1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi rèn kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày ở lớp

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1 Phần mở đầu.

1.1 Lý do chọn đề tài, sáng kiến

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021-2022 đối với giáodục mầm non ngày 18 tháng 8 năm 2021với quan điểm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụchính trị của Đảng và nhà nước ta, Bộ trưởng giáo dục và đào tạo Nguyễn KimSơn nêu lên quan điểm “những gì tốt đẹp nhất phải dành cho trẻ em, sự đổi mớicủa giáo dục cần phải từ bậc học nền tảng, bậc học mầm non” Toàn xã hội, toànngành cần quan tâm hơn nữa, quan tâm chính đáng, hiệu quả, thiết thực tới việcgiáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ nhằm hình thành phát triển toàn diện nhân cáchcho trẻ sau này Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Tuổi nhỏ làm việc

nhỏ, tuỳ theo sức của mình” Đúng vậy, trẻ nhỏ thì cần làm những việc đơn giản

đó là những kỹ năng, hay những việc làm nhỏ Chính vì vậy thông qua việc giáodục kỹ năng sống, để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất về mọi mặt trong đó cókỹ năng tự phục vụ.

Kỹ năng tự phục vụ là kỹ năng tự chăm sóc bản thân và làm quen với những

không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại Dạy cho trẻ biết những kỹnăng tự phục vụ, giúp trẻ ý thức được bản thân, đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ lớnlên và trưởng thành trong cuộc sống Nhưng trong thực tế hiện nay, nhiều gia đình,các bậc cha mẹ thường không để cho các cháu nhỏ phải làm gì cả, ngoài việc họctập và vui chơi Do đó, việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong trườngmầm non là việc làm vô cùng cần thiết

Trang 2

Từ những lý do trên bản thân tôi đã nhận thức được vai trò quan trọng việcgiáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi Nên tôi đã tìm tòi, họchỏi đồng nghiệp và qua tài liệu, tạp chí giáo dục mầm non, tìm những biện pháp đểgiúp trẻ trong lớp phát huy hết khả năng trong mọi hoạt động và thể hiện được khảnăng tự lập của mình để làm hành trang cho bản thân mỗi trẻ trước khi bước vào

lớp học kế tiếp Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi rèn kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày ở lớp” làm đề tài

nghiên cứu trong năm học 2022- 2023 Qua đó mong muốn giúp trẻ lớp tôi pháttriển một số kĩ năng tự phục vụ đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho trẻmột cách toàn diện

1.2 Điểm mới của đề tài, sáng kiến.

- Giúp trẻ hứng thú, mong muốn tham gia các hoạt động, trẻ thích thú hơnkhi tự mình làm được những công việc mà hằng ngày ở nhà bố mẹ thường làm chomình.

- Giúp trẻ phát huy hết năng lực của bản thân, tự mình chủ động làm nhữngcông việc đơn giản giúp trẻ có cơ hội được phát triển toàn diện về mọi mặt

- Giáo viên tự làm chủ các tình huống, có sự tương tác qua lại giữa giáo viênvới trẻ, giữa trẻ với trẻ.

- Giáo viên chủ động linh hoạt hơn trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp.

* Kết quả cần đạt của biện pháp.

Trên 95 % trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân qua các hoạt động trong ngàytại lớp, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, tự giác, có ý

Trang 3

thức thực hiện tốt yêu cầu của các hoạt động và biết tự mình làm được những côngviệc khi về nhà mà không cần một ai làm thay cho mình.

Từ những lý do trên bản thân tôi đã nhận thức được vai trò quan trọng việcgiáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé vì thế tôi đã tìm tòi, học hỏi đồngnghiệp và qua tài liệu, tạp chí giáo dục mầm non, tìm những biện pháp để giúp tấtcả trẻ trong lớp phát huy hết khả năng trong mọi hoạt động và thể hiện được khảnăng tự lập của mình để làm hành trang cho bản thân mỗi trẻ trước khi bước vào

lớp học kế tiếp, vì thế tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3– 4 tuổi rèn kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày ở lớp” làm đề tài

nghiên cứu trong năm học 2022- 2023.

