1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 5 tuổi

21 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
Tác giả Cao Thị Thu Trang
Trường học Trường Mầm Non Tản Viên
Chuyên ngành Giáo dục mẫu giáo
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2019-2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm hiểu, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc.. Rèn luyện khả

Trang 1

UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢN VIÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC

CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4-5 TUỔI

Lĩnh vực/Môn: Giáo dục mẫu giáo

Cấp học: Mầm non

Tên Tác giả: Cao Thị Thu Trang

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Tản Viên

Tản Lĩnh – Ba Vì – Hà Nội

Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC 2019 – 2020

Trang 2

II Mục đích nghiên cứu

III Đối tượng nghiên cứu

IV Đối tượng khảo sát và thực nghiệm

V Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

VI Phương pháp nghiên cứu

B PHẦN THỨ HAI : NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI

1 Biện pháp 1 Rèn luyện kĩ năng hát đúng nhạc, hát rõ lời, kĩ

năng vận động cho trẻ thông qua các hoạt động khác

2 Biện pháp 2 Tích cực cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc

mọi nơi để rèn luyện khả năng tự tin

3 Biện pháp 3 Chú trọng rèn luyện khả năng vận động nhịp

nhàng cho trẻ theo lời ca và giai điệu bài hát

4 Biện pháp 4 Tăng cường rèn luyện kỹ năng thể hiện cảm

xúc khi trẻ vận động theo nhạc

5 Biện pháp 5 Ứng du ̣ng công nghệ thông tin trong hoạt

động giáo dục âm nhạc và giảng dạy trong thời gian trẻ nghỉ

phòng dịch covid-19

IV Kết quả đạt được

C PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I Kết luận

II Khuyến nghị

D PHẦN THỨ TƯ: TÀI LIỆU THAM KHẢO

E PHẦN THỨ NĂM: HÌNH ẢNH MINH CHỨNG

Trang 3

A PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận

Âm nhạc là con đường đi nhanh nhất, gần nhất đến tâm hồn, đến trái tim

của mỗi chúng ta nói chung và tâm hồn trẻ thơ nói riêng

Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển thẩm

mỹ, quan hệ giao tiếp và trao đổi tình cảm Đối với trẻ em, âm nhạc là thế giới

kỳ diệu đầy xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên việc tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động

và sự hiểu biết của trẻ Giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào tiểu học Nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời

ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gần gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích

Với vai trò như vậy, âm nhạc đã trở thành một nội dung cần thiết trong chương trình Giáo dục mầm non Trong đó, hoạt động dạy trẻ vận động theo nhạc đóng vai trò quan trọng Vận động minh họa là hoạt động được phối hợp từ

âm nhạc với các động tác múa minh họa, vỗ tay theo tiết tấu hoặc sử dụng các dụng cụ âm nhạc Qua đó giúp trẻ được bộc lộ cảm xúc, các động tác múa minh họa giúp trẻ phát triển vận động tinh và có những kĩ năng vận động đẹp

Vì vậy hoạt động âm nhạc ở bậc mầm non cần được đầu tư, đổi mới sáng tạo…đổi mới cả về cách dạy và phương pháp dạy, tăng cường sử dụng nhiều dụng cụ âm nhạc trong giờ hoạt động âm nhạc, tìm những trò chơi phù hợp, trang phục, đồ dùng trực quan cũng nên thay đổi cho phù hợp và thu hút trẻ với từng hoạt động học

Trong năm học 2019 - 2020 tôi được phân công chăm sóc - giáo dục trẻ

4-5 tuổi Với mong muốn giúp trẻ có kĩ năng vận động theo nhạc tốt, tôi đã lựa

chọn đề tài sáng kiến “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi”

2 Cơ sở thực tiễn

Hoạt động giáo dục âm nhạc rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ trong trường mầm non là một hoạt động rất cần thiết đối với trẻ Vì nó giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt (đức-trí-thể-mỹ-lao động) Chính vì vậy mà tại các trường mầm non thì hoạt động rèn luyện kĩ năng vận động cho trẻ luôn được quan tâm, chú trọng và đưa lên hàng đầu

Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động âm nhạc đã được tổ chức rất là nhiều nhưng chất lượng đạt được trên trẻ còn chưa cao Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận giáo viên năng khiếu âm nhạc còn nhiều hạn chế, một số khác thì

Trang 4

do thiếu kinh nghiệm, kĩ năng trong giáo dục đổi mới theo phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” Mặt khác phụ huynh thì chưa thực sự chú trọng đến các hoạt động giáo dục âm nhạc được tổ chức trong trường, từ đó khiến kĩ năng vận động theo nhạc của trẻ chưa đạt được mục tiêu theo kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mầm non

Làm một giáo viên nhiều năm đứng lớp, với thực tế đó đã khiến tôi đặt ra nhiều câu hỏi Vậy làm thế nào để rèn luyện khả năng vận động theo nhạc cho trẻ mầm non? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm hiểu, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn xây dựng

sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi”

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu, khả năng vận động theo nhạc của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề xuất và Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi

IV ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM

22 trẻ lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi B3 Trường Mầm non Tản Viên

V PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Từ tháng 9 năm 2019 đến hết tháng 6 năm 2020 và những năm tiếp theo

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát, trao đổi

- Phương pháp thực nghiệm:

+ Áp dụng các biện pháp đề xuất

+ Kiểm tra, so sánh 32 tuần áp dụng các biện pháp đã đề xuất

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp động viên, khen ngợi trẻ kịp thời

B PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI

ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ là gì? Hoạt động âm nhạc có vai trò như thế nào đối với trẻ mầm non?

Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ là một trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện

cho trẻ Trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, hoạt động âm nhạc giữ một vai trò

vô cùng quan trọng Hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ, ngôn ngữ,

Trang 5

phát triển tai nghe và cảm xúc Âm nhạc còn có vai trò đặc biệt trong việc thu hút và gây hứng thú cho trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ đến lớp Khi được làm quen với âm nhạc ngay từ lứa tuổi mầm non giúp cho trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm sinh lí của trẻ

Trong cuộc sống hàng ngày, việc rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mầm non là một hoạt động rất thiết thực, nó giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tình cảm xã hội Khi trẻ vận động theo nhạc, trẻ không chỉ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu mà trẻ còn thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình với thiên nhiên, cuộc sống và con người xung quanh Bên cạnh đó, trẻ còn được rèn khả năng mạnh dạn, tự tin khi vận động, nhất là khi đứng trước đám đông, giúp trẻ có một hành trang vững chắc, một tâm thế tốt để học tập và rèn luyện trong những năm tiếp theo

Trẻ 4-5 tuổi rất thích ca hát và vận động theo nhạc, trẻ thích hát múa mọi lúc mọi nơi Nhưng đôi khi trẻ hát còn chưa đúng lời ca, giai điệu, chưa vận động nhịp nhàng Trẻ còn vận động theo cảm tính, thói quen hàng ngày Chính

vì vậy mà việc rèn luyện khả năng vận động theo nhạc cho trẻ ở giai đoạn này là rất cần thiết Từ cơ sở đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kĩ

năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi” để nghiên cứu, tìm

tòi ra những hình thức, phương pháp, biện pháp, nội dung thích hợp với độ tuổi

để giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động nhịp nhàng theo nhạc, từ đó góp phần phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

- Hai giáo viên có nghiệp vụ sư phạm tốt, yêu nghề mến trẻ

- Trẻ trong lớp nhanh nhẹn, mạnh khoẻ Trẻ được học đúng độ tuổi, có nhận thức tốt

2 Khó khăn:

- Một số trẻ còn hát ngọng, hát khó nghe

- Một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi thể hiện bài hát, vận động

- Một số trẻ chưa hứng thú vào giờ học, còn nói chuyện riêng, chưa tập trung chú ý trong các hoạt động

- Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa phối hợp nhịp nhàng với nhau

Trang 6

- Trẻ chưa biết thể hiện cảm xúc khi vận động, chưa vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát, còn cứng nhắc, gò bó khi thể hiện các động tác

