Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dụcQuản lý hoạt động bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
********
TRẦN THỊ THƠM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thành Vinh
Hà Nội, 2022
Trang 2i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác
N i ng 26 tháng 7 năm 2022
Tác giả luận án
Trần Thị Thơm
Trang 3Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các trường Đại học và Học viện, các nhà khoa học, đồng nghiệp và học viên đã tích cực hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập tài liệu thực hiện luận án
Tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã hỗ trợ, chia sẻ, động viên tôi trong thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sinh để hoàn thành luận án
Dù đã hết sức cố gắng, song luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo từ các Nhà khoa học, Quý thầy giáo, cô giáo để luận án được hoàn thiện hơn
Trân trọng biết ơn!
Tác giả luận án
Trần Thị Thơm
Trang 5iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG x
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 11
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1 Công trình nghiên cứu về bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông 11
1.1.2 Công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông 14
1.1.3 Nhận xét chung về các công trình khoa học được tổng quan và những vấn đề đặt ra tiếp tục giải quyết trong luận án 21
1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài 23
1.2.1 Quản lý 23
1.2.2 Hoạt động bồi dưỡng 24
1.2.3 Cán bộ quản lý trường phổ thông 25
1.2.4 Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông 27
1.2.5 Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông 28
1.3 Bối cảnh đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với người cán bộ quản lý trường phổ thông 29
1.3.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục và đổi mới giáo dục phổ thông 29
1.3.2 Yêu cầu đối với cán bộ quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục 33
1.3.3 Hoạt động phát triển năng lực của cán bộ quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đối mới giáo dục 39
1.4 Yêu cầu đối với hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục 42
1.4.1 Yêu cầu về hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông 42
Trang 6v
1.4.2 Yêu cầu về quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông
46
1.5 Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục 48
1.5.1 Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục 48
1.5.2 Mục tiêu bồi dưỡng 50
1.5.3 Chương trình, nội dung bồi dưỡng 51
1.5.4 Lực lượng tham gia giảng dạy bồi dưỡng 55
1.5.5 Đối tượng tham gia bồi dưỡng 58
1.5.6 Kiểm tra – đánh giá kết quả bồi dưỡng 60
1.5.7 Thời gian, hình thức bồi dưỡng 60
1.6 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục 61
1.6.1 Quản lý xây dựng và thực hiện mục tiêu bồi dưỡng 61
1.6.2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng 62
1.6.3 Quản lý phát triển chương trình, nội dung bồi dưỡng 64
1.6.4 Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 65
1.6.5 Quản lý hoạt động học tập của học viên 67
1.6.6 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng 68
1.6.7 Quản lý các nguồn lực đảm bảo hoạt động bồi dưỡng 69
1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục 72
1.7.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo 72
1.7.2 Chương trình, nội dung bồi dưỡng 72
1.7.3 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng và các yêu cầu về năng lực của cán bộ quản lý trường phổ thông 73
1.7.4 Đội ngũ tham gia công tác bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục 74
1.7.5 Uy tín, thương hiệu của cơ sở giáo dục 75
1.7.6 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học – công nghệ phục vụ hoạt động bồi dưỡng 75
Trang 7vi
Kết luận chương 1 76
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 78
2.1 Kinh nghiệm quốc tế về bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông 78
2.1.1 Kinh nghiệm của Phần Lan 78
2.1.2 Kinh nghiệm của Canada 79
2.1.3 Kinh nghiệm của Singapore 80
2.1.4 Kinh nghiệm của Vương quốc Anh 81
2.1.5 Kinh nghiệm của Úc 84
2.1.6 Một số bài học kinh nghiệm vận dụng cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông ở Việt Nam 86
2.2 Khái quát về các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục 88
2.2.1 Giới thiệu chung về các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục 88
2.2.2 Khái quát chung về các cơ sở giáo dục được khảo sát 90
2.3 Tổ chức khảo sát thực trạng 93
2.3.1 Mục đích khảo sát 93
2.3.2 Nội dung khảo sát 93
2.3.3 Khách thể và phạm vi khảo sát 94
2.3.4 Thời gian khảo sát 95
2.3.5 Phương pháp và hình thức khảo sát 95
2.3.6 Quy trình nghiên cứu thực trạng 95
2.4 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông tại các cơ sở giáo dục 97
2.4.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng 98
2.4.2 Thực trạng thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng 100
2.4.3 Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên 103
2.4.4 Thực trạng hoạt động học tập của học viên 106
2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng 108
Trang 8vii
2.4.6 Thực trạng nhu cầu về thời gian và hình thức tổ chức bồi dưỡng 109
2.4.7 Nhận xét chung về thực trạng hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông tại các cơ sở giáo dục 110
2.5 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông tại các cơ sở giáo dục 113
2.5.1 Thực trạng quản lý xây dựng, thực hiện mục tiêu bồi dưỡng 113
2.5.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng 114
2.5.3 Thực trạng phát triển chương trình, nội dung bồi dưỡng 115
2.5.4 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 117
2.5.5 Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên 120
2.5.6 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng 121
2.5.7 Thực trạng quản lý các nguồn lực đảm bảo hoạt động bồi dưỡng 123
2.6 Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông tại các cơ sở giáo dục 127
2.7 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông tại các cơ sở giáo dục 130
2.7.1 Ưu điểm 130
2.7.2 Hạn chế 130
2.7.3 Nguyên nhân của những hạn chế 132
Kết luận chương 2 133
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 135
3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 135
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 135
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 135
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 135
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 135
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 136
3.2 Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục 136
Trang 9viii
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng và hoàn thiện quy trình tổ chức bồi dưỡng
cán bộ quản lý trường phổ thông 136
3.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung, cập nhật chương trình, nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông phù hợp với từng giai đoạn của bối cảnh 142
3.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức phát triển năng lực giảng viên tham gia bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông phù hợp bối cảnh đổi mới giáo dục 157
3.2.4 Biện pháp 4: Quản lý đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông theo hướng tăng cường tự bồi dưỡng và ứng dụng công nghệ thông tin 168
3.2.5 Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực thực hiện công việc đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả 175
3.2.6 Biện pháp 6: Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông, giữa các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, đồng thời gắn kết với các cơ sở giáo dục phổ thông 183
3.3 Tổ chức khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 189
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 189
3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 189
3.3.3 Đối tượng khảo nghiệm 189
3.3.4 Phương pháp khảo nghiệm 189
3.3.5 Kết quả khảo nghiệm 190
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 195
3.5 Th nghiệm biện pháp 197
3.5.1 Mục đích th nghiệm 197
3.5.2 Nội dung th nghiệm 198
3.5.3 Địa điểm, mẫu th nghiệm 199
3.5.4 Giả thuyết th nghiệm 199
3.5.5 Quy trình, cách thức và phương pháp th nghiệm 200
3.5.6 Phân tích kết quả th nghiệm 203
Trang 10ix
3.5.7 Kết luận về th nghiệm 204
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 206
1 Kết luận 206
2 Khuyến nghị 207
TÀI LIỆU THAM KHẢO 209
Trang 11x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hình thức bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông 44
Bảng 2.1 Thông tin về các nhóm đối tượng được khảo sát 94
Bảng 2.2 Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện mục tiêu BD CBQL trường PT tại các cơ sở GD 98
Bảng 2.3 Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện chương trình, nội dung 101
bồi dưỡng CBQL trường PT tại các cơ sở GD 101
Bảng 2.4 Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động giảng dạy của GV giảng dạy 104
bồi dưỡng CBQL trường PT tại các cơ sở GD 104
Bảng 2.5 Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động học tập của học viên các lớp 106
bồi dưỡng CBQL trường PT tại các cơ sở GD 106
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả BD CBQL trường PT tại các cơ sở GD 108
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng nhu cầu về thời gian, hình thức tổ chức BD CBQL trường PT tại các cơ sở GD 110
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý xây dựng, thực hiện mục tiêu bồi dưỡng CBQL trường phổ thông tại các cơ sở GD 113
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường PT tại các cơ sở GD 114
Bảng 2.10 Kết quả đánh giá thực trạng phát triển chương trình, nội dung BD CBQL trường PT tại các cơ sở GD 116
Bảng 2.11 Kết quả đánh giá thực trạng QLHĐ giảng dạy của GV tham gia BDCBQL trường PT tại các cơ sở GD 118
