Đổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đạiĐổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đại
Trang 1NGUYỄN THỊ THU HẰNG
§æI MíI PH¦¥NG THøC Tù Sù TRONG V¡N XU¤I H¦ CÊU VIÖT NAM §¦¥NG §¹I
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS Trần Hạnh Mai
2 PGS.TS Mai Thị Hương
Hà Nội - 2019
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả, số liệu trình bày trong Luận án là trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hằng
Trang 3Để có được công trình nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn T.STrần Hạnh Mai và PGS TS Mai Thị Hương, những người thầy đã luôn chỉdẫn, định hướng, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thànhluận án
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô ở bộ môn Vănhọc Việt Nam hiện đại, Khoa Ngữ văn, những người đã gợi mở cho tôinhiều ý tưởng và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Xin cảm ơnPhòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án
Xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đãđộng viên tôi trong suốt chặng đường vừa qua
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hằng
Trang 4Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
3.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp mới của luận án 4
6 Cấu trúc của luận án 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Khái niệm phương thức tự sự 6
1.2 Tình hình nghiên cứu về phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đại 14
Tiểu kết chương 1 28
CHƯƠNG 2 KHÁT VỌNG DÂN CHỦ HÓA VÀ SỰ ĐA DẠNG HÓA CÁC DẠNG THỨC TỰ SỰ 29
2.1 Tiền đề lịch sử - xã hội và nhu cầu giải phóng cá tính sáng tạo khai mở các tiềm năng tự sự 29
2.1.1 Tiền đề lịch sử - xã hội 29
2.1.2 Nhu cầu giải phóng cá tính khai mở các tiềm năng tự sự 37
2.2 Nỗ lực dân chủ hóa cái nhìn nghệ thuật: đa dạng hóa các kiểu dạng tự sự 49
2.2.1 Tự sự khách quan - khả tín 49
2.2.2 Tự sự chủ quan - bất khả tín 57
Tiểu kết chương 2 75
Trang 53.1 Nhân vật phi lý tưởng 76
3.1.1 Nhân vật phức hợp, tính cách đa diện 76
3.1.2 Nhân vật bé nhỏ, cô đơn 82
3.2 Nhân vật khước từ nguyên tắc điển hình hóa 89
3.2.1 Nhân vật kỳ ảo, phi nhân dạng 89
3.2.2 Nhân vật mô hình, bị tẩy trắng, bị xóa bỏ 101
Tiểu kết chương 3 109
CHƯƠNG 4 ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ THỂ LOẠI, THỰC HÀNH NHỮNG KỸ THUẬT MANG DẤU ẤN CÔNG NGHỆ 111
4.1 Những thử nghiệm lai ghép, làm mới thể loại .111
4.1.1 Giả lịch sử 113
4.1.2 Nhại trinh thám 116
4.1.3 Giả tự truyện 123
4.1.4 Phiếm huyền thoại 126
4.2 Những kĩ thuật mang dấu ấn công nghệ 130
4.2.1 Cắt dán, chồng xếp văn bản 130
4.2.2 Kỹ thuật bàn phím 140
Tiểu kết chương 4 146
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC
Trang 61 Lý do chọn đề tài
Văn học là hoạt động tinh thần nằm trong văn hóa được kiến tạo tùythuộc mỗi thời đại lịch sử cụ thể Từ sau 1975, Việt Nam bước vào kỷnguyên mới: kỷ nguyên phát triển trong bối cảnh đất nước hòa bình,thống nhất, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới Từ hoàn cảnh chiếntranh khắc nghiệt - một trạng thái sống bất bình thường - chúng ta trở lạiquỹ đạo thời bình Nhiều nhu cầu mới nảy sinh, nhiều vấn đề cần nhậnthức lại Công cuộc đổi mới toàn diện được Đảng phát động nhằm đưanước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghèo đói và tụt hậu sau nhiều thậpkỷ bị chiến tranh tàn phá nặng nề Cơ chế kinh tế thị trường được ápdụng thay cho cơ chế kinh tế bao cấp Giao lưu mở ra đa chiều, cuộc sốngvận động, biến đổi nhanh chóng với biết bao trải nghiệm mới, nhiềuthành tựu nhưng cũng nhiều phức tạp, vấp váp Tất cả đều đổ bóng vàovăn chương nghệ thuật Đã có không ít công trình nghiên cứu về văn họcgiai đoạn này từ các góc độ khác nhau, từ cấp độ khái quát đặc điểm, quyluật, sự vận động chung của văn học, của thể loại đến cấp độ tác giả, tácphẩm cụ thể Luận án của chúng tôi chọn nghiên cứu phương thức tự sựtrong văn xuôi hư cấu (tức tiểu thuyết và truyện ngắn, bộ phận có thànhtựu nổi trội) giai đoạn này như một hướng tiếp cận vừa có tính chất tổngkết văn học sử, vừa có thể diễn giải tương đối kỹ lưỡng về những tácphẩm tiêu biểu theo các gợi dẫn từ bộ công cụ của lý luận văn học hiệnđại
Phương thức tự sự là một nội dung nằm trong lĩnh vực Tự sự họcđược giới nghiên cứu văn học hiện đại rất quan tâm Sự vận động, biếnđổi của phương thức tự sự cho phép nhìn nhận, đánh giá văn học một giai
Trang 7động Văn xuôi hư cấu Việt Nam từ giữa thập kỷ 80 trở đi đã có sự vậnđộng mạnh mẽ, đạt được nhiều giá trị nghệ thuật, được dư luận ghi nhận,nhiều người quan tâm nghiên cứu Lịch sử văn học có thể được nhìn như
sự nối tiếp của những trường phái, trào lưu văn học, mà cốt lõi là nhữngquan niệm khác nhau về con người Trong văn xuôi, khuynh hướng bềnvững hơn cả là nhìn nhận sự biểu đạt về con người qua phương thức tự sự.Suốt chiều dài lịch sử văn học dân tộc đã từng xuất hiện nhiều trường pháivăn chương khác nhau nhưng về cơ bản, quan niệm tự sự vẫn ổn định: coitrọng nội dung được kể hơn cách kể Hình thức thường gặp là một câuchuyện có đầu có cuối với cấu trúc cốt truyện biến chuyển theo tính cách,
số phận nhân vật , tất cả được trình bày như một hiện thực khả tín Vănxuôi đương đại ngày càng có xu hướng coi trọng hơn việc kiến tạo vănbản, tức là hình thức thể hiện câu chuyện chứ không chỉ chăm chú ở nộidung Nhiều tác giả văn học đang cố gắng khẳng định quan niệm: bảnthân cách viết đã là nội dung, là chủ đề quan trọng của tác phẩm Giớinghiên cứu, do đó có thêm những góc độ tiếp cận mới Khảo nghiệm từtác phẩm của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ DuyAnh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, NguyễnBình Phương, Nguyễn Việt Hà, Châu Diên, Đoàn Minh Phượng, PhanViệt, Thuận, Nguyễn Danh Lam, Thùy Dương, Nguyễn Đình Tú chúngtôi nhận thấy có sự xuất hiện của một biến chuyển rất đáng chú ý về
phương thức tự sự Luận án, chính vì thế, với tên gọi “Đổi mới phương
thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đại”, chọn nghiên cứu vấn
đề này với mong muốn nắm bắt và miêu tả trúng sự đổi mới có tính bứt phámạnh mẽ của văn xuôi Việt Nam giai đoạn sau 1986 so với truyền thống.Việc đi sâu khai thác cách thức kiến tạo văn bản sẽ là cơ sở đáng tin cậy
Trang 82 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nhận diện và lý giải những khía cạnh cơ bản, nổi bậtcủa sự đổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu (truyện ngắn và tiểuthuyết ) từ 1986 đến nay như: sự chi phối của nguyên tắc tự sự đối với điểmnhìn trần thuật, kiểu nhân vật, cách ứng xử với thể loại, kỹ thuật tạo lập vănbản Để làm rõ những điểm mới của phương thức tự sự giai đoạn này, chúngtôi có tham khảo, đối sánh với giai đoạn văn học trước 1986 và một số loạihình nghệ thuật cùng thời như điện ảnh, sân khấu
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án sẽ khảo sát các truyện ngắn, tiểu thuyết (tức văn xuôi hưcấu đương đại) tiêu biểu từ 1986 đến nay được dư luận chú ý hoặc cónhững nỗ lực cách tân nổi bật về phương thức tự sự (theo Phụ lục)
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Một là, nhận diện, miêu tả và lý giải những nét cơ bản trong sự đổimới phương thức tự sự của văn xuôi hư cấu Việt Nam từ 1986 đến nay,khẳng định sự hình thành một khuynh hướng thẩm mĩ mới trong đời sốngvăn chương đương đại
Hai là, đánh giá ý nghĩa của sự đổi mới này đối với tiến trình văn họcdân tộc, góp phần khẳng định thành tựu của văn học Việt Nam đương đại
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
Một là: Xác định những khái niệm công cụ làm điểm tựa lý thuyết choviệc triển khai đề tài, ở đây là những thuật ngữ cơ bản của lý thuyết tự sự học
Hai là: Nhận diện, lý giải căn nguyên dẫn đến sự đổi mới phương thức
Trang 9Ba là: Khảo sát những tác giả, tác phẩm tiêu biểu (theo Phụ lục) cho
sự đổi mới phương thức tự sự, qua đó, làm rõ các phương diện đổi mới cơbản của văn xuôi hư cấu giai đoạn từ 1986 đến nay
Bốn là: Chỉ ra một số bài học hữu ích đối với việc sáng tạo và tiếp nhận vănhọc, hướng tới một cái nhìn dân chủ, cở mở, nới rộng khung thẩm mĩ của thời đại
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phương phápnghiên cứu, trong đó có các phương pháp chính sau đây:
- Trước hết, luận án phối kết hợp các phương pháp phân tích tácphẩm văn học: Theo loại thể, theo các thao tác của thi pháp học, tự sự học
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Nhìn nhận sự đổi mới phươngthức tự sự trong sự gắn kết với đổi mới của toàn bộ nền văn học dân tộcgiai đoạn sau 1975 từ quan niệm về hiện thực, quan niệm về nhà văn, vềcông chúng, về ngôn từ văn học; trong mối liên hệ với một số loại hìnhnghệ thuật khác như điện ảnh, âm nhạc, sân khấu
- Phương pháp liên ngành: Nhìn văn học trong quan hệ với văn hóahọc, tâm lý học, ký hiệu học Điều này giúp cắt nghĩa thấu đáo hơn tinhthần thời đại, sự tương tác văn hóa thể hiện trong văn học
- Phương pháp so sánh: So sánh với các chặng đường văn học trước
1975 để thấy rõ những vận động, biến đổi của văn học giai đoạn sau 1975
So sánh những khuynh hướng thẩm mĩ giữa các tác giả cùng thời để làm
rõ sự đa dạng trong phương thức tự sự của văn xuôi hư cấu đương đại
5 Đóng góp mới của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về những đổimới của phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đại
- Qua khảo sát phương thức tự sự của những tác phẩm tiêu biểu,luận án góp phần làm sáng tỏ diện mạo và sự vận động ở bề sâu của tư
Trang 10- Góp phần nhận diện những quy luật phổ quát của văn học đươngđại (quy luật giao lưu hội nhập, sự tương tác thể loại, nhu cầu của côngchúng, khát vọng sáng tạo của nhà văn ), góp phần định hướng cảm thụthẩm mĩ của độc giả theo hướng tích cực, đa dạng, phù hợp với thời đại.
