1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Mối quan hệ giữa sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc và thành quả công việc của cá nhân - tình huống tại các cơ sở y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu

170 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc và thành quả công việc của cá nhân - tình huống tại các cơ sở y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Tác giả Võ Phi Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân, TS. Mai Thị Mỹ Quyên
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG - HCM
Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 2,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (13)
    • 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI (13)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.4 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.5 BỐ CỤC LUẬN VĂN (19)
  • CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.1 CÁC KHÁI NIỆM (20)
      • 2.1.1 Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc (Social media use at work) . 8 (20)
      • 2.1.2 Tin tưởng (Trust) (21)
      • 2.1.3 Chất lượng giao tiếp (Communication quality) (22)
      • 2.1.4 Chất lượng phối hợp (Coordination quality) (22)
      • 2.1.5 Chia sẻ kiến thức (Knowledge sharing) (23)
      • 2.1.6 Giá trị cảm nhận (Perceived value) (24)
      • 2.1.7 Kết quả công việc (Job performance) (25)
    • 2.2 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC (26)
      • 2.2.1 Mô hình nghiên cứu của Chen và các cộng sự (2019) (26)
      • 2.2.2 Mô hình nghiên cứu của Cao và cộng sự (2018) (28)
      • 2.2.3 Mô hình nghiên cứu của Deng và cộng sự (2022) (28)
      • 2.2.4 Mô hình nghiên cứu của Jarvenpaa & cộng sự (1999) (30)
      • 2.2.5 Mô hình nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2022) (31)
      • 2.2.6 Mô hình nghiên cứu của Pangil và cộng sự (2014) (33)
      • 2.2.7 Mụ hỡnh nghiờn cứu của Lindsjứrn và cộng sự (2016) (33)
      • 2.2.8 Mô hình nghiên cứu của Ou và cộng sự (2011) (34)
      • 2.2.9 Mô hình nghiên cứu của Spralls III và cộng sự (2011) (35)
      • 2.2.10 Mô hình nghiên cứu của Wang, Y. S. (2008) (36)
    • 2.3 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (48)
      • 2.3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu (48)
      • 2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu (48)
  • CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (55)
    • 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (55)
      • 3.1.1 Quy trình và các phương pháp nghiên cứu (55)
      • 3.1.2 Hình thành thang đo (56)
    • 3.2 THANG ĐO (59)
      • 3.2.1 Thang đo nháp 1 (61)
      • 3.2.2 Thang đo nháp 2 (63)
    • 3.3 MẪU NGHIÊN CỨU (67)
    • 3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (69)
      • 3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả (69)
      • 3.4.2 Mô hình phương trình cấu trúc PLS-SEM (70)
      • 3.4.3 Đánh giá mô hình đo lường trong PLS-SEM (70)
      • 3.4.4 Đánh giá mô hình cấu trúc trong PLS-SEM (72)
  • CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (76)
    • 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ (76)
      • 4.1.1. Kiểm định với 70 mẫu (76)
      • 4.1.2. Đánh giá nhân tố khám phá (EFA) (78)
    • 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC (79)
      • 4.2.1 Mô tả dữ liệu (79)
      • 4.2.2 Thống kê mô tả biến định lượng (81)
      • 4.2.3 Kiểm định mô hình đo lường (81)
    • 4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ (93)
      • 4.3.1 Kết quả về thang đo (93)
      • 4.3.2 Kết quả về mô hình nghiên cứu và các quan hệ (94)
    • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (19)
      • 5.1. TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (104)
      • 5.2. KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (105)
      • 5.3. HÀM Ý QUẢN TRỊ (106)
      • 5.4. CÁC HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP (120)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (19)
  • PHỤ LỤC (19)

Nội dung

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Cùng với sự phát triển tiên tiến của thế giới công nghệ thông tin đã cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ phát triển của các hình thức tổ chức mới, và mạng xã hội là một ví dụ cho tổ chức mới này Mạng xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Mạng xã hội là một dịch vụ liên kết những tài khoản cá nhân trên không gian internet lại với nhau với những mục đích khác nhau (Bounaama và cộng sự, 2020) Tác giả Wu và cộng sự (2020) cho thấy sự kết nối giữa các thành viên được thực hiện thông qua các thông tin cá nhân, bạn bè, đối tác hoặc cũng có thể thông qua một nhóm có chung đặc điểm về sở thích, nghề nghiệp, lĩnh vực quan tâm và được hình thành không phân biệt không gian và thời gian của những cá nhân để bày tỏ những nhận xét, cảm xúc, kinh nghiệm sống,

Qua thời gian, với tính chất liên kết, chia sẻ rộng rãi thông tin, mạng xã hội đã không còn là những cảm xúc, suy nghỉ của những cá nhân mà đã trở thành tâm trạng, cảm xúc chung của nhiều người (Madaan và cộng sự, 2020) Thông qua mạng xã hội, các tổ chức, cá nhân có thể chia sẻ, cập nhật tin tức, trao đổi thông tin, tìm kiếm việc làm, giải quyết công việc hàng ngày, giao lưu, kết nối bạn bè, gia đình, cộng đồng, mở rộng quan hệ, hội nhập quốc tế (Wu và cộng sự, 2020) Đối với doanh nghiệp, có thể quảng cáo, đăng tin thông tin truyền bá miễn phí, kinh doanh tiết kiệm chi phí, thời gian, sức lao động và thân thiện với môi trường Qua những tin nhắn, hoặc thông tin đăng trên mạng xã hội sẽ được lưu trữ lại, điều đó làm cho mỗi người có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp thông tin của mình (Sun và cộng sự, 2020) Ở một gốc độ nào đó, mạng xã hội đã đại diện cho một trong những hình thức cơ cấu tổ chức cách mạng hóa nơi làm việc ngày nay và cung cấp cho các tổ chức mức độ linh hoạt và khả năng đáp ứng của nó đối với người dùng (Sullivan và cộng sự, 2020) Hiệu quả mà mạng xã hội mang lại đã có tác động làm thay đổi thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới trong lối sống và làm việc của một số bộ phận người dùng Mạng xã hội là môi trường cung cấp, kết nối, trao đổi, khai thác, sử dụng thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả (Trần Hậu Tân, 2020)

Hiện nay, việc sử dụng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã trở nên phổ biến ở Việt Nam, không còn phân biệt thành thị hay nông thôn, cũng không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… Tính đến năm 2022, theo báo cáo Tổng quan phát triển kỹ thuật số Việt Nam 2021 do We are social và Kepios công bố: Việt Nam có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm 97,8% dân số

Luận văn Thạc sĩ từ 13 tuổi trở lên) Lượng người dùng mạng xã hội cũng có xu hướng tăng nhanh (năm 2022 tăng 6,9% so với năm 2021) Thời gian trung bình người Việt Nam sử dụng mạng xã hội là 2 giờ 28 phút mỗi ngày Việc sử dụng mạng xã hội, giúp cho cá nhân trao đổi thông tin trong công việc với các tính năng tích hợp thuận tiện cho việc trao đổi thông tin trực tuyến, dẫn đến thông tin đến các cá nhân khác không còn trở ngại lớn, nghĩa là công nghệ khiến cho mô hình làm việc truyền thống thay đổi về bản chất cũng như cách thức kiến thức được truyền thụ cho các thành viên khác Đại dịch Covid-19 là một minh chứng rõ nét nhất về việc trao đổi thông tin trong công việc thông qua các nền tảng mạng xã hội mà Zalo cũng không ngoại lệ (Sullivan và cộng sự, 2020) Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ trong năm 2019, việc phối hợp làm việc của các nhân viên trong mô hình truyền thống bị tạm hoãn do trình trạng lây lan dịch bệnh Liên quan đến việc chia sẻ, tìm kiếm kiến thức trong môi trường mạng xã hội, giúp cá nhân tiếp cận và chọn lọc các nội dung tài liệu phù hợp với nhu cầu công việc Với tiện ích của mạng xã hội mang lại, các cá nhân dễ tiếp cận nguồn tài liệu mở và các chuyên gia trong lĩnh vực mà họ quan tâm dễ dàng hơn trước đây (Papageorgiou và cộng sự, 2020) Đáng chú ý là, những mục đích có liên quan đến tương tác với các thành viên khác trong nhóm làm việc (trao đổi, chia sẻ thông tin với các thành viên khác) đều có tỷ lệ tương đối cao, điều này phần nào cho thấy, nhân viên cảm thấy thoải mái, thuận tiện hơn khi sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc chủ yếu cho những hoạt động mang tính cá thể hoặc tương tác với các thành viên khác trong nhóm làm việc, đồng thời rất có khả năng tăng khả năng giao tiếp, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm làm việc; Dẫn đến linh hoạt và diễn ra trên phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với khung cảnh truyền thống Đặc biệt, với khả năng hỗ trợ làm giàu vốn xã hội của con người, quan hệ với các thành viên khác có thể giúp cho mỗi cá nhân không chỉ tăng hiệu quả công việc mà còn nâng cao kiến thức chuyên môn của mình (Schams và cộng sự, 2019)

Cùng với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin, các kênh truyền thông xã hội ra đời thiết lập xu hướng truyền thông mới, tạo sự khác biệt so với các kênh truyền thống Sử mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích tích cực cho cuộc sống của chúng ta, chúng tác động đến sự tin tưởng của cá nhân với thành viên khác Với lý thuyết về niềm tin nhanh chóng coi thường các chức năng hỗ trợ thành viên và phúc lợi của nhóm là không cần thiết (Morrison-Smith và cộng sự, 2020) Ngược lại, theo Jarvenpaa (1999) khẳng định rằng các liên kết quan hệ giữa các thành viên trong nhóm làm việc là vô cùng quan trọng đối với các nhóm mới không có quá khứ chung Mặt khác, sử dụng mạng xã hội tại nơi làm tăng khả năng giao tiếp, phối hợp của nhân viên, ảnh hưởng đáng kể đến truyền thông về tri thức tin tưởng bởi nghiên cứu trước đó (Wong và cộng sự, 2016; Chen và cộng sự, 2019) Wong và cộng sự (2016) cho thấy việc sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc cải

Luận văn Thạc sĩ thiện chiều dọc và chiều ngang giao tiếp giữa các cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và kiến thức trong công việc Chen và cộng sự (2019) nhận thấy rằng sử dụng mạng xã hội doanh nghiệp tăng cường tin tưởng thông qua giao tiếp được cải thiện trong công việc Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc là công cụ cộng tác tạo điều kiện giao tiếp giữa các nhân viên và cho phép minh bạch thông điệp (Pangil và Chan, 2014; Lepore và cộng sự, 2021) Do đó, các tổ chức nên sử dụng mạng xã hội cập nhật để giúp các nhóm làm việc hoàn thành công việc của họ Mạng xã hội như vậy sẽ nâng cao hiệu quả của nhóm này vì nó giúp nhận biết và xây dựng tin tưởng dựa trên nhân cách giữa các thành viên Hơn nữa, mạng xã hội như vậy cũng giúp tăng lượng tương tác giữa họ và điều này càng làm tăng xu hướng chia sẻ kiến thức của họ và họ có thể làm điều đó hiệu quả hơn Đối với ngành y tế tại hầu hết các cơ sở y tế Việt Nam, trong đó có tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc đã được khuyến khích đưa vào lĩnh vực y tế giúp nâng cao “liều thuốc tinh thần” cần có cho người bệnh, hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt áp lực công việc cũng như nâng cao hiệu quả điều trị So với trước đây, các kênh truyền thông đại chúng đã được sử dụng rộng rãi để truyền tải thông điệp đến khách hàng như báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, sự kiện, tờ rơi, brochure, thư tín,…Trước tình hình đó, các nhà quản lý hiểu được lợi ích của sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc, và thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội doanh nghiệp trong không gian làm việc để thực hiện tốt công việc quản lý Theo thông tư số 43/2015/TT – BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện công tác xã hội trong Bệnh viện, một số nhiệm vụ trọng tâm được đề cập như hỗ trợ, tư vấn, giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế; thông tin, truyền thông và giáo dục sức khỏe cho cộng đồng; vận động tiếp nhận tài trợ; đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện; và tổ chức các hoạt động từ thiện,… Đáng lưu ý, Bộ Y tế rất chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông trong y tế (Bộ Y tế, https://moh.gov.vn) Việc sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ chất lượng điều phối nâng cao dẫn đến hiệu quả công việc tốt hơn Nó phát hiện ra rằng tin tưởng, chất lượng giao tiếp theo hướng sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đáng kể đến việc chất lượng phối hợp của nhân viên Hơn nữa, mạng xã hội tại nơi làm việc tạo điều kiện tăng chất lượng phối hợp của nhân viên để thực hiện các hoạt động làm việc cụ thể (Kwahk và Park, 2016; Lindsjorn và cộng sự, 2016; Waizenegger và cộng sự, 2020) Khi lòng tin được đặt đúng chổ thì các cá nhân sử dụng các công cụ mạng xã hội để chia sẻ kiến thức trong công việc bằng việc tăng cường giao tiếp và phối hợp của nhân viên, dẫn đến hiệu suất công việc tốt hơn cho các cá nhân Chia sẻ kiến thức có tác động hòa giải đến mối quan hệ giữa phối hợp và giao tiếp và thực hiện công việc trong

Luận văn Thạc sĩ nghiên cứu Hơn nữa, khi chúng ta có niềm tin về Chất lượng giao tiếp, chất lượng phối hợp và chia sẻ kiến thức trong việc hình thành Giá trị cảm nhận Giá trị cảm nhận được đưa vào mô hình thành công của hệ thống cụ thể như một thước đo thành công can thiệp, làm trung gian cho các tác động của Chất lượng giao tiếp, chất lượng phối hợp và chia sẻ kiến thức của nhân viên; Việc đo lường biến số thỏa mãn giá trị cảm nhận của nhân viên có tầm quan trọng ảnh hưởng bởi các yếu tố chất lượng giao tiếp, chất lượng phối hợp và chia sẻ kiến thức Cụ thể là xác định rằng kết quả công việc có mối liên hệ tích cực với giá trị cảm nhận và chia sẻ kiến thức, theo đó giá trị cảm nhận và chia sẻ kiến thức được coi là các nhân tố trung gian một phần trong mối quan hệ giữa một số loại tin tưởng, chất lượng giao tiếp và chất lượng phối hợp thông qua sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc từ đó làm tăng kết quả thực hiện công việc Mặc khác, ngày nay Ngành Y tế chú trọng nâng cao đạo đức ngành Y thông qua việc giáo dục y đức, tinh thần cống hiến, phục vụ Nhân dân đối với cán bộ viên chức ngành Y, nhất là lớp thầy thuốc trẻ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, nhân viên y tế Triển khai quyết liệt chuyển đổi số ngành Y tế với các chương trình như hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh (hồ sơ sức khỏe điện tử, theo dõi, cảnh báo dịch bệnh, ứng dụng cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe ), hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh (khám chữa bệnh trực tuyến, bệnh án điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo ), hệ thống quản trị y tế thông minh (quản lý, điều hành điện tử, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, thống kê y tế điện tử, cơ sở dữ liệu y tế quốc gia) (Sở Y tế Tp HCM, https://hochiminhcity.gov.vn) Điều này, bắt buộc các cá nhân y tế tại các cơ sở y tế phải có cái nhìn về sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó là mạng xã hội để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại nơi làm việc

