1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Ôn thi triết

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn thi triết
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tài liệu ôn thi
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 431,02 KB

Nội dung

Môn Triết học Mác Lê-nin. Tổng hợp câu hỏi mẫu trọng tâm ôn thi môn Triết học Mác-lênin. Ôn tập môn Triết học Mác-lênin

Trang 1

* HÌNH THỨC THI 60 PHÚT CÂU HỎI 3 NHẬN ĐỊNH – 1 TỰ LUẬN (3Đ LT 1Đ LIÊN HỆ) *Khái niệm-Trọng tâm-Liên hệ

1 Vấn đề cơ bản của triết học.

- Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại

- Bởi vì chỉ khi giải quyết mối quan hệ này, các trường phái triết học mới xác lập được tgq của họ từ

đó tạo nên đặc trưng, bản chất của mỗi trường phái triết học cụ thể

a Nội dung vấn đề cơ bản của triết học

- Là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức

- Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt

+ Mặt thứ nhất (mặt bản thể luận): trả lời câu hỏi trong mqh giữa tư duy và tồn tại, ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra cái nào, cái nào quyết định cái nào

+ Mặt thứ hai (nhận thức luận): trả lời câu hỏi tư duy con người có khả năng nhận thức TG xung quanh hay không

b Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy vật

- Duy vật cổ đại: các nhà duy vật thời kì cổ đại đã nhận thức được yếu tố cấu thành nên TG là vật chất nhưng quan niệm vật chất của họ còn mang tính ngây thơ, chất phác vì chủ yếu dựa vào trực quan

- Các nhà duy vật siêu hình TK XVII-XVIII đã kế thừa phát triển các quan niệm về vật chất ở thời

kỳ cổ đại đồng thời sử dụng phương pháp luận siêu hình để nhận thức lý giải về bản chất của thế giới nên họ chưa nhận thức đúng về các quy luật chi phối sự tồn tại vận động của thế giới vật chất

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Karl Marx) ra đời vào những năm 40 của TK XIX đã kế thừa phát triển các quan điểm duy vật trong lịch sử tư tưởng nhân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa thành các khái niệm phạm trù quy luật rất logic khoa học, đồng thời sử dụng phương pháp luận biện chứng để nhận thức luận giải về nguồn gốc bản chất vật chất của thế giới

Chủ nghĩa duy tâm

- Nguồn gốc nhận thức: CNDT ra đời từ việc tuyệt đối hóa một giai đoạn trong quá trình nhận thức,

đó là giai đoạn tư duy trừu tượng hóa của ý thức

- Nguồn gốc xã hội: CNDT ra đời trên cơ sở sự ủng hộ cổ động của các giai cấp thống trị trong lịch sử

- Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy tâm gắn liền với sự cổ vũ, ủng hộ của các giai cấp thống trị trong xã hội có sự phân chia giai cấp

* Trực quan sinh động -> Tư duy trừu tượng -> thực tiễn: Sai lầm của DT chủ quan là tuyệt đối

hóa 2 bước (cho rằng ý thức quyết định vạn vật mà không suy tính để những vật chất cấu thành nên chúng)

2 Nội dung phạm trù vật chất, ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất của Lênin

Tư duy &

Tồn tại

Bản thể luận

Nhất nguyên

CNDV

CNDTNhị

nguyênTam nguyên

Nhận thức luận

Khả triBất khả triHoài nghi

Trang 2

Định nghĩa phạm trù vật chất

- “Vật chất là phạm trù triết học dùng đề chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"

Ý nghĩa khoa học của định nghĩa:

- Giải quyết được cả 2 mặt thuộc vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của CNDVBC

-> Bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và thuyết nhị nguyên trong quan niệm về TG

-> Bác bỏ thuyết bất khả tri, định hướng cho KH cụ thể phát triển

KL:

- Khắc phục được những hạn chế trong các quan điểm của CNDV trước Mác về vật chất

- Là cơ sở để xác định yếu tố vật chất trong lĩnh vực xh

3 Khái niệm,nguồn gốc, bản chất ý thức.

Khái niệm ý thức

- Là toàn bộ hệ thống thần kinh diễn ra trong bộ não của con người, phản ánh thế giới vật chất xung quanh Được hình thành, phát triển trong quá trình lao động và được định hình, thể hiện ra bằng ngôn ngữ

a Nguồn gốc

Nguồn gốc tự nhiên: Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ

óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới

Nội dung

định nghĩa

VC là một phạm trù triết học

Dùng để chỉ VC nói chung, không tồn tại cảm tính Không đồng nhất với các dạng VC

cụ thể

Dùng để chỉ thực tại khách quan

Vật chất là tất cả những cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức

Được đem lại cho con người trong cảm giác

VC là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của VC

Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh

Con người có thể nhận thức được VC bằng những cách thức, phương pháp khác nhau

Tồn tại không

lệ thuộc vào cảm giác

VC tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác con

người

Phản ánhNguồn gốc

Tự nhiên

Bộ não ngườiMối quan hệ với TG khách

quan

Xã hội

Lao độngNgôn ngữ

Trang 3

khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phảnánh sáng tạo, năng động.

