong thị tộc không tự nguyện, tự giác thực hiện thì quyết định của thị tộc được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế tự nhiên mang tính chất cộng đồng mạnh mẽ như bị thị tộc giết chết, bột lá bỏ trôi sông hoặc phải nhận sự ruồng bỏ của cả cộng đồng Và đây được xem là hình thức cưỡng chế nghiêm khắc nhất mà không cần thiết phải có một máy cưỡng chế riêng biệt
10 Cơ quan cơ quan lập pháp là đại diện.
Trang 4-Vì chức năng nhà nước là những phương hướng, phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước
Nhiệm vụ của nhà nước cũng có mối quan hệ chặt chẽ với chức năng nhà nước vì nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu mà nhà nước cần đạt được, những vấn đề đặt
ra mà nhà nước phải giải quyết Ở nhà nước CHXHCN VN để thực hiện nhiệm vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhà nước phải thực hiện các chức năng như: chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục; chức năng bảo vệ trật tự pháp luật; Ngược lại, việc thực hiện một chức năng cũng nhằm giải quyếtnhiều nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, trước mắt của nhà nước Để thực hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, nhà nước cần giải quyết các nhiệm vụ như: tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ hợp tác kinh tế QT Chức năng nhà nước được hình thành và cụ thể hóa trên cơ sở những nhiệm vụ
cơ bản nhằm đạt được mục đích đặt ra trước nhà nước
12 Đặc trưng của hình thức chính thể quân chủ là nhà vua đóng vai trò nguyên thủ quốc gia.
-Đúng
-Vì ở hình thức chính thể quân chủ thì vua là người làm chủ (chủ là quyền quốc gia, lãnh thổ), còn gọi là nguyên thủ quốc gia – người đứng đầu nhà nước Ngoài
ra đặc trưng của hình thức chính thể quân chủ là:
+ Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất của nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự
+ Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là phương thức chủ yếu Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thường lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được
phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố
13 Bộ máy nhà nước có tính hệ thống
-Đúng
Trang 5-Vì bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước Nghĩa là bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan nhà nước và các cơ quan này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Mỗi cơ quan khác nhau có vị trí, vai trò khác nhau tùy thuộc vào cácnguyên tắc tổ chức cũng như từng chế độ nhà nước khác nhau Tính hệ thống của
bộ máy nhà nước còn được thể hiện ở chỗ, các cơ quan trong bộ máy nhà nước không phải là những bộ phận riêng biệt, tách rời mà ngược lại giữa chúng luôn có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau Yếu tố tạo ra tính hệ thống của bộ máy chính là các nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước
14.Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ có trong nhà nước tư bản chủ nghĩa.
-Sai
-Vì trong tất cả các kiểu nhà nước trong lịch sử đều có chính thể cộng hòa dân chủnhư cộng hòa dân chủ chủ nô (Aten); cộng hòa dân chủ phong kiến (Napôii - Italia,Nôpgôrôt - Nga); cộng hòa dân chủ tư sản và cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, ở dưới nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến, chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức nhà nước phổ biến Chính thể cộng hòa dân chủ tư sản thể hiện dưới ba hình thức là cộng hòa tổng thống, cộng hòa nghị viện và cộng hòa lưỡng tính Chính thể cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện dưới
ba hình thức là Công xã Pari, cộng hòa xô viết, cộng hòa dân chủ nhân dân
15.Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất.
-Sai
- Vì nhà nước và xã hội có sự thống nhất với nhau Nhà nước chỉ xuất hiện, tồn tại
và phát triển trong xã hội có giai cấp Ngược lại, xã hội có giai cấp có được sự ổn định, trật tự và phát triển thì cần có nhà nước Nhưng không thể đồng nhất
16.Nhiệm vụ của nhà nước là vĩnh cửu và bất biến.
-Sai
-Vì nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu mà nhà nước cần đạt được, những vấn đề đặt ra mà nhà nước phải giải quyết Nhiệm vụ của nhà nước gồm: nhiệm vụ cơ bản, lâu dài (nhiệm vụ chiến lược) đây là cơ sở để xác định số lượng, nội dung, vị trí các chức năng và tác động lên hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước; nhiệm vụ cụ thể, trước mắt, cấp bách
Trang 617.Quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi các
tổ chức chính trị trong xã hội.
-Sai
-Vì quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi nhà nước Vì pháp luật là chuẩn mực cho hành vi của toàn xã hội cho nên chỉ có nhà nước mới được ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật
18.Chủ quyền quốc gia luôn tập trung ở chính quyền trung ương.
-Sai
-Vì chủ quyền quốc gia là của nhà nước, trong đó nguyên thủ quốc gia đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại, một số cơ quan thực hiệnchủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia thể hiện nội dung chính trị pháp lý của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước, chỉ có chủ thể duy nhất có thẩm quyền này, chứ không phải luôn tập trung ở chính quyền trung ương, sự chủ động của địa phương còn hạn chế
19.Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
-Sai
-Vì nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công dân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số Nhân dân mà trước hết là lợi ích của gccn, chứ không chỉ giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việc bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị (công nhân và nhân dân lao động) sẽ được ưu tiên hơn so với các lợi ích khác, tuy nhiên nhà nước vẫn sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý xã hội, thực hiện các công việc chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội
20.Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội hoặc Nghị viện là đặc trưng của chế độ cộng hòa đại nghị.
