THIẾT KẾ ĐA DẠNG CÁC DẠNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 NÂNG CAO KỸ NĂNG SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ CÁNH DIỀU Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị côn
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TIỂU HỌC …
THIẾT KẾ ĐA DẠNG CÁC DẠNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 NÂNG CAO KỸ NĂNG SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ
(CÁNH DIỀU)
Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …
, ngày tháng năm 2023
Trang 21
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn biện pháp 1
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 3
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 3
Dạng 1 Dạng bài điền dấu >,<, = vào ô trống 3
Dạng 2 Dạng bài khoanh vào số lớn nhất, số bé nhất 5
Dạng 3 Dạng bài viết theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé 6
2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 7
PHẦN KẾT LUẬN 9
1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 9
2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 10
Trang 31
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1 Tên báo cáo biện pháp: Thiết kế đa dạng các dạng bài tập giúp học sinh lớp 1 nâng cao kỹ năng so sánh các số có 2 chữ số (CD)
2 Tác giả
- Họ và tên:
- Trình độ chuyên môn:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Điện thoại:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Ở bậc Tiểu học, môn Toán được coi là môn học có thời lượng khá nhiều trong chương trình Toán cùng với các môn học khác, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Điều đặc biệt, trong đời sống khoa học kĩ thuật hiện đại, môn Toán góp phần đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu phát triển của khoa học công nghiệp 4.0, trong xã hội thời kì đổi mới
Trong giai đoạn đổi mới chương trình giảng dạy, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông mới kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT Theo đó, khuyến khích các trường học sử dụng phương pháp dạy học gắn liền với các hình thức tổ chức dạy học đa dạng Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức phù hợp như thiết kế đa dạng dạng bài tập, học nhóm, tổ chức trò chơi, Cần sử dụng
đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học để sáng tạo nên nhiều dạng bài tập mới lạ, có tính ứng dụng cao nhưng vẫn gần gũi và dễ hiểu với học sinh
Với môn Toán, kiến thức về so sánh các số có hai chữ số, cũng có tác dụng
to lớn trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo, đức tính trung thực, thật thà ở mỗi học sinh Hơn nữa nó còn là kiến thức giúp các em biết so sánh, lựa chọn những điều tốt (xấu), những điều bổ ích, tốt đẹp đang diễn
ra trong cuộc sống hàng ngày Học Toán về so sánh có nhiều thiết thực như vậy, nhưng để học và làm toán so sánh các số có hai chữ số được tốt thì không phải là
Trang 42
dễ Bởi vì: Dạng toán về so sánh số có hai chữ số, được học trong chương trình lớp Một - là dạng toán khó Do vậy, khi dạy học sinh học về so sánh các số có hai chữ số, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cách so sánh các số đó, vận dụng linh hoạt được cách so sánh đã học vào quá trình làm bài tập Để đạt được điều
đó, không thể không kể đến vai trò thiết kế nội dung bài dạy phù hợp, sinh động
để khơi gợi sự hứng thú cho học sinh Bộ sách Cánh diều được thiết kế theo chương trình GDPT đổi mới với hệ thống lý thuyết và bài tập được khoanh vùng trọng tâm, đi từ cơ bản đến nâng cao giúp các em không cảm thấy quá khó khăn, chán nản Ngoài ra, hình thức minh họa, trình bày nhiều màu sắc, gắn liền với ngữ cảnh thực tế cũng tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi cho học sinh Với tất cả những
lý do trên, tôi đã lựa chọn biện pháp “Thiết kế đa dạng các dạng bài tập giúp học sinh lớp 1 nâng cao kỹ năng so sánh các số có 2 chữ số (CD)”
Qua đề tài này,với mong muốn giúp học sinh học tốt, có kĩ năng so sánh các
số có hai chữ số Tạo tiền đề vững chắc, khi học về toán so sánh các số ở lớp trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu chương trình Toán 1 bộ sách Cánh diều
- Các giải pháp để giúp học sinh lớp 1 ở trường tiểu học … so sánh các số có hai chữ số
- Học sinh lớp 1D trường Tiểu học …
3 Mục đích nghiên cứu
- Biện pháp nhằm tìm ra các Giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần nâng cao kỹ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp 1
- Việc nghiên cứu biện pháp nhằm đúc rút ra một số kinh nghiệm giúp giáo viên hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện so sánh các số có hai chữ số
Trang 53
PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Tôi tiến hành giúp học sinh làm một số dạng bài tập so sánh cơ bản sau: Dạng 1 Dạng bài điền dấu >,<, = vào ô trống
a So sánh hai số trực tiếp
Trước khi học sinh làm bài tôi hỏi:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Muốn điền được dấu cần phải làm gì? Sau khi làm bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi:
- Vì sao em điền dấu này?
