1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tổ chức trò chơi học tập nâng cao hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 kntt

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức trò chơi học tập nâng cao hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1
Tác giả Tác giả/đồng tác giả
Trường học TRƯỜNG TIỂU HỌC ….
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Báo cáo biện pháp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN MÔN HỌC VẦN CHO HỌC SINH LỚP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị c

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TIỂU HỌC …

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN MÔN HỌC VẦN CHO HỌC SINH LỚP 1

(KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 3

1.1 Trò chơi “Ai tinh mắt?” 3

1.2 Trò chơi “ Hái hoa” 4

1.3 Trò chơi: “ Ai ghép tiếng giỏi ?” 5

1.4 Trò chơi: “Đoàn kết tìm từ” 6

1.5 Trò chơi: “Tạo tiếng mới” 7

2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 8

PHẦN KẾT LUẬN 10

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 10

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 10

Trang 3

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp: Tổ chức trò chơi học tập nâng cao hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (KNTT)

2 Tác giả

- Họ và tên:

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Thực hiện theo công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH đã nêu rõ “Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng

kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.” Điều này đặt ra một bài toán cho tất cả các cơ sở giáo dục phải nhanh chóng xây dựng, thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hứng thú, chất lượng học tập ở tất cả môn học nói chung

Học vần đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh tiểu học Phân môn này không chỉ giúp phát triển từ vựng cho học sinh mà còn giúp rèn kỹ năng viết đúng cấu trúc câu ngắn và nuôi dưỡng đam mê với thơ văn Ngoài ra, Học vần còn đóng góp vào việc mở rộng kiến thức về tự nhiên và xã hội, và góp phần trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, tình cảm và tâm hồn cho học sinh

Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp dạy học mới, sáng tạo để nâng cao hiệu quả phân môn học vần cho học sinh là vấn đề vô cùng cấp thiết Riêng đối với học sinh lớp 1, phân môn học vần Tiếng Việt 1 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) càng đóng vai trò quan trọng hơn khi đây chính là môn học xây dựng nền tảng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho các em Chỉ khi có được một nền tảng âm,

Trang 4

2

vần vững chắc thì việc ứng dụng ngôn ngữ vào trong giao tiếp của các em học sinh mới phát huy hiệu quả cao Từ đó giúp các em tiếp thu tri thức và phát triển năng lực tốt hơn

Trò chơi học tập là một phương pháp giáo dục tương tác, trong đó người chơi tham gia vào các hoạt động giải trí nhằm mục tiêu học tập và tiếp thu kiến thức Điều đặc biệt về trò chơi học tập là khả năng kết hợp giữa việc học và vui chơi, tạo nên một môi trường học tập tích cực và gắn kết Các trò chơi học tập không chỉ mang lại niềm vui và sự thú vị, mà còn giúp học sinh hiểu bài học một cách sâu sắc hơn và tăng cường khả năng hấp thụ kiến thức

Hiện nay, trò chơi học tập không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục mới được rất nhiều cơ sở đào tạo, nhất là đối với chương trình tiểu học Bởi ở độ tuổi này, các em học sinh đang trong quá trình thay đổi đặc điểm tinh lý, rất hiếu động và tham gia các hoạt động vui chơi Vậy làm thế nào để tổ chức được các trò chơi học tập thật sự hiệu quả trong những giờ dạy phân môn Học vần

ở Tiếng Việt 1 đang chính là điều tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi Do vậy mà tôi quyết định lựa chọn biện pháp“Tổ chức trò chơi học tập nâng cao hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (KNTT)” để nghiên cứu và phát triển

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi: 30 em học sinh lớp 1… trường Tiểu học…

- Đối tượng nghiên cứu: Các trò chơi học tập nâng cao hiệu quả phân môn học vần cho học sinh lớp 1 (KNTT)

3 Mục đích nghiên cứu

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học phân môn học vần, môn Tiếng Việt lớp 1 thông qua việc ứng dụng các trò chơi học tập