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho người làmcông tác nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Luận án được triển khaithành 4 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Khát vọng dân chủ hóa và sự đa dạng hóa các dạng thức
tự sự
Chương 3: Nỗ lực làm mới quan niệm về nhân vật.
Chương 4: Đổi mới quan niệm về thể loại và thực hành những kỹ
thuật mang dấu ấn công nghệ
Trang 111.1 Khái niệm phương thức tự sự
Tự sự là một trong các dạng tạo lập văn bản chủ yếu: Tự sự, miêu tả,biểu cảm, thuyết minh, nghị luận Tự sự chính là kể chuyện, là phươngthức chủ yếu để con người phản ánh thế giới khách quan thông qua sự kiện,
sự việc và nhân vật cụ thể Tuy nhiên, căn cứ trên nhiều lý thuyết văn học
và sự tương tác giữa văn học và đời sống xã hội cũng như những hình tháiý thức nghệ thuật khác, tự sự được diễn giải theo những cách hiểu ít nhiềukhác biệt Nhiều thập kỉ trôi qua, không ít nhà nghiên cứu lý thuyết tự sựtrên thế giới đã cho ra đời những công trình phân tích tập trung vào đốitượng dạng thức văn bản ngôn từ và cả trên lĩnh vực điện ảnh, kiến trúc, điêukhắc Trong tiến trình văn học thế giới, thế kỉ XX được nhìn nhận như thế kỉcủa các trào lưu nghiên cứu, phê bình văn học với nhiều phát kiến quan trọng.Riêng việc tìm hiểu về tự sự đã hình thành nên cả một ngành nghiên cứu: Tự
sự học Tự sự học được định hình từ khoảng những năm 60 của thế kỉ XX,chính thức được “khai sinh” với danh xưng học thuật như ngày nay(“narratologie”– tiếng Pháp, tiếng Anh: “narratology”) là vào năm 1969 trongcông trình “Ngữ pháp truyện mười ngày” của T Todorov [88] Từ đó, tự sựđược hiểu theo một số nghĩa sau:
Thứ nhất, tự sự như là một chuỗi sự kiện (sequence of events) theo
T Todorov (1977) và tập trung vào bản thân sự kể Chuỗi sự việc đượctrình bày theo một trình tự nhất định, có trước có sau, có mở đầu, tiếpdiễn và kết thúc Những biểu hiện cụ thể của phương thức tự sự trên vănbản tự sự là dùng nhân vật “người kể” (bằng miệng hay viết) làm chongười nghe (hay đọc) nắm được nội dung câu chuyện (truyện kể về ai, ởthời nào, sự việc chính là gì, diễn biến của sự việc ra sao, kết thúc thếnào, chuyện đem lại ý nghĩa gì,…?) Quan niệm này cũng đã được triển
Trang 12Barthes thời kì đầu của chủ nghĩa cấu trúc năm 1977 Những người theoquan niệm này chủ yếu nghiên cứu cấu trúc truyện kể (bề mặt hay bề sâu)để đi tìm ý nghĩa Tuy nhiên, điểm hạn chế của nhóm này là nhìn nhận
văn bản như một cấu trúc khép kín Theo Từ điển thuật ngữ văn học, NXB
Giáo dục 1992, tự sự là phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tínhkhách quan của nó Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, gắn vớicốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơnhẳn nhân vật trữ tình và kịch Theo đó, các tác giả nhấn mạnh tự sự là mộtphương thức chủ yếu để con người phản ánh thế giới khách quan thôngqua sự kiện, sự việc và nhân vật cụ thể Ngày nay, tự sự không còn giản đơnchỉ là kể chuyện, mà được xem là một phương thức không thể thiếu để giảithích thế giới, có nguyên lí riêng Theo Roland Barthes: “Đã có bản thân lịch
sử loài người, thì đã có tự sự” J.H Miler, nhà giải cấu trúc Mĩ (1993) chorằng: “Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy màchúng có được ý nghĩa Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố” Đánhgiá vai trò của tự sự, Jonathan Culler (1998) cũng cho rằng: “Tự sự làphương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật” [90]
Thứ hai, tự sự như là một diễn ngôn Quan niệm này cũng đượctriển khai bởi Seymor Chatman (1978) và Mieke Bal (1985) Ở đây, đốitượng chính được đem suy xét, “mổ xẻ” là lời kể, cách kể, trọng tâm làvấn đề “kể như thế nào” thay vì “kể cái gì” Đại diện cho nhóm này là G.Genette với lý luận về ba phạm trù của diễn ngôn trần thuật: Thời thái(tence), ngữ thức (mood), ngữ thái (voice) Cùng với G Genette, Rimmon– Kenan (trong Tác phẩm hư cấu tự sự) nêu lên ba phương diện độc lậpvới diễn ngôn trần thuật là phong cách thể loại, chủng loại ngôn ngữ và hệthống kí hiệu, phương tiện truyền đạt; F Stanzel đề ra khái niệm “tình
Trang 13việc sử dụng các biện pháp tu từ Tập trung vào vấn đề diễn ngôn, M Balđưa ra cấu trúc ba tầng: văn bản, chuyện kể, chất liệu Các yếu tố nhỏ hơnđược tiếp tục triển khai, sắp xếp vào mỗi tầng (dẫn theo “Trần thuật học:Dẫn luận lý luận tự sự/ Narratology: Introduction to the Theory ofNarrative” của Mieke Bal, 1985-1997) Trước sự chất vấn từ phía chủnghĩa lịch sử và chủ nghĩa giải cấu trúc, tự sự học những năm 80 của thếkỉ XX đã bước sang giai đoạn hậu kinh điển Tự sự học hậu kinh điểncũng có nhiều hướng nghiên cứu mà một trong những nền tảng tư duy củanó là giải cấu trúc luận Sự tồn tại và phát triển của tự sự học kinh điểntrên căn bản chủ nghĩa cấu trúc dù có ưu điểm, song vẫn còn nhiều hạnchế Giải cấu trúc xuất hiện như một sự chất vấn tính tuyệt đối của cấutrúc luận, theo đó, cấu trúc không còn được xem là đơn vị tạo nghĩa màtrở thành nơi bỏ sót các ý nghĩa Nếu như cấu trúc bao giờ cũng xoayquanh một trung tâm thì ngược lại, giải cấu trúc “phi trung tâm hóa” cáitrước đó vẫn được xem là trung tâm Trong báo cáo khoa học mang tên
Cấu trúc, dấu hiệu và trò chơi trong diễn ngôn khoa học nhân văn,
Jacques Derrida chứng minh “không có chân lí tuyệt đối, bất biến, các sựkiện chỉ có ý nghĩa tạm thời Trong đời sống, sự kiện là sự cố đối với quátrình bình lặng, đứt đoạn là thách thức đối với truyền thống, trò chơi là sựphản kháng chống lại các diễn ngôn chuyên chế, độc tôn” [91] VớiDerrida, các lí thuyết tiếp nhận, lí thuyết liên văn bản gặp gỡ nhau ở điểmnâng người đọc lên một vị trí mới và tác phẩm văn học không phán truyềnmột chân lí duy nhất
Thứ ba, quan niệm tự sự gắn với tiếp nhận Quan niệm này về tự sựcó ý nghĩa quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học và các hìnhthái ý thức nghệ thuật khác liên quan đến việc coi tự sự như một tạo tácphức tạp mà ở đó, ý nghĩa của tự sự được chỉ ra không chỉ thông qua sự
Trang 14định nghĩa tự sự như là sự thể hiện các sự kiện có thật hay mang tính hưcấu bởi một hay nhiều người kể chuyện hướng đến một hay nhiều ngườinghe chuyện (narratee) Roland Barthes và Jean Francios Lyotard (1991)với việc trình bày chủ nghĩa hậu cấu trúc cũng cho thấy mối quan tâm đặcbiệt đến quan niệm này về tự sự.
