Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp những kiến thức sơ đẳng, cơ bản về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, nhằm tạo ra thái độ và hành vi đúng của trẻ đ
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu.
Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu Sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia Muốn được sống trong môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần hình thành từ sớm, ngay từ lứa tuổi mầm non
Dạy trẻ bảo vệ môi trường là một điều vô cùng cần thiết từ khi trẻ còn nhỏ Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp những kiến thức sơ đẳng, cơ bản về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, nhằm tạo ra thái độ và hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh Đây là nhiệm vụ cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách của trẻ
Là một giáo viên mầm non trực tiếp nuôi dưỡng- chăm sóc- giáo dục trẻ tôi nhận thấy môi trường rất ảnh hưởng tới những đứa trẻ Vì thế tôi nghĩ trách nhiệm của mình là phải làm sao giúp trẻ hiểu về môi trường, có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để giữ gìn bảo vệ môi trường Mỗi đứa trẻ cần biết hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh Xuất phát từ những lí do trên tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi”ở trong Trường Mầm non Đôn Nhân
2 Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi”
3 Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Phượng – Lỗ Thị Oanh
- Số điện thoại: 0988.129.642 – 0394.836.589
- Email: phuongkoi260794@gmail.com–oanhnha1992@gmail.com
- Địa chỉ: Trường mầm non Đôn Nhân – xã Đôn Nhân – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Trần Thị Phượng – Lỗ Thị Oanh giáo viên Trường mầm non Đôn Nhân –
xã Đôn Nhân – Sông Lô – Vĩnh Phúc
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực:Phát triển TC – KN – XH.
Trang 26 Ngày sáng kiến được áp dụng:
- Bắt đầu từ ngày 15/09/2023 đến ngày 05/05/2024
7 Mô tả bản chất của sáng kiến:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
4-5 tuổi” mục đích nhằm:
Thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường là một hoạt động rất cần thiết tới trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, giúp trẻ ứng xử phù hợp với môi trường, có hành vi thái độ phù hợp với môi trường, bảo vệ môi trường xanh- sạch đẹp, những việc làm hàng ngày giúp trẻ biết hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ những những hoạt động nhỏ thường ngày như: Dạy bé biết cách tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân, biết tắt điện, nước khi sử dụng, dạy trẻ vứt rác đúng nơi quy định, cho trẻ dạo chơi, thăm quan để bé được tiếp xúc với môi trường và yêu thiên nhiên hơn, cùng trẻ thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học, thực hiện nề nếp quy định biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp để đúng nơi quy định Biết sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên, phế thải để tạo ra sản phẩm mới góp phần bảo vệ môi trường Từ đó trẻ có thái độ, hành vi tốt với môi trường và người xung quanh Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng
kế hoạch tổ chức cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định để giúp trẻ hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường.Trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động này tại lớp tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Lớp học nhận được sự quan tâm của nhà trường đầu tư trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ về đồ dùng, đồ chơi trong lớp
Được tham gia các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” hiểu biết về việc xây dựng môi trường giáo dục dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Có văn bản hướng dẫn chỉ đạo về việc thực hiện chuyên đề “Giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậuvà bảo vệ môi trường” trong các cơ sở GDMN
Trẻ đi học đều, mạnh dạn tự tin trong tham gia các hoạt động
* Khó khăn:
Bản thân mới vào nghề còn nhiều bỡ ngỡ trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và xây dựng môi trường giáo dục
Trang 3Kĩ năng bảo vệ môi trường của trẻ còn hạn chế Môi trường cho trẻ tham gia trải nghiệm chưa phong phú
Một số phụ huynh chưa quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường
Trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành điều tra, khảo sát
tình hình thực trạng về mức độ, kỹ năng hiện có của trẻ đầu năm học 2023 -2024 như sau:
BẢNG KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
Kết quả khảo sát đầu năm
Ghi chú
Tổng số trẻ
Trẻ đạt
Tỷ lệ
%
Trẻ chưa đạt
Tỷ lệ
%
1
Tự giác cất dọn giữ gìn, đồ
dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn
nắp đúng nơi quy định
30
19/30 63,3 11 36,7
2
Tự giác giữ gìn trật tự, vệ
sinh trường lớp, nhặt rác, vứt
rác đúng nơi quy định
3
Tự giác vệ sinh cá nhân, tiết
kiệm nước khi sử dụng và tắt
khi không sử dụng
17/30 56,7 13 43,3
4 Tỏ thái độ với những hành động sai đối với môi trường. 16/30 53,3 14 46,7
* Các phương pháp áp dụng nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu tôi đã lựa
chọn và sử dụng một số phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Phương pháp đọc sách nghiên cứu tài liệu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp dùng lời (giảng giải, chỉ dẫn)
+ Phương pháp trực quan
+Phương pháp quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp
+ Phương pháp thực hành, trải nghiệm
Trang 4+ Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin.