Bảng 2.12 Kết quả đánh giá thực trạng QLHĐ học của HV tham gia BD CBQL trường PT tại các cơ sở GD 120
Bảng 2.13 Kết quả đánh giá thực trạng QL hoạt động KT-ĐG kết quả BD CBQL trường phổ thông tại các cơ sở GD 122
Bảng 2.14 Kết quả đánh giá thực trạng quản lý các nguồn lực đảm bảo HĐBD CBQL trường PT tại các cơ sở GD 124
Bảng 2.15 Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý HĐBD CBQL trường phổ thông tại các cơ sở GD 127
Trang 12xi
Bảng 3.1 Các chuyên đề bồi dưỡng cho cán bộ quản lý trường phổ thông 148 Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất 190
Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất
193 Bảng 3.4 Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 196
Trang 13CBQL trường PT tại các cơ sở GD 101 Biểu đồ 2.3: Kết đánh giá thực trạng hoạt động học tập của HV các lớp BDCBQL
trường PT tại các cơ sở GD 107
Biểu đồ 2.4: Kết quả đánh giá thực trạng phát triển chương trình, nội dung BD CBQL
trường PT tại các cơ sở GD 116 Biểu đồ 2.5 Kết quả đánh giá thực trạng QLHĐ giảng dạy của GV tham gia BD
CBQL trường phổ thông tại các cơ sở GD 118 Biểu đồ 2.6 Kết quả đánh giá thực trạng quản lý các nguồn lực đảm bảo HĐBD
CBQL trường PT tại các cơ sở GD 124 Biểu đồ 3.1 Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ cần thiết của các biện pháp được
đề xuất 191 Biểu đồ 3.2 Tổng hợp kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 194 Biểu đồ 3.3 Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 197
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Giáo dục và đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc, là yếu tố thúc đẩy tiềm năng con người và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
xã hội Trong bối cảnh hiện nay, muốn giáo dục thực hiện tốt sứ mệnh của mình, cần phải đổi mới toàn diện tất cả các khâu từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách đến nguồn lực con người Trong
đó, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp được xác định là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng ngành giáo dục Nghị quyết 29/NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế đã nhận định về tình hình giáo dục: “QLGD v đ o tạo còn nhiều ếu
kém Đ i ngũ nh giáo v cán b QLGD bất cập về chất lượng số lượng v cơ cấu M t
b phận chưa theo kịp êu cầu đổi mới v phát triển giáo dục thiếu tâm hu ết thậm chí
vi phạm đạo đức nghề nghiệp” [2] Để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn
diện GD&ĐT, Nghị quyết 29 đã đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó nhấn mạnh
vai trò của đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD: “Phát triển đ i ngũ nh giáo v
CBQL đáp ứng êu cầu đổi mới GD-ĐT theo hướng chuẩn hóa đ i ngũ nh giáo theo từng cấp học v trình đ đ o tạo cán b QLGD các cấp phải qua đ o tạo về nghiệp vụ quản lý” [2]
Cán bộ quản lý trường phổ thông là những người đứng đầu nhà trường, triển khai thực thi các chủ trương, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới giáo dục tới từng cán
bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bên liên quan của nhà trường; Có vai trò quan trọng trong quá trình thiết lập những định hướng phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, quản lý và thúc đẩy các hoạt động khác tạo sự thành công cho ngành giáo dục nói chung, nhà trường nói riêng Yêu cầu phát triển nhà trường trong bối cảnh mới, đặc biệt là bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi người cán bộ quản lý những yêu cầu mới và cao hơn về hiểu biết, phẩm chất và năng lực hành động trong các lĩnh vực, đồng thời cũng đặt ra cho đội ngũ này những cơ hội và thách thức mới Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông theo hướng chuẩn hóa nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, phẩm chất, năng lực nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, để đội ngũ cán
Trang 15bộ quản lý bắt kịp với yêu cầu đổi mới giáo dục, đạt chuẩn Hiệu trưởng, nhất là thực hiện thành công yêu cầu mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là nhiệm vụ quan trọng, có tính cấp bách của ngành giáo dục ở thời điểm hiện tại
Hiện nay, ở nước ta, có nhiều cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục như: Học viện QLGD, Trường bồi dưỡng cán bộ QLGD ở các Tỉnh, Thành phố, các Khoa/Phòng/Trung tâm bồi dưỡng tại các trường Đại học Các cơ sở này chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ QLGD các cấp từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo đến cán bộ quản lý các trường đại học, cao đẳng, phổ thông, mầm non Trong thời gian qua, hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông đã được bồi dưỡng về QLGD tại các cơ sở giáo dục Trên thực tế, các hoạt động bồi dưỡng này có tác động tích cực, nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL các trường phổ thông để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường, hướng tới mở rộng cơ hội tiếp cận, nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả quản
lý Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục hiện hành đã có nhiều bước tiến quan trọng trong công tác bồi dưỡng phát triển năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông Tuy vậy, công tác bồi dưỡng cho đội ngũ này vẫn còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao khả năng thực thi nhiệm vụ của người quản lý trong điều kiện mới Để giúp cán bộ quản lý trường phổ thông phát triển năng lực, trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, đáp ứng chuẩn chức danh nghề nghiệp, đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải quản lý hoạt động bồi dưỡng theo quy trình chặt chẽ, tích cực đổi mới và phối hợp đồng bộ giữa các khâu, các mặt hoạt động, các yếu tố trong quá trình bồi dưỡng
Ngoài ra, một số chương trình bồi dưỡng được ra đời trước khi ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Thông tư 32/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình, nội dung bồi dưỡng được xây dựng căn cứ theo các yêu cầu của Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông cũ và chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 Do đó, nhiều nội dung cần được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, bối cảnh đổi mới giáo dục
Bên cạnh đó, trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển, các cơ sở giáo dục cần xem xét, thay đổi phương thức bồi dưỡng để thích ứng với yêu cầu, điều
Trang 16kiện mới Trên thực tế, các cơ sở giáo dục đã đa dạng hóa, linh hoạt trong triển khai hình thức bồi dưỡng Bên cạnh bồi dưỡng trực tiếp, các cơ sở giáo dục đã tổ chức bồi dưỡng theo nhiều phương thức khác nhau, trong đó có bồi dưỡng trực tuyến, Blended learning Tuy nhiên, do mới triển khai nên những hình thức bồi dưỡng này còn nhiều hạn chế, cần có sự nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện để điều chỉnh cho phù hợp
Mặt khác, với cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục như hiện nay, để thu hút học viên, tăng khả năng cạnh tranh, đòi hỏi các
cơ sở giáo dục phải tích cực, chủ động, tự xem xét, đánh giá, điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu của cơ sở bồi dưỡng và chất lượng của hoạt động bồi dưỡng như: Xác định hệ thống mục tiêu thiết thực, xây dựng kế hoạch, cập nhật, phát triển chương trình, nội dung bồi dưỡng, đổi mới phương thức bồi dưỡng phù hợp với sự phát triển của khoa học – công nghệ, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên/báo cáo viên, đổi mới kiểm tra – đánh giá theo yêu cầu của
vị trí việc làm
Như vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cần phải nghiên cứu, xem xét các khâu, các yếu tố trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, đánh giá chính xác, khách quan kết quả bồi dưỡng Từ đó kịp thời điều chỉnh quá trình tổ chức bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng, giúp đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông phát triển năng lực quản lý, thích ứng với quy định, điều kiện và bối cảnh mới để hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà trường
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Quản lý
hoạt đ ng bồi dưỡng cán b quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục” để làm đề tài luận án tiến sĩ
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về QL hoạt động bồi dưỡng CBQL trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục và thực tiễn QL hoạt động bồi dưỡng CBQL trường PT, luận án đề xuất biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng CBQL trường PT tại các cơ sở GD thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ QLGD, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các khóa bồi dưỡng, giúp đội ngũ CBQL trường PT bắt kịp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Trang 173 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QL hoạt động bồi dưỡng CBQL trường PT ở các cơ sở giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục
- Khảo sát, đánh giá thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng CBQL trường PT ở các cơ sở giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục
- Đề xuất các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng CBQL trường PT ở các cơ
sở giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục
- Thực hiện khảo nghiệm và th nghiệm các biện pháp đã được đề xuất trong luận án
4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(4.1) Trong bối cảnh đổi mới GDPT hiện nay, những yêu cầu cụ thể về năng lực của người CBQL trường phổ thông là gì?
(4.2) Hoạt động bồi dưỡng CBQL trường phổ thông có thay đổi kịp thời với yêu cầu đổi mới GDPT hay không?
(4.3) Quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường phổ thông tại các cơ sở giáo dục hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến QL hoạt động bồi dưỡng CBQL trường PT tại các cơ sở giáo dục trong bối cảnh đổi mới GD?
(4.4) Quản lý như thế nào để nâng cao chất lượng bồi dưỡng CBQL trường PT tại các cơ sở giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục?