Như vậy, từ khi ra đời đến nay, tự sự học không ngừng đổi mới, pháttriển, cung cấp những công cụ, phương pháp quan trọng để nghiên cứu vănhọc Tự sự học kinh điển đã cung cấp hệ thống khái niệm, phương pháp đểkhông chỉ khai thác các giá trị của tác phẩm cụ thể mà còn đi sâu nhận thứchình thái kết cấu, quy luật vận động, sáng tác, phương thức biểu đạt và đặctrưng thẩm mĩ của thể loại tự sự Tuy nhiên, hệ thống lí luận này lại coi vănbản tác phẩm là một hệ thống tự thân khép kín, không có liên hệ với bốicảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Tự sự học hậu kinh điển ra đời sau này, coi
tự sự học kinh điển như một trong những “khoảnh khắc quan trọng” củamình, bởi nó còn hấp thu nhiều phương pháp luận và giả thiết nghiên cứumới, mở ra nhiều cách nhìn mới về hình thức và chức năng tự sự Tự sựhọc hậu kinh điển mang một thái độ mở, vận dụng nhiều phương pháp đểnghiên cứu văn học, phân tích văn bản tác phẩm, chú ý đến độc giả và tácđộng của hoàn cảnh lịch sử, tiếp thu một cách có ý thức từ góc độ phê bình,phân tích của những trường phái lí luận phê bình cũng như các lĩnh vựcnghệ thuật khác, mở rộng cách nhìn đối với tự sự học Ở một góc độ nhấtđịnh, có thể xem nó đã khắc phục được hạn chế từ chính hệ thống lí luận
mà nó hình thành ban đầu
Tự sự học đồng hành cùng các khái niệm: Văn bản (Text), Câuchuyện (Story) và Loạt sự kiện/ cốt truyện (Fabula) Sự đổi thay trongquan niệm về ba thuật ngữ này cũng gợi dẫn nhiều vấn đề cần suy ngẫmcho văn học Theo đó, câu chuyện được hiểu như chuỗi sự kiện mà nó
Trang 15nhận về tự sự, hay nói cách khác, đó là tự sự đã được tiếp nhận, chuyển
hóa, biến đổi Tư tưởng bao trùm toàn bộ công trình Độ không của lối
viết (Roland Barthes) là coi văn bản tự sự như một ngôn ngữ Theo quan
điểm cấu trúc, “bất cứ văn bản tự sự nào cũng đều được xây dựng theo môhình của câu mặc dù nó không phải là một tổng của các câu, bất cứ mộttruyện nào cũng là một câu lớn, và câu kể chính là sự tỉnh lược của mộttruyện nhỏ” [85] Chủ nghĩa cấu trúc xem xét tác phẩm trong cấu trúc nội tạicủa chính nó Roland Barthes sau khi đưa ra những quan niệm về cấu trúc tự
sự đã cho rằng chức năng của tác phẩm không phải để thể hiện một cái gìđó, bản thân việc tường thuật không phải là làm cho các sự kiện sống lại
Trong tiểu luận The Value of Narrativity in the Representation of
Reality (Giá trị của tính tự sự trong việc tái hiện hiện thực), Hayden
White khẳng định tầm quan trọng về mặt văn hóa của tự sự Theo ông,hình thức tự sự đáp ứng tốt nhất nhu cầu phổ quát của con người là làmthế nào có thể biến điều mình đã biết (knowing) thành cái có thể kể lại(telling), tức là để truyền lưu Tự sự có thể thực hiện được chức năng đóbởi lẽ, nói như Roland Barthes, nó là cái có thể chuyển ngữ được(translatable) mà không phải chịu một tổn hại nào Động cơ khiến chongười ta phải kể lại điều gì đó là rất tự nhiên Hình thức tự sự dường như
là hình thức tất yếu cho bất kì một sự tường thuật nào về những gì đãthực sự xảy ra, đến nỗi hoạt động tự sự có vẻ chỉ trở thành hiện tượng
“có vấn đề” trong một nền văn hóa mà nó vắng mặt
Phương thức tự sự là khái niệm diễn tả cách thức và phương pháp kểchuyện trong thực hành tự sự của các chủ thể viết Nó vốn được coi là mộttrong những phương thức biểu đạt cho thấy đặc điểm chung của một kiểu tưduy nghệ thuật hiện diện ở một trào lưu, một xu hướng hay một tập hợp nhữngcách biểu đạt mang tính phổ quát Khi hiện diện trong từng trường hợp cụ thể,
Trang 16biểu hiện riêng biệt, thường được gọi tên thành nghệ thuật tự sự Bởi thế, nghệthuật tự sự thể hiện dấu ấn cá nhân, gắn liền với phong cách tác giả
Khi nghiên cứu về nghệ thuật tự sự, một số người như M Kundera, U.Eco, Y Lotman, Shklovsky lại rất coi trọng yếu tố nhịp điệu của tự sự Họnhấn mạnh trong nhiều nhận định, thí dụ: “Nhịp điệu văn xuôi quan trọng nhưmột nhân tố tự động hóa Nhưng nhịp điệu thơ thì không phải như thế”,
“nghiên cứu nhịp điệu trong thơ và trong văn xuôi phải nêu lên được rằng vẫnmột yếu tố nhưng có những vai trò khác nhau trong những hệ thống khác nhau”
(Shklovski trong Nghệ thuật như là thủ pháp)[86] Y Lotman có nhiều công
trình được xếp vào hàng kinh điển nghiên cứu văn học từ góc độ tự sự học, ví
như Kí hiệu quyển và vấn đề truyện kể, Cái chết như là vấn đề của truyện
kể, Biểu tượng – “gène truyện kể”, Huyền thoại – tên gọi – văn hóa, Về mã huyền thoại của truyện kể, Nguồn gốc truyện kể dưới sự soi sáng của loại hình
học, về ý nghĩa mô hình hóa của khái niệm “kết thúc” và “mở đầu” trong văn
bản nghệ thuật… Không thể nghiên cứu lí thuyết tự sự của Y Lotman bênngoài quan niệm của ông về kí hiệu học, về văn hóa và văn hóa học Nhànghiên cứu này rất chú trọng đến trình tự thời gian trong tự sự Ông gọi “truyệnkể” là “thiết chế đối tác” của huyền thoại, kiến tạo nên văn bản được tổ chứcphù hợp với sự vận động của thời gian tuyến tính và ghi nhận cái bất thường,chứ không phải “ghi lại các biến cố, các tội ác, tai họa ngẫu nhiên, chỉ xảy ramột lần, tức là ghi lại những gì được xem là xóa bỏ một trật tự nào đó đã có từlâu” Cho nên truyện kể là ngôn ngữ “gián đoạn”, “tuyến tính”
Theo Y Lotman, vai trò của huyền thoại đối với sự hình thành cácloại hình truyện kể và tiểu thuyết thế kỉ XIX ở các nền văn học dân tộc là
rất khác nhau Ở tiểu thuyết Tây Âu thế kỉ XIX, mô hình truyện kể là mô
hình của cổ tích với phương án truyện kể kiểu “Lọ Lem” Trong khi đó,
Trang 17Dựa vào cổ tích, tiểu thuyết phương Tây chú ý đến chức năng kết thúctruyện kể và kết thúc hạnh phúc được coi là cơ bản Cắm rễ sâu vàotruyền thống huyền thoại, tiểu thuyết Nga đặt ra vấn đề cải biến bản chấtbên trong của nhân vật, hoặc cải tạo cuộc sống xung quanh nó, chứ khôngquan tâm tới chuyện thay đổi vị thế của nhân vật nên đều không có kếtthúc kiểu phương Tây Như vậy, những diễn giải của Y Lotman đã làm rõ
sự khác biệt và cụ thể hóa trong nghệ thuật tự sự của mỗi vùng văn học
Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, ở Việt Nam xuất hiệnmột số chuyên luận hoặc dịch, hoặc đi sâu nghiên cứu những cuộc cách
tân trong tự sự của phương Tây như các cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết
phương Tây hiện đại (Đặng Anh Đào), Về một tiểu thuyết mới (Lê Phong
Tuyết), A.R.Grillet: Sự thật và diễn giải (Nguyễn Thị Từ Huy), Tiểu
thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI; Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới; Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật (Phùng Văn Tửu).
Các công trình này tập trung làm rõ những thử nghiệm, tìm tòi đổi mớicủa nhà văn với những tác phẩm nhận được sự đánh giá cao của dư luận.Những vấn đề then chốt của phương thức tự sự như người kể chuyện hayphương thức huyền thoại được các tác giả phân tích cụ thể
Một số công trình quan trọng về Tự sự học đã được dịch, giới thiệu
và vận dụng vào nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại Hai hội thảokhoa học lớn về Tự sự học do Trần Đình Sử chủ trì tại trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã xuất bản 2 cuốn kỷ yếu “Tự sự học - một số vấn đề lý
luận và lịch sử” [90] Đáng chú ý, chuyên khảo này là một bức tranh khái
quát về lý thuyết tự sự học và những phân tích, diễn giải về diện mạo vănhọc trên thế giới cũng như ở Việt Nam Tổng hợp qua vài nét sơ bộ nhưtrên, có thể thấy nghiên cứu tự sự nói chung và phương thức tự sự trong
Trang 18cứu, phê bình văn học đương đại
Cùng với các trào lưu, trường phái văn học nối nhau ra đời, đemđến thêm những kinh nghiệm nghệ thuật mới, điều chỉnh lại kinh nghiệmnghệ thuật cũ, khái niệm “tự sự” có khi được đề nghị đổi thành “trầnthuật”, theo đó tự sự học cũng mở rộng thành trần thuật học Một số lýthuyết gia cho rằng định nghĩa đã có về “tự sự” khó bao quát được nhữngtác phẩm tiểu thuyết và phim hậu hiện đại - nơi tác giả “từ chối tổ chứcnội dung thành một câu chuyện xác định” Khái niệm “tự sự” cần phảiđược mở rộng thêm, ngoài phần “lời kể” (discouse) và “câu chuyện”(story), có thể phải nghĩ đến những “câu chuyện không kể được”, tức lànhững sự kiện, những lời nói được trình bày như “một sự trình hiện tự dotrôi nổi” (floating rep resentation) Luận án của chúng tôi vẫn dùng kháiniệm “tự sự” do tính chất quen thuộc và phổ cập của nó nhưng trong quátrình xử lý đề tài của chúng tôi vẫn sẽ bao gồm cả những nội hàm đượcmở rộng của trần thuật học, tức là chúng tôi quan tâm cả “câu chuyện”được kể theo kiểu truyền thống (có đầu, có cuối, có sự kiện, nhân vật) lẫnnhững câu chuyện được kể rời rạc, lộn xộn, cố ý làm mất mạch lạc, giốngnhư một chuỗi sự việc được trình hiện tự do Như thế nghĩa là “sự trìnhhiện tự do” cũng là một kiểu trật tự cố ý phi trật tự