Ví dụ: Bài tập 1 (trang 111 Toán 1 bộ sách Cánh diều)
12…18 86… 85 65……65 8…….18
27…24 68… 70 43……52 96…76
- Bài tập yêu cầu ta làm gì? ( Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm)
- Muốn điền được dấu ta cần phải làm gì? ( Phải so sánh 2 số với nhau)
- Hướng dẫn đến đây, tôi dừng lại Để học sinh làm bài
- Các em nêu kết quả và cùng nhận xét
Kết quả:
12<18 86>85 65=65 8<18
27>24 68<70 43<52 96>76
Tôi nhận xét kết quả và chốt bài
Khi chốt bài tập trên cần hỏi riêng từng trường hợp để củng cố cách so sánh đồng thời giúp các em biết so sánh số có hai chữ số được thành thạo hơn
Trường hợp: Hai số có chữ số chục không giống nhau:
Tôi chỉ vào cặp số: 20 và 40 (bài 2b trang 110 Toán 1 bộ sách Cánh diều)
và hỏi:
Trang 64
- Vì sao em điền dấu < vào giữa hai số trên? ( Vì 2 chục bé hơn 4 chục nên
20 <40)
- Khi so sánh các số có hai chữ số, số có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó
sẽ như thế nào? ( Số đó sẽ bé hơn)
Học sinh trả lời xong, tôi hỏi ngược lại: Số có chữ số hàng chục lớn hơn thì
số đó sẽ như thế nào? ( Số đó sẽ lớn hơn)
Trường hợp: Hai số có chữ số chục giống nhau:
Tôi chỉ vào cặp số: 56 < 57 (bài 3b trang 110 Toán 1 bộ sách Cánh diều)
và hỏi:
- Em đã so sánh hai số trên như thế nào? ( Hai số trên có số chục giống nhau,
em so sánh chữ số hàng đơn vị Vì 6<7 nên 56<57)
Vậy: Khi so sánh số có hai chữ số, cả hai số đều có chữ số hàng chục giống nhau, ta so sánh đến chữ số hàng nào? ( So sánh hai chữ số của hàng đơn vị)
- Số có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó sẽ như thế nào?( Lớn hơn)
- Số có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó sẽ như thế nào?( Bé hơn)
Trường hợp: Hai số có chữ số chục và chữ số đơn vị giống nhau
Tôi chỉ vào cặp số: 60 = 60 (bài 2b trang 110 Toán 1 bộ sách Cánh diều)
và hỏi:
- Vì sao em điền dấu = vào giữa hai số này? (Vì: Hai số này có chữ số chục
là 6 và chữ số đơn vị là 2 nên chúng bằng nhau.)
Vậy: Khi so sánh các số có hai chữ số, cả hai số đều có chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị giống nhau thì hai số đó như thế nào? (Hai số bằng nhau) Bằng sự hướng dẫn trên, các em đã nắm được yêu cầu của bài, định hướng
Trang 75
được cách làm bài, củng cố cách so sánh các số có hai chữ số Vì sao?
Dạng 2 Dạng bài khoanh vào số lớn nhất, số bé nhất
Trước khi học sinh làm bài tôi hỏi:
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Mỗi câu có mấy số? Đều là số có mấy chữ số?
- Để tìm được số lớn nhất ta cần phải làm gì?
Sau khi làm bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi:
- Vì sao em chọn số này?