- Tạo cho các em học sinh niềm yêu thích phân môn học vần, giúp các em cải thiện vốn từ, phát huy khả năng giao tiếp

- Đa dạng nguồn tài liệu nghiên cứu cho các đề tài tương tự trong tương lai

Trang 5

3

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

Học sinh tiểu học luôn thích thú những điều mới lạ Vì vậy, để mỗi giờ học Tiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo trong việc vận dụng những trò chơi học tập đã có sẵn đồng thời tìm tòi, nghiên cứu để thiết kế thêm những trò chơi học tập mới hấp dẫn hơn, thú vị hơn

Qua nhiều năm giảng dạy lớp 1, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm được rất nhiều trò chơi học tập phân môn Học vần Trong quá trình đó tôi đã chọn lọc những trò chơi phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm tâm lí của đối tượng học sinh ở địa phương nơi tôi công tác Cũng như những năm học trước, trong năm học 2023 – 2024 này, khi được phân công dạy lớp Một tôi cũng sử dụng lại những trò chơi đã có trước đây nhưng có cải tiến về nội dung, cách thức chơi cho phù hợp hơn và thiết kế thêm một số trò chơi mới để tạo cho không khí lớp học lúc nào cũng vui, tạo cho học sinh tâm lý thật thoải mái khi đến trường với phương châm “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Sau đây, tôi xin nêu

ra một số trò chơi mà tôi đã được thực hiện và đem lại hiệu quả cao

1.1 Trò chơi “Ai tinh mắt?”

Trò chơi này được tổ chức nhằm mục đích nâng cao khả năng tư duy, nhận diện và phân biệt các chữ cái, âm, vần hiệu quả Thông qua việc tìm kiếm và lựa chọn các chữ cái, âm, vần theo yêu cầu của giáo viên đặt ra trong trò chơi, học sinh sẽ trở nên linh hoạt và tiếp thu kiến thức học vần tốt hơn

* Ví dụ áp dụng: Bài 8: D d Đ đ, trang 28, Tiếng Việt 1, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 6

4

* Mục đích:

- Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ bắt đầu bằng chữ

d, đ

- Phân biệt được chữ d với đ và các chữ có nét gần giống

* Cách thức tổ chức:

- Chuẩn bị: Cờ hiệu: xanh 1, đỏ 1, vàng 1 Bảng cài lớn: 1 Bảng cài nhỏ: 3 Thẻ chữ: 24 thẻ Thẻ chữ ghi: b: 12 thẻ - d: 4 thẻ - đ: 4 thẻ - p: 4 thẻ

- Bước 1: Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn và chia lớp thành 3 đội chơi

- Bước 2: Từng học sinh trong các đội thay nhau tìm và chọn thẻ được ghi chữ

d hoặc đ giữa các thẻ mang chữ gần giống, sau đó, gắn được vào bảng cài của đội thẻ ghi chữ d hoặc đ

- Bước 3: Thành viên vừa tham gia sẽ chuyển cờ hiệu cho người thứ hai Người này thực hiện tiếp công việc Cứ thế cho đến hết

- Bước 4: Đánh giá kết quả Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữ d, đ vào bảng cài của đội là đội thắng cuộc

1.2 Trò chơi “ Hái hoa”

Trò chơi này được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ và rèn luyện khả năng đọc, viết của các em học sinh Không những vậy, thông qua việc phối hợp với bạn bè cùng nhóm để thực hiện yêu cầu của trò chơi, học sinh sẽ rèn luyện được khả năng hợp tác, làm việc nhóm và hỗ trợ nhau trong quá trình học tập phân môn học vần

* Ví dụ áp dụng: Bài 20: Ôn tập và kể chuyện, trang 52, Tiếng Việt 1, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 7

5

* Mục đích:

- Giúp học sinh đọc và viết được các tiếng, từ bắt đầu bằng: M, n, g, gi, gh,

nh, ng, ngh

* Cách thức tổ chức:

- Chuẩn bị:

+ Giáo viên chuẩn bị cây (thật hoặc giả) có nhiều cành Các cành sẽ treo được các bông hoa giấy và 12 bông hoa giấy có 5 cánh hoa

+ Học sinh chuẩn bị bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng

+ Từ ghi trong hoa giấy: Mong manh, nhanh nhẹn, nỗi niềm, giờ giấc, ghi chép, ngủ ngon, nghĩ suy Mỗi từ ghi vào 2 hoa

- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 đội chơi với số thành viên bằng nhau

- Bước 2: Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc chữ viết trên hoa Cả đội phải ghi đúng, nhanh, đẹp chữ mà hoa yêu cầu Đại diện ghi trên bảng lớp Cả đội ghi trên bảng con

- Bước 3: Đánh giá kết quả Đội thắng cuộc là đội có nhiều người ghi đúng, nhanh, đẹp theo yêu cầu của hoa

1.3 Trò chơi: “ Ai ghép tiếng giỏi ?”

Trò chơi Ai ghép tiếng giỏi được tổ chức nhằm nâng cao khả năng nhận biết

và khả năng ghép chữ, thanh dấu chính xác cho các em học sinh Qua đó giúp các

em củng cố kiến thức và biết cách sử dụng từ ngữ linh hoạt khi học Tiếng Việt và các môn học khác

* Ví dụ áp dụng: Bài 14: Ch ch Kh kh, trang 40, Tiếng Việt 1, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 8

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN MÔN HỌC VẦN CHO

HỌC SINH LỚP 1

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 9

Bố cục biện pháp

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá

trình áp dụng các biện pháp

5 Những kiến nghị, đề xuất

Trang 10

1 Lý do chọn biện pháp

Thực hiện theo công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH

thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hứng thú, chất lượng học tập ở tất cả môn học nói chung

Học vần

giúp phát triển từ vựng cho học sinh, rèn kỹ năng viết đúng cấu trúc câu ngắn và nuôi dưỡng đam mê với thơ văn

Trò chơi học tập

là một phương pháp giáo dục tương tác, có khả năng kết hợp giữa việc học và vui chơi, tạo nên một môi trường học tập tích cực và gắn kết

Trang 11

Trò chơi: “ i ghép

tiếng giỏi ?”

Trò chơi: “Đoàn kết

tìm từ”

01

02

Các biện pháp

05

Trò chơi: “Tạo tiếng

mới”

Trang 12

2 Nội dung các biện pháp

1 Trò chơi “Ai tinh mắt?”

Giáo viên và học sinh chuẩn bị: Cờ hiệu:

xanh 1, đỏ 1, vàng 1 Bảng cài lớn: 1 Bảng

cài nhỏ: 3 Thẻ chữ: 24 thẻ Thẻ chữ ghi: b:

12 thẻ - d: 4 thẻ - đ: 4 thẻ - p: 4 thẻ

Bước 1: Gắn chữ vào bảng và chia đội

chơi

Bước 2: Các đội chơi tìm và chọn thẻ

Bước 3: Lần lượt từng thành viên chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả

Trang 13

2 Nội dung các biện pháp

4 Trò chơi: “Đoàn kết tìm từ”

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị cờ hiệu và

chia lớp thành 3 đội chơi Mỗi đội mang

một sắc cờ

Bước 1: Chia đội, nhóm

Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi

Bước 3: Lần lượt từng thành viên chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả

Trang 14

2 Nội dung các biện pháp

5 Trò chơi: “Tạo tiếng mới”

Các đội chơi bàn bạc

Giáo viên chia

đội chơi

Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi

Các nhóm giơ bảng

và chấm bài cho nhau

Giáo viên chấm điểm

5

Trang 15

4 Những bài học kinh nghiệm

Ý thức

về tầm quan trọng của

việc đổi mới phương pháp

dạy học

Sáng kiến

đã giúp cho việc giảng dạy phân môn Học vần đạt hiệu quả cao

Giáo viên

nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh được chơi

và khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất

Trang 16

12

Ngày đăng: 28/07/2024, 19:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w