+ Phương pháp dự giờ, kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp thống kê toán học
Từ những khảo sát thực tế trên, tôi đã nghiên cứu xây dựng biện pháp hợp lý để giúp trẻ nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường cho trẻ tại nhóm lớp như sau:
Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Ngay đầu năm học tôi đã chủ động tìm hiểu các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 tuổi nói riêng Từ đó biết được những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức hoạt động và nhận thấy những ưu điểm cũng như hạn chế của bản thân và tìm ra mục tiêu phấn đấu biện pháp khắc phục
Tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức hoạt động và công tác tuyên truyền phối hợp
Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do Sở Giáo dục, Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức, ghi chép đầy đủ các nội dung được truyền đạt đánh dấu nội dung cần chú ý, đồng thời mạnh dạn trao đổi những nội dung còn băn khoăn thắc mắc
Tôi tìm hiểu về phương pháp giáo dục mới hiện hành và chủ động nghiên cứu tài liệu chuyên môn qua sách báo, tài liệu tham khảo và Website mamnon.com, thư viện giáo án điện tử violet Trang mà tôi thấy cũng có nhiều nội dung về giáo dục mầm non rất hay là Teaching preschool
Bản thân tôi khi mới vào nghề cũng chủ động xin ban giám hiệu nhà trường được đứng lớp với các chị đồng nghiệp có nhiều năm trong nghề, các chị giáo viên cốt cán Để bản thân được học hỏi trực tiếp các chị về mọi mặt: giao tiếp ứng xử, xây dựng kế hoạch, tổ chức giáo dục…Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bản thân tôi tích cực chủ động đăng ký tham gia các hội thi, đăng ký các tiết dạy thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn, các tiết dạy sinh hoạt chuyên môn…mời ban giám hiệu và đồng nghiệp góp ý, chỉnh sửa
Và có lẽ điều quan trọng hơn cả là tôi được học hỏi từ các đồng nghiệp.Các chị nhiệt tình giải thích giúp đỡ hướng dẫn tôi xây dựng kế hoạch, hỗ trợ làm đồ dùng
đồ chơi, thiết kế môi trường, chia sẻ kinh nghiệm công tác tuyên truyền phối hợp phụ huynh, hướng dẫn cách trao đổi với phụ huynh khi gặp tình huống khó giải quyết
Cùng với đó là sự tạo điều kiện, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ từ ban giám hiệu
nhà trường
Trang 5Biện pháp 2: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các chủ đề năm học:
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và kế hoạch nuôi dưỡng tôi đã chủ động lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề như sau:
* Chủ đề: “Trường mầm non”
Cung cấp cho trẻ kiến thức về môi trường thông qua các hoạt động trong ngày Hỏi trẻ vì sao phải giữ gìn môi trường?