-Đúng
Trang 7-Chính phủ và thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện mà không chịu tráchnhiệm trước tổng thống, bởi quyền hành pháp của chính phủ được nghị viện trao cho Tuy nhiên, trong một số trường hợp xảy ra xung đột, chia rẽ chính trị giữa các đoạn phái trong nghị viện với nhau hoặc với chính phủ, nhất là chính phủ liên minh sẽ gây khó cho hoạt động của chính phủ, thậm chí không thể thành lập đượcchính phủ mới sẽ gây ra khủng hoảng chính trị Để tránh tình trạng này, pháp luật của nhiều nước theo chính thể này trao cho tổng thống quyền giải tán nghị viện theo yêu cầu của chính phủ hoặc giải tán chính phủ theo yêu cầu của nghị viện để
tổ chức tổng tuyển cử và nhân dân bầu lại nghị viện hay nghị viện bầu lại chính phủ mới
21 Bộ máy nhà nước không có tính hệ thống chặt chẽ.
Trả lời: Sai Vì bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước Tính
hệ thống của BMNN được thể hiện ở chỗ các cơ quan trong BMNN không phải là những bộ phận riêng biệt, tách rời mà ngược lại chúng luôn có những mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau Yếu tố tạo ra tính hệ thống của bộ máy chính là những
nguyên tắc tổ chức và hoạt động BMNN => nhằm tránh sự tập trung quyền lực hay lạm quyền từ bất kỳ nhánh quyền lực nào
22 Trong hình thức chính thể quân chủ có thể có dân chủ.
Trả lời: Đúng Vì hình thức chính thể quân chủ có hai loại:
+ Chính thể quân chủ tuyệt đối: vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ tất cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
+ Chính thể quân chủ hạn chế: nhà vua chỉ nắm một phần quyền lực nhà nước hay bị hạn chế quyền lực Có hai loại chính thể quân chủ hạn chế:
- Quân chủ nghị nguyên: quyền của nguyên thủ bị hạn chế trong lĩnh vực lập pháp, song lại rất rộng trong lĩnh vực hành pháp
- Quân chủ đại nghị: nhà vua không có quyền hạn lập pháp và quyền hành pháp bị hạn chế Vua đóng vai trò tượng trưng do dân tộc => ở loại này,
Trang 8quyền lập pháp giao cho nghị viện do dân bầu ra Điều này thể hiện việc đề cao vai trò của cơ quan dân cử, thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
23 Sự biến đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự biến đổi chức năng của nhà nước
Trả lời: Đúng Vì nhiệm vụ là cái có trước Trong mối quan hệ giữa chức năng với nhiệm vụ của nhà nước, nhiệm vụ chiến lược của nhà nước là cơ sở để xác định
số lượng, nội dung, vị trí các chức năng và tác động lên hình thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ nhà nước => chức năng nhà nước được hình thành và cụ thể hoá trên cơ sở những nhiệm vụ cơ bản nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra trước nhà nước
24 Nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể là công cụ trấn áp giai cấp.
Trả lời: Sai Vì nhà nước XHCN tồn tại dựa trên các cơ sở hoàn toàn khác so với các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản:
+ Cơ sở kinh tế: xây dựng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất Trong
đó, giai cấp vô sản là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu
+ Cơ sở xã hội: liên minh, hợp tác giữa các giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là chủ yếu chứ không phải là mâu thuẫn giai cấp
Về bản chất, nhà nước XHCN là công cụ của giai cấp vô sản, dùng để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất nhằm giải phóng giai cấp và nhà nước Mặc dù nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối địch nên nhà nước XHCN vẫn
có thể là công cụ trấn áp giai cấp Tuy nhiên, nhà nước XHCN có bản chất “dân chủ” còn nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mang bản chất “trấn áp, bóc lột”
25 Thẩm quyền là một trong những yếu tố căn bản để phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội.
Trả lời: Đúng Vì mỗi cơ quan nhà nước có vị trí, tính chất, chức năng và thẩm quyền riêng, tuy nhiên các cơ quan nhà nước có đặc điểm chung, nhờ đó ta có thể
Trang 9phân biệt các cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội Trong số đó, cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình trên cơ sở pháp luật quy định Tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền lực nhà nước nhưng quyền lực nhà nước mà mỗi cơ quan có được là trong một giới hạn nhất định =>
sự phân định rõ thẩm quyền này đảm bảo sự ổn định cho bộ máy nhà nước và sự phối hợp hài hoà giữa các cơ quan nhà nước
26 Đặc trưng của chế độ đại nghị là nghị viện không thể thành lập và giải tán chính phủ.