- Khả năng âm nhạc của giáo viên còn hạn chế

- Phụ huynh đa số là nông dân nên chưa chú trọng vào hoạt động học của trẻ, chưa phối kết hợp nhịp nhàng với giáo viên trong công tác giao dục trẻ

Cụ thể được đánh giá trong bảng khảo sát sau:

Bảng 1: Khảo sát thực trạng đầu năm (Học sinh: 22 trẻ)

%

Chưa đạt

* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau:

- Giáo viên tố chức hoạt động còn cứng nhắc, rời rặc, thiếu tính sáng tạo nên chưa thu hút được sự tập trung, chú ý tham gia vào hoạt động

- Một số giáo viên còn hát chưa đúng giai điệu, lời ca của bài hát, chưa biểu lộ được sắc thái, cảm xúc của bài hát

- Chuẩn bị cho hoạt động còn sơ sài, đôi khi còn dạy chay hay sử dụng nhạc trên mạng

- Giáo viên chưa lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động học, chưa thường xuyên cho trẻ hoạt động theo các nhóm nên khả năng hoạt động nhóm của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa phối hợp nhịp nhàng với nhau

- Giáo viên chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi, chưa biết tận dụng tối đa mọi khả năng để trẻ giao tiếp với môi trường xung quanh

- Một số trẻ hát còn ngọng, chưa rõ lời do cơ quan phát âm chưa hoàn thiện, do tiếng địa phương vùng miền của trẻ

Khi được phân công vào lớp đứng trước những thực trạng đã và đang tồn tại đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều với mong muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ cùng đồng cảm với những chia

sẻ của tôi là ban giám hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp với phu ̣ huynh đã

Trang 7

hết lòng giúp đỡ cho tôi áp dụng “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ(4-5) tuổi” vào trong công tác giảng dạy III MỘT SỐ BIỆN PHÁP

Để đáp ứng được khả năng vận động theo nhạc của trẻ một cách linh hoạt, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:

1 Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng hát đúng nhạc, hát rõ lời, kĩ năng vận động cho trẻ thông qua các hoạt động khác

Trong các hoạt động học, ngoài việc gây hứng thú cho trẻ bằng cách sử

dụng các câu đố, bài thơ, câu chuyện, trò chuyện về chủ đề thì tôi còn sử dụng các bài hát, bài vận động theo nhạc mà trẻ đã học để gây sự chú ý cho trẻ Và việc làm đó không chỉ tạo được sự hứng thú của trẻ mà còn giúp trẻ 1 lần nữa rèn luyện kĩ năng hát đúng nhạc, hát rõ lời, kĩ năng vận động minh họa trong các giờ hoạt động khác Tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái trước khi vào giờ học để buổi học đạt kết quả cao

Ví dụ:

- Trong hoạt động tạo hình: Trước đây để dẫn dắt trẻ vào hoạt động tạo hình, tôi thường cho trẻ quan sát những bức tranh, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học Như trong hoạt động “Vẽ con cá”, tôi cho trẻ quan sát tranh con cá, đàm thoại về các bộ phận của con cá rồi đi vào làm mẫu luôn Và tôi nhận thấy trẻ lớp tôi không hứng thú, nhiều trẻ không tập trung và có cảm giác mệt mỏi Nhận thấy điều đó tôi đã thay đổi hình thức vào bài cho trẻ, tôi mở nhạc bài hát “Cá vàng bơi” và cho trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc Sau đó tôi mới cho trẻ quan sát hình ảnh con cá và làm mẫu Qua những bài hát, bài vận động trước khi vào bài đó, tôi nhận thấy trẻ hào hứng hơn, trẻ như được hòa mình theo những chú cá vàng nên tập trung, chú ý hơn trong hoạt động Ngoài ra, trong khi trẻ thực hiện hoạt động tạo hình thì tôi cũng tích hợp sử dụng nhạc nhẹ không lời để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái trong giờ học Từ đó mà chất lượng giờ học của tôi cũng được cải thiện

