1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một Số Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Đọc Đúng Cho Học Sinh Lớp 2.Pdf

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHÒNG GI䄃ĀO DỤC V ĐO T䄃⌀O HUYỆN QUẾ VÕTRƯỜNG TIỂU HỌC QUẾ TÂN

B䄃ĀO C䄃ĀO

BIỆN PH䄃ĀP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG D䄃⌀YMÔN: TIẾNG VIỆT

TÊN BIỆN PHÁP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC ĐÚNG

CHO HỌC SINH LỚP 2

Họ và tên : Dương Thị Ngọc Phương Môn giảng dạy : Giáo viên văn hóa Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Quế Tân

Quế Tân, ngày 25 tháng 10 năm 2022

Trang 2

STTNỘI DUNG

3 1 Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết

64 2 Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy 75 Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh 86 Biện pháp 2: Luyện đọc đúng cho học sinh 10

7 Biện pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện dạy và học 19

PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA

Trang 3

B䄃ĀO C䄃ĀO

MỘT SỐ BIỆN PH䄃ĀP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC ĐÚNGCHO HỌC SINH LỚP 2

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có đọc được thì mới hiểu nội dung Vì vậy đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học Nó đảm nhận việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của Tiểu học đồng thời làm cơ sở nền móng cho mọi sự phát triển Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp thu lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình Từ đó con người có điều kiện tự học và hiểu biết các môn học khác Như vậy có thể khẳng định rằng đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học Bởi vậy, dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng

Trong thực tế hiện nay việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc

Đọc trong môn Tiếng Việt là nhiệm vụ quan trọng nhất của môn Tiếng Việt là hình thành năng lực đọc cho học sinh

Do đó, với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng của học sinh lớp 2 ngày càng nâng cao, tôi đã chọn biện pháp “Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2” nhằm củng cố kĩ năng đọc và phát triển kĩ năng đọc đúng cho học sinh.

Đây cũng là một việc làm thiết thực mà trong mỗi giáo viên đứng lớp như chúng ta băn khoăn, suy nghĩ cần phải có biện pháp như thế nào để nâng cao hiệu quả dạy đọc nói chung và dạy đọc đúng cho học sinh nói riêng trong giờ dạy

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Như đã nói ở trên, yêu cầu đọc trong môn Tiếng Việt là dạy cho học sinh các

Trang 4

kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết

Dạy đọc là rèn cho học sinh kỹ năng về đọc đúng, đọc đúng tốc độ.

Khi rèn kỹ năng đọc cho học sinh, giáo viên cần chú ý đọc mẫu cho tốt, đọc mẫu phải có tác dụng truyền cảm cho học sinh cảm nhận, phải thật sự là làm mẫu cho học sinh noi theo

Giáo viên cần khắc phục thói quen dạy học theo lối cũ, cần tìm tòi ra những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng bài dạy Hạn chế giảng nhiều, nói nhiều khiến cho tiết học nặng nề Cần chú ý phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình thực hành kỹ năng đọc

Muốn dạy đọc tốt, người giáo viên cần nắm được yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, cần xác định rõ yêu cầu cần đạt của bài học, linh hoạt khi vận dụng phương pháp sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp Giáo viên cần hạn chế sử dụng sách giáo viên và làm việc một cách máy móc Nghiên cứu trước yêu cầu cần đạt trong từng bài dạy để có định hướng cụ thể cho từng tiết dạy Để thành công trong tiết dạy đọc giáo viên không thể coi bước nào quan trọng hơn bước nào trong tất cả các hoạt động trên lớp Nhiều giáo viên cho rằng trong tiết dạy đọc cho học sinh phải cho học sinh đọc nhóm, học sinh phải làm phiếu bài tập, học sinh phải được chơi trò chơi thì mới là đổi mới phương pháp dạy học Từ cách nghĩ đó dẫn đến cách dạy nặng nề về hình thức Cho học sinh hoạt động nhóm mà giáo viên chưa sát sao chưa kiểm tra được hết học sinh nên không đem lại hiệu quả thiết thực cho từng học sinh

Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết

1.1 Thực trạnga) Thuận lợi

Năm học 2022 - 2023 tôi được Ban giám hiệu trường tiểu học Quế Tân phân công trực tiếp giảng dạy lớp 2D Qua giảng dạy trực tiếp, quá trình quan sát dự giờ đồng nghiệp và việc dạy và học trên lớp với học sinh, tôi thấy có những thuận lợi sau:

Trang 5

Giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm

Giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy để học sinh dễ quan sát cảm nhận qua từng bài học cụ thể

Giáo viên thường xuyên nghiên cứu bài học để giảng dạy cho học sinh nắm được cách đọc đúng, đọc diễn cảm các bài đọc ngay tại lớp

Học sinh có đầy đủ sách vở đồ dùng phù hợp với nội dung từng bài học Được sự quan tâm của ban cha mẹ học sinh đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học của lớp như lắp ti vi thông minh

b) Khó khăn

Năm học 2021 – 2022 dịch bệnh Covid – 19 đang bùng phát mạnh Các em học sinh không được đến trường, phải học online nhiều

Nhiều học sinh vẫn còn đọc sai âm hoặc vần do ngôn ngữ địa phương Nhiều học sinh đọc còn nhỏ, đọc vẫn còn phải đánh vần, sai từ, ấp úng… Học sinh đã biết đọc thành tiếng nhưng việc ngắt nghỉ các dấu câu còn chưa hợp lý.

Qua điều tra khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm học, tôi nhận thấy việc đọc của học sinh lớp tôi còn nhiều hạn chế, học sinh đọc đúng, còn ít Cụ thể điều tra khảo sát 2 lớp 2B và lớp 2D từ đầu năm học 2021 - 2022 số liệu như sau:

Từ thực trạng đó tôi luôn suy nghĩ, trăn trở và tự đặt câu hỏi: Làm gì? Làm như thế nào? Để khắc phục và nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Qua đó tôi đã áp dụng một số phương pháp rèn đọc đúng cho học sinh.

1.2 Tính cấp thiết

Trang 6

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy hiện tượng đọc còn sai, chưa rõ ràng, rành mạch ở học sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau :

- Do các em phát âm không chuẩn xác một số âm vị Tiếng Việt

- Do ảnh hưởng của ngữ âm địa phương: Phương ngữ địa phương được các em sử dụng tương đối nhiều khi giao tiếp hàng ngày ở gia đình, ở bạn bè nói tiếng địa phương.

Từ những nguyên nhân trên tôi thấy cần phải rèn đọc đúng cho học sinh lớp 2.

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc đúng trong môn Tiếng Việt nói riêng và giao tiếp nói chung.

Cần lựa chọn phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành cho học sinh.

2 Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy đọc lớp 2

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi vận dụng những kinh nghiệm đúc rút được qua thực tiễn dạy học những năm học trước cố gắng làm sao giảm được tỉ lệ số học sinh đọc yếu, tăng dần số học sinh đọc đúng và rèn luyện cho các em tính cẩn thận, chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại ở mọi nơi, mọi lúc, ở tất cả các môn học Theo tôi, để giúp học sinh đọc đúng chuẩn phải là cả một quá trình giảng dạy và rèn luyện cho các em xuyên suốt lâu dài chứ không phải là ngày một ngày hai, vì vậy giáo viên cần phải kiên nhẫn, tận tâm, tận tụy với học sinh Bản thân tôi đã đề ra các biện pháp và tổ chức thực hiện cụ thể như sau:

2.1 Biê )n pháp 1: Phân loại từng đối tượng học sinh

* Mục tiêu:

Từ việc phân loại được trình độ của học sẽ sinh giúp các em thuận lợi hơn khi thực hành luyện đọc theo nhóm Giáo viên hỗ trợ kịp thời và sát sao hơn với những nhóm còn đọc yếu

*Cách thực hiện:

Trang 7

Sau khi nhận lớp tôi đã ổn định tổ chức lớp Qua tìm hiểu, điều tra khảo sát để nắm chắc đối tượng học sinh, đặc biệt về kỹ năng đọc tôi đã phân loại học sinh theo 3 đối tượng như sau:

a) Đối với đối tượng học sinh đọc yếu:

* Có một số nguyên nhân dẫn đến các em học sinh đọc yếu

- Do năm học 2021- 2022 ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 các con phải học online nhiều

- Bố mẹ chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của các con

- Học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, còn có suy nghĩ học cho bố mẹ, học cho thày cô Nên một số em học sinh vẫn rất lười học * Biện pháp rèn học sinh đọc yếu.