Nguồn gốc xã hội

b Bản chất của ý thức

- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động , sáng tạo Ýthức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội

4 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ trên Liên hệ thực tiễn (Bản thân, kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa) Khái niệm:

- Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

- Ý thức là toàn bộ hệ thống thần kinh diễn ra trong bộ não của con người, phản ánh thế giới vật chất xung quanh Được hình thành, phát triển trong quá trình lao động và được định hình, thể hiện

Ý thức

Trang 4

2 Ý nghĩa phương pháp luận

Trong nhân thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý:

Liên hệ: Hiện nay các chủ trương, chính sách, đường lối pháp luật về kinh tế phải xuất phát

từ thực trạng hoạt động kinh tế của đất nước Việc phát triển các thành phần kinh tế, phát triển cơ cấu ngành nghề, phát triển lực lượng lao động phải căn cứ vào thực trạng của xã hội Muốn thúc đẩy kinh tế phát triển phải nâng cao chất lượng của nguồn lực con người, bao gồm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, quản lý và nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng dân chủ xã hội Hoànthiện cơ cấu kinh tế, tình hình kinh tế đi cùng với việc hoàn thiện nhà nước pháp quyền Chăm lo đời sống vật chất cho người lao động đi cùng với chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động

Ví dụ: Cá nhân A sinh sống ở vùng sâu vùng xa không có cơ hội tiếp cận với công nghệ

thông tin, việc tiếp cận còn nhiều hạn chế, cũng như khi đi học thì A cũng thiếu đội ngũ giáo viên giảng vậy Tức là về điều kiện cơ sở hạ tầng không đáp ứng nên cá nhân A không có kiến thức, hiểu biết nhiều về các sản phẩm công nghệ thông tin, thậm chí không biết sử dụng.Tuy nhiên, đối với cá nhân B - sống ở Thủ đô, từ nhỏ cá nhân B có cơ hội học tập, tiếp cận với các công nghệ thông tin hiện đại, có cha mẹ cũng như thầy cô chỉ dạy, vì vậy cá nhân B

dễ dàng sử dụng và tiếp cận các công nghệ thông tin dù là những công nghệ mới nhất Như vậy, có thể thấy điều kiện vật chất sẽ quyết định ý thức

Liên hệ bản thân: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc

sống hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách quan.Trong học tập, nếu em được tiếp xúc với những cơ sở vật chất, phương pháp dạy tốt chúng ta sẽ cố gắng học tập tốt, chiếm lĩnh tri thức tốt hơn Cụ thể hơn, một tiết học Triết của một giảng viên tâm huyết, truyền đạt bài thú vị, dễ hiểu sẽ khiến bản thân mình yêu môn Triết và không

sợ nó, thúc đẩy mình tìm hiểu thêm về Triết, nhưng nếu như giảng viên môn Triết của mình thiếu tâm huyết, truyền đạt bài giảng không linh hoạt, khó hiểu thì mình sẽ sinh ra tâm lý chán nản, không thích học môn Triết Bên cạnh đó em còn đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan và hành động theo các quy luật mang tính khách quan, thể hiện qua một số hành động như không cúp tiết,tham gia đầy đủ các buổi học, làm theo giáo viên hướng dẫn,… Thứhai, phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày cũng như học tập,

chất

Nếu phản ánh đứng HTKQ, ý thức là cơ sở cho hoạt động cải

biến TN, XH

Nếu phản ánh sai lệch HTKQ thì sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động

thực tiễn

Đảm bảo nguyên tắc khách quan

Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhân tố khách quan và

chủ quan

Trang 5

sáng tạo ra những phương pháp học tập để nâng cao thành tích của bản thân Kết cấu của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri thức của bản thân Cuối cùng, khi giải thích các hiện tượng xã hội cần tính đến các điều kiện vật chất lẫn yếu tố tinh thần, điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan Trước đây khi em đăng kí nguyện vọng vào các trường đại học Việc quan trọng nhất mà em xét đến chính là năng lực của bản thân và điều kiện tài chính của gia đình để sắp xếp nguyện vọng một cách thông minh và hợp lí nhất Tránh trường hợp ngành học không phù hợp với bản thân về cả năng lựclẫn tài chính

5 Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển Ý nghĩa

phương pháp luận của việc nghiên cứu các nguyên lý này Liên hệ thực tiễn (Bản thân, kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa)

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Ý nghĩa phương pháp luận

Liên hệ bản thân: Trong học tập, ta phải học đều tất cả các môn học tự nhiên lẫn xã hội chứ

không nên tập trung học mỗi các môn tự nhiên hay mỗi các môn xã hội Khi làm bài kiểm traToán, Lý, Hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để phân tích đề bài, đánh giá đề thi Đồng thời khi học các môn xã hội, chúng ta cũng phải vận dụng tối đa tư duy, logic của các môn tự nhiên Và đôi khi phải vận dụng sự liên hệ các kiến thức cũ và kiến thức mới để làm bài

Liên hệ kinh tế: Mối liên hệ giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ trên thị trường cùng với

những yêu cầu cần đáp ứng của con người có mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ) Chính vì thế nên cung và cầu tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, pháttriển không ngừng cả cung và cầu trên thị trường Giá cả và Sự Cạnh Tranh: Mức giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ, được xác định bởi mối liên hệ giữa cung cầu và cung ứng gây nên nhiều sự cạnh tranh giá cả của các doanh, ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng sản phẩm Mối liên hệ giữa giá bán và chi phí sản xuất, quảng cáo, và các yếu tố khác, quyết định mức

Tính chất của mối liên hệ

Quan điểm toàn diện

Phải xem xét tất cả

các mối liên hệ của

sự vật Tập trung vào các

mối liên hệ cơ

Trang 6

lợi nhuận… Những mối liên hệ này tạo nên một mạng lưới phức tạp trong hệ thống kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của các đại diện trong cộng đồng kinh doanh

và xã hội

Ví dụ quan điểm toàn diện: Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác định