Theo báo VietNamNet thống kê, hiện nay ngành y tế có khoảng trên 500.000 cán bộ, y, bác sĩ (https://vietnamnet.vn) Do vậy, mạng xã hội là công cụ hữu ích để chia sẻ thông tin về các quy định liên quan của Bộ y tế, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác điều trị, phòng chống dịch bệnh,…giữa đội ngũ y, bác sĩ và cá nhân y tế các tuyến và đồng thời gần gũi giữa cán bộ y tế với người dân Đặc biệt, năm 2020 gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, mọi người phải thực hiện giãn cách xã hội, việc tiếp cận với thông tin và dịch vụ chăm sóc y tế bị hạn chế, đẩy mạnh truyền thông kiến thức, khám chữa bệnh online hỗ trợ cho người dân nhanh chóng và hiệu quả Nhìn chung, xu hướng phát triển của các kênh truyền thông xã hội như Zalo, Facebook, Youtube, Website,…đang mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận khách hàng dễ dàng, truyền tải thông tin nhanh chóng cũng như tiếp nhận những phản hồi giá trị giúp các cơ sở y tế nâng cao chất lượng chuyên

Luận văn Thạc sĩ môn và dịch vụ (Hall và cộng sự, 2020) Tuy nhiên, các kênh truyền thông đại chúng và kênh truyền thông xã hội không hoạt động độc lập mà cần kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm gia tăng hiệu quả truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu Song song đó, các cơ sở y tế cần tăng cường đào tạo, tập huấn kỹ năng truyền thông, giáo dục sức khỏe cho đội ngũ cán bộ y tế trực tiếp tiếp xúc với người bệnh; cũng như xây dựng mạng lưới các chuyên gia tích cực cung cấp thông tin y khoa, giải đáp thắc mắc sức khỏe, hướng cộng đồng đến một cuộc sống khỏe mạnh hơn (Al-Gayar và cộng sự, 2019)

Hiện nay, với đặc tính đa chiều, trên thế giới đã có nhiều chuyên gia nghiên cứu về mối quan hệ giữa sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc và thành quả công việc của cá nhân, qua đây họ cũng đưa ra một số kết quả nhất định Việc xây dựng, điều hành hoạt động cũng như phát triển kênh truyền thông mạng xã hội nhằm mang lại hiệu quả cao nhất của rất nhiều cơ sở y tế trong nước đã ứng dụng truyền thông mạng xã hội để truyền tải những thông điệp quảng bá thương hiệu, sự kiện, kiến thức y khoa cho người bệnh, tương tác của các nhân viên y tế trong trao đổi, thông tin cho các thành viên khác trong hỗ trợ công việc,… có sức mạnh lan tỏa và tương tác hiệu quả, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng cường mối quan hệ nhân viên với thành viên khác, nhân viên với bệnh nhân, Từ góc nhìn của các nhà lãnh đạo, mạng xã hội được đánh giá rất cao, nó chính là công cụ cần thiết trong công việc và đó cũng chính là công cụ không thể thiếu đối với mọi người trong thế kỷ 21 Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế đối với ngành nghề y tế tại các cơ sở y tế, đặc biệt tại các cơ sở y tế tại Việt Nam Theo cổng thông tin điện tử ( https://baria-vungtau.gov.vn), riêng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh của những người trẻ tuổi, có vị trí nằm trong khu vực tứ giác kinh tế của các khu vực trọng điểm phía Nam, tỉnh phát triển nhanh ngành du lịch theo hướng bền vững, chất lượng cao, có tiềm năng về ngành dầu khí, đây là ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp cả nước và cũng là nơi chịu nhiều ảnh hưởng lớn của công nghệ, đặc biệt là sử dụng mạng xã hội Do đó, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trung tâm thương mại và đặc biệt là có các cơ sở y tế được Đảng và Nhà nước đầu tư bài bản

Vì vậy, việc nghiên cứu về mạng xã hội tại nơi làm việc ở các cơ sở y tế Việt Nam nói chung, các cơ sở y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng là rất cần thiết Chính vì nhu cầu và hiện trạng thực tế, tôi chọn đề tài luận văn “MỐI QUAN HỆ GIỮA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TẠI NƠI LÀM VIỆC VÀ THÀNH QUẢ CÔNG VIỆC CỦA CÁ NHÂN – TÌNH HUỐNG TẠI CÁC

CƠ SỞ Y TẾ TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU”

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu chính sau:

- Đề xuất một mô hình cấu trúc về mối quan hệ giữa hành vi sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc với thành quả công việc thông qua các yếu tố tin tưởng, chất lượng giao tiếp, chất lượng phối hợp, chia sẻ kiến thức, và giá trị cảm nhận của cá nhân

- Kiểm định mô hình nêu trên trong lĩnh vực y tế với một số cơ sở y tế có trụ sở chính tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra các hàm ý quản trị cho mạng lưới y tế cả nước nói chung, tại Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, đã nhận được những kết quả khả quan

Bố cảnh của nghiên cứu là lĩnh vực y tế, với các cơ sở y tế có trụ sở tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Sử dụng mạng xã hội zalo tại nơi làm việc, tin tưởng, chất lượng giao tiếp, chất lượng phối hợp, chia sẽ kiến thức, giá trị cảm nhận cũng như kết quả công việc đối với cơ sở y tế

Phạm vi nghiên cứu là đối tượng là các cá nhân đối với các cơ sở y tế tại

Bà Rịa – Vũng Tàu sử dụng mạng xã hội zalo tại nơi làm việc như: Bệnh viện Vũng Tàu, Bệnh viện Bà Rịa, Trung tâm y tế thành phố Vũng Tàu, Trạm y tế phường Thắng Nhì, Sở y tế Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận và các thang đo của các yếu tố: Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc, tin tưởng, chất lượng giao tiếp, chất lượng phối hợp, chia sẽ kiến thức, giá trị cảm nhận và kết quả công việc của cá nhân

- Nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo về phương pháp nghiên cứu không những cho ngành quản trị y tế nói riêng mà còn cho các ngành khoa học xã hội khác

Luận văn Thạc sĩ Ý nghĩa quản lý:

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp các cơ sở y tế Việt Nam hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa sử dụng mạng xã hội bằng các công cụ trực tuyến tại nơi làm việc để tạo ra chất lượng công việc cũng như thành quả công việc của cá nhân Từ đó, các nhà quản lý tại các cơ sở y tế có những chính sách khuyến khích cá nhân sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc nhằm nâng cao dịch vụ, tăng hiệu quả công việc và ngày càng đứng vững trong thời đại kỹ thuật số hiện nay Đối với tác giả:

Nâng cao kỹ năng phân tích, biết vận dụng cơ sở lý thuyết và những kiến thức đã học vào các vấn đề cụ thể trong thực tế Là nghiên cứu giúp tác giả có được tư duy độc lập và tinh thần trách nhiệm đối với công việc của mình.

BỐ CỤC LUẬN VĂN

Trình bày lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và bố cục luận văn

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Trình bày các khái niệm, các mô hình nghiên cứu trước, các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trình bày quy trình nghiên cứu, thang đo của các khái niệm nghiên cứu và mẫu nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trình bày kết quả nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trình bày tóm tắt các kết quả chính, những đóng góp và những hạn chế của đề tài nghiên cứu nhằm định hướng cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

CÁC KHÁI NIỆM

2.1.1 Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc (Social media use at work)

Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu Ngày nay, mạng xã hội đang thể hiện được những cơ hội lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hoạt động quản lý tri thức (Zhang và cộng sự, 2016)

Hệ thống mạng xã hội sử dụng một số công cụ công nghệ hoạt động trong một nền tảng xã hội để tạo điều kiện tương tác và trao đổi thông tin giữa những người trong môi trường xã hội ảo và nơi làm việc (Cao và cộng sự, 2016) Các công cụ mạng xã hội (ví dụ: facebook, zalo,…) được sử dụng nơi làm việc để bổ sung trong quy trình quản lý tri thức, với công cụ này hầu hết được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh của từng tổ chức (Klier và cộng sự, 2015)

Các công nghệ mạng xã hội hỗ trợ chuyên nghiệp trong quản lý tri thức, cung cấp tài nguyên cho bất kỳ người nào tương tác và giao tiếp với những người khác Ví dụ, Ali-Hassan và cộng sự (2015) nhận thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội có thể tích cực nâng cao khía cạnh nhận thức của nguồn vốn xã hội Các công nghệ thông tin xác định mạng xã hội thực sự có lợi cho thực tiễn đối thoại, hỗ trợ thực hành quản lý tri thức Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc là sử dụng các công cụ mạng xã hội để chia sẻ kiến thức, tương tác, giao tiếp và tăng cường quản lý tri thức giữa các thành viên trong nhóm làm việc (Cao và cộng sự, 2019) Ví dụ, kho tri thức là một trong những yếu tố cơ bản của quản trị tri thức, xác định quyền sở hữu và tạo điều kiện cho việc phổ biến, sử dụng và tạo ra kiến thức mới Các tổ chức sử dụng các công cụ trực tuyến, các diễn đàn cũng áp dụng các giao thức truyền thông để cho phép các thành viên hỗ trợ hợp tác thực hành các hoạt động quản lý tri thức Do đó, các thành viên trong nhóm có thể sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc để cải thiện điều kiện làm việc nhóm và tăng cường quản lý tri thức

Mạng xã hội cung cấp nhiều công cụ cho môi trường làm việc trong nhóm, trao quyền cho các thành viên để tăng sức mạnh mối quan hệ và cho phép giao tiếp thường xuyên giữa họ (Cao và cộng sự, 2019) Các nghiên cứu trước đây về sử dụng mạng xã hội cho thấy sự tương tác và giao tiếp thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm giúp họ hiểu ai có kiến thức nào bổ sung vào kho tri thức, (Iqbal và Piwowar-Sulej, 2023) Vì vậy, sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc ảnh hưởng đến tích cực đến hiệu quả làm việc theo nhóm

Ngoài ra, mạng xã hội là sự kết hợp của một số công cụ nhất định và các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công việc bằng cách hỗ trợ các hoạt động quản lý tri thức Theo Sigala và Chalkiti (2015) đã cho rằng mạng xã hội là một kho lưu trữ kiến thức nguồn mở, tạo điều kiện cho việc chia sẻ, thảo luận và đồng sáng tạo kiến thức Kho tri thức và đồng sáng tạo tri thức mang ý nghĩa là sự sáng tạo tri thức, điều này cho phép người ghi chép “ai biết cái gì”, “ai có cái gì”

Tin tưởng được tạo dựng và duy trì trong nhóm làm việc của các thành viên theo thời gian, không gian và văn hóa (Sirkka L Jarvenpaa và cộng sự, 1999) Một số yếu tố, chẳng hạn như các chuẩn mực xã hội được chia sẻ, được lặp lại trong các tương tác, trải nghiệm được chia sẻ, được đề xuất để tạo điều kiện cho sự phát triển của sự tin tưởng (Jarvenpaa và cộng sự, 1999)

Trong môi trường tin tưởng, mọi người có xu hướng tin rằng hành vi của họ sẽ dẫn đến những hậu quả thuận lợi vì những người khác có thể cộng tác với họ và sẵn sàng mở rộng sự trợ giúp Khi mọi người tin tưởng lẫn nhau, họ tin rằng những người khác sẳn lòng và có thể chia sẻ kiến thức của họ và họ sẽ phát triển nghĩa vụ chia sẻ (Jarvenpaa và cộng sự, 1999) dẫn đến hiệu quả của việc làm việc nhóm qua các công cụ trực tuyến Vì vậy, tin tưởng thường được xem là rất quan trọng đối với các quy trình và hiệu suất hoạt động hiệu quả của nhóm (Iacono và Weisband, 1997) Trên thực tế, sự tin tưởng được cho là rất quan trọng đối với làm việc nhóm trên các nền tảng mạng xã hội (Jackson và cộng sự 1995, DeSanctis và Poole 1997), ảnh hưởng đối với hiệu suất và hiệu quả của làm việc nhóm qua mạng xã hội còn hơn cả nhìn thấy bằng mắt (Meyerson và cộng sự, 1996; Iacono và Weisband, 1997), và nghiên cứu của Iacono và Weisband (1997) cũng thể hiện rằng sự tin tưởng điều chỉnh tác động của các biến về hiệu quả của nhóm làm việc qua mạng xã hội

Bên cạnh đó, với sự tin tưởng, cá nhân có thêm nội dung để theo đuổi mục tiêu công việc của họ và thích ứng với các tình huống luôn thay đổi (Mowshowitz 1997; Kristof và cộng sự, 1995) Sự tin tưởng này cũng có thể tạo điều kiện cho việc nâng cao sự nhanh nhẹn thông qua việc thúc giục cá nhân bày tỏ ý kiến của họ (Meyerson và cộng sự, 1996) Do đó, tin tưởng là để cá nhân tạo ra các hành vi nhanh nhẹn (Meyerson và cộng sự, 1996), và cho phép cá nhân nắm bắt cơ hội, thích ứng với những thay đổi và tư duy độc lập, từ đó tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả công việc của họ Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc xây dựng tin tưởng trong môi trường mạng xã hội là một thách thức do các thành viên trong nhóm thường không có quá khứ chung và có thể không có tương lai để lấy làm cơ sở để xây dựng sự tin tưởng trong quá trình tương tác của mỗi người với nhau Do

Luận văn Thạc sĩ đó, sự tin tưởng hàm ý rằng nhận thức có liên quan đáng kể đến việc chia sẻ kiến thức (Bradach và Eccles, 1988, Mayer và cộng sự, 1995, Lewis và Weigert, 1985)

2.1.3 Chất lượng giao tiếp (Communication quality)

Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp Theo Kay và cộng sự (2022) mô tả chất lượng giao tiếp trong một nhóm được thể hiện về tần suất và hình thức trao đổi thông tin Tần suất là tần số giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm và lượng thời gian dành cho nó, thể hiện mức độ tự phát trong giao tiếp