Tôi rèn cho các em đọc trôi chảy và rèn đọc nhiều lần trong các tiết học Rèn từng bước, từ thấp đến cao Cụ thể:

Đọc phát âm đúng tiếng, từ, cụm từ.

Tâm lý các em là rất ngại đọc, nhất là các bài dài vì thế giáo viên không nên ép học sinh đọc nhiều

Trong tiết dạy đọc có đọc nối tiếp câu, đây là thời điểm tốt nhất để rèn đọc, uốn nắn việc đọc sai cho các em

Giáo viên cần kiên trì giúp đỡ các em rèn kĩ năng đọc, không " bỏ qua" nhưng cũng không "nôn nóng" đòi hỏi ráo riết phải đọc đúng ngay tại lớp (nếu chưa đọc đúng trên lớp giáo viên có thể yêu cầu học sinh luyện đọc thêm ở nhà), động viên các em đọc tốt từng câu sau đó nâng lên đọc đoạn rồi đọc cả bài, tránh chê trách làm học sinh bi quan, xấu hổ và chán nản Mặt khác, giáo viên cần sắp xếp em đọc tốt ngồi cạnh em đọc yếu để các em giúp đỡ lẫn nhau trong học tập khi học nhóm, các em sẽ thấy tự tin hơn, hứng thú học tập hơn Ngoài ra, giáo viên cần kết hợp với phụ huynh trong việc kèm cặp các em đọc bài ở nhà, động viên phụ huynh mua thêm truyện tranh thiếu nhi bổ ích cho các em luyện đọc thêm.

Đối với đối tượng học sinh đọc trung bình :

Trong khi rèn đọc diễn cảm cho học sinh, tôi thường xuyên chú ý đến:

Trang 8

+ Những học sinh rụt rè, nhút nhát (thường đọc nhỏ), tôi luôn động viên, tuyên dương trước lớp (dù các em đó chỉ cố gắng rất ít), để dần dần những em này sẽ tự tin và đọc to hơn.

+ Những học sinh chưa tập trung hay phân tán tư tưởng tôi thường chú ý để chỉ định các em đọc tiếp bài bạn đang đọc.

+ Đối với các em đọc chưa tốt tôi tổ chức cho các em luyện đọc theo nhóm để các em kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau.

Tâm lý các em này cũng thường rất ngại thể hiện, các em nghĩ biết đọc là được nên giáo viên cần sử dụng biện pháp khen, động viên khi học sinh đọc để giúp các em bạo dạn hơn Ngoài ra, còn tạo cơ hội cho các em tham gia trò chơi học tập, hoạt động nhóm để lôi cuốn học sinh thích được đọc bài.

Ví dụ:

Trong dạy đọc có hoạt động khởi động đầu tiết học, giáo viên nên cho các em (trong nhóm đọc trung bình) được đọc lại bài đọc đã học, giáo viên nhận xét và tặng những món quà nhỏ được trích từ quỹ lớp hoặc tuyên dương các em.

Đối với đối tượng học sinh đọc tốt :

Tôi rèn cho các em biết ngắt giọng và nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm( gợi tả âm thanh, hình ảnh), nhất là những bài thơ hay câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến thể hiện được cảm xúc của mình khi đọc để người nghe cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn, thơ.

Tâm lý các em rất tự tin, thích được bộc lộ nên khi tham gia đọc giáo viên cần đòi hỏi các em ở mức độ cao hơn như đọc diễn cảm, đọc phân vai Lấy các em làm nhân tố điển hình để phát triển thêm các em khác đọc tốt.

Ví dụ:

Trong các bài đọc :Khi đến hoạt động luyện đọc lại, giáo viên nên yêu cầu cá nhân

học sinh (ở nhóm đối tượng đọc tốt) đọc lại toàn bài sau đó giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất, tuyên dương các em.