Trả lời: Sai Vì nghị viện không thể thành lập nhưng có thể giải tán chính phủ Ở chế độ này, toàn bộ thành viên của chính phủ do nhà vua bổ nhiệm Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện Trong trường hợp nghị viện không tín nhiệm chính phủ thì có thể tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm; với một tỷ lệ bất tín nhiệm nhất định (tuỳ quy chế mỗi nước), chính phủ phải từ chức hoặc bị nghị việngiải tán để tiến hành bầu lại chính phủ mới
27 Nhà nước tư bản chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là nhà nước nửa nhà nước
Trả lời: Sai Vì nhà nước nguyên nghĩa là nhà nước bao gồm tính giai cấp và tính xãhội, tức nhà nước của giai cấp thống trị Còn nhà nước không nguyên nghĩa (hay nửa nhà nước) là hiện tượng tính xã hội lấn át tính giai cấp đến mức tính giai cấp chỉ còn rất ít, hình thái đặc biệt này chỉ tồn tại trong kiểu nhà nước vô sản
28 Nhà nước quản lý ít nhất là tốt nhất.
Trả lời: Sai Vì nhà nước hình thành để có thể quản lý xã và phải bao quát xã hội
để xã hội phát triển một cách tốt nhất, quản lý ít sẽ không cân bằng và xã hội không phát triển được Nhà nước quản lý tất cả nhưng là những vấn đề cơ bản nhất, khái quát nhất
29 Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt.
Trang 10Trả lời: Đúng Vì có quyền lực công cộng đặc biệt (quyền lực nhà nước) là một trong những đặc trưng của nhà nước, được hiểu khái quát là khả năng áp đặt ý chí của nhà nước đối với toàn bộ xã hội bằng hình thức pháp luật, như quyền được độc quyền sử dụng bạo lực, thông qua bộ máy nhà nước, tính chất công cộng (áp dụng chung), thực hiện chủ yếu bằng công cụ pháp luật
30 Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong nhà nước cộng hòa.
Trả lời: Sai Mặc dù ở hình thức chính thể cộng hòa người dân được tham gia vào quyền lực chính trị một cách thực chất hơn và là một loại hình thức nhà nước dânchủ, văn minh của nhân loại bởi nhiều đặc tính ưu việt Tuy nhiên, loại chính thể quân chủ hạn chế là quân chủ đại nghị vẫn cho thấy được tính dân chủ trong chế
độ chính trị Ở loại này, quyền lập pháp được giao cho nghị viện do dân bầu ra, cụ thể hạ nghị viện do dân bầu, đại diện cho các thành phần, tầng lớp dân cư trong
xã hội => Đề cao vai trò của cơ quan dân cử, thể hiện quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân
31 Nhà nước chỉ là bộ máy trấn áp giai cấp của giai cấp thống trị.
Trả lời: Sai Vì nhà nước được hiểu là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị mang tính giai cấp - là công cụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị => củng cố
sự thống trị của một giai cấp đối với giai cấp khác Tuy nhiên, nhà nước không thuần tuý là công cụ thống trị giai cấp mà còn là phương tiện đảm bảo lợi ích chung của xã hội
32 Áp dụng nguyên tắc phân quyền là sự đảm bảo quyền dân chủ cho nhân dân.
Trả lời: Sai Nguyên tắc phân quyền đảm bảo quyền tự do công dân, tránh sự độc tài và tha hoá trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, khi việc tổ chức bộ máy nhà nước phải theo nguyên tắc phân chia quyền lực chứ không nên tập trung quyền lực nhà nước vào tay một người hay một cơ quan nào => cơ chế “dùng quyền lực để ngăn cản quyền lực” Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại hình chính thể
mà mức độ áp dụng của nguyên tắc này khác nhau
Trang 1133 Quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi cơ quan nhà nước
Trả lời: Đúng Vì đó là một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước Ban hành pháp luật là việc nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự chung chủ yếu bằng hình thức văn bản pháp luật hoặc văn bản dưới luật cho xã hội và nhà nước Đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế bằng nhiều biện pháp khác nhau, đặc biệt là biện pháp cưỡng chế Nhà nước ban hành và đảm bảo việc thực hiện pháp luật nhưng nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật
34 Vi c thực hi n chức năng nhà nước có thể tác động đến nhiệm vụ của nhà nước.
Trả lời: Đúng Vì chức năng nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước Chức năng ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ và một chức năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ Để thực hiện chức năng như tổ chức và quản lý kinh tế,nhà nước phải giải quyết một loạt các nhiệm vụ như: tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,…
35 Chính phủ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội hay Nghị viện.
Trả lời: Sai Vì tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Nghị viện => chấp hành và tổ chức thi hành các đạo luật, nghị quyết của
QH hay NV => thể hiện tính chịu trách nhiệm của Chính phủ trước QH hay NV => thể hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
36 Bản chất giai cấp của các kiểu nhà nước là không khác nhau.
Trả lời: Sai Bản chất giai cấp của nhà nước xét theo khái niệm bản chất nói chung
và bản chất của nhà nước nói riêng là yếu tố giai cấp bên trong quyết định những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước Đặc điểm và xu hướng