5 Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, QL hoạt động bồi dưỡng CBQL trường PT ở các cơ sở giáo dục đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới GDPT nói riêng, công tác này cần phải được quan tâm nghiên cứu để điều chỉnh, cải thiện nhằm giúp đội ngũ CBQL trường PT phát triển năng lực theo chuẩn chức danh nghề nghiệp, thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ được giao, lãnh đạo, quản lý nhà trường PT có hiệu quả trong bối cảnh nhiều thay đổi Việc nghiên cứu đề xuất và áp dụng triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý HĐBD CBQL trường phổ thông ở các cơ sở giáo dục một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL trường PT, giúp đội ngũ CBQL thực hiện tốt hơn các mục tiêu GDPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục
Trang 186 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động BD CBQL trường PT ở các cơ sở giáo dục 6.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL trường PT ở các
cơ sở giáo dục
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu QL hoạt động bồi dưỡng CBQL trường PT tại các cơ sở giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục Chủ thể thực hiện biện pháp là thủ trưởng các cơ sở giáo dục chỉ đạo, điều hành các chủ thể QL khác trong cơ sở giáo dục triển khai hoạt động bồi dưỡng
7.2 Giới hạn về đối tượng khảo sát
- Khảo sát CBQL, GV, học viên, cựu học viên là CBQL trường PT tham gia các lớp bồi dưỡng CBQL giáo dục tại các cơ sở giáo dục
- Hình thức khảo sát: Phiếu hỏi, phỏng vấn sâu
7.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khảo sát một số cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL giáo dục
ở các Tỉnh, Thành phố: Hà Nội, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Học viện QLGD, Trường Đại học Vinh, Trường cán bộ QLGD Thành phố Hồ Chí Minh
7.4 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Những tư liệu, số liệu s dụng trong luận án giới hạn chủ yếu trong 3 năm trở lại đây (từ 2018-2021)
8 Tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
8.1 Tiếp cận nghiên cứu
8.1.1 Tiếp cận theo Chuẩn
Trong quản lý HĐBD CBQL trường PT cần phải hướng đến chuẩn Hiệu trưởng Chuẩn hiệu trưởng quy định rõ yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần đạt của CBQL trường phổ thông Căn cứ trên các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí quy định trong chuẩn để xác định năng lực cần bồi dưỡng, từ đó lựa chọn, thiết kế chương trình, nội dung bồi dưỡng, phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp Đồng thời xác định mục đích, sau khi tham gia bồi dưỡng, học viên đạt được chuẩn, phù hợp với các yêu cầu quy định trong chuẩn và yêu cầu đổi mới hiện tại của ngành giáo dục
và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng
Trang 198.1.2 Tiếp cận hệ thống
Theo quan điểm hệ thống, mỗi CSGD là những hệ thống và các thành tố trong hệ thống này có sự tác động, chi phối hay tương tác với nhau Trong HĐBD gồm có các thành tố: mục tiêu, kế hoạch, chương trình nội dung, lực lượng BD, đối tượng BD, điều kiện (cơ sở vật chất, tài chính…), môi trường…Tất cả các thành tố đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và bị chi phối bởi các yếu tố môi trường, bối cảnh đổi mới giáo dục Vì vậy, để thay đổi được hiệu quả công tác QL thì phải thay
đổi được các thành tố trong hệ thống
Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông cũng bao gồm nhiều thành tố, có mối quan hệ tác động qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau Để quản lý đạt hiệu quả cao, cần phải đặc biệt quan tâm đến việc quản lý các thành tố, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông nói riêng, hiệu quả thực hiện công việc của đội ngũ này nói chung Luận án
s dụng tiếp cận hệ thống trong việc phân tích các thành tố của quá trình bồi dưỡng, xác định mối quan hệ giữa các thành tố này để nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp
8.1.3 Tiếp cận chức năng quản lý
Tiếp cận chức năng QL là cách tiếp cận quen thuộc, theo đó việc tổ chức HĐBD có thể được nghiên cứu theo chức năng quản lý, từ xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả BD Các chức năng quản lý vừa
là nhiệm vụ, vừa là biện pháp để chủ thể quản lý triển khai tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng (mục tiêu, chương trình nội dung, hoạt động dạy, hoạt động học, kiểm tra – đánh giá…)
8.1.4 Tiếp cận n i dung hoạt đ ng
Tiếp cận nội dung hoạt động là cách tiếp cận tập trung nhấn mạnh vào việc xác định ý nghĩa, cách tổ chức và mối liên kết giữa các yếu tố tạo nên hệ thống Các yếu tố của HĐBD như mục tiêu, chương trình, nội dung, người dạy, người học, phương pháp, hình thức BD…có mối quan hệ biện chứng với nhau Nghiên cứu quản lý HĐBD cán bộ quản lý trường PT dựa trên tiếp cận nội dung hoạt động chú trọng xem xét việc triển khai công việc theo chức năng, nhiệm vụ của các thành tố trong quá trình bồi dưỡng, bao gồm: Xác định mục tiêu BD; Xây dựng kế hoạch BD; Phát triển chương trình, nội dung BD; QL hoạt động dạy của giảng viên; QL hoạt động học của học viên; QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả BD; QL các nguồn
Trang 20lực đảm bảo HĐBD Các hoạt động này được đặt trong bối cảnh thay đổi của các yếu
tố môi trường và mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành tố của quá trình BD
8.1.5 Tiếp cận quản lý dựa vào kết quả đầu ra
Quản lý dựa vào kết quả đầu ra là một cách tiếp cận tập trung vào kết quả phát triển xã hội trong suốt chu trình QL, thực hiện qua năm giai đoạn chính: 1) Đầu vào: Tài chính, con người, và nguồn vật lực; 2) Hoạt động: Nhiệm vụ con người thực hiện để chuyển đổi đầu vào đến đầu ra; 3) Đầu ra: Sản phẩm và dịch vụ cho sản xuất; 4) Kết quả đầu ra: Hiệu quả tác động của kết quả đầu ra trong các khách hàng; 5) Mục tiêu/Tác động: Dài hạn, tác động của kết quả đầu ra đối với xã hội, phổ biến rộng rãi trong xã hội Như vậy, quản lý dựa vào kết quả đầu ra tập trung vào mục tiêu mang tính dài hạn, thể hiện qua việc đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của xã hội
Quản lý HĐBD CBQL trường PT có thể tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra, thể hiện thông qua việc các cơ sở giáo dục chuẩn bị tốt nguồn lực đầu vào, phân công nhiệm vụ hợp lý, thực hiện lãnh đạo, quản lý, kiểm soát toàn bộ quá trình bồi dưỡng Đặc biệt, chú trọng đến mục tiêu và kết quả đầu ra của hoạt động bồi dưỡng phải gắn với yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ, công việc trong thực tiễn của cán bộ quản lý trường phổ thông Đánh giá kết quả bồi dưỡng không chỉ tại thời điểm kết thúc khóa bồi dưỡng mà phải quan tâm đến “hiệu quả ngoài”, sau quá trình bồi dưỡng Chất lượng của khóa bồi dưỡng chỉ có thể đạt được khi người học vận dụng có hiệu quả các kiến thức, kỹ năng đã được học vào công việc thực tiễn
Như vậy, quản lý HĐBD cán bộ quản lý trường phổ thông có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau: Trên sơ sở các yêu cầu, tiêu chuẩn cần đạt của người cán
bộ quản lý trường phổ thông (tiếp cận theo Chuẩn), các cơ sở giáo dục quản lý quá trình bồi dưỡng và các thành tố của HĐBD, từ khâu đầu vào, quá trình bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, xem xét hiệu quả ngoài sau quá trình bồi dưỡng Chất lượng của HĐBD được thể hiện ở kết quả và hiệu quả công việc của người CBQL trường phổ thông trong quá trình thực thi nhiệm vụ của họ
8.2 Phương pháp nghiên cứu
8.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phân tích, tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu: văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về QLGD, các công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học nhằm xây dựng, xác lập cơ sở lý luận của đề tài
Trang 21- Khái quát hóa các nhận định độc lập: Trên cơ sở các ý kiến, quan điểm từ các nguồn tài liệu khác nhau về vấn đề nghiên cứu, tác giả khái quát lên thành nhận định riêng của mình
8.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Xây dựng và s dụng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng HĐBD và thực trạng
QL HĐBD cán bộ quản lý trường PT tại các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ QLGD Phiếu hỏi được xây dựng với các câu hỏi nhiều lựa chọn về mức độ thực hiện hay mức cần thiết, khả thi của các nội dung để người được hỏi lựa chọn phương án thích hợp để trả lời Mỗi mức độ được gán với một điểm số tương ứng
- Phương pháp phỏng vấn:
Xây dựng phiếu phỏng vấn về thực trạng HĐBD và QL HĐBD cán bộ quản lý trường PT; Gặp gỡ phỏng vấn các giảng viên đã và đang trực tiếp giảng dạy các lớp bồi dưỡng; phỏng vấn học viên các lớp BD, CBQL Sở, Phòng GD - ĐT để thu thập chính xác thêm các thông tin có liên quan đến HĐBD, hỗ trợ thêm cho phương pháp s dụng phiếu hỏi
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Các sản phẩm nghiên cứu bao gồm: Chương trình bồi dưỡng CBQL trường PT của các CSGD, thời khóa biểu, thông báo tuyển sinh, phiếu phản hồi của người học và các quy định về HĐBD của các cơ sở giáo dục