được quan hệ giữa dân tộc thuộc địa và đế quốc xâm lược, mối quan hệ giữa nhân dân các nước thuộc địa với nhân dân các nước đế quốc bị bóc lột Mối quan hệ giữa tầng lớp công – nông và quan hệ giữa giai cấp lãnh đạo với với quần chúng nhân dân,… Chỉ khi nắm bắt được lý luận và thực tiễn cũng như sự liên quan giữa các mối quan hệ thì cuộc chiến tranh tạiViệt Nam mới có thể hoàn toàn thắng lợi

- Nguồn gốc phát triển nằm trong bản chất sự vật, hiện tượng => Phát triển cả về lượng và chất

=> Khuynh hướng phát triển diễn ra theo đường "xoắn ốc"

Ý nghĩa phương pháp luận:

Quan điểm phát triển:

• Phải xem xét SV, HT trong trạng thái vận động và phát triển

• Phải ủng hộ, tạo đk cho cái mới phát triển

• Chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ sợ hoặc ngại cái mới

Liên hệ kinh tế: Kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ công cuộc đổi

mới đất nước có đi lên, khuynh hướng chung là đi lên Nhưng điều đó không có nghĩa nó là con đường thẳng Không phải là tất cả mọi thành phần kinh tế đều đi lên, không phải mọi tất

cả các doanh nghiệp đều thành công, mà trong sự phát triển đó, khuyng hướng chúng là nền kinh tế Việt Nam đi lên là điều chính xác, nhưng không phải là mọi thành phần kinh tế, có doanh nghiệp hoạt động bị chững lại, bị phá sản.KT Việt Nam phát triển không đồng nhất rằng mọi yếu tố trong nền KT Việt Nam phát triển nhưng kết quả cuối cùng vẫn chính là sự tiến lên và phát triển của nền KT Việt Nam nhưng điều đó lại không phủ nhận kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay và từ đổi mới đến nay là đi lên với con đường rất quanh co, phức tạp theo đường xoáy ốc

Liên hệ bản thân: Khuynh hướng chung của sự phát triển là vận động đi lên, tức là phải

thấy được tính quanh co, phức tạp của sự vật hiện tượng trong quá trình phát triển của nó Bản thân chúng ta có thể nhìn nhận và xác định trước, vạch ra trong đầu các giai đoạn phát triển của bản thân, từ đó học cách vượt qua gián đoạn và thúc đẩy sự vật hiện trượng đó phát triển trong hiện tại và tương lai Trong công cuộc học tập, có những lúc ta sẽ cảm thấy quá trình học tập không có chút tiến triển, dậm chân tại chỗ thì chúng ta tránh bi quan và tránh những suy nghĩ tiêu cực Mỗi sinh viên phải có sự phát triển về trí tuệ và thể chất khác nhau,

sẽ có các phương pháp học tập, rèn luyện khác nhau để nâng cao trí tuệ và cảm xúc Nhận diện và phê phán các quan điểm bảo thủ, cổ hủ, trì trệ, định kiến trong nhận thức và hành động Bệnh bảo thủ là trì trệ, là tình trạng ỷ lại, chậm đổi mói, ngại thay đổi, dựa dẫm vào người khác thậm chí cản trở cái mới Để ngăn chăn các vấn đề này, sinh viên cần rèn luyện ý

Trang 7

thức tự chủ, độc lập ham học hỏi và sẵn sàng tiếp thu các tư tưởng, văn hóa, khoa học tiến bộmột cách có chọn lọc phù hợp với văn hóa của dân tộc Cần loại bỏ những phương pháp cũ, những tư duy lạc học khi vận dụng vào quá trình học tập Không phải lúc nào lựa chọn của chúng ta cũng là đúng, sinh viên cần lắng nghe ý kiến của bạn bè, thầy cô, cha mẹ, Không bác bỏ ngay lập tức, cần tôn trọng những ý kiến đó, không áp đặt suy nghĩ của bản thân mìnhlên người khác Việc bảo thủ, khăng khăng giữ ý kiến của ban thân sẽ làm trì trệ, không mang lại kiến thức cho bản thân hay giá trị của mình Giáo dục mỗi ngày không ngừng thay đổi và đổi mới để phù hợp với nhu cầu và tình hình của xã hội, sinh viên cần không ngừng học tập, cập nhập kiến thức, tra cứu tài liệu, nâng cao kỹ năng mềm Khi học tập một kiến thức mới thì sinh viên cần dựa trên những kiến thức cũ mà mình đã tích lũy được, phân tích,

so sánh và tim ra sự liên kết giữa chúng Từ đó, việc tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập sẽ giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt nhanh chóng và tạo động lực trong việc học tập Đối với sinh viên khi lựa chọn môn học, chuyên ngành học, cần nắm rõ chương trình học, những điều cần biết về môn học đó và cũng phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai đòi hỏi những gì, qua đó hoàn thiện bản thân và nâng cao tri thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội Trong quá trình học tập cần phải phân biệt rõ các mối liên hệ của bản thân, những

ưu điểm đang có và những hạn chế còn tồn tại và xây dựng phương pháp tác động đúng đắn, kịp thời nhằm đem lại khả năng tiềm ẩn như năng khiếu, sở thích, sự tiến bộ tích cực được phát triển hiệu quả nhất Mỗi sinh viên đều có những ưu điểm của ban thân khác nhau Người

có khả năng vẽ, người có khả năng lập trình, người có khả năng ghi nhớ tốt, người có khả năng thuyết trình thì người đó cần tập trung tạo điều kiện và phát huy, nâng cao khả năng