Với sự dẫn dắt trên,tôi đã giúp các em tìm số lớn, số bé trong các số đã cho như sau:
a Dạng bài khoanh vào số lớn nhất
Ví dụ: Bài 2 (trang 111 Toán 1 bộ sách Cánh diều)
Khoanh vào số lớn nhất: 38 99 83
- Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Mỗi câu có mấy số?( 3 số) Đều là số có mấy chữ số? ( Có hai chữ số)
- Để tìm được số lớn nhất ta cần phải làm gì? (cần phải so sánh)
Sau khi học sinh làm bài tập xong, các em chữa bài, tôi củng cố:
Ở câu a: Vì sao em khoanh vào số 99?
(Vì trong các số 38, 83, 99 có chữ số hàng chục là 3, 8, 9 mà 9>8>3 nên số
99 là số lớn nhất.) Hoặc: 38 bé hơn 83, 83 bé hơn 99, vậy 99 là số lớn nhất
b Dạng bài khoanh vào số bé nhất
Ví dụ: Bài 2 (trang 111 Toán 1 bộ sách Cánh diều)
Khoanh vào số bé nhất: 38 99 83
Trang 8THIẾT KẾ ĐA DẠNG CÁC DẠNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 NÂNG CAO KỸ NĂNG SO SÁNH CÁC SỐ CÓ
2 CHỮ SỐ
Bộ sách Cánh diều
Trang 9Bố cục biện pháp
2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện
4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá
trình áp dụng các biện pháp
5 Những kiến nghị, đề xuất
Trang 10Dạng bài viết theo thứ tự
từ bé đến lớn và từ lớn
đến bé
01
Dạng bài điền dấu
>,<, = vào ô trống
Dạng bài khoanh vào
số lớn nhất, số bé nhất
02 03
Các biện pháp
Trang 112 Nội dung các biện pháp
1 Dạng bài điền dấu >,<, = vào ô trống
● Bài tập yêu cầu ta làm gì? ( Điền dấu
>,<,= vào chỗ chấm)
● Muốn điền được dấu ta cần phải làm gì?
( Phải so sánh 2 số với nhau)
Kết quả
12<18 86>85 65=65 8<18 27>24 68<70 43<52 96>76
Trang 122 Nội dung các biện pháp
2 Dạng bài khoanh vào số lớn nhất, số bé nhất
a Dạng bài khoanh vào số lớn nhất
● Bài tập yêu cầu ta làm gì?
● Mỗi câu có mấy số?( 3 số) Đều là số có mấy chữ số? ( Có hai chữ số)
● Để tìm được số lớn nhất ta cần phải làm gì? (cần phải so sánh)
● Vì sao em khoanh vào số 99? (Vì trong các số
38, 83, 99 có chữ số hàng chục là 3, 8, 9 mà 9>8>3 nên số 99 là số lớn nhất.) Hoặc: 38 bé hơn 83, 83 bé hơn 99, vậy 99 là số lớn nhất
Trang 132 Nội dung các biện pháp
3 Dạng bài viết theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé
● Thứ tự từ bé đến lớn: Số bé nhất phải đứng đầu tiên rồi đến các số bé tiếp theo
● Để viết được các số theo thứ tự từ bé đến lớn cần: So sánh các số
● Em đã so sánh như thế nào? (Các số trên có chữ số hàng chục là 3, 8, 9 mà 3<8<9 nên 38<83<99 Vì vậy, thứ tự các số từ bé đến lớn là: 38, 83, 99)
Trang 14Về phía nhà trường
Luôn quan tâm, thường
xuyên tổ chức các buổi
chia sẻ cho giáo viên tham
gia, tổ chức cuộc thi kiến
thức liên quan giữa các
khối, các lớp
Về phía giáo viên
Tăng cường tham gia các buổi tập huấn, áp dụng thường xuyên biện pháp
Về phía phụ huynh
Luôn quan tâm đến việc học tập của các con, rèn luyện cho con tính toán cộng, trừ tại nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên
5 Những kiến nghị, đề xuất
Trang 1511