- Trong hoạt động khám phá: Tôi cũng thường xuyên sử dụng các bài hát, bài vận động có liên quan đến nội dung bài học để gây chú ý cho trẻ Như trong hoạt động khám phá về các con vật sống trong rừng, tôi cho trẻ vận động theo nhạc bài hát “Đố bạn”, trẻ được làm động tác của các con vật rất là ngộ nghĩnh, đáng yêu Qua đó trẻ không những tập trung, chú ý hơn mà còn có thể ôn lại những bài hát, bài vận động đã học với nhiều hình thức

- Trong giờ hoạt động góc: Không chỉ riêng trong hoạt động âm nhạc tôi rèn cho trẻ các kĩ năng hát đúng nhạc, hát đúng lời, kĩ năng vận động theo nhạc mà tôi còn tận dụng cả giờ hoạt động góc để củng cố các kĩ năng cho trẻ Sau khi trẻ

đã biết và nhớ các bài hát, bài vận động ở hoạt động học rồi thì ở hoạt động góc tôi chủ yếu rèn lại kĩ năng cho trẻ, đồng thời nâng cao khả năng biểu diễn giúp

Trang 8

trẻ tự tin hơn Bên cạnh đó thì tôi cũng chú trọng cho trẻ sáng tạo nhiều động tác vận động khác nhau như vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư, giậm chân Qua đây trẻ lại một lần nữa được rèn luyện các kĩ năng âm nhạc và tôi cũng luôn tạo được hứng thú khi chơi góc âm nhạc Điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc và hoạt động học của tôi trong năm học qua

Nói tóm lại, tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng hát đúng nhạc, đúng lời,

kĩ năng vận động cho trẻ ở hoạt động âm nhạc thôi là chưa đủ Vì âm nhạc nếu biết sử dụng đúng cách và kết hợp ở các thời điểm khác nhau thì nó luôn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, phấn khởi giúp trẻ hứng thú hơn vào hoạt động của cô Chính vì vậy mà chúng ta nên kết hợp rèn các kĩ năng âm nhạc của trẻ trong các giờ hoạt động học khác Điều đó sẽ giúp kĩ năng của trẻ tiến bộ hơn và chất lượng mỗi giờ học cũng sẽ được nâng cao hơn

2 Biện pháp 2: Tích cực cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc mọi nơi để rèn

luyện khả năng tự tin

Như chúng ta đã biết thì âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong sự phát

triển của trẻ Vì ngay từ khi sinh ra trẻ đã được nghe những câu hát ru à ơi của

bà và mẹ Nó được ví như là nguồn sữa thứ 2 nuôi dưỡng tinh thần của bé Và không chỉ như thế, âm nhạc còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển của trẻ ở giai đoạn mầm non Âm nhạc có thể giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, góp phần giáo dục phát triển thể chất cho trẻ Và nó cũng là phương tiện để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, nó tạo cơ hội cho trẻ phát triển cảm xúc của mình

Trước đây khi chưa hiểu được hết vai trò của âm nhạc đối với trẻ mầm non tôi thường giờ nào việc học đấy, trẻ đến lớp chỉ cần ngồi ngoan, khi đón trẻ vào lớp là cho trẻ ngồi ghế đến khi ra thể dục, cả tuần trẻ chỉ có 1 hoạt động âm nhạc và điều đó đã không phát huy được hết tính tích cực của trẻ Trẻ chỉ thuộc bài hát, bài vận động mà cô dạy trong tuần đó Trẻ không có cơ hội được thể hiện bản thân nhiều, không được giao lưu với nhau nên lúc nào cũng rụt rè, nhút nhát, chưa biết cách thể hiện cảm xúc khi vận động Chính vì vậy mà ngay sau khi hiểu hết được những lợi ích của âm nhạc đối với trẻ mầm non, tôi đã thay đổi suy nghĩ và tích cực giáo dục âm nhạc cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi Nhất

là các hoạt động vận động theo nhạc để trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân nhiều hơn, trẻ thể hiện được cảm xúc khi vận động và mạnh dạn, tự tin vận động trước đám đông