đó, cùng với việc học tập vã tích lũy kiến thức chuyên môn

6 Nội dung Quy luật Lượng – Chất QL Mâu thuẫn QL Phủ định của phủ định Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu các quy luật trên Liên hệ thực tiễn (Bản thân, kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa)

Quy luật phủ định của phủ định:

- Vị trí, vai trò: Quy luật này nói lên khuynh hướng của sự vận động phát triển của các sv hiện

tượng

- Tóm tắt nội dung: Trong quá trình vận động, biến đổi của SV, HT, cái mới PĐ cái cũ nhưng

đến lượt nó, cái mới trở nên cũ và bị cái mới sau phủ định Sự phát triển của SV thông qua những lần phủ định như vậy tạo ra một khuynh hướng phát triển tất yếu là đi từ thấp đến cao mộtcách vô tận theo đường xoắn ốc Sau mỗi chu kỳ phát triển, SV dường như lặp lại trạng thái ban đầu nhưng trên cơ sở mới, cao hơn

Trang 8

“Cái mới” trong phủ định biện chứng

- Có nội dung toàn diện, phong phú hơn cái cũ

Bản chất của phủ định biện chứng

- Sau một số lần phủ định, kết thúc một chu kỳ, sự vật dường như lặp lại trạng thái ban đầu trên cơ

sở mới cao hơn

Chu kỳ của sự phát triển: Một chu kỳ phải trải qua tối thiểu 2 lần phủ định và một sự

vật trong quá trình phát triển phải trải qua tối thiểu 1 chu kỳ

Ý nghĩa của hình ảnh đường “xoắn ốc”: Tính kế thừa, lặp lạo, phức tạp, tất yếu tiến lên

Ý nghĩa phương pháp luận:

- Giúp chúng ta nhận thức đúng về xu hướng phát triển của sự vật

- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phát hiện và ủng hộ cái mới

- Phải biết khai thác, kế thừa các giá trị truyền thống củ dân tộc và của nhân loại

- Chống tư tưởng “phủ định sạch trơn” và tư tưởng bảo thủ trì trệ, không chịu đổi mới

VD: Sự ra đời của 5 hình thái kinh tế – xã hội đã phản ánh cho sự phát triển của xã hội từ thấp

đến cao khi từng hình thái này thể hiện cho từng kiểu xã hội khác nhau qua từng thời kỳ Chúng phát triển từ cộng sản nguyên thủy (cái gốc, có tính khẳng định) sang chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa (mang tính phủ định) và cuối cùng là lên xã hội chủ nghĩa (điểm chốt, phủđịnh của cái phủ định trước đó) Cụ thể như sự ra đời của chế độ TBCN là kết quả của cuộc cáchmạng tư sản, thông qua đó mâu thuẫn trong xã hội phong kiến (kinh tế, chính trị, văn hóa) được giải quyết và bị phủ định bằng xã hội TBCN Và tương tự như thế, với tư duy, nhận thức phát triển theo khuynh hướng cải tổ, cải tiến phù hợp với hoàn cảnh thực tại, chế độ TBCN cũng bị bác bỏ và phát triển lên XHCN bằng con đường cách mạng XHCN

Liên hệ văn hóa: Có thể thấy rằng, thời trang là một vòng lặp lại khi chúng ta đang sống ở thế

kỷ XXI nhưng đang mặc những bộ trang phục mang hơi hướng của nhiều thế kỷ trước, chỉ là chúng đã được cách tân một cách hiện đại hơn, phù hợp hơn Những bộ trang phục của thời đại ngày nay là những kế thừa từ những trang phục của thời xưa nhưng đã được sáng tạo, cải tiến để sao cho chúng hiện đại hơn, trẻ trung hơn Áo dài, bộ trang phục truyền thống của người Việt Nam, nhìn lại cả quá trình lịch sử phát triển của bộ áo dài, có thể thấy nó đã được cách tân rất nhiều để phù hợp với thời đại hơn Quy luật phủ định của phủ định đã giúp nhìn rõ hơn về quá trình phát triển áo dài của nước ta Thế kỷ XVII, kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen

Đặc điểm

Tính khách quan

Nguyên nhân của PDBC nằm trong bản

thân sự vật

Tính kế thừa

Sự vật khẳng định lại những cái tích cực, chỉ phủ định những cái lạc hậu, tiêu cực -> Phủ định cũng đồng thời là

khẳng định

Phủ định 2 Phủ định 1

Khẳng định

Trang 9

và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.

Liên hệ bản thân: Khi lên đến đại học, việc học tập trở nên khác rất nhiều so với khi ta học phổ

thông Vì vậy, để có thể tiếp thu cho bản thân kiến thức, kỹ năng thì cần phải có những phương pháp học tập mới thay vì những phương pháp học tập như trước đây Để có thể làm được như vậy thì ta cần phải vận dụng quy luật của phủ định vào học tập Trước hết, quy luật phủ định củaphủ định cho ta thấy khuynh hướng của sự phát triển: đi theo hình xoắn ốc và có chiều hướng đi lên, sau hai lần phủ định dường như sự vật hiện tượng trở về trạng thái ban đầu nhưng ở một cơ