2 Phần nội dung.

2.1 Thực trạng.

Đầu năm học bản thân tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủnhiệm lớp mẫu giáo Bé (3- 4 tuổi), hầu hết các cháu ở trong độ tuổi đã đến lớp từnăm học trước nhìn chung các cháu đều ngoan, lễ phép, vâng lời cô giáo Bên cạnhđó một số cháu mới đi học năm đầu tiên còn rụt rè, hiếu động, một số cháu nóichưa rõ khi tham gia các hoạt động hằng ngày và sự hợp tác với bạn cùng lớp cònhạn chế Là giáo viên với lòng yêu nghề mến trẻ bản thân tôi luôn mong muốn“Chăm sóc và giáo dục các cháu phát triển hài hòa giữa các mặt Đức - Trí - Thể -Mỹ” đặc biệt đối với trẻ 3 tuổi giai đoạn bắt đầu hình thành khả năng suynghĩ muốn tự lập, muốn làm cái này, cái kia một mình thì sự chăm sóc quan tâm

giáo dục đó lại quan trọng hơn nữa để giúp các cháu phát triển tốt hơn, trong quá

trình thực hiện, bản thân tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

Trang 4

- Bản thân tôi có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững quan điểmnhiệm vụ giáo dục của năm học, giáo viên trong lớp đoàn kết cùng đưa ra các biệnpháp giáo dục sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

- Một số phụ huynh luôn quan tâm, thường xuyên trao đổi với giáo viêntrong việc sinh hoạt của trẻ ở lớp

* Khó khăn:

- Số lượng học sinh đông, trong khi đó có nhiều trẻ mới bắt đầu đi học nênchưa có nề nếp,trẻ còn rụt rè, một số trẻ hiếu động, khả năng nhận thức của trẻkhông đồng đều.

- Trẻ đa số được bố mẹ nuông chiều, làm thay trẻ mọi việc, sống trong baobọc nên có tính ỷ lại.

- Một số trẻ còn nói chưa rõ nên gây khó khăn cho trẻ trong việc thể hiện ýmuốn của mình đối với cô giáo Nhiều trẻ khả năng tự phục vụ còn hạn chế Bêncạnh đó có những trẻ nghe nhưng không hiểu được các yêu cầu của cô, thích tựlàm theo ý mình nên việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ gặp nhiều khó khăn.

Trang 5

- Tài liệu sách báo về việc giáo dục kỹ năng tự phục cho trẻ để giáo viênnghiên cứu, tham khảo còn hạn chế.

- Đa số phụ huynh đều làm nghề nông, công nhân và một số phụ huynh kinhtế gia đình chưa ổn định, đi làm ăn xa nhà trẻ ở với ông bà nên việc phối hợp haichiều giữa giáo viên và phụ huynh chưa chặt chẽ Bên cạnh đó vẫn còn một số phụhuynh chưa hiểu biết và quan tâm đến giáo dục trẻ đã thờ ơ trong việc giáo dục kỹnăng tự phục vụ cho trẻ.

Năm học 2022-2023 lớp mẫu giáo Bé A có tổng số trẻ 30 trẻ, trong đó có 20trẻ nam và 10 trẻ nữ, để bắt đầu việc lập kế hoạch giáo dục trẻ nói chung và các kỹnăng tự phục vụ nói riêng tôi đã tìm hiểu thực trạng của trẻ về việc tiếp thu các kỹnăng mà giáo viên đưa ra như thế nào và từ đó có biện pháp hướng dẫn trẻ phùhợp Qua khảo sát tôi đã thấy được kết quả như sau:

*Khảo sát thực trạng:

1 Cất đồ dùng cá nhân đồ chơi gọngàng, đúng nơi quy định.

4 Trẻ biết chuẩn bị giờ học, giờ ăn(cất lấy đồ dùng học tập, tự xúccơm ăn…)

5 Trẻ biết thể hiện thái độ, quan hệ 10/30 33,3 20/30 66,7

Trang 6

xã hội( cảm ơn, xin lỗi, chia sẽvới mọi người)

2.2 Nội dung đề tài, sáng kiến.

Trước những thuận lợi và khó khăn trên bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ tìm ra

một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi rèn kỹ năng tự phục vụ trong sinh

hoạt hàng ngày ở lớp như sau.