Ví dụ:

- Trong giờ thể dục sáng: Để trẻ không có cảm giác uể oải khi phải dậy sớm đến lớp thì chúng tôi đã cho trẻ tập thể dục trên nền nhạc để tạo hứng khởi cho trẻ Khi nhạc nổi lên trẻ sẽ tập trung nghe nhạc, trẻ vừa có thể hát theo vừa có thể tập theo nhịp điệu của bài hát Cuối mỗi giờ thể dục, chúng tôi kết hợp cho trẻ tập các bài erobic, các bài dân vũ để trẻ có cơ hội được vận động trước đám đông, giúp cho trẻ mạnh dạn tự tin hơn

Trang 9

- Giờ hoạt động ngoài trời: Trong các buổi hoạt động ngoài trời như “Quan sát thời tiết”, sau khi cho trẻ quan sát và trò chuyện về thời tiết hôm đó Thay vì ngày nào cũng cho trẻ chơi trò chơi vận động hay chơi tự do thì tôi cho trẻ hát các bài hát nói về thời tiết như “Cháu vẽ ông mặt trời”, “Trời nắng, trời mưa”,

“Cho tôi đi làm mưa với” Qua đó có thể giúp trẻ củng cố được các bài hát cũ

và làm quen được với nhiều bài hát mới hơn Và trẻ cũng sẽ không bị nhàm chán với các giờ hoạt động ngoài trời

- Trong các ngày hội, ngày lễ, các cuộc thi văn nghệ như “Ngày hội đến trường của bé”, thi văn nghệ “Chào mừng ngày 20/11”, “Ngày noel” tôi luôn dàn dựng các tiết mục văn nghệ đặc sắc để cho trẻ tham gia Trẻ lớp tôi luôn hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các lễ hội Và trong cuộc thi văn nghệ

“Chào mừng ngày 20/11” vừa qua, trẻ lớp tôi đã giành được giải nhất của khối Đấy chính là công lao thành quả của cô trò chúng tôi sau những ngày tập luyện Thông qua các hoạt động trên, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã yêu thích âm nhạc hơn trước, trẻ thuộc nhiều bài hát hơn Trẻ có thể tự sáng tác ra nhiều các động tác múa và vận động hay Kĩ năng vận động theo nhạc của trẻ tốt hơn, chất lượng giờ học âm nhạc của tôi cũng đạt kết quả cao hơn Ngoài ra thì trẻ lớp tôi còn mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng trước đám đông Và điều đó cũng đã giúp tôi nhận được sự hài lòng, ủng hộ từ các bậc phụ huynh

3 Biện pháp 3: Chú trọng rèn luyện khả năng vận động nhịp nhàng cho trẻ

theo lời ca và giai điệu bài hát

Trong tất cả các hoạt động âm nhạc nói chung và hoạt động dạy vận động

nói riêng, tôi luôn thực hiện tiêu chí “Lấy trẻ làm trung tâm”, ngoài việc rèn kĩ năng thể hiện cảm xúc cho trẻ thì tôi còn chú trọng rèn luyện khả năng vận động nhịp nhàng cho trẻ theo lời ca, giai điệu bài hát Vì trẻ có thuộc lời bài hát thì mới tự tin vận động nhịp nhàng được

Để trẻ có thể vận động nhịp nhàng được thì trước tiên tôi phải dạy trẻ thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát Trong các hoạt động học, tôi chú trọng dạy trẻ hát thuộc lời và hát đúng cao độ, trường độ của bài Ngoài ra tôi còn cho trẻ nghe nhạc trong các giờ đón trẻ trả, cho trẻ luyện tập mọi lúc mọi nơi như trong lúc chờ ăn cơm, khi mới ngủ trưa dậy để trẻ nhớ được lời bài hát mà không bị nhàm chán Bên cạnh đó, tôi cũng phối kết hợp với cha mẹ trẻ thông qua nhóm zalo của lớp mình