sở cao hơn,phát triển hơn, làm nền tảng cho chu trình phát triển mới Học tập cũng không nằm ngoài phạm vi của quy luật này Có thể kể đến như trong giai đoạn học cấp 3: quá trình học của bạn là qúa trình tích lũy dần về lượng Khi bạn học lớp 12, sự tích lũy này đã đạt được đủ lượng cần thiết, chỉ cần bạn thực hiện một bước nhảy (kì thi THPT quốc gia) thành công nữa là bạn trở thành sinh viên đại học, đây là sự thay đổi về chất Và khi bạn đã là một sinh viên, có sự khác biệt lớn đối với học sinh cấp 3, thì chính bạn đã phủ định lại mức cấp 3 Mà trước đó, khi bạn bước vào cấp 3(cấp 3 đã phủ định cấp 2) Vậy xét trong phạm vi từ mẫu giáo đến cấp 2, cấp 2 đến cấp 3, từ cấp 3 đến đại học thì: Cấp 1 phủ định mẫu giáo, cấp 2 phủ định cấp 1, cấp 3 phủ định cấp 2, đại học phủ định cấp 3 do đó đại học là sự phủ định của phủ định Một tính chất quantrọng của quy luật phủ định của phủ định chính là tính khách quan, khi áp dụng vào việc học sẽ cho ta thấy rất rõ rằng sự phát triển của bản thân trong học tập là điều tất yếu xảy ra và cần phải được coi trọng, xem xét

Quy luật mâu thuẫn (Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lặp):

- Vị trí, vai trò: Quy luật này nói lên nguồn gốc, nguyên nhân, động lực của mọi sự vận động, phát

triển

- Tóm tắt nội dung: Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi ngược chiều

nhau gọi là mặt đối lập Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn Các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ

Khái niệm:

- Mâu thuẫn biện chứng: Là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lặp

- Mâu thuẫn đối lập: Những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng vận động ngược chiều

nhau, đồng thời là điều kiện tồn tại của nhau trong một chỉnh thể làm nên sự vật, hiện tượng

Tính chất:

Phân loại mâu thuẫn

- MT bên trong và MT bên ngoài

- Mt cơ bản và MT không cơ bản

- MT chủ yếu và MT thứ yếu

- MT đối kháng và MT không đối kháng

 Việc phân loại mâu thuẫn chỉ mang tính tương đối

Quá trình vận động của mâu thuẫn

Trang 10

 Đấu tranh của các mặt đối lập

- Là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập

 Tuyệt đối, là động lực thúc đẩy của sự vật, hiện tượng phát triển

 Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập

Ý nghĩa phương pháp luận

- Giải quyết mâu thuẫn là động lực cho sự phát triển nên không được lẫn tránh mâu thuẫn mà phải chủ động phát hiện, tím cách thức, điều kiện giải quyết

- Phải ưu tiên giải quyết mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yến

- Tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn phù hợp Tránh cả hai khuynh hướng: hữu khuynhlẫn tả khuynh khi ta giải quyết mâu thuẫn

VD: Trong lịch sử dân tộc, cụ thể là quá trình kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta có mâu

thuẫn gay gắt với thực dân Pháp; khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tạo cho ta động lực đứng lênđấu tranh và kết quả cuối cùng là nhà nước Việt Nam độc lập, tự do dân chủ ra đời

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về Lượng thành những sự thay đổi về

Chất và ngược lại (QL Lượng-Chất)

- Vị trí, vai tò: Quy luật này nói lên cách thức của sự phát triển

- Tóm tắt nội dung: Bất kỳ SV, HT nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng Sự thay đổi

dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ dẫn tới sự thay đổi căn bàn về chất của SV thông qua bước nhảy, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại đối với sự thay đổi của lượng mới Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho các SV, HT trong thế giới không ngừng vận động

và phát triển

Khái niệm:

- Chất: Là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự

thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm nên sự vật

+

MT được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời

Chất của các yếu tố cấu thành SV

Chất

Khách quan Tương đối ổn định

Trang 11

- Lượng: Là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật biểu thị về mặt

số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận độnh và phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó

- Sự vật có vô vàn chất -> có vô vàn lượng

Mối quan hệ giữa sự thay đổi về Lượng và sự thay đổi về Chất

 Khi sự vật mới xuất hiện -> Lượng và Chất thống nhất với nhau

- Độ: Phạm trù dùng để chỉ sự thống nhất giữa Lượng và Chất, là khoảng giới hạn mà trong đó

sự thay đổi về Lượng chưa làm thay đổi căn bản về Chất của sự vật

Lượng thay đổi -> những thay đổi về Chất

- Điểm nút: Phạm trù dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi

về chất căn bản của sự vật

- Bước nhảy: Phạm trù dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi

về lượng trước đó gây ra

 Hình thức bước nhảy rất đa dạng:

- Đột biến, dần dần

- Toàn bộ, cục bộ

Ý nghĩa phương pháp luận:

- Trong nhận thức và thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ

- Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng vì vậy không được chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn hoặc bảo thủ, thụ động

- Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; trong lĩnh vực xã hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan

- Phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành SV, HT để chọn PP phù hợp

Liên hệ bản thân:

- Trong 3 năm học cấp ba, em phải tích lũy những kiến thức cần thiết và đầy đủ để có thể trở thành sinh viên Đại học Luật TPHCM Quá trình tích lũy đó gọi là “độ” và em chỉ mới có sự thay đổi về “lượng” Khi em thi đại học là em đang ở “điểm nút” của mình, em dùng điểm thi để xét đậu vào trường và giai đoạn em chuyển từ học sinh cấp ba thành sinh viên năm nhất gọi là