Tôi đã sử dụng và khai thác triệt để giải pháp này trong dạy học đọc cho học sinh trong lớp mình giảng dạy

Trang 9

=> Dựa vào việc phân loại được đối tượng học sinh tôi sắp xếp chỗ ngồi cho những em học sinh yếu ngồi cạnh học sinh khá để tạo thành những đôi bạn cùng tiến Những nhóm học tập giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

2.2 Biê )n pháp 2: Luyện đọc đúng cho học sinh.a) Luyện đọc âm, vần, thanh cho học sinh

Trong quá trình rèn luyện cho học sinh, tôi giúp học sinh hiểu rằng: Các con không chỉ đọc cho giáo viên nghe mà đọc cho cả lớp nghe nên cần đọc to, rõ ràng để tất cả các bạn có thể nghe rõ Khi gọi học sinh đọc tôi thường yêu cầu cả lớp lắng nghe, chỉ tay theo bạn đọc, nhận xét bạn đọc, để từ đó sửa và khắc phục cho học sinh những lỗi học sinh mắc phải Nhiều năm giảng dạy và làm công tác dạy Tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung và dạy đọc ở lớp 2nói riêng tôi nhận thấy: Khả năng tiếp thu môn học Tiếng Việt của các em cũng nhiều hạn chế so với các môn Toán hay Tự nhiên Xã hội, ở lớp 2 đa phần các em đó đọc được, xong một số em đọc cũng chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu l/n; tr/ch; s/x đặc biệt học sinh trường tôi đang công tác thì đa số các em phát âm sai phụ âm l/n

Tôi chia thành các nhóm lỗi sai để sửa cho học sinh như sau:

Phát âm sai phụ âm đầu:

* Mục tiêu:

Luyện phát âm là để cho bộ máy phát âm hoạt động nhuần nhuyễn, thuần thục, nhất là luyện đầu lưỡi thẳng khi phát âm (nờ) và cong khi phát âm (lờ) chon l quen, mềm mại, linh hoạt.

* Nguyên nhân:

- Đối với học sinh : Kĩ năng nghe khi nghe giáo viên phát âm l/n thì hầu như các em không phân biệt được Điều đó chứng tỏ các em chưa có khái niệm và thấy được sự khác biệt về mặt âm vực của dẫn tới việc nhiều học sinh viết sai chínhl/n tả cả tiếng l/n.

+ Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp: Ngay từ nhỏ trẻ mới học nói, trẻ cần phải nhớ được, phải nói như thế nào Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát

Trang 10

trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình Đặc biệt qua quan sát và tìm hiểu cho thấy nhiều phụ huynh học sinh cũng nói và đọc ngọng l/n

+ Khi đến trường, môi trường giao tiếp của trẻ có thay đổi hơn thế trẻ còn được trang bị kiến thức và phương thức phát âm một cách bài bản, có hệ thống Song những gì trẻ nghe thấy đôi lúc chưa thật đúng với những gì trẻ học được do nhiều thầy cô, bạn bè xung quanh trẻ còn phát âm ngọng

* Cách thực hiện:

- Luyện phát âm nhiều lần, nhiều lúc, nhiều ngày, liên tục.l/n

- Đối với học sinh lớp mình phụ trách tôi tranh thủ ít phút thời gian ra chơi, cuối buổi học hằng ngày, trong tiết đọc phần luyện đọc từ khó, trong lúc nói chuyện với bạn cho học sinh thi đua tìm những từ có trong bài đọc, tìm từ có trong cácl/n l/n loại quả, hoa, đồ vật, con vật, cây cối, địa danh, sông , núi Nếu bạn nào nói được nhiều đúng thì khen trước lớp Những học sinh chưa phát âm được l/n hoặc phát âm còn sai thì tự phát âm lại nhiều lần hoặc nhìn bạn làm mẫu, cô giáo làml/n mẫu Giáo viên tạo các nhóm học tập một em nói chuẩn với một em còn chậm để các em tự hỗ trợ lẫn nhau Sau khi thấy học sinh đọc tương đối chuẩn rồi thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

- Hướng dẫn học sinh phát âm : l

Đặt đầu lưỡi hơi chạm vào dưới lợi của hàm trên, sau đó bật lưỡi xuống và đẩy hơi thoát ra đằng miệng Với cách này các em sẽ phát âm được âm Giáo viên chol học sinh thực hành bằng cách bịt mũi khi phát âm được các tiếng có phụ âm Nếul học sinh nào chỉ phát âm được các tiếng có phụ âm là thì sẽ không hoặc phát âmn sẽ bị tắc như vậy sẽ biết mình phát âm sai và biết cách sửa.