Ví dụ: Sau hoạt động dạy trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với” tôi cho trẻ nghe lại

giai điệu, lời ca bài hát trong các giờ đón trả trẻ Tôi kết hợp cho trẻ nghe cả nhạc không lời, nghe ca sĩ hát, cho trẻ hát theo nhạc… để trẻ nghe được nhiều lần mà không nhàm chán Bên cạnh đó tôi cũng phối kết hợp với phụ huynh thông qua nhóm zalo để phụ huynh cho các con luyện tập thêm ở nhà Làm như

Trang 10

vậy tôi thấy trẻ lớp tôi rất nhanh thuộc lời và hát rất đúng cao độ, trường độ của bài hát

Sau khi trẻ đã thuộc lời bài hát, tôi mới chú trọng rèn luyện kỹ năng vận động nhịp nhàng cho trẻ theo lời ca và giai điệu bài hát Để có thể rèn luyện khả năng vận động nhịp nhàng cho trẻ theo lời ca, giai điệu của bài hát thì tôi tích cực cho trẻ rèn luyện dưới nhiều hình thức như rèn luyện cá nhân, rèn luyện theo

tổ, nhóm, làm mẫu của cô, phân tích giảng giải, hình thức soi gương

Ví dụ: Để rèn luyện cho trẻ khả năng vận động nhịp nhàng, trong các giờ vận

động theo nhạc hoặc các giờ hoạt động chiều, tôi cho trẻ sang tập ở phòng âm nhạc để trẻ luyện tập theo hình thức soi gương Trẻ tự luyện tập và được soi mình trong gương để có thể điều chỉnh các động tác của mình Thông qua hình thức này, tôi thấy trẻ lớp tôi nhanh nhẹn hơn trong hoạt động học vận động, trẻ thuộc bài nhanh hơn, mạnh dạn, tự tin hơn

Ví dụ: Trong hoạt động dạy trẻ vận động theo nhạc bài hát “Gà trống thổi kèn”

tôi sử dụng nhiều hình thức vận động để rèn luyện khả năng vận động nhịp nhàng cho trẻ như:

- Đầu tiên khi bắt đầu vào hoạt động dạy vận động, tôi cho trẻ hát lại lời bài hát

và chia trẻ làm 3 nhóm để các nhóm cùng nhau thảo luận đưa ra các động tác minh họa cho bài hát Ở hình thức này, trẻ được hoạt động nhóm với nhau, được trao đổi, sáng tạo để có các động tác riêng cho nhóm mình Sau đó tôi mời từng nhóm lên vận động và nhận xét về các động tác hay, phù hợp với lời bài hát của các nhóm Khi các nhóm đã vận động xong bài của nhóm mình, tôi biên tập lại các động tác hay của từng nhóm thành một bài vận động mới hoàn chỉnh và dạy trẻ Như vậy là nhóm nào cũng có động tác của mình trong bài vận động mẫu của cô, và tôi nhận thấy trẻ rất vui, rất hào hứng tham gia vào hoạt động tiếp theo

- Tiếp theo tôi sử dụng hình thức làm mẫu của cô, tôi vận động mẫu cho trẻ quan sát 2 lần rồi mời cả lớp đứng lên tập cùng cô 3 lần Vì bài vận động mẫu của cô

có các động tác do trẻ tự sáng tác nên trẻ rất nhanh nhớ và thuộc bài

- Sau khi trẻ vận động theo hình thức tập thể cả lớp, tôi cho trẻ chuyển sang hình thức luyện tập theo tổ, nhóm Để trẻ không bị nhàm chán khi tập và quan sát các bạn tập, tôi liên tục cho trẻ thay đổi đội hình khác nhau như 2 hàng ngang, vòng tròn, 2 hàng dọc quay mặt vào nhau… Khi thay đổi đội hình như vậy, tôi thấy trẻ không bị nhàm chán mà trẻ còn có thể quan sát học hỏi các bạn tập trong khi tập

- Cuối cùng, tôi sử dụng hình thức rèn luyện cá nhân Tôi quan sát và mời những bạn vận động nhịp nhàng nhất, đẹp nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng quan sát

để trẻ có thể học được tác phong, phong cách biểu diễn từ các bạn

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w