Từ những khía cạnh cơ bản của lý thuyết tự sự học, chúng tôi sẽ vậndụng để soi chiếu một chuyển biến quan trọng trong văn xuôi hư cấu ViệtNam từ 1986 đến nay đó là những đổi mới cơ bản trong phương thức tự
sự Các yếu tố căn cốt của tự sự rốt lại là truyện (sự kiện, biến cố, ngườitrần thuật (điểm nhìn), cách thức trần thuật Theo nhận thức của chúng tôinhững nguyên tắc chìm, chi phối cấu trúc tự sự bao giờ cũng nằm ở chiềusâu tư duy văn học như cảm quan hiện thực, quan niệm về bản chất chức
Trang 19Luận án này với tên gọi Đổi mới phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu
Việt Nam đương đại sẽ chủ yếu ưu tiên khảo sát những đặc điểm nổi bật
trong sự đổi mới phương thức tự sự như bức tranh hiện thực, điểm nhìn,cách xử lý nhân vật, xử lý thể loại và một số kĩ thuật tạo lập văn bản
1.2 Tình hình nghiên cứu về phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đương đại
Việc ứng dụng tự sự học để nghiên cứu những đổi mới về phươngthức tự sự trong văn học Việt Nam đương đại là một nhu cầu khách quannhờ đó chúng ta có được cái nhìn sâu hơn, sinh động hơn về bước ngoặtchuyển mình của văn học, ghi nhận những nỗ lực sáng tạo của nhà vănViệt Nam Sự đổi mới phương thức tự sự là vấn đề được giới phê bình vănhọc trong nước hết sức quan tâm Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn tùy thuộcthực tiễn đời sống văn học, hướng quan tâm cũng khác nhau Khoảngnhững năm từ 1975 đến 1990, chuyển đổi rõ rệt nhất trong sáng tác củacác nhà văn là sự gia tăng chất thế sự cho những cốt truyện sử thi Bứctranh hiện thực được nới rộng hơn, đã bắt đầu xuất hiện những mảng mờtối, khuất lấp của đời sống cộng đồng Nhân vật trở nên “đời” hơn, ít cứngnhắc hơn và cũng ít hoàn hảo, toàn bích như trong văn học giai đoạntrước Có lẽ vì thế, giới phê bình nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung vàonội dung “câu chuyện” được kể, dành mối quan tâm trước hết cho sự đổimới cách nhìn hiện thực của nhà văn Điều đó thể hiện rõ trong cuộc bàn
luận về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu do tuần báo Văn nghệ tổ chức
tháng 6/1985 Dù xuất hiện không ít ý kiến băn khoăn về hướng tìm tòiđổi mới của nhà văn, một số người vẫn khẳng định sự chuyển hướng củaông là cần thiết và đúng đắn Đáng chú ý là cả hai phía khen chê đều chủyếu bàn đến tính nhân đạo của tác phẩm Ý kiến của Phan Cự Đệ có thể
Trang 20nhân vật của anh lạ lẫm quá, tức là không có tính điển hình”, “NguyễnMinh Châu đi bên lề cuộc sống”, “hình như anh cố tình lan man, rối rắmđể ai muốn hiểu thế nào thì hiểu” Phía các ý kiến tán thành Nguyễn MinhChâu, ít nhiều đã có người chỉ ra cả nỗ lực kiếm tìm cách thể hiện mớicủa nhà văn Lại Nguyên Ân viết: “Chiều sâu mới mẻ trong sáng táctruyện của Nguyễn Minh Châu chính là nảy sinh trong sự đổi mới cácbình diện nhận thức đời sống, mạnh dạn đi tìm nhiều cách thể hiện khácnhau, tự làm phong phú các khả năng nghệ thuật của mình và của chungnền văn xuôi chúng ta ” [2] Lã Nguyên viết: “Thay vì những câu chuyệnvề chiến tranh, về súng đạn, Nguyễn Minh Châu hôm nay thả bút theo
tình đời Bức tranh, Mẹ con chị Hằng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, Sống mãi với cây xanh là những câu chuyện về tình người, tình đời Mảnh đất tình yêu là tình đời mở rộng thành triết học lịch sử Đi sâu vào
vương quốc của tình đời, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã nhanhchóng chuyển từ thế giới vĩ mô sang thế giới vi mô, từ thế giới của cộngđồng, dân tộc và lịch sử đến với những câu chuyện về đời tư và số phậncủa mỗi cá nhân con người Nguyễn Minh Châu khá tiêu biểu cho khuynhhướng sáng tác lấy đời tư con người làm mảnh đất khám phá những quyluật vĩnh hằng của các giá trị nhân bản Ở đây, cá nhân con người chẳngnhững là đối tượng, chất liệu nhận thức nghệ thuật mà còn là điểm xuấtphát, là chuẩn mực để nhà văn soi ngắm và định giá thế giới” [59]
Ở thời điểm đó, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh gây chấn động dư
luận, được khen là dám chọn những thời điểm khốc liệt của chiến tranh, dũng
cảm không né tránh mặt trái của chiến tranh Đặng Quốc Nhật viết: “Đất trắng
gợi ra cho chúng ta những suy nghĩ mới cho tiểu thuyết về đề tài chiến tranhlúc này Ở đây người đọc thấy được sự dữ dội của cuộc chiến đấu, những thiệt
Trang 21giá của chiến công và chiến thắng cuối cùng” [52] Thời xa vắng sau đó cũng
được ghi nhận đã phơi bày bi kịch của cá nhân trong sự vênh lệch với quan hệ
cộng đồng, là tiếng kêu cứu của con người cá nhân Sau thời điểm đó, Thời xa
vắng được ghi nhận đã phơi bày bi kịch của cá nhân trong sự “lệch pha” với
cộng đồng, là tiếng kêu cứu của con người cá nhân Tác phẩm được đánh giácao: “Phơi bày cái tiêu cực, mô tả và tố cáo nó, nhiều nhà văn đã tham gia tíchcực vào trào lưu này, trong đó có Lê Lựu.” [57] Nhiều ý kiến khen các tác
phẩm Cù lao Tràm, Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn nhanh nhạy đặt
vấn đề về sự lỗi thời của cơ chế quản lý kinh tế ở một xí nghiệp đánh cá, hay ởmột xã nông nghiệp vừa được giải phóng Có thể dễ nhận thấy Nguyễn MạnhTuấn quan tâm nhiều tới những vấn đề nóng hổi bức xúc của cuộc sống ngàyhôm nay Tính tích cực của người cầm bút có trách nhiệm đã khiến anh cảmnhận nhanh nhạy hơn cả đối với những vấn đề này Bởi lẽ, nhà văn tiên tiến ởbất cứ nơi nào và bất cứ thời nào bao giờ cũng hướng thẳng tới những vấn đề
của cuộc sống đang diễn ra Trần Đăng Suyền nhận xét: về tiểu thuyết Mưa
mùa hạ của Ma Văn Kháng: “Giá trị của Mưa mùa hạ không chỉ ở chỗ mạnh
dạn lên án cái tiêu cực mà chủ yếu xây dựng được cách nhìn, thái độ đúng đắntrước những cái xấu, cái ngáng trở bước đi lên chủ nghĩa xã hội” [92] Tô Hoài,
trong bài viết Đọc Mưa mùa hạ khẳng định: “Mưa mùa hạ là toàn cảnh xã hội
hiện nay thu nhỏ lại mà vẫn đầy đủ màu sắc thật chính xác và phong phú…”)[36] v.v
Một số ý kiến tham gia thảo luận về về tình hình văn xuôi đươngđại đều cho thấy phía người đọc chú ý nhiều đến nội dung câu chuyện
được kể, đến chủ đề, đề tài như: Đề tài gia đình trong văn xuôi những
năm gần đây [8]; Từ kịch cách mạng đến tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm”
[10]; Nghĩ về một xu thế đổi mới trong đời sống văn chương hiện nay
Trang 22xa vắng [31]; Văn học tham gia chống tiêu cực [38]; Về mối quan hệ giữa
sử và văn [47]; Đổi mới từ những bài học cách mạng [46]; Thời xa vắng, một tâm sự nóng bỏng [75]; Cái tâm và cái tài của người viết [58]; Kịch Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời sống [49] Từ tiêu đề một số bài
viết và đi sâu vào nội dung có thể thấy các ý kiến chủ yếu vẫn quan tâmđến chủ đề câu chuyện, bức tranh hiện thực, đến cách nhìn hoặc thể hiệncái tích cực hay tiêu cực trong tác phẩm Dần dần, sau đó, khi đã thấy rõnét hơn ở sáng tác những dòng mạch mới đang hình thành, giới phê bìnhchuyển dần sự quan tâm từ nội dung, đề tài sang cách kể, lối viết
Có một số nghiên cứu bắt đầu quan tâm hơn đến sự đổi mới nghệthuật tự sự, chủ yếu xoay quanh sáng tác cuối những năm 80 của NguyễnMinh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài Tuy chưa phải mạchchính nhưng ít nhiều giới nghiên cứu đã cảm nhận được một mạch chuyểnđộng khác trong văn xuôi hư cấu nước ta, đó là sự nỗ lực đổi mới lối viết
Cuộc tranh luận về chùm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hainăm 1988, 1989 hé lộ những đột phá khá thú vị trong đời sống nghiên cứuphê bình ở nước ta Lối viết “hai lần kì lạ” (Vương Trí Nhàn) của NguyễnHuy Thiệp tạo một “cú hẫng giữa người phát và người nhận” (Đặng AnhĐào) thông điệp nghệ thuật Do vấp phải cách đọc thiên về nội dung vàtheo lối soi chiếu nội dung tác phẩm với hiện thực ngoài đời mà nảy ranhững xung đột rất kịch tính giữa một phái “đọc văn như đọc sử” với phái
“đọc văn phải khác đọc sử”, hoặc là tranh cãi về cái tâm và cái tài củangười viết Nhiều người như Nguyên Ngọc, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên
Ân, Trần Đạo, Greg Lockhar, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Duy Thanh, ĐặngAnh Đào, Nguyễn Đăng Mạnh, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thanh Sơn hết lời ca ngợi cái mới, cái hay của Nguyễn Huy Thiệp Họ không chỉ ghi