“bước nhảy” Chất mới “sinh viên năm nhất” đã thay thế cho chất cũ là “học sinh cấp ba” Như vậy, thông qua quy trình tuần hoàn, chất mới sẽ ra đời thay thế cho chất cũ và bao hàm một lượng mới Trong 4 năm đại học, em cần lĩnh hội cho mình những kiến thức, kĩ năng chuyên môn để nâng cao trình độ bản thân Đó là sự tích lũy về “lượng” để dẫn đến sự thay đổi về

“chất” là trở thành luật sư Em phải dành cả 4 năm học để dàn trải và tiếp thu cái mới (hay còn

Xác định lượng

Đại lượng cụ thể

Khả nắng trừu tượng hóa, khái quát hóa

biến đổi Lượng

Trang 12

gọi là “độ”) để đi đến “điểm nút” là thời điểm bế giảng nhận quyết định ra trường để có thể hoànthành ước mơ làm luật sư của mình

7 Khái niệm, các yếu tố cấu thành của LLSX, QHSX Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật này (Bản thân, kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa)

a Lực lượng sản xuất

- Là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người để đáp ứng nhu cầu đời sống

b Quan hệ SX

c Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng SX và quan hệ SX

- LLSX và QHXH quan hệ biện chứng vs nhau tạo thành quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX Đây là quy luật XH quan trọng nhất quy định sự phát triển của XH loài người

Lực lượng SX quyết định sự hình thành, biến đổi và phát triển của quan hệ SX

Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX

Trình độ LLSX

Trình độ và kĩ năng của

người LĐ Công cụ LĐ

Tổ chức LĐ XH Ứng dụng KH vào SX

Tính chất của

LLSX

Cá nhân Lao động thủ công, quá trình SX mang tính riêng lẻ

XH hóa quá trình SX mang tính tập Lao động bằng máy móc,

thể

Là quan hệ giữa người với người trong quá trình

SX

Quan hệ về sở

hữu về TLSX chức, quản lý SXQuan hệ về tổ Qua hệ về phân phối sản phẩm

Vai trò quyết định của LLSX

ứng

Trang 13

Ý nghĩa phương pháp luận

- Để xác lập, hoàn thiện hệ thống QHSX của XH, cần căn cứ vào thực trạng của LLSX

- Khi xuất hiện mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX, cần phải có những cuộc cải biến kinh tế, chính trị, xã hội để giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy PTSX phát triển

8 Cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng khái niệm quan hệ biện chứng ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ này Liên hệ thực tiễn (Bản thân, kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa)

+ QHSX mầm mống của XH tương lai

 Cơ sở hạ tầng của 1 xã hội là cơ cấu kinh tế của xã hội đó Được tạo thành từ nhiều QHSX

Kiến trúc thượng tầng:

- Là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,…

- Cùng với những thiết chế XH tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các tổ chức đoànthể,…

 Trong XH có giai cấp KTTT luôn mang tính giai cấp => Nhà nước là nhân tố quan trọng nhất

Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT

Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT

- CSHT quyết định KTTT:

• KTTT được hình thành từ CSHT

• Tính chất của KTTT do CSHT quy định

• CSHT thay đổi thì KTTT phải thay đổi theo

Tác động trở lại của KTTT đối với CSHT

• KTTT có chức năng bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT

• Tất cả các yếu tố cấu thành KTTT đều có tác động trở lại CSHT => Đảng, hệ tư tưởng chính trị, Nhà nước, pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng

Nếu KTTT tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan:

• Thúc đẩy kinh tế phát triển

• Thúc đẩy xã hội phát triển

- Ngược lại:

• Kìm hãm sự phát triển KT

• Kìm hãm sự phát triển XH

Sự tác động của QHSX

Nếu phù hợp

với LLSX

Động lực thúc đẩy, tạo đk cho LLSX và XH phát triển

Nếu không phù hợp với LLSX

Trói buộc, kìm hãm sự phát triển của LLSX

và XH

Trang 14

9 Hình thái kinh tế - xã hội Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên Liên hệ thực thời kỳ quá độ lên CNXH

Khái Niệm

- Phạm trù hình thái KT - XH dùng để chỉ XH ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho XH đó phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và với một KTTT tươngứng được xây dựng trên những QHSX ấy

Quá Trình Lịch Sử - Tự Nhiên Của Sự Phát Triển Các Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội

- Quá trình lịch sử - tự nhiên: là quá trình do con người tạo ra trên cơ sở tuân thủ những quy luật khách quan, là quá trình thống nhất của cái chủ quan và cái khách quan

“Con người làm ra lịch sử của mình nhưng không phải làm ra một cách tùy tiện.” (C.Mát)

 Quá trình lịch sử - tự nhiên:

- Sự vận động và phát triển của XH diễn ra dưới sự tác động của con người trên cơ sở tôn trọng, vậndụng đúng đắn các quy luật khách quan

- Điều kiện địa lý, đặc điểm giai cấp, tầng lớp XH, truyền thống văn hoá, tình hình quốc tế… cũng

có sự tác động đến sự phát triển của mỗi XH cụ thể

- Sự phát triển của các hình thái KT - XH là sự phát triển thống nhất trong đa dạng và ngược lại

10 Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (Bản thân, kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa)

- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội

của con người nhằm cải tạo hiện thực

- Các hình thức cơ bản của thực tiễn:

+ Thực nghiệm khoa học

+ Hoạt động chính trị - xã hội

+ Hoạt động sản xuất vật chất

- Khái niệm: Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới

khách quan vào trong bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan

- Các cấp độ của quá trình nhận thức

+ Nhận thức kinh nghiệm: Là cấp độ nhận thức hình thành trên cơ sở trực quan cảm tính nên chủ thể nhận thức chưa phản ánh chính xác bản chất, quy luật của các sự vật hiện tượng

+ Nhận thức lý luận: Ra đời trên cở sở nhận thức kinh nghiệm có sự tham gia sâu sắc của quá trình

tư duy trừu tượng khái quát hóa vì vậy chủ thể nhận thức có thể phản ánh ctương đối chính xác bản chất quy luật của các sự vật hiện tượng

+ Nhận thức thông thường

+ Nhận thức khoa học

Vai trò của thực tiễn với nhận thức

- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Từ những điều kiện thực tiễn thôi thúc, đòi hỏi những phát minh tiến bộ về nhận thức

- Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn không ngừng vận động và phát triển => đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ, vấn đề mới đòi hỏi phải có những tri thức mới để khái quả, giải quyết…

Trang 15

- Khái niệm: Chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm

nghiệm

- Tính chất:

• Khách quan

• Tương đối: sự phù hợp của tri thức với từng bộ phận yếu tố của sự vật

• Tuyệt đối: với toàn bộ sự vật

• Cụ thế

- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn: Tác động qua lại lẫn nhau

12 Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Liên hệ thực tiễn (Bản thân, kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa)

Khái niệm:

- Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của đời sống xã hội

+ Phương thức sản xuất vật chất (là nhân tố quan trọng nhất)

+ Điều kiện tự nhiên - địa lý

+ Dân số và mật độ dân số

- Ý thức xã hội là phương diện tinh thần của đời sống xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ảnh

TTXH trong những giai đoạn phát triển nhất định

Ý thức xã hội thông thường -> Tâm lý xã hội

Ý thức lý luận -> Hệ tư tưởng

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Lĩnh vực tinh thần của xh

(Tư tưởng; quan niệm; tâmtrạng; tình cảm; truyềnthống; phong tục )

Lĩnh vực vật chất

(Phương thức sản xuất;

Điều kiện tự nhiên – địa

lý; Dân số…)

Trang 16

13 Quan niệm về con người và bản chất con người Liên hệ thực tiễn (Bản thân, kinh tế, chính

trị, pháp luật, văn hóa)

Nguyên nhân: TTXH thường biến đổi

rất nhanh Tính "ì" của phong tục, tập

quán, thói quen Việc cố tình lưu giữ

những tư tưởng lạc hậu của các lực

lượng phản tiến bộ

YTXH có thể vượt trước TTXH

Biểu hiện: Có thể dự báo tương

lai, có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn (tư tưởng khoa học)

Nguyên nhân: Nhận thức đúng về quy

luật phát triển -> dự báo khuynh hướng phát triển mới theo quy luật của sự vật

YTXH có tính kế

thừa trong sự phát

triển

Những quan điểm lý luận của mối thời

đại xuất hiện trên cơ sở kế thừa tiền đề lý

luận của các thời đại trước

Trong xã hội có giai cấp, tính kế thừa

của YTXH gắn với tính giai cấp

Các hình thái YTXH tác động qua lại lẫn

nhau

Các hình thái YTXH ko đứng yên mà thường xuyên tác động

qua lại lẫn nhau

Mỗi thời đại, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái YTXH nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến

các hình thái YT khác

YTXH tác động trở lại

TTXH

Phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử - cụ thể, tính

chất của các mói quan hệ KT làm xuất hiện YTXH

(tư tưởng), vào GC đang sử dụng tư tưởng, mức dộ

thâm nhập của tư tưởng và đời sống nhân dân

Tư tưởng khoa học, CN => thúc đẩy TTXH phát triển

Tư tưởng phản CN => kìm hãm hoặc phá họai TTXH

Trang 17

 Kết quả của quá trình tiến hoá tự nhiên

 Là một bộ phận của GTN

+ Bản tính xã hội:

 Nguồn gốc xã hội (lao động)

 Sự tồn tại luôn chịu tác động của các nhân tố và QLXH

 Với tư cách là một thực thể sinh học, con người bị những quy luật sinh học chi phối, hình thành nên bản chất tự nhiên của mình Bản chất tự nhiên được thể hiện qua những nhu cầu, hành vi có tính bản năng

 Với tư cách là thực thể xã hội, sự tồn tại của con người chịu sự chi phối của những quy luật

và quan hệ xã hội Vì vậy nhận thức, hành vi của con người luôn bị tác động, điều chỉnh bởi các quan hệ xã hội

 Ba hệ thống quy luật chi phối hoạt động của con người

- Hệ thống các quy luật tự nhiên (là nền tảng, tiền đề,cơ bản nhất)

- Hệ thống các quy luật tâm lý

- Hệ thống các quy luật xã hội (quan trọng nhất => tạo ra sự khác biệt đối với các loài động vật )

 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội Mặt sinh học là tiền

đề, cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, mặt xã hội là yếu tố quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật

b Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử

- Con người là sản phẩm của lịch sử

Con người là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, đồng thời là sản phẩm của lịch

sử xã hội loài người và của chính bản thân con người.

