Với tình hình đó đã dẫn đến tình trạng nhiều em học sinh lơ là trong học tập, bỏ học trốn về nhà để đi làm nươg rẫy, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục, sĩ số của lớp, của nhà trườn
Trang 1MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN ĐỘNG HỌC SINH CÓ NGUY CƠ BỎ HỌC TRỞ
LẠI TRƯỜNG Ở NHỮNG TRƯỜNG MIỀN NÚI
1.PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Là một giáo viên chắc chắn ai cũng hiểu rằng nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; để đào tạo và giáo dục thế hệ học trò những con người có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp thì người trực tiếp tham gia vào quá trình đó không ai khác là giáo viên Nhưng muốn làm tốt điều đó thì trước hết cần phải duy trì được số lượng học sinh, nâng cao được
tỉ lệ chuyên cần của các em, thu hút các em đến lớp và làm cho các em thấy rằng
“mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Theo tôi đó cũng chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người giáo viên chủ nhiệm lớp Trường tôi đang công tác là một trường miền núi, các em học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Bru Vân -Kiều Đời sống của các em còn gặp nhiều khó khăn đa phần các em đều là con em thuộc hộ nghèo và cận nghèo của xã, một số bản chưa có điện, chưa có sóng điện thoại, đời sống dân trí thấp, việc tiếp xúc với các loại hình thông tin, tuyên truyền còn hạn hẹp Bên cạnh đó, bản thân gia đình các em vẫn giữ nhiều cách nghĩ cổ hủ, lạc hậu như: Đi học về rồi cũng không có việc làm, vì thế các gia đình thường bắt các em ở nhà để lao động chân tay Hoặc vẫn còn tình trạng bắt con, em ở nhà để lập gia đình sớm Với tình hình đó đã dẫn đến tình trạng nhiều em học sinh lơ là trong học tập, bỏ học trốn về nhà để đi làm nươg rẫy, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục, sĩ số của lớp, của nhà trường Tình trạng nhiều phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em mình; họ phó thác việc ăn, ở cho giáo viên - đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp Hằng năm tỉ lệ học sinh có nguy cơ bỏ học khá cao Nỗi lo học sinh nghỉ học, bỏ học trở thành nỗi lo lắng thường trực của nhà trường Năm nào nhà trường cùng các thầy cô giáo chủ nhiệm cũng bàn bạc và đưa ra các giải pháp, tiến hành thực hiện một cách nghiêm túc nhưng xem chừng năm nào cũng vậy, nỗi
lo đó không ngoại lệ
Là 1 giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em có hoàn cảnh khó khăn được đến lớp, những em ham chơi, phẩm chất chưa ngoan không còn
nghỉ học nữa Làm thế nào để các em nhận thấy được “Mỗi ngày đến trường là một
ngày vui” Từ sự suy nghĩ, trăn trở đó bản thân tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp vận động học sinh có nguy cơ bỏ học ở những trường miền núi’
1.2 Điểm mới của đề tài
Trang 2Qua việc thực hiện và triển khai đề tài, điểm mới của sáng kiến được thể hiện như sau: Các giải pháp có tính đồng bộ cao, bám sát thực tế vùng miền, địa phương, đơn vị công tác; đặc biệt sáng kiến này nhấn mạnh đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc nắm bắt, quan sát, tiếp xúc đến từng học sinh, phụ huynh học sinh; giáo viên chủ nhiệm phải dành nhiều thời gian trong việc gặp gỡ các ban ngành, tổ chức địa phương để tiến hành phối hợp, vận động học sinh trở lại trường
Trang 32 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng trước khi áp dụng đề tài
* Thuận lợi