Trang 23buồn tê tái giữa hai dòng chữ” (Hoàng Ngọc Hiến) của nhà văn mà cònphát hiện “lối văn chép sử”, “những truyện huyền kỳ sông, núi, nước”(Nguyễn Vi Khanh), “cái cô đơn là một hơi gió lạ” (Phùng Văn Tửu),
“người kể chuyện đứng thấp hơn bạn đọc”, “anh ta kể chuyện và nhầm lẫnlung tung” (Đặng Anh Đào), “lối văn cộc lốc” (Thuỵ Khuê), “NguyễnHuy Thiệp đem đến cho văn xuôi Việt Nam một chỗ còn thiếu: chất cayđắng, tàn nhẫn, khinh bạc” (Vương Trí Nhàn)… Trái lại, một số ngườikhác như Tạ Ngọc Liễn, Đỗ Văn Khang lại gay gắt phê phán Nguyễn HuyThiệp vì cho rằng, người viết truyện cần đạt đến yêu cầu tái tạo một sựthật của chính sử, và nếu bước ra ngoài chính sử cần có bằng chứng hoặctập thể kiểm nhận Vũ Phan Nguyên, Mai Ngữ kết án Nguyễn Huy Thiệp
“bắn súng lục vào quá khứ”, “hạ bệ thần tượng”, “xúc phạm anh hùng dântộc”, “độc ác với con người” [68]
Từ khoảng đầu thập kỷ 90 trở đi, hướng nghiên cứu thiên về nộidung tác phẩm vẫn còn tiếp tục nhưng hướng nghiên cứu quan tâm hơnđến lối viết mới đã thực sự gây được ấn tượng mạnh, thu hút nhiều đốithoại Điều này gắn với một thực tiễn là sự xuất hiện của nhiều hiện tượngphá cách mạnh bạo như cuộc chạy tiếp sức của nhiều người viết tiếp nốiNguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài “Cuộc chơi ngôn từ” mang hơihướng chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại trở nên sôi nổi, đông đúc Khilối viết được đề cao hơn cũng là khi thơ tìm lại được vị thế bình đẳng,không bị văn xuôi lấn át như chặng trước Sự “tái xuất” của nhóm thơ
“dòng chữ” đầu thập niên 90, tiếp đến là các tên tuổi Nguyễn QuangThiều, Trần Nhuận Minh, Mai Văn Phấn, tới Phan Huyền Thư, Vi ThùyLinh đã tạo thành những đợt sóng trên thi đàn Kinh nghiệm đọc thơ bịthử thách dữ dội và sự phân hóa thị hiếu cũng theo đó trở thành nhiều đốicực Trong văn xuôi, Bảo Ninh, Châu Diên, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,
Trang 24Minh Phượng, Nguyễn Đình Tú, Thuận, Phan Việt, Đặng Thân, NguyễnViện, Trần Trọng Vũ, Đỗ Phấn, nối nhau xuất hiện, kết thành một vệtchuyển động mà chiều hướng “li tâm” truyền thống là nổi bật
Trước thực tế đó, nhiều nghiên cứu đã cố gắng nắm bắt xu hướngđổi mới phương thức tự sự và đưa ra được nhiều phát hiện, nhiều diễn giải
mới mẻ, thú vị Nguyễn Văn Long trong cuốn Văn học Việt Nam trong
thời đại mới chỉ ra rằng “tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là
những đặc điểm nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới” [ 43] Theo ông, sựđổi mới quan niệm nghệ thuật về con người đã chi phối những đặc điểm
cơ bản của văn học Việt Nam thời kỳ này Một số bài nghiên cứu trong
cuốn Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng
dạy [73] cũng đề cập sự đổi mới qua các thể loại, khuynh hướng sáng tác
và một số cảm hứng chính của văn xuôi đương đại
Cuốn chuyên luận Văn xuôi Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị
Bình [9] đặt trọng tâm vào việc xem xét những đổi mới của văn xuôi nghệthuật từ 1975-1995 trên ba bình diện: Quan niệm về nhà văn, quan niệmnghệ thuật về con người và những dấu hiệu đổi mới thể loại Đây đượcxem là công trình dài hơi đầu tiên khảo sát giai đoạn văn học này với sựkhái quát sắc nét những phương diện chính yếu của đối tượng, phân tíchcác diễn biến phong phú của đời sống văn học, giúp cho bạn đọc có cáinhìn toàn cảnh về văn xuôi Việt Nam trong khoảng hai thập kỉ Từ sự đổimới quan niệm về hiện thực, về con người, về văn chương, từ sự thay đổimối quan hệ nhà văn và công chúng, tác giả chuyên luận phát hiện nhữngchuyển dịch quan trọng trong chất liệu, trong nghệ thuật trần thuật (sự trởlại của cái hài, cái bi, ngôn từ hiện thực - đời thường, ngôn từ kiểucanaval, trần thuật nhiều điểm nhìn, xu hướng đối thoại, lối kết thúckhông có hậu, bỏ ngỏ hoặc kết thúc nhiều khả năng, ) Tuy nhiên, phạm
Trang 25năm 1995 Ở lần tái bản thứ nhất năm 2012, tác giả có bổ sung thêm mộtphần phụ lục, khảo sát chuyên sâu về hai khuynh hướng tiểu thuyết cónhiều đổi mới sau 1975 là tiểu thuyết hư cấu lịch sử và tiểu thuyết theophong cách hậu hiện đại Ngữ liệu khảo sát đã mở rộng thêm đến cuối thếkỉ XX, đầu thế kỉ XXI Nhiều nhận định ở phần này sẽ được chúng tôitiếp thu, bổ sung và minh giải kĩ hơn trong luận án của mình Chẳng hạn,
bà cho rằng phần lớn tiểu thuyết theo phong cách hậu hiện đại “nổi bật ởtinh thần hoài nghi và thái độ dân chủ”; “khát vọng dân chủ hóa vănchương, mặt khác, được thực hiện bằng việc thổi vào tiểu thuyết đươngđại tinh thần hoài nghi và ý hướng giải thiêng văn học”; mỗi tác phẩm vìthế mà thành “một cuộc chơi đa dạng: chơi cấu trúc, chơi nhân vật, chơithể loại, ”
Nghiên cứu chung về văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đến nay, ở cấp độbài viết đơn lẻ, chúng tôi thấy số lượng rất lớn Nhiều trong số đó đề cập tớinghệ thuật tự sự ở những mức độ nông sâu khác nhau Thí dụ, nhìn nhận rằngchính khát vọng làm mới đã tạo nên nhiều phong cách mới mẻ của các tác giả
hậu hiện đại với thách thức cần phải đối mặt trong tương lai, Văn Giá trong
bài viết Thử nhận diện tiểu thuyết ngắn Việt Nam gần đây chỉ ra một số đặc
điểm của tiểu thuyết ngắn như: phân chia văn bản thành các phần rất ngắn vàkhông đều nhau; các mảnh văn bản được bố trí theo cách “phi tuyến tính”;chất thơ và chất triết lý thấm đẫm; khả năng tạo ra nhiều “biểu tượng nghệthuật” có sức khái quát và “khả năng gợi nghĩa cao”[26] Yêu thích sáng tác
của Nguyễn Minh Châu đặc biệt là kiệt tác Phiên chợ Giát, Đỗ Đức Hiểu cho
rằng nhờ sử dụng motype hóa thân, Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo được
“một truyện mở”, “một thế giới quyện nhòe của hư và thực” [34; 256]
Theo quan sát của chúng tôi, xung quanh các hiện tượng sáng tác
Trang 26mới phương thức tự sự Hiện tượng gây tranh cãi nhiều nhất chắc chắnphải nhắc tới Nguyễn Huy Thiệp Thực tế, sự đổi mới lối tự sự củaNguyễn Huy Thiệp mới đầu cũng chưa được ghi nhận ngay Sự bất đồngquan điểm ban đầu xoay quanh vấn đề quyền hư cấu lịch sử của nhà vănđến đâu? Những người ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp tỏ ra nhạy cảm với nhucầu dân chủ hóa văn học hơn hẳn phía đối lập, và do vậy, họ nhìn ra đượccái mới trong cấu trúc nghệ thuật tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp Họ khẳngđịnh: “ muốn tôn trọng người đọc với nhận thức rất độc lập của họ thìnên để họ tự xác lập lấy các nhận định của họ Đã thế thì phải tìm tớinhững cơ cấu nghệ thuật kiểu khác, sao cho các ý kiến riêng, các góc nhìnriêng khác hẳn thậm chí đối lập với cách nhìn hợp lý - được quyền lêntiếng, thậm chí đến mức như chọc tức người đọc” (xin xem các bài viết:
Về một cách hiểu truyện ngắn Vàng lửa của Thùy Sương; Bàn thêm về truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp của Văn Giá; Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp triết học lịch sử hay là văn xuôi nghệ thuật của
Nguyễn Mai Xuân và Trương Hồng Quang; Đọc Phẩm tiết của Nguyễn
Huy Thiệp của Nguyễn Diệp, Hoàng Ngọc Hiến lưu ý bạn đọc rằng: “biến
cố trong cuộc đời của nhân vật thường được tác giả kể bằng một giảthuyết thiếu chắc chắn nhất”, “khi viết tôi có tự ý thay đổi một vài chi tiếtphụ và sắp xếp, chỉnh lý lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện”, hay ở
phần kết của Vàng lửa tác giả cũng nói rõ: “Không có tài liệu gì và cũng
không ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc chuyện của những người châu Âuthời vua Gia Long… Tôi xin hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện nàyđể bạn đọc tùy ý lựa chọn” [68]… Có thể thấy rằng, ở đây nhà văn đã cốgắng sắp xếp các tình tiết, sự kiện của truyện kể nhưng đó là có chủ ýtrong một tâm thế bất định Tác giả không cho người đọc có cơ hội chìmđắm vào những diễn biến xảy ra trong truyện Người đọc, thay vì thụ
Trang 27cực Lã Nguyên cũng có bài phân tích khá chi tiết về những đổi mới trongtruyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mà một trong những đổi mới là tính chấtgiễu nhại, giải thiêng: “Nguyễn Huy Thiệp có một loạt truyện ngắn viết về
các nhân vật và sự kiện lịch sử, ví như Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết,
Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị Lộ, Thương cả cho đời bạc… Ở những truyện