- Hướng dẫn học sinh cách phát âm âm :n

Đặt phần lớn đầu lưỡi lên phần ngạc cứng sau đó bật lưỡi xuống và đẩy hơi thoát ra theo đường mũi Muốn kiểm tra xem đã phát âm đúng hay chưa chỉ cần bịt mũi lại, nếu khi phát âm thấy tắc hoặc không thể phát âm được thì có nghĩa đã phát âm đúng còn nếu vẫn phát âm được bình thường thì có nghĩa là đã phát âm thành n l

Trang 11

- Khi học sinh đã biết phân biệt và phát âm chuẩn l/n tôi cho luyện đọc các tiếng có âm:

+ Tiếng có âm : Luỹ, lúa, luyện, làm, … l + Tiếng có âm : Na, nói, nắng n

Ví dụ:

Khi dạy bài “ Tôi là học sinh lớp 2” có từ “ loáng” học sinh sẽ đọc là “ noáng” Từ “ níu” đọc thành “ líu” Đây là lỗi phát âm sai phụ âm đầu l/n do cách phát âm tiếng địa phương mà nhiều em mắc phải Tôi hướng dẫn học sinh cách đặt lưỡi đẩy hơi khi đọc l/n Sau đó tôi gọi học sinh đọc đúng hoặc giáo viên đọc lại các từ đó rồi yêu cầu học sinh đọc sai phát âm theo Có những em sửa 2-3 lần vẫn không đọc đúng được, tôi yêu cầu các em tập phát âm nhiều lần và thường xuyên kiểm tra ở những tiết học sau.

Phát âm sai các vần: * Nguyên nhân:

- Một số em học sinh gặp phải từ khó đọc, vừa đọc vừa phải đánh vần - Một số em còn chưa nhận biết được các vần

* Cách thực hiện:

Để giúp học sinh phát âm đúng những tiếng, những từ khó trong bước rèn đọc tôi cho các em đọc thầm toàn bài để tự phát hiện ra những tiếng, những từ có chứa vần khó đọc như vần “ ui /uy, ưu/ ươu, uôm / uông….”

Để khắc phục tình trạng đọc sai này thì việc rèn luyện phải mất nhiều thời gian Trong các tiết dạy đọc tôi chú ý quan sát nghe xem học sinh đọc sai âm, vần hay sai do phương ngữ Sau đó tôi chỉ vào cụm từ đó và phân tích lỗi cho các em hiểu Khi các em nhận ra chỗ sai của mình giáo viên đọc lại để học sinh nghe Khi đọc mẫu tôi cố gắng đọc thật chuẩn, thật rõ ràng, tôi yêu cầu học sinh phải quan sát cô khi cô đọc để học sinh nhận biết miệng cô khi đọc, đồng thời tôi nêu rõ cách đọc để học sinh biết.

Trang 12

Sau đó tôi cho học sinh đọc đúng đọc vài lần để học sinh phát âm chưa chuẩn theo dõi bạn mình phát âm sau đó tôi cho cả lớp cùng phát âm để học sinh nhận thấy luồng hơi phát ra rồi tôi lại cho học sinh phát âm theo nhóm đôi để học sinh tự nhìn nhau phát âm để nhận xét khuôn miệng của bạn mình khi phát âm và sau đó tôi cho học sinh phát âm chưa chuẩn phát âm xen kẽ với học sinh đã phát âm chuẩn để các em sẽ tự điều chỉnh được cách phát âm của mình.

Tôi luôn theo dõi để điều chỉnh ngay khi cần thiết Ví dụ:

Sau khi tôi đọc mẫu, tôi gọi em Quyền, Ly, Tuyết Nhi, … đọc lại, tôi lại cho cả lớp đọc lại, sau đó luyện đọc lại theo nhóm đôi, tôi lại cho em Quyền cùng em Trường đọc xen kẽ nhìn miệng nhau để đọc cho đúng Đọc đi đọc lại nhiều lần một số học sinh cũng đã tự đều chỉnh được ngay, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh vẫn còn nhầm lần khi đọc vì các em vẫn chưa nhớ ngay được tôi bèn xen kẽ trò chơi để học sinh có hứng thú hơn trong giờ học mà vẫn đọc chuẩn được.