Được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà cũng như các ban ngành địa phương, luôn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, nâng cao ý thức của học sinh; nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho công tác giảng dạy thuận lợi: phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, cơ sở vật chất khá đầy đủ; lớp được nhà trường đầu tư học bán trú
2 buổi/ ngày
Được sự hợp tác hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh, của các tổ chức Đoàn thể trong và ngoài nhà trường
Gia đình các em học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi
Đa phần các em đều ngoan ngoãn, lễ phép chăm chỉ học tập, thích đến trường đến lớp
Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn
có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm, thường xuyên xây dựng các chương trình hoạt động có sự phối hợp với bộ môn như Đội TNTP, như Thư viện trường Trong nhiều năm công tác tại trường, cũng đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm nên khi được phân công làm công tác chủ nhiệm đối với tôi cũng không phải là vấn đề nan giải hay khó khăn, bởi lẽ tôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm đối với công tác này
Ngoài công tác giáo viên chủ nhiệm, tôi còn đảm nhận giảng dạy bộ môn nên thời gian gần gũi với các em nhiều
Trong thời gian này cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin nên việc nắm bắt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước của mỗi giáo viên, của phụ huynh rất kịp thời; Sự liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm – gia đình – nhà trường ngày càng nhanh chóng, hiệu quả
Bản thân là người địa phương có thể sử dụng tiếng Bru-Vân Kiều để giao tiếp
và trao đổi với phụ huynh học sinh, đây là một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất để hiểu được tâm ý của phụ huynh học sinh, để họ không còn tự ti khi nói, diễn đạt Tiếng Việt chưa rành
* Khó khăn:
Trang 4Với đặc điểm là một trường miền núi, các em học sinh chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số Bru Vân - Kiều Chủ yếu các em đều có hộ hộ khẩu ở xã đặc biệt khó khăn Đời sống của còn gặp nhiều khó khăn đa phần các em đều là con em thuộc hộ nghèo và cận nghèo của xã; nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, gửi con cho ông, bà chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình; một số bản chưa
có điện, chưa có sóng điện thoại, đời sống dân trí thấp, việc tiếp xúc với các loại hình thông tin, tuyên truyền còn hạn hẹp, nên sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục con em chưa đạt kết quả cao
Bên cạnh đó, bản thân gia đình các em vẫn giữ nhiều cách nghĩ cổ hủ, lạc hậu như: Đi học về rồi cũng không có việc làm nên cho đi học rất tốn kém, vì thế các gia đình thường bắt các em ở nhà để lao động chân tay Hoặc vẫn còn tình trạng bắt con,
em ở nhà để lập gia đình sớm Với tình hình đó đã dẫn đến tình trạng nhiều em học sinh lơ là trong học tập, bỏ học trốn về nhà để đi làm nươg rẫy, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục, sĩ số của lớp, của nhà trường
Bên cạnh tình trạng trên đó là nhiều phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em; họ phó thác việc ăn, ở cho giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp Đặc biệt học sinh trong lớp ở nhiều thôn xa, đường đi lại khó khăn; một số học sinh ở ngoại trú đi học nhưng phải có cha mẹ chở đi, đường xá đi lại xa, khó khăn, đời sống sinh hoạt của các em còn nhiều thiếu thốn nên các em cũng hay bỏ học, bỏ tiết để đi làm phụ cha mẹ Một bộ phận ở lại nội trú xa nhà không có bố mẹ ở bên nhắc nhở nên sinh ra ham chơi hơn ham học
Vẫn còn những học simh cá biệt chưa có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện đạo đức chủ yếu do tác động từ hoàn cảnh gia đình (phụ huynh còn chưa quan tâm