Giao tiếp đòi hỏi nhiều kế hoạch và bao gồm báo cáo bằng văn bản,…được xem là chính thức, các ý tưởng và đóng góp thường được chia sẻ, thảo luận và đánh giá với các thành viên khác trong nhóm nhanh chóng và hiệu quả hơn trong giao tiếp không chính thức hơn là chính thức (Kay và cộng sự, 2022) Điều quan trọng đối với chất lượng giao tiếp là các thành viên trong nhóm chia sẻ thông tin của họ một cách cởi mở với nhau (Sidorenkov và cộng sự, 2023) Thiếu giao tiếp cởi mở có thể cản trở việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm có thể liên quan đến các nhiệm vụ chung Trong các các nhóm làm việc, các thành viên trong nhóm làm việc năng nỗ được bố trí gần nhau trong các văn phòng có không gian mở để kích thuchs giao tiếp thân mật và cởi mở

Như vậy, giao tiếp là các biểu hiện mang tính hướng ngoại và bề mặt khi con người thể hiện các tiếp xúc tương tác với các cá nhân khác trong cộng đồng Chất lượng giao tiếp là quá trình, trong đó con người chia sẻ với nhau các ý tưởng, thông tin và cảm xúc, nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ trong đời sống xã hội vì những mục đích nhất định thông quan sử dụng kỹ thuật công nghệ mạng xã hội để đạt hiệu quả trong công việc

2.1.4 Chất lượng phối hợp (Coordination quality)

Phối hợp là quá trình tương tác giữa các cá nhân trong tổ chức để hoàn thành một tập hợp nhiệm vụ của tập thể (Deng và cộng sự, 2022; Lindsjorn & cộng sự, 2016) Sử dụng mạng xã hội có thể tạo điều kiện phối hợp của các cá nhân và nhóm làm việc nhằm cải thiện nỗ lực phối hợp của họ để hoàn thành các hoạt động công việc trong nền tảng số hóa (Lindsjorn & cộng sự, 2016) Nâng cao chất lượng phối hợp bằng công nghệ kỹ thuật số như vậy có tác động tích cực đến việc ra quyết định (Ahmed và cộng sự, 2019; Chen và cộng sự, 2019) Deng & cộng sự (2022) cho thấy rằng công nghệ kỹ thuật số có khả năng hỗ trợ phối hợp và cộng tác giữa các cá nhân, dẫn đến việc ra quyết định hiệu quả Ahmed và cộng sự (2019) cho thấy rằng việc sử dụng các công nghệ mạng xã hội của của doanh nghiệp có thể tạo điều kiện để phối hợp giữa các các nhân

Theo (Lindsjorn & cộng sự, 2016) mô tả phối hợp là quản lý sự phụ thuộc giữa các hoạt động Những phụ thuộc như vậy bao gồm tài nguyên được chia sẻ, phân công nhiệm vụ và mối quan hệ nhiệm vụ/ nhiệm vụ con Nhiều hoạt động trong các quy trình nhiệm vụ được giao cho các thành viện riêng rẻ Chất lượng phối hợp có nghĩa là các nhóm phải phát triển và thống nhất một cấu trúc mục tiêu liên quan đến nhiệm vụ chung có đầy đủ các mục tiêu chính, phụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm làm việc Trong các nhóm làm việc, nhóm làm việc năng nỗ được giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền khi lập kế hoạch lặp lại mới

Khả năng phối hợp bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tạo điều kiện chia sẻ kiến thức (Waizenegger và cộng sự, 2020) và cải thiện việc ra quyết định (Lindsjorn & cộng sự, 2016) hứa hẹn mang lại hiệu quả công việc tốt hơn cho các cá nhân và cải thiện khả năng cạnh tranh cho các tổ chức Tuy nhiên, một lời hứa như vậy đã không được hiện thực hóa hoàn toàn bằng hành vi của các cá nhân bị chi trả và hạn chế bởi việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số (Majchrzak và Markus, 2012; Treem và Leonardi, 2013; Wang và cộng sự, 2020) và sự tương tác phức tạp giữa các cá nhân trong tổ chức (Argyris và Monu, 2015; Duan và cộng sự, 2020) Mặc dù việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số mang lại tiềm năng cải thiện đáng kể việc chia sẻ kiến thức giữa các cá nhân trong tổ chức (Ahmed và cộng sự, 2019), nhưng nó thường làm mờ ranh giới giữa lĩnh vực công việc và phi công việc và làm trầm trọng xung đọt giữa công việc và cuộc sống, do đó tác động tiêu cực đến hiệu suất công việc của các cá nhân (Lee và Sirgy, 2019; Farivar và Richardson, 2021) Sự không không nhất quán như vậy trong việc thực hiện công việc giữa lời hứa và việc phối hợp liên quan đến việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để chia sẻ kiến thức cho thấy nhu cầu khám phá sâu hơn cách chia sẻ kiến thức theo hướng công nghệ kỹ thuật số ảnh hưởng đến hiệu quả công việc

2.1.5 Chia sẻ kiến thức (Knowledge sharing)

CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.2.1 Mô hình nghiên cứu của Chen và các cộng sự (2019)

Tác giả đã xem xét và điều tra xem 4 phương tiện truyền thông xã hội (ESM – Enterprise Social Media) (khả năng hiển thị, liên kết, khả năng chỉnh sửa và tính bền bỉ) ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ mạng xã hội (công cụ và biểu cảm), từ đó ảnh hưởng đến vai trò và đổi mới hiệu quả của cá nhân

Nghiên cứu này cho biết về lý thuyết về vai trò của các khoản chi trả ESM tại nơi làm việc, đặc biệt là thông qua ảnh hưởng của chúng đối với các mối quan hệ mạng Các phát hiện có thể hướng dẫn các tổ chức cách nhấn mạng khả năng chi trả của ESM để thúc đẩy mối quan hệ công cụ và biểu đạt nhằm cải thiện hiệu quả công việc của cá nhân Đầu tiên, cung các các quan điểm mới về lý thuyết khả năng chi trả trong bối cảnh ESM bằng cách kiểm tra thực nghiệm bốn mức chi trả trung tâm, trong đó cung cấp them bằng chứng sơ bộ cho các lý thuyết trước đó bằng cách xác nhận rằng khả năng chi trả trên mạng xã hội có thể liên quan hoặc ảnh hướng đến các mối quan hệ Thứ hai, nghiêm cứu tích hợp mối quan hệ mạng xã hội để điều tra hành vi thực hiện nhận thức của cá nhân, bao gồm các mối quan hệ mạng xã hội có thể cung cấp sự hiểu biết chi tiết hơn về các quy trình cơ bản về cách các khoảng chi trả của ESM có thể và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc Thứ ba, hỗ trợ tính hợp lệ của việc phân biệt quan hệ công cụ và biểu đat trong bối cảnh ESM, do đó đưa ra lời giải thích khả thi cho những mâu

Luận văn Thạc sĩ thuẫn trong nghiên cứu trước đây về tác động của mạng xã hội đối với kết quả của cá nhân Cuối cùng, cho thấy hai loại hiệu quả hoạt động của tổ chức phần nào ảnh hưởng khác nhau bởi khả năng chi trả và quan hệ mạng lưới Phát hiện của nghiên cứu này rất quan trọng trong việc làm rõ các sắc tháu của cuộc tranh luận về vai trò của ESM tại nơi làm việc Một số tổ chức có thể cấm hoặc hạn chế việc sử dụng ESM, do đó bỏ lỡ những lợi ích thu được từ các công cụ này

Nghiên cứu này cũng cố khối kiến thức xung quan tác động tích cực mà ESM đối với hiệu quả công việc của cá nhân, đặc biệt là thông qua con đường nhân quả từ khả năng chi trả thông qua mối quan hệ mạng xã hội Các phát hiện sẽ khuyến khích các nhà quản lý phát triển ác chính sách và sử dụng các chiến lược đối với ESM, có thể giúp giảm bớt nỗi sợ hãi của người quản lý về việc mất năng suất của cá nhân, cũng như những lo lắng của cá nhân về việc có thể mất mạng lưới trao đổi thông tin và cảm xúc tiềm năng tại nơi làm việc Nghiên cứu này cũng cung cấp một điểm khởi đầu cho các nghiên cứu và thực hành trong tương lại nhằm xem xét tầm quan trọng của việc sử dụng quan điểm về mạng lưới và khả năng chi trả trong bối cảnh ESM

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Chen và các cộng sự (2019)

(Thuật ngữ: quan hệ mang tính cơ giới (instrumental), quan hệ mang tính biểu cảm (expressive))

2.2.2 Mô hình nghiên cứu của Cao và cộng sự (2018) Để hiểu rõ làm việc nhóm hiệu quả, phối hợp kiến thức và sáng tạo kiến thức được công nhận là nguồn tài nguyên thông qua sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để hỗ trợ thực hành quản lý tri thức trong nhóm Đồng thời, đề cập đến cách các thành viên chia sẻ kiến thức và chuyên môn mà họ đã cống hiến trong hệ thống trí nhớ chuyển đối (TMS – Transactive Memory System), là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhóm Nghiên cứu này nhằm tối thiểu để xác định rõ vai trò chính xác của mạng xã hội trong việc hỗ trợ TMS nâng cao năng lực hấp thụ (ACAP – Absorptive Capacity) và khả năng sáng tại tri thức (KCC – Knowledge Creation Capacity) của nhóm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất sáng tạo của nhóm (TCP – Team creative Performance) Đầu tiên, nghiên cứu này minh họa sự tác động lẫn nhau giữa các công nghệ truyền thông xã hội và các nguồn lực nhận thức liên quan đến nhóm làm việc tri thức Việc sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc có liên quan đáng kể đến kiến thức tổng hợp của các nhóm Các nhà quản lý phân tích các công nghệ truyền thông xã hội có thể hỗ trợ việc sử dụng hiệu quả hệ thống trí nhớ chuyển đổi có cấu trúc tốt theo nhóm Việc thu hút các thành viên có kiến thức và kiến thức chuyên môn đa dạng trong một nhóm sẽ không tại ra kết quả mong muốn trừ khi các thành viên hiểu lĩnh vực kiến thức của nhau để phát triển cơ chế điều phối nhiệm vụ hiệu quả, cải thiện thông tin liên lạc, tương tác và cảm thấy hài lòng khi trao đổi ý tưởng và kiến thức của họ trong nhóm

Nghiên cứu này cho thấy sự đầu tư vào phương tiện truyền thông xã hội của một tổ chức có thể nâng cao kiến thức tổng hợp về “ai biết điều gì” cho nguồn kiến thức bên ngoài và nội bộ trong nhóm để tạo ra các giải pháp sáng tạo hỗ trợ hoạt động quản lý tri thức

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Cao và cộng sự (2018)

2.2.3 Mô hình nghiên cứu của Deng và cộng sự (2022)

Nghiên cứu Deng và cộng sự phát triển mô hình trong nền tảng của lý thuyết vốn xã hội để khai phá vai trò của công nghệ kỹ thuật số có thể cải thiện việc chia

Luận văn Thạc sĩ sẽ kiến thức và ra quyết định thông qua tăng cường phối hợp và giao tiếp giữa các cá nhân cũng như tác động của chúng đến hiệu quả công việc trong tổ các tổ chức Việc xem xét các khía cạnh đã được tiến hành, dẫn đến việc phát triển một mô hình khái niệm trong nền tảng lý thuyết vốn xã hội Mô hình này sau đó được thử nghiệm và xác nhận dựa trên mô hình phương trình cấu trúc (SEM) của dữ liệu khảo sát thu thập ở Úc Mô hình đã được xác thực có thể được sử dụng để nghiên cứu sâu hơn vai trò đang thay đổi của công nghệ kỹ thuật số trong việc thúc đẩy chi sẻ kiến thức và cải thiện việc ra quyết định trong các tổ chức nhằm mang lại hiệu quả công việc tốt hơn cho các cá nhân và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức

Nghiên cứu này cho thấy công nghệ kỹ thuật số tăng cường phối hợp và giao tiếp có tác động đáng kể đến việc chia sẻ kiến thức Kết quả là phát hiện ra rằng giao tiếp theo hướng sử dụng công nghệ kỹ thuật số ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định và chia sẻ kiến thức ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định Nghiên cứu này đóng góp vào các nghiên cứu hiện có từ cả khía cạnh lý thuyết và thực tiễn Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này cung cấp một mô hình nghiên cứu về vai trò đang thay đổi quan trọng của công nghệ kỹ thuật số trong việc thúc đẩy chia sẻ kiến thức trong các tổ chức để thực hiện công việc được tốt hơn; giải quyết vấn đề một cách kịp thời với việc phát triển một mô hình nghiên cứu đã được xác thực để hiểu rõ hơn về việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để chia sẻ kiến thức và ra quyết định Mô hình đã được xác thực và các kết quả nghiên cứu tướng ứng có thể được sử dụng làm nền tảng để nghiên cứu sâu hơn về chia sẻ kiến thức và ra quyết định cũng như hiệu quả công việc trong các tổ chức ở các bối cảnh khác nhau Ngoài ra, có những hạn chế nhất định đối với các quốc gia có nền văn hóa khác do nghiên cứu này thu thập dữ liệu ở Úc và không xem xét tác động của các đặc điểm tính cách có ảnh hưởng đến mức độ chia sẻ kiến thức trong công nghệ kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả công việc

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Deng và cộng sự (2022)

2.2.4 Mô hình nghiên cứu của Jarvenpaa & cộng sự (1999)

Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng một mô hình nghiên cứu xem xét những thách thức trong việc xây dựng và duy trì lòng tin trong một nhóm ảo toàn cầu có các thành viên theo thời gian, không gian và văn hóa Điển hình là mô tả về các nhóm ảo toàn cầu có các thành viên bị chia cắt bởi vị trí và văn hóa, bị thách thức bởi một dự án hợp tác chung và phương tiên truyền thôn khả thi về mặt kinh tế Kết quả cho thấy rằng các nhóm ảo toàn cầu có thể trải nghiệm một dạng tin cậy “nhanh chóng”, về mặt thực tế, nghiên cứu mô tả giao tiếp là hành vi có thể tạo điều kiện tin tưởng vào các nhóm ảo toàn cầu