Ví dụ :

Khi dạy bài “ khi trang sách mở ra” có từ “ cánh buồm” học sinh thường đọc sai là “ cánh buồng” Học sinh thường nhầm vần “ uôm” với vần “ uông” vần “ anh” thành vần “ ăn” Ví dụ: Học sinh thường đọc từ “ xanh” thành từ “ săn” Khi đó tôi cần sửa ngay cho học sinh để các em kịp thời sửa sai và đọc đúng từ trong bài cho đúng Học sinh đọc sai vần, khi sửa giáo viên cần hướng dẫn kỹ cách phát âm, trong quá trình hướng dẫn học sinh phát âm, tôi thường sử dụng các từ ngữ dễ hiểu kết hợp với cấu hình miệng cho các con dễ hiểu Từ đó các em sẽ tự tin hơn khi đọc bài sau.

Phát âm sai các dấu thanh * Nguyên nhân

- Học sinh nhận biết dấu thanh còn nhầm - Do phương ngữ của địa phương * Cách thực hiện:.

Trang 13

Khi sửa sai, giáo viên có thể phân biệt cho học sinh các từ khi đọc sai thì nghĩa của chúng cũng khác đi Ví dụ bẹ ngô khác nghĩa với bẻ ngô Hay khi đọc sai một từ ngữ đi thì chúng sẽ trở thành không có nghĩa Ví dụ kẻ vở thì có nghĩa nhưng kẹ vợ thì lại không có nghĩa Một số học sinh thường phát âm sai các từ có thanh ngã như “bó đũa” đọc thành“ bó đúa” hoặc các từ có thanh hỏi như “ xấu hổ” đọc thành “ xấu hộ” Khi đó giáo viên cần sửa sai ngay cho học sinh và nhắc các con học sinh đọc các tiếng có thanh ngã, thanh hỏi cần đọc kéo dài hơi hơn một chút Và nhắc nhở các em thường xuyên hơn để từ đó các con đọc đúng và đọc bài hay hơn

b) R<n k= cách ngắt, nghỉ câu đúng cho học sinh

Có 2 kiểu ngắt giọng: Ngắt giọng logic và ngắt giọng biểu cảm.

Ngắt giọng logic là những chỗ dùng để tách nhóm trong câu Ngắt giọng logic phụ thuô •c vào ý nghĩa và quan hê • giữa các từ trong câu.

Ngắt giọng biểu cảm đối lâ •p với ngắt giọng logic đó là những chỗ nghỉ lâu hơn bình thường hoă •c chỗ nghỉ không do logic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm tạo ra ấn tượng về cảm xúc.

*) KM năng ngNt giọng logic:

Khi đọc mô •t văn bản nếu gă •p dấu câu ta cần phải ngắt, nghỉ giáo viên cần hướng dẫn học sinh sau dấu chấm, dấu hai chấm, chấm cảm ta cần phải nghỉ Khi đọc mô •t số bài văn xuôi có những câu dài, cấu trúc ngữ pháp phức tạp học sinh thường ngắt tu• tiê • n như sau:

Ví dụ 1: Trong bài: Tớ nhớ cậu (Sách Tiếng Viê•t 2)

Học sinh đọc: Một buổi/ sáng, kiến/ lấy một tờ/ giấy và viết/ thư cho sóc.//

Học sinh đã đọc tách ra làm người nghe hiểu sai ý nghĩa của câu văn.

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt như sau: Một buổi sáng,/ kiến lấy một

tờ giấy/ và viết/ thư cho sóc.//

*) NgNt giọng biQu cRm:

Dạy cho học sinh biết cách ngắt giọng logic là yêu cầu quan trọng với học sinh lớp 2, ngoài ra giáo viên có thể dạy cho học sinh ngắt giọng biểu cảm ở mô •t số bài

Ngày đăng: 05/05/2024, 21:57

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w