này, nhà văn sử dụng nhiều cách tính thời gian biên niên Có thể kể ranhư: “Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh chiếm Thăng Long, lên ngôi vua, đặttên hiệu là Gia Long”, “Năm kỉ Dậu (1789), Quang Trung Nguyễn Huệkéo quân ra Bắc diệt xong Mãn Thanh, tìm cách an dân”, hoặc: “Năm TânDậu (1801), vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh chiếm Phú Xuân, NguyễnQuang Toản chạy ra Bắc, triều đình Tây Sơn sụp đổ”… Rõ ràng ở đâynguyên tắc biên niên đã trở thành đối tượng giễu nhại”; “… lần đầu tiêntrong văn học sau 1975, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp xóa sạch khônggian “tôn ti” Ở đây mọi trật tự “thấp - cao”, “trên - dưới” đều bị lậtngược, đảo lộn” Đọc Nguyễn Huy Thiệp ta thấy, “không khí huyền thoại”lại chính là không khí của một môi trường đời sống hoang sơ, trì đọng, nónuôi dưỡng định kiến bằng những “lời đồn” “Lời đồn” vừa là nguồn cộisản sinh huyền thoại, vừa là ký ức cộng đồng lưu giữ huyền thoại của đờisống hoang sơ [62] Sau Nguyễn Huy Thiệp, không thể không nhắc đếnPhạm Thị Hoài Theo Lã Nguyên, “Người ta có lí để đặt hai cái tênNguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài gần kề nhau mỗi khi bàn về vănhọc Việt Nam sau 1975 Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp xuất hiệngần như đồng thời trên văn đàn và cùng gây được tiếng vang lớn vàonhững năm 80 của thế kỉ XX Hai nhà văn là hai phong cách độc đáo,nhưng sáng tác người này không đối lập hay loại trừ sáng tác của ngườikia, mà bổ sung cho nhau, làm nên bước ngoặt của nền văn xuôi dân tộctrong thời kì đổi mới” Có thể tìm thấy nhiều thủ pháp lạ hóa của văn học
Trang 28Hoài xuất hiện trên văn đàn lần đầu bằng loạt truyện ngắn gây xôn xao dưluận để rồi không lâu sau, thêm một lần nữa, gây ấn tượng với tiểu
thuyết Thiên sứ, được không ít nhà phê bình, nghiên cứu quan tâm Thí
dụ, đây là một lời khẳng định: “Tiếp thu tinh thần của tiểu thuyết hiện đại,
Thiên sứ của Phạm Thị Hoài mang quan niệm đa trị hóa cái nhìn về cuộc
đời trong văn chương: cuộc đời là nghiêm túc nhưng cũng là một cuộcchơi, cuộc thể nghiệm của những cái tôi nhỏ bé Phạm Thị Hoài đã tạo ramột cuộc “chơi nhân vật” đầy hứng thú” [9; 156]
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh sau khi được trao giải của Hội
Nhà văn Việt Nam năm 1991 đã tạo sự tranh cãi gay gắt, dai dẳng Ý kiếnkhen chê phân lập gay gắt và suốt một thời gian dài, vẫn luôn là sự tháchthức đối với kinh nghiệm đọc của công chúng Việt Nam Nhà văn NguyênNgọc đánh giá rất cao tác phẩm: “Đây là cuốn tiểu thuyết về một cuộcchiến đấu của một con người tìm lẽ sống hôm nay Bằng cách chiến đấulại cuộc chiến đấu của đời mình Cuốn sách này không mô tả chiến tranh.Nó “mô tả” một cuộc kiếm tìm nặng nhọc chính hôm nay Hiện thực ở đây
là nhắc tới cái bên trong của một tâm hồn quằn quại và đầy trách nhiệm,quằn quại vì trách nhiệm lương tâm Cuốn sách nặng nề này không bi quan,vẫn thấm sâu ở đâu đó trong từng kẽ chữ của nó một âm hưởng hy vọngtiềm tàng, chính là vì thế Anh đi tìm, nghĩa là anh còn hy vọng” (dẫn theoPhạm Xuân Nguyên- [66]) Bên cạnh đó, cuốn tiểu thuyết cũng gặp phảinhiều ý kiến phản đối với lý do “cách thể hiện u ám”, làm sai lạccuộc kháng chiến chính nghĩa và vinh quang của dân tộc thành “cuộc chiếntranh Việt - Mỹ”, thể hiện người lính quân đội nhân dân như một lũ thấttrận chứ không phải những người mang tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi
cứu nước” Trong bài viết Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận của tình
yêu, Đỗ Văn Khang nhận xét “Những đổi mới nghệ thuật của Bảo Ninh
Trang 29việc làm thuần túy để lừa bạn đọc” [40;6] Trong bài Từ đâu đến Nỗi buồn
chiến tranh của Trần Duy Châu nhấn mạnh: “Bảo Ninh đã tạo nên hình ảnh
đảo ngược của hiện thực, chuyển đổi các giá trị, biến trắng thành đen, thaykhúc ca khải hoàn của dân tộc thành tiếng hát bi thương ai điếu cho những
kẻ lạc loài” [12;25] Sau này, trong bài Nỗi buồn chiến tranh - viết về chiến tranh thời hậu chiến, từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp ,Phạm Xuân Thạch phân tích rằng tác phẩm không được phân chia thànhnhững chương phần với những đường dây cốt truyện mạch lạc, những chấtliệu cấu thành nên tiểu thuyết có tính chất gây shock Nhưng xuyên qua tất
cả các lớp cấu trúc hình thức và biểu tượng của văn bản tiểu thuyết mới thựcthấy điều mà nhà văn muốn phản ánh: đối diện với sự thật đau thương củachiến tranh để chạm đến ý nghĩa đích thực, đẹp đẽ và cao cả của cuộc chiến
- một thứ chân lý cao cả được giác ngộ từ những trải nghiệm đau đớn [96]
Bộ ba tiểu thuyết theo phong cách hư cấu lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu
thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh nhận được nhiều
sự khen ngợi, bình giá, nhất là ở sự đổi mới nghệ thuật tự sự Bằng sứcmạnh hư cấu, các tự sự lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh giúp người đọcthức nhận về những mối tương thông khác không phải bằng con đườngcủa những tư liệu thực chứng mà bằng khả năng khơi gợi những phản tư
về lịch sử, suy nghiệm về lịch sử từ góc nhìn cá nhân Trong bài Tiểu
thuyết “Hồ Quý Ly” - thưởng thức và cảm nhận, Hoàng Cát đánh giá đây
là một tác phẩm văn học “bề thế, sâu sắc, hấp dẫn”, “hấp dẫn bởi lời văntrang nhã, đẹp, sâu sắc”, “tính hữu ích lắng đọng mà nó hàm chứa, vớimột tính khái quát tương đối cao, nghiêm túc”, “giữa sự thật lịch sử và sựsáng tạo, hư cấu của nhà văn tương đồng, tương hỗ và logic đến mứcnhuần nhị, hấp dẫn như thể câu chuyện đang xảy ra ngay trước mắt chúng
ta” [11] Phạm Xuân Nguyên trong bài “Đọc Hồ Quý Ly [64] chứng minh
Trang 30trước đó “phần sử nặng hơn, át hơn phần tiểu thuyết” Một số tác giả khácđã cho rằng Nguyễn Xuân Khánh có công mở ra hướng đi mới cho tiểuthuyết viết về đề tài lịch sử bằng việc tạo ra một cái nhìn dân chủ trong
các giả định lịch sử Các tác phẩm Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa
của Nguyễn Xuân Khánh cũng được giới nghiên cứu chú ý Các bài viết
chủ yếu được tập hợp trong cuốn sách Lịch sử và văn hóa, cái nhìn nghệ
thuật của Nguyễn Xuân Khánh do Nguyễn Đăng Điệp chủ biên Các ý
kiến gặp nhau ở điểm khẳng định Nguyễn Xuân Khánh có công tìm tòilàm mới tiểu thuyết lịch sử, đánh dấu sự chuyển trọng tâm chú ý vào thếgiới bên trong của con người, của dòng tâm tư, của cái vô thức, của những
ám ảnh, những cơn mê sảng bên trong của con người “Lịch sử đóng vaitrò là khung bao trùm, là phông nền của truyện kể, chứa đựng sự co giãn,lỏng lẻo, tạo điều kiện để nhà văn hư cấu truyện kể Trên cơ sở đó, nhàvăn kiến tạo bức tranh thế giới của riêng mình với sự đan xen các mạchtruyện, các chủ thể lựa chọn để làm nổi bật bài học dụ ngôn lịch sử trongtác phẩm” [24]
Ngồi của Nguyễn Bình Phương cũng từng nhận nhiều phản hồi là tác
phẩm khó đọc: một số người cho Ngồi là “một cuốn sách viết hỏng” (Lê
Tự), là “thể nghiệm thất bại”, “đơn giản chỉ vì kỹ thuật trình bày của tác
giả” (Ngồi và những thể nghiệm thất bại - Bùi Công Thuấn) Nhưng như
thế không có nghĩa tác phẩm không có giá trị Nguyễn Phước Bảo Nhân
trong bài “Tiếng tràng gõ mõ trong Ngồi” ca ngợi Ngồi là tác phẩm “hết
sức cô đúc”, “không dành cho những độc giả dễ tính, hời hợt”, “khôngthuộc loại tiểu thuyết dành cho những tâm hồn ngây thơ và đơn giản,những tâm hồn tìm kiếm sự thoải mái từ những câu chuyện ngụ ngôn ”.Giữa khối tư liệu đồ sộ, chúng tôi cố gắng khái quát bước chuyển động
Trang 31độ văn học sử, nương theo những thuật ngữ công cụ của lý thuyết tự sựhọc Việc phác vẽ bức tranh nghiên cứu phê bình văn xuôi hơn 30 nămqua vừa ở diện vừa ở điểm dù không thể tránh khỏi ít nhiều sơ giản, chủquan nhưng với chúng tôi đây là giải pháp khả dĩ nhất trước một khốilượng các công trình quá bề bộn Nhìn chung, với nỗ lực cách tân ở nhiềumức độ khác nhau, các nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,Phan Thị Vàng Anh, Dạ Ngân, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh,Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Thuận, ĐoànMinh Phượng, Nguyễn Danh Lam đã được giới nghiên cứu phê bình chú ý.Những khía cạnh ít nhiều liên quan đến phương thức tự sự cũng được đề cập
ở một số bài viết có giá trị khác như: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại (Thái Phan Vàng Anh); Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Văn Tùng); Tự sự trong Cơ hội của Chúa - cách tân và giới hạn (Trần Văn Toàn), Văn học hậu hiện đại - lý thuyết và tiếp nhận (Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Hải Phong tuyển chọn).