Nghiên cứu là khám phá thông qua phân tích các hành vi giao tiếp xem liệu tin tưởng có tồn tại và hoặc phát triển như thế nào trong các nhóm ảo toàn cầu bao gồm các cá nhân giao tiếp điện tử xuyên thời gian, không gian và văn hóa trên cơ sở ngắn hạn mà không cần bất kỳ lịch sử chung trước đó hoặc dự đoán tương lai Những yếu tố tác động tích cực đến tin tưởng như là: 1 Giao tiếp xã hội là sự xuất hiện để tạo điều kiện tin tưởng ngay từ khi nhóm tồn tại có độ tin cậy ban đầu thấp ở một vài thông điệp xã hội ban đầu Cuộc thảo luận xã hội này dường như thúc đẩy tin tưởng ban đầu vào dự án nhưng chưa đủ để duy trì lòng tin trong thời gian dài (2) Giao tiếp truyền nhiệt huyết là ở các nhóm tin tưởng thấp, các thông điệp thể hiện rất ít sự nhiệt tình hoặc lạc quan Qua sự khuyến khích nhau hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm chuyển từ tín nhiệm thấp lên cao thể hiện sự nhiệt tình hoặc lạc quan khi phát triển dự án tiến triển (3) Ứng phó với sự không chắc chắn về nhiệm vụ và kỹ thuật là các nhóm báo cáo về mức độ tin tưởng ban đầu để phát triển một hệ thống đối phó với sự không chắc chắn về kỹ thuật và nhiệm vụ phi cấu trúc (4) Sáng kiến cá nhân là các đội có độ tin cậy ban đầu thấp và những đội duy trì ở độ tin cậy thấp đều có các thành viên không chủ động ở các nhóm LoLo và ở nhóm HiHi có đặc trưng chủ động hơn là các thành viên sẽ đưa ra đề xuất chủ đề thay vì yêu cầu gợi ý và sẽ tình nguyện thay vì yêu cầu tình nguyện viên (5) Giao tiếp có thể đoán trước là cá nhóm ở mức độ thấp được đặc trưng bởi mức độ giao tiếp thấp là bởi các giao tiếp không đoán trước, với vài thành viên chịu trách nhiệm về phần giao tiếp đối với các nhóm LoLo Và các nhóm HiHi thì họ giao tiếp thường xuyên, thiết lập một mô hình giao tiếp thường xuyên, điều này làm tăng sự chắc chắn đối với cam kết của các thành viên trong nhóm

(6) Phản hồi kịp thời và thực tế là các thành viên nhận được phản hồi rõ ràng và nhanh chóng xác minh rằng thông điệp của họ, Những đóng góp của họ cho các nhiệm vụ đã được đọc và đánh giá kỹ lưỡng với mỗi thành viên đều góp phần vào công việc của người khác ngay cả những thành viên không chuyên nghiệp cũng có thể đóng góp tích cực (7) Lãnh đạo là người đúng ra lãnh đạo các nhóm thực hiện nhiệm vụ, ở các nhóm LoLo thì sự lãnh đạo có hạn chế nhưng có tác động

Luận văn Thạc sĩ tích cực đến hiệu quả công việc trong nhóm Ở các nhóm HiHi thì sự lãnh đạo thể hiện kỹ năng, kinh nghiệm để duy trì tích cự đế các thành viên thực hiện các nhiệm vụ (8) Chuyển đổi từ thủ tục sang tập trung nhiệm vụ là các nhóm tập trung trao đổi thông điệp về các quy tắc hoặc thủ tục, với các nhóm có độ tin tưởng cao thì tập trung vào khả năng chuyển từ định hướng thủ tục sáng định hướng nhiệm vụ, từ trong tâm xã hội và/ hoặc thủ tục sang định hướng nhiệm vụ (9) Phản ứng chậm trước khủng hoảng là các nhóm phải trải qua một số sóng gió có thể khiến các đội bị gián đoạn vĩnh viễn, ngay cả trong giai đoạn đầu, độ tin tưởng HiHi, không giống như đội tin tưởng LoLo

Hình 2.4 Phân tích hành vi xuất hiện trong các trường hợp theo từng danh mục, cũng như các hành vi phổ biến giữa các danh mục

2.2.5 Mô hình nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2022)

Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng một mô hình nghiên cứu xem xét sự nhanh nhẹn của cá nhân bị ảnh hưởng như thế nào bởi việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của doanh nghiệp (ESMU – Enterprise Social Media Usage) và thảo luận về vai trò điều độ của văn hóa đổi mới trong chất lượng giao tiếp, tin tưởng và sự nhanh nhẹn của cá nhân bằng cách sử dụng lý thuyết vốn quan hệ Mô hình này sau đó được thử nghiệm trên dữ liệu của cá nhân Trung Quốc từ các công ty khác nhau đã được thu thập để phân tích và các giả thuyết

Luận văn Thạc sĩ được phát triển đã được kiểm tra Kết quả cho thấy ESMU gắn liền với chất lượng truyền thông và sự tin tưởng; văn hóa đổi mới đóng một vai trò điều tiết tích cực trong ESMU và sự nhanh nhẹn của cá nhân; và chất lượng giao tiếp

MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện trong Hình 2.11 dưới đây Mô hình này có dựa trên những mô hình nghiên cứu trước đây

2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây, mô hình nghiên cứu đề xuất được tích hợp từ các mô hình nghiên cứu đi trước, cụ thể các giải thuyết như sau:

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu

H1 Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc có tác động dương lên tin tưởng của nhân viên

H2 Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc có tác động dương lên chất lượng giao tiếp của nhân viên

H3 Tin tưởng có tác động dương lên chất lượng giao tiếp của nhân viên

H4 Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc có tác động dương lên chất lượng phối hợp của nhân viên

H5 Tin tưởng có tác động dương lên chất lượng phối hợp của nhân viên

H6 Chất lượng giao tiếp có tác động dương lên chất lượng phối hợp của nhân viên

H7 Chất lượng giao tiếp có tác động dương lên chia sẻ kiến thức của nhân viên H8 Chất lượng phối hợp có tác động dương lên chia sẻ kiến thức của nhân viên H10 Chất lượng phối hợp có tác động dương lên giá trị cảm nhận của nhân viên H9 Chất lượng giao tiếp có tác động dương lên giá trị cảm nhận của nhân viên H11 Chia sẻ kiến thức có tác động dương lên kết quả công việc của nhân viên H12 Giá trị cảm nhận tác động dương lên kết quả công việc của nhân viên H13 Chia sẻ kiến thức có tác động dương lên giá trị cảm nhận của nhân viên

Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc, tin tưởng, chất lượng giao tiếp và chất lượng phối hợp của nhân viên

Sử dụng một số công cụ công nghệ hoạt động trong một nền tảng xã hội để tạo điều kiện tương tác và trao đổi thông tin giữa những người trong môi trường xã hội ảo và nơi làm việc (Cao và cộng sự, 2016) Đây là một nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu Việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội có thể cải thiện sự tin tưởng, bởi vì một nhóm làm việc có thể được lập trên các nền tảng đó (Jarvenpaa và cộng sự, 1999) Theo Jarvenpaa và cộng sự (1999) đã khẳng định rằng một người tin tưởng một nhóm khi người đó tin rằng nhóm đó “(a) nỗ lực một cách thiện chí để hành xử theo bất kỳ cam kết nào dù rõ ràng hay ngầm định, (b) trung thực trong bất kỳ cuộc đàm phán nào đi trước những cam kết như vậy, và (c) không lợi dụng quá mức lợi thế của người khác ngay cả khi có cơ hội” Ngày nay, mạng xã hội đang thể hiện được những cơ hội lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hoạt động quản lý tri thức (Zhang và cộng sự, 2016) Những nhân viên sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc bằng các công cụ trực tuyến dần dần xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng giữa họ khi giao tiếp tăng lên (Sun và Shang, 2014; Cheng và cộng sự, 2017) Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc cung cấp nhiều công cụ cho môi trường làm việc trong nhóm, trao quyền cho các thành viên để tăng sức mạnh mối quan hệ và cho phép giao tiếp thường xuyên giữa họ (Cao và cộng sự, 2016) Các công nghệ mạng xã hội hỗ trợ chuyên nghiệp trong quản lý tri thức, cung cấp tài nguyên cho bất kỳ người nào tương tác, giao tiếp và phối hợp với những người khác Giao tiếp đòi hỏi nhiều kế hoạch và bao gồm báo cáo bằng văn bản,…được xem là chính thức, các ý tưởng và đóng góp thường được chia sẻ, thảo luận và đánh giá với các thành viên khác trong nhóm nhanh chóng và hiệu quả hơn trong giao tiếp không chính thức hơn là chính thức (Kay và cộng sự, 2022) Sử dụng mạng xã hội có thể tăng khả năng giao tiếp và phối hợp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân trong tổ chức để hoàn thành một tập hợp nhiệm vụ của tập thể của họ trong nền tảng số hóa (Deng và cộng sự, 2023) Nâng cao chất lượng giao tiếp, phối hợp bằng công nghệ kỹ thuật số như vậy có tác động tích cực đến việc ra quyết định (Ahmed và cộng sự, 2019; Chen và cộng sự, 2019) Theo Chen và cộng sự (2019) cho thấy rằng công nghệ kỹ thuật số có khả năng hỗ trợ phối hợp và cộng tác giữa các cá nhân, dẫn đến việc ra quyết định hiệu quả Ahmed và cộng sự (2019) cho thấy rằng việc sử dụng các công nghệ mạng xã hội của của doanh nghiệp có thể tạo điều kiện để giao tiếp và phối hợp giữa các các nhân Vì vậy, các giả thuyết sau được hình thành:

H1 Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc có tác động dương lên tin tưởng của nhân viên;

H2 Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc có tác động dương lên chất lượng giao tiếp của nhân viên;

H4 Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc có tác động dương lên chất lượng phối hợp của nhân viên

Tin tưởng, chất lượng giao tiếp và chất lượng phối hợp của nhân viên

Tin tưởng là niềm tin trong các mối quan hệ giữa cá nhân với các thành viên khác trong quá khứ hoặc tương lai, từ đó xác định được chuẩn mực chung về nghĩa vụ và trách nhiệm (Sirkka L Jarvenpaa và cộng sự, 1999) Những cá nhân sử dụng các công cụ trực tuyến dần dần xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng giữa họ khi giao tiếp tăng lên (Sun và Shang, 2014; Cheng và cộng sự, 2017) Theo Meyerson và cộng sự (1996) khẳng định rằng với sự tin tưởng nhanh chóng, các thành viên đưa ra những đánh giá phân loại về người khác dựa trên những khuôn mẫu tích cực Do đó mỗi cá nhân trong nhóm làm việc nâng cao khả năng giao tiếp, phối hợp bằng cách chia sẻ với nhau các ý tưởng, thông tin và cảm xúc, nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ trong đời sống xã hội vì những mục đích nhất định thông quan sử dụng kỹ thuật công nghệ mạng xã hội để đạt hiệu quả trong công việc (Lindsjorn & cộng sự, (2016) Nếu mỗi cá nhân không có niềm tin đến các thành viên trong nhóm làm việc, dẫn đến cá nhân đó thiếu giao tiếp, phối hợp có thể cản trở việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm có thể liên quan đến các nhiệm vụ chung (Deng và cộng sự, 2023) Trong các các nhóm làm việc, các thành viên trong nhóm làm việc năng nỗ được bố trí gần nhau trong các văn phòng có không gian mở để kích thích giao tiếp, phối hợp nhịp nhàng, thân mật và cởi mở Về vấn đề này, giả thuyết sau đây được đề xuất:

H3 Tin tưởng có tác động dương lên chất lượng giao tiếp của nhân viên; H5 Tin tưởng có tác động dương lên chất lượng phối hợp của nhân viên

Chất lượng giao tiếp, chất lượng phối hợp, chia sẻ kiến thức và giá trị cảm nhận của nhân viên

Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng trở nên phổ biến và trở thành những kênh quan trọng giúp cho việc tương tác xã hội trở nên dễ dàng hơn Các phương tiện truyền thống mới này được các cá nhân sử dụng để chia sẻ kiến thức trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cụ thể trong các tổ chức (Tseng và Huang, 2011; Ahmed và cộng sự, 2019) Theo Deng và cộng sự (2023), việc nâng cao khả năng giao tiếp và phối hợp của nhân viên dẫn đến hiệu quả công việc trong nhóm làm việc Sự giao tiếp và phối hợp của các nhân viên tác động đáng kể đến chia sẻ kiến thức và giá trị cảm nhận của các thành viên trong nhóm làm việc Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu hiện có (Ellison và cộng sự, 2015; Lindsjorn và cộng sự, 2016) là có khả năng tạo điều kiện cho việc chia sẻ kiến thức và giá trị cảm nhận bằng cách

Luận văn Thạc sĩ hỗ trợ giao tiếp, phối hợp các hoạt động công việc và chia sẻ nội dung giữa các cá nhân Kết quả là, các cá nhân và trong nhóm làm việc của tổ chức đã bắt đầu có những giá trị cảm nhận sâu sắc và sâu rộng mà những thay đổi này đã mang lại không chỉ về quy mô, khả năng giao tiếp, phối hợp và tính sẵn có của kiến thức mà còn về cách thức chia sẻ kiến thức, nguồn gốc của nó và vai trò của các cá nhân trong việc tạo ra, chia sẻ kiến thức với các thành viên khác (Deng và cộng sự, 2023) Điều này chỉ rõ hơn việc sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc trong các tổ chức ảnh hưởng như thế nào đến việc giao tiếp, phối hợp, chia sẻ kiến thức và tác động của chúng lên giá trị cảm nhận của cá nhân làm tăng hiệu suất công việc của các cá nhân (Deng và cộng sự, 2023) Do đó, mối quan hệ với giá trị cảm nhận thường được đánh giá tổng thể của một dịch vụ, giá trị cảm nhận liên quan đến sự cân bằng giữa các thành phần cho và nhận Dựa trên các lập luận nêu trên, giả thuyết sau được hình thành:

H6 Chất lượng giao tiếp có tác động dương lên chất lượng phối hợp của nhân viên;

H7 Chất lượng giao tiếp có tác động dương lên chia sẻ kiến thức của nhân viên;

H9 Chất lượng giao tiếp có tác động dương lên giá trị cảm nhận của nhân viên

Chất lượng phối hợp, chia sẻ kiến thức và giá trị cảm nhận của nhân viên

Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc tăng khả năng phối hợp cho phép chia sẻ kiến thức để tạo điều kiện thực hiện các hoạt động làm việc cụ thể (Lindsjorn và cộng sự, 2016; Waizenegger và cộng sự, 2020) Chia sẻ kiến thức liên quan đến việc phối hợp của các nhân viên trong việc trao đổi thông tin và kiến thức chuyên môn từ người này sang người khác để giúp người khác thực hiện công việc của họ tốt hơn Việc sử dụng mạng xã hội cung cấp cho các cá nhân các kênh chia sẻ kiến thức mới (Ahmed và cộng sự, 2019) để cho phép phối hợp và cộng tác kịp thời giữa các cá nhân trong một môi trường làm việc được số hóa để đạt hiệu quả công việc tốt hơn Theo Kwahk và Park (2016) gợi ý rằng phương tiện truyền thông xã hội doanh nghiệp hỗ trợ sự phối hợp, điều này thúc đẩy đáng kể việc chia sẻ kiến thức Theo Lindsjorn và cộng sự (2016) nhận thấy rằng công nghệ kỹ thuật số tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều phối và hài hòa các hoạt động công việc, dẫn đến chia sẻ kiến thức hiệu quả Waizenegger và cộng sự (2020) cho thấy sự phối hợp ảnh hưởng tích cực đến việc chia sẻ kiến thức trong môi trường làm việc số hóa trong các tổ chức Trong khi đó, giá trị cảm nhận của cá nhân đối với các thành viên khác trong nhóm làm việc chỉ ra rằng sự phối hợp