- Phương pháp chuyên gia:
Trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia để tham khảo ý kiến trong việc đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QL HĐBD cán bộ quản lý trường PT trong bối cảnh đổi mới giáo dục
- Phương pháp khảo nghiệm, th nghiệm:
Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐBD CBQL trường PT và th nghiệm một biện pháp để kiểm chứng tính đúng đắn, hiệu quả của biện pháp đã đề xuất
8.2.3 Phương pháp thống kê toán học
S dụng thống kê toán học, phần mềm SPSS tiêu chuẩn để nhập và x lý số
liệu, lập bảng, biểu để phân tích và đưa ra kết luận của các kết quả nghiên cứu:
Trang 22- Kiểm định độ tin cậy của các kết quả thu được trong phiếu khảo sát bằng hệ
số Cronbach Alpha
- Thống kê mô tả về các giá trị: tần suất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn
- Thống kê suy luận về các kiểm định T-test, tương quan Pearson
- Kiểm định phi tham số: s dụng kiểm định dấu và hạng Wilcoxon
9 Những luận điểm bảo vệ
- Trong bối cảnh đổi mới GDPT hiện nay, người CBQL trường PT được tham gia BD, trang bị, cập nhật những kiến thức, kỹ năng QL khoa học, hệ thống sẽ
có khả năng nhận diện và giải quyết tốt các vấn đề trong thực tiễn QL nhà trường, thích ứng nhanh với yêu cầu đổi mới GDPT, từ đó chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường
- Nghiên cứu về quản lý HĐBD CBQL trường PT tại các CSGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục trên cơ sở QL các thành tố, các hoạt động của quá trình bồi dưỡng là cần thiết và có tác động tích cực đến chất lượng của HĐBD, từ đó nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL trường phổ thông để họ thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao
- Hệ thống biện pháp quản lý được xây dựng và thực hiện đồng bộ, tác động đến các khâu, các yếu tố của quá trình bồi dưỡng là đảm bảo tính cấp thiết và khả thi trong bối cảnh hiện nay
10 Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
10.1 Về lý luận
Luận án góp phần bổ sung lý luận về quản lý HĐBD CBQL trường phổ thông ở các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ QLGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục Cụ thể, luận án xây dựng các khái niệm công cụ về QL HĐBD (quản lý, CBQL trường phổ thông, HĐBD, hoạt động BD CBQL trường phổ thông, quản lý HĐBD CBQL trường phổ thông) phân tích bối cảnh đổi mới GD-ĐT, đổi mới giáo dục phổ thông, những yêu cầu đặt ra về vai trò, nhiệm vụ, năng lực của người CBQL trường phổ thông, từ đó xác định yêu cầu của HĐBD và quản lý HĐBD cán bộ quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục Luận án xác định các nội dung cơ bản của HĐBD và quản lý HĐBD CBQL trường
phổ thông, những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động này
Trang 2310.2 Về thực tiễn
Qua khảo sát thực trạng HĐBD và quản lý HĐBD CBQL trường phổ thông, luận án cung cấp những số liệu, luận chứng thực tiễn về thực trạng HĐBD, quản lý HĐBD CBQL trường phổ thông tại các CSGD thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL giáo dục, xác định những ưu điểm, hạn chế trong quản lý HĐBD và các yếu
tố ảnh hưởng đến thực trạng trên
Hệ thống biện pháp quản lý HĐBD CBQL trường phổ thông ở các CSGD trong bối cảnh đổi mới giáo dục được đánh giá có tính cần thiết và khả thi cao giúp các cơ sở giáo dục triển khai quản lý HĐBD đạt chất lượng, hiệu quả tốt
Kết quả nghiên cứu trong luận án là tài liệu tham khảo cho các CSGD thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL giáo dục trong việc QL HĐBD CBQL trường PT trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Trang 24Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Công trình nghiên cứu về bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông
Trong những nghiên cứu về GD thì các nghiên cứu về HĐBD đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường PT nói riêng hết sức được quan tâm Các nghiên cứu này được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau:
Về tầm quan trọng của hoạt đ ng bồi dưỡng: Trong tác phẩm “Standards Program and VNEs, Implication for Education Britain” [113], G Debling đã chỉ
ra rằng, bối cảnh thay đổi dẫn đến các chương trình giáo dục, đào tạo liên tục thay đổi và phát triển không ngừng Các chương trình BD cũ sẽ trở nên lạc hậu nếu không cập nhật, điều chỉnh Hoạt động bồi dưỡng trở thành yêu cầu và nhu cầu không thể thiếu để giúp mỗi người phát triển và hoàn thiện mình, trong đó có cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý các nhà trường
Các tác giả Cộng hòa liên bang Đức đã nghiên cứu về công tác lãnh đạo trường học, chương trình và phương pháp BD hiệu trưởng Các nghiên cứu này đã chỉ rõ: Hiệu trưởng các nhà trường cần phải được bồi dưỡng và bồi dưỡng liên tục Việc xây dựng, cập nhật chương trình bồi dưỡng là cần thiết và phải gắn với các yêu cầu, tiêu chuẩn trong chuẩn hiệu trưởng [dẫn theo 115]
Về n i dung bồi dưỡng: Các tác giả Vương Lạc Phu, Tưởng Nguyệt Thần đã
đề cập đến các nội dung cần BD trong bối cảnh hiện nay như: các kĩ năng; Nghệ thuật giao tiếp nhân sự; QL thời gian; Tạo lập thành công bằng hợp tác hay Tạo ra
sự thay đổi tích cực; Cách giải quyết vấn đề; Thái độ, những phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo như: tầm nhìn, tự kỉ luật, phát triển đội ngũ nhân sự [dẫn theo 81]
Trường Đại học Nam Floria đã xây dựng chương trình bồi dưỡng cho hiệu trưởng gồm: 1) Lãnh đạo chiến lược; 2) Lãnh đạo tổ chức; 3) Lãnh đạo giáo dục; 4) Lãnh đạo chính trị và cộng đồng Thụy Sỹ tổ chức BD cho các nhà lãnh đạo trường học theo các yêu cầu năng lực: năng lực lãnh đạo, năng lực xã hội, năng lực cá nhân, năng lực GD, năng lực phát triển trường học, năng lực tổ chức QL [dẫn theo 39]
Trang 25Về phương pháp bồi dưỡng: Trong tác phầm “Những vấn đề cốt ếu của quản lý” [dẫn theo 107] đã đề cập đến ý kiến của các tác giả về phương pháp bồi dưỡng
như: Harold Koontz, Cyril odonnell, Heinz Weihrich Mỗi tác giả đứng ở góc độ khác nhau để bàn về phương pháp BD, nhưng đều nhấn mạnh vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động của đối tượng học
Tác giả Jaques Delors trong tác phẩm “ ọc tập - m t kho báu tiềm ẩn” [dẫn
theo 106] đã đề cập đến hình thức bồi dưỡng thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình, bối cảnh mới Về thời điểm tổ chức hoạt động bồi dưỡng, theo tác giả, hoạt động này phải được tổ chức liên tục, quanh năm để đảm bảo tính thường xuyên, linh hoạt cho người học
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định vai trò quan trọng của đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong hệ thống giáo dục và coi trọng công tác bồi dưỡng cho đội ngũ này, thể hiện ở các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành khác có liên quan Bên cạnh
đó, vấn đề này cũng được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu
ở nhiều khía cạnh:
Về tầm quan trọng của hoạt đ ng bồi dưỡng: Các tác giả Bùi Minh Hiền
[59] Đặng Bá Lãm [74], Hoàng Văn Dương [37] đều khẳng định vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có cán bộ quản lý các trường phổ thông Theo các tác giả, cần thiết phải xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ QLGD
Các tác giả Nguyễn Xuân Hải với bài viết: “Sự tha đổi trong lãnh đạo v
quản lý nh trường phổ thông hiện na ở Việt Nam” [46], Phạm Ngọc Hải trong
bài viết “Giải pháp phát triển đ i ngũ hiệu trưởng trường phổ thông ở Việt Nam”
[45] đã xác định những xu thế biến đổi của xã hội hiện nay, từ đó đưa ra yêu cầu, đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường phải có năng lực quản lý, thích ứng Theo các tác giả, cán bộ quản lý cần tích cực, chủ động đón nhận sự thay đổi và thực hiện thay đổi bằng nhiều cách, trong đó quan trọng nhất là bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
Cũng ở vấn đề này, tác giả Huỳnh Hồng Giang trong nghiên cứu “Biện pháp
phát triển đ i ngũ cán b quản lý trường T PT tỉnh Tiền Giang” [41], xác định,
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT là giải pháp có tính đột phá để giải quyết bài toán chất lượng GD THPT hiện nay Muốn vậy, cần đổi mới công tác ĐT
- BD cho đội ngũ này để không ngừng nâng cao trình độ - nghiệp vụ cho họ
Trang 26Về n i dung bồi dưỡng: Quyết định số 732/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đ o tạo bồi dưỡng nhà giáo và CBQL CSGD đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDPT giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025” [29] đã xác định nội
dung BD nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục bao gồm: 1) Năng lực nghề nghiệp; 2) Năng lực ngoại ngữ, tin học; 3) BD các GV có năng lực chuyên môn giỏi để trở thành GV cốt cán tại cơ sở GDPT; 4) Tin học hoá trong QL; Năng lực QL, quản trị cho CBQL
Tác giả Vương Thanh Hương trong bài viết “M t số xu hướng ĐT BD đ i
ngũ CB lãnh đạo nh trường trong bối cảnh h i nhập quốc tế” [67, tác giả Vũ Ngọc
Hải viết về “Đ o tạo CBQLGD trong phát triển giáo dục VN hiện đại và h i nhập