* Biện pháp 1: Lập kế hoạch lồng ghép kỹ năng tự phục vụ thông qua cáchoạt động trong ngày.

Trẻ mầm non thời gian ở trường chiếm rất nhiều thời gian trong ngày Vì thếgiáo dục kỹ năng tự phục cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày là rất cầnthiết và phù hợp bởi vì thông qua các hoạt động được lặp đi lặp lại hằng ngày ởtrường trẻ được rèn luyện nhiều và thực hiện các công việc đó một cách dễ dàng.Ngoài ra, trong sinh hoạt trẻ cũng gặp phải những vấn đề mới nảy sinh, đó chính làcơ hội để hình thành những kĩ năng sống mới.

- Giáo dục kỹ năng tự phục vụ thông qua giờ đón trẻ:

Kỹ năng sống cho trẻ có rất nhiều các kỹ năng để giúp cho trẻ thực hiện tốt vàhoàn thiện mình trong quá trình phát triển của độ tuổi Chính vì thế mà giáo viênphải lựa chọn những kỹ năng cơ bản trong việc tự phục vụ của trẻ để hướng dẫn trẻđược tốt hơn Ở trường các kỹ năng tự phục vụ của trẻ đơn giản chỉ là những việcnhỏ mà trẻ có thể làm được, chính vì thế kỹ năng tự phục vụ tại lớp của trẻ thể hiệnqua các hoạt động trong ngày.

Trang 7

Tôi quan sát thấy sau khi hết thời gian hoạt động thể dục sáng, trẻ vào lớpnhưng lại bỏ dép lung tung không gọn gàng lên kệ dép qua nhiều lần như vậy tôiđã cho trẻ chơi 1 trò chơi nhỏ để giúp trẻ biết được rằng việc bỏ dép đúng nơi quyđịnh là việc mà mình phải làm không để ai nhắc nhở, vì đây là điều đơn giản và dễlàm nhất đối với trẻ.

Ví dụ: trò chơi “Những đôi dép xinh” Cho trẻ cầm hai chiếc dép và lồng vàonhau, sau đó để lên kệ một cách gọn gàng và theo thứ tự, khi trẻ tham gia như vậyrất hứng thú và tích cực Trò chơi được tổ chức lặp đi lặp lại và rèn cho trẻ thànhmột thói quen Sau mỗi lần chơi như vậy tôi động viên khuyến khích Sau một thờigian, khi ba mẹ đưa trẻ đến trường thì trẻ tự làm công việc này mà không cần nhờba mẹ làm giúp.

- Giáo dục kỹ năng thể hiện thái độ ,mối quan hệ với mọi người xungquanh.

Trong những giờ đón trẻ, tôi đã hướng dẫn trẻ một số kỹ năng giao tiếp lễphép như: Khoanh tay chào cô giáo, bố mẹ hay người đưa đón Cô giáo thườngxuyên dùng hình thức khen ngợi, động viên, trò chuyện bằng cách hỏi những câuhỏi khích lệ: Hôm nay con có bộ váy đẹp thế? Ai mua váy đẹp cho con? Sau khitrò chuyện với trẻ cô nhắc trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định: Đồ dùngcon phải cất chổ nào?

- Giáo dục kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động học:

Thông qua mỗi hoạt động tôi quan sát, tìm tòi để lựa chọn hình thức để giúptrẻ rèn luyện kĩ năng tự phục vụ một cách tốt nhất

Ví dụ:

Trang 8

+ Giờ “Tạo hình: Xé dán ông mặt trời” tôi đã hướng dẫn trẻ cùng cô lấy ghếcủa mình, lấy cho mình mỗi bạn một cái rá và về chổ ngồi theo yêu cầu của cô,trong quá trình thực hiện cô nhắc trẻ nhặt giấy vụn bỏ đúng nơi quy định, sau khihọc xong trẻ tự thu dọn đồ dùng và cất về đúng nơi quy định Những việc làm đócó sự hướng dẫn gợi ý của cô dần dần trở thành thới quen cho trẻ và trẻ sẽ chủđộng những công việc vừa sức của trẻ mà không cần sự giúp đỡ của cô, của bạn.

- Giáo dục kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động vệ sinh

Đến giờ vệ sinh tôi cho trẻ xếp hàng hướng dẫn trẻ các bước lau mặt rửa tay,và thực hiện lần lượt từng bạn một, không xô đẩy chen lấn nhau trẻ biết lấy khăncủa mình và cất khăn đúng nơi quy định, sau khi thực hiện xong lần lượt từng cháuvề chổ của mình, sau nhiều lần thực hiện các cháu đã biết tự mình rửa tay sau khiđi vệ sinh, trước khi ăn, khi tay bẩn.

- Giáo dục kỹ năng tự phục thông qua giờ ăn trưa.

Tôi hướng dẫn cho trẻ cùng cô chuẩn bị bàn ăn kê ghế vào bàn, hướng dẫn trẻbưng ghế vào bàn ăn đúng cách là bưng bằng hai tay, lần lượt ngồi từ trên xuống,không chen lấn xô đẩy nhau, khi ăn biết giữ gìn vệ sinh sau khi ăn xong để bát thìađúng quy định, khi ăn xong cất ghế trẻ cũng phải bưng ghế bằng hai tay, xếp lầnlượt, ngay ngắn, đúng nơi quy định, không xếp quá cao.

Ngoài ra, ở trường trẻ còn có thể tự mình ăn cơm, tôi hướng dẫn, khuyếnkhích các cháu cầm thìa tự mình ăn cơm là khi ăn phải gọn gàng, không đổ rangoài, ngồi ăn với tư thế thoải mái, cứ sau mỗi lần như vậy tôi động viên khentrẻ Sau một thời gian thực hiện số cháu tự mình ăn trưa tăng lên.

Trang 9

Những việc đơn giản này ở nhà trẻ có thể không tự mình làm mà phải nhờ đếnsự giúp đỡ của ba mẹ Nhưng ở trường thì những việc này của trẻ được tự lập mộtcách tốt nhất

Ví dụ: ở lớp tôi có bạn Gia Bảo không cầm thìa mà chỉ đợi cô đến giúp Tôiđến giúp cháu và nói chuyện cùng cháu khuyến khích cháu tự mình cầm thìa làmình đã lớn rồi đấy, chiều nay cô sẽ thưởng cho Bảo một phiếu bé ngoan nhé!

Lần đầu thì cháu vẫn không thực hiện theo yêu cầu của tôi nhưng sau nhiềulần như vậy cháu đã tự mình ăn trưa mà không phải đợi cô giáo tới giúp mình nữa.

Tóm lại giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ qua các hoạt động trong ngàynhằm giúp trẻ có những kỹ năng đơn giản tự phục vụ bản thân mà không cần đếnsự giúp đỡ của người khác qua đó giúp trẻ phát triển một cách hài hòa về mọi mặt.

* Biện pháp 2 : Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.

Hằng ngày có rất nhiều các tình huống xảy ra đòi hỏi giáo viên phải giải quyếttrong lớp học Khả năng vận dụng các kỹ năng sống một cách linh hoạt sẽ chophép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời trẻ vô tình thấy bạn cùng lớp vứt rác ra

sân Trẻ gọi bạn đó nhặt rác và cùng giúp bạn cứ như vậy sau nhiều lần thì trẻ có ýthức là biết tự mình bỏ rác đúng nơi quy định.