do bận làm kinh tế), mặt khác do xã hội phát triển nhanh có sinh ra tiêu cực (các trò chơi ngày càng nhiều đặc biệt các trò chơi trên mạng Internet) do bạn bè rủ rê, đặc biệt là những học sinh đã bỏ học, cá biệt
Ngoài những nguyên nhân trên, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, được tiếp xúc với các em tôi còn nhận thấy đa phần các em đều mang một tư tưởng tự ti,
sợ hoặc ngại tiếp xúc với thầy cô, không mạnh dạn phát biểu ý kiến riêng của bản thân
Trong lớp tôi có rất nhiều đối tượng học sinh như con mồ côi cha, mẹ sống với ông bà gia đình khó khăn thuộc hộ nghèo của xã, nhà đông anh em Bên cạnh đó còn một em học sinh cá biệt có phẩm chất chưa ngoan với những biểu hiện chưa tích cực như ham chơi, hay bỏ học, bỏ tiết
Trang 5Với thực trạng đó đã đặt ra những khó khăn rất lớn đối với tôi làm công tác chủ nhiệm lớp khi mà nhận thức về việc học còn thấp của phụ huynh và học sinh Ở đây tôi không chỉ là người giáo viên dạy chữ, dạy cách làm người mà còn phải là người tuyên truyền viên tích cực để giúp cho các em cũng như gia đình các em có những cái nhìn tích cực hơn đối với việc học
2.2 Nội dung giải pháp vận động học sinh có nguy cơ bỏ học ở những trường miền núi
Trước thực trạng đó của lớp, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm khi vừa nhận lớp, tôi cảm thấy rất trăn trở và luôn mong muốn tìm ra được những biện pháp tích cực để duy trì được sĩ số của lớp, tránh tình trạng các em bỏ học, giúp các em chấm dứt được những tiêu cực còn tồn tại để các em có thể học tập tốt hơn, có ý thức hơn để trở thành những người công dân tốt cho xã hội
Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn ý thức được: Người giáo viên chủ nhiệm rất cần đến cái “ Tâm” và phải có chữ “Tín” với phụ huynh và học sinh Đặc biệt khi các em học sinh của mình chủ yếu là người dân tộc thì việc ứng
xử sư phạm lại càng cần sự khéo léo, tế nhị, tôn trọng phong tục địa phương, gia đình tránh ảnh hưởng đến tâm lý tự ti của các em Sau một thời gian đảm nhận vai trò là giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận ra rằng con đường giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh không có con đường nào hiệu quả hơn con đường tình cảm Chúng ta chỉ có thể dùng tình cảm để cảm hóa tình cảm mà thôi Để giáo dục được tâm lý và
ý thức của các em chúng ta phải tác động nhiều đến mặt tình cảm của chính các em với gia đình, với mọi người xung quanh và với cuộc sống
Để hoàn thành công tác chủ nhiệm trước hết đó là tôi phải nắm vững tình hình chung ngay sau khi nhận lớp thông qua điều tra cơ bản Tôi đã làm một cuộc khảo sát về tình trạng yêu thích học tập của học sinh vào đầu năm học
K t qu kh o sát ết quả khảo sát đầu năm ả khảo sát đầu năm ả khảo sát đầu năm đầu nămu n măm
Lí do
Đến trường học vui
vì có bạn bè, thầy cô; hay được cô thầy khen
Thích chơi hơn thích học,đến trường không muốn thầy cô quản lí
- Gia đình khó khăn,ở nhà phụ bố mẹ
- Nhớ nhà, muốn bỏ về
- Không thích đi học
Trang 62
4
6
8
10
12
THÍCH BÌNH THƯỜNG KHÔNG THÍCH
KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC
THÍCH BÌNH THƯỜNG KHÔNG THÍCH
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm học
Trong quá trình chủ nhiệm lớp năm học 2021-2022, 2022-2023 tôi đã thực hiện một số giải pháp mà bản thân tôi cho là đã có những hiệu quả thiết thực như:
2.2.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu, nắm rõ đặc điểm tình hình của lớp và từng em học sinh
Bước đầu vào lớp tôi đã thực hiện ngay việc nắm bắt các thông tin ban đầu liên quan đến các em như: hoàn cảnh gia đình có gì đặc biệt, nắm số điện thoại hoặc phương thức liên lạc với phụ huynh; giáo viên nắm rõ hoàn cảnh kinh tế của từng đối tượng học sinh trong lớp Đặc biệt tôi sẽ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ của lớp để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình cũng như tình tình, năng lực, sở thích của từng em Tôi đã chuẩn bị một cuốn sổ chủ nhiệm cá nhân để ghi đầy đủ các thông tin đó; từ đó lập ra kế hoạch cụ thể theo tuần, tháng, năm để thực hiện cho phù hợp
và đánh dấu vào những em là đối tượng có nguy cơ bỏ học
Sau đó tôi tìm hiểu được chính xác nguyên nhân vì sao các em bỏ học để đưa
ra biện pháp tác động đúng, hiệu quả Và tôi phân loại như sau:
a Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn:
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần Ở lớp tôi chủ nhiệm có em Hồ Văn Tuyền thuộc diện học sinh khó khăn của lớp, bố mẹ chia tay, bố thì nghiện rượu nên em thường mặc cảm, tự ti, tách biệt khỏi tập thể, em thường chán nản và tách biệt với bạn bè nên từ đầu năm học tôi đã đặc biệt lưu ý đến em
Trang 7Tôi đã kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó bằng những việc làm cụ thể như ủng hộ bút, sách vở cho bạn
Đề đạt với chi hội phụ huynh lớp, nhà trường,đề xuất ủy ban hổ trợ chế độ, học bổng học sinh nghèo vượt khó; phần quà cho em (gạo, quần áo, xe đáp….) Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của các cấp ban ngành liên quan
b Đối với những học sinh khuyết tật:
Giáo viên chủ nhiệm cần dành tình cảm ưu ái hơn, quan tâm hơn đến việc học tập của các em, tạo điều kiện thuận lợi để các em có thể tham gia học tập cùng các bạn trong lớp, tránh để các bị lãng quên, bỏ rơi ngay chính lớp học của mình Trong giảng dạy, giáo viên luôn tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh, giúp các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui
Như ở lớp tôi có em Hồ Khăm Đi bị khuyết tật về mắt; hơn nữa em tiếp thu rất chậm nên trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi luôn chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh bình thường; tôi cũng thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và học tập của các em Nhờ đó mà
đã theo kịp các bạn trong lớp
c Đối với học sinh cá biệt về phẩm chất (chưa ngoan )
Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo; đặc biệt, tôi luôn chú trọng giáo dục học sinh có nề nếp trong mọi sinh hoạt; giáo dục các em có hành vi đạo đức tốt, biết vâng lời ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô, lễ phép với người lớn, luôn hòa nhã giúp đỡ bạn bè, khắc phục nói tục, chửi thề
Ở lớp tôi có một em Hồ Văn Quyền bố mẹ chia tay, em hay bỏ học, bỏ tiết để theo một số đối tượng lêu lỏng trong bản, hiểu được hoàn cảnh của em tôi đã trực tiếp gặp em thường xuyên, khuyên nhủ; đồng thời phát huy những mặt tích cực của
em, hướng em vào các hoạt động tập thể Tôi đã giao cho em chức vụ phụ trách lao động vệ sinh của lớp nhằm gắn với em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình;
từ đó tôi thấy em đã ngày càng ngoan hơn, thân thiện hơn, đã biết quan tâm đến các bạn trong lớp; khi em có bộ tôi đã động viên em kịp thời bằng những cuốn tập, cái bút,…
Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời Kết hợp với ban
Trang 8tham vấn, ban bán trú hổ trợ, lắng nghe, chia sẻ, tâm sự với các em để các em bộc bạch nội tâm, để các em có thể giải tỏa, để các em ngày càng tốt hơn, qua đó để các
em tự điều chỉnh hành vi của mình
d Đối với học sinh yếu
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học chậm, hạn chế tiếp thu những môn nào Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản
Là giáo viên chủ nhiệm tôi đã lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc
cụ thể như sau:
Phân công học sinh khá, giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém Hằng ngày, học sinh đến lớp sớm 15 phút để truy bài đầu giờ
Đối với những bạn ở nội trú thì GVCN kết hợp với các ca trực của các GV trong tuần thường xuyên nhắc nhở và kèm cặp, phụ đạo thêm
Đối với những em ở ngoại trú thì GVCN thực hiện hoạt động học tập theo nhóm; những bạn khá hơn sẻ giúp đỡ những bạn học yếu hơn (đôi bạn cùng tiến)
Từ đó, học sinh có ý thức trong học tập
Thường xuyên kiểm tra, chú ý các đối tượng đó trong quá trình lên lớp
Tăng cường phụ đạo những em học sinh yếu kém, dạy những gì học sinh cần, yếu và thiếu, không dạy tràn lan, nặng về kiến thức khiến học sinh không theo kịp sinh ra chán nản
Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ nhắc nhở thêm việc học cho các em
Đánh giá học sinh, tôi luôn tiến hành nghiêm túc, sáng suốt và công bằng giữa các học sinh, không dùng thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè
e Đối với những học sinh có năng khiếu
Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ…
Lựa chọn những em có thành tích học tập khá giỏi để đưa vào bồi dưỡng xuyên cho các đối tượng này: Như em Đặng Thị Diệp Phi, Hồ Văn Thuyền, Trương Thị Vân Nhi
Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ
Trang 9huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục phẩm chất, kĩ năng, năng lực là vấn đề then chốt
Với những thông tin đã tìm hiểu đó rất quan trọng đối với tôi trong việc quản lý học sinh ngay cả khi các em không có mặt ở trường hoặc ở nhà các em có việc bất thường xảy ra tôi có thể kịp thời nắm bắt và giúp đỡ các em trong điều kiện có thể
2.2.2 Giải pháp 2: Xây dựng một tập thể lớp thực sự đoàn kết, giáo dục các
em ý thức tập thể, có trách nhiệm với lớp, với bản thân và dặc biệt là với bạn của mình
Ngay từ những ngày đầu năm học, ở tuần đầu tiên trong tiết sinh hoạt lớp tôi
đã phổ biến rất kĩ về nội quy của nhà trường như đi học đều, đúng giờ, nghĩ phải có
lí do, xin phép, đồng thời giáo viên cũng thông báo cho phụ huynh về những quy định này để nhờ phụ huynh hằng ngày theo dõi, nhắc nhỡ con em mình; trong lớp tôi luôn tạo ra không gian sư phạm vui vẻ, tránh căng thẳng, khó chịu; ngoài ra tôi
tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau, để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau, thì ban đầu trong mỗi ngày học, giáo viên dành ra một khoảng thời gian để trò chuyện cùng các em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều
gì hay, chia sẻ với cô và các bạn Dần dần sau đó, giáo viên cho các em tự đi tìm hiểu, chia sẻ với nhau Trong tuần vào buổi chiều các ngày nghỉ tôi thường tổ chức hoạt động tăng gia sản xuất chăm bón vườn rau nội trú, chăm sóc cây, chăm sóc vườn hoa để các em gắn kết với nhau Từ những hoạt động đó đã tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, thương yêu, quý mến nhau
Ngoài ra, giáo viên còn tạo cho học sinh biết đối xử thân thiện, hòa nhã với nhau, xưng hô lịch sự, biết dùng lời hay ý đẹp để nói với nhau
Tôi thường xuyên phát động phong trào ủng hộ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp
Trong các giờ học thì động viên học sinh cùng nhau tham gia các hoạt động chung của lớp, cùng nhau phát biểu xây dựng bài; tự tạo phong trào thi đua giữa các
tổ Thường xuyên nhắc nhở các em đoàn kết không nói xấu nhau nhằm chia rẻ các bạn trong lớp; cùng học nhóm ; cùng tổ chức vui chơi tập thể…
2.2.3 Giải pháp 3: Tìm hiểu, nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách riêng của học sinh trong lớp.
Để thực hiện được điều này tôi nhận thấy không hề đơn giản ngày một, ngày hai mà có được, cần có thời gian để giáo viên chủ nhiệm có thể hiểu hết về tính tình, tính cách của các học sinh trong lớp Để làm tốt điều này tôi đã vận dụng rất nhiều kênh thông tin như: Qua việc hỏi han các bạn trong lớp, qua việc gọi điện thoại trao
Trang 10đổi với phụ huynh học sinh, qua các buổi họp phụ huynh, qua trao đổi với giáo viên
bộ môn ngoài ra bản thân tôi còn trực tiếp đến nhà học sinh tự ý bỏ học để nắm tình hình, hoàn cảnh để có giải pháp thích hợp; đối với những em học sinh hay tự ý
bỏ học, sau giờ học hay các ngày nghỉ của mình tôi đã lập tức đến ngày nhà các em này để tìm hiểu nguyên nhân, trao đổi với phụ huynh để tìm ngày cách khắc phục; bên cạnh đó tôi là người bản địa có thể giao tiếp trực tiếp bằng tiếng địa phương từ
đó học sinh và phụ huynh dễ dàng tiếp nhận và cởi mở hơn trong quá trình trao đổi
và nói chuyện Từ những kênh thông tin đó tôi đã biết thêm nhiều thông tin liên quan về các em; về đặc điểm tính cách như trầm lặng, sôi nổi hay mạnh dạn… để từ
đó có thể đưa ra biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh Có nhiều trường hợp đặc biệt như bố mẹ chia tay, bố mẹ mất các em sống với ông bà; từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ, động viên các em kịp thời Với hoàn cảnh ấy các em rất tự
ti, không thích tiếp xúc, không hòa đồng với mọi người xung quanh, các em rất ít nói và thường hay khó chịu với bạn bè Qua thời gian tìm hiểu, tôi biết được hoàn cảnh của các em và tìm cơ hội để nói chuyện riêng với những em đó, hỏi han, động viên em như một người mẹ, người chị trong gia đình
Ở lớp tôi có một em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cha mẹ em mất sớm em phải
ở với bà; nhà nghèo nên em rất tự ti, ít tiếp xúc với các bạn, với thầy cô; với tình hình đó tôi cho em tham gia bất cứ hoạt động nào trong lớp em đều tham gia, có khi tôi giao cho em trách nhiệm nặng nề hơn các bạn khác Qua theo dõi tôi nhận thấy đến nay những em đó thay đổi rất nhiều thân ái hơn với bạn bè, hay nói, hay cười hơn và thích tham gia các hoạt động của lớp
Bên cạnh đó, tôi nhận thấy việc nắm bắt được tâm lý, hoàn cảnh, đặc điểm tính cách riêng của từng em có tác dụng tích cực đến việc giáo giục học sinh Đa số các
em học sinh trong lớp tôi đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như mồ côi cha, mẹ
và chủ yếu các em là con gia đình hộ nghèo Với những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tôi luôn ưu tiên hàng đầu đó là khi có những suất quà, học bổng thì các em
là đối tượng tôi xem xét để giúp đỡ một phần nào những khó khăn của các em Kêu gọi các các mạnh thường quân ủng hộ sách vở, quần áo cho các em Từ những việc làm đó tôi nhận thấy các em đều rất hào hứng, thích thú, các em trong lớp ít bỏ học,
bỏ tiết hơn và các em đều có chuẩn bị bài khi đến lớp Cũng từ việc làm quan tâm trên đã tạo cho cả cô và trò một sự gắn kết, thân thiết, có khi có những chuyện rất riêng tư các em cũng sẵn sàng tâm sự, hỏi ý kiến, từ đó tôi có thể cho các em những lời khuyên bổ ích của người đi trước