Sự đổi mới nhiều mặt của văn xuôi Việt Nam sau 1975 cũng trởthành đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn, luận án trong các trường
đại học, học viện Chuyên luận Những cách tân nghệ thuật trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại của Mai Hải Oanh [78] nêu một số khía cạnh
đổi mới nổi bật của tiểu thuyết như loại nhân vật chính, cách tổ chức cốt
truyện và xây dựng kết cấu Luận án Những đổi mới trong tiểu thuyết
Việt Nam từ 1986 đến 2000 của Trần Thị Mai Nhân [51] đi sâu vào
những cách tân nghệ thuật mà tiểu thuyết giai đoạn này đạt tới như:nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xử lí thời gian, đa dạng hóa kết
cấu và thủ pháp huyền thoại hóa Luận án của Đỗ Hải Ninh - Tiểu thuyết
có khuynh hướng tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại [76] cho
Trang 32tự truyện thời đổi mới: từ cái tôi cá nhân trong tiến trình văn học đến sự
chi phối của nó tới thế giới hình tượng Luận án Sự tương tác trong thể loại
văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay của Trần Viết Thiện đã khẳng định khá
thuyết phục rằng sự tương hỗ giữa các thể loại chính là cách nhà văn dàndựng một cái khung độc đáo cho “trò chơi ngôn từ” khi đồng thời tháo bỏ ràocản cố định của khung thể loại, tạo ra ý nghĩa mới cho tác phẩm mà nếu nhưkể bằng cách thức đơn thuần không thể toát lên được [108] Một số luận án đãđược xuất bản thành chuyên luận cũng cho chúng tôi nhiều nhận định thiết
thực Cuốn “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi Việt
Nam sau 1975” của Phùng Gia Thế [99] chứng minh sự tồn tại của khuynh
hướng hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 Theo tác giả, mô hìnhthế giới giải thiêng và phương thức vận hành đặc trưng của nó trong văn xuôi
là carnaval hóa, khiến cho văn học dịch chuyển ra một không gian “thoángđãng”, dân chủ hơn khi không còn tồn tại quyền lực “tiếng nói duy nhất”,
“chân lí duy nhất” Cuốn Tiểu thuyết Việt Nam đương đại - Nhìn từ góc độ
diễn ngôn của Nguyễn Thị Hải Phương [82] vận dụng các khái niệm công cụ
của lý thuyết diễn ngôn phân tích tiểu thuyết trên phương diện ý thức xã hội,từ đó chỉ ra những nguyên tắc sáng tác của cả giai đoạn tiểu thuyết, khái quátsắc sảo về đặc điểm cơ bản của hai khuynh hướng diễn ngôn (thế tục và chấnthương), qua đó lý giải trường tri thức thời đại chi phối sự vận hành của diễn
ngôn tiểu thuyết Cuốn “Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI - Lạ hóa một
cuộc chơi” của Thái Phan Vàng Anh [1] dùng khái niệm “lạ hóa” để diễn đạt
nguyên tắc sáng tạo chủ yếu của tiểu thuyết Việt Nam chặng đầu thế kỉ XXI.Tác giả đi từ bối cảnh xã hội đương đại để nhận diện tâm thức hậu hiện đạitrong văn chương thế giới sau đó liên hệ, phân tích dấu ấn của tâm thức hậuhiện đại trong bốn khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Trang 33hình của lối viết hậu hiện đại có liên quan trực tiếp đến đề tài của chúng tôi.Có điều, cũng như các luận án trước, công trình của Thái Phan Vàng Anh chỉgiới hạn ở thể loại tiểu thuyết và ngữ liệu khảo sát giới hạn ở đầu thế kỉ XXI
Tiểu kết chương 1
Xét từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau, ở những mức độ nông sâukhác nhau, cách định danh khác nhau, đã có khá nhiều công trình đề cậpđến phương thức tự sự Đa số hoặc quan tâm đến nghệ thuật tự sự hoặcquan niệm về con người, về chất liệu hiện thực, về ngôn từ, về kết cấu Tuy nhiên, chưa có công trình chuyên biệt nào tập trung khảo sát mộtcách hệ thống để cho thấy một diện mạo khái quát về sự đổi mới trongphương thức tự sự tập trung ở cách thức xử lý văn bản, điểm nhìn trầnthuật, hướng tới sự đa dạng hóa kiểu thức trần thuật, kiến tạo những dạngthức trần thuật mới Luận án của chúng tôi mong muốn vận dụng nhữngphạm trù/ khái niệm cơ bản của lý thuyết tự sự học làm điểm tựa lý luậnđể hình dung một cấu trúc có thể giúp nhận diện và phân tích kĩ lưỡnghơn sự đổi mới của tư duy văn học Việt Nam đương đại qua những khíacạnh nổi bật của phương thức tự sự trong văn xuôi hư cấu Việt Nam từgiữa thế kỷ XX đến nay Khái niệm hư cấu (fiction) chúng tôi sử dụngtheo quy ước quen thuộc, là truyện ngắn và tiểu thuyết trong sự phân biệtvới các thể loại tự sự thường được xem là phi hư cấu (non-fiction) nhưphóng sự, ký, tạp bút, tản văn Mong muốn của chúng tôi là giúp nắmbắt cũng như tiếp nhận được cách thức tạo lập văn bản nghệ thuật theochu trình nội dung mới, đòi hỏi hình thức mới
Trang 34CHƯƠNG 2 KHÁT VỌNG DÂN CHỦ HÓA VÀ SỰ ĐA DẠNG HÓA
đa dạng của cá nhân trở nên rõ hơn bao giờ hết Số phận cá nhân, giá trị
cá nhân dần trở thành mối quan tâm chính đáng của con người, của cácchính sách xã hội, của văn học nghệ thuật Trong chiến tranh, sự sống còndân tộc được đặt lên hàng đầu, lợi ích cộng đồng, dân tộc trở thành đíchquy chiếu các giá trị Yêu cầu đoàn kết, thống nhất cao độ đòi hỏi phảitạm gác lại các vấn đề của cá nhân Những khẩu hiệu cũng đồng thời làchân lí không ai nghi ngờ của thời chiến và được nghệ thuật tích cực
truyền bá như Đường ra trận mùa này đẹp lắm (thơ Phạm Tiến Duật),
“Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” (lời anh hùng quânđội Lê Mã Lương), “Yêu xe như con, quý xăng như máu” (khẩu hiệu củalái xe), “Hầm sâu giờ quý hơn nhà, súng là tình nghĩa đạn là lương tâm ”(thơ Xuân Quỳnh) v.v Văn học nghệ thuật khi ấy tất yếu phải trở thànhvũ khí, công cụ chiến đấu, thành mặt trận tư tưởng, văn nghệ sĩ phải hiệndiện trong tư cách công dân - chiến sĩ Tác phẩm nghệ thuật sẽ được xãhội thẩm định chủ yếu bằng tiêu chí lập trường chính trị, bằng quan điểm
giai cấp Những phê phán, kì thị mà dư luận dành cho các tác phẩm Tây
Trang 35tiến (Quang Dũng), Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Phá vây (Phù Thăng), Sắp cưới (Vũ Bão), Vòng trắng (Phạm Tiến Duật), Mười năm (Tô Hoài)
xét lại thấy chủ yếu đều xuất phát từ lập trường chính trị chứ không phải
do tác phẩm non kém về nghệ thuật hay giá trị nhân văn Thời đó, nỗibuồn đau, những dằn vặt day dứt, những hoài nghi theo quan điểm cánhân không được chấp nhận Nhưng trong cuộc sống đời thường thờibình, cái mà công chúng mong muốn ở văn chương nghệ thuật lại chính lànhững thấu hiểu, sẻ chia, là sự đáp ứng nhu cầu nhân sinh, thế sự đa dạng,
là khả năng thức tỉnh chân lí, nói được khát vọng phồn vinh dân chủ, làthỏa mãn tình yêu cái đẹp vốn thuộc bản chất người cao quý Các nghệ sĩ
tự giác về nghề buộc phải đối diện với những câu hỏi thiết cốt: nghệ thuậtcần đổi mới thế nào để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống đang thay đổi mạnhmẽ? Cũng vẫn sứ mệnh phục vụ nhân sinh, vẫn xác tín “văn học là nhânhọc”, nhưng con người thời chiến khác con người thời bình Thời chiếnvăn học tập trung xây dựng hình ảnh con người giai cấp, con người tậpthể, thời bình là hình ảnh con người nào? Nhìn vào diễn trình “khởi động”của sự đổi mới văn học, từ những tác phẩm viết ngay sau chiến tranh như
Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà của Nguyễn Minh Châu, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Đất trắng của Nguyễn Trọng
Oánh, Cha và con và , Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải chẳng hạn, ta
thấy rõ dần hình ảnh con người cá nhân với số phận riêng, nhân vị riêng
ngày càng được văn học quan tâm Thời xa vắng của Lê Lựu trình bày
một cách ám ảnh tấn bi-hài kịch của nhân vật Giang Minh Sài, điển hìnhcho tình trạng con người cá nhân bị đè nén, bị áp chế bởi những thế lựcnhân danh cộng đồng Tác phẩm là lời kêu gọi xây dựng một xã hội nhânvăn, tôn trọng cá nhân, cá tính mà ở đó, con người cũng phải có ý thứcsâu sắc hơn về mối quan hệ hài hòa, thống nhất giữa cá nhân và xã hội
Trang 36Nguyễn Mạnh Tuấn với Cù lao Tràm, đương thời, cũng được xem là một
trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài sản xuất, xây dựng mang tâmniệm tạo nên “một tác phẩm có ích hơn là một áng văn đẹp” NguyễnMạnh Tuấn đã chú ý đến vấn đề tổ chức sản xuất và quản lý xã hội Được
kể từ vai chính Năm Trà, câu chuyện của Cù lao Tràm không chỉ là bản
thành tích của một nữ bí thư đảng bộ xã trong việc xây dựng lại nông thônsau chiến tranh hay là bức tranh về diện mạo nông thôn những năm 80,
mà còn là diễn đàn đối thoại về nhiều vấn đề của phát triển kinh tế, tổchức đời sống làng xã, về đào tạo và sử dụng cán bộ, về nhân cách và lối
sống của người cán bộ trong điều kiện Đảng cầm quyền Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường đưa ra một góc nhìn riêng về
làng quê thôn xóm, nơi ấy giờ không sôi nổi các phong trào thi đua sảnxuất, cơ khí hóa nông nghiệp như giai đoạn thập kỉ sáu mươi mà ngộtngạt, u ám, dữ dội những chuyện đấu đá quyền lực phe phái dòng họ,nguyên nhân bi kịch đói nghèo dù cố đắp điếm vẫn cứ phơi lộ ra Với
Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng khái quát chân thực trạng thái
băng hoại đạo đức, cuộc tranh chấp giữa nhu cầu cơm áo với nhu cầu gìngiữ văn hóa, qua đó gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh về nguy cơ nhữnggiá trị tốt đẹp sẽ bị đánh gục bởi thói vụ lợi, lãnh cảm chỉ vì những nhucầu tự nhiên của cá nhân không được quan tâm đúng mức trong một thờigian dài
Như vậy là vẫn nằm trong đề tài, cảm hứng quen thuộc, một số câybút đã cố gắng “cựa quậy”, nới rộng khung hiện thực để đề xuất cái nhìntrực diện hơn, trung thực hơn trước đời sống Công cuộc đổi mới đất nướctừ giữa thập kỷ 80 đã tạo môi trường vô cùng thuận lợi cho văn nghệ sĩ.Tinh thần dân chủ được đề cao, giao lưu văn hóa rộng mở, chính sáchquản lý văn hóa, văn học cởi mở hơn đã khuyến khích sự sáng tạo, thể
Trang 37nghiệm của giới văn - nghệ sĩ Dân chủ hóa là người dân được thực thicác quyền mà hiến pháp quy định, là nguyện vọng của người dân được tôntrọng, ý kiến cá nhân được bình đẳng, chống áp đặt, độc quyền chân lý
Nền kinh tế thị trường không chỉ đề cao vai trò tự chủ, năng độngcủa cá nhân mà một lần nữa khiến cho quan niệm “văn học - hàng hóa”trước 1945 trở lại thay thế cho quan niệm “văn học - vũ khí” Văn họcbuộc phải quan tâm hơn đến nhu cầu, thị hiếu bạn đọc, phải coi trọng xuhướng đại chúng hơn trước, phải chấp nhận bị cạnh tranh, bị chèn lấn bởirất nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn khác Làm sao để tiếp tục thu hútđược người đọc trong một xã hội mà công chúng thích dùng bữa kiểu “mì
ăn liền”? Văn học tất yếu bị đặt trước thách thức phải đổi mới cách thứctồn tại, giao tiếp Cách nhìn hiện thực, quan niệm về con người, mối quan
hệ giữa văn học và công chúng đã có nhiều thay đổi mạnh ở thập niên 80,
90 của thế kỷ XX Bản thân văn nghệ sĩ cũng phải dũng cảm từ bỏ thóiquen, kinh nghiệm nghệ thuật quen thuộc, tự thân họ khao khát khẳngđịnh bằng cái nhìn riêng Nội một chức năng thường được nhấn mạnh ởvăn học giai đoạn trước - chức năng “phản ánh hiện thực”- khi đã đượcgắn với khát vọng dân chủ hóa xã hội, thì hiện thực không phải là nhữngbức tranh đời sống được mặc định, được biết trước mà phải là hiện thựcnhiều chiều kích, hiện thực của kinh nghiệm cá nhân, của những giả định,của giấc mơ Nhiều nhà văn tâm niệm: hiện thực không nhất thiết là mụcđích của sự sáng tạo văn học, nó có thể chỉ là cái cớ để nhà văn truyền tảinhững suy tư, mơ mộng về con người và vũ trụ
Có thể nói, cùng với chủ trương dân chủ hóa xã hội của Đảng, chínhkinh tế thị trường đã tạo bước đột phá, xác lập bối cảnh, cơ chế văn hóahoàn toàn khác biệt so với thời kỳ bao cấp, kích thích và từng bước hìnhthành sự đa dạng trong sáng tạo và tiếp nhận văn học Người ta bắt đầu
Trang 38thôi chỉ chăm chắm phê phán mà dần chấp nhận các thuộc tính mới củatác phẩm nghệ thuật như “tính thương phẩm”,”tính tiêu dùng”, “tính thếtục”, “tính phục chế”, “tính lưu hành rộng rãi” [90; 543-544] Sự phân hóasâu sắc thẩm mĩ của độc gỉả (từ thống nhất sang đa dạng) tất yếu dẫn đếnnhững cách thế tồn tại mới của người viết bên cạnh những cách thế cổđiển Văn học nghệ thuật từ chỗ chủ yếu xoay quanh “cái ta” lịch sử - dântộc, “cái ta tập thể”, giờ dành sự quan tâm thích đáng đến “cái tôi cánhân” riêng tư, từ mục đích truyền tải những thông điệp nghiêm túc vềnhiệm vụ cách mạng, lý tưởng sống giờ không coi nhẹ cả các nhu cầu giảitrí, thư giãn, giúp con người xả stress, tự cân bằng tâm lý v.v
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với văn học nghệ thuật trong giaiđoạn mới có nhiều thay đổi, thể hiện chủ yếu qua các cương lĩnh, nghị quyết,chỉ thị như Chỉ thị số 83 - CT/TW của Ban Bí thư về công tác tư tưởng, 15-4-1986; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VI (15-12-1986), Bài nói chuyện của Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ (báo Văn nghệ số 42 ngày 17-10-1987)
v v Đáng chú ý nhất là Nghị quyết 05 về Văn hóa Văn nghệ đã rất khuyếnkhích tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ Có thể thấy tinh thần chung trong các
văn kiện, nghị quyết, chỉ thị là khuyến khích thảo luận, tranh luận công khai
để tìm ra chân lý: “Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật (Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, ngày 28-11-1987) Nhìn bao quát
sự vận động của văn học Việt Nam giai đoạn sau này, thấy rõ hơn hết chính làtinh thần vượt thoát những khung khổ chật chội của yêu cầu minh họa trongthời chiến, chối từ sự bao cấp tư tưởng để có thể dung nạp và kiến tạo nhiềukinh nghiệm mới, để làm mới cách viết, hướng tới định hình một ngôn ngữnghệ thuật mới từ đó sự xuất hiện kiểu tác giả mới đồng thời với những kiểu
Trang 39độc giả mới Trên chặng đường này, nhiều giá trị cổ truyền được “phụcnguyên”, được “tân trang”, chủ nghĩa nhân văn được nới rộng biên độ, nhữngcuộc thể nghiệm- cách tân văn học trở nên sôi động, cuốn hút vì đã đáp ứngđúng tâm lý của số đông độc giả đang hào hứng với những chuyển động giúpthoát khỏi tình trạng trì trệ, tụt hậu, khô cứng kéo dài bởi chiến tranh và cơchế quan liêu bao cấp Một số cách tân dang dở, bị bỏ lỡ từ hậu kỳ Thơ Mớiđến giai đoạn 1954- 1975 ở cả hai miền Nam, Bắc, những mày mò bền bỉ, âmthầm của nhiều cá nhân nghệ sĩ trên các “bản thảo nằm” (chữ dùng của TrầnDần), các trang nhật ký của Lưu Quang Vũ, Nguyễn Minh Châu, Ngô Thảo,Nguyên Ngọc sau này được giới thiệu rộng rãi đã mách bảo chúng ta rằngkhát vọng cách tân văn học thực ra đã âm thầm tích tụ từ lâu với tiềm năngsáng tạo rất lớn giờ đây có cơ hội được khai mở, được giải phóng cộng hưởngvới khát vọng đổi mới của lớp người viết xuất hiện sau 1975, tạo nên cao tràođổi mới văn học
Thêm nữa, xu thế hội nhập toàn cầu sẽ đưa hành trình đổi mới vănhọc dân tộc tiệm cận quỹ đạo vận động của văn học thế giới Giao lưu vănhóa, văn học-nghệ thuật được quan tâm thúc đẩy như là một trong nhữngmục tiêu của ngoại giao quốc tế Đối với đời sống văn học nói riêng, rõràng công cuộc hội nhập quốc tế đã tạo cú huých mạnh mẽ giúp điềuchỉnh và thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc trên nhiềubình diện, trong đó đáng chú ý nhất là cơ hội cọ sát, tiếp thu, tiếp biếnnhiều tư tưởng triết mĩ từ Âu đến Mỹ Lã Nguyên đã khái quát thành mấymạch chính sau: 1/ Sự tiếp thu trở lại đối với các tư tưởng văn học cổ điểnphương Đông và phương Tây; 2/ Phát hiện lại những khía cạnh mĩ họcMarxist phương Tây và tư tưởng văn học Nga - Xô; 3/ Tiếp thu tư tưởnghiện đại, hậu hiện đại phương Tây [61] Sự gặp gỡ của những yếu tố nộisinh với các yếu tố ngoại nhập chắc chắn có vai trò lớn tạo ra diện mạo
Trang 40đặc biệt phong phú đa dạng, thậm chí phức tạp, phá vỡ thế độc tôn củamột hệ mĩ học duy nhất, từng bước làm giàu thị hiếu thẩm mĩ cho côngchúng đồng thời tạo động lực thôi thúc nhà văn Việt Nam ngày càng chủđộng hơn, chuyên nghiệp hơn trong sáng tạo Như một quy luật tất yếu,không một nền văn học nào trong quá trình phát triển lại không có sự giaolưu, tiếp xúc, ảnh hưởng dưới dạng này hay dạng khác, qui mô này hayqui mô khác với thành tựu của các nền văn học ngoài mình Với văn họcViệt Nam giai đoạn từ sau 1975 càng thấy rõ mảng văn học hiện đại vàhậu hiện đại thế giới đã thật sự kích thích khát khao thể nghiệm, làm mớicác thể loại của nhà văn trong nước Không ít tác phẩm của Tạ Duy Anh,Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Đặng Thân, Nguyễn Việt Hà,Nguyễn Viện, Thùy Dương, Nguyễn Đình Tú, Phan Triều Hải, Trần ThùyMai, Thuận, Đoàn Minh Phượng, Phan Việt… chịu ảnh hưởng từ kỹ thuậtviết của các tiểu thuyết gia nổi tiếng như Marcel Proust, James Joyce,Franz Kafka… Sự phổ biến những lí thuyết văn học mới của thế giới trở
nên mạnh mẽ thông qua các công trình như Lý luận và thi pháp tiểu
thuyết, Những vấn đề thi pháp của Dostoyevsky (M.Bakhtin), Nghệ thuật tiểu thuyết (M.Kundera), Độ không của lối viết (R.Barthe), Cấu trúc văn bản nghệ thuật ngôn từ (Y.M.Lotman) thực sự đã cung cấp cho người
sáng tác và người thưởng thức nhiều tri thức nhân văn - thẩm mĩ mới mẻ,nuôi dưỡng hứng thú và tình yêu đối với vẻ đẹp ngôn từ Giới nghiên cứuphê bình ở ta đã bắt đầu nói nhiều đến các khái niệm “giải cốt truyện”,
“giải trung tâm”, “tự sự dòng ý thức”, “không khí Kafka”, “carnival hóa”v.v Thực tế ở nhiều tác phẩm của nhà văn Việt Nam hiện nay, có thể dễdàng tìm thấy dấu vết những kỹ thuật tự sự của các trào lưu văn họcphương Tây hiện đại Kinh nghiệm có được từ các tác phẩm văn học thếgiới đã góp phần nâng cao tư duy thẩm mĩ, năng lực sáng tác, thôi thúcnhà văn cách tân thể nghiệm