Cho trẻ quan sát một số hình ảnh vứt rác không đúng nơi quy định, sử dụng điện nước lãng phí…
Dạy trẻ vứt rác vào thùng rác, dạy trẻ vệ sinh đúng cách, đúng nơi quy định
Hình ảnh trẻ nhặt rác bảo vệ môi trường
* Chủ đề: “Bản thân”
Hướng dẫn trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân đúng cách như: Rửa mặt, rửa tay, súc miệng…Đồng thời hướng dẫn trẻ sử dụng nước, giấy, điện đúng cách
Hướng dẫn trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cất xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng
Biết ăn uống giữ gìn vệ sinh: không nói chuyện trong khi ăn, không
Trang 6đánh rơi vãi đồ ăn, không ăn quà vặt,…
Cho trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải như: mũ, dép, túi sách… giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm bảo vệ môi trường hạn chế rác thải ra môi trường
* Chủ đề “Nghề nghiệp”:
Tôi cho trẻ tìm hiểu về các ngành nghề trong xã hội
Tôi giúp trẻ nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là từ một số nghề như: Khói bụi từ nghề lái xe, đốt gạch, làm than; tiếng ồn từ nghề hàn xì, xay sát; nước rác thải bẩn từ nhà máy, xí nghiệp…
Giáo dục hiểu biết của trẻ về môi trường thông qua bài thơ, câu chuyện, trò chơi:
“Bác lao công chăm chỉ” trẻ được tham gia vào trò chơi, trẻ được nhập vai hiểu được công việc của người bảo vệ môi trường
Giới thiệu cho trẻ biết những nghề chăm sóc bảo vê môi trường: Công nhân môi trường, người trồng rừng, các bác lao công
Hình ảnh trồng rừng bảo vệ môi trường
Giáo dục hiểu biết trân trọng nghề nghiệp trong xã hội, có hành vi làm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường như trồng, chăm sóc cây xanh, không vứt rác bừa bãi, sử dụng tiết kiệm điện, nước, đồ dùng giấy, vở, quần áo…
* Chủ đề “Giao thông”:
Trang 7Cho trẻ tìm hiểu về các phương tiện giao thông, những phương tiện giao thông gây nên ô nhiềm môi trường(khí thải, khói, bụi, dầu mỡ, tiếng còi); Những phương tiện giao thông công cộng và phương tiện hạn chế ô nhiêm môi trường (xe buýt, xe điện…)
Hình ảnh trẻ tìm hiểu về phương tiện giao thông
Từ đó tôi giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khoẻ đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm
* Chủ đề “Nước và một số hiện tượng tự nhiên”:
Trẻ nhận biết đơn giản về một số hiện tượng tự nhiên: Nắng, gió, mưa, hạn hán, bão lũ, trái đất nóng lên
Hậu quả ô nhiễm môi trường: khô hạn, thiếu nước, lũ lụt, sạt lở, thiếu lương thực, bệnh tật …
Việc làm góp phần bảo vệ môi trường: Trồng cây xanh, sử dụng tiết kiệm điện nước, lương thực, đồ đùng, trang phục…tránh lãng phí giảm lượng rác thải từ gia đình và nhà máy xí nghiệp…
Tôi tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp vào 9 chủ đề trong năm học Qua mỗi chủ đề lại cung cấp cho trẻ một số kiến thức kỹ năng nhỏ, dần hình thành cho trẻ những hiểu biết có hệ thống và đúng đắn về môi trường
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học tích hợp bảo vệ môi trường.
Trang 8Giáo dục trẻ hiểu biết về bảo vệ môi trường tốt nhất chính là cho trẻ có hình ảnh
về môi trường Nhận thấy điều đó ngay từ khi bước tới cổng trường trẻ đã cảm nhận được môi trường xanh, sạch, đẹp
Hình ảnh cảnh quan môi trường
Vì vậy mà khi xây dựng môi trường lớp học tôi đã chú trọng đến việc vệ sinh lớp học sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, khoa học, đảm bảo an toàn và có nội quy, quy định thể hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như: Vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm điện nước, cất dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi
Lớp học được thường xuyên thay đổi theo chủ đề, khai thác nguyên vật
liệu tự nhiên, tận dụng nguyên vật liệu phế thải an toàn làm đồ dùng đồ chơi các góc Ví dụ: Tôi làm con vật ngộ nghĩnh từ hộp sữa chua, hột hạt, cây que… vừa giúp trẻ có đồ dùng đồ chơi lại giúp bảo vệ môi trường
Trang 9Hình ảnh trẻ sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên
Tôi đã dùng các hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh kích thích trẻ quan sát tò mò như: Hoạt động trong ngày cô giáo dục trẻ các kĩ năng tự phục vụ: Cô dán hình ảnh trẻ xếp hàng ngay ngắn, dán hình ảnh các bước rửa tay ở nơi rửa tay của trẻ cho trẻ quan sát và thực hiện, các hình ảnh hành vi đúng hành vi sai ở các góc chơi Từ những hành động đó đã góp phần giúp trẻ tự lập và hình thành thói quen bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ
Trang 10Hình ảnh trẻ rửa tay Hình ảnh trẻ tự cất ba lô
Ngoài ra tôi tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tái chế đồ dùng để tạo ra sản phẩm có ích, giúp trẻ hào hứng, kích thích khả năng sáng tạo tư duy của trẻ nhưlấy
vỏ thạch làm chuông gió, làm con trâu, còn cào cào, đồng hồ từ lá cây, thời trang
từ niloong
Hình ảnh trẻ làm con vật từ lá cây
Biện pháp 4: Tích hợp vào các hoạt động trong ngày, mọi lúc mọi nơi.