quốc tế” [47] đã xác định mô hình nhân cách và trí tuệ của người CBQL, lãnh đạo
các nhà trường Từ đó, các tác giả đề cập một số xu hướng ĐT, BD đội ngũ CBQLGD hiện nay
Tác giả Trần Ngọc Giao trong bài viết “Năng lực v phát triển năng lực đối
với cán b quản lý giáo dục” [44] đã khẳng định, năng lực quản lý không chỉ thể
hiện qua các yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái độ mà quan trọng hơn, được biểu hiện qua kết quả hoạt động trong thực tiễn của người cán bộ quản lý Tác giả đưa ra
“khung” năng lực của nhà quản lý gồm: Năng lực chỉ huy; Năng lực thực hiện; Năng lực giám sát; Năng lực điều phối; Năng lực hướng dẫn; Năng lực thúc đẩy; Năng lực môi giới; Năng lực đổi mới
Về phương thức bồi dưỡng: Trong tác phẩm “Vấn đề giáo viên: Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn” [57], theo tác giả Trần Bá Hoành, BD cán bộ
QLGD có 3 phương thức: 1) BD tập trung theo khoá dài ngày hoặc theo từng đợt ngắn ngày tại cơ sở BD; 2) BD tại chỗ; 3) BD từ xa Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến phương thức bồi dưỡng tại chỗ, BD trong công việc Tuy nhiên,
để phương thức BD này có hiệu quả tốt cần chú ý 2 khâu: Nâng cao chất lượng nội dung, tài liệu BD và xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQLGD cốt cán
Các tác giả: Trần Thị Minh Hằng trong bài viết “Phát triển đ i ngũ nh giáo
và CBQL GD trong giai đoạn hiện na ” [53]; Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến trong
bài viết “Đ o tạo CBQL theo nhu cầu xã h i” [97], Tác giả Ngô Quang Sơn trong bài viết “ĐT BD cán b QLGD trong xu thế đổi mới GD, h i nhập và toàn cầu
hóa hiện na ” [92] trên cơ sở đánh giá thực trạng ĐT, BD đội ngũ CBQLGD,
phân tích các vấn đề mới đặt ra đối với ĐT, BD cán bộ QLGD và xu thế đổi mới
Trang 27trong ĐT, BD cán bộ QLGD, từ đó các tác giả chỉ rõ nhu cầu, những phương thức đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD
Trong bài viết: “M t số biện pháp nâng cao năng lực các cơ sở đ o tạo, bồi
dưỡng cán b quản lý giáo dục” [69], tác giả Nguyễn Duy Hưng đã phân tích mạng
lưới các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL giáo dục của nước ta hiện nay và đưa ra biện pháp đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục Tác giả cho rằng trên cơ sở khung chương trình bồi dưỡng CBQL giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cần cập nhật, bổ sung nội dung, chương trình, tập trung cung cấp
kỹ năng quản lý cho học viên; trang bị những kiến thức, kỹ năng về tư duy hệ thống, kỹ năng dự báo phát hiện các vấn đề mới; phát triển tư duy chiến lược, kiến thức và kỹ năng xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược; rèn luyện khả năng sáng tạo và thích nghi với sự thay đổi
Như vậy, các nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng rất đa dạng, tập trung ở nhiều khía cạnh khác nhau, xoay quanh nhiều vấn đề như: Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, hình thức và phương pháp bồi dưỡng, thời điểm bồi dưỡng Một số công trình nghiên cứu về đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng, từ đó đề xuất định hướng đổi mới công tác tổ chức để nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng
1.1.2 Công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông
Có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau liên quan đến QL HĐBD CBQL trường phổ thông:
Về quy trình bồi dưỡng: Tác giả Boyatzis R.E cho rằng, để tổ chức HĐBD, cần xây dựng kế hoạch, phát triển chương trình BD, kiểm tra đánh giá kết quả BD Đặc biệt tác giả nhấn mạnh đến khâu phát triển chương trình BD Cần chú trọng bồi dưỡng cho người học các năng lực cần thiết xuất phát từ yêu cầu thực tiễn Quy trình phát triển chương trình bồi dưỡng cũng cần được thực hiện một cách khoa học, hệ thống và thường xuyên [dẫn theo 39]
Theo tác giả Chowdhury.S, quá trình BD nên bắt đầu từ việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và cuối cùng là đánh giá kết quả BD Việc xác định hiệu quả BD được tiến hành bằng cách so sánh năng lực đầu vào và đầu ra về kiến thức
Trang 28và kĩ năng đạt được của người học Kết quả càng cao chứng tỏ bồi dưỡng có hiệu quả tốt, và ngược lại [dẫn theo 39]
Về những yêu cầu năng lực của người cán bộ quản lý nhà trường, tác giả Philip Yeo chỉ rõ, người quản lý nhà trường phải có năng lực quản lý đáp ứng những yêu cầu mới đó là: Năng lực x lý thông tin; năng lực huy động cộng đồng;
có phương pháp quản lý phù hợp; có tư duy chiến lược tốt Ngoài ra, họ cần phải có những phẩm chất, nhân cách như: uy tín, trung thực, liêm khiết; dân chủ, biết kiên nhẫn, lắng nghe [118]
Trong tác phẩm“Để l nh quản lý th nh công” [dẫn theo 91], Richard
S.Sloma xác định, người hiệu trưởng nhà trường vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà kinh tế, nhà hoạt động cộng đồng Tác giả đưa ra một số định hướng để cán bộ quản lý phát triển năng lực như: Phải có tư duy quản lý sự thay đổi; Phải kiên trì, nhẫn nại; Phải xây dựng kế hoạch trong các hoạt động; Phải dân chủ để tạo niềm tin và sự ủng hộ của giáo viên, nhân viên
Luận án tiến sĩ của tác giả Stephen J Knobl “Perceptions of the Roles, Professional
Development, Challenges, and Frustrations of High School Principals” [122] nghiên cứu
về quan điểm liên quan đến vai trò, phát triển chuyên môn, các thách thức và mối lo sợ của Hiệu trưởng trường phổ thông Nội dung luận án tập trung tìm hiểu quan điểm của hiệu trưởng trường phổ thông về vai trò và những trải nghiệm phát triển chuyên môn có tác động tới nghề nghiệp của họ, các thách thức và mối lo sợ mà họ từng đối mặt khi đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trường phổ thông Các vai trò và trách nhiệm được cho là quan trọng nhất đối với Hiệu trưởng là: đem lại một môi trường học tập an toàn, đảm bảo đội ngũ giáo viên có chất lượng và dạy học có chất lượng, đáp ứng những kỳ vọng về trách nhiệm giải trình trước tất cả các bên Các cơ hội phát triển chuyên môn và hệ thống hỗ trợ mang tính chất cá nhân hóa được cho rằng là những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của hiệu trưởng trường phổ thông Các hiệu trưởng tham gia nghiên cứu phản ánh rằng cả những trải nghiệm bồi dưỡng chính thức và không chính thức đều rất hữu ích giúp người hiệu trưởng tiến bộ Các hiệu trưởng nhận thức rằng khi họ tạo dựng các mối quan hệ với người hướng dẫn và thiết lập các mạng lưới mối quan hệ rộng rãi, họ sẽ nâng cao khả năng được hỗ trợ và thành công lâu dài Các hiệu trưởng nhận thấy các thách thức lớn nhất là quản lý thời gian, cân bằng giữa lãnh đạo và quản lý trường học, chỉ đạo thực hiện các quy định pháp luật, và yêu cầu về trách nhiệm giải trình
Trang 29Những mối lo sợ lớn nhất liên quan tới vấn đề thời gian và thực thi quy định pháp luật, chỉ đạo của địa phương, bang và liên bang Họ liên tục phải đối mặt với những
áp lực liên quan trực tiếp tới thành tích học tập của học sinh và các biện pháp đảm bảo trách nhiệm giải trình Hiệu trưởng trường phổ thông cần được bồi dưỡng liên tục để đảm trách nhiều vai trò khác nhau
Ở Việt Nam, công tác bồi dưỡng CBQLGD, đặc biệt là GDPT đã được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính phủ, ngành GD - ĐT Theo đó, nhiều chương trình bồi dưỡng CBQL giáo dục các cấp đã được triển khai trên cấp
độ quốc gia Có thể kể đến các chương trình như:
Chương trình BD hiệu trưởng trường PT theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore, giai đoạn từ 2007 đến 2015 Chương trình được thiết kế theo các định hướng sau: Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách nhất về lãnh đạo và QL trường học cho Hiệu trưởng các trường PT; Nội dung BD phải được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của các địa phương; Học hỏi phương pháp, bài học kinh nghiệm thực tiễn trong chương trình BD của Học viện GD Singapore, áp dụng có chọn lọc vào thực tiễn giáo dục VN; Sau BD, cần tiếp tục thực hiện tư vấn, giám sát hỗ trợ các Hiệu trưởng đổi mới lãnh đạo và QL trường học Chương trình BD được thực hiện thông qua đội ngũ GV nguồn cấp quốc gia và GV nguồn cấp tỉnh Đội ngũ này có nhiệm vụ trực tiếp BD hiệu trưởng PT với sự hỗ trợ, tư vấn, giám sát của GV nguồn cấp quốc gia, các chuyên gia của Học viện GD Singapore và Học viện QLGD Việt Nam
Chương trình BD hiệu trưởng bao gồm 8 chuyên đề: 1) Đổi mới lãnh đạo và
QL trường PT 2) Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông 3) Văn hóa nhà trường 4) Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông 5) Lãnh đạo phát triển đội ngũ 6) Huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông 7) Phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông 8) Ứng dụng CNTT trong QL trường phổ thông
Thời gian qua, để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình GDPT 2018, Bộ
GD - ĐT đã triển khai Dự án “Chương trình phát triển các trường sư phạm để
nâng cao năng lực đ i ngũ giáo viên v CBQL cơ sở GDPT” (Chương trình