Ngoài ra, tôi còn thiết kế một số tình huống để tập cho trẻ tự giải quyết vấnđề Những tình huống này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình chăm sóc giáodục trẻ

Ví dụ: Trong một giờ hoạt động của lớp tôi có 30 trẻ Với buổi hoạt động lao

động gồm các nội dung tưới cây, nhặt lá rụng tôi dự kiến mỗi nội dung hoạt động

Trang 10

có 10 trẻ một nhóm Tôi chuẩn bị cho trẻ 10 khăn lau, 5 bình tưới, 8 giỏ Tôi chotrẻ tự nhận công việc của mình Điều đó có thể dẫn đến tình huống có nhóm nhiềuhơn 10 trẻ và không đủ dụng cụ để lao động Khi xảy ra tình huống đó tôi thấy cácnhóm trẻ đã bàn bạc, thỏa thuận và đưa ra các cách giải quyết khác nhau:

+ Cách 1: Vận động nhau chuyển nhóm cho đủ số dụng cụ lao động

+ Cách 2: Tìm cô giáo và được cô giúp đỡ bằng cách cung cấp thêm dụng cụlao động.

+ Cách 3: Với nhóm nhặt rác, 2 bạn dùng chung một giỏ Với nhóm tưới cây,2 bạn dùng chung 1 bình, một bạn lấy nước, một bạn tưới.

Sau nhiều lần thực hiện tôi thấy trẻ đã tự biết xử lý tình huống mà không cầncô phải nhắc nhở.

* Biện pháp 3: Tạo môi trường lành mạnh giúp trẻ phát triển kỹ năng tựphục vụ

Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần là một yêu tố quan trọng, xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện,trình bày đẹp mắt, thu hút trẻ và phù hợp với trẻ từ đó giúp trẻ chủ động tham gia vàocác hoạt động Có cơ hội trải nghiệm và tích cực tham gia các hoạt động.

- Môi trường vật chất

Hai giáo viên trong lớp đã sử dụng các nguyên vật liệu cần thiết để trang trílớp cũng như làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ đảmbảo đẹp mắt và cuốn hút trẻ Thông qua đó thì trẻ cảm thấy đến trường luôn vui vẻthích được đến trường để rồi trẻ cùng cô tham gia các hoạt động tự mình trảinghiệm các hoạt động và các kỹ năng của trẻ cũng được hình thành từ đó.

Trang 11

- Môi trường tinh thần.

Bên cạnh môi trường vật chất thì môi trường tinh thần cũng không kém phầnquan trọng trong việc giáo dục trẻ, bởi vì khi trẻ đến trường luôn muốn có cảmgiác an toàn không ai bắt nạt hay đánh đập mình, chính vì thế mà cô giáo luôn âncần chăm sóc, hỏi han , trò chuyện cùng trẻ, làm bạn với trẻ để trẻ có thể cảm thấyđược rằng “ mình đến trường thật là vui, cô giáo yêu thương mình như mẹ”

Ví dụ 1: Trong các hoạt động tôi luôn ân cần, niềm nở, hoạt động cùng trẻ vàcùng nhau tháo gỡ những khó khăn khi trẻ cần, luôn khen ngợi kịp thời khi trẻngoan như; Bạn Lan cùng giúp cô cất dọn đồ dùng, bạn Trung Nhân vứt rác đúngnơi quy định hoặc động viên những trẻ còn lúng túng như; con hãy nhìn kỹ xem tủđựng đồ dùng con có hình gì? Con hãy cố gắng tìm xem

Để tạo hứng thú cho trẻ những ngày đầu tuần thích được đến lớp và chămngoan của những ngày trong tuần, với kinh nghiệm cho thấy, việc nêu gương cuốituần mang lại hiệu quả cao đối với trẻ đó là trẻ rất thích khi được cô nêu gươngmình với những việc làm tốt như; Bạn Trí giúp kê bàn, bạn Gia Bảo đã biết tự xúccơm ăn.

* Biện pháp 4: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ để rèn kỹ năngtự phục vụ bản thân cho trẻ

Muốn trẻ hình thành được các kỹ năng tự phục vụ tốt thì nhà trường và giađình phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục đối với trẻ Giáo viên tuyên truyền đếnphụ huynh được biết các biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ đối với trẻ qua đógia đình hiểu rõ hơn và thường xuyên theo dõi để giúp đỡ trẻ và cho biết tình hình

thực hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

w