Thông qua các công việc hàng ngày như ăn, ngủ, vệ sinh cũng là một cơ hội tốt để trẻ được trải nghiệm Qua đó giáo viên có thể quan sát kịp thời hướng
Trang 11dẫn uốn nắn động viên khích lệ trẻ làm những việc làm đúng dần hình thành thói quen tốt ở trẻ
Thông qua hoạt động học tập, từ những bài hát, bài thơ, câu chuyện, hình ảnh, bức tranh, nhân vật cũng giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Vui chơi ngoài trời đi dã ngoại, tham quan, nhặt rác, chăm tưới hoa, chơi đất, nước Trẻ cảm nhận những ngày không khí mát mẻ và những ngày nóng bức từ đó có thái độ đúng đắn với môi trường sống Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên
Hình ảnh trẻ tưới hoa, chơi với nước
Thông qua các trò chơi đóng vai: trò chơi xây dựng, trò chơi học tập tôi lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ hoá thân vào các ngành nghề khác nhau.Từ đó trẻ biết bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi
Ngoài ra tôi động viên khen ngợi trẻ ở mọi lúc mọi nơi khi trẻ có hành động đúng
Biện pháp 5 : Phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Qua các buổi họp cha mẹ học sinh tôi phổ biến rõ nề nếp, những quy định chung của trường về chăm sóc, giáo dục trẻ và cần phải nói rõ ý nghĩa và tầm quan trọng
về môi trường cho phụ huynh được biết
Có kế hoạch phối hợp với phụ huynh theo từng chủ đề
Trao đổi thông tin cần thiết với phụ huynh trong giờ đón trẻ và trả trẻ
Trang 12Tôi tạo nhóm zalo, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình lớp học của trẻ, các hoạt động của trẻ tại nhà trường và nhóm lớp, các hành động, thái độ tham gia hoạt động, sản phẩm trong ngày của trẻ…để phụ huynh nắm bắt và cùng phối hợp Phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải trong sinh hoạt hằng ngày để mang đến lớp cho cô giáo làm đồ dùng, đồ chơi
Phụ huynh tham gia lao động vệ sinh trường lớp, tham gia trồng cây… cùng với giáo viên và trẻ
Như vậy phụ huynh và nhà trường cần phối hợp tốt để cùng nhau nâng caochất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
Trang 13Phụ huynh ủng hộ phế thải Phụ huynh ủng hộ ngày công lao động
Phụ huynh ủng hộ cây hoa
8 Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin nào cần bảo mật.
9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để thực hiện sáng kiến đạt kết quả cao bản thân tôi đã lựa chọn các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tôi đã lựa chọn các cháu lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Trang 14A1 Trường Mầm non Đôn Nhân để thực hiện áp dụng đề tài này Xây dựng kế hoạch và đề cương và những đồ dùng trang thiết bị cần thiết cho sáng kiến, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, tuyên truyền vận động phụ huynh đầu tư, ủng hộ đồ dùng, nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ sáng kiến Thường xuyên học tập, nghiên cứu tài liệu về lĩnh vực của sáng kiến, học hỏi bạn đồng nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân
10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
* Đối với trẻ:
Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi
Trẻ tự giác cất dọn giữ gìn, đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp đúng nơi quy định
Trẻ tự giác vệ sinh cá nhân, sử dụng tiết kiệm nước và tắt khi không sử dụng
Trẻ tỏ thái độ với những hành động sai đối với môi trường
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
ST
T Nội dung đánh giá
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
So sánh
Tỷ lệ
%
Tăng
%
1
Tự giác cất dọn giữ gìn, đồ
dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn
nắp đúng nơi quy định 19/30 63,3 29/30 96,6 Tăng33,3%
2
Tự giác giữ gìn trật tự, vệ sinh
trường lớp, nhặt rác, vứt rác
đúng nơi quy định
18/30 60 29/30 96,6 Tăng
36,6%
3 Tự giác vệ sinh cá nhân, tiết kiệmnước khi sử dụng và tắt khi 17/30 56,7 30/30 100%
Tăng