ETEP) Học viện QLGD được Bộ GD - ĐT giao nhiệm vụ là trường đầu mối phối hợp với 7 trường sư phạm biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu, học liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và tham gia triển khai tập
Trang 30huấn - bồi dưỡng cho hơn 4.000 cán bộ quản lý cốt cán trường Tiểu học, Trung học cơ
sở, Trung học phổ thông trong cả nước
Chương trình, nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp được xây dựng bám sát yêu cầu đạt chuẩn Hiệu trưởng phổ thông, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, theo nguyên tắc tăng tính thực hành, thực thi chương trình theo cách “cầm tay chỉ việc” Chương trình bồi dưỡng tập trung vào năng quản trị nhà trường, quản trị các hoạt động của nhà trường, hướng tới khắc phục các điểm hạn chế trong lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CBQL trường phổ thông Cụ thể, đối tượng CBQL trường PT được tham gia bồi dưỡng 9 module, liên quan đến: Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục; Quản trị nhân sự; Quản trị tài chính; Quản trị CSVC, thiết bị và công nghệ trong dạy học, GD học sinh; Quản trị chất lượng GD ; Xây dựng văn hóa nhà trường; Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GD đạo đức, lối sống cho học sinh; Ứng dụng CNTT, truyền thông trong quản trị nhà trường
Hình thức bồi dưỡng kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến theo mô hình 5-3-7 hoặc 7-2-7 (5/7 ngày học tự trực tuyến, 3/2 ngày học trực tiếp/lớp học ảo, 7 ngày tự học, hoàn thành chương trình học tập) Cụ thể, tài liệu học tập sẽ được số hóa và đăng tải trên hệ thống học tập của Chương trình ETEP, học viên sẽ nghiên cứu tài liệu trước trong khoảng 5 hoặc 7 ngày, sau đó 3/2 ngày học tập trung trao đổi và tiếp thu những thông tin mới, chia sẻ kinh nghiệm Cuối khóa học, học viên hoàn thành chương trình được cấp chứng chỉ bồi dưỡng Với chương trình bồi dưỡng này
đã giúp hơn 4000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán được trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018
Các vấn đề về quản lý HĐBD cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu:
Về quy trình bồi dưỡng: Tác giả Trần Kiểm [72], Nguyễn Lộc [75] khẳng định tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bồi dưỡng trong quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng Các tác giả xác định các bước lập kế hoạch bao gồm: Xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, điều kiện, phương tiện Các tác giả cũng lưu ý việc xây dựng kế hoạch phải đặt trong bối cảnh, điều kiện thực tiễn của đất nước và địa phương, đơn vị
Trang 31Nhóm tác giả Thái Văn Thành - Nguyễn Văn Khoa trong bài viết “BD nâng
cao năng lực quản trị nh trường cho đ i ngũ hiệu trưởng trường PT” [94] đã đề
xuất quy trình BD nâng cao năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ hiệu trưởng trường PT gồm 6 bước: Bước 1) Xác định nhu cầu; Bước 2) Xây dựng mục tiêu; Bước 3) Lựa chọn nội dung; Bước 4) Xây dựng kế hoạch BD; Bước 5) Tổ chức thực hiện; Bước 6) Đánh giá kết quả BD
Về phát triển chương trình, nội dung BD: Tác giả Đặng Thị Thanh Huyền
nghiên cứu về “Xâ dựng t i liệu bồi dưỡng iệu trưởng trường phổ thông theo
chuẩn E-learning” [65] Đề tài đã khái quát khung lý thuyết của việc thiết kế
chương trình đào tạo và bài giảng theo chuẩn E-learning; Phân tích nhu cầu phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý trường phổ thông và biên soạn bài giảng chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore theo chuẩn E-learning và đã vận dụng khung lý thuyết và công cụ thiết kế bài giảng E-learning để phát triển chương trình và tài liệu học tập của chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng Việt – Sing
Trong bài viết: “Năng lực QL v định hướng các giải pháp nâng cao năng
lực QL cho CBQL trường học” [33], tác giả Nguyễn Mạnh Cường đề xuất các giải
pháp nâng cao năng lực QL cho CBQL nhà trường, trong đó chú trọng biện pháp liên quan đến ĐT, BD cho đội ngũ này thông qua nhiều hình thức: bồi dưỡng tại chỗ, c đi học tập BD, BD qua thực tế
Tác giả Trần Hữu Hoan cũng có nghiên cứu “Bối cảnh mới đòi hỏi hiệu
trưởng có năng lực mới” [56] Tác giả đưa ra các năng lực lãnh đạo và quản trị (cốt
lõi) của đội ngũ Hiệu trưởng trường PT hiện nay cần được BD đó là: (1) Năng lực quản trị chiến lược phát triển nhà trường; (2) Năng lực QL phát triển chương trình giáo dục nhà trường, chương trình môn học; (3) Năng lực quản trị hoạt động DH, GD; (4) Năng lực quản trị hoạt động KT, ĐG kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; (5) Năng lực quản trị chất lượng GD cơ sở giáo dục
Tác giả Ngô Thị Thùy Dương có đề tài NCKH cấp Bộ năm 2018 bàn về
“Nghiên cứu đổi mới chương trình BD phát triển năng lực quản trị cho CBQL giáo dục trường PT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD” [35] Nghiên cứu
này được thực hiện công phu, đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực quản trị nhà trường, phân tích thực trạng năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Trang 32Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Hải Dương, Nghệ An, Cần Thơ, Hòa Bình, Đăk Lăc, Kiên Giang, từ đó đề xuất khung chương trình bồi dưỡng năng lực quản trị nhà trường cho Hiệu trưởng trường phổ thông, gồm hai phần: Phần thứ nhất: Kiến thức, kỹ năng về lãnh đạo và quản lý trường phổ thông, gồm 5 module (Đường lối phát triển GD & ĐT Việt Nam; Lãnh đạo và quản lý; Quản lý Nhà nước về GD&ĐT; Quản trị nhà trường; Các kĩ năng hỗ trợ quản trị trường phổ thông) Phần thứ hai: Nghiên cứu thực tế và viết tiểu luận cuối khóa
Trong bài viết “Tổ chức bồi dưỡng cán b quản lý giáo dục trường phổ thông
theo tiếp cận năng lực trước êu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” [101], tác giả
Nguyễn Thành Vinh khẳng định, năng lực thực hiện của người cán bộ quản lý trường phổ thông được thể hiện qua việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng và thái
độ để thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lý nhà trường theo các tiêu chuẩn đặt ra trong chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông Khi bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực, cần xác địmh và thẩm định công khai các năng lực; Chương trình bồi dưỡng phải phù hợp với đối tượng người học; Cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá và thực hiện đánh giá theo kết quả công việc thực tiễn của mỗi cá nhân
Về biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng: Nhóm nghiên cứu Nguyễn Vũ
Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh và Nguyễn Quốc Trị trong đề tài cấp Bộ “Bồi dưỡng
đ i ngũ cán b quản lý các cơ sở GDPT ở trường Đại học Sư phạm Hà N i, thực trạng và giải pháp” [61] đã làm rõ thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ
CBQLGD, từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng các khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông như: Xây dựng chương trình bồi dưỡng phải trên cơ sở chuẩn Hiệu trưởng; Phải chú trọng vào năng lực thực hiện của người học
Tác giả Trần Hữu Hoan trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phát triển
năng lực QL cho Hiệu trưởng trường THPT VN đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện
na ” [54] đã nghiên cứu hệ thống lý luận về năng lực, năng lực QL cho Hiệu
trưởng các trường PT, từ đó đề xuất khung năng lực cho Hiệu trưởng các trường PT
ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Nghiên cứu này cũng được nhóm tác giả Trần
Hữu Hoan, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh làm rõ thêm tại bài viết “Xác định khung năng
lực của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục” [55]
Các tác giả Nguyễn Thị Hải Yến - Nguyễn Xuân Thức (2021) nghiên cứu về
“Tổ chức BD CBQL trường THCS th nh phố òa Bình theo tiếp cận năng lực” [105]
Trang 33Nghiên cứu xác định một số hạn chế, bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ CBQL trường THCS Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Nhóm tác giả đề xuất năm biện pháp
tổ chức BD CBQL trường THCS thành phố Hòa Bình theo tiếp cận năng lực gồm: Xác định nhu cầu; Xây dựng kế hoạch; tổ chức đội ngũ; chỉ đạo; KT - ĐG kết quả thực hiện
Đối với đánh giá kết quả BD, tác giả Trần Bá Hoành đề xuất cách đánh giá kết quả BD tập trung, theo đó, các CSGD cần cho học viên làm kiểm tra đầu vào để xác định năng lực, trình độ của người học Từ đó lựa chọn nội dung, xác định phương pháp bồi dưỡng phù hợp với năng lực của học viên Kết thúc khóa bồi dưỡng, cho học viên làm bài kiểm tra đánh giá kết quả đầu ra, trên cơ sở đó so sánh hiệu quả, chất lượng của quá tình bồi dưỡng [57]
Vấn đề QL HĐBD CBQL các trường phổ thông cũng được nhiều nghiên cứu sinh nghiên cứu:
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục “Nghiên cứu chức năng của hiệu trưởng
trường T PT VN thời kỳ đổi mới phục vụ công tác BD hiệu trưởng đáp ứng êu cầu xã h i” [49] của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh Tác giả nhấn mạnh việc xây