- Con người là chủ thể của lịch sử là sp của lịch sử

Không nhờ sự lao động của con người thì xã hội ko phát triển lịch sử ko phát triển Qua các hoạt động xã hội con người tại ra các quan hệ xã hội, các thiết chế do con người tạo ra lại quay lại quy định con người

- Con người là chủ thể của lịch sử

Con người là chủ thể của mọi hoạt động thực tiễn Mọi tiến trình vận động và phát triển lịch sử, xã hội từ thấp đến cao dều thông qua hoạt động vật chất và tinh thần của con người

=> Quá trình LĐSX cải biến tự nhiên cũng chính là quá trình con người làm ra lịch sử của mình LĐvừa là điều kiện cho sự xuất hiện, tồn tại, vừa là phương thức làm biến đổi đời sống XH loài người

c Bản chất con người

-Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội

NHỮNG CÂU HỎI TRỌNG TÂM CỦA TRIẾT HỌC

Phải xem xét con người với tư cách là những con người hiện thực gắn với không gian và đời sống hiện thực của chính họ

Trong tính hiện thực của nó

Tất cả các quan hệ XH đề góp phần hình thành nên bản chất con người Tuy nhiên, mức độ tác động, ảnh hưởng khác nhau

Bản chất con người là tổng hòa

các quan hệ xã hội

Trang 18

Triết học và vai trò của Triết học trong đời sống

1) Triết học – hạt nhân lý luận của Thế giới gian

*Thế giới quan:

Thé giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người

*Hạt nhân lý luận của Thế giới quan:

- Thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan

- Thứ hai, trong các thới giới quan khác như thế giới quan của các khoa học cụ thể, thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại, triết học bap giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt lõi

- Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh nghiệm hay thế giới quan thông thường Thế giới bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối, dù có thể không tự giác

- Thứ tư, thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới quan và các quan niệm khác như thế

*Vai trò thế giới quan:

Thế giới quan đóng vai trò trong cuộc sống của con người và xã hội loài người:

- Thứ nhất, những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn

dề thuộc thế giới quan

- Thứ hai, thế giới quan là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý và nhân sinh quan tích cực; là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như từng cộng đồng xã hội nhất định

 Triết học với tính cách là hạt nhân lý luận chi phối trong thế giới quan

2) Vấn đề cơ bản của triết học, cách giải quyết vấn đề đó?

- Vấn đề cơ bản của triết học:

• Theo Ph.Ăng ghen: “Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại” Nói cách khác, nó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

• Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt, mỗi mặt trả lời 1 câu hỏi lớn:

• Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào

• Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?

- Cách giải quyết mặt thứ nhất của CNDV,CNDT:

• Theo chủ nghĩa duy vật:

+ Bản chất của thế giới là vật chất, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức + Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng thời gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong xã hội

+ Chủ nghĩa duy vật có 3 hình thức chính: CNDV chất phác, CNDV siêu hình, CNDV biện chứng

• Theo chủ nghĩa duy tâm:

+ Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất

+ CNDT có nguồn gốc nhận thức và xã hội là sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa 1 mặt của nhận thức và gắn với lợi ích của giai cấp và tầng lớp bóc lột

+ CNDT có 2 hình thức chính: CNDT khách quan, CNDT chủ quan

- Cách giải quyết mặt thứ hai của CNDV,CNDT: Nhiều nhà triết học, cả duy vật lẫn duy tâm đều cho rằng con người có thể nhận thức được thế giới, chỉ có 1 số ít các nhà triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người về thế giới

Trang 19

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

1) Phân tích nguồn gốc, bản chất của ý thức

Nguồn gốc của ý thức:

- Quan điểm của CNDT: Ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh

thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất

- Quan điểm của CNDVSH (CNDV trước Mác): Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn

gốc của ý thức, coi y thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra

- Quan điểm của CNDVBC: Óc người là khí quan vật chất của ý thức Ý thức là chức năng của bộ

óc người Mối quan hệ giữa bộ óc người hoạt động bình thường và ý thức là không thể tách rời

*Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có

năng lực phản ánh hiện thực khách quan

*Nguồn gốc xã hội của ý thức: liên quan đến lao động và ngôn ngữ

2) Bản chất của ý thức:

- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là:

+ Ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện thực khách quan trong óc người; nội dung phản ánh là khách quan, hình thức phản ánh là chủ quan

VD: Theo C.Mác, “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người

và được cải biến đi trong đó”; Thầy bói xem voi; Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ; Kant: “Vẻ đẹp không nằm vào đôi gò má của người thiếu nữ, mà nằm ở đôi mắt của kẻ si tình”

+ Ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội và được thực hiện qua 3 bước:

 Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh

 Xây dựng các học thuyết, lý thuyết khoa học

 Vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn

- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất lịch sử - xã hội:

 Điều kiện lịch sử

VD: trong lịch sử, con vua thì làm vua

 Quan hệ xã hội

VD: Hiện nay, con người sống và làm việc theo HP và PL

3) Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất:

Lenin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện, sâu sắc và khoa học về phạm trù vật chất “Vật chất là

một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Phạm trù “rộng đến cùng cực, rộng nhất mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được”, không thể sử dụng những phương pháp thông thường để định nghĩa” Lenin đã sử dụng phương pháp mới để định nghĩa vật chất là đem đối lập vật chất với ý thức và xác định nó “là cái màkhi tác động lên giác quan của chúng ta thì gây nên cảm giác”, qua đó con người ta nhận thức được

sự vật, hiện tượng đó

=> KQ: tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người, con người chỉ có thể nhận thức

và vận dụng vào thực tiễn của mình

Nội dung định nghĩa:

- Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức

- Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác

- Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó

 Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học

Ngày đăng: 31/07/2024, 08:17

w