1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

biện pháp rèn viết chính tả đúng đẹp cho học sinh lớp 1 kntt

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vì vậy, ngay từ những buổi đầu học các nét cơ bản, tôi đã mạnh dạn phân loại đối tượng học sinh, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp để rèn chữ viết cho học sinh lớp mình một cách phù hợp.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TIỂU HỌC …

BIỆN PHÁP RÈN VIẾT CHÍNH TẢ ĐÚNG, ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 1 (KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: …

Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP 1

II MÔ TẢ BIỆN PHÁP 1

1 Tình trạng giải pháp đã biết 1

2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là biện pháp 3

2.1 Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cách đặt vở và cầm bút 3

2.2 Luyện viết các nét cơ bản 4

2.3 Hướng dẫn học sinh viết chữ cái 6

2.4 Hướng dẫn kĩ thuật nối nét và viết dấu thanh 7

2.5 Hướng dẫn viết thành bài chính tả 8

3 Khả năng áp dụng của giải pháp 9

4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 9

5 Những người tham gia tổ chức áp dụng biện pháp lần đầu 11

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp 11

7 Tài liệu gửi kèm: Không có 12

III CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN 12

Trang 3

1 I THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP

1 Tên biện pháp: Biện pháp rèn viết chính tả đúng, đẹp cho học sinh lớp 1 2 Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Viết chính tả

3 Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 1… Trường Tiểu học… 4 Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 - 2023

Rèn chính tả đúng đẹp là một kỹ năng rất quan trọng trong việc học tập đặc biệt là với các em học sinh lớp 1 Việc này không chỉ giúp học sinh luôn có những bài chính tả đẹp mà còn giúp các em rèn luyện sự tỉ mỉ, chăm chỉ, cẩn thận Là một giáo viên dạy chính tả lớp 1, tôi luôn mong muốn rèn luyện cho học sinh viết đúng viết sạch đẹp Tuy nhiên, với học sinh lớp 1 mới chuyển giao từ mầm non nên các em chưa làm quen được việc học tập ở tiểu học Tâm lý học sinh ở lứa tuổi này còn mải chơi, chưa có độ tập trung cao trong tiết học Trong khi đó, việc viết chính tả đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và độ tập trung cao Do đó, việc rèn luyện chính tả cho học sinh lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn

Trong chương trình giáo dục lớp 1, học sinh cần học rất nhiều môn học khác nhau Bên cạnh đó, các em hầu như chỉ tập trung học môn Tiếng Việt, môn Toán mà xem nhẹ việc rèn luyện chính tả Chính vì vậy, thời gian các em dành cho việc rèn chính tả không nhiều, trong tiết giáo viên yêu cầu viết chính tả các em chỉ viết cho

Trang 4

xong mà không có sự chỉn chu trong bài viết

Năm học 2022 - 2023, tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 1… với 19 học sinh Ngay từ khi nhận lớp, tôi rất lo lắng vì các em ít được bố mẹ rèn đọc, rèn viết ở nhà, ở bậc Mầm non các em mới chỉ được các cô dạy tô chữ và làm quen với chữ cái, chữ số Vì vậy, ngay từ những buổi đầu học các nét cơ bản, tôi đã mạnh dạn phân loại đối tượng học sinh, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp để rèn chữ viết cho học sinh lớp mình một cách phù hợp

Qua một nửa học kì I, các em đã dần nắm được các nét cơ bản của mỗi con chữ và đã biết viết bài chính tả nhưng chất lượng chữ viết chưa đảm bảo Các em bước đầu đã viết đúng về chính tả nhưng chưa đẹp về trình bày

Đến giữa học kì I, tôi tiến hành khảo sát về chữ viết của 30 em học sinh lớp 1… và thu được kết quả như sau:

Bảng khảo sát kỹ năng viết chính tả của học sinh lớp 1… Tiêu chí

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Ngồi đúng tư thế,

đặt vở cầm bút đúng cách

Viết bài chính tả hoàn chỉnh, đúng, đẹp

Trang 5

3

Qua bảng khảo sát cho thấy kỹ năng viết chính tả của học sinh còn yếu, hầu như các em chưa có nền tảng cơ bản do đó chất lượng bài chính tả của học sinh rất thấp Thực tế trên lớp trong tiết viết chính tả của học sinh lớp tôi như sau:

+ Về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tôi thấy đa số em chưa đảm bảo về tư thế ngồi và cách cầm bút, cách đặt vở chưa phù hợp với tư thế ngồi

+ Phân tích các bài chính tả, đặc biệt là các bài chưa đạt điểm 5 và các bài đạt trên điểm 5, tôi thấy các em viết chưa đúng chính tả, chưa đúng về cự li, độ cao, độ rộng của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút, cách đánh dấu thanh và cách trình bày bài viết chung chưa đẹp

+ Trong khi viết chính tả, các em chưa có độ tập trung cao, học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả khiến cho bài viết bị gạch xóa nhiều