dựng mục tiêu bồi dưỡng phải gắn với xác định rõ mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà hiệu trưởng cần đạt (chuẩn đầu ra); Đổi mới chương trình bồi dưỡng, tích hợp chuẩn đầu ra vào nội dung các chuyên đề, sắp xếp cấu trúc theo module, đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo của chương trình; Đa dạng hoá hình thức tổ chức bồi dưỡng (theo cá nhân, theo nhóm, theo khoá học liên tục hoặc chia thành nhiều đợt, cung cấp tài liệu tự học, bồi dưỡng từ xa, qua mạng…) phù hợp nhu cầu và điều kiện của người học; S dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp người học đổi mới tư duy, biết hành động sáng tạo trong môi trường có nhiều thay đổi Cải tiến kiểm tra, đánh giá về khoá học và các điều kiện đảm bảo chất lượng bồi dưỡng Tăng cường theo dõi kết quả làm việc của hiệu trưởng sau bồi dưỡng và hoàn thiện hướng dẫn s dụng Chuẩn hiệu trưởng phục vụ bồi dưỡng
Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hiền “QL ĐBD Hiệu trưởng trường
Tiểu học trong bối cảnh đổi mới GD” [60] đã khái quát những vấn đề chung nhất
về QL HĐBD Hiệu trường trường Tiểu học Với tiếp cận chức năng quản lý, tác giả đã làm rõ những điểm mạnh, điểm hạn chế trong công tác bồi dưỡng đội ngũ này, từ đó đề xuất các biện pháp để cải thiện thực trạng
Trang 34Tác giả Đinh Thị Lan Duyên trong luận án “Quản lý bồi dưỡng năng lực
quản lý theo chuẩn cho hiệu trưởng các trường THCS th nh phố N i” [34] đã
xác định: Năng lực quản lý nhà trường của hiệu trưởng gồm: Năng lực hiểu biết về chính trị, kinh tế, xã hội; Năng lực lãnh đạo; Phẩm chất, tính cách; Ngoài ra, Hiệu trưởng phải gắn kết năng lực chuyên môn với năng lực quản lý để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao
Tác giả Ngô Xuân Đông với luận án “Quản lý ĐBD Hiệu trưởng trường
THCS theo tiếp cận năng lực” [39], đã khái quát hóa lý luận về QL HĐBD hiệu
trưởng trường THCS, phân tích, đánh giá thực trạng QL HĐBD hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực ở địa bàn thành phố HCM trong 3 năm học từ 2015-
2018, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả HĐBD đội ngũ này trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc với luận án Tiến sĩ “Quản lý ĐBD CBQL
các trường THPT vùng Đồng bằng sông ồng đáp ứng êu cầu đổi mới GD” [78]
đã xác định: QL bồi dưỡng CBQL trường THPT cần tập trung vào các nội dung như: xây dựng kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng; KT - ĐG kết quả
BD Quá trình này chịu tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan Luận án cũng
đã phân tích vấn đề đổi mới giáo dục hiện nay và những yêu cầu đang đặt ra đối với việc BD CBQL các trường THPT Từ đó, luận án đề xuất 6 biện pháp quản lý HĐBD
Tác giả Phan Thị Thúy Quyên với Luận án Tiến sĩ “Quản lý ĐBD Hiệu
trưởng trưởng T PT trên địa bàn thành phố HCM đáp ứng yêu cầu đổi mới GD”
[88] Với việc xác định chủ thể thực hiện công bồi dưỡng là Sở Giáo dục và Đào
tạo, tác giả làm rõ sự cần thiết của công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT hiện nay, những yêu cầu cần chú ý trong quá trình bồi dưỡng, sự phân cấp trong hoạt động bồi đưỡng Tác giả luận án đề xuất hệ thống các biện pháp QL HĐBD hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.3 Nhận xét chung về các công trình khoa học được tổng quan và những vấn
đề đặt ra tiếp tục giải quyết trong luận án
1.1.3.1 Nhận xét chung về các công trình khoa học được tổng quan
Qua nghiên cứu, tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, có thể rút ra những vấn đề sau:
- Một là: Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của HĐBD và quản lý HĐBD cán bộ QLGD
Trang 35nói chung và CBQL trường PT nói riêng Các nội dung nghiên cứu xoay quanh nhiều vấn đề như: Vai trò và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ quản lý trường phổ thông; Yêu cầu của phát triển chương trình bồi dưỡng; Chỉ đạo xây dựng, cập nhật chương trình bồi dưỡng, cung cấp cho cán
bộ quản lý những kiến thức, kĩ năng cần thiết để lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh nhiều thay đổi gắn với điều kiện cụ thể của địa phương; Đề xuất đổi mới các hình thức và phương pháp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông phù hợp
- Hai là: Các công trình nghiên cứu cũng đề cập đến việc bồi dưỡng theo hướng tiếp cận các tiêu chuẩn được quy định cụ thể trong nhiều văn bản, trong đó
có Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông Nhiều tác giả đã có những nghiên cứu, tìm hiểu về các tiêu chuẩn được quy định, phân tích khung năng lực của người hiệu trưởng theo chuẩn, đề xuất phát triển chương trình bồi dưỡng theo Chuẩn Hiệu trưởng Tuy nhiên, hầu hết, các công trình nghiên cứu thường tiếp cận dưới góc độ chủ thể quản lý là các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo ), chưa có công trình nào tiếp cận hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông dưới góc
độ chủ thể quản lý là các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản
lý giáo dục một cách có hệ thống
- Ba là: Những nội dung nghiên cứu, các biện pháp đề xuất của các tác giả
thường chỉ phù hợp với đối tượng nghiên cứu ở phạm vi hẹp cụ thể Việc áp dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu còn bị hạn chế
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy, định hướng nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông ở các cơ sở giáo dục tiếp cận dưới góc độ chủ thể quản lý là các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục là mới, không trùng lặp với những nghiên cứu đã triển khai trước đó Tác giả cần phải kế thừa có chọn lọc các kết quả, thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
1.1.3.2 Những vấn đề đặt ra cần tập trung nghiên cứu trong luận án
- Nghiên cứu những yêu cầu về nhiệm, vụ, quyền hạn, năng lực của người cán bộ quản lý trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục: Ngành giáo dục
và đào tạo đang bước đầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
Trang 362018 Theo đó, công tác quản lý nhà trường cần có những yêu cầu và cách quản lý mới Cần xem xét những yêu cầu này để triển khai có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông trong thực tiễn
- Xác định những yêu cầu cần thiết của HĐBD và quản lý HĐBD cán bộ quản
lý trường PT trong bối cảnh đổi mới GD để làm căn cứ triển khai hoạt động này
- Xây dựng khung lý luận về công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông ở các cơ sở giáo dục để làm cơ sở nghiên cứu thực trạng; Chỉ ra các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng
- Nghiên cứu các khâu, các mặt hoạt động trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng, xem xét các yếu tố có liên quan, đặc biệt là nhu cầu của người học để tổ chức hợp lý hoạt động bồi dưỡng
- Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng, đặc biệt là các yếu tố thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông, khoa học – công nghệ, bối cảnh xã hội đặt ra những yêu cầu mới về nội dung, phương thức bồi dưỡng
- Cần cung cấp những luận chứng thực tiễn về hoạt động bồi dưỡng và quản
lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông, thông qua khảo sát về tình hình, đánh giá thực trạng, những vấn đề khó khăn, hạn chế để có định hướng cải tiến, điều chỉnh
- Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐBD, quản lý HĐBD, luận án đề xuất các biện pháp quản lý HĐBD CBQL trường PT tại các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BD CBQLGD trong bối cảnh đổi mới GD đảm bảo tính cần thiết và khả thi
1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Có nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm quản lý:
F.W Taylor (1856-1915) tiếp cận QL dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật cho rằng:
“QL l ho n th nh công việc của mình thông qua người khác v biết được m t cách
chính xác họ đã ho n th nh công việc m t cách tốt nhất v rẻ nhất” [dẫn theo 50]
Theo tác giả Trần Kiểm: “QL l những tác đ ng của chủ thể QL trong việc
hu đ ng phát hu kết hợp sử dụng điều chỉnh điều phối các nguồn lực (nhân lực vật lực t i lực) trong v ngo i tổ chức (chủ ếu l n i lực) m t cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [71, tr.29]
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, QL là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người
Trang 37khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của
họ, giúp tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra [dẫn theo 68]
Mỗi cách tiếp cận tuy khác nhau về diễn đạt nhưng có những điểm chung là
đề cập đến mối quan hệ giữa những con người trong tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu nhất định Như vậy, QL là sự tác động hợp quy luật, có chủ đích, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
đã đề ra Kế thừa các quan điểm khác nhau về QL, trong phạm vi đề tài này, QL được hiểu là quá trình tác động có định hướng, có hướng đích của chủ thể QL đến các khâu, các mặt hoạt động của đối tượng QL trên cơ sở s dụng có hiệu quả nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong bối cảnh môi trường và điều kiện thay đổi