Luận văn Thạc sĩ của các nhân viên, cùng với sự hài lòng, sự tin tưởng và sự cam kết ảnh hưởng trực tiếp của giá trị được cảm nhận (Teas và Agarwal, 2000, Wang, 2008) Theo Wang (2008), giá trị cảm nhận thường được khái niệm liên quan đến đánh giá của người tiêu dùng về tỷ lệ giữa chất lượng cảm nhận và sự hy sinh được cảm nhận

Sự hy sinh chịu ảnh hưởng của cả giá tiền cảm nhận được và giá cả phi tiền tệ được cảm nhận (Zeithaml, 1988) Do đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H8 Chất lượng phối hợp có tác động dương lên chia sẻ kiến thức của nhân viên;

H10 Chất lượng phối hợp có tác động dương lên giá trị cảm nhận của nhân viên

Chia sẻ kiến thức, kết quả công việc và giá trị cảm nhận của nhân viên

Ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc trong các tổ chức đã tác động tích cực thúc đẩy chia sẻ kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cá nhân và cải thiện khả năng cạnh tranh của tổ chức (An và cộng sự, 2014; Malik và cộng sự, 2020) Có một số nghiên cứu liên quan đến sử dụng mạng xã hội về việc thúc đẩy chia sẻ kiến thức và tác động của nó với hiệu suất công việc trong tổ chức ((Kwahk và Park, 2016; Chen và cộng sự, 2019) Tác động đáng kể của sử dụng mạng xã hội nâng cao khả năng chia sẻ kiến thức ảnh hưởng đối với kết quả công việc phù hợp với những phát hiện của các nghiên cứu trước đây (Chen và cộng sự, 2019; Wang và cộng sự, 2020) Theo Chen và cộng sự (2019) nêu rõ rằng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số tăng việc chia sẻ và chuyển giao thông tin và kiến thức ngầm trong tổ chức và cải thiện việc chia sẻ kiến thức giữa các cá nhân, dẫn đến nâng cao hiệu suất công việc Mặc dù việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số mang lại tiềm năng cải thiện đáng kể việc chia sẻ kiến thức giữa các cá nhân trong tổ chức (Ahmed và cộng sự, 2019) Môi trường làm việc là tiền đề mới tác động đến tinh thần, sự gắn kết của cá nhân, hiệu quả công việc, và ngày càng quan trọng trong việc dự đoán được kết quả công việc Việc chia sẻ kiến thức có thể ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của nhân viên Các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực tiếp thị đã gợi ý rằng cảm nhận đều là tiền thân của Giá trị cảm nhận (Selim Ahmed và cộng sự, 2023; Hua Jiang và cộng sự, 2022; Md Uzir Hossain Uzir và cộng sự, 2021; Pedro Espírito Santo và cộng sự 2022) Vì vậy kết quả công việc bao gồm cảm xúc của cá nhân về nhiều khía cạnh của công việc như sự hài lòng trong công việc, giá trị cảm nhận và việc chia sẻ kiến thức như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao kết quả công việc tốt hơn của cá nhân trong nhóm làm việc Giả thuyết nghiên cứu được đề nghị:

H11 Chia sẻ kiến thức có tác động dương lên kết quả công việc của nhân viên

H13 Chia sẻ kiến thức có tác động dương lên giá trị cảm nhận của nhân viên

Giá trị cảm nhận và kết quả công việc của nhân viên

Giá trị cảm nhận được định nghĩa là đánh giá tổng thể về lợi ích của sản phẩm dựa trên cảm nhận về những gì nhận được và những gì mất đi (Zeithaml, 1988) Theo đó, mô hình hóa rõ ràng chất lượng được cảm nhận như là tiền thân trực tiếp của giá trị được cảm nhận (Teas và Agarwal, 2000) Các nghiên cứu trước đây tin rằng hiệu quả làm việc của cá nhân là trạng thái tình cảm của cá nhân đối với nhiều khía cạnh trong công việc của họ Kết quả công việc của nhân viên là khả năng làm việc hiệu quả của cá nhân để có thể thực hiện các mục tiêu không những của cá nhân và còn là của tổ chức (Kovach, 1995) Hiệu quả làm việc, như một yếu tố ảnh hưởng phổ biến đến công việc, được định nghĩa là cảm xúc hoặc phản ứng tình cảm đối với các khía cạnh của tình huống tại nơi làm việc (Treem và Leonardi, 2012) Hiệu quả công việc có chứa một số thành phần nhận thức như bao gồm các đánh giá và niềm tin về công việc trong khi thành phần tình cảm bao gồm các cảm giác và cảm xúc liên quan đến công việc, Kinh nghiệm làm việc, khả năng hoặc kỹ năng, có thể được tích hợp thành năng lực làm việc (Blumberg và cộng sự, 1982) Người ta có thể dễ dàng tìm thấy mối liên hệ tiềm năng giữa ý định làm việc và hiệu quả công việc thông qua quan điểm tâm lý Các nhà tâm lý học nhân sự đã dành nguồn lực đáng kể để nghiên cứu mối quan hệ giữa các thước đo năng lực làm việc và hiệu quả công việc (Ali-Hassan và cộng sự, 2015; Kuegler và cộng sự, 2015) đã cho thấy năng lực làm việc là một tiền đề hiệu quả cho mọi công việc Vì vậy hiệu quả công việc bao gồm cảm xúc của cá nhân về nhiều khía cạnh cảu công việc như sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của bản thân Do đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H12 Giá trị cảm nhận tác động dương lên kết quả công việc của nhân viên

Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu đề xuất

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1.1 Quy trình và các phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu bao gồm hai giai đoạn – nghiên cứu sơ bộ, và nghiên cứu chính thức:

Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành qua hai phương pháp là nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định tính sơ bộ dùng để hiệu chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu Nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện thông qua cách thức phỏng vấn sâu dựa trên các câu hỏi của thang đo gốc Nội dung phỏng vấn được giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung các biến quan sát, giúp hạn chế các sai sót về ngữ cảnh, cũng như từ ngữ phù hợp với mọi người Đối tượng tham gia vào giai đoạn này cá nhân của các tổ chức y tế thường xuyên tham gia vào trao đổi, chia sẻ thông tin bằng cách sử dụng công nghệ truyền thông bằng các công cụ trực tuyến tại nơi làm việc

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy dữ liệu và vấn đề hiệu lực cũng là mối quan tâm hàng đầu trong thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và độ giá trị của thang đo nhằm điều chỉnh bẳng câu hỏi nếu cần trước khi nghiên cứu chính thức Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết có cấu trúc Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với số lượng mẫu dự kiến là 70 mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2014) Sau bước định lượng sơ bộ, nghiên cứu có được thang đo chính thức dùng cho bước nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu chính thức: Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trong giai đoạn này bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua việc gửi bảng câu hỏi trực tiếp, trực tuyến đến thành viên tham gia vào việc trao đổi, chia sẽ thông tin của các cơ sở y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu Tiếp theo bài nghiên cứu định lượng chính thức (kích thước mẫu là 258), phương pháp PLS – SEM được áp dụng để phân tích đánh giá mô hình và giả thuyết nghiên cứu Trước tiên, nghiên cứu tiến hành đánh giá mô hình đo lường, cụ thể gồm các bước: đánh giá độ nhất quán nội tại (độ tin cậy tổng hợp CR), độ giá trị hội tụ (phương sai trích trung bình AVE, hệ số tải), độ giá trị phân biệt (tiêu chuẩn Fornell Larcker) Kế đến nghiên cứu tiến hành đánh giá mô hình cấu trúc, cụ thể gồm các bước: đánh giá tính đa cộng tuyến (VIF) của các khái niệm, hệ số đường dẫn (β), hệ số xác

Luận văn Thạc sĩ định (R 2 ) và mức độ ảnh hưởng (f 2 ) Từ kết quả có được sẽ đưa ra kết luận và hàm ý quản trị

Nghiên cứu sử dụng hai loại thang đo là thang đo định danh (nominal scale) và thang đo cấp quãng (interval scale) Thang đo định danh là thang đo định tính, số đo chỉ để xếp loại chứ không có ý nghĩa về mặt lượng (Thọ, 2013) Chẳng hạn, người trả lời được yêu cầu chọn giới tính, nhóm tuổi, mức thu nhập Thang đo khoảng là thang đo định lượng trong đó số đo dùng để chỉ khoảng cách nhưng gốc

0 không có nghĩa (Thọ, 2013) Nghiên cứu này đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ Thang đo Likert thường được dùng để đo lường một tập hợp các phát biểu của một khái niệm Số đo của khái niệm là tổng các điểm của từng phát biểu

Dựa trên cơ sở lý thuyết về các khái niệm trong mô hình nghiên cứu, thang đo nháp được xây dựng Trên cơ sở này, một tập các biến quan sát (của thang đo nháp) được xây dựng để đo lường các biến tiềm ẩn (các khái niệm nghiên cứu) Sau khi đó, thang đo nháp này được dùng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ Thang đo nháp được đánh giá thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ của một mẫu có kích thước n = 70 Thang đo nháp này tiếp tục được điều chỉnh thông qua hai kỹ thuật chính: Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích yếu tốt khám phá EFA Các biến quan sát cuối cùng còn lại (tức thang đo hoàn chỉnh) được đưa vào phiếu khảo sát chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức Thang đo chính thức hoàn chỉnh dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức được dùng để kiểm định Mô hình nghiên cứu được đánh giá qua hai bước: đánh giá mô hình đo lường và đánh giá mô hình cấu trúc

Trình tự các bước phân tích dữ liệu trong nghiên cứu (Thể hiện trong Hình 3.1.):

Bước 1: Kiểm định độ tin cậy bằng thang đo

Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại bỏ biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố Kiểm định độ tin cậy của các biến trong thang đo dựa vào hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo và hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi biến đo lường Các biến có hệ số tương quan tổng – biến nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại Một thang đo có độ tin cậy tốt khi biến thiên trong khoảng 07-0.8 Nếu Cronbach’s Alpha > hoặc = 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy (Nunnally and Berndstein, 1994)

Bước 2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá – EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techiques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationship) EFA dùng để rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F (với F < K) các nhân tố có ý nghĩa hơn Cơ sở của việc rút trích này dựa vào mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố với các biến quan sát Phương pháp EFA được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu để đánh giá sơ bộ các thang đo lường Bản chất của phương pháp này là dựa vào số liệu thu thập được để tìm ra các yếu tốt cấu thành và khẳng định mô hình các yếu tốt cầu thành đã có sẳn qua các nghiên cứu trước hoặc mô hình lý thuyết Sử dụng phương sai trích để đánh giá thang đo : Thang đo được chấp nhận khi phương sai trích > 50% và Eigenvalue > 1 (Hair và cộng sự, 2014) Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5 (Hair và cộng sự, 2014)

Bước 3: Thống kê mô tả

Bước 4 : Đánh giá mô hình thang đo Đánh giá dựa trên ba giá trị : Độ tin cậy tổng hợp, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt :

- Đánh giá độ tin cậy tổng hợp : Là đo lường độ tin cậy của tập hợp các biến quan sát đo lường một khái niệm (nhân tố) và hệ số độ tin cậy CA đo lường tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát của các câu trả lời Độ tin cậy tổng hợp có ý nghĩa khi có giá trị lớn hơn 0.7 và độ tin cậy CA từ 0.6 trở lên

- Đánh giá giá trị hội tụ của thang đo : Thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa (Outer loading) của thang đo đều cao (> 0.5) và có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) (Henseler và cộng sự, 2016) và tổng hợp phương sai trích phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được giải thích bởi tính biến tiềm ẩn (Henseler và cộng sự, 2016) có ý nghĩa khi có giá trị trên 0.5

- Đánh giá giá trị phân biệt : Theo Henseler và cộng sự (2016), giá trị phân biệt là mức độ phân biệt một khái niệm của một biến tiềm ẩn cụ thể từ khái niệm của những biến tiềm ẩn khác

- Đánh giá độ cộng tuyến : Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) khi VIF vượt quán 10 (Hair và cộng sự, 2014), đó là dấu hiệu đa cộng tuyến

Bước 5 : Đánh giá mô hình cấu trúc Để đánh giá mô hình cấu trúc, tác giả thực hiện :

- Đo lường hệ số tổng thể xác định (R – Square value), là một chỉ số để đo lường mức độ phù hợp với mô hình của dữ liệu Hair và cộng sự (2014) mô tả các giá trị R – Square là 0.67, 0.33 và 0.19 trong mô hình dẫn PLS tương ứng là mạnh, trung bình và yếu

- Hệ số Path Coefficient (trọng số tác động) của mô hình cấu trúc PLS : Mức độ tác động của các biến số với nhau, có thể được hiểu là hệ số beta chuẩn của hồi quy least squares, cung cấp một xác nhận thực nghiệm một phần của mối quan hệ về mặt lý thuyết giả định giữa các biến tiềm ẩn Hệ số này mang dấu (+) là tác động cùng chiều, mang dấu (-) là tác động ngược chiều

- Giá trị T-value : Nếu giá trị T-value > 1.96 thì kiểm định có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Kiểm định ước lượng Bootstrap: Bootstrap là thủ tục có thể được sử dụng trong PLS bằng lấy mẫu để cung cấp khoảng tin cậy cho tất cả các ước lượng tham số, xây dựng cơ sở để suy luận thống kê Mẫu Bootstrap được tạo ra bằng cách vẽ một cách ngẫu nhiên các trường hợp có thay thế từ các mẫu ban đầu PLS ước lượng mô hình đường dẫn cho mẫu Bootstrap (Hair và cộng sự, 2014)

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (hiệu chỉnh từ Thọ, 2013)

THANG ĐO

Xây dựng thang đo cho các biến của mô hình là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng cầu nối giữa lý thuyết và kiểm định lý thuyết (Anderson và

Gerbing, 1988) Dựa trên nghiên cứu trước, các bước sau đây được xem xét, bao gồm xác định cấu trúc và lĩnh vực, tự đánh giá tính hợp lệ về nội dung của các định nghĩa, tạo các tiểu mục, định dạng và quy mô nghiên cứu, khảo sát dự thảo bảng câu hỏi