Xuất phát từ thực tế trên tôi đã rút kinh nghiệm, đề xuất biện pháp “Rèn viết chính tả đúng, đẹp cho học sinh lớp 1” thông qua bộ sách Kết nối tri thức, nhằm nâng cao chất lượng chữ viết nói riêng và chất lượng các môn học nói chung

2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là biện pháp

2.1 Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cách đặt vở và cầm bút

Việc hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách đặt vở và cầm bút cho học sinh lớp 1 là rất quan trọng và nên được thực hiện một cách tỉ mỉ và có hệ thống để giúp các em học sinh phát triển những thói quen viết tốt và cải thiện chữ viết của mình Khi ngồi đúng tư thế, đặt vở thẳng ngay ngắn và cầm bút đúng cách, học sinh sẽ không bị mỏi khi ngồi viết quá lâu, chữ viết được ngay ngắn nắn nót hơn và đồng thời các em sẽ luôn có hứng thú, sự tự tin khi ngồi luyện chính tả

Áp dụng bài học đầu tiên - phần 3: “Làm quen với tư thế đọc, viết, nói, nghe” - trang 9 SGK Tiếng Việt - Kết nối tri thức

Trang 6

* Cách thực hiện:

- Làm mẫu cho học sinh quan sát, tập ngồi viết đúng tư thế Ngồi viết sao cho ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào bàn, hai chân đặt song song, vuông góc với mặt đất, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 - 30cm không xê dịch vở khi viết luôn luôn quan sát, nhắc nhở các em trong khi viết về tư thế ngồi đúng

- Làm mẫu cho học sinh quan sát cách cầm bút bằng tay phải, tay trái giữ mép vở, cầm bút và điều khiển bút bằng 3 đầu ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay Vở viết đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 15o (nghiêng về bên trái)

- Trong khi viết học sinh hay quên thường thay đổi tư thế ngồi viết tôi thường xuyên sửa tư thế ngồi viết cho từng em Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy các em cũng hình thành được thói quen ngồi viết đúng

2.2 Luyện viết các nét cơ bản

Việc luyện viết các nét cơ bản sẽ giúp các em học sinh lớp 1 có nền tảng viết chữ đúng ô ly, dòng kẻ Bên cạnh đó, việc luyện viết các nét cơ bản cho học sinh lớp 1 là giúp trẻ phát triển khả năng viết tốt và đẹp, cải thiện kỹ năng viết chữ cái, từ và câu đơn giản Khi học sinh biết viết đúng các nét cơ bản, các em có thể tiếp tục học các bài viết dài hơn, giúp bài chính tả của học sinh luôn đúng, đẹp, không gạch xoá Ngoài ra, luyện viết còn giúp trẻ rèn luyện sự kiên nhẫn, tập trung và khả năng ghi nhớ

Áp dụng phần d “Luyện các nét cơ bản và các chữ số” - trang 13 SGK Tiếng Việt 1 - Kết nối tri thức

* Cách thực hiện:

- Đầu tiên tôi kẻ bảng lớp giống với bảng con và vở ô ly của học sinh để các em dễ quan sát và học theo

Trang 7

5

- Cho học sinh nhận biết hình dạng, thuộc tên gọi của từng nét

- Tổ chức luyện viết các nét vào buổi 2 và lồng ghép vào tiết học tập viết và viết chính tả

- Luyện viết các nét trên bảng con, trên vở ô ly theo quy trình từng nét:

+ Nét cong: điểm đặt bút ở phía trên hoặc phía dưới vòng sang trái hoặc sang phải tạo nét cong kín hoặc cong trái, cong phải

+ Nét móc ngược: điểm đặt bút xuất phát từ đường kẻ ngang thứ ba, kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang một thì lượn cong sang bên phải nét bút chạm đường kẻ ngang một rồi đưa cong lên Độ rộng của nét cong bằng 1/3 đơn vị Điểm dừng bút ở đường hai

+ Nét móc xuôi: điểm đặt bút từ đường kẻ ngang hai một chút, lượn cong tròn nét bút sang bên phải (Phần cong này có độ rộng bằng 1/3 đơn vị) sau đó viết tiếp nét thẳng đến khi chạm vào đường kẻ ngang một thì dừng lại

+ Nét móc 2 đầu: cách viết này là sự phối hợp cách viết nét móc phải và nét móc trái Cần lưu ý phía trên rộng gấp đôi nét móc bình thường phần nét móc phía dưới bằng độ rộng của nét móc ngược

+ Nét khuyết trên: điểm đặt bút đường kẻ ngang hai sau đó đưa nét bút sang phải và lượn cong lên trên chạm vào đường kẻ ngang sáu thì kéo thẳng xuống đường kẻ ngang một, điểm dừng bút ở đường kẻ ngang một

+ Nét khuyết dưới: điểm đặt bút ở đường kẻ ngang ba trên kéo thẳng xuống chạm đường kẻ ngang bốn dưới thì lượn cong sang trái, đưa tiếp nét bút sang phải, điểm dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2