1.2.2 Hoạt động bồi dưỡng
BD là một thuật ngữ được s dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác
nhau Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “BD là làm cho giỏi hơn tốt hơn" [102, tr.87] Tác giả Nguyễn Minh Đường quan niệm: “BD l quá trình cập nhật kiến
thức v kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong m t cấp học bậc học v thường được xác nhận bằng m t chứng chỉ” [40]
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, BD là "Trang bị thêm kiến thức kĩ năng
nhằm mục đích nâng cao v ho n thiện năng lực hoạt đ ng trong các lĩnh vực cụ thể", ví dụ như BD kiến thức, BD lí luận, nghiệp vụ sư phạm [58]
Hay “ ĐBD l quá trình biến đổi v cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã
lạc hậu bổ túc thêm về nghiệp vụ đ o tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chu ên đề” [39, tr.29] “BD tác đ ng đến con người trong tổ chức
l m cho họ có thể l m việc tốt hơn cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng tiềm năng vốn có của họ phát hu hết năng lực l m việc của họ BD là quá trình làm tha đổi h nh vi người học m t cách có kế hoạch có hệ thống thông qua các sự kiện chương trình v hướng dẫn học tập cho phép cá nhân đạt được các trình đ kiến thức kỹ năng v năng lực để thực hiện công việc của họ có hiệu quả” [61, tr.69]
Thuật ngữ BD thường để chỉ những hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng trước những yêu cầu thực tiễn đặt ra do sự thiếu hụt hoặc thay đổi Đối tượng BD là những người đã có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nhất định Việc tham gia BD nhằm giúp đội ngũ này bổ sung thêm kiến thúc, năng lực của bản thân còn thiếu hoặc đã bị lạc hậu Sau các khoá BD, nếu đạt yêu cầu, người học
Trang 38được cấp chứng chỉ/chứng nhận ghi nhận kết quả BD là một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức BD giúp phát triển năng lực làm việc của đội ngũ công chức, viên chức và nâng cao khả năng thực hiện công việc của họ ở thời điểm hiện tại và tương lai của tổ chức
Như vậy, HĐBD là quá trình bổ sung, cập nhật kiến thức còn thiếu hoặc đã
lạc hậu, củng cố các kỹ năng nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người lao động
có cơ hội phát triển và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn - nghiệp vụ sẵn có để thực hiện công việc, nhiệm vụ có hiệu quả hơn [dẫn theo 35] Hoạt động này gắn liền với mục tiêu bổ sung sự thiếu hụt về tri thức, năng lực chuyên môn, cập nhật những nội dung, thông tin mới để hoàn thiện
hệ thống tri thức, năng lực, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, có thể khái quát: HĐBD là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực, giúp đội ngũ CBQL trường PT bắt kịp yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao
1.2.3 Cán bộ quản lý trường phổ thông
1.2.3.1 Cán b quản lý
Luật Cán bộ, công chức nêu ra định nghĩa về cán bộ: “CB là công dân VN,
được bầu cử phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của ĐCSVN, Nhà nước tổ chức CT-XH ở trung ương ở tỉnh th nh phố trực thu c trung ương ở hu ện thị xã th nh phố thu c tỉnh trong biên chế v hưởng lương từ ngân sách Nh nước” [84, khoản 1, điều 4]
Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc, “CBQL l những người l m công tác QL
ở các cơ quan đơn vị trên các lĩnh vực khác nhau l những người điều h nh quá trình thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức đó đạt được mục đích đã xác định” [78, tr.34]
Như vậy, CBQL được hiểu là những người đứng đầu của một cơ quan, một
tổ chức, được giao chức trách tổ chức, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức CBQL có những quyền và trách nhiệm gắn với chức vụ cụ thể trong cơ quan, tổ chức; được hưởng những quyền lợi nhất định (phụ cấp, chế độ học tập, đãi ngộ )
CBQL có vai trò là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức hoặc bộ phận chức năng trong tổ chức, chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thuộc phạm vi được phân công
Trang 39CBQL có những đặc điểm sau:
- Là những người có phẩm chất, năng lực tốt trong lĩnh vực chuyên môn và quản lý, được sự tín nhiệm của tập thể, cơ quan quản lý cấp trên tin tưởng CBQL phải có những tiêu chuẩn rõ ràng, bao gồm các tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn riêng theo đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực
- Được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm với một chức vụ có thời hạn cụ thể ở một cơ quan, tổ chức sau khi tiến hành các công việc theo quy trình đã được quy định
- CBQL giữ chức vụ cụ thể trong cơ quan, tổ chức; có các quyền, nhiệm vụ nhất định để quản lý, điều hành các hoạt động của cơ quan, tổ chức Quyền, nhiệm
vụ của cán bộ quản lý được quy định bằng các văn bản pháp quy
- CBQL được hưởng những quyền lợi riêng bằng các chế độ phụ cấp đặc thù, chế độ đãi ngộ khác để gắn bó trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
CBQL là những người tổ chức, dẫn dắt các hoạt động của cơ quan, tổ chức một cách toàn diện Sự phát triển nhanh hay chậm, hoặc sự trì trệ của cơ quan, tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào từng cá nhân và tập thể đội ngũ CBQL của cơ quan,
tổ chức đó
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả s dụng khái niệm CBQL như sau: CBQL là những người được cấp trên bổ nhiệm giữ chức vụ cụ thể với thời hạn nhất định để quản lí, điều hành các hoạt động của một cơ quan, tổ chức sau khi tiến hành các quy trình cần thiết
1.2.3.2 Cán b quản lý trường phổ thông
Theo Luật GD 2019, CBQLGD (trong đó có CBQL trường PT) giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, QL, điều hành các hoạt động GD; CBQLGD có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực QL và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật; Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD
Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc, “CBQL trường PT l những người có
chức vụ được giao chức trách lãnh đạo chỉ đạo điều h nh các hoạt đ ng để thực hiện nhiệm vụ GD D của nh trường đạt được mục đích đã xác định” [78, tr.35]
Hay, CBQL trường PT bao gồm tất cả những người tham gia vào hệ thống
QL và hình thành chức năng nhất định trong nhà trường; có phẩm chất đạo đức tốt,
có uy tín về công tác lãnh đạo, quản trị nhà trường; hiểu biết về tình hình GD trong
Trang 40bối cảnh mới; có năng lực tư vấn và hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc và trong HĐBD phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị nhà trường PT [dẫn theo 54]
Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT về việc “ ướng dẫn danh mục khung vị trí
việc l m v định mức số lượng người l m việc trong các CSGD PT công lập” quy
định nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, QL, điều hành trong các trường TH, trường THCS, trường THPT gồm 02 vị trí: Hiệu trưởng và Phó HT [9]
Thông tư số 28/2014/TT-BGDĐT, quy định về việc BD và cấp chứng chỉ
BD nghiệp vụ QLGD của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tại khoản 1, Điều 4, cụm từ “cán
bộ quản lý” được hiểu là “HT, P T các trường PT v trường MN” [8]
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm QL, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận; HT phải được ĐT, BD
về nghiệp vụ QL trường học và đạt chuẩn HT; Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của HT, thủ tục, quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng cơ sở GDPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định [83, điều 56] Nhiệm kỳ của HT là 05 năm Sau mỗi năm học, HT được viên chức, nhân viên trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định HT công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp [14], [15]
Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý, điều hành công việc do HT phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền; Phó HT phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật GD đối với từng cấp học; phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn HT cơ sở GDPT do Bộ trưởng Bộ GD - ĐT ban hành [14], [15]
Như vậy, CBQL trường PT (gồm HT, Phó HT) là những người có chức vụ, được giao chức trách lãnh đạo, điều hành các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ dạy học, GD của nhà trường đạt mục tiêu đã xác định Họ làm việc trên cơ sở chỉ đạo
GV, nhân viên và hợp tác với các nhà lãnh đạo, QL khác, các cấp QL chuyên môn của Ngành GD và chính quyền địa phương Họ là người đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước cơ quan QL cấp trên để cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách bằng các quyết định của mình, điều khiển các thành tố trong hệ thống sư phạm nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã được quy định
1.2.4 Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông
Bồi dưỡng CBQL trường PT “l quá trình l m tha đổi h nh vi người học
m t cách có kế hoạch có hệ thống thông qua các sự kiện chương trình v hướng