Thang đo của mô hình trong nghiên cứu này kế thừa và hiệu chỉnh từ những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây Thang đo được sử dụng là thang đo Likert, một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó, bao gồm các phát biểu đánh giá về thuộc tính của đối tượng nghiên cứu và các câu trả lời gồm 5 cấp độ từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” để người trả lời lựa chọn

Các biến cần đo trong nghiên cứu là những biến cấu trúc không ở dạng định lượng Do vậy, để quan sát chúng cần tiến hành lượng hóa, thang đo được xem như biểu thị hiện tượng hay thuộc tính của sự vật theo dạng điểm đo lường Việc lựa chọn thang đo tùy thuộc vào thuộc tính cần đo, độ chính xác của phép đo và phương pháp phân tích được sử dụng Tuy nhiên, thông tin khi sử dụng cho nghiên cứu này cũng không thể tránh khỏi một số sai lệch nhất định Các nguyên nhân dẫn đến các sai lệch có thể kể ra là sai lệch do cách thu thập thông tin, sai lệch do người trả lời câu hỏi, sai lệch do nhập liệu, Việc đo đạc khó tránh khỏi một so sai lệch do những nguyên nhân chủ quan và khách quan như trang thái nhất thời của đối tượng trả lời bảng câu hỏi, yếu tố tình huống lúc đo, công cụ đo, cách thức đo, Tuy nhiên, mức độ sai lệch trong quá trình nghiên cứu được giảm tối đa bằng cách lường trước những sai sót có thể và có những biện pháp kiểm soát chủ động Ví dụ, đối tương trả lời bảng câu hỏi có thể chất hay tinh thần khác thường thì sẽ được ghi nhận để loại trừ trong số các bảng trả lời Chọn đối tượng trả lời là những người đúng với yêu cầu của nghiên cứu

Trong nghiên cứu định lượng, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là về các hiện tượng kinh tế, xã hội Do đối tượng nghiên cứu về hiện tượng kinh tế, xã hội rất phức tạp nên việc đánh giá đòi hỏi phải có những thang đo chuẩn xác với độ tin cậy nhất định Thang đo Likert là thang đo được sử dụng một cách phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng Thang đo Likert được phát triển và giới thiệu bởi Rennis Likert vào năm 1932 Thang đo này được gọi là thang đo Likert 5 mức độ hay đọc nhanh là Likert 5 Đề tài sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ để đánh giá mức độ đồng ý đối với mỗi biến Thang đo đã được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt Thang đo được sử dụng được thể hiện cụ thể:

- Lựa chọn “1” tương ứng với mức “Hoàn toàn không đồng ý”

- Lựa chọn “2” tương ứng với mức “Không đồng ý”

- Lựa chọn “3” tương ứng với mức “Không có ý kiến”

- Lựa chọn “4” tương ứng với mức “Đồng ý”

- Lựa chọn “5” tương ứng với mức “Hoàn toàn đồng ý”

Các thang đo dùng trong nghiên cứu này đều được kế thừa từ các nghiên cứu trước Cụ thể, các khái niệm Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc (Social media use at work) được kế thừa từ Cao & cộng sự (2018), Tin tưởng (Trust) được kế thừa từ Jarvenpaa & cộng sự (1999), Chất lượng giao tiếp (Communication quality) được kế thừa từ Lindsjorn & cộng sự (2016); Deng & cộng sự (2022),

Chất lượng phối hợp (Coordination quality) được kế thừa từ Lindsjorn & cộng sự (2016) và Deng & cộng sự (2022), Chia sẻ kiến thức (Knowledge sharing) được kế thừa từ Pangil and Chan (2014); Alsharo & cộng sự (2017) và Deng & cộng sự (2022), Giá trị cảm nhận (Perceived value) được kế thừa từ Wang (2008) và Kết quả công việc (Job performance) được kế thừa từ Chen & cộng sự (2019) và Deng & cộng sự (2022)

1 Hành vi sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc của cá nhân

Cá nhân trong nhóm làm việc tại X thường xuyên sử dụng mạng xã hội để thu thập thông tin và kiến thức liên quan đến công việc Các cá nhân trong nhóm làm việc tại X thường xuyên sử dụng mạng xã hội để duy trì và tăng cường giao tiếp với các cá nhân khác Các cá nhân trong nhóm làm việc tại X thường xuyên sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc

2 Tin tưởng vào các cá nhân khác

Chúng tôi thường quan tâm đến cảm xúc của nhau trong nhóm làm việc

Những người trong nhóm làm việc của tôi rất thân thiện Tôi có thể dựa vào những người mà tôi đã làm việc cùng trong nhóm của mình

Nhìn chung, những người trong nhóm làm việc của tôi rất đáng tin cậy

3 Chất lượng giao tiếp giữa các cá nhân

Cá nhân tại X giao tiếp thường xuyên thông qua các công nghệ kỹ thuật số

Cá nhân tại X giao tiếp trong các cuộc họp tự phát, các cuộc nói chuyện điện thoại

Cá nhân tại X giao tiếp cá nhân và trực tiếp bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số Ý tưởng và thông tin được chia sẻ cởi mở bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số tại X

Cá nhân tại X ít quan tâm đến tính mở của luồng thông tin

4 Chất lượng phối hợp giữa các cá nhân

Các hoạt động công việc tại X được hài hòa bởi công nghệ kỹ thuật số Các hoạt động công việc tại X được điều phối bởi các công nghệ kỹ thuật

Các hoạt động công việc tại X được hỗ trợ bởi công nghệ kỹ thuật số Công ty X giúp bày tỏ mối quan tâm và các vấn đề bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số

5 Chia sẻ kiến thức giữa các cá nhân

Cá nhân tại X thường xuyên chia sẻ kiến thức bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số

Cá nhân tại X thường xuyên tìm kiếm kiến thức bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số

Cá nhân tại X thường xuyên chia sẻ ý tưởng cởi mở bằng các sử dụng công nghệ kỹ thuật số

Nhóm làm việc vận dụng tốt kiến thức của cá nhân tại X

Cá nhân tại X sẵn sàng giúp đỡ người khác thông quan công nghệ kỹ thuật số Đồng nghiệp giữ ý tưởng tốt của họ tại X

6 Giá trị cảm nhận của cá nhân về môi trường làm việc

Dịch vụ của hệ thống thương mại điện tử rất đáng đồng tiền Dịch vụ của hệ thống thương mại điện tử có thể chấp nhận được Dịch vụ của hệ thống thương mại điện tử được coi là mua tốt

7 Thành quả công việc của cá nhân

Tôi luôn hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong bản mô tả công việc

Tôi luôn đáp ứng tất cả các yêu cầu thực hiện chính thức của công việc

Luận văn Thạc sĩ cộng sự

Tôi luôn hoàn thành mọi trách nhiệm theo yêu cầu của công việc Tôi không bao giờ bỏ bê các khía cạnh của công việc mà tôi có nghĩa vụ thực hiện

Tôi luôn thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu

3.2.2 Thang đo nháp 2 a) Nghiên cứu định tính sơ bộ

Nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu Việc phỏng vấn sâu nhằm kiểm tra mức độ hiểu của đối tượng được phỏng vấn đối với nội dung thang đo nháp 1 được kế thừa từ các nghiên cứu trước (xem Bảng 3.1.) để bổ sung, chỉnh sửa từ ngữ hoặc loại bỏ một số biến quan sát không phù hợp, bổ sung biến quan sát cho nghiên cứu này để từ đó hình thành nên bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu chính thức Cụ thể, bảng câu hỏi đầu tiên bằng tiếng anh được chuẩn bị và bảng câu hỏi này được dịch sang tiếng Việt một cách độc lập, sử dụng phương pháp dịch ngược và xuôi Sau đó, tác giả thảo luận và đi đến sự thống nhất về cách dùng từ ngữ cho chính xác và khả năng đọc hiểu bảng câu hỏi được dịch Để giảm thiểu thời gian, công sức cho người trả lời, bảng câu hỏi được thiết kế đảm bảo thời gian trả lời trong vòng 15 phút Hơn nữa, các câu hỏi được trả lời dựa trên những câu trả lời cho sẵn nên giảm thiểu sự nỗ lực về thể chất cũng như tinh thần của người trả lời để hoàn tất bảng câu hỏi Các câu hỏi liên quan đến các khái niệm nghiên cứu được hỏi trước và các câu hỏi nhân khẩu được xếp cuối cùng của bảng câu hỏi Ngoài ra, để giảm thiểu sự mơ hồ và không khách quan của người trả lời, sự hướng dẫn trả lời được đảm bảo rõ ràng (không mơ hồ), đơn giản và dễ hiểu

Một mẫu kiểm định thang đo hiệu chỉnh sẽ được tiến hành trước khi tung ra các câu hỏi khảo sát cuối cùng để đảm bảo khả năng đọc hiểu câu hỏi Các tính chất tâm lý của phép đo cũng sẽ được kiểm tra Những giả định như phân phối chuẩn, không có đa cộng tuyến, lỗi ngẫu nhiên và độc lập cũng sẽ được kiểm định Dựa trên các kết quả thu được, các câu hỏi khảo sát sẽ được tinh chỉnh hơn nữa Chi tiết dàn bài phỏng vấn sơ bộ định tính (Xin vui lòng xem tại mục II của Phụ lục 1 đính kèm)

MẪU NGHIÊN CỨU

Cỡ mẫu có thể được xác định dựa trên cơ sở số biến quan sát của các yếu tốt có trong mô hình nghiên cứu Theo Hair và cộng sự, kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5-10 lần số biến quan sát Theo Holter, kích thước mẫu tới hạn phải là

200 mẫu Theo phương pháp ước lượng ML (Maximum Like lihood) thì kích thước mẫu tối thiểu là 100 – 150 mẫu

Trong bài nghiên cứu này có 25 mẫu biến quan sát vậy theo Hair thì kích thước mẫu là từ 125 – 250 mẫu

Phương pháp được chọn là phương pháp lấy mẫu thuận tiện Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện, nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử mẫu nào mà họ tiếp cận được và theo đó bảng câu hỏi khảo sát sẽ được gửi đến đối tượng khảo sát một cách ngẫu nhiên

Dữ liệu khảo sát được tiến hành thu thập bằng 2 cách: Trực tiếp bằng bảng giấy và gián tiếp thông qua việc sử dụng công cụ khảo sát google docs theo các hình thức sau:

- Giới thiệu câu hỏi cho bạn bè thường xuyên liên lạc trên các trang mạng xã hội như zalo, facebook, skype, đến các cá nhân đối với các cơ sở y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu (Được liệt kê chi tiết theo Bảng 3.3 bên dưới)

- Tác giả tới trực tiếp các cơ sở y tế gặp các anh chị nhân viên để đưa phiếu câu hỏi và lấy kết quả sau đó (hoặc một số anh chị bận thì tác giả lấy sau vài ngày) Ngoài ra, tác giả nhờ anh chị gửi bảng câu hỏi, link câu hỏi đến các cá nhân mà anh chị tới các cá nhân quen biết trong các cơ sở y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu Bảng 3.3 Thông tin các cơ sở y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Cơ sở y tế tỉnh Bà rịa

Vũng Tàu http://benhvien vungtau.vn https://www.f acebook.com/

Bà Rịa https://benhvien baria.com https://vi- vn.facebook.c om/ bariahospital. vn/

686 Võ Văn Kiệt, Long Tâm, Bà Rịa, Bà Rịa - Vũng Tàu

3 Trung tâm y tế thành phố Vũng tàu

278 Lê Lợi, Phường 7, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu

47 Nguyễn An Ninh, Phường 6, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu

5 Sở y tế Bà rịa – Vũng tàu http://soyte.baria - vungtau.gov.vn/

1 Phạm Văn Đồng, Phước Trung, Bà Rịa, Bà Rịa - Vũng Tàu

Các đối tượng tham gia khảo sát của nghiên cứu này chính là cá nhân đối với các cơ sở y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu (Chi tiết theo Bảng 3.3.)

Phương pháp lấy mẫu thuận tiện Thứ nhất, vì phương pháp này giúp tác giả có thể lựa chọn đối tượng khảo sát có thể tiếp cận được, từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc thu thập dữ liệu (Thọ & Trang, 2011) Thứ hai, do phương pháp này phù hợp với điều kiện thực hiện nghiên cứu của tác giả, nên được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu

Phương pháp PLS – SEM không yêu cầu nghiêm ngặt về kích thước mẫu (Hair & cộng sự, 2016) Thông thường việc định cỡ mẫu của phương pháp PLS – SEM theo gợi ý là kích thước mẫu nên bằng hay lớn hơn 10 lần số đường dẫn trong mô hình cấu trúc (Hair & cộng sự, 2016) Tuy yêu cầu kích thước mẫu không nghiêm ngặt, PLS – SEM vẫn là một phương pháp thống kê, do vậy vẫn phải xem xét kích thước mẫu so với nền tảng mô hình và đặc tính dữ liệu (Hair & cộng sự, 2016) PLS – SEM cũng là một nhánh thuộc họ phương pháp SEM, và cũng như các phương pháp thống kê khác thì kích thước mẫu lớn sẽ cho kết quả ổn định và tin cậy hơn (Hair & cộng sự, 2010)

Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận văn Thạc sĩ Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là các cá nhân sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc trong vòng 6 tháng trở lại đây của một số cơ sở y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu Việc lựa chọn một phương pháp thu thập dữ liệu là điểm mấu chốt trong quá trình thiết kế nghiên cứu (Aaker và cộng sự, 2004) Bảng câu hỏi là một cách thu thập dữ liệu hiệu quả khi các nhà nghiên cứu biết chính xác những gì cần thực hiện và làm thế nào để đo lường các biến trong nghiên cứu Cụ thể, phương pháp này có thể áp dụng được trong nghiên cứu, trong đó có các mục tiêu đòi hỏi phải có thiết kế mô tả phù hợp Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát cũng giúp hỗ trợ kiểm định mẫu có kích thước lớn với chi phí tương đối thấp, tăng khả năng nhân rộng kết quả, phân biệt được sai lệch nhỏ, tạo thuận lợi cho việc quản lý các câu hỏi và câu trả lời, việc áp dụng phân tích thống kê tiên tiến, khai thác các yếu tố và các mối quan hệ không trực tiếp đo lường được (Aaker và cộng sự, 2004) Kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện (còn được gọi là lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc lấy mẫu cơ hội) là một kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất liên quan đến mẫu được rút ra từ một phần của tổng mẫu thuận tiện đối với người nghiên cứu Kỹ thuật này được lựa chọn vì tính sẵn có và sự tiện lợi mà người nghiên cứu có được dựa trên các mối quan hệ mà họ có thể dễ dàng tiếp cận đối tượng trả lời bảng câu hỏi Để tăng tính đại diện của mẫu, nghiên cứu này sẽ tiến hành các cuộc khảo sát vào các thời điểm khác nhau trong ngày và vài lần mỗi tuần Trong đề tài này, người thực hiện điều tra xin thực hiện cuộc phỏng vấn đối với các nhân viên tại các cơ sở y tế đã liệt kê trong Bảng 3.2 và Bảng 3.3 Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí)