+ Nét khuyết kép: là kết hợp của hai nét khuyết trên và khuyết dưới + Nét xoắn: Điểm đặt bút ở đường kẻ một kéo lên trên đường kẻ ngang ba sau đó viết nét xoắn và dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2

+ Nét thắt: Điểm đặt bút ở giữa đường kẻ ngang 2 và kẻ ngang 3 kéo lên đường kẻ ngang 3 và thắt ở đường kẻ ngang 2, dừng bút ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2

- Khi học sinh luyện viết, tôi chú ý đến nhóm học sinh viết chưa đạt và sửa sai ngay, không vội vàng bỏ qua những lỗi nhỏ của học sinh Khi học sinh đã nắm chắc các nét cơ bản rồi thì tôi hướng dẫn các em viết nét thanh đậm

Trang 8

2.3 Hướng dẫn học sinh viết chữ cái

Việc hướng dẫn học sinh lớp 1 viết chữ cái rất quan trọng vì nó là nền tảng cho các kỹ năng viết khác trong tương lai Khi học sinh đã nắm vững cách viết chữ cái, các em sẽ dễ dàng tiến đến việc viết từ và câu, và sau đó là viết bài chính tả hoàn chỉnh Việc luyện viết chữ cũng giúp học sinh cải thiện trí nhớ bằng cách ghi nhớ hình ảnh và cách viết của từng chữ cái Ngoài ra, việc học viết chữ cái cũng giúp học sinh phát triển các kỹ năng khác như tập trung, tư duy logic và trí nhớ

Bài tập áp dụng: Bài 1 “A, a” - trang 14 SGK Tiếng việt 1 - Kết nối tri thức

* Cách thực hiện

- Hướng dẫn học sinh viết các chữ cái, tôi cho các em nắm chắc quy trình viết: đặt bút, hướng di chuyển của nét viết (lên trên, xuống dưới, sang phải, trái, nét thẳng hay cong ) và điểm dừng bút bằng hình ảnh trực quan (chữ mẫu theo quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành)

- Xác định đường kẻ ngang, dọc, tôi hướng dẫn cho học sinh các chữ cái có độ cao 1 đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang 1 và đường kẻ ngang 2 Các chữ cái có độ cao 2 đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang 1, 2, 3

- Ô vuông trên khung chữ mẫu, các ô vuông này do các đường kẻ ngang, dọc cắt nhau tạo thành, khoảng cách giữa 2 ô vuông nhỏ theo chiều dọc là một đơn vị, chữ có chiều cao là 5 ô vuông (2,5) đơn vị, chữ thường có chiều cao nhỏ nhất là 2 ô (1 đơn vị chữ) chiều rộng tối đa là chữ nhỡ có chiều rộng nhỏ nhất là 1 li rưỡi

Trang 9

BIỆN PHÁP

RÈN VIẾT CHÍNH TẢ ĐÚNG, ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 1

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 10

Bố cục biện pháp

1Tình trạng giải pháp đã biết

2Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

3Khả năng áp dụng của giải pháp

4Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

5Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

Trang 11

Trong chương trình giáo dục lớp 1

thời gian học sinh dành cho việc rèn chính tả không nhiều, nhiều học sinh chỉ viết cho xong mà không có sự chỉn chu trong bài viết

Trang 12

Hướng dẫn học sinh viết chữ cái

Hướng dẫn kĩ thuật nối nét và viết dấu thanh

Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi

viết, cách đặt vở và cầm bút Luyện viết các nét cơ bản

Trang 13

2 Nội dung giải pháp

1 Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cách đặt vở và cầm bút

Làm mẫu cho học sinh ngồi viết đúng:

Ngồi viết thẳng lưng, ngực không tì vào bàn, hai chân đặt song song, mắt cách vở từ 25 - 30cm…

Làm mẫu cho học sinh tập viết đúng:

Cầm bút bằng tay phải, tay trái giữ mép vở, cầm bút và điều khiển bút bằng 3 đầu ngón tay

Trang 14

2 Nội dung giải pháp

4 Hướng dẫn kĩ thuật nối nét và viết dấu thanh

Cách thực hiện kĩ thuật nối nét

Trang 15

2 Nội dung giải pháp

5 Hướng dẫn viết thành bài chính tả

Sau khi viết xong, giáo viên hướng dẫn học

sinh chữa lỗi bằng cách đọc chậm từng tiếng, với những chữ sai, giáo viên cho học sinh phát âm và viết lại

Chấm bài và tuyên dương sau khi học sinh viết xong Học sinh viết xong đều được tuyên dương Với một số bài

chấm có lỗi, giáo viên hướng dẫn các em

phát âm và sửa lại xuống dưới bài

Trang 16

4 Hiệu quả, lợi ích thu được

bút đúng cách

Viết đúng các nét cơ bản

Viết chữ cái đúng đẹp

Nắm được kĩ thuật nối nét, viết

dấu thanh

Viết bài chính tả hoàn chỉnh,

đúng, đẹpHoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Trang 17

CẢM ƠN

Quý thầy cô đã lắng nghe!

Ngày đăng: 28/07/2024, 19:01

w