Nghiên cứu tiến hành khảo sát những đối tượng là nhân viên của các cơ sở y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu theo Bảng 3.2 và Bảng 3.3 nêu trên.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Các bảng câu hỏi sau khi thu thập sẽ được loại đi những bảng không đạt yêu cầu Sau đó, dữ liệu sẽ được mã hóa, nhập liệu, làm sạch và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0 và SmartPLS 4

3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phân tích mô tả sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả trong SPSS 20.0 là sau khi thu thập đủ số lượng yêu cầu, toàn bộ dữ liệu được mã hóa và làm sạch trước khi đưa vào phân tích Mã hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi các câu trả lời trong bộ câu hỏi thành dạng mã số để nhập và xử lý trong phần mềm SPSS

20.0 Làm sạch dữ liệu nhằm mục đích phát hiện và xử lý sai sót có thể xảy ra trong bộ câu trả lời như có ô trống hay câu trả lời không hợp lý Nội dung này sẽ cho biết các đặc điểm của mẫu như giới tính, độ tuổi, thu nhập, tình trạng hôn nhân, cơ sở y tế của dữ liệu thu thập được

3.4.2 Mô hình phương trình cấu trúc PLS-SEM

Phân phối chuẩn dữ liệu: PLS – SEM là phương pháp thống kê phi tham số, không yêu cầu dữ liệu phải phân bố chuẩn Tuy nhiên, phải chú ý rằng dữ liệu cũng không được quá lệch chuẩn vì sẽ gây ra sự thổi phồng sai số chuẩn của phương pháp bootstrap và dẫn đến khả năng một số quan hệ không được đánh giá có ý nghĩa Đối với PLS – SEM, có thể dùng hai phép đo phân phối chuẩn dữ liệu: Skewness và Kurtosis Skewness đánh giá mức độ phân bố đối xứng của biến Nếu phân bố của các câu trả lời của một biến lệch về bên phải hay trái của phân bố, thì phân bố bị lệch Kurtosis đo mức độ nhọn của phân bố (một phân bố quá hẹp với hầu hết các câu trả lời ở trung tâm) Khi cả Skewness và Kurtosis đều gần bằng 0, thì phân bố được xem là phân bố chuẩn Một gợi ý đánh giá Skewness, là giá trị Skewness nên trong khoảng (-1, 1) Kurtosis cũng nên trong khoảng (-1, 1) vì nếu lớn hơn +1 thì phân bố quá nhọn, còn nếu nhỏ hơn -1 thì phân bố quá phẳng Phân bố Skewness và Kurtosis không thỏa điều kiện này được xem là có phân bố không chuẩn (Hair & cộng sự, 2016)

Mô hình phương trình cấu trúc (Structural equation modeling – SEM) là một họ kỹ thuật thống kê hiện rất phổ biến trong khoa học xã hội và kinh doanh, có khả năng đánh giá các biến ẩn gián tiếp thông qua việc đo lường các biến quan sát Hiện nay, có hai loại SEM: SEM dựa trên bình phương tối thiểu từng phần

Partial Least Squares SEM (PLS – SEM, còn được gọi là mô hình đường dẫn PLS) và SEM dựa trên hiệp phương sai (covariance-based SEM) CB – SEM chủ yếu dùng để khẳng định hay bác bỏ lý thuyết bằng cách xác định một mô hình lý thuyết giả định có thể ước tính ma trận hiệp phương sai phù hợp như thế nào với một tập dữ liệu mẫu Trái lại, PLS – SEM chủ yếu dùng để phát triển lý thuyết trong nghiên cứu khám phá bằng cách tập trung vào việc giải thích phương sai của các biến phụ thuộc khi đánh giá mô hình (Hair & cộng sự, 2016)

Lý do PLS – SEM được chọn trong nghiên cứu này là: (i) không yêu cầu nghiêm ngặt về kích thước mẫu cũng như phân phối mẫu (Hair & cộng sự, 2016) và (ii) là một kỹ thuật thường được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm tiếp thị, quản lý, chiến lược, hệ thống thông tin v.v (Henseler & cộng sự, 2016)

3.4.3 Đánh giá mô hình đo lường trong PLS-SEM

Luận văn Thạc sĩ Để đánh giá mô hình đo lường, ta có thể sử dụng tiêu chí đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại, độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt của các thang đo khái niệm (Hair & cộng sự, 2016) Độ tin cậy nhất quán nội tại (internal consistency reliability): độ tin cậy nhất quán nội tại là tiêu chuẩn được đánh giá đầu tiên Thông thường, độ nhất quán nội tại (internal consistency) thường được đánh giá thông qua tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha (ước tính độ tin cậy dựa trên tương quan giữa các phần tử biến quan sát và giả định tất cả các biến quan sát có độ tin cậy bằng nhau, tức các hệ số tải của các biến trong cùng một khái niệm bằng nhau) Cạnh đó, PLS – SEM còn hay dùng tiêu chuẩn đánh giá độ tin cậy tổng hợp (composite reliability – CR hoặc ρc), tiêu chuẩn này tính hệ số tải của các biến thuộc một khái niệm khác biệt nhau Độ tin cậy tổng hợp nên cao hơn 0.7 (trong nghiên cứu khám phá có thể chấp nhận trong khoảng 0.6 đến 0.7), giá trị càng cao thì độ tin cậy càng cao Giá trị từ 0.7 đến 0.9 là tốt nhất, còn giá trị trên 0.9 và đặc biệt trên 0.95 là giá trị không được mong muốn vì lúc ấy các biến của một khái niệm thể hiện cùng một hiện tượng – khía cạnh của khái niệm (Hair & cộng sự, 2016) Độ giá trị hội tụ (convergent validity): độ giá trị hội tụ là phép đo mức độ tương quan dương với các phép đo khác của cùng một khái niệm Cụ thể các biến của một khái niệm kết quả (reflective construct) cần phải hội tụ hay chia sẻ một tỉ lệ phương sai cao Để đánh giá độ giá trị hội tụ, cần đánh giá hệ số tải (outer loading) của các biến cũng như phương sai trích trung bình (average variance extracted - AVE hoặc ρvc) Tiêu chuẩn: Hệ số tải ≥ 0.7, AVE > 0.5 Các hệ số tải của một khái niệm cao cho thấy rằng các biến kết hợp có nhiều điểm chung, được kết hợp lại trong cùng một khái niệm, đặc tính này cũng thường được gọi là độ tin cậy biến số (Indicator reliability) Các biến có hệ số tải trong khoảng 0.4 đến 0.7 nên cân nhắc loại bỏ chỉ nếu việc loại bỏ làm tăng độ tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích trung bình (AVE) trên giá trị ngưỡng đề nghị (Hair & cộng sự, 2016) Độ tin cậy tổng hợp (ρc) và phương sai trích trung bình (ρvc) (Fornell & Larcker, 1981) được tính theo công thức sau:

 i là trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i;

1 i là phương sai của sai số đo lường biến quan sát thứ i; p là số biến quan sát của thang đo Độ giá trị phân biệt (discriminant validity): độ giá trị phân biệt là mức độ một khái niệm phân biệt với các khái niệm khác theo các tiêu chuẩn thực nghiệm Hai khái niệm khác nhau về ý nghĩa cũng phải khác nhau dưới góc độ thống kê Các hệ số tải của một biến thuộc một khái niệm nên cao hơn tất cả các hệ số tải chéo (cross – loading) với các khái niệm khác Có thể dùng tiêu chuẩn Fornell Larcker để đánh giá độ giá trị phân biệt Tiêu chuẩn Fornell Larcker: căn bậc hai của AVE của mỗi khái niệm nên cao hơn hệ số tương quan cao nhất của nó với bất kỳ khái niệm khác Để đo lường độ giá trị phân biệt thì căn bậc hai AVE của mỗi nhân tố đo lường đều lớn hơn hệ số tương quan (latent variable correlations) giữa nhân tố đó với các nhân tố khác cho thấy độ phân biệt và tính tin cậy của các nhân tố (Fornell & Larcker, 1981)

3.4.4 Đánh giá mô hình cấu trúc trong PLS-SEM Đánh giá tính cộng tuyến (collinearity)

Cộng tuyến xảy ra khi hai khái niệm có tương quan cao với nhau, khi nhiều hơn hai khái niệm có tương quan cao, ta gọi là hiện tượng đa cộng tuyến Để đánh giá tính đa cộng tuyến, chúng ta cần kiểm tra từng bộ khái niệm tiên đoán riêng cho từng phần mô hình cấu trúc, tức là xét các khái niệm độc lập tác động lên từng khái niệm phụ thuộc trong mô hình cấu trúc Để đo tính cộng tuyến, ta có thể dùng phép đo variance inflation factor (VIF), được định nghĩa là mức độ tương hỗ của dung sai Tính cộng tuyến của các khái niệm: Giá trị dung sai của mỗi khái niệm (VIF) nên cao hơn 0.20 (thấp hơn 5) Nếu không thỏa điều kiện này thì các khái niệm có hiện tượng đa cộng tuyến (Hair & cộng sự, 2016)

Hệ số đường dẫn β (path coeficients)

Hệ số đường dẫn là các hệ số hồi quy chuẩn hóa, đánh giá thông qua dấu và độ lớn của hệ số Có thể xem hệ số thể hiện sự biến thiên của biến phụ thuộc nếu biến độc lập tăng 1 đơn vị và tất cả các biến độc lập khác giữ không đổi Hệ

Luận văn Thạc sĩ số đường dẫn có giá trị chuẩn hóa trong khoảng (-1, +1) Hệ số đường dẫn ước tính gần với +1 thể hiện mối quan hệ tích cực (và ngược lại đối với giá trị âm)

Hệ số đường dẫn ước tính càng gần 0 thì mối quan hệ càng yếu (Hair & cộng sự, 2016)

Liệu hệ số đường dẫn có ý nghĩa hay không về cơ bản tùy thuộc vào sai số chuẩn có được qua phương pháp bootstrap Sai số chuẩn bootstrap cho phép tính giá trị t thực nghiệm Khi giá trị t thực nghiệm lớn hơn giá trị tới hạn (critical value), có thể kết luận rằng hệ số có ý nghĩa với một xác suất lỗi nhất định (mức ý nghĩa) Theo Hair & cộng sự (2011) thông thường, giá trị tới hạn đối với kiểm định hai phía là 1.65 (mức ý nghĩa = 10%), 1.96 (mức ý nghĩa = 5%), và 2.58

(mức ý nghĩa = 1%) Trong marketing, nhà nghiên cứu thường giả định mức ý nghĩa 5%, còn đối với nghiên cứu khám phá nhà nghiên cứu thường giả định mức ý nghĩa 10% Nhìn chung, mức ý nghĩa sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực và mục tiêu nghiên cứu

Giá trị p: trong bối cảnh đánh giá mô hình cấu trúc, xác suất sai số để thừa nhận một hệ số đường dẫn khác 0 Trong ứng dụng, nhà nghiên cứu so sánh giá trị p của một hệ số với mức ý nghĩa chọn trước để phân tích quyết định liệu hệ số đường dẫn có ý nghĩa về mặt thống kê hay không

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện bằng hình thức phát bảng câu hỏi khảo sát (bảng câu khỏi khảo sát thể hiện ở mục II của Phụ lục 1) Mẫu được in ra giấy và phát trực tiếp cho các anh/ chị tại các cơ sở y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Nghiên cứu này được thực hiện trên 70 mẫu để đánh giá thang đo của các khái niệm thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng ở bước này, qua đó có thể có một số hiệu chỉnh kịp thời nếu thang đo không phù hợp Thông tin thu thập từ nghiên cứu định lượng này dùng để kiểm tra các biến quan sát, đo lường các khái niệm

Như đã trình bày trong chương phương pháp nghiên cứu để đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo để loại bỏ đi các biến không phù hợp Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn để sử dụng khi nó có độ tin cậy từ 0.6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2014) Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi phân tích các bước tiếp theo, tác giả đã tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng của các thang đo gồm 7 khái niệm và 25 biến:

Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc (SMUW), tin tưởng (TST), chất lượng giao tiếp (COMQ), chất lượng phối hợp (COOQ), chia sẻ kiến thức (KWS), giá

Luận văn Thạc sĩ trị cảm nhận (PEV) và kết quả công việc (JBP) (Kết quả được trình bày trình bày chi tiết trong Phụ lục 4) Kết quả Cronbach’s alpha ở bảng 4.1 bên dưới như sau: Bảng 4.1 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha

Khái niệm Hệ số Cronbach’s alpha

Hệ số tương quan biến tổng

Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc

Chia sẻ kiến thức KWS 0.833 0.696 – 0.708

Giá trị cảm nhận PEV 0.750 0.429 – 0.665

Kết quả công việc JBP 0.897 0.780 – 0.827

Nhân tố Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc (SMUW): Thang đo biến khả năng sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc: Với hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.827 và cho từng thang đo đều lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng

> 0.3 nên không có thang đo nào bị loại mà được giữ lại để nghiên cứu tiếp phần sau

Nhân tố Tin tưởng (TST): Thang đo biến khả năng tin tưởng của nhân viên:

Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.688 tương quan biến tổng > 0.3 nên không có thang đo nào bị loại bỏ

Nhân tố Chất lượng giao tiếp (COMQ): Thang đo biến khả năng chất lượng giao tiếp của nhân viên: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.859 tương quan biến tổng

> 0.3 nên không có thang đo nào bị loại bỏ

Nhân tố Chất lượng phối hợp (COOQ): Thang đo biến khả năng chất lượng phối hợp của nhân viên: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.911 tương quan biến tổng

> 0.3 nên không có thang đo nào bị loại bỏ

Nhân tố Chia sẻ kiến thức (KWS): Thang đo biến khả năng chia sẻ kiến thức của nhân viên: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.833 tương quan biến tổng > 0.3 nên không có thang đo nào bị loại bỏ

Nhân tố Giá trị cảm nhận (PEV): Thang đo biến khả năng giá trị cảm nhận của nhân viên: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.750 tương quan biến tổng > 0.3 nên không có thang đo nào bị loại bỏ

Nhân tố Kết quản công việc: Thang đo biến khả năng kết quả công việc của nhân viên: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.897 tương quan biến tổng > 0.3 nên không có thang đo nào bị loại bỏ

Kết quả cho thấy các biến quan sát của Cronbach’s Alpha thang đo các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu đều có hệ số tương quan biến tổng (từ 0.339 đến 0.827) lớn hơn 0.3 Do đó, có thể kết luận các thang đo đều đạt độ tin cậy ở cỡ mẫu 70 được đưa vào để tiếp tục phân tích EFA

4.1.2 Đánh giá nhân tố khám phá (EFA)

Dựa vào tiêu chuẩn và phương pháp phân tích nhân tố đã đưa ra ở chương

3, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để thực hiện phân tích Tiếp tục tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA với 25 biến cùng dữ liệu của 70 mẫu Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phần định lượng sơ bộ sẽ được tiến hành qua phân tích nhân tố EFA với phép trích Principal Component kết hợp với phép xoay Varimax để phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn (Hendrickson và White, 1964) Chi tiết kết quả phân tích được trình bày ở Phụ lục 4 (Tại mục 2 Phân tích nhân tố khám phá EFA) Khi phân tích EFA cho từng thang đo, tất cả các trường hợp đều tải lên một nhân tố duy nhất với hệ số tải dao động từ 0.709 - 0.910 Theo kết quả phân tích khám phá EFA riêng lẻ cho từng thang đo, các chỉ số thống kê đều thỏa các điều kiện như: Kết quả hệ số KMO >= 0.5 chứng tỏ có đủ số biế quan sát cần thiết để tạo thành một nhân tố, với mức ý nghĩa 0.00 chứng tỏ tất cả các biến quan sát đều có mối tương quan với nhau trong tổng thể và hệ số tải của các biến trung gian đều lớn 0.5, tổng phương sai trích (%) >P%, chỉ số Eigenvalue > 1

Các thang đo đều thỏa mãn về hệ số tin cậy và hệ số tương quan biến tổng Như vậy số biến sau quá trình kiểm định độ tin cậy và tính đơn hướng đạt yêu cầu là 25 biến

Từ kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cũng như kết quả phân tích EFA, có thể kết luận sơ bộ các thang đo bao gồm 25 biến quan sát thuộc 7 khái niệm đạt yêu cầu đủ điều kiện để đưa vào phân tích đánh giá mô hình đo lường

Như vậy kiểm định EFA cho từng thang đo đều đạt tiêu chuẩn (trình bày chi tiết ở Phụ lục 4) Do đó các thang đo này được đưa vào bản khảo sát chính thức tiếp theo.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

Bộ dữ liệu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và thời gian lấy mẫu là hai tháng (tháng 2 năm 2023) bằng bảng câu hỏi khảo sát giấy với tổng số phát ra là 200 bảng trong đó có 78 bảng câu hỏi giấy hợp lệ và khảo sát gián tiếp bằng việc sử dụng công cụ khảo sát là google docs được gửi thông qua mạng xã hội là bạn bè và bạn của bạn của tác giả (link khảo sát: https://forms.gle/yosoCWX63gqV9bcG9) có 180 bảng câu hỏi trực tuyến hợp lệ (bảng câu khỏi khảo sát thể hiện ở Phụ lục 2) Tổng số hợp lệ là 258 bảng được đưa vào phân tích định lượng (số mẫu không hợp lệ do chưa nhận được câu trả lời) Thống kê mô tả đặc điểm của các đối tượng tham gia khảo như sau:

Bảng 4.2 Kết quả thông kê mô tả nhân khẩu

Các yếu tố Tần số Tỷ lệ %

Tình trạng hôn nhân Độc thân 102 54,8

Phân loại dữ liệu theo mạng xã hội: Số lượng người khảo sát mạng xã hội Zalo có 258 người (100%) và không có người sử dụng các mạng xã hội khác (Skype, Facebook (Messenger), Telegram, Viber và mạng xã hội khác)

Giới tính: Số lượng người khảo sát nam có 167 người (64,7%) Đối với nữ với số lượng ít hơn với 91 người (35,3%)

Nhóm tuổi: Có 42 người thuộc nhóm tuổi dưới 25 (chiếm 16,3%) Có 173 người thuộc nhóm tuổi từ 25 – 35 tuổi (chiếm 67,3%) Có 41 người thuộc nhóm tuổi từ 36 – 45 tuổi (chiếm 16,0%) Và có 01 người từ 46 tuổi trở lên (chiếm 0,4%)

Tình trạng hôn nhân: Người khảo sát có gia đình có 84 người (45,2%) và độc thân chiếm số lượng lớn với 102 người (54,8%)

Phân loại dữ liệu theo mức thu nhập: Số lượng người khảo sát có mức thu nhập dưới 5 triệu có 05 người (1,9%) Có mức thu nhập từ 5 - 10 triệu là 133 người (51,6%) Có mức thu nhập từ 10 - 20 triệu là 111 người (43,0%) Có mức thu nhập từ 20-30 triệu có 08 người (3,1%) Và mức thu nhập trên 30 triệu có 01 người (0,4%)

Trình độ học vấn: Số lượng người khảo sát có trình độ học vấn bậc THPT/ Trung cấp có 0 người (0%) và bậc Đại học/ Cao đẳng chiếm số lượng lớn nhất

Luận văn Thạc sĩ với 203 người (78,7%) Và bậc Sau đại học chiếm số lượng ít hơn với 55 người (21,3%)

4.2.2 Thống kê mô tả biến định lượng

Thống kê mô tả các biến định lượng của các khái niệm được trình bày chi tiết tại Phụ lục 5 Tiêu chuẩn đánh giá phân phối chuẩn dữ liệu: giá trị Skewness và Kurtosis nằm trong khoảng (-1, 1) Theo bảng kết quả thống kê mô tả thì hầu như các biến đều thỏa điều kiện (Xin vui lòng xem Phụ lục 5 đính kèm)

4.2.3 Kiểm định mô hình đo lường

Trong 25 biến quan sát dùng để đo 7 khái niệm của mô hình nghiên cứu, các biến có trọng số nhỏ và có tương quan mạnh với các biến khác sẽ bị loại ra để tăng độ tương thích của thang đo với dữ liệu cơ sở y tế Đánh giá mô hình đo lường nhằm đánh giá giá trị của thang đo thông qua ba giá trị gồm: độ tin cậy nhất quán nội tại, giá trị hội tụ, và giá trị phân biệt với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS 4 Để đánh giá mô hình đo lường, nghiên cứu sử dụng tiêu chí đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại, độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt của các thang đo khái niệm (Hair & cộng sự, 2016) a) Độ tin cậy tổng hợp: Độ tin cậy của thang đo là chỉ tiêu để thể hiện mức độ đo lường của biến điều tra không bị sai số và kết quả phỏng vấn là chính xác và phù hợp với số liệu thực tế Cách tiếp cận phổ biến để đánh giá độ tin cậy là sử dụng Cronbach’s Alpha và giới hạn tin cậy được là 0.7 trở lên Tuy nhiên, Cronbach’s Alpha dựa vào giả thuyết bị giới hạn mức độ quan trọng tương đối của tất cả các biến quan sát Theo Hair và cộng sự (2014), độ tin cậy tổng hợp CR (composite reliability) và tổng phương sai trích AVE (Average variance extracted) của các biến số trong biến quan sát cũng được sử dụng để đánh giá mwucs độ tin cậy của một biến quan sát Độ tin cậy (reliability) cả các biến quan sát phải có hệ số outer loading lớn hơn hoặc bằng 0.5 thì đạt yêu cầu về độ tin cậy và hệ số CR phải lớn hơn hoặc bằng 0.7 thì đạt độ tin cậy tổng hợp (Hulland, 1999)

Kết quả cho thấy CR của các thang đo dao động từ 0.814 đến 0.925 (> 0.7) và phương sai trích trung bình (AVE) dao động từ 52.6% đến 75.5% (thỏa yêu cầu > 50%) (xem Bảng 4.3.) và chi tiết tại Phụ lục 8 Điều này cho thấy thang đo đảm bảo độ tin cậy

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định hội tụ và độ tin cậy tổng hợp tại của các thang đo

Khái niệm Số biến quan sát Độ tin cậy Phương sai trích trung bình (%) AVE

Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc

4 0.892 0.925 75.5 b) Đánh giá giá trị hội tụ của thang đo

Việc đánh giá giá trị hội tụ của các biến tiềm ẩn dựa trên các chỉ số hệ số tải nhân tố bên ngoài (Outer Loading) và phương sai trích AVE (Average Variance Extracted) được sử dụng để đánh giá sự ổn định của thang đo Theo Fornell Larcker (1981), giá trị của tổng phương sai trích AVE (Average variance extracted) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 sẽ khẳng định được độ giá trị hội tụ, còn nếu AVE nhỏ hơn 0.5 thì nhân tố hoặc biến tiềm ẩn đó thường bị xem xét loại bỏ ra khỏi mô hình nghiên cứu Mặt khác, độ tin cậy của thang đo được thực hiện thông qua hai chỉ số tiêu biểu đó là hệ số tin cậy tổng hợp CR (Composite Reliability) và hệ số tải nhân tố đơn lẻ (Outer loading) Độ tin cậy tổng hợp CR của mỗi biến quan sát lên nhân tố lớn hơn 0.7 và có mức ý nghĩa là bằng chứng về độ tin cậy của các thang đo Bảng tổng hợp độ tin cậy ở trên thể hiện các yêu cầu về AVE là thỏa mãn Các trọng số chuẩn hóa của hệ số tải (Outer loading) của thang đo đều cao (> 0.5) và có ý nghĩa thống kê (Henseler và cộng sự, 2016) Kết quả trọng số chuẩn hóa (outer loading) chi tiết thể hiện trong Phụ lục 6

Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các thang đo đều thỏa mãn điều kiện (Cronbach’s Alpha đều > 0.7, độ tin cậy tổng hợp CR của các thang đo đều > 0.7) và phương sai trích trung bình (AVE) từ 0.526 đến 0.755 (> 0.5) nên độ hội tụ của các thang đo là chấp nhận được (Hair & cộng sự, 2016) (xem Bảng 4.3.) (trong đó các tên của khái niệm được mã hoá như sau: Sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc (SMUW), tin tưởng (TST), chất lượng giao tiếp (COMQ), chất lượng phối hợp (COOQ), chia sẻ kiến thức (KWS), giá trị cảm nhận (PEV) và kết quả công việc (JBP)) (Chi tiết thể hiện tại Phụ lục 3) c) Độ giá trị phân biệt (discriminant validity):

Theo Henseler và cộng sự (2016), giá trị phân biệt là mức độ phân biệt một khái niệm của một biến tiềm ẩn cụ thể từ khái niệm của những biến tiềm ẩn khác Để đánh giá độ giá trị phân biệt, cần đánh giá tiêu chuẩn Fornell Larcker, bên cạnh đó các hệ số tải của một biến thuộc một khái niệm nên cao hơn tất cả các hệ số tải chéo với các khái niệm khác Các hệ số này nằm trong khoảng 0.502 và 0.716 Các giá trị nằm trên đường chéo là độ giá trị phân biệt của các thang đo đạt yêu cầu khi phương sai trích trung bình (AVE) của một khái niệm đều lớn hơn hệ số tương quan bình phương giữa khái niệm đó với các khái niệm còn lại (Hair & cộng sự, 2016) Theo kết quả vùng điều kiện của Fornell và Larcker, tất cả các căn bậc hai của AVE đều có hệ số cao hơn 0.5 (0.725 đến 0.869) Kết quả cho thấy tiêu chuẩn Fornell Larcker đã thỏa (Kết quả kiểm định giá trị phân biệt được trình bày trong Bảng 4.4 cho thấy các khái niệm này đều đạt độ giá trị phân biệt) và tiêu chuẩn về hệ số tải chéo cũng thỏa (chi tiết Xin vui lòng xem Phụ lục 6 đính kèm)

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt

COMQ COOQ JBP KWS PEV SMUW TST

Các giá trị đều thỏa mãn, phân tích này được hiểu là % biến động nói chung của các biến quan sát được phản ánh trong các nhân tố của mô hình Căn bậc hai AVE của mỗi nhân tố đo lường đều lớn hơn hệ số liên hệ giữa nhân tố đó với các

Luận văn Thạc sĩ nhân tố khác cho thấy độ phân biệt và tính tin cậy của các nhân tố (Hair và cộng sự, 2014) Điều này có nghĩa là: Các nhân tố đo lường rõ ràng có sự khác biệt, các thang đo của các nhân tố không có sự chồng chéo ảnh hưởng lẫn nhau Trong đó các con số được bội đậm là căn bậc hai AVE của mỗi nhân tố đều lớn hơn hệ số liên hệ giữa nhân tố đó với các nhân tố khác Như vậy, mẫu nghiên cứu đảm bảo độ phân biệt của các nhân tố đo lường

Bảng 4.5 Bảng yếu tố tải trọng

Indicator COMQ COOQ JBP KWS PEV SMUW TST

Luận văn Thạc sĩ Đánh giá mô hình cấu trúc nhằm mục đích kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Quy trình kiểm tra mô hình cấu trúc được thực hiện theo đề xuất của Hair & cộng sự (2016) với sự hỗ trợ của SmartPLS4 Đánh giá tính cộng tuyến

Theo Hair & cộng sự (2016), cần phải xem xét đầu tiên khi đánh giá mô hình cấu trúc đó là vấn đề cộng tuyến, nếu chỉ số phóng đại phương sai (VIF) nằm trong khoảng lớn hơn 0.2 và nhỏ hơn 5 thì mô hình không vi phạm vấn đề cộng tuyến Hệ số phóng đại phương sai (VIF) được dùng kiểm định đa cộng tuyến Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) khi vượt quá 10 – đó là dấu hiệu đa cộng tuyến (Henseler và cộng sự, 2016) – Chi tiết ở Phụ lục 7 Kết quả cho thấy VIF chỉ ra sự liên kết giữa các nhân tố tác động không vi phạm giả định về đa cộng tuyến, vì tất cả các chỉ số nằm trong ngưỡng chấp nhận (VIF từ 1.000 đến 2.078 < 5) (Hair & cộng sự, 2016) Nên hiện tượng đa cộng tuyến không phải là vấn đề của mô hình đề xuất (Hair & cộng sự, 2016)

COMQ COOQ JBP KWS PEV SMUW TST

Căn cứ vào p-value, hệ số đường dẫn (β) và R 2 để đánh giá mối quan hệ giữa biến nội sinh và biến ngoại sinh

Như vậy các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu không bị đa cộng tuyến và thỏa mãn điều kiện để thực hiện các bước tiếp theo

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trình bày tóm tắt các kết quả chính, những đóng góp và những hạn chế của đề tài nghiên cứu nhằm định hướng cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.

Ngày đăng: 30